kiến thức thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh thcs có tật khúc xạ đến khám tại bệnh viện mắt tỉnh nam định năm 2023

121 1 0
kiến thức thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh thcs có tật khúc xạ đến khám tại bệnh viện mắt tỉnh nam định năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cận thi của học sinh THCS có TKX đến khám tại bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định.. Nguyễn Thị Hồng Diễm nghiên cứu ch

Trang 1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về cận thị học đường 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Các yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị và tự chăm sóc cận thị 5

1.1.3 Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị 7

1.1.4 Cơ chế gây cận thị học đường (cận thị khúc xạ) 7

1.1.5 Tỷ lệ mắc cận thị học đường 8

1.1.6 Các biện pháp hạn chế cận thị tiến triển 8

1.1.7 Vai trò của tự chăm sóc mắt cận thị 9

1.1.8 Các mô hình và giải pháp phòng chống cận thị học đường 10

1.2 Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cận thị 10

1.2.1 Một số khái niệm 10

1.2.2 Một số công cụ đo lường kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc mắt cận thị 11

1.2.3 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cận thị 12

1.3 Một số yếu tố có liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về cận thị và tự chăm sóc cận thị của học sinh 15

1.4 Đôi nét về địa bàn nghiên cứu 18

1.5 Khung nghiên cứu 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

Trang 2

2.4 Cỡ mẫu: 20

2.5 Phương pháp chọn mẫu: 21

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.7 Biến số nghiên cứu (phụ lục 4) 22

2.8 Bộ công cụ và tiêu chuẩn đánh giá 22

2.9 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 23

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu 24

2.11 Sai số và cách khắc phục sai số 24

Chương 3.KẾT QUẢ 25

3.1 Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 25

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc mắtcận thị của học sinh đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định 26

3.2.1 Kiến thức tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh đến khám tại khoa

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sócmắtcận thị của học sinh đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định 37

3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc mắt cận thị của học

Trang 3

4.2.1 Kiến thức tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh đến khám tại khoa

4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cận thi của học sinh THCS có TKX đến khám tại bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1 Đơn tình nguyện tham gia nghiên cứu

Phụ lục 2 Bộ câu hỏi kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh trung học cơ sở

Phụ lục 3: Cách đánh giá điểm thực hành Phụ lục 4 Biến số nghiên cứu

Phụ lục 5: Kết quả xin ý kiến chuyên gia Phụ lục 6: kiểm tra tính giá trị thang đo Phụ lục 7: kiểm tra độ tin cậy thang đo

Phụ lục 8: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Phân bố tỷ lệ học sinh cận thị theo giới, độ tuổi, địa bàn dân cư 25 Bảng 3.2 Kiến thức tự chăm sóc đúng của học sinh về các thói quen làm tăng độ

cận thị của mắt 26 Bảng 3.3 Kiến thức tự chăm sóc đúng của học sinh về các thói quen làm chậm quá

trình tăng độ cận thị của mắt 27 Bảng 3.4 Kiến thức tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS 28 Bảng 3.5 Thái độ về chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS tại khoa khám bệnh

Bệnh viện Mắt Nam Định 29 Bảng 3.6 Thái độ tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS 31 Bảng 3.7 Thực hành tự chăm sóc mắt cận thị (hoạt động ngoài trời) của học sinh

THCS tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định 32 Bảng 3.8 Thời gian dành cho hoạt động học tập, giải trí trong 1 ngày của học sinh

Bảng 3.9 Thời gian nhìn gần liên tục trong quá trình học tập, giải trí của học sinh .34 Bảng 3.10 Thực hành tự chăm sóc mắt cận thị về thói quen sinh hoạt của học sinh.35 Bảng 3.11 Thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS 36 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh về tự chăm sóc mắt cận thị

với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 37Bảng 3.13 Mối liên quan giữa kiến thức và nguồn thông tin về tự chăm sóc mắt cận

Trang 6

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa thái độ và nguồn thông tin về tự chăm sóc mắt cận

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Nguồn thông tin về chăm sóc mắt cận thị 25Biểu đồ 3.2 Phân loại kiến thức thức tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS 29Biểu đồ 3.3 Phân loại thái độ tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS 31Biểu đồ 3.4 Phân bố tỷ lệ đeo kính củ a học sinh THCS 34 Biểu đồ 3.5 Phân bố tỷ lệ học sinh đến khám mắt trong vòng 6 tháng của học sinh 35 Biểu đồ 3.6 Phân loại thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS 36

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cận thị (myopia) là tật khúc xạ ở mắt và ngày càng có chiều hướng gia tăng đặc biệt ở học sinh, lao động trẻ Cận thị có thể tăng độ nặng dần theo thời gian và biến chứng nguy hiểm cho mắt nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách [11] Cận thị gây giảm thị lực, giảm khả năng nhìn xa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kết quả học tập và thẩm mỹ [15] Khi bị cận thị nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như lác, nhược thị, vẩn đục dịch kính, đục thủy tinh thể, glôcôm, thoái hóa hắc võng mạc, hoặc bong võng mạc [56] Ngoài ra, chi phí liên quan đến điều trị cận thị

cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội [5] Do đó trong chương trình “Thịgiác năm 2020” Tổ chức Y tế thế giới đã xếp cận thị học đường là một trong năm

nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, bệnh có thể phòng chống được và ưu tiên trong chương trình phòng chống mù loà toàn cầu [60] Trên toàn thế giới ước tính đến năm 2050 sẽ có khoảng 50% dân số toàn cầu tương đương với hơn 4 tỷ người có thể gặp phải tật khúc xạ ở mắt và quan ngại hơn là số người bị cận thị nặng dẫn đến thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu và mất thị lực vĩnh viễn có thể chiếm gần 1 tỷ người [50].

Cận thị ở lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng và rất khó kiểm soát Tại Mỹ,Theo Hiệp hội khúc xạ Hoa Kỳ (American Optometric Association) thì cứ 3 người có1 người bị cận thị Theo số liệu vào năm 2021, tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học TrungQuốc là 35,6% còn ở bậc THPT là gần 81% [47].Tại Việt Nam, theo số liệu thống kêcủa Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2022: Toàn bộ cả nước có khoảng 15-40% ngườimắc phải tật khúc xạ Đối tượng phổ biến nhất mắc phải cận thị là trẻ em từ 6-15 tuổivới tỷ lệ 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% ở khu vực nông thôn [4] Yếu tốhàng đầu hiện nay khiến tình trạng cận thị ở Việt Nam gia tăng nhanh là môi trườngsống Ở thời đại công nghệ phát triển, trẻ em được tiếp xúc sớm với các thiết bị điệntử như: Laptop, máy tính bảng, tivi, điện thoại có nguồn ánh sáng xanh cực kỳ nguyhiểm Sau một mùa dịch Covid hoành hành, trẻ em phải học online, tiếp xúc với thiếtbị hàng ngày đã khiến cho tỷ lệ mắc tật cận thị ở trẻ em gia tăng chóng mặt Mặc dùBộ Y tế đã phê duyệt Dự án mục tiêu y tế trường

Trang 9

học năm 2011 nhưng tỷ lên cận thị vẫn chưa được kiểm soát [9].

Khi mắc cận thị, để làm chậm quá trình tăng độ cận thị của mắt có rất nhiều khuyến cáo, trong đó đeo kính gọng đúng là một trong những biện pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả, ngoài ra trẻ mắc cận thị cần bổ sungvitamin A, E, C và khoáng chất có trong nhiều loại rau củ, trái cây tươi,…; tích cực tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, điều chỉnh tư thế học và khám mắt định kỳ [17] Tuy nhiên kiến thức, thái độ và thực hành về các biện pháp tự chăm sóc này của học sinh trung học còn rất thấp Theo khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh về tật khúc xạ tại thành phố Hà Nội số lượng học sinh có kiến thức trung bình và kém về tật khúc xạ chiếm tới 55,4% [22] Nguyễn Thị Hồng Diễm nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ học sinh biết đúng các nguyên nhân, hậu quả của cận thị còn chưa đầy đủ, khoảng cách chênh lệch lớn từ 8,3% đến 93,3%, tỷ lệ biết đúng các biện pháp phòng chống cận thị 50,8% -86,3%; thực hành đúng chỉ đạt từ 49,2% [13].Một số tác giả đã tìm thấy mối liên quan giữa môi trường sống, cường độ học tập, làm việc và thời gian hoạt động thể thao ngoài trời với tật khúc xạ học sinh , ngoài ra khi học sinh đã mắc tật khúc xạ nếu có sự hỗ trợ của giáo viên, cha mẹ thì sẽ hạn chế sự tăng nhanh của cận thị [16], [36], [54].Với tỷ lệ mắc cao và việc tự chăm sóc rất quan trọng đối với học sinh đã mắc cận thị đòi hỏi cán bộ y tế, đặc biệt là điều dưỡng tại bệnh viện và y tế học đường cần có các chương trình tư vấn cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức dự phòng cận thị đối với học sinh chưa mắc cận thị và hỗ trợ nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc mắt đối với học sinh đã mắc.

Bệnh viện mắt Nam Định là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế, hàng thángbệnh viện tiếp nhận khoảng 80 học sinh THCS đến khám và điều trị cận thị Câu hỏiđặt ra là đối với trẻ đã mắc cận thị thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành tự chămsóc ở học sinh trung học cơ sở hiện nay ra sao? Có những yếu tố nào liên quan đếnkiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc? Đáp án của các câu hỏi trên có thể giúpcho điều dưỡng tại bệnh viện định hướng được công tác chăm sóc và truyền thôngcho học sinh về chăm sóc mắt cận thị Qua đó góp phần giảm thiểu tác động bất lợicủa bệnh tới cuộc sống của các em Với mục đích đó nghiên cứu này đã được tiếnhành.

Trang 10

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS có tật khúc xạ đến khám tại bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định năm 2023

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành tựchăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS có tật khúc xạ đến khám tại bệnh viện Mắttỉnh Nam Định.

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Tổng quan về cận thị học đường

1.1.1 Một số khái niệm

Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, nó bao gồm nhiều thành phần trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phân biệt không gian Trên lâm sàng, chúng ta thường coi thị lực tương ứng với l ực phân giải tối thiểu, tức là khả năng của mắt có thể phân biệt được hai điểm riêng rẽ ở rất gần nhau [14].

Mắt chính thị là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt Khi đó ảnh của một vật ở vô cực (quang sinh lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét [11].

Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật [14].

Tật khúc xạ (TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt, trong đó cận thị là tật khúc xạ chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng Khi mắt bị TKX tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc, do đó mắt bị nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không rõ nét [14], [15].

Con người chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằm trong cự ly gần Những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách lờ mờ không rõ nét Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy vật đó càng kém bấy nhiêu [11].

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh Tínhchất vật lý của sự rối loạn khúc xạ ở bệnh cận thị rất đơn giản: Bình thường ảnh củasự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trên võng mạc,

Trang 12

giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật nhưng do sự bất thường của hệ thống khúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụ nằm trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ [15], [53].

Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó tiêu điểm sau ở phía trước võng mạc, do đó mắt cân thị không nhìn rõ các vật ở xa, thị lực nhìn xa bao giờ cũng dưới 10/10 [14].

Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì là loại hay gặp nhất, mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ như rách hay bong võng mạc, hoặc tăng nhãn áp Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực, gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày và liên quan tới việc chọn nghề nghiệp [33].

Cận thị: Nhìn xa không rõ (nhìn không rõ chữ trên bảng, khi ngồi viết bài đầu cúi rất thấp) Mắt cận thị có thể dẫn đến các biến chứng thoái hoá võng mạc, bong võng mạc gây mù loà [6].

TKX thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, nhất là từ 11 – 15 tuổi, trong đó cận thị, chiếm khoảng hơn 80%, vì vậy người ta hay dùng từ “Cận thị học đường” để chỉ tình trạng này [8] Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp bị TKX ở tuổi rất nhỏ, hoặc ở tuổi trưởng thành sau những lần thay đổi lớn về sức khỏe như thai sản, chấn thương, bệnh lý nội khoa v.v Tật khúc xạ thường có xu hướng phát triển tăng dần cho đến khoảng 18 - 20 tuổi thì dừng lại Xuất hiện càng sớm và càng nặng thì sự tăng độ càng nhiều [14], [23].

1.1.2 Các yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị và tự chăm sóc cận thị

Các yếu tố liên quan đến cận thị hiện vẫn đang được thảo luận Tiếp tục nghiêncứu để tìm ra những yếu tố nguy cơ có tác động đến cận thị là hết sứccần thiết nhằmđối phó với tỷ lệ cận thị đang ngày một gia tăng Hiện tại, đối với cận thị có ba nhómnguyên nhân chính thường được nhắc tới đó là yếu tố liên quan đến di truyền, yếu tốliên quan đến môi trường và những yếu tố khác Trong đó, điều kiện vệ sinh họcđường là vấn đề đáng quan tâm trong yếu tố môi trường vì ảnh hưởng trực tiếp đếncác đối tượng học sinh Bên cạnh đó, điều kiện sống và thói quen sinh hoạt không phùhợp cũng là các vấn đề của yếu tố môi trường liên quan đến cận thị.

Trang 13

Có mối liên quan trong gia đình đối với sự phát triển và tiến triển của cận thị đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cận thị cao hơn ở những đứa trẻ có cha mẹ cận thị so với những đứa trẻ không có cha mẹ cận thị Nếu trẻ có cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ cận thị dao động từ 23% đến 40%, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 6% đến 15% ở những đứa trẻ có cha và mẹ không bị cận thị [39].Tại Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Đà Nẵng năm 2017 đã cho thấy có mối liên quan giữa cận thị của học sinh và tình trạng cận thị của cha mẹ.

Mắt nhìn gần liên tục:Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa cận thị và thời gian mắt nhìn gần liên tục Tại Úc, tác giả Jenny M và cộng sự đã đánh giá mối liên quan giữa thời gian nhìn gần và cận thị đối với nhóm học sinh 12 tuổi ở Úc Kết quả cho thấy những đứa trẻ dành nhiều thời gian đọc sách trên 30 phút liên tục mỗi ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với những đứa trẻ thường xuyên đọc liên tục dưới 30 phút Khoảng cách đọc gần (<30 cm) cũng được báo cáo là có liên quan nhiều đến cận thị ở trẻ em [58].

Hoạt động ngoài trời:Một số nghiên cứu đã tìm thấy vai trò bảo vệ của mức độ hoạt động ngoài trời đối với tình trạng cận thị ở trẻ em Những trẻ em được dành nhiều thời gian hơn ở ngoài trời thì nguy cơ cận thị thấp hơn Một nghiên cứu thuần tập về các yếu tố nguy cơ đối với cận thị của tác giả Dirani và cộng sự tại Singapore cũng đã cho thấy mối liên quan giữa các hoạt động ngoài trời và cận thị trên đối tượng trẻ em tuổi từ 11 đến 20 tuổi Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phát hiện rằng cận thị giảm 0,17 Đi-ốp và chiều dài trục nhãn cầu giảm 0,06 mm nếu tăng số giờ hoạt động ngoài trời mỗi ngày (kết quả đã được hiệu chỉnh theo độ tuổi, giới tính, dân tộc, loại trường học, cận thị của cha mẹ) [46].

Độ chiếu sáng tại lớp học: Theo quy định về vệ sinh học đường của Bộ Y tếnăm 2000 (Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000), đối với chiếu sángphòng học độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux Yêu cầu chiếu sáng phải đảmbảo cả nguồn tự nhiên và nguồn kết hợp Riêng trường có học sinh khiếm thị thì độchiếu sáng không dưới 300 lux [12].

Trang 14

Bàn ghế học tập:Bàn ghế không đạt tiêu chuẩn theo quy định của từng cấp học cũng được xem là yếu tố nguy cơ làm gia tăng cận thị Tại Việt Nam, vấn đề vệ sinh học đường được quan tâm từ những năm 60 của thế kỉ XX Tiêu chuẩn vệ sinh trường học đã được ban hành và bổ sung hoàn thiện Quy định về tiêu chuẩn bàn ghế cũng đã được đề cập rõ trong quy định của Bộ Y tế [12].

1.1.3 Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị

+ Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém.

+ Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m.

+ Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn rõ chữ + Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng + Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.

+ Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ hình, tập đọc,…vv [5], [7].

1.1.4 Cơ chế gây cận thị học đường (cận thị khúc xạ)

Bình thường, khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính là 25 đến 35 cm Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng thì thủy tinh thể luôn luôn phải điều tiết, bị căng phồng nên mệt mỏi, căng cứng, khó điều tiết Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó, thủy tinh thể không thể xẹp xuống được nữa, lực điều tiết của mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh, gây cận thị [11].

Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, mà nếu nặng sẽ có thể gâynhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiều vật lơ lửng như ruồibay trước mắt) hoặc bong võng mạc, gây mù Do vậy, người bị cận thị cần đi khámđịnh kỳ để theo dõi các thay đổi ở võng mạc Nếu đã bị bong võng mạc, cần điều trịcàng sớm càng tốt bằng phẫu thuật [2], [14], [53].

Trang 15

1.1.5 Tỷ lệ mắc cận thị học đường

Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 153 triệu người bị tật khúc xạ trong đó có 13 triệu là trẻ em Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về tật khúc xạ và tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tật khúc xạ đang gia tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là

ở các nước.

Châu Á [37] Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các quốc gia Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% ở trẻ em 10 tuổi và tăng lên 20% ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật khúc xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% ở học sinh trung học phổ thông [45].

Hiện nay Việt Nam được xem là một trong những nước có tỷ lệ tật khúc xạ cao, theo số liệu điều tra của các nhà nghiên cứu tại nhiều tỉnh thành phố thì trong những năm gần đây tỷ lệ tật khúc xạ gia tăng rất nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành thị Năm 2014, tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc tổ chức tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đỗ Như Hơn, báo cáo công tác phòng chống mù lòa cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở nước ta là từ 10% -15% ở học sinh nông thôn và từ 40% - 50% ở học sinh thành thị [24].

1.1.6 Các biện pháp hạn chế cận thị tiến triển

Hạn chế cận thị tiến triển là việc làm rất cần thiết đối với trẻ mắc cận thị Tuynhiên, để thực hiện tốt được việc này cần có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, giađình và nhà trường Một số chỉ dẫn cần được tuân thủ trong sinh hoạt và học tập nhưsau: ngồi học đúng tư thế, khoảng cách giữa mắt và sách/vở từ 30 - 35 cm và đủ ánhsáng; không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài; không đọc sách báo, tài liệu khiđang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay; khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hìnhtối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp Thời gian xem cần ngắt quãng, khôngquá 45 phút mỗi lần xem; không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn Khiđeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn; thường xuyên tham gia cáchoạt động vui chơi ngoài trời (đá bóng, nhảy dây, đi xe đạp…) Điều

Trang 16

này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ; đi khám mắt định kỳ từ 3 - 6 tháng để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ,và thay kính theo chỉ định của bác sỹ; khi đi ra ngoài nên che chắn cho mắt để hạn chế ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt; cho mắt cận thị nghỉ ngơi khi mắt làm việc với máy tính, sách, báo khoảng 45 phút; ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt[17].

1.1.7 Vai trò của tự chăm sóc mắt cận thị

Khi bị cận thị, cần hiểu cách chăm sóc mắt để không bị tăng độ cận để giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh Theo một số nghiên cứu, bệnh cận thị thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính là di truyền hoặc lối sống Để ngăn ngừa độ cận tăng hoặc hạn chế phần nào tác hại của bệnh đến khả năng nhìn, cần biết chăm sóc mắt đúng cách, việc chăm sóc mắt đúng cách không chỉ giúp giảm độ cận thị mà còn ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra Một số biện pháp được đưa ra là:

Đeo kính đúng độ: Những người bị cận dưới 0,75 không cần phải đeo kính

thường xuyên, cận từ 1 – 2 độ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa Đặc biệt, cần đeo kính đúng vào tầm nhìn của mắt, tránh để kính trễ xuống bởi điều đó dễ làm tăng độ cận và khiến mắt bị sụp mí Ngoài ra người mắc tật cận thị nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để đo độ cận, thay kính theo chỉ định của bác sĩ.

Cho mắt cận thị nghỉ ngơi:Nếu làm việc trước máy tính thì sau khoảng 45

phút nên cho đôi mắt nghỉ ngơi khoảng 5 phút để mắt có thể phục hồi lại, thời gian này tốt nhất là nhìn ra ngoài để mắt có thể nghỉ ngơi mà không phải liên tục điều tiết Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp 20:20:20 Cứ 20 phút làm việc thì lại nhìn ra một vật ở khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.

Đeo kính đúng tầm nhìn của mắt cận thị;

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt bị cận thị: Cung cấp các chất có lợi cho mắt

không chỉ ngăn ngừa tình trạng tăng độ cận, mà còn hỗ trợ cải thiện thị giác nữa đó các thực phẩm được khuyến nghị bao gồm: Thực phẩm giàu vitamin A: Cà chua, cà

Trang 17

rốt, gấc, bí đỏ, lòng đỏ trứng…; thực phẩm giàu caroten: cải xanh, đậu xanh, khoai lang…; thực phẩm giàu crom: thịt bò, gan động vật, đậu, nấm…; thực phẩm giàu canxi: tôm, sò, cua, cá biển, sữa, trứng…

Tham gia nhiều hoạt động ngoài trời: Theo nghiên cứu, một số tia trong ánh

sáng Mặt trời có tác dụng kích thích s ự hoạt hóa các tế bào nhất định trong mắt Nó có tác dụng tích cực đối với những người bị cận thị và còn phòng tránh cận thị cho những người chưa mắc.

Tạo thói quen tốt khi làm việc, học tập: Giữ khoảng cách an toàn giữa mắt

với máy tính/sách vở: 30 – 35cm Ngồi ở tư thế thẳng, cân đối khi học tập và làm việc, tránh thay đổi tư thế liên tục.

Tránh ngủ muộn: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya Thức khuya, thiếu ngủ

khiến sức khoẻ đôi mắt bị giảm sút, dễ tăng độ cận hơn Nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là chú ý, tránh thức khuya thường xuyên.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 2 giờ trước khi đi ngủ [15], [17].

1.1.8 Các mô hình và giải pháp phòng chống cận thị học đường

Tuyên bố Durban (2010) khẳng định: không được chỉnh tật khúc xạ là làm trẻ em mất đi quyền được giáo dục và học tập và ngăn cản người lớn tham gia đầy đủ trong các lĩnh vực xã hội và kinh tế Công tác phòng chống và kiểm soát tật khúc xạ là một vấn đề đa diện đảm bảo những thay đổi ở nhiều cấp độ Cần có sự tham gia ở các cấp độ cá nhân, cộng đồng, hệ thống y tế và nhà hoạch định chính sách y tế trên các phương diện hành vi, xã hội, chính trị và kinh tế để đẩy mạnh những thay đổi này [23]; biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe; biện pháp cải thiện ánh sáng lớp học; biện pháp giảm thời gian nhìn gần và tăng thời gian hoạt động ngoài trời ngoài giờ học; biện pháp sử dụng dược phẩm và kính áp tròng ban đêm

1.2 Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cận thị

1.2.1 Một số khái niệm

Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trảinghiệm hay thông qua giáo dục.

Trang 18

Thực hành là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng.

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động,cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát biểu, nhật xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (1983) xác định tự chăm sóc là các hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện để tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khoẻ.

Theo Dorothea (2001), tự chăm sóc là một chức năng điều tiết của con người mà dựa trên khả năng của bản thân để thực hiện chăm sóc của mình Orem lưu ý rằng tự chăm sóc là hành vi được học và có thể được thực hiện bởi bản thân họ [44].

1.2.2 Một số công cụ đo lường kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc mắt cận thị

1Anas Abdulaziz Almujallivà cộng2020Không khai báo

4Lily Nyamai và cộng sự[57]2017Không khai báo 5Joel Bambamba và cộng sự[42]2022Cronbach's alpha

7Abiy Maru Alemayehu[38].2018Cronbach's alpha0,87

Trang 19

1.2.3 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cận thị

Cận thị là một vấn đề về nhãn khoa phổ biến trên toàn thế giới, ước tính với khoảng 1,4 tỷ người, tương ứng 22,9% dân số thế giới chịu ảnh hưởng Gánh nặng bệnh tật liên quan đến cận thị dự kiến tăng lên 4,8 tỉ người (50% dân số thế giới) và ước tính khoảng 1 tỷ người bị cận thị nặng (khoảng 10% dân số thế giới) vào năm 2050 [49].

Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về cận thị trên 100 học sinh trường phổ thông thành phố Marat, Ả Rập Saudi của tác giả Anas Abdulaziz Almujalli năm 2020 cho thấy 82% học sinh đã từng nghe về cận thị với nguồn thông tin chủ yếu là cha mẹ (62%) và thầy cô giáo (35%), 24% học sinh bị cận thị trong đó 57% học sinh có tiền sử gia đình bị cận thị Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử (52%) và suy dinh dưỡng (25%) là nguyên nhân chính dẫn đến cận thị ở học sinh 20% học sinh đã báo cáo việc sử dụng kính mắt Hầu hết học sinh cho biết họ cảm thấy khó chịu và ngại ngùng do phải đeo kính làm hạn chế việc sử dụng 45% học sinh cho biết họ có thái độ tiêu cực đối với người đeo kính 49% học sinh sử dụng thiết bị điện tử dưới 2 giờ, chỉ có 11% học sinh đi khám mắt thường xuyên Theo quan điểm của học sinh, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử và đeo kính cận sẽ chữa được cận thị Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần tăng thời gian hoạt động ngoài trời cho học sinh từ 2–3 giờ mỗi ngày, đồng thời tăng cường giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh và giáo viên thông qua các nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu [40].

Mới đây nhất một nghiên cứu “Kiến thức về cận thị của học sinh trườngSMPN tại Jabon Sidoarjo” năm 2022 trên 340 học sinh của tác giả Zamroni cho thấy:chưa đến một nửa (43%) học sinh có kiến thức tốt về khái niệm cận thị và chỉ có hơnmột nửa (52%) học sinh có kiến thức tốt về quản lý và phòng chống cận thị Nghiêncứu này cũng đưa ra khuyến cáo: học sinh cần được khuyến khích nâng cao kiến thứccủa họ bằng cách tìm hiểu từ sách, internet và cha mẹ Ngoài ra, khuyến khích nhàtrường hợp tác với cơ quan y tế gần nhất để cung cấp tư vấn và cha mẹ phải đi cùngtrẻ em để khám mắt định kỳ để phòng chống cận thị ở trẻ em trong độ tuổi đi học[61].

Trang 20

Năm 2016, Nyamai LA nghiên cứu trên 1390 học sinh trung học tại các trường công lập ở Nairobi, Kenya Kết quả cho thấy chỉ có 526 (37,8%) biết lý do phổ biến nhất khiến thị lực kém là do dinh dưỡng không đầy đủ Kính đeo mắt được

851 (61,2%) học sinh xác định là phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh thị lực kém Trong số 427 (30,7%) học sinh đã được khuyên đeo kính trong các buổi kiểm tra trước đó, chỉ có 148 (10,5%) đã s ử dụng kính Lý do phổ biến nhất khiến học sinh không đeo kính để điều chỉnh thị lực kém là: sợ bị trêu chọc và chi phí tốn kém Nhìn chung, học sinh có thái độ tích cực đối với kính nhưng quan niệm sai lầm rằng kính có thể làm hỏng mắt, dẫn đến lệ thuộc hoặc làm thị lực kém đi vẫn còn phổ biến Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng kiến thức không đầy đủ về tật khúc xạ là nguyên nhân gây ra thị lực kém [57].

Nghiên cứu kiến thức, thái độ về tật khúc xạ của học sinh Trung Học thành phố Gondar, Ethiopia của Natnael Lakachew Assefa và cộng sự năm 2021 với tổng cộng 390 học sinh tham gia Kết quả: Tỷ lệ chung về kiến thức tốt và thái độ đồng tình với tật khúc xạ lần lượt là 53,8% và 52,1% Trong số những người tham gia nghiên cứu, có 38,7%, 41,7% và 64,1% không biết định nghĩa, các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của tật khúc xạ tương ứng Ngoài ra, khoảng 31,3% người tham gia cho rằng đeo kính có thể gây hại cho mắt, trong khi 44,1% người tham gia đồng ý với sự cần thiết phải điều chỉnh kính cho những người trẻ tuổi mắc tật khúc xạ Nghiên cứu đã tìm ra có liên quan đáng kể giữa tuổi của học sinh với kiến thức về tật khúc xạ ( χ 2 = 8,28 , P-value=0,02) Ngược lại, giới tính, trình độ học vấn của gia đình, việc đeo kính và thu nhập hàng tháng của cha mẹ không liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức và thái độ về tật khúc xạ [41].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Diễm ở học sinh trường Tiểu học HạĐình, quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2019 về thực trạng kiến thức, thực hành phòngchống cận thị học đường của học sinh Kết quả cho thấy: Tỷ lệ học sinh biết đúng cácnguyên nhân, hậu quả của cận thị còn chưa đầy đủ, khoảng cách chênh lệch lớn từ8,3% đến 93,3%, tỷ lệ biết đúng các biện pháp phòng chống cận thị 50,8% - 86,3%;thực hành đúng từ 49,2% đến 89,6% Kiến thức về giải pháp phòng

Trang 21

chống cận thị của học sinh chưa tương đồng với thực hành đúng của học sinh Học sinh được tiếp cận các thông tin về cận thị qua cha mẹ, người thân là cao nhất (63,8%), tiếp đến là qua thầy cô giáo (62,5%), qua ti vi, đài báo và internet là thấp nhất (54,2% và 47,1%) Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị nhà trường cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành đúng cho học sinh về phòng chống cận thị, đặc biệt chú trọng các giải pháp truyền thông thông qua cha mẹ và thầy cô giáo cho học sinh [13].

Khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹhọc sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại thành phố Hồ Chí Minh của Lê Thị ThanhXuyên cho thấy: Tỷ lệ tật khúc xạ chung là 39,35%, cận thị (SE ≥- 0,50D) - 38,88%,viễn thị (SE ≥ + 2,0D) - 0,47%, loạn thị (cylinder > 0.75D) l 30,4% Tỷ lệ cận thị theocấp lớp là 29,86% (cấp 1), 46,11%(cấp 2), 43,63% (cấp 3) cho thấy tỷ lệ cận thị tăngdần theo cấp học Tỷ lệ cận thị theo giới là 36,04% (nam), 41,55% (nữ) Tỷ lệ cận thịtheo vùng là 56,67% (trung tâm), 36,93% (cận trung tâm), 38,88% (ven) và 15,48%(ngoại thành) Về kiến thức - thái độ - hành vi: Đối với học sinh: về phân loại kiếnthức:16,6% tốt, 35,9% khá, 34,3% trung bình, 13,3% yếu Tỉ lệ chung phân loại tháiđộ- hành vi: tốt 0%, khá: 1,3%, trung bình: 64,4%, yếu: 34,4% Đối với cha mẹ họcsinh: khảo sát 1967 cha mẹ học sinh 10% có kiến thức tốt, 34,7% khá, 44% trungbình, 11,4% yếu Thái độ hành vi: tốt 2,6%, khá: 27%, trung bình: 62%, yếu: 8,3.%.Đối với giáo viên: khảo sát 752 giáo viên: 23,8% có kiến thức tốt, 43,6% khá, 27,4%trung bình, 5,2 % yếu Thái độ- hành vi: tốt 10,8%, khá: 34%, trung bình: 43,4%, yếu:11,8% Như vậy tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh khá cao, đến 39,35% Trong đó hầu hết làcận thị, chiếm 96,5%; tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ TKX ở học các nước chấu Ánhư Đài loan, Hồng Kong, Singapore nhưng cao hơn ở các tỉnh khác của Việt Nam vàmột số nước như Chi le, Nepan, Ấn độ Tỉ lệ cận thị gia tăng theo cấp học Vùngtrung tâm có tỉ lệ cận thị cao hơn so với các vùng cận trung tâm, ven và ngoại thành.Tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn nam [36].

Trang 22

Tác giả Vũ Tuấn Anh “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về chăm sóc tật khúc xạ (TKX) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại 3 tỉnh Tiền Giang, Đà Nẵng, Hải Dương” năm 2021 trên 1.400 học sinh tại 36 trường học tại 3 tỉnh , kết quả cho thấy: về kiến thức, có 95,66% biết về “cận thị”, 34,26% biết khái niệm “viễn thị” và 45,12% về “loạn thị”; v ề thái độ: nói chung học sinh có thái độ tích cực với việc đeo kính (điểm 3,56/ thang điểm 5); thực hành: tuân thủ đeo kính thấp (khoảng ½ số học sinh có chỉ định đeo kính thường xuyên), nam tuân thủ thấp hơn nữ (16% so với 4% số học sinh không đeo kính trong cả tuần) Nghiên cứu đã đề xuất: cần tăng cường hoạt động truyền thông về chăm sóc mắt, phát triển tài liệu giảng dạy kiến thức, thái độ và thực hành về TKX và chăm sóc mắt liên quan đến phòng tránh, điều chỉnh TKX nhằm vào nhóm đối tượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở [3].

Tại Nam Định, tác giả Nguyễn Hải Lâm nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh trung học cơ sở sau can thiệp giáo dục Kết quả cho thấy: Nhận thức của học sinh trung học cơ sở trước can thiệp về cận thị học đường với tỷ lệ: 5% tốt, 50% trung bình,45% yếu Sau can thiệp 3 tháng kết quả đánh giá lại đã cho thấy mức độ nhận thức về CTHĐ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực Tỷ lệ nhận thức tốt về CTHĐ đã tăng lên đến 87,3% cao gấp 17 lần so với trước can thiệp Như vậy, nhờ chương trình can thiệp giáo dục sức khoẻ mà nhận thức về cận thị của học sinh đã cải thiện rõ rệt [28].

1.3 Một số yếu tố có liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về cậnthị và tự chăm sóc cận thị của học sinh

Một nghiên cứu về hiệu quả của chương trình giảng dạy có cấu trúc liên quanđến rối loạn mắt giữa kiến thức và thực hành ở trẻ vị thành niên tại một số trường tạiDharapuram của S Ilavarasi, trong nghiên cứu kiến thức đề cập đến phản hồi bằngvăn bản về sự hiểu biết của trẻ vị thành niên về các rối loạn mắt, được đo bằng bảngcâu hỏi kiến thức tự quản lý và điểm số của nó Thực hành trong nghiên cứu này đềcập đến câu trả lời bằng văn bản về các hoạt động mà trẻ thực hiện liên quan đến cácrối loạn về mắt được đo lường bằng bảng câu hỏi Dichotomonous Kết quả

Trang 23

cho thấy học sinh tại các trường ở thành thị có kiến thức, thực hành về cận thị tốt hơn học sinh tại nông thôn, học sinh đã tiếp cận với nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông (báo, tivi, nhân viên y tế) có kiến thức, thực hành tốt hơn học sinh không được tiếp cận, học sinh có kiến thức về mắt và chăm sóc mắt tốt thì thực hành chăm sóc cũng tốt hơn [63].

Nghiên cứu của Manbir Nagra (2014) thực hiện so sánh tỷ lệ tật khúc xạ của hai nhóm học sinh có cùng nguồn gốc là người Trung Quốc sống ở hai môi trường khác nhau, một nhóm sinh sống tại tại Singapore và một nhóm sống tại Australia Theo đó nhóm học sinh sống tại Singapore dành thời gian 3,05 giờ mỗi tuần cho các hoạt động ngoài trời và nhóm học sinh sống tại Australia dành thời gian 13,75 giờ mỗi tuần cho các hoạt động ngoài trời Kết quả nhóm học sinh ở Singapore có tỷ lệ tật khúc xạ là 29,1% cao hơn rất nhiều so với nhóm học sinh có cùng độ tuổi, cùng nguồn gốc sống ở Australia có tỷ lệ tật khúc xạ là 3,3% Điều này chứng minh rằng môi trường sống, cường độ học tập, làm việc và thời gian hoạt động thể thao ngoài trời là yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học sinh [54].

Nghiên cứu của Jenney M Ip ở Australia trên 2367 học sinh trung học cơ sở về vấn đề cận thị và môi trường đô thị, cho kết quả học sinh ở nội thành có tỷ lệ cận thị là 17,8% trong khi đó ở khu vực ngoại thành có tỷ lệ cận thị là 6,9% Nguy cơ bị cận cao hơn ở nhóm học sinh có thời gian nhìn gần nhiều và thời gian hoạt động ngoài trời ít Tỷ lệ cận thị của nhóm học sinh có nguồn gốc Châu Âu là 8,1% thấp hơn nhiều so với nhóm học sinh có nguồn gốc Đông Á là 55,1% [51].

Tác giả Lê Thị Thanh Xuyên khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ,hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại TP Hồ Chí Minhcho thấy: một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về tật khúc xạnhư: giới tính, theo đó tỷ lệ học sinh nữ có kiến thức tốt hơn học sinh nam gấp 1,35lần; học sinh có lớp học càng cao thì kiến thức, thái độ, thực hành càng tốt Nghiêncứu cũng chỉ ra rằng học sinh khi đã mắc cận thị nếu có sự hỗ trợ của cha mẹ, giáoviên trong việc nhắc nhở và tạo điều kiện để học sinh có thời gian hoạt động ngoàitrời nhiều hơn thì sẽ hạn chế sự tăng độ cận thị, làm chậm sự tăng độ cận hơn [36].

Trang 24

Khối lượng công việc nhìn gần nhiều trong học tập hoặc trong sinh hoạt hằng ngày được xem là yếu tố nguy cơ xuất hiện và phát triển tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng Yếu tố khối lượng công việc ở thị giác gần bao gồm thời gian dành cho công việc đọc sách hoặc làm công việc nhìn gần, thời gian học tại các bậc học, các công việc đòi hỏi thị giác gần và kết quả cao khi đi học Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh, trên đối tượng học sinh lớp 6 tại Hà Nội cho thấy học sinh các lớp chuyên có tỷ lệ tật khúc xạ là 78,3%, trong khi đó học sinh các lớp không chuyên có tỷ lệ tật khúc xạ là 67,6% Trong số học sinh mắc tật khúc xạ, học sinh nữ có kiến thức, thái độ đối với tật khúc xạ tốt hơn học sinh nam, học sinh có thời gian hoạt động ngoài trời nhiều hơn tỷ lệ tăng độ cận thị ít hơn và ngược lại [18].

Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2010), ở Thái Nguyên, cho thấy học sinh có học thêm và tự học từ 2-5 giờ/ngày có nguy cơ mắc cận thị cao từ 2,3-2,5 lần; trên 5 giờ/ngày có nguy cơ cận thị là 3,2-3,7 lần so với những học sinh không học thêm hoặc tự học dưới 2 giờ/ngày Thời gian đọc truyện, sử dụng máy vi tính, chơi điện tử và xem ti vi với thời lượng trên 2 giờ/ ngày đều có mối liên quan chặt chẽ với cận thị học đường [16].

Tại Việt Nam Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã quy định về việc bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học để phòng bệnh, tật học đường trong đó có cận thị đã cho thấy tầm quan trọng của việc phòng tránh cho học sinh mắc tật cận thị, cũng cho thấy sự quan tâm của các ban ngành đối với cận thị học đường [10]

Mặc dù tỷ lệ cận thị của học sinh THCS là lớn; kiến thức, thái độ cũng nhưthực hành tự chăm sóc về tật cận thị còn kém và kiến thức, thái độ, thực hành tự chămsóc kém sẽ làm quá trình tăng độ cận nhanh hơn, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt, họctập và các hoạt động liên quan đến cuộc sống hàng ngày của học sinh Do đó, cán bộy tế, đặc biệt là điều dưỡng tại bệnh viện cũng như y tế học đường cần có kế hoạch vàcác chương trình tư vấn cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức dự phòng cận thị họcđường đối với học sinh chưa mắc cận thị và hỗ trợ nâng cao kiến

Trang 25

thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc mắt đối với học sinh đã mắc nhưng nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh, do vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.

1.4 Đôi nét về địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định là bệnh viện chuyên khoa hạng II, được thành lập theo Quyết định số 2745/QĐ –UBND tỉnh Nam Định với chức năng nhiệm vụ: Khám và điều trị các bệnh về mắt; điều hành, quản lý các chương trình phòng chống mù lòa cho nhân dân trong tỉnh; nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; đào tạo, huấn luyện và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ đôi mắt nhân dân.

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh về mắt hàng ngày càng gia tăng Bệnh viện có tổng số 91 cán bộ, trong đó có 20 bác sĩ (gồm 05 thạc sĩ, 06 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 09 bác sĩ và bác sĩ chuyên khoa định hướng) trong đó hầu hết các bác sỹ đã có chứng chỉ khúc xạ, 36 điều dưỡng(đại học :16,cao đẳng: 08,điều dưỡng hợp đồng :11 người) Bệnh viện có 1 phòng khám khúc xạ với 3 khúc xạ viên

Khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt Nam Định là nơi tiếp đón bệnh nhân ở cáclứa tuổi khác nhau đến khám và điều trị Độ tuổi từ 11-14 tuổi (học sinh) từ các xã,huyện, thành phố của tỉnh Nam Định đến khám và điều trị tật khúc xạ tại bệnh việnchiếm tỷ lệ cao (trung bình khoảng 80 học sinh trong 1 tháng).Trong quá trình thuthập thông tin đúng vào thời gian nghỉ hè nên số lượng học sinh trong nghiên cứu caohơn so với trung bình các tháng khác Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiệnnghiên cứu đề tài với mục đích đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành tựchăm sóc cận thị của học sinh THCS, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố liên quan đếnkiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc cận thị của học sinh Từ đó, đề xuất giảipháp nhằm tăng cường kiến thức, thực hành cho học sinh để hạn chế hậu quả đángtiếc xảy ra (nhược thị, lác, vẩn đục dịch kính…) cho học sinh và giảm gánh nặng chogia đình và xã hội.

Trang 26

1.5 Khung nghiên cứu

+ Kiến thức tự chăm sóc về làm chậm quá trình tăng độ cận thị mắt mắt của học sinh THCS.

- Hoạt động ngoài trời

- Thời gian dành cho hoạt động học tập, giải trí - Thời gian nghỉ giải lao trong quá trình học tập, giải trí của học sinh.

- Thói quen sinh hoạt

Trang 27

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh độ tuổi THCS (11-14 tuổi tính theo năm dương lịch) mắc tật khúc xạ cận thị đến khám tại Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định từ tháng 05đến tháng 08 năm 2023.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

Học sinh độ tuổi THCS có tật khúc xạ cận thị (SE>=-0.5D), đang hoặc chưa sử dụng kính đeo mắt đến khám tại Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định

Được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ - Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Trẻ mắc bệnh lý thần kinh, rối loạn khả năng đọc, hiểu, giao tiếp + Không đồng ý và hợp tác tham gia nghiên cứu.

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2023 Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 05 đến tháng 9 năm 2023

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Trang 28

p = 0,53 (theo nghiên cứu thử trên 20 học sinh THCS có tật khúc xạ đến khám tại bệnh viện thì tỉ lệ học sinh có thực hành tự chăm sóc mắt đạt là 53%

d là độ chính xác tuyệt đối mong muốn, chọn d = 0,07

Thay các chỉ số vào công thức trên ta tính được n = 195 học sinh;

Tuy nhiên, trong 4 tháng thu th ập số liệu, nhóm nghiên cứu đã thu thập toàn bộ số học sinh đến khám và điều trị tạ i bệnh viện và thu được 286 đối tượng nghiên cứu do đó cỡ mẫu là 286.

2.5 Phương pháp chọn mẫu:

Chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được khám và điều chỉnh khúc xạbằng kính đeo mắt tại bệnh viện Mắt Nam Định từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2023.

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

Nhóm cộng tác viên thu thập số liệu bao gồm 3 điều dưỡng tại phòng khám của bệnh viện Mắt Trước khi thu thập số liệu đã được tập huấn, hướng dẫn nội dung, cách thức phỏng vấn đối tượng nghiên cứu Sau đó nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu theo các bước sau:

+ Bước 1: Tại phòng khám bệnh viện, sau khi học sinh được đo và khám mắt Nhóm nghiên cứu lựa chọn học sinh THCS có TKX đến khám đáp ứng yêu cầu điều tra, đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Bước 2: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến đồng thuận của cha mẹ học sinh Sau đó nhóm nghiên cứu giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi khi tham gia vào nghiên cứucho cha mẹ học sinh, học sinh hiểu, nếucha mẹ và học sinh đồng ý sẽ ký vào bản đồng thuận và được phổ biến về hình thức tham gia nghiên cứu; và được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin phiếu điều tra.

+ Bước 3: Cộng tác viên sẽ phỏng vấn trực tiếp tại phòng chờ của phòng khámthông qua bộ câu hỏi có sẵn về “Kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc mắt cậnthịcủa học sinh trung học cơ sở có tật khúc xạ đến khám Tại bệnh viện mắt tỉnh NamĐịnh”.Thời gian phỏng vấn: khoảng 10-20 phút/ học sinh Những học sinh còn chưarõ nội dung kiến thức, thái độ và thực hành tự chăm sóc, cộng tác viên sẽ dành thờigian giải thích rõ hơn.

Trang 29

+ Bước 4: Làm sạch phiếu điều tra, nhập và xử lý số liệu.

2.7 Biến số nghiên cứu (phụ lục 4)2.8 Bộ công cụ và tiêu chuẩn đánh giá

Bộ công cụ được nhóm nghiên cứu tự xây dựng có tham khảo một số nghiên cứu về cận thị:nghiên cứu của Nguyễn Hải Lâm “Nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về cận thị học đường của học sinh Trung học cơ sở tại thành phố Nam Định sau can thiệp giáo dục” [28] và nghiên cứu của tác giả Assef NL “Knowledge and Attitude of Refractive Error Among Public High School Students in Gondar City” [41] và tài liệu của Douglas Fredrick : "Những hiểu biết cần có để phòng ngừa cận thị tiến triển” [17].

Bộ câu hỏi gồm 4 phần:

Phần A: Thông tin chung của đối tượng

Phần B: Kiến thức tự chăm sóc của học sinh THCS mắc cận thị đến khám tại

Các tài liệu được sử dụng làm tham chiếu cho việc xây dựng thang đo trong nghiên cứu này được công bố trên tạp chí theo hệ thống truy cập mở (Creative Commons (CC BY)) Nhóm tác giả cam kết đã tuân thủ đúng các quy định về chính sách truy cập mở Công cụ sử dụng cho nghiên cứu có bản gốc bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt bởi 01 tiến sĩ điều dưỡng tốt nghiệp từ một trường đại học của Úc, đã có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu > 5 năm, đã có các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín.

- Tính giá trị và độ tin cậy bộ công cụ

Bộ công cụ sau khi xây dựng được gửi đến 03 bác sĩ chuyên ngành mắt củabệnh viện để kiểm tra độ tin cậy Kết quả kiểm định cho thấy giá trị I-CVI của tất cảcác tiểu mục =1 và S-CVI/UA= 1 cho thấy bộ công cụ có tính giá trị tương đối Sau

Trang 30

khi điều chỉnh bộ công cụ theo ý kiến của các chuyên gia, bộ công cụ được gửi đến 20 học sinh đã bị cận thị để kiểm tra độ tin cậy Sử dụng phương pháp test và retest (thời gian gửi phiếu cách nhau 07 ngày) Kết quả kiểm tra cho thấy hệ số tương quan của bộ công cụ giữa 2 lần kiểm định r = 0,87.

Cách tính điểm kiến thức: Kiến thức của học sinh về cận thị được thể hiện từ câu B1-B24 Mỗi câu có 3 đáp án với 3 ý lựa chọn Học sinh trả lời đúng mỗi ý thì được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết thì không được điểm, tổng s ố điểm kiến thức là 24 điểm, nghiên cứu quy ước đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng là khi trả lời được ≥70% số ý đúng (≥ 17 điểm), sau đó đánh giá điểm trung bình kiến thức chung của học sinh về tự chăm sóc mắt cận thị[28].

Cách tính điểm thái độ: được thể hiện từ câu C1 đến C11 Thái độ của học sinh về tự chăm sóc được đánh giá theo thang điểm likert với 3 mức độ: Không đồng ý, Không đồng ý cũng chẳng phản bác, đồng ý Tổng điểm tối đa mỗi câu là 2 điểm, thấp nhất là 0 điểm Tổng điểm phần thái độ là 22 điểm Nghiên cứu quy ước đối tượng nghiên cứu có thái độ tích cực là khi trả lời được ≥70% số điểm (≥ 16 điểm), sau đó đánh giá điểm trung bình thái độ của học sinh về tự chăm sóc mắt cận thị[41].

Cách tính điểm thực hành: Thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS được thể hiện từ câu D1-D16, Thực hành được đánh giá theo điểm trong bảng phụ lục (phụ lục 3) Tổng số điểm tối đa phần thực hành là 28 điểm Học sinh có thực hành đạt khi thực hiện được ≥ 70% số thực hành (≥ 20 điểm), sau đó đánh giá điểm trung bình thực hành của học sinhvề tự chăm sóc mắt cận đến khám tại phòng khám [41].

2.9 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Quản lý và xử lý số liệu: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát lại toàn bộ cácphiếu điều tra thu thập được, loại bỏ các phiếu điền không đầy đủ thông tin.Số liệuđược nhập liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệuđược làm sạch bằng cách kiểm tra logic (thông qua lệnh frequency hoặc

Trang 31

crosstab) phát hiện các sai sót trong quá trình nhập liệu, đối chiếu với phiếu phỏng vấn để điều chỉnh cho phù hợp.

Phân tích số liệu: Sử dụng tần số, tỷ lệ % để mô tả thông tin chung, thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc mắt cận thị Sử dụng giá trị OR và giá trị p của χ2 test để kiểm tra mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc mắt cận thị với các biến độ c lập như tuổi, giới, nơi sinh sống, Mức ý nghĩa thống kê được sử dụng với p<0,05.

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh của theo số 969/GCN-HĐĐĐ ngày 26/4/2023và sự chấp thuận của Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định.Các đối tượng tự nguyện tham gia sau khi đã được thông báo rõ ràng về mục đích, nội dung của nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho công tác nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

2.11 Sai số và cách khắc phục sai số

Sai số trong quá trình điền thông tin: Các cán bộ hỗ trợ nghiên cứu có thể điền nhầm hoặc thiếu thông tin trong quá trình thu thập thông tin Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi cũng đã tiến hành tổ chức tập huấn kỹ cho nhóm hỗ trợ thu thập thông tin Cuối mỗi buổi khám, nhóm thu thập thông tin đã họp lại để kiểm tra chéo các biểu mẫu để hạn chế các thông tin sai và thiếu.

Sai số do nhập liệu: Trong quá trình nhập liệu có thể xảy ra sai sót Chúng tôiđã khắc phục vấn đề này bằng cách thiết kế bộ công cụ nhập liệubằng phần mềmSPSS với các thuật toán để khống chế những sai sót không đáng có Sau khi hoànthành nhập liệu, chúng tôi đã tiến hành làm sạch số liệubằng cách kiểm tra những giátrị bất thường trong bộ số liệu.

Trang 32

Chương 3KẾT QUẢ

3.1 Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố tỷ lệ học sinh cận thị theo giới, độ tuổi, địa bàn dân cư

Bảng 3.1 cho thấy: Học sinh trong nhóm nghiên cứu phần lớn là nữ chiếm 63,6%; số học sinh có độ tuổi từ 14-15 tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu (57,3%); đa số học sinh đến khám mắt tại bệnh viện sống ở nông thôn (71,3%).

Ti vi, sách, Internetthầy, côcán bộ y tế nhân viên ycha, mẹ,người bánbáogiáohọc đườngtếngười thân, kính hoặcbạn bèbán thuốc không có

Biểu đồ 3.1 Nguồn thông tin về chăm sóc mắt cận thị

Biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số học sinh đều nhận được các thông tin về chăm

Trang 33

sóc mắt cận thị Số học sinh nhận được nguồn thông tin về chăm sóc mắt từ cha, mẹ, người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất (85,3%), số học sinh nhận được nguồn thông tin về chăm sóc mắt từ người bán kính chiếm tỷ lệ thấp nhất (54,9%).

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành tự chăm sóc mắtcận thị của học sinhđến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định

3.2.1 Kiến thức tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh đến khám tại khoa khám

Điều kiện ánh sáng không

Ăn ít thức ăn có chứa các

vitamin

Trang 34

Kết quả cho thấy, kiến thức đúng của học sinh về các thói quen làm tăng độ cận thị của mắt chiếm tỷ lệ cao; trong đó, số học sinh có kiến thức đúng về “tư thế ngồi học sai” làm tăng độ cận thị của mắt chiếm tỷ lệ cao nhất là 89,2%; kiến thức đúng thấp nhất là thời gian tập trung nhìn gần quá lâu (50,7%).

Bảng 3.3 Kiến thức tự chăm sóc đúng của học sinh về các thói quen làmchậm quá trình tăng độ cận thị của mắt

Tăng thời gian hoạt động ngoài trời22478,36221,7Xem tivi với khoảng cách từ mắt đến màn

Trang 35

Đi khám mắt định kỳ tại cơ sở chuyên khoa

Bảng 3.3 cho thấy, phần lớn học sinh có kiến thức đúng về các thói quen làm chậm quá trình tăng độ cận thị của mắt, trong đó học sinh kiến thức tốt nhất là kiểm tra kính mắt tại cơ sở chuyên khoa mắt để điều chỉnh cho phù hợp (85,7%) Tuy nhiên, chỉ có 59,4% số học sinh có kiến thức đúng về tập nhìn xa (Sau 45 phút đọc sách,học bài,làm việc máy tính cần để mắt nhìn xa 5-10 phút) làm chậm quá trình tăng độ cận thị của mắt.

Bảng 3.4 Kiến thức tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS

Điểm trung bình kiến thức của học sinh làm chậm quá trình tăng độ cận thịmắt (11,1±2,33) cao hơn so với điểm trung bình kiến thức của học sinh làm tăng độcận thị của mắt (6,42±1,62) Điểm trung bình kiến thức chung tự chăm sóc mắt cuảhọc sinh là 17,52 ± 2,71 Trong đó, học sinh có kiến thức đúng đạt điểm cao nhất là22 điểm, thấp nhất là 11 điểm.

Trang 36

Kết quả cho thấy, trong 286 học sinh tham gia nghiên cứu có 73,1% học sinh có kiến thức chung đúng bên cạnh 26,9% học sinh có kiến thức chưa đúng về tự chăm sóc mắt cận thị.

3.2.2 Thái độ về tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS tại khoakhám bệnh Bệnh viện Mắt Nam Định

Bảng 3.5 Thái độ về chăm sóc mắt cận thị của học sinhTHCS tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt Nam Định

Trang 37

thiết phải đeo kính đúng độ Đeo kính làm cho tôi cảm thấy

xấu hổ/không tự tin

Tôi không có thời gian để đi khám mắt do tôi quá bận học,

148 51,7101 35,33712,9 còn bố mẹ tôi thì quá bận với

công việc của họ

Đeo kính gây ra rất nhiều bất tiện

trong hoạt động hàng ngày của tôi Tôi có nhiều việc quan trọng hơn

là đi kiểm tra mắt

Kết quả bảng 3.5: có 49,3% học sinh đồng ý “không được chăm sóc tốt, cậnthị có thể dẫn đến mù lòa”; 73,8% học sinh không đồng ý “đeo kính đúng độ khônggiúp làm chậm quá trình tăng độ cận thị của mắt”; 65,4% học sinh cảm thấy tật khúcxạ không thể chữa khỏi bằng thuốc mắt; 64% không đồng ý “tật khúc xạ không thểcải thiện thị lực bằng việc đeo kính”; có 61,9% học sinh không đồng ý “đeo kính làmcho tôi cảm thấy xấu hổ/không tự tin”,chỉ có 51,7% không đồng ý "tôi không có thờigian đi khám mắt do tôi quá bận học còn bố mẹ quá bận với công việc của họ".

Trang 38

Bảng 3.6 Thái độ tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS

Điểm trung bình thái độ chung tự chăm sóc mắt của học sinh là 15,98 ± 1,64 Trong đó, học sinh có thái độ tích cực đạt điểm cao nhất là 22 điểm, thấp nhất là 11 điểm.

93 (32,5%)

193 (67,5%)

Tích cựcKhông tích cực

Biểu đồ 3.3 Phân loại thái độ tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS

Kết quả cho thấy, có 67,5% học sinh có thái độ tích cực; tuy nhiên vẫn còn32,5% học sinh có thái độ chưa tích cực về tự chăm sóc mắt cận thị.

Trang 39

3.2.3 Thực hành tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định

Bảng 3.7 Thực hành tự chăm sóc mắt cận thị (hoạt động ngoài trời) củahọc sinh THCS tại khoa khám bệnh Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định

Giờ ra chơi ở trường emNgồi lại trong lớp18564,7

Hàng ngày khi ở nhà,sau khi Hàng ngày em dành bao nhiêu

thời gian cho các hoạt độngÍt hơn 1 giờ4214,7

Bảng 3.7 cho thấy, số học sinh ra ngoài sân chơi giờ giải lao chỉ chiếm 35,3%;có 63,3 % số học sinh học bài xong thường xuyên ra ngoài chơi Tuy nhiên, chỉ có28,3%% học sinh dành thời gian nhiều hơn 2 giời cho các hoạt động ngoài trời.

Trang 40

Bảng 3.8 Thời gian dành cho hoạt động học tập, giải trí trong 1 ngày

Thời gian giải trí (xem tivi,>= 2 giờ/ngày25789.9 điện thoại, sử dụng máy

Kết quả cho thấy: Có 80,4% học sinh có thời gian học sách >=2 giờ/ngày; sốhọc sinh giữ khoảng cách đúng từ mắt đến sách khi đọc, học bài chỉ chiếm 62,6%; đasố học sinh có thời gian giải trí (xem ti vi, điện thoại, …) >=2 giờ/ngày chiếm tỷ lệcao (89,9%); Số học sinh thực hành đúng khoảng cách từ mắt đến tivi (từ 2,5 m trởlên) chiếm 64,7%.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan