kiến thức thái độ thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ công an tỉnh thái bình năm 2023

130 1 0
kiến thức thái độ thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ công an tỉnh thái bình năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình...734.2.1.. Một số yếu tố liên quan với kiến thức về phòng và

Trang 1

Nội dung Trang

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về ung thư vú 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Tình hình ung thư vú trên thế giới và tại Việt Nam 4

1.1.3 Các yếu tố nguy cơ ung thư vú 5

1.1.4 Chẩn đoán ung thư vú 9

1.1.5 Các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư vú và vai trò của người điều dưỡng 11

1.1.6 Các biện pháp phòng và phát hiện sớm ung thư vú 13

1.2 Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về phòng và phát hiện sớm ung thư vú 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Trên thế giới 15

1.2.3 Tại Việt Nam 17

1.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về phòng và phát hiện sớm ung thư vú 18

1.4 Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu 20

1.5 Một số thông tin về đội ngũ nữ Công an tỉnh Thái Bình 22

Trang 2

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 24

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 24

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24

2.3 Thiết kế nghiên cứu 24

2.4 Cỡ mẫu 24

2.5 Phương pháp chọn mẫu 25

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.7 Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu 26

2.7.1 Xây dựng bộ công cụ trong nghiên cứu 26

2.7.2 Nội dung bộ công cụ 27

2.8 Các biến số nghiên cứu 29

2.9 Phương pháp phân tích số liệu 37

2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình năm 2023 39

3.1.1 Đặc điểm chung 39

3.1.2 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú 42

3.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình 52

Chương 4: BÀN LUẬN 61

4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình năm 2023 61

4.1.1 Đặc điểm về tuổi 61

4.1.2 Đặc điểm về tình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, cấp bậc hàm, kinh tế gia đình, nơi ở 62

4.1.3 Đặc điểm tiền sử cá nhân và gia đình mắc ung thư 62

Trang 3

4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình 73

4.2.1 Một số yếu tố liên quan với kiến thức về phòng và phát hiện sớm ung

Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU

Phụ lục 2: CÁCH TÍNH ĐIỂM CHO KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ

Phụ lục 3: CÁC QUY TRÌNH SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ

Phụ lục 4: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU

Trang 4

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở nữ giới Việc tầm soát và phát hiện bệnh ung thư vú càng sớm sẽ giúp điều trị bệnh càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng thấp.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành

về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang được tiến hành trên 303 nữ Công an tỉnh Thái Bình về kiến thức, thái độ, thực hành phòng phát hiện sớm ung thư vú sử dụng bộ câu hỏi tự điền từ 4/2023 đến tháng 10/2023.

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đạt kiến thức chung về ung thư vú là

58,7%, không đạt là 41,3% thái độ tích cực đối với ung thư vú là 87,5% và còn 12,5% có thái độ chưa tích cực Trong số người tham gia, có 65,3% báo cáo có thực hành tự khám vú, trong đó 61,6% thực hành đạt tự khám vú và 38,4% là không đạt Trình độ chuyên môn, mức kinh tế gia đình, việc tiếp cận với thông tin về ung thư vú, tiền sử gia đình bị ung thư vú là các yếu tố liên quan đến kiến thức chung về ung thư vú với p < 0,05 Các yếu tố như được hướng dẫn tự khám vú, tiếp cận thông tin, tiền sử gia đình mắc ung thư vú và kiến thức chung về ung thư vú là các yếu tố liên quan đến thực hành tự khám vú với p < 0,05.

Kết luận: Phụ nữ công an có kiến thức, thái độ và thực hành về phòng

và phát hiện ung thư vú ở mức trung bình Nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng cần phát triển chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe tập trung cải thiện kiến thức còn thiếu hụt, trong đó tập trung trọng tâm các đối tượng có trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, tiền sử gia đình bị UTV, chưa được tiếp cận thông tin về UTV và chưa từng được hướng dẫn TKV.

Từ khóa: Ung thư vú, kiến thức, thái độ, thực hành, tự khám vú.

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo đã hết lòng, nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu tại Trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tiến sỹ Mai Thị Lan Anh người cô tâm huyết đã tận tình, động viên, khích lệ, dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo phòng Hậu cần, Ban chấp hành hội phụ nữ Công an tỉnh và tập thể cán bộ hội viên hội phụ nữ Công an tỉnh Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu cho luận văn của mình.

Tôi xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp tại Bệnh xá Công an tỉnh Thái Bình nơi tôi công tác, cùng tập thể lớp Cao học Điều dưỡng khóa 8 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình tôi - những người đã luôn ở bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻ những khó khăn, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Nam Định, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

ễ ị ương - Học viên lớp cao học khóa 8, Trường

1 Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giả

2 Công trình nghiên cứu này của tôi không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác được công bố.

3 Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi nghiên

Trang 7

: Breast Imaging Reporting and Data System (Hệ thống phân loại kết quả chụp nhũ ảnh) : Body mask index

(Chỉ số khối cơ thể) : Breast cancer gene

(Gen ung thư vú)

: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe : United Arab Emirates

(Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) : Ung thư vú

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu 22

Bảng 2.1: Danh mục các biến số nghiên cứu 29

Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 39

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nơi ở của đố i tượng nghiên cứu 39

Bảng 3.2: Đặc điểm tình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn và số năm công tác, cấp bậc hàm của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.3: Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.4: Đặc điểm tiếp cận thông tin về UTV 42

Bảng 3.5: Kiến thức về đặc điểm bệnh UTV 42

Bảng 3.6: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguy cơ UTV 43

Bảng 3.7: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dự phòng và phát hiện sớm UTV 44

Bảng 3.8: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về biện pháp phát hiện sớm UTV 45

Biểu đồ 3.2: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về UTV 46

Bảng 3.9: Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh UTV 46

Biểu đồ 3.3: Thái độ chung của đối tượng nghiên cứu về UTV 47

Bảng 3.10: Đặc điểm thông tin về TKV và hướng dẫn TKV 48

Bảng 3.11: Đặc điểm khám sàng lọc UTV 49

Bảng 3.12: Thực hành TKV của đối tượng nghiên cứu 50

Biểu đồ 3.4: Báo cáo thực hành TKV của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.13: Liên quan giữa kiến thức chung về UTV và yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 52

Bảng 3.14: Liên quan giữa kiến thức chung về UTV và tiếp cận thông tin về UTV của đối tượng nghiên cứu 54

Trang 9

Bảng 3.15: Liên quan giữa thái độ chung về UTV và yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 54

Bảng 3.16: Liên quan giữa thái độ chung về UTV và đặc điểm tiếp cận thông tin

về UTV và kiến thức chung về UTV của đối tượng nghiên cứu 56 Bảng 3.17: Liên quan giữa thực hành TKV và yếu tố nhân khẩu học của đối

tượng nghiên cứu 57 Bảng 3.18: Liên quan giữa thực hành TKV và tiếp cận các vấn đề về tự khám

vú của đối tượng nghiên cứu 59 Bảng 3.19: Liên quan giữa thực hành TKV và kiến thức và thái độ chung về

UTV của đối tượng nghiên cứu 60

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nơi ở của đố i tượng nghiên cứu 39

Biểu đồ 3.2: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về UTV 46

Biểu đồ 3.3: Thái độ chung của đối tượng nghiên cứu về UTV 47

Biểu đồ 3.4: Báo cáo thực hành TKV của đối tượng nghiên cứu 51

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu 22

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư hay gặp và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ [38] Theo GLOBOCAN năm 2020 cho thấy ung thư vú đã vượt qua ung thư phổi trở thành ung thư được chẩn đoán mắc mới phổ biến nhất ở nữ với ước tính có khoảng 2,3 triệu ca Vì vậy, phòng chống ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng luôn được xem là một trong vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu [27],[51].

Tại Việt Nam, ung thư vú có xu hướng gia tăng theo thời gian, năm 2020 ung thư vú đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới với 21.555 trường hợp mắc mới và 9.345 trường hợp tử vong vì căn bệnh này [63] Để cải thiện cuộc sống của người bệnh ung thư vú, cần được phát hiện ở giai đoạn sớm Việc phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm cho kết quả điều trị tốt, bệnh không những có thể điều trị khỏi mà còn có thể điều trị phẫu thuật bảo tồn tuyến vú cho người phụ nữ Theo thống kê của bệnh viện K ước tính khoảng trên 70% người bệnh ung thư đi khám, phát hiện, điều trị ở giai đoạn muộn, nếu phát hiện ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ điều trị thành công 95%, giai đoạn 2 khoảng 70-75%, giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi đạt 65% nhưng đến giai đoạn 4 thì chỉ đạt được 5% tỷ lệ thành công [1].

Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú của phụ nữ liên quan mật thiết với việc phòng chống ung thư vú Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 371 phụ nữ Lebanon cho thấy gần ba phần tư có niềm tin và thái độ tích cực đối với bệnh ung thư vú, và gần một nửa có kiến thức tổng thể tốt về căn bệnh này, tuy nhiên, kết quả thực hành phòng chống ung thư vú của những người bệnh này không tốt Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây cho thấy kiến thức tốt hơn về ung thư vú và thái độ tích cực hơn đối với căn bệnh này có tương quan với việc sàng lọc tốt hơn từ đó giúp phát hiện bệnh sớm và

Trang 12

tăng tỷ lệ sống sót [34] Ở Việt Nam, tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú của phụ nữ còn th ấp, theo một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ có kiến thức đúng từ 50-67,9%, thái độ đúng 62,7%, có đi khám vú lâm sàng từ 14,3-17% và tự khám vú từ 13,8-15,2% [6],[61],[62] Đây là nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện sớm ung thư vú thấp, và là lý do chính khiến tỷ lệ chữa khỏi ung thư thấp Bên cạnh đó các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, sống ở thành thị, kinh tế gia đình khá giả, đã tiếp cận thông tin về ung thư vú, tiếp cận thông tin về tự khám vú, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú thì có kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, phát hiện sớm ung thư vú cao hơn hẳn nhóm còn lại [6],[7],[15], [17],[61] Ngoài ra, đặc điểm như phụ nữ tuổi càng cao, thâm niên công tác lâu (đối tượng là nhân viên y tế), phụ nữ đã kết hôn thì quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân và có kiến thức, thái độ và thực hành phòng, phát hiện sớm ung thư vú cao hơn [15],[32],[49].

Việc quan tâm đến sức khỏe của nữ Công an nói chung và nữ Công an Thái Bình nói riêng là một việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa nhân văn to lớn, động viên cán bộ chiến sĩ nữ Công an hăng say công tác Qua theo dõi sức khỏe cho nữ Công an Thái Bình trong những năm gần đây có 03 nữ Công an bị ung thư vú mà đều phát hiện được do đi khám sức khỏe định kỳ Vì vậy, để góp phần nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho nữ Công an Thái Bình, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý y tế trong việc xây dựng các chiến lược phòng chống ung thư vú một cách hiệu quả, chúng tôi thực hiện nghiên

cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ungthư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình năm 2023”.

Trang 13

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình năm 2023.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ Công an tỉnh Thái Bình.

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về ung thư vú

1.1.1 Khái niệm

Ung thư vú (UTV) là loại ung thư bắt đầu từ vú, có thể ở bất kỳ vị trí nào trong tuyến vú, ung thư bắt đầu khi các tế bào bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, khối u có thể xâm lấn di căn đến các vị trí khác trong cơ thể, thường gặp ở xương, gan, phổi và não [8],[11],[13].

UTV có thể bắt đầu từ các bộ phận khác nhau của vú: từ các thùy tuyến, ống dẫn, núm vú, mô đệm, các mạch máu, bạch huyết Phổ biến là ung thư thùy tuyến và ung thư ống dẫn sữa [8],[11],[13].

1.1.2 Tình hình ung thư vú trên thế giới và tại Việt Nam

UTV là loại ung thư phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong chính ở phụ nữ trên toàn thế giới Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động Ung thư vú đã vượt ung thư phổi trở thành loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thứ năm trên thế giới, với ước tính 2,3 triệu ca mắc và 685.000 ca tử vong vào năm 2020 [60], và các ca bệnh dự kiến sẽ đạt 4,4 triệu vào năm 2070 [56].

Ở nữ giới, tỷ lệ mắc UTV vượt xa so với các bệnh ung thư khác ở cả các nước phát triển và đang phát triển UTV chiếm khoảng 24,5% tổng số ca ung thư và 15,5% ca tử vong do ung thư, đứng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong ở phần lớn các quốc gia trên thế giới [60] Tỷ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi của UTV trên phạm vi toàn thế giới là 46,3/100.000 dân Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ suất này giữa các vùng địa dư trên thế giới Tỷ suất mới mắc UTV cao nhất ở châu Úc (86,7/100.000 dân), tiếp theo là Nam Mỹ và

Trang 15

châu Âu (84,8/100.000 dân và 74,4/100.000 dân) và thấp nhất là ở châu Phi và châu Á (37,9/100.000 dân và 34,4/100.000 dân) Châu Á có tỷ suất mắc mới chuẩn theo tuổi thấp nhất nhưng số ca mắc mới cao nhất (911.014 ca); châu Phi có số ca mắc mới cao thứ tư (168.690 ca) Tỷ lệ mắc UTV cao nhất

ở Úc/New Zealand với tỷ lệ mắc theo tuổi là 94,2/100.000 dân, theo sau là Bắc Âu (Vương quốc Anh, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch) với tỷ lệ 90,1/100.000 dân, Tây Âu (Bỉ, Hà Lan và Pháp) là 92,6/100.000, Nam Âu (Ý) và Bắc Mỹ 84,8/100.000 Về tỷ lệ tử vong, tỷ lệ UTV cho thấy ít thay đổi hơn, với tỷ lệ tử vong cao nhất được ước tính ở Melanesia, quần đảo Fiji có tỷ lệ tử vong cao nhất trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong theo tuổi là 25,5/100.000 dân [60].

Tại Việt Nam, ung thư vú có xu hướng gia tăng theo thời gian Theo thống kê 2020, tổng số ca mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2014-2016 là 3.502 ca Trong đó nhóm tuổi mắc cao nhất là 50-59 tuổi, chiếm tỉ lệ 30,1% Tỉ suất mắc thô chung đặc trưng theo tuổi là 31,0/100.000 nữ Tỉ suất mắc mới chuẩn theo tuổi là 29,4/100.000 nữ [10] Theo GLOBOCAN vào năm tại Việt Nam 2020 UTV chiếm 25,8% và đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới với 21.555 trường hợp mắc mới và 9.345 trường hợp tử vong [63].

1.1.3 Các yếu tố nguy cơ ung thư vú

Mặc dù nguyên nhân gây bệnh của UTV còn chưa xác định rõ ràng nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ UTV đã được xác định bao gồm: các yếu tố về gia đình, di truyền, yếu tố nội tiết, tiền sử sản phụ khoa, yếu tố nhân khẩu học: tuổi, giới, chủng tộc; yếu tố liên quan đến lối sống: uống rượu, thừa cân hoặc béo phì, hoạt động thể chất, sử dụng hormone, tiếp xúc với hóa chất và ảnh hưởng của phóng xạ lên vùng ngực.

* Yếu tố gia đình:

Đây là yếu tố nguy cơ gây UTV cao nhất Một phụ nữ có một người

Trang 16

thân như mẹ, chị, em gái hoặc con gái đã bị UTV thì nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 lần so với các phụ nữ khác Có 2 người thân thì tăng nguy cơ mắc bệnh khoảng 3 lần Nếu người trong gia đình mắc UTV khi ở tuổi trẻ thì nguy cơ cao hơn, có cha hoặc anh trai từng bị UTV cũng có nguy cơ mắc UTV cao hơn Nhìn chung, khoảng 15% phụ nữ bị UTV có thành viên trong gia đình mắc bệnh này Nguy cơ tăng lên theo các mức độ gần theo phả hệ của thành viên [59] Điển hình, nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, nguy cơ UTV tăng đáng kể (xu hướng p < 0,0001) với phụ nữ có yếu tố gia đình cao hơn Có khoảng rủi ro gấp 3,5 lần (95% CI: 2,56-4,79) giữa nhóm có yếu tố gia đình thấp nhất và cao nhất, trong khi những phụ nữ có từ hai người thân trở lên bị UTV, yếu tố nguy cơ gia đình thông thường mạnh nhất, với OR = 2,5 (95% CI: 1,83– 3,47) [26].

* Yếu tố di truyền, đột biến gen:

Sự biến đổi hay đột biến một số gen có thể làm tế bào chuyển thành ác tính Người ta tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen ức chế tạo u là BRCA-1 và BRCA-2 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và 13 với UTV, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác BRCA -1 nằm trên nhiễm sắc thể 17, là gen ức chế tạo u, có vai trò trong sửa chữa ADN Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 80 đến 90% gặp đột biến gen BRCA-1 gặp ở những gia đình có UTV, ung thư buồng trứng, trong đó 40% gặp ở gia đình có UTV BRCA1 chỉ ra nguy cơ 85% UTV Đột biến gen BRAC1 chiếm khoảng 71% trong số các đột biến gen và nguy cơ UTV trong số này khoảng 62% Đột biến gen BRAC1 chiếm 8% UTV trước tuổi 30, 5% sau tuổi 30 và 1% sau tuổi 50 BRCA-2 là một gen lớn nằm trên nhiễm sắc thể số 13 BRCA-2 chiếm khoảng 35 đến 40% UTV mang tính di truyền và đã tìm thấy trong những gia đình bị UTV gặp cả ở nam và nữ Ngoài ra, có một số gen khác như đột biến gen p53 cũng làm tăng nguy cơ UTV Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy các đa hình

Trang 17

di truyền gen cũng là những yếu tố nguy cơ dự báo UTV ở phụ nữ như MDM4 rs 1380567 C>G, miR-100, miR-124-1, miR-218-2, miR-301b, miR-605, and miR-4293, hsa-mir-603 rs11014002 [28],[37].

* Tiền sử sản phụ khoa:

Sự thay đổi về nội tiết liên quan đến các giai đoạn thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ bao gồm tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh có liên quan đến tỷ lệ mắc UTV Trẻ gái dậy thì bắt đầu sớm trước 13 tuổi và mãn kinh muộn sau 55 tuổi có nguy cơ UTV cao hơn Sự gia tăng nguy cơ có thể do thời gian tiếp xúc lâu hơn với các hormone estrogen và progesterone của buồng trứng Phụ nữ dậy thì ở độ tuổi trước 13 có nguy cơ mắc UTV gấp 1,6 lần so với những trẻ gái dậy thì sau 13 tuổi [21] Trẻ gái dậy thì sau 15 tuổi nguy cơ UTV có thụ thể nội tiết dương tính thấp hơn so với trẻ gái dậy thì trước 13 tuổi Trẻ gái dậy thì sau 15 tuổi cũng giảm được 16% nguy cơ UTV có thụ thể nội tiết âm tính Một nghiên cứu cho thấy cứ cứ mỗi năm dậy thì sớm thì nguy cơ mắc UTV tăng gấp 1,05 lần [59].

Tuy nhiên, mãn kinh muộn cũng là yếu tố nguy cơ gây UTV Nguy cơ tăng 1,03% cho mỗi năm chậm mãn kinh, tương đương với việc sử dụng nội tiết hormon mãn kinh [59].

* Yếu tố nhân khẩu học:

- Tuổi: bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 trở lên Theo thống kê, có hơn 80% các ca mắc ung thư vú nằm trong độ tuổi từ 45 trở lên Bởi khi đó, các cơ quan tế bào sẽ dần yếu đi tỷ lệ thuận với sự gia tăng tuổi tác [59].

- Giới: mặc dù UTV là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư này cũng có thể gặp ở nam giới, với tỷ lệ rất hiếm gặp, chiếm chưa đến 1% trong tổng số ca mắc UTV [59].

- Chủng tộc và dân tộc: phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc bệnh UTV cao

Trang 18

hơn một chút so với phụ nữ Hoa Kỳ gốc Phi Phụ nữ châu Á, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ bản địa có nguy cơ phát triển và tử vong do UTV thấp hơn [59].

* Ảnh hưởng của phóng xạ:

Bức xạ ion hóa được coi là một tác nhân gây ung thư bởi nó phá hủy ADN trong các tế bào nguồn Yếu tố liên quan đến phóng xạ còn được ghi nhận trên những người bệnh có tiền sử mắc một hoặc nhiều bệnh lý ung thư khác Những người được điều trị bằng xạ trị vào vùng ngực vì một bệnh ung thư khác, nguy cơ UTV phụ thuộc vào tuổi của họ khi họ bị nhiễm xạ, trước tuổi 30 là một yếu tố nguy cơ đáng kể cho sự phát triển của UTV, đặc biệt khi còn là thanh thiếu niên khi vú đang phát triển [42].

* Các yếu tố liên quan đến lối sống:

- Uống rượu: làm tăng nguy cơ UTV Nguy cơ tăng lên theo lượng rượu tiêu thụ Phụ nữ uống 1 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ tăng khoảng 7% đến 10% so với những người không uống rượu, uống 2 đến 3 ly mỗi ngày có nguy cơ cao hơn khoảng 20% so với những người không uống [36].

- Thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt sau khi mãn kinh làm tăng nguy cơ UTV Sau mãn kinh, hầu hết estrogen của phụ nữ đến từ mô mỡ làm tăng khả năng mắc UTV Ngoài ra, thừa cân có xu hướng có lượng insulin trong máu cao hơn Mức insulin cao hơn có liên quan đến một số bệnh ung thư, bao gồm cả UTV Cân nặng cũng có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến các loại UTV khác nhau Thừa cân sau khi mãn kinh có liên quan chặt chẽ hơn đến việc tăng nguy cơ UTV dương tính với thụ thể hormone, trong khi một số nghiên cứu cho thấy rằng thừa cân trước khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc UTV thể ba âm tính ít phổ biến [36],[59].

- Không hoạt động thể chất: hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ UTV do ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể, tình trạng viêm nhiễm, hormone và cân bằng năng lượng [59]

Trang 19

- Không cho con bú: hầu hết các nghiên cứu cho thấy việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ UTV, đặc biệt cho bú trong một năm hoặc hơn Giải thích là do việc cho con bú làm giảm thời gian tiếp xúc với các hormone estrogen và progesterone, các nghiên cứu chỉ ra việc cho con bú sẽ làm giảm nguy cơ mắc UTV từ 0,23 lần đến 0,63 lần [21].

- Liệu pháp hormone sau khi mãn kinh: sự gia tăng rủi ro này thường thấy sau khoảng 4 năm sử dụng Liệu pháp hormome sau khi mãn kinh kết hợp cũng làm tăng khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn nặng hơn.

- Hóa chất: Phơi nhiễm các hóa chất như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hợp chất đa vòng,… có thể làm tăng nguy cơ UTV [9].

1.1.4 Chẩn đoán ung thư vú

Lâm sàng [4],[13]:

- Biểu hiện sớm:

+ Khối u ở vú: UTV mới xuất hiện triệu chứng rất nghèo nàn Thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ ràng Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn lan rộng thì di động dễ dàng.

+ Thay đổi da trên vị trí khối u: thường gặp nhất là dính da, co rút da có dạng dính như “lúm đồng tiền”, dính da ở thời kỳ đầu rất khó phát hiện [4], [13].

- Biểu hiện muộn:

+ Khối u đã xâm lấn rộng ra xung quanh, vào thành ngực thì di động hạn chế thậm chí không di động, xâm lấn ra ngoài da gây sần da cam, gây vỡ loét chảy máu, da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể có phù da.

+ Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung quanh Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú Một số

Trang 20

trường hợp UTV gây loét núm vú, lúc đầu thường chẩn đoán nhầm là chàm Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tổ chức ung thư phát triển gây lở loét mảng lớn ở núm vú, bầu vú cũng có thể gây mất núm vú.

+ Chảy dịch đầu vú: Một số trường hợp đến khám vì chảy dịch đầu vú, có thể là dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu.

+ Đau vùng vú: thường giai đoạn đầu UTV không gây đau, đôi khi có thể bị đau vùng vú, dấm dứt không thường xuyên.

+ Hạch nách sưng to: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế Tổ chức ung thư di căn tới hạch nách phá vỡ vỏ hạch, xâm lấn ra ngoài da, gây vỡ loét da vùng nách Đôi khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiện UTV.

+ Biểu hiện UTV giai đoạn cuối: tại chỗ có thể xâm lấn gây loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi, gan, gây gày sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt [4],[13].

Cận lâm sàng [4],[13]:

Các phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán UTV: chụp Xquang tuyến vú, siêu âm tuyến vú, chọc hút tế bào, sinh thiết u xét nghiệm mô bệnh học Ngoài ra, còn có chụp MRI tuyến vú và một số xét nghiệm khác đánh giá giai đoạn bệnh như: chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng, xạ hình xương, MRI sọ não,…

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ung thư vú là giải phẫu bệnh học Trên lâm sàng có thể chẩn đoán UTV dựa vào ba tiêu chuẩn: + Khám lâm sàng: khối u vú.

+ Tế bào học: ung thư biểu mô tuyến vú.

+ Chụp Xquang vú: hình ảnh tổn thương BIRADS 4,5.

Trang 21

Nếu một trong ba yếu tố này có kết quả nghi ngờ thì người bệnh sẽ được tiến hành làm sinh thiết khối u vú [4],[13].

1.1.5 Các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư vú và vai trò của người điều dưỡng

Sàng lọc UTV được tiến hành trên những phụ nữ không có bất kỳ một triệu chứng lâm sàng nào của UTV, nhằm phát hiện bệnh ở thời điểm sớm nhất có thể, từ đó cho phép can thiệp điều trị sớm nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm gánh nặng liên quan đến bệnh Có nhiều phương pháp sàng lọc UTV như tự khám vú, khám lâm sàng tuyến vú, sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp sàng lọc cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nguy cơ ở nhóm sàng lọc, điều kiện kinh tế xã hội, năng lực sàng lọc của mỗi cơ sở y tế hoặc chương trình sàng lọc Sàng lọc và phát hiện sớm UTV là một trong những nội dung quan trọng của hầu hết các chương trình phòng chống ung thư và dữ liệu dịch tễ học về UTV sẽ giúp xác định các nhóm ưu tiên cũng như áp dụng các kỹ thuật sàng lọc phù hợp UTV có thể phát hiện sớm bằng cách tự khám vú thường xuyên, kết hợp với khám vú chuyên khoa, chụp tuyến vú, chọc hút tế bào và sinh thiết, những phương pháp này có giá trị lớn trong sàng lọc và phát hiện sớm bệnh, từ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do UTV Hiện nay, y học đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu cơ chế sinh bệnh học UTV cũng như các biện pháp điều trị bệnh [4].

Một số kỹ thuật sàng lọc gồm:

Tự khám vú: là phương pháp tương đối đơn giản để phát hiện ra những

thay đổi ở tuyến vú Nếu UTV được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 90% Tự khám vú là cách có thể giúp người bệnh phát hiện sớm các khối u ở vú, được điều trị sớm và vì vậy tiên lượng tốt hơn Tự khám vú có thể giúp phát hiện những tổn thương UTV xuất hiện trong khoảng thời gian giữa hai

Trang 22

lần sàng lọc Khi phát hiện bất cứ thay đổi nào, phụ nữ nên kịp thời thông báo và tham khảo tư vấn từ nhân viên y tế [3] Đối với phương pháp TKV, người điều dưỡng có vai trò quan trọng, là người trực tiếp giáo dục sức khỏe cho người bệnh, cung cấp các thông tin về UTV, TKV và hướng dẫn cho người bệnh thực hành TKV.

Thời điểm khám vú: nên tự khám định kỳ hàng tháng Nếu còn kinh thì

tốt nhất nên khám sau khi sạch kinh vì lúc đó mô vú mềm mại khám sẽ đỡ đau và chính xác hơn Nếu đã mãn kinh thì nên khám vú đều đặn mỗi tháng 1 lần Tốt nhất là kiểm tra khi tắm hoặc trước khi đi ngủ [3].

Phải làm gì khi phát hiện bất thường ở vú?

Việc tự khám vú không đồng nghĩa là tự chẩn đoán bệnh của mình Khi phát hiện được những dấu hiệu trên thì:

+ Đừng hoảng sợ, vì đó cũng có thể chỉ là biểu hiện của các bệnh lành tính của vú như u nang vú, u xơ tuyến vú, viêm tắc tuyến sữa…

+ Tuyệt đối không được đắp bất cứ lá hay thuốc gì lên vú + Hãy đến khám ngay tại một phòng khám chuyên khoa về vú.

Khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa: phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên

định kỳ đến khám vú tại các cơ sở y tế chuyên khoa, từ 1-3 năm một lần Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, cần định kỳ đến khám 6 tháng đến 1 năm một lần [3] Tại cơ sở y tế, người điều dưỡng thực hiện khám vú lâm sàng cho người bệnh hoặc hỗ trợ bác sĩ thực hiện khám và tư vấn cho người bệnh.

Việc khai thác thông tin và đánh giá nguy cơ UTV kết hợp khám lâm sàng tuyến vú có giá trị sàng lọc khá cao (độ đặc hiệu là 94%), mặc dù độ nhạy thấp (54%) Khám lâm sàng tuyến vú nên được tiến hành ở cả hai tư thế: ngồi thẳng và nằm ngửa và luôn phải kết hợp với khám hạch nách và hố thượng đòn hai bên [4].

Chụp Xquang vú: là thăm dò được chứng minh rõ nhất trong khám sàng

Trang 23

lọc UTV, có thể giúp làm giảm nguy cơ tử vong do UTV Chụp tuyến vú cho phép phát hiện UTV rất sớm ngay cả khi chưa có khối u Phụ nữ khi đến 40 tuổi trở lên cần đi khám thầy thu ốc chuyên khoa và cần định kỳ đi chụp Xquang vú không chuẩn bị một năm một lần [4].

Nhiều tài liệu khẳng định sự cải thiện kết quả điều trị UTV sau khi tự kiểm tra, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và chụp Xquang vú Việc sàng lọc chụp Xquang vú rất phức tạp và tốn nhiều nguồn lực và chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của nó được thực hiện ở những nơi có nguồn lực thấp [4].

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú: kỹ thuật này có độ nhạy cao hơn so với

chụp Xquang vú, nhưng lại có độ đặc hiệu thấp hơn và khó phát hiện các tổn thương vi vôi hóa Việc áp dụng chụp cộng hưởng từ trong sàng lọc UTV không giúp giảm nguy cơ tử vong ở phụ nữ có nguy cơ trung bình, nhưng có hiệu quả rõ rệt đối với nhóm có nguy cơ cao [4].

Siêu âm tuyến vú: siêu âm thông thường hoặc siêu âm 3D, siêu âm đàn

hồi mô, siêu âm quét thể tích vú tự động (automated volume breast scanner-AVBS) để có kết quả chính xác hơn Kỹ thuật này hỗ trợ cho chụp Xquang đối với các phụ nữ có mật độ mô vú đậm đặc [4].

Đối với các kỹ thuật chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ và siêu âm tuyến vú, người điều dưỡng hỗ trợ các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh trong quá trình thực hiện kỹ thuật sàng lọc UTV cho người bệnh.

1.1.6 Các biện pháp phòng và phát hiện sớm ung thư vúGiảm yếu tố nguy cơ:

- Đạt được và duy trì cân nặng hợp lý: cả trọng lượng cơ thể tăng và

tăng cân khi trưởng thành đều có nguy cơ UTV cao hơn sau khi mãn kinh Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị nên giữ cân nặng hợp lý suốt cuộc đời, dựa trên BMI và tránh tăng cân quá mức bằng cách cân bằng lượng thức ăn với hoạt động thể chất [59].

Trang 24

- Hoạt động thể chất: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể

chất vừa phải đến mạnh mẽ có liên quan đến việc giảm nguy cơ UTV Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, bơi, vv… [59].

- Tránh hoặc hạn chế rượu: rượu làm tăng nguy cơ UTV Tốt nhất là

không uống rượu Đối với phụ nữ thích uống rượu, họ không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày (Một thức uống là 12 ounce bia, 5 ounce rượu vang, hoặc 1,5 ounce rượu mạnh, 1ounce = 29,57ml) [59].

- Các yếu tố khác có thể làm giảm nguy cơ:

+ Cho con bú.

+ Lựa chọn các phương thức không chứa hormone để điều trị các triệu chứng mãn kinh.

Đối với phụ nữ có tăng nguy cơ ung thư vú:

Nếu một người phụ nữ có nguy cơ gia tăng UTV như tiền sử gia đình có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, hoặc đã có ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ, cần:

- Tư vấn di truyền và xét nghiệm nguy cơ UTV (nếu chưa thực hiện).- Khám vú định kỳ để phát hiện các dấu hiệu sớm của UTV Cách

tiếp cận này có thể bao gồm:

+ Thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn, từ 6 đến 12 tháng một lần + Bắt đầu tầm soát UTV bằng chụp Xquang vú hàng năm.

+ Có thể thêm một xét nghiệm sàng lọc khác, ví dụ như MRI vú Mặc dù phương pháp này không làm giảm nguy cơ UTV, nhưng nó có thể giúp phát hiện bệnh sớm, khi đó có khả năng điều trị dễ dàng hơn [2],[3].

- Thuốc giảm nguy cơ UTV: có thể được sử dụng ở một số phụ nữ có

nguy cơ mắc UTV cao Tuy nhiên các loại thuốc này có tác dụng phụ, vì vậy cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng chúng [3].

Trang 25

Phẫu thuật dự phòng cho phụ nữ có nguy cơ UTV rất cao: có thể

phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng hoặc cắt bỏ buồng trứng, là nguồn cung cấp estrogen chính trong cơ thể [3].

1.2 Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về phòng và phát hiệnsớm ung thư vú

1.2.1 Khái niệm

Kiến thức về phòng và phát hiện sớm ung thư vú là sự hiểu biết của đối tượng về việc phòng và phát hiện sớm ung thư vú có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

Trong tâm lý học, thái độ là một khái niệm tâm lý là một tình cảm và quan điểm tinh thần tồn tại hoặc đặc trưng cho một người, đối với cách họ tiếp cận một vấn đề hoặc quan điểm cá nhân về nó Thái độ bao gồm tư duy, quan điểm và cảm xúc của đối tượng Thái độ về phòng và phát hiện sớm ung thư vú là cách đối tượng bộc lộ suy nghĩ, quan điểm, tình cảm, cá tính, hay cách phản ứng, cư xử của đối tượng đối với việc phòng và phát hiện sớm ung thư vú.

Thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú là hoạt động, hành động của đối tượng với mục đích về phòng và phát hiện sớm ung thư vú.

1.2.2 Trên thế giới

Nhận thức chưa đầy đủ về bệnh UTV cũng như ích lợi của việc sàng lọc, phát hiện sớm là những rào cản quan trọng đối với phụ nữ trong việc đi khám, phát hiện sớm các khối u vú giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát về vấn đề này và kết quả cho thấy rằng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của phụ nữ nói chung còn khá thấp Năm 2020, một nghiên cứu cắt ngang tại Ethiopia của Lera T và cộng sự [42] trên 629 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 65 tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kiến thức và thực hành về UTV tương đối

Trang 26

thấp Các phương pháp tầm soát ung thư vú được phụ nữ biết đến là khám vú lâm sàng (45,3%) và tự khám vú (TKV) (18%) và có 36,5% phụ nữ trả lời là không biết có phương pháp tầm soát ung thư vú nào Trong số những người đã nghe nói về ung thư vú, 46% cũ ng đã nghe nói về TKV và trong số những người tham gia nghiên cứu đã nhận được thông tin về TKV thì 79,8% đã thực hiện TKV và 71,6% cho biết họ thường xuyên thực hiện.

Theo Ali A và cộng sự [18] đánh giá kiến thức, thái độ và th ực hành về phòng và phát hiện sớm UTV tại Karachi với 385 phụ nữ có tuổi trung bình là 30,09 ± 7,09 tuổi Nhìn chung kết quả đạt ở mức độ khá với 259 (67,3%) đối tượng có kiến thức đầy đủ về tự khám vú, và ở mức độ thấp về thực hành phù hợp 123 (31,9%) và 187 (48,6%) có thái độ tích cực.

Tại Indonesia, nghiên cứu của Solikhah S và cộng sự (2021) [57] đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của 827 phụ nữ về phòng và phát hiện UTV cho thấy: tỷ lệ sàng lọc ung thư vú tổng thể ở phụ nữ là 18,74%.

Một phân tích tổng hợp của Pal A và cộng sự (2021) [46] tại Ấn Độ trên 15 nghiên cứu với tổng số 7.545 phụ nữ trong độ tuổi từ 14 đến 75 Dân số nghiên cứu đa dạng từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, phụ nữ nông thôn và thành thị đến dân số nói chung Đa số phụ nữ đã kết hôn có mù chữ dao động từ 5,6% đến 42,8% Kiến thức về ung thư vú được chưa đạt là 62,99% Kiến thức và thái độ về tầm soát ung thư vú chưa đạt lần lượt là 78,67% và 71,10%.

Nghiên cứu của Kharaba Z và cộng sự (2021) [40] tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với 400 phụ nữ tham gia trả lời câu hỏi, 112 (28%) đã thực hiện khám lâm sàng ít nhất một lần và 184 (46%) thực hành TKV Chỉ 33% người tham gia biết về tỷ lệ mắc UTV ở UAE Ngược lại, phần lớn cho thấy mức độ nhận thức cao trong việc xác định UTV là bệnh có thể chữa được (91,5%) và không lây truyền (87%), có thể được chẩn đoán

Trang 27

ở giai đoạn sớm (93%) Chỉ 11% số người tham gia xác định giảm cân là một cách để ngăn ngừa UTV Kiến thức về các dấu hiệu/triệu chứng ung thư vú rất tốt, vì 41-87% số người được hỏi có thể xác định ít nhất một dấu hiệu/triệu chứng duy nhất.

1.2.3 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, một nghiên cứu khác trên đối tượng là phụ nữ sinh sống ở miền núi phía bắc Việt Nam vào năm 2017 cho kết quả tỷ lệ kiến thức về phát hiện sớm UTV ở mức độ thấp (62,8%) Khoảng một nửa số người tham gia (58,7%) coi việc tự khám vú là một biện pháp phòng chống UTV, nhưng trong số đó, chỉ có 32,4% biết rằng tần suất tự kiểm tra vú là mỗi tháng một lần và chỉ 19,3% biết rằng nên bắt đầu áp dụng ở tuổi 20 Có 57,5% phụ nữ cho rằng nên khám vú lâm sàng từ 1 đến 3 năm một lần bắt đầu từ 20 tuổi và mỗi năm bắt đầu từ 40 tuổi 46,6% phụ nữ biết chụp Xquang vú được sử dụng như một phương pháp trong chẩn đoán và điều trị UTV, nhưng vẫn còn 40,1% có rất ít kiến thức về chụp Xquang vú Về thái độ của những người tham gia, 61,1% đối tượng có thái độ tích cực về các biện pháp phát hiện sớm UTV Trong số phụ nữ tham gia nghiên cứu, chỉ một số ít người cho biết đã từng tự khám vú (13,8%) hoặc đã đi khám vú (17%), siêu âm vú (14,6%) hoặc chụp Xquang vú (10,1%) [61].

Năm 2017, nghiên cứu trên đối tượng là 1.036 nữ công nhân may về kiến thức, thực hành về tự khám vú, nhìn chung có 22,7% người tham gia có kiến thức đạt về tự khám vú Trong đó, 23,2% có kiến thức đúng về 5 bước thực hành tự khám vú hàng tháng Tỷ lệ đã từng thực hành tự khám vú (tự báo cáo) chiếm tỷ lệ thấp với 15,8%, trong số đó, 15,2% có thực hành hàng tháng [62].

Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Duyên [6] nhằm đánh giá thực trạng thực hành phát hiện sớm UTV của 306 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 49 tại một

Trang 28

xã thuộc huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có thực hành các phương pháp phát hiện sớm UTV là 22,3%, trong đó, tỷ lệ thực hành phương pháp khám vú lâm sàng là cao nhất trong 4 phương pháp (17,0%).

Nghiên cứu của Ngan TT và cộng sự [44] khảo sát trên 508 phụ nữ trong độ tuổi 30-74 tại Hà Nội đã hoàn thành khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV cho thấy: chỉ 18% số người được hỏi biết về các dấu hiệu UTV, các yếu tố rủi ro và phương thức sàng lọc mặc dù 63% đã được sàng lọc UTV trước đó Khám vú lâm sàng là phương thức sàng lọc phổ biến nhất với tỷ lệ sử dụng là 51%.

Qua các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh UTV cho thấy có những sự khác biệt giữa các vùng địa lý, đối tượng nghiên cứu cũng như các nội dung của công cụ thu thập thông tin Tuy nhiên, nhìn chung các kết quả đều cho thấy nhận thức về UTV ở phụ nữ còn nhiều khoảng trống cần được quan tâm, nhận thức hạn chế về UTV có mối liên quan đến thái độ và thực hành phát hiện UTV.

1.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành củaphụ nữ về phòng và phát hiện sớm ung thư vú

* Tuổi:

Mặc dù một số nghiên cứu trước đây cho thấy có mối tương quan tích cực [16] hoặc tiêu cực [58],[28] giữa kiến thức về bệnh và tuổi tác Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy những người ở độ tuổi lớn hơn được phát hiện có thái độ tích cực hơn đối với ung thư vú Một nghiên cứu ở sinh viên đại học tại Hoa Kỳ, tương tự cho thấy phụ nữ trên 40 tuổi có thái độ tích cực hơn đáng kể đối với ung thư vú và chụp nhũ ảnh so với những người tham gia trẻ hơn [32].

Trang 29

* Trình độ học vấn:

Trong một nghiên cứu được thực hiện, sau khi kiểm soát các biến số khác, những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc không hút thuốc dường như có kiến thức về ung thư vú tốt hơn Các nghiên cứu trước đây ở Anh [43], Nepal [54], Kuwait [52] và Armenia Lebanon [22], tương tự cho thấy kiến thức tốt hơn về ung thư vú được th ể hiện ở những người có trình độ giáo dục đại học Ở Jordan, phụ nữ có ít nhất bằng Cử nhân được phát hi ện trải qua sàng lọc nhũ ảnh thường xuyên hơn những người không có bằng cấp Xu hướng này tương quan tương tự với trình độ học vấn của người chồng [16] Nghiên cứu về phụ nữ Lebanon cho thấy phụ nữ có học thức có thực hành tốt hơn 78% so với những người có trình độ học vấn thấp hơn (p = 0,002) Điều này phù hợp với dữ liệu được công bố trước đây ở Lebanon cho thấy giáo dục là một yếu tố quyết định quan trọng của việc lặp lại chụp Xquang vú, mặc dù có sự khuyến khích của chồng có liên quan đến sự lặp lại thường xuyên trên phân tích đa biến [34].

* Tình trạng hôn nhân

Đáng chú ý, sau khi kiểm soát tuổi tác và các yếu tố nhân khẩu học khác, nghiên cứu tai Lebanon tiết lộ rằng phụ nữ có con có thực hành tốt hơn so với những người không có [34] Hơn nữa, ở Ả Rập Saudi, phụ nữ đã kết hôn có kiến thức tốt hơn về các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú [49].

* Tiếp cận với nguồn thông tin về ung thư vú và sàng lọc tự khám vú:

Nghiên cứu của Lebanon [34] cho thấy việc phụ nữ đi khám thường xuyên hơn đến các nhân viên y tế phụ khoa được những người này khuyến khích sàng lọc có thực hành phòng phát hiện sớm UTV tốt hơn Tương tự như vậy, lời khuyên của nhân viên y tế là một yếu tố quan trọng đối với sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ Jordan [16] và Qatar [31].

Trang 30

* Tiền sử gia đình mắc UTV:

Nghiên cứu của Davis CM và cộng sự (2021) [30] ở California cho thấy những người tiền sử gia đình có người thân được chẩn đoán mắc bệnh UTV có liên quan chặt chẽ đến việc chụp Xquang tuyến vú và thực hiện thăm khám bác sĩ hàng năm để kiểm tra vú Điều này cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương và cộng sự (2021) [12].

* Kiến thức về bệnh UTV và phòng và phát hiện sớm UTV:

Năm 2020, một nghiên cứu cắt ngang tại Ethiopia cho thấy những phụ nữ đề cập đến TKV như một phương pháp để phát hiện sớm các vấn đề về vú có khả năng thực hiện TKV cao hơn 6,36 lần (95%CI: 3,72-10,71) so với những người báo cáo rằng họ không biết bất kỳ phương pháp nào Nghiên cứu của Solikhah S và cộng sự (2021) [57] tại Indonesia cũng ghi nhận phụ nữ không có kiến thức về các yếu tố, dấu hiệu và triệu chứng nguy cơ ung thư vú thì tham gia khám sàng lọc ung thư vú thấp hơn so với nhóm có kiến thức (OR = 1,75, 95% CI: 1,20 - 2,56) Nghiên cứu của Kharaba Z và cộng sự (2021) [40] tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho thấy những người có kiến thức về UTV có thực hành TKV cao hơn (p < 0,05).

1.4 Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu

Có nhiều học thuyết và mô hình đã được ứng dụng trong các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành TKV của phụ nữ Trong đó, mô hình nâng cao sức khỏe của Pender là mô hình phù hợp để áp dụng trong nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành TKV của phụ nữ Mô hình nâng cao sức khỏe bao gồm các khái niệm chính được ứng dụng vào giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu và thực hành các ngành khoa học sức khỏe bao gồm: đặc điểm cá nhân (tuổi, giới, cấp bậc, quân hàm) và kinh nghiệm thói quen trước kia (kinh nghiệm TKV); nhận thức về lợi ích và rào cản hành

Trang 31

vi; sự tự tin và các ảnh hưởng hành vi tương ứng với kiến thức về UTV và TKV Khái niệm cam kết thực hiện kế hoạch hành động nâng cao sức khỏe tương ứng với biến thái độ và khái niệm hành vi tương ứng với biến thực hành TKV trong nghiên cứu hiện tại Điểm mạnh của mô hình nâng cao sức khỏe là cách tiếp cận toàn diện để nhận biết các biến theo ngữ cảnh, coi trọng đánh giá nhận thức của cá nhân.

Qua tổng quan tài liệu, có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành TKV của phụ nữ [57], [40], [12], [31] bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiền sử UT của bản thân và gia đình; điều kiện kinh tế, nguồn thông tin được tiếp cận Khung lý thuyết của nghiên cứu được dựa trên mô hình học thuyết nâng cao sức khỏe và tổng quan các tài liệu liên quan Trong đó, nghiên cứu hiện tại chọn các yếu tố bao gồm tuổi, giới, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tình trạng hôn nhân, nơi ở, tiền sử UT của bản thân và gia đình; kinh tế gia đình, kiến thức về UTV và sàng lọc UTV, TKV, nguồn thông tin tiếp cận về UTV, TKV là các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành TKV của phụ nữ Công an tỉnh Thái Bình.

Trang 32

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu

1.5 Một số thông tin về đội ngũ nữ Công an tỉnh Thái Bình

Công an tỉnh Thái Bình với trên 3.000 cán bộ chiến sĩ trong đó có gần 500 nữ Công an chiếm trên 14% tổng biên chế của toàn lực lượng Công an tỉnh Được bố trí công tác ở nhiều lực lượng, nhiều đơn vị Công an các huyện và thành phố trong tỉnh Thái Bình với nhiệm vụ chung là đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong toàn tỉnh Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, cùng với nữ Công an trong cả nước nữ Công an tỉnh Thái Bình đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, nỗ lực phấn đấu tích cực tham gia

Trang 33

nghiên cứu khoa học, giám nghĩ, giám làm, mạnh dạn đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ngành Công an giao phó, ra sức thi đua thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch vững mạnh toàn diện.

Năm 2023 có 467 nữ Công an với độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi là 142 người, từ 30 đến 40 tuổi là 156 người, trên 40 tuổi 169 người Với trình độ trên đại học có 9 người, cao đẳng, đại học là 348 người, trung cấp 98 người và sơ cấp 12 người Đặc điểm chung của nữ Công an tỉnh Thái Bình đều là đối tượng trí thức, có ý thức và kỷ luật cao Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe cho nữ Công an tỉnh luôn được quan tâm, hàng năm Lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo Bệnh xá Công an tỉnh phối hợp với các bệnh viện trong tỉnh khám sức khỏe định kỳ và khám phụ khoa cho các đồng chí Qua các đợt khám hàng năm phát hiện ra một số chị em mắc các bệnh phụ khoa, bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng và ung thư tuyến giáp Với nhiệm vụ là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ trong đó có lực lượng nữ cán bộ Công an, chúng tôi muốn cung cấp cho đội ngũ nữ Công an Thái Bình thêm kiến thức để bản thân tự phòng và phát hiện sớm UTV để kịp thời khám và điều trị đảm bảo sức khỏe phục vụ công tác vì vậy nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này.

Trang 34

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nữ Công an đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Thái Bình từ 1/2023 đến tháng 10/2023.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Nữ Công an tỉnh Thái Bình - Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Nữ Công an đang có bệnh lý nặng về thể chất và tâm thần.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 04 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.

- Địa điểm: 35 đơn vị đầu mối trực thuộc Công an tỉnh Thái Bình (27 phòng và 08 Công an huyện, thành phố).

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả thông qua một cuộc điều tra cắt ngang.

2.4 Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ:

- Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = (/) () Trong đó:

- n là cỡ mẫu tối thiểu cần trong nghiên cứu.

- Z: Hệ số tin cậy tính theo , chọn = 0,05 với khoảng tin cậy 95% tra bảng ta được (/) = 1,96.

- p: tỷ lệ người có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV đạt Chọn p = 0,5 (để cỡ mẫu tối đa).

Trang 35

- d : Khoảng sai lệch mong muốn, chọn d = 0,06 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 267 người.

Nghiên cứu thu thập được 303 nữ Công an thỏa mãn tiêu chuẩn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.5 Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

- Sau khi có Quyết định thông qua Hội đồng đề cương và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của, nghiên cứu viên báo cáo Lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình để xin cho phép thực hiện lấy số liệu Liên hệ với Ban chấp hành Hội phụ nữ Công an tỉnh và phòng Tổ chức cán bộ của Công an tỉnh xác nhận Danh sách nữ Công an tỉnh Thái Bình tham gia nghiên cứu.

- Nhóm nghiên cứu lên lịch thành 5 ngày phân theo số lượng nữ Công an trong 35 đơn vị trực thuộc Công an tỉnh Thái Bình để chia thành 5 nhóm với số lượng đồng đều, gửi giấy mời tham gia nghiên cứu cho từng cán bộ nữ Công an theo danh sách đến tham gia tại Bệnh xá Công an tỉnh Thái Bình.

Tại Bệnh xá, mỗi đối tượng nghiên cứu được mời vào 1 phòng riêng mỗi nghiên cứu viên phỏng vấn với các nội dung theo trình tự sau:

Bước 1: Giải thích thông tin nghiên cứu và ký đồng thuận tham gia nghiên cứu.

Bước 2: Nhóm nghiên cứu phỏng vấn về kiến thức, thái độ, thực hành phòng và phát hiện sớm UTV cho đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi Thời gian tối đa 20 phút cho 1 cuộc phỏng vấn người tham gia.

Bước 3: Sau khi hoàn thành phỏng vấn, nhóm nghiên cứu kiểm tra lại phiếu để tránh thiếu sót Kết thúc phỏng vấn, đối tượng nghiên cứu được

Trang 36

nhóm nghiên cứu giáo dục sức khỏe và cung cấp thêm kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV.

2.7 Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu

2.7.1 Xây dựng bộ công cụ trong nghiên cứu

Bộ công cụ trong nghiên cứu được xây dựng và phát triển dựa trên bộ công cụ đã có từ các nghiên cứu trước theo quy trình như sau:

Bước 1: Xây dựng bộ công cụ và tiến hành thử nghiệm, hoàn thiện bộ

công cụ nghiên cứu.

* Xây dựng bộ công cụ: Bộ công cụ gồm bốn phần, được xây dựng

và phát triển từ bộ công cụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [7] và Đào Thị Hải Yến [15] về phần kiến thức, thái độ và thực hành phòng và phát hiện sớm UTV Do đó để phù hợp với nhóm đối tượng trong nghiên cứu, chúng tôi đã chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp với đối tượng và được sự đồng ý của tác giả.

* Xin ý kiến chuyên gia:

Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia: chuyên ngành sản phụ khoa, có trình độ từ thạc sĩ trở lên, ít nhất 1 người có chuyên ngành Điều dưỡng sản phụ khoa.

Nghiên cứu của chúng tôi có 3 chuyên gia bao gồm 01 Thạc sĩ bác sỹ, giảng viên chuyên ngành Sản phụ khoa, 01 Bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành sản phụ khoa và 01 Thạc sĩ Điều dưỡng chuyên môn Sản nhi.

Bộ công cụ được chuyển đến các chuyên gia để xin ý kiến Sau đó các chuyên gia đánh giá và phản hồi ý kiến lại cho chủ nhiệm đề tài một số nội dung sau:

- Sửa đổi cách trình bày lại ý một số câu hỏi và và sắp xếp lại thứ tự bộ câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu dễ hiểu và trả lời.

- Chỉnh sửa một số nội dung của câu hỏi để chính xác hơn.

Trang 37

Chủ nhiệm đề tài ghi nhận các ý kiến của chuyên gia và chỉnh sửa lại bộ công cụ phù hợp Kết quả cả 3 chuyên gia đã đồng ý về nội dung được xây dựng trong bộ công cụ nghiên cứu.

Thử nghiệm bộ công cụ: Trước khi tiến hành thu thập số liệu chính

thức, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra thử nghiệm phỏng vấn với 30 nữ Công an tỉnh Thái Bình và chỉnh sửa lại bộ câu hỏi Sau khi điều tra thử nghiệm nhóm nghiên cứu không thấy lỗi bất thường đến từ nguồn dữ liệu cũng như bộ công cụ nên bộ công cụ không điều chỉnh gì thêm.

Bước 2: Tập huấn nội dung thu thập số liệu:

Đối tượng tập huấn là các thành viên nghiên cứu đề tài gồm nghiên cứu viên và 10 cán bộ y tế của Bệnh xá Công an Đối tượng được tập huấn về thời gian, địa điểm, cách phỏng vấn đối tượng nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi.

Bước 3: Điều tra, giám sát.

Sau khi nhóm nghiên cứu gửi giấy mời tham gia nghiên cứu cho từng cán bộ nữ Công an theo danh sách Đối tượng nghiên cứu được mời đến Bệnh xá Công an Tại Bệnh xá, đối tượng nghiên cứu được các nghiên cứu viên mời tham gia nghiên cứu, giải thích thông tin nghiên cứu và ký đồng thuận tham gia nghiên cứu; thành viên nghiên cứu tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu viên quan sát và hỗ trợ các thành viên trong quá trình phỏng vấn đối tượng nghiên cứu.

Bước 4: Thu thập phiếu điều tra.

Sau khi phỏng vấn xong đối tượng nghiên cứu, điều tra viên kiểm tra lại phiếu để tránh bỏ sót câu hỏi Nghiên cứu viên thu và kiểm tra lại phiếu lần hai.

2.7.2 Nội dung bộ công cụ

Bộ công cụ gồm bốn phần, được xây dựng và phát triển từ bộ công cụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [7] và Đào Thị Hải Yến [15] về phần kiến

Trang 38

thức, thái độ và thực hành phòng và phát hiện sớm UTV đã chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp với đối tượng và được sự đồng ý của tác giả Sau khi xây dựng và sửa chữa bộ công cụ như sau:

- Phần thông tin chung về đối tượng bao gồm các câu hỏi tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, tài chính, nguồ n thông tin biết về bệnh UTV.

- Bộ câu hỏi về kiến thức UTV gồm 3 phần được xây dựng và tham khảo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [7] và nghiên cứu Đào Thị Hải Yến [15] Các câu hỏi về lĩnh vực kiến thức UTV từ câu B1 đến câu B3; Lĩnh vực kiến thức phòng bệnh UTV là câu B4; Mục kiến thức về biện pháp dự phòng và phát hiện sớm UTV gồm câu B5 và B6; Mục kiến thức về hiểu biết phương pháp phát hiện sớm UTV gồm câu B7 và B8 Mỗi câu hỏi có nhiếu đáp án đúng, mỗi đáp án trả lời đúng tương ứng với 1 điểm Việc đánh giá kiến thức của phụ nữ về UTV dựa vào tổng số điểm đạt được Tổng điểm tối đa là 35 điểm Điểm số đạt từ 75% trở lên là “đạt” về kiến thức chung tương ứng ≥ 27 điểm, < 75% là “chưa đạt” tương ứng < 27 điểm [15].

- Bộ câu hỏi về thái độ phòng và phát hiện sớm bệnh UTV được phát triển từ bộ câu hỏi của tác giả Đào Thị Hải Yến [15] Bộ câu hỏi bao gồm 8 câu hỏi để đánh giá thái độ của người tham gia về phòng và phát hiện sớm bệnh UTV Bộ câu hỏi được đánh giá theo tháng Likert 5 (trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Bộ câu hỏi được đánh giá độ tin cậy trong nghiên cứu của Đào Thị Hải Yến là 0,75 Kết quả với lựa chọn 1-3 được tính là “thái độ chưa tích cực”, 4-5 là “thái độ tích cực” Tổng điểm tối đa là 40 điểm Thái độ chung về UTV được tính là “thái độ tích cực” khi điểm đạt ≥ 30 điểm, “thái độ chưa tích cực” khi tổng điểm < 30 điểm [15] Trong nghiên cứu hiện tại, độ tin cậy của bộ công cụ là 0,72.

- Bộ câu hỏi để đo lường về thực hành TKV do người tham gia tự báo cáo, được sửa đổi từ bộ câu hỏi của tác giả Nguyễn Thị Hằng [7] Bộ câu hỏi

Trang 39

này được sử dụng để đo lường mức độ thành thạo trong thực hiện TKV do phụ nữ tự báo cáo Bộ câu hỏi gồm 18 câu hỏi, được đánh giá theo thang điểm “có thực hiện” và “không thực hiện” Mỗi câu trả lời là “có thực hiện” được tính 1 điểm, “không thực hiện” được 0 điểm Tổng điểm tối đa đối với kiến thức thực hành là 18 điểm Kiến thức thực hành chung về UTV được tính là “đạt” khi điểm đạt ≥ 14 điểm, “chưa đạt” khi tổng điểm < 14 điểm Điểm tự báo cáo thực hành càng cao thì kỹ năng thực hành theo quan điểm của phụ nữ về tự khám vú càng cao Bộ câu hỏi được đánh giá độ tin cậy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng là 0,87 [7].

2.8 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1: Danh mục các biến số nghiên cứu

thu thập

Biến số nhân khẩu học, đặc điểm chung, tiền sử, tiếp cận thôngtin về UTV và TKV

1 Tuổi Số năm kể từ khi sinh ra đến năm Định Phỏng 2023 Tuổi = 2023 – năm sinh lượng vấn 2 Nơi ở hiện Nơi hiện tại đang sinh sống: Nhị Phỏng

nay Thành phố/ thị trấn, nông thôn phân vấn 3 Trình độ Cấp bậc học chuyên môn cao nhất Thứ tự Phỏng

chuyên Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, vấn

hàm Công nhân/ lao động hợp đồng, hạ sĩ vấn quan, sĩ quan

5 Thâm niên Thời gian đối tượng nghiên cứu công Định Phỏng

Trang 40

6 Thu nhập Mức thu nhập cá nhân 1/tháng Thứ tự Phỏng hàng tháng < 5 triệu, 5-10 triệu, > 10 triệu vấn

tế gia đình Trung bình, khá/dư thừa phân vấn 8 Tiếp cận Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận Nhị Phỏng

thông tin thông tin về UTV trước đó phân vấn về UTV Đã từng, chưa từng.

trước đó

9 Nguồn tiếp Nguồn tiếp cận thông tin về bệnh Phân Phỏng

tin về bệnh Báomạng/ đài/ tivi/ internet, nhân UTV viên y tế, người thân/bạn bè,

10 Tiền sử gia Gia đình có bố, mẹ, anh, chị em ruột Nhị Phỏng

11 Tiền sử gia Gia đình có bố, mẹ, anh, chị em ruột Nhị Phỏng đình mắc mắc UT khác ngoài UTV: Có, phân vấn UT khác không.

ngoài UTV

12 Tiền sử Bản thân đã được chẩn đoán mắc Nhị Phỏng

mắc UTV

13 Tiền sử Bản thân được chẩn đoán mắc UT Nhị Phỏng bản thân khác ngoài UTV: Có, không phân vấn

khác ngoài

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan