đánh giá sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp ứng xử của điều dưỡng hộ sinh tại trung tâm y tế anh sơn nghệ an năm 2023

32 0 0
đánh giá sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp ứng xử của điều dưỡng hộ sinh tại trung tâm y tế anh sơn nghệ an năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi vào một cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, người bệnh ủy thác tài sản quý giá nhất của mình là sức khỏe cho các thầy thuốc, họ cũng là trung tâm, là khách hàng của công tác chăm sóc tron

Trang 1

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 11

2.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm y tế Anh Sơn 11

2.2 Thực trạng về giao tiếp ứng xử tại Trung tâm y tế Anh Sơn 11

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho Tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, toàn thể nhân viên tại Trung tâm y tế Anh Sơn, Nghệ An đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp tại đây.

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, bài chuyên đề này không thể tránh được những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.

Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày 25 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.

Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nam Định, ngày 25 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

sinh khi người bệnh vào khoa

bệnh đau đớn, lo sợ

trước và sau khi làm thủ thuật

dưỡng, hộ sinh

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con người, nó là một quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa người và người, thông qua đó con người khám phá và sáng tạo lẫn nhau Trong giao tiếp mỗi người có động cơ riêng của mình, thông qua các công cụ phương tiện, con người hiểu biết lẫn nhau và thế giới xung quanh.

Giao tiếp là một nghệ thuật, đặc biệt trong ngành y tế để đảm bảo quá trình trao đổi thông tin và nhu cầu tinh thần của người bệnh Khi vào một cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, người bệnh ủy thác tài sản quý giá nhất của mình là sức khỏe cho các thầy thuốc, họ cũng là trung tâm, là khách hàng của công tác chăm sóc trong bệnh viện nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn Vì sức khỏe con người là gồm sức khỏe về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong môi trường sống Các yếu tố tâm lý, xã hội đã và đang có những ảnh hưởng ngày một sâu rộng đến sức khỏe con người Vậy nên, Điều dưỡng viên, Hộ sinh có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp quá trình điều trị, phục hồi của người bệnh thuận lợi hơn.

Giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế được thể hiện bằng lời nói, thái độ và hành vi văn hóa trong mối quan hệ với người bệnh Khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào tố chất, đặc điểm tính cách, môi trường, quá trình giáo dục mà người đó được tiếp nhận nên nó là một kỹ năng nghề nghiệp có thể rèn luyện được Ngày nay chất lượng khám và điều trị không chỉ là sự phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị thuốc, phẫu thuật mà còn là sự hài lòng của người bệnh trong giao tiếp ứng xử, chăm sóc người bệnh.

Đặc biệt khi giao tiếp với người bệnh, người cán bộ y tế hiểu rằng: Bệnh tật là sự cố không ai mong muốn, vì vậy khi mắc bệnh ai cũng thấy lo lắng; không biết bệnh nặng hay nhẹ, có ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp…không khí lo lắng bao trùm lên tất cả mọi người trong gia đình, họ rất sợ: Sự chờ đợi

Trang 7

lâu, sự thờ ơ, quát nạt, hách dịch, nguyên tắc và nhất là sự vô cảm của nhân viên y tế.

Trung tâm y tế Anh Sơn thành lập năm 1963, được giao nhiệm vụ là đơn vị phụ trách khám, chữa bệnh, công tác dự phòng, là nơi khám và điều trị cho nhân dân trong huyện nhà và số ít có người bệnh ở các huyện kế cận và nước bạn Lào Trong thời gian qua trung tâm đã tự khẳng định bằng các kết quả tốt trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh Giao tiếp ứng xử đúng mực của cán bộ y tế với người bệnh nói chung và tại Trung tâm y tế Anh sơn nói riêng đã và đang trở thành vấn đề rất quan trọng trong công tác khám chữa bệnh Tuy nhiên trong giao tiếp ứng xử thật khó thực hiện một chuẩn mực nhất định nào đó về giao tiếp ứng xử.

Để góp phần thực hiện tốt hơn quy tắc ứng xử cũng như để ngày một nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh của trung tâm y tế, tôi thực hiện

chuyên đề “Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp ứng xử của điềudưỡng, hộ sinh tại trung tâm y tế Anh Sơn, Nghệ An năm 2023” với hai mục tiêu

1 Mô tả sự hài lòng của người bệnh đối với kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm y tế Anh Sơn năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường sự hài lòng về giao tiếp ứng xử của người bệnh đối với điều dưỡng, hộ sinh tại Trung tâm y tế Anh Sơn.

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2 Khái niệm chung về giao tiếp

Giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục nhất có thể, đồng thời thúc đẩy được sự giao tiếp hai chiều.

Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt động chiến lược thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.

Giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa bệnh được thể hiện bằng lời nói, thái độ và hành vi văn hóa trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh, khách đến làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp.

Người đến khám bệnh, chữa bệnh, đến thăm và đến làm việc là đối tượng phục vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh và được đối xử bình đẳng và lịch sự.

Thầy thuốc và nhân viên y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh và người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.

1.1.2 Phân loại các phương thức giao tiếp

Các loại giao tiếp phân theo phương tiện giao tiếp gồm:

Giao tiếp vật chất: Thông qua hành động vật chất cụ thể như: Tặng phẩm, kỷ vật…thông qua nó con người trao đổi cho nhau những thông tin, rung cảm, kinh nghiệm… về vật thể đó, từ đó chủ thể và khách thể thực hiện mục đích, nội dung giao tiếp.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Đây là công cụ giao tiếp cơ bản của con người, qua đó họ trao đổi với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm, thái độ…mà mình thấy cần thiết.

Trang 9

Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt…để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu, điều này góp phần không nhỏ đến kết quả giao tiếp.

1.1.3 Đặc điểm tâm lý của người bệnh và những yêu cầu chung về giao tiếp của điều dưỡng

1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý của người bệnh

Người bệnh là người bị tổn thương thực thể hay cơ năng ở một hay nhiều bộ phận trên cơ thể, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường do đau đớn, khó chịu Người bệnh có thể có những diễn biến tâm lý khác nhau như:

- Lo lắng: Người bệnh rất lo lắng mong muốn được chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng, họ sợ nằm viện, sợ mắc phải bệnh không cứu chữa được, hoặc để lại di chứng.

- Rụt rè, e thẹn: Trước nhân viên y tế, người bệnh thường có tâm lý phức tạp, vừa muốn trình bày mọi điều, nhưng có khi lại rụt rè, nhất là những bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm.

- Người bệnh nghi ngờ, quan sát và nhận xét: Người bệnh quan sát các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của NVYT qua giao tiếp, ứng xử, từ đó hình thành niềm tin hoặc không tin tưởng với quá trình điều trị.

- Nóng ruột: Người bệnh đòi hỏi quá trình điều trị phải đáp ứng nhanh, đòi hỏi sự quan tâm, gây sức ép cho NVYT.

1.1.3.1 Những yêu cầu chung về giao tiếp của điều dưỡng

Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001 do Bộ y tế ban hành quy định về chế độ giao tiếp của NVYT trong các cơ sở khám chữa bệnh, trích lược các khoản mục sau:

Khi người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến phòng khám, thầy thuốc và nhân viên khoa khám bệnh cần phải:

Chủ động tiếp đón với thái độ niềm nở và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh, người nhà người bệnh và khách.

Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh, người nhà người bệnh và khách với thái độ ân cần, quan tâm và lịch sự.

Trang 10

Phân loại và phát số khám cho người bệnh theo thứ tự.

Mời người bệnh, người nhà người bệnh hoặc khách ngồi chờ đúng nơi quy định.

Bác sĩ thăm khám người bệnh toàn diện, lắng nghe lời kể của người bệnh và ân cần giải thích cho người bệnh hiểu rõ phương pháp điều trị cho họ.

Hướng dẫn các thủ tục nhập viện Đưa người bệnh nặng đến nơi làm xét nghiệm, chụp chiếu XQuang nếu người bệnh nặng không tự đi được.

Đưa người bệnh vào khoa điều trị Khi người bệnh vào khoa:

Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa hoặc điều dưỡng hành chính vui vẻ tiếp đón, giải quyết nhanh thủ tục hành chính, giới thiệu các qui định của bệnh viện và xếp giường cho người bệnh Trường hợp không còn giường riêng cần giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước khi xếp nằm chung với người bệnh khác.

Bác sĩ, Điều dưỡng viên, Hộ sinh phụ trách phải giới thiệu tên, chức danh, thăm hỏi và làm quen với người bệnh ngay khi người bệnh vào khoa.

Khi người bệnh đang điều trị tại khoa:

Thầy thuốc và nhân viên y tế phải xưng hô với người bệnh, người nhà người bệnh lịch sự và phù hợp với tuổi hoặc quan hệ xã hội Gọi người bệnh bằng cách ghép đại từ nhân xưng với họ tên người bệnh ( ví dụ: ông nguyễn văn A ), không được gọi người bệnh bằng “ông kia”, “bà kia”

Bác sĩ điều trị, Điều dưỡng, Hộ sinh phụ trách bố trí thời gian hợp lý để tiếp xúc, thăm khám, giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.

Điều dưỡng viên, Hộ sinh, Hộ lý giúp người bệnh các việc cụ thể như trải ga, mặc áo, đưa nước uống khi cần.

Bác sĩ điều trị, Điều dưỡng, Hộ sinh, hộ lý thường trực buổi trưa và trực đêm cần có mặt ngay tại giường bệnh khi được người bệnh hoặc người nhà người bệnh gọi Giải quyết kịp thời các yêu cầu chuyên môn và giải thích để người bệnh, người nhà người bệnh yên tâm.

Trang 11

Mọi cử chỉ, lời nói của thầy thuốc và nhân viên y tế không được thể hiện sự gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và người nhà người bệnh Đặc biệt là khi người bệnh phải phẫu thuật hoặc làm thủ thuật.

Thầy thuốc và nhân viên y tế phải bình tĩnh trong các tình huống tiếp xúc với người bệnh và người nhà người bệnh.

Khi cho người bệnh dùng thuốc:

Bác sĩ giải thích rõ lý do, tác dụng của thuốc và công khai tên thuốc ghi trong đơn cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh.

Điều dưỡng viên, Hộ sinh hướng dẫn cách dùng thuốc, những vấn đề cần theo dõi và chú ý trong quá trình dùng thuốc.

Điều dưỡng viên, Hộ sinh công khai số lượng, loại thuốc dùng cho người bệnh

Bảo đảm sự kín đáo và tôn trọng người bệnh khi làm thủ thuật.

Thể hiện thái độ thông cảm, động viên khi người bệnh lo sợ và đau đớn Nếu hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật, thủ thuật phải giải thích rõ lý do cho

người bệnh hoặc người nhà người bệnh.

Khi người bệnh ra viện, chuyển viện thầy thuốc và nhân viên y tế phải:

Thông báo ra viện và chuẩn bị cho người bệnh từ ngày hôm trước Trường hợp ra viện, chuyển viện đặc biệt cần giải thích lý do.

Giải thích đầy đủ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán viện phí mà người bệnh phải thanh toán.

Lấy ý kiến và tiếp thu góp ý của người bệnh trước khi ra viện Cần dặn người bệnh những việc cần làm khi ra viện.

Trang 12

Giao tiếp với người nhà, khách đến thăm và làm việc.

Bác sĩ điều trị thông báo tình trạng của người bệnh để người nhà biết cùng phối hợp.

Bác sĩ điều trị, Điều dưỡng viên, Hộ sinh phụ trách có trách nhiệm giải thích động viên người nhà người bệnh có tiên lượng xấu và chia buồn với gia đình người bệnh khi người bệnh tử vong.

Mọi thầy thuốc và nhân viên y tế được hỏi phải dừng lại để chỉ đường cho người bệnh, người nhà người bệnh hoặc khách và có nghĩa vụ giúp người nhà người bệnh tìm nơi người bệnh đang điều trị ( trừ trường hợp đang giải quyết cấp cứu).

Mọi thầy thuốc và nhân viên y tế phải xưng hô với người nhà người bệnh, khách đến thăm và làm việc lịch sự và lễ độ.

Giao tiếp với đồng nghiệp, thầy thuốc và nhân viên y tế phải:

Có trách nhiệm chia sẻ thông tin và phối hợp tốt trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.

Tôn trọng, giúp đỡ và không nói xấu đồng nghiệp.

Xưng hô với đồng nghiệp theo mối quan hệ trong cơ quan ( Chức danh, nghề nghiệp, tuổi ).

1.1.4 Kế hoạch triển khai thực hiện về giao tiếp ứng xử trong cơ sở khám chữa bệnh

Trên thực tế việc thực hiện quy tắc ứng xử giữa NVYT và NB, NNNB trong những năm gần đây Trung tâm y tế Anh Sơn nói riêng và Bộ Y tế nói chung rất được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, đã ban hành các văn bản như:

Tại Trung tâm y tế Anh sơn hàng năm đều tổ chức cho các cá nhân, tập thể ký cam kết không vi phạm quy tắc ứng xử và thực hiện tốt quy chế giao tiếp giữa đồng nghiệp và giữa nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh Mặt khác Trung tâm triển khai thực hiện tốt nội dung “ Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” làm cho mỗi cá nhân tự ý thức và chuyển biến mình với mục tiêu làm hài lòng người bệnh và người nhà người bệnh.

Trang 13

- Năm 2012 Hội điều dưỡng Việt Nam ban hành Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng viên Việt Nam.

- Năm 2013 Bộ Y tế đã ra Chỉ thị số 03/CT-BYT về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Năm 2015 Bộ Y tế đã triển khai kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

- Năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An triển khai thực hiện về “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” trong các cơ sở khám chữa bệnh.

1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001 do Bộ y tế ban hành qui định về chế độ giao tiếp của nhân viên y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh.

- Quyết định 2151/2015/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “ Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

- Thông tư 31/2021/TT-BYT qui định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.

- Quyết định 166/2022/ QĐ- TTYT về tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại Trung tâm y tế Anh Sơn.

1.2.2 Thế giới

Trong nghiên cứu của tác giả Sengalun Phommanivong năm 2015 tại bệnh viện Tỉnh Xekong ở 350 người bệnh, kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh với bệnh viện Tỉnh Xekong kết quả như sau: Yếu tố hữu hình 3,65, tin cậy 3,80, cảm thông 3,67, đáp ứng 3,61, kỹ thuật 3,69, hình ảnh 3,69, hài lòng 3,84.

Tác giả Ny Net cùng với Santhat Sermsri, Jiraporn Chompikul nghiên cứu sự hài lòng của 236 người bệnh với các dịch vụ y tế tại bệnh viện cộng đồng

Trang 14

Wangmamyen kết quả là: Điểm số trung bình là sự hài lòng của người bệnh là 4,2 và 23,3% số người bệnh đều rất hài lòng với các dịch vụ y tế Số người bệnh đã rất hài lòng với sự sẵn có của các nguồn lực y tế (37,3%); môi trường vật lý (36,9%), và cách giao tiếp của các nhà cung cấp dịch vụ (30,9%); chất lượng chăm sóc (24,1%); chi phí y tế (14,8%), và khả năng tiếp cận (13,9%).

Tác giả Nguyễn Bích Lưu nghiên cứu trên 175 người bệnh khám và điều trị tại khoa ngoại, bệnh viện Banpong, tỉnh Ratchaburi, Thái Lan cho thấy 100% người bệnh có nhu cầu được quan tâm và chia sẻ trong quá trình nằm viện, 59,4% người bệnh đánh giá cao các hoạt động chăm sóc và 51% người bệnh rất hài lòng với những hoạt động chăm sóc đó Những yếu tố liên quan gồm: tuổi, giới, thời gian nằm viện, mức độ đánh giá điều kiện chăm sóc, trình độ chuyên môn của điều dưỡng, chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, mức độ cung cấp thông tin y tế và giáo dục sức khỏe.

Với những nghiên cứu khác nhau, ở các khu vực khác nhau, dựa trên những mô hình đánh giá và các bộ công cụ khác nhau, phạm vi nghiên cứu cách tiếp cận các vấn đề liên quan cũng khác nhau tại các bệnh viện khác nhau và trên những đối tượng khác nhau của 11 nhiều nước khác nhau trên thế giới có thể đưa ra những kết quả không thống nhất, nhưng đã phần nào đưa ra được bức tranh tổng thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ y tế có cái nhìn toàn diện hơn, quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện.

1.2.3 Việt Nam

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện Năm 2013, tác giả Hồ Nhật Bạch đã nghiên cứu sự hài lòng của 260 người bệnh nội trú đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện tại thành phố Long Xuyên kết quả đánh giá các thành phần chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện ( Năng lực phục vụ, tình cảm và phương tiện hữu hình) đều ở mức trung bình nằm trong khoản từ 3,23 đến 3,40.

Trang 15

Trong nghiên cứu của Nguyền Thị Minh Phương năm 2013 ở 100 người bệnh nội trú tại bệnh viện da liễu Trung ương, kết quả có 62% người bệnh nội trú hài lòng với việc điều dưỡng về việc giới thiệu bản thân mỗi khi tiếp xúc với người bệnh; 67% người bệnh nội trú hài lòng với với hoạt động công khai thuốc của điều dưỡng; 61% người bệnh hài lòng với việc điều dưỡng tư vấn kiến thức về bệnh, cách theo dõi và chăm sóc bệnh của người bệnh khi ra viện.

Tác giả Lê Nữ Thanh Uyên nghiên cứu trên 200 người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện Bến Lức, tỉnh Long An, kết quả cho thấy: 90,0% người bệnh hài lòng chung về toàn bệnh viện; 94,5% người bệnh hài lòng về khám bệnh, theo dõi và điều trị; 91,8% NB hài lòng chăm sóc của điều dưỡng; 74,5 % khâu thông tin hướng dẫn; 70 % khâu thủ tục hành chính; 65,0% khâu phục vụ ăn uống; 61,8% khâu vệ sinh; 60,9% khâu phòng lưu bệnh.

Trang 16

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Giới thiệu sơ lược về Trung tâm y tế Anh Sơn

Trung tâm y tế Anh Sơn được thành lập năm 1963, trải qua 60 năm phát triển, hiện tại là đơn vị 02 chức năng: Y tế dự phòng và khám chữa bệnh đa khoa, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định trong quy chế chuyên môn do Bộ y tế ban hành Tại trung tâm hiện có 171 viên chức, trong đó: Có 44 bác sĩ; 7 y sỹ; 57 điều dưỡng ( 15 đại học điều dưỡng; 40 cao đẳng điều dưỡng; 02 điều dưỡng trung học); Dược sĩ: 10; 08 hộ sinh cao đẳng, 03 hộ sinh trung học; 11 kĩ thuật viên xét nghiệm; cán bộ khác 31 người.

Trung tâm gồm có 17 khoa, phòng, nhân lực bố trí phù hợp, hài hòa giữa mảng y tế dự phòng và điều trị Trung bình mỗi ngày trung tâm tiếp nhận hơn 500 lượt khám ngoại trú, hơn 210 người bệnh điều trị nội trú Trong những năm qua, trung tâm đã không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, luôn giữ vững là một trong những trung tâm y tế tuyến huyện tốp đầu trong tỉnh Nhiều dịch vụ kỹ thuật cao được thực hiện ngang tầm với tuyến tỉnh như: Phẫu thuật cắt u đại tràng đóng hậu môn nhân tạo; phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày; phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản, tán sỏi tiết niệu bằng Laser; phẫu thuật nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (U xơ tiền liệt tuyến) Nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ

sức khỏe nhân dân, nhân viên của Trung tâm y tế Anh Sơn luôn đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và không ngừng trau dồi, học hỏi để đáp ứng với sự phát triển của xã hội.

Trung tâm y tế đã được công nhận đơn vị văn hoá từ năm 2000 Đã 02 lần được công nhận là đơn vị xuất sắc toàn diện được Bộ y tế tặng bằng khen Nhiều năm là đơn vị xuất sắc được Uỷ ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen, Sở y tế tặng giấy khen Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm Các tổ chức đoàn thể công đoàn và đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc liên tục trong nhiều năm.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan