Tiểu luận học phần Bảo vệ môi trường

27 0 0
Tiểu luận học phần Bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp phát triển rừng ngập mặn tỉnh Bến Tre. Rừng ngập mặn là dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái quan trọng, đóng góp hiệu quả vào nền kinh tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường. RNM được ví như “lá phổi xanh” của Trái Đất, hấp thụ khí CO2 ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu như hiện nay. Hệ sinh thái RNM còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, có năng suất sinh học cao, nơi cung cấp thức ăn, nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động thực vật. Thảm thực vật ngập mặn có vai trò là “bức tường xanh”, hạn chế thiệt hại gió bão, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bến Tre là một tỉnh duyên hải thuộc vùng ĐBSCL, phía Đông tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển dài khoảng 65 km, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa phong phú, Bến Tre là nơi rất thuận lợi cho sự phát triển của RNM. RNM tỉnh Bến Tre có chiều rộng đai rừng trung bình từ 50 đến 2000 m và chủ yếu tập trung 3 huyện ven biển (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú). Hệ sinh thái RNM nơi đây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, nơi ươm nuôi nhiều loài hải sản có giá trị như nghêu, sò, ba khía, tôm…và gắn liền với sinh kế của người dân ven biển nhờ các dịch vụ hệ sinh thái RNM mang lại. Tuy nhiên, vùng RNM nơi đây có xu hướng suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Để góp phần khắc phục hiện tượng trên, việc xác định thực trạng về diện tích và chất lượng rừng cũng như thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ rừng làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp phát triển RNM theo hướng bền vững tại tỉnh Bến Tre là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển RNM tại tỉnh Bến Tre”. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là xác định hiện trạng RNM và đề xuất giải pháp phát triển RNM theo hướng bền vững nhằm phát huy vai trò, chức năng của RNM trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ và cải tạo môi trường sống tại tỉnh Bến Tre. Cụ thể: - Nắm được các đặc điểm chủ yếu (diện tích, phân bố, thành phần loài) thuộc RNM tại tỉnh Bến Tre. - Đánh giá các tác động ảnh hưởng đến tài nguyên RNM tại tỉnh Bến Tre. - Đề xuất giải pháp quản lí và phát triển bền vững tài nguyên RNM tại tỉnh Bến Tre. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu về tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển RNM, các thông tin liên quan đến đặc điểm hình thái, sinh thái, vật hậu học của một số loài cây… được thu thập từ phỏng vấn, sách, tạp chí. Phỏng vấn, thu thập thông tin từ người dân trong khu vực về thực trạng trong công tác quản lý, bảo vệ và nhu cầu phát triển RNM. 3.2. Phương pháp xử lí số liệu - Các số liệu thu thập được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết và xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel. - Các thông tin và số liệu thu thập từ việc phỏng vấn người dân địa phương được chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc giải thích kết quả nghiên cứu. 4. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các số liệu khoa học về RNM ở tỉnh Bến Tre, các giải pháp phục hồi và phát triển rừng có hiệu quả, góp phần làm phong phú thêm dẫn liệu khoa học RNM ở ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung. 5. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm 3 chương; Chương 1. Tổng quan về rừng ngập mặn Chương 2. Hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn tại tỉnh Bến Tre Chương 3. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tỉnh Bến Tre

Trang 1

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNVÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤTGIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂNRỪNG NGẬP MẶN TẠI TỈNH BẾN TRE

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bé Ngoan

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Địa LýGiảng viên phụ trách: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG SƠN

Huế, tháng 04 năm 2024

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đóng góp mới của đề tài 2

5 Cấu trúc của đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN 3

1.1 Khái niệm Rừng ngập mặn 3

1.2 Vai trò của Rừng ngập mặn 3

1.2.1.Vai trò đối với tự nhiên và môi trường 3

1.2.2 Vai trò của Rừng ngập mặn đối với con người 5

1.4.1.Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới 8

1.4.2.Phân bố Rừng ngập mặn tại Việt Nam 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI 10

TỈNH BẾN TRE 10

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre 10

2.1.1 Vị trí địa lý 10

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 10

2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội 12

2.2 Thực trạng Rừng ngập mặn ở tỉnh Bến Tre 13

2.2.1 Đa dạng sinh học Rừng ngập mặn ở tỉnh Bến Tre 13

2.2.2 Sự suy giảm diện tích Rừng ngập mặn 14

2.2.3 Nguyên nhân gây suy giảm RNM 16

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN TẠI TỈNH BẾN TRE 18

Trang 3

3.1.1 Ngăn chặn tình trạng phá rừng 18

3.1.2 Tổ chức lại lực lượng quản lý, bảo vệ rừng 18

3.1.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân 18

3.1.4 Củng cố và mở rộng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên 18

Trang 4

ĐBSCLĐồng bằng sông Cửu Long

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng ngập mặn là dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng ven biểnnhiệt đới và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái quan trọng, đónggóp hiệu quả vào nền kinh tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường RNM được ví

như “lá phổi xanh” của Trái Đất, hấp thụ khí CO2 ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu như hiện nay Hệ sinh thái RNM còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, có năng suất sinh học cao, nơi cung cấp thức ăn, nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động thực vật Thảm thực vật ngập mặn có vai trò là “bức tường xanh”, hạn chế thiệt hại gió bão, phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất bãi bồi, mở rộng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bến Tre là một tỉnh duyên hải thuộc vùng ĐBSCL, phía Đông tiếp giápBiển Đông với đường bờ biển dài khoảng 65 km, khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa phong phú,Bến Tre là nơi rất thuận lợi cho sự phát triển của RNM RNM tỉnh Bến Tre có

chiều rộng đai rừng trung bình từ 50 đến 2000 m và chủ yếu tập trung 3 huyện ven biển (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú) Hệ sinh thái RNM nơi đây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, nơi ươm nuôi nhiều loài hải sản có giá trị như nghêu, sò, ba khía, tôm…và gắn liền với sinh kế của người dân ven biển nhờ các dịch vụ hệ sinh thái RNM mang lại

Tuy nhiên, vùng RNM nơi đây có xu hướng suy giảm do tác động của tựnhiên và con người Để góp phần khắc phục hiện tượng trên, việc xác định thực

trạng về diện tích và chất lượng rừng cũng như thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ rừng làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp phát triển RNM theo hướng bền vững tại tỉnh Bến Tre là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá thực

trạng và đề xuất giải pháp phát triển RNM tại tỉnh Bến Tre”.2 Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là xác định hiện trạng RNM và đề xuất giải pháp phát triển RNM theo hướng bền vững nhằm phát huy vai trò, chức năng của RNM trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ và cải tạo môi trường sống tại tỉnh Bến Tre Cụ thể: - Nắm được các đặc điểm chủ yếu (diện tích, phân bố, thành phần loài) thuộc

RNM tại tỉnh Bến Tre.

- Đánh giá các tác động ảnh hưởng đến tài nguyên RNM tại tỉnh Bến Tre.

- Đề xuất giải pháp quản lí và phát triển bền vững tài nguyên RNM tại tỉnh Bến Tre.

Trang 6

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu về tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển RNM, các thông tin liên quan đến đặc điểm hình thái, sinh thái, vật hậu học của một số loài cây… được thu thập từ phỏng vấn, sách, tạp chí.

Phỏng vấn, thu thập thông tin từ người dân trong khu vực về thực trạng trong công tác quản lý, bảo vệ và nhu cầu phát triển RNM.

3.2 Phương pháp xử lí số liệu

- Các số liệu thu thập được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết và xử lý theo hình thức thống kê mô tả dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel - Các thông tin và số liệu thu thập từ việc phỏng vấn người dân địa phương được chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc giải thích kết quả nghiên cứu

4 Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các số liệu khoa học về RNM ở tỉnh Bến Tre, các giải pháp phục hồi và phát triển rừng có hiệu quả, góp phần làm phong phú thêm dẫn liệu khoa học RNM ở ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung.

5 Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 chương;

Chương 1 Tổng quan về rừng ngập mặn

Chương 2 Hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn tại tỉnh Bến Tre

Chương 3 Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tỉnh BếnTre

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN 1.1 Khái niệm Rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái đất ướt (Wetlands) đặc biệt của vùng nhiệt đới nói chung Đất ướt được hiểu là vùng đầm lầy, là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, thực vật ngập hoặc bán ngập với sự phong phú đa dạng của nó Ở hệ sinh thái RNM, ngoài những đặc trưng trên nó còn phân bố tự nhiên của một hệ thực vật rừng với các loài cây phổ biến như cây đước (Rhizophora), vẹt (Bruguiera), mắm (Avicennia), …

Rừng ngập mặn phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày RNM thường tạo thành thảm thực vật hẹp và bị phân mảnh nằm dọc theo các bờ kênh và độ rộng của các đai rừng này thường tăng lên theo hướng biển.

1.2 Vai trò của Rừng ngập mặn

1.2.1 Vai trò đối với tự nhiên và môi trường

1.2.1.1 Chống lại xói mòn, sạt lở

Theo những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trong các khu RNM, độ cao, tốc độ của sóng giảm trên 100m khoảng 20% chiều cao của cột sóng (Mazda và cộng sự, l997.) Một nghiên cứu khác rừng ngập mặn đã chứng minh rằng hình thức “seawalls "(bức tường), rất hiệu quả so với đê biển bê tông và các cấu trúc vững chắc cho bảo vệ xói mòn bờ biển (Harada et al, 2002)

Những những nhận định khác của nhóm khảo sát của Phan Nguyên Hồng, độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m RNM không chỉ đóng vai trò chắn sóng nhiễm mặn mà còn tạo ra hệ sinh thái đa dạng cho các loài cua cá, ong, khỉ, chim cùng chung sống Bên cạnh đó RNM đóng vai trò phòng hộ, cản sóng biển để tránh xói mòn đất liền và là lá phổi lọc khí cho đô thị lớn như TP HCM

Vì vậy, bảo vệ RNM chống lại quá trình xói mòn và sạt lở là ngăn cản quá trình bào mòn và thu hẹp diện tích đất rừng, duy trì mức độ đa dạng sinh học như hiện nay.

1.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Không những RNM có vai trò rất quan trọng đối với con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên Bản thân cây ngập mặn đã là một trong các dạng tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, song kéo theo nó là sự quần tụ của bao loài sinh vật khác, từ các loài động vật không kích thước nhỏ đến những loài động vật có xương sống kích thước lớn, từ những loài sống trong nước đến những sinh vật sống trên cạn Điều đó nói lên rằng, RNM không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp

Trang 8

dinh dưỡng, hổ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển đồng thời còn là nơi “ương ấp” những cơ thể non của các loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển

1.2.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học cho biển ven bờ

Hệ sinh thái RNM chứa đựng mức đa dạng sinh học rất cao, chẳng kém gì mức đa dạng của hệ sinh thái san hô trong đới biển ven bờ Dể dàng nhận biết rằng, nơi ở trong RNM phân hóa rất mạnh: trên không, mặt đất, trong nước với các dạng đáy cứng, đáy mềm, hang trong đất, những không gian chật hẹp trong bụi cây, bộ rễ, điều kiện sống nhất là độ muối lại biến động thường xuyên, phù hợp với hoạt động có nhịp điệu của dòng nước ngọt và của thủy triều

Sinh vật sống trong RNM không những có số lượng loài đông mà trong nội bộ mỗi loài có những biến dị phong phú để thích nghi với những nơi ở khác nhau, nguồn sống khác nhau và điều kiện sống biến đổi muôn màu Bởi vậy mà RNM là nơi lưu trữ nguồn gen giàu có và giá trị không chỉ cho các hệ sinh thái trên cạn mà cho cả vùng biển ven bờ Riêng các RNM ở Châu Á bước đầu đã thống kê được 1918 loài sinh vật, trong đó vi khuẩn, tảo 100 loài, thực vật 200 loài, động vật không xương sống ở nước 491 loài, côn trùng và nhện 500 loài, động vật có xương sống 520 loài Những nhóm động vật có nhiều loài được kể đến là tảo (65 loài), thực vật hai lá mầm (110 loài), giáp sát (229 loài), thân mềm (211 loài), chim (117 loài) và đông nhất là con trùng và nhện (500 loài) Ếch nhái, da gai kém đa dạng nhất, chúng chỉ có 1-2 loài (IUCN, 1983)

Ở nước ta, ngoài thảm thực vật ngập mặn được kiểm kê tương đối kỹ, còn các nhóm sinh vật khác ít được khảo sát có hệ thống Những số liệu nêu ra đây là kết quả của những nghiên cứu riêng lẻ ở những vùng khác nhau, song là những tài liêu tham khảo tốt, phản ánh mức độ đa dạng về loài của các nhóm sinh vật chính

1.2.1.4 Duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của sinhvật ngay trong RNM

Rừng ngập mặn không chỉ hình thành nên năng suất sơ cấp cao dưới dạng cây rừng mà hằng năm còn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và cửa sông ven biển kế cận Ngoài các chất thải bã, xác chết của các loài động vật, lượng rơi rụng của bản thân cây rừng được đánh giá vào khoảng 8 – 20 tấn/ha, trong đó 79,7% (Hồng và cộng sự,1988) Những sản phẩm này có thể sử dụng trực tiếp bởi một số ít các loài động vật, một phần nhỏ nằm dưới dạng chất hữu cơ hòa tan (DOM) cung cấp cho một số loài dinh dưỡng bằng con đường thẩm thấu Phần chủ yếu còn lại chuyển thành nguồn thức ăn phế liệu hay cặn vẩn(detrit) nuôi sống hàng loạt các loài động vật ăn mùn bã thực vật vốn rất đa dạng và phát triển phong phú trong RNM

Trang 9

1.2.1.5 Giữ lại trầm tích

Một trong những chức năng quan trọng của RNM là giữ lại các trầm tích, và do đó hoạt động trầm tích bị ngưng lại Trong nhiều trường hợp, đã có bằng chứng về tỷ lệ trầm tích hàng năm, dao động từ 1 đến 8 mm, trong RNM khu vực với sự mở rộng của đất (Bird & Barson, l977) không phải là nguyên nhân gây ra trầm tích ở các khu vực bảo vệ ven biển, (Woodroffe l992) có một cái nhìn khác nhau mà các khu RNM là rằng đẩy mạnh vai trò của quá trình lắng Trầm tích trong RNM có khả năng hấp thụ cao và gần như 100% của Fe, Zn, Cr, Pb, Cd trong tổng số hệ sinh thái Tuy nhiên, ở các vùng ven biển, các trầm tích chứa 90% Mn, Cu và được các loài ngập mặn hấp thụ trong đó có cây đước (Đước mangle) có chứa ít hơn 1% tổng số của các kim loại Các trầm tích RNM có khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng Điều này chứng tỏ hàm lượng nitơ và phốt pho được giữ lại trong đất nhờ hệ thống rễ, rễ cũng giúp đỡ trong việc tái chế nitơ, cacbon và lưu huỳnh và hạn chế dòng chảy của nước

1.2.1.6 Nơi cư trú cho các loài động vật

Hệ sinh thái RNM có vai trò quan trọng, nó cung cấp như là vườn ươm, nuôi, sinh sản cho nhiều loài cá Gần 80% sản lượng đánh bắt cá được trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào RNM và hệ sinh thái ven biển khác trên toàn thế giới (Kjerfve & Macintosh, 1997) Bên cạnh các loài cá, RNM hỗ trợ một loạt các động vật hoang dã như con hổ Bengal,cá sấu, hươu, nai, heo, rắn, mèo, cá, côn trùng và chim Qúa trình phân hủy các chất hữu cơ cùng với sinh khối vi sinh vật được biết đến qua loài 2 mảnh vỏ Đây là một sản phẩm quan trọng được sản xuất trong hệ sinh thái RNM, nó rất giàu protein và như là một chất dinh dưỡng thực phẩm cho một loạt các sinh vật

Vì vậy, RNM có vai trò duy trì chuỗi thực phẩm vi sinh và tái chế các chất dinh dưỡng trong trở thành một nguồn rất quan trọng cho việc duy trì hàm lượng các-bon nơi cửa sông

1.2.2 Vai trò của Rừng ngập mặn đối với con người

1.2.2.1 Sản phẩm lâm nghiệp

Công dụng của các loài thực vật rất đa dạng Tỷ lệ các loài được sử dụng so với tổng số loài rất lớn Đã từ lâu các loài thực vật này cung cấp cho các vùng ven biển những nhu cầu cấp thiết hàng ngày như gỗ xây nhà, lá lợp nhà, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc… RNM mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau Gỗ RNM thường cứng và chống thấm, chống mối mọt là một trong những loại gỗ tốt nhất để làm nhà hoặc làm than sưởi, ngoài ra RNM còn cung cấp hơn 30 loài cây gỗ, than củi, 21 loài cây làm dược liệu chữa bệnh cho người, 21 loài hoa nuôi Ong mật, 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ, 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất, 1 loài cây nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn RNM đã được chứng minh sẽ là một nguồn thực phẩm và nguyên liệu quan trọng cho người dân sống ven biển, Cua, con

Trang 10

trai, con hàu, cá… và nguồn thức ăn thường xuyên được tuyển chọn tại đây, thậm chí quả của một số loại cây trong hệ thống rừng này đôi khi cũng trở thành một món ăn hấp dẫn Nhắc đến vai trò RNM một sản phẩm không thể không nhắc đến là tanin, so với các loài thực vật khác, lượng tanin của vỏ cây ngập mặn khá cao và chất lượng tốt Tỷ lệ tanin ở các loài biến động từ 4,6 - 19 35,5% Tanin được dùng trong công nghệ thuộc da, nhộm vải sợi, nhuộm lưới đánh cá, làm keo dán

Với vai trò như trên của RNM thì chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa việc khai thác và mở rộng để RNM ngày càng phát huy được giá trị của nó

1.2.1.2 Cung cấp lương thực và thực phẩm

RNM có giá trị là nơi cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm như tôm, cua, ốc và các sản phẩm từ thực vật, Đại bộ phận những người dân thường sống tập trung ở các khu ven RNM nên đời sống của họ thường phụ thuộc rất nhiều và RNM Vì vậy RNM đóng vai trò rất to lớn đối với con người Theo nghiên cứu (Phan Nguyên Hồng, 1999) trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể làm thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp

1.2.1.3 Du lịch

Du lịch là một trong những nghành kinh tế đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và mang lại giá trị kinh tế cho con người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay du lịch sinh thái được chú trọng và được các cấp, các nghành quan tâm vì nó vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa bảo vệ sự đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng Trong những năm gần đây RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá, khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, thêm vào đó nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên một cách đáng kể RNM thực sự đã trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng và đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

1.3 Các nhân tố tác động đến RNM1.3.1 Nhiệt độ không khí:

Dựa trên sự phân bố về loài thì RNM thuộc nhóm nhiệt đới và cận xích đạo số loài nằm sâu xuống phía nam hoặc lên phía bắc của vùng cận ôn đới Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, số lượng loài cũng như ảnh hưởng đến sự phân bố của RNM Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam ít hơn và có kích thước cây bé hơn ở miền Nam vì chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp trong mùa đông và nhiệt độ cao vào mùa hè (30 – 340C ) Các loài cây ngập mặn phong phú nhất và kích thước lớn nhất ở các vùng xích đạo và nhiệt đới ẩm, cận xích đạo là những nơi có nhiệt độ không khí cao và biên độ hẹp, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý ở cây ngập

Trang 11

mặn là 25 – 280C nếu nhiệt độ có sự thay đổi trong môi trường cao quá hoặc thấp quá cũng gây bất lợi cho quá trình phát triển của RNM

Từ những đánh giá trên ta có thể nhận thấy rằng nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phân bố của RNM vì vậy ở những khu vực nào biên độ nhiệt dao động hẹp sẽ là điều kiện để RNM có điều kiện sinh trưởng và phát triển

1.3.2 Lượng mưa:

Ở ven biển Nam Bộ, trong nhiệt độ bình quân năm ở Cà Mau và Vũng Tàu chênh lệch nhau rất ít (chỉ 0,7 0C), nhưng lượng mưa ở Cà Mau (2.360 mm/năm) lớn hơn nhiều so với Vũng Tàu (1.375 mm/năm) nên RNM ở Cà Mau phong phú hơn và kích thước cây cũng lớn hơn Tuy nhiên, cây ngập có mặt ở vùng khí hậu ẩm uớt cũng như ở vùng khô hạn nhưng sự phân bố tối ưu của các loài cây ở vùng xích đạo ẩm như Trung Mỹ, Malaysia, các quần đảo Indonesia Ở bán cầu bắc cây ngập mặn phát triển tốt ở những vùng mà lượng mưa hằng năm từ 1800 – 3.000mm còn ở vùng nhiệt đới, RNM phát triển ở nơi có mưa nhiều ở các nước như là Thái Lan, Australia và Việt Nam, RNM phát triển mạnh ở những nơi có lượng mưa trong năm cao (1800 – 2500mm), vùng ít mưa, số lượng loài và kích thước của cây giảm

1.3.3 Chế độ gió:

Gió mạnh có tác dụng làm xáo trộn độ mặn mặt nước trên sông, khiến cho quy luật phân bố theo chiều sâu bị biến đổi, ảnh đến sự phân bố các loài cây

Ví dụ như: ở Bến Tre, các cây chịu mặn phân bố sâu vào các bãi lầy phía trong kênh rạch, đẩy các loài nước lợ ra phía cửa sông hoặc sâu trong nội địa Gió làm tăng cường độ thoát hơi nuớc, giúp cho việc phát tán hạt và cây giống, làm thay đổi lực dòng triều và dòng chảy ven bờ, vận chuyển phù sa, trầm tích tạo nên các bãi bồi mới cho cây ngập mặn phát triển Gió làm tăng lượng mưa ở RNM, thuận lợi cho RNM phân bố rộng, có nhiều loài, đặc biệt các loài bì sinh Gió mùa đông bắc về mùa đông đêm theo không khí lạnh từ phía Bắc xuống Miền Nam Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phân bố của thực vật nhiệt đới nói chung và RNM nói riêng

1.3.4 Ánh sáng:

Ánh sáng ảnh hưởng đến sự quang hợp và các quá trình sinh lý khác của cây như hô hấp, thoát hơi nước… Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển từ 3.000 – 3.800 kcal/m2 / ngày Ở miền nam Việt Nam cây ngập mặn sinh trưởng tốt vì có cường độ ánh sáng từ 3.000 – 3.800mm Kcal/ m2 / ngày Tuy nhiên về mùa khô, ánh sáng mạnh là nhân tố hạn chế sự sinh trưởng của cây ngập mặn vì làm tăng nhiệt độ không khí, đất, nước, nước bốc hơi nhiều khi triều xuống khiến cho đất và cây vốn thiếu nước ngọt lại còn thiếu thêm

Trang 12

1.4 Phân bố Rừng ngập mặn

1.4.1 Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới

RNM phân bố rộng rãi ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng trên thực tế, chúng rất hiếm ở quy mô toàn cầu, chỉ chiếm chưa đến 1% tổng diện tích rừng nhiệt đới trên toàn thế giới

Hình 1.1 Bản đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới 2020 (Nguồn: FAO)

Theo đánh giá gần đây, diện tích RNM toàn cầu vào năm 2020 là 14,8 triệu ha (FAO, 2023) Diện tích RNM rộng lớn nhất được tìm thấy ở Nam và Đông Nam Á, tiếp theo là Nam Mỹ, Tây và Trung Phi, Bắc và Trung Mỹ và Châu Đại Dương Năm quốc gia (Indonesia, Brazil, Nigeria, Mexico và Australia) chiếm 47% tổng diện tích RNM toàn cầu và 63% tổng diện tích RNM chỉ nằm ở 10 quốc gia ( FAO, 2020 ).

Bất chấp tầm quan trọng đối với hệ sinh thái do RNM cung cấp (ví dụ: Gỗ, lâm sản ngoài gỗ, hấp thụ carbon, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai ven biển, v.v.), RNM vẫn tiếp tục bị mất và bị chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác, bao gồm nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, đô thị phát triển và cơ sở hạ tầng Sự thu hẹp tự nhiên, ít nhất một phần là hậu quả có thể xảy ra do tác động của biến đổi khí hậu, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mất RNM.

Từ năm 2000 đến năm 2020, 677 nghìn ha RNM đã bị mất, tốc độ mất RNM đã chậm lại trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây do nhận thức rõ hơn về nhiều lợi ích của RNM và do ngày càng có nhiều diện tích RNM được bảo vệ Tuy nhiên, RNM

tiếp tục bị đe dọa và mất đi ở mức báo động ở một số địa điểm (Hình 1.1).

1.4.2 Phân bố Rừng ngập mặn tại Việt Nam

Theo Phan Nguyên Hồng, dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả viễn thám đã chia RNM ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2008, được tổng hợp tại Bảng 1.1, vùng ven biển nước ta chia làm 5 vùng

Trang 13

Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển RNM là 323.712 ha, trong đó có diện tích đất chưa có rừng là 113.972 ha, diện tích đất có rừng là 209.741 ha (152.131 ha là rừng trồng và 57.610 ha là rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng như sau:

 Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ gồm 5 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình là 88.340 ha, trong đó diện tích có rừng 37.651 ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh chiếm 18% diện tích.

 Vùng ven biển Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 7.238 ha, trong đó diện tích có rừng 1.885 ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa chiếm 1% diện tích.

 Vùng ven biển Nam Trung Bộ gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa): 743 ha, trong đó diện tích có rừng không đáng kể.

 Vùng ven biển Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh là 61.110 ha, trong đó diện tích có rừng là 1.666 ha, phân bố chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19,8%.

 Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long gồm 8 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau là 166.282 ha, trong đó diện tích có rừng 128.537 ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang

Ngày đăng: 22/04/2024, 21:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan