FIDT RESEARCH – WEEKLY REPORT 1803-22032024

10 0 0
FIDT RESEARCH – WEEKLY REPORT 1803-22032024

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Kiến trúc - Xây dựng BÁO CÁO TUẦN TUẦN 2503–29032024 Tuần tới, dự báo Vnindex có thể sẽ tiếp tục biến động khó lường. Nhịp tăng giảm sẽ hình thành sự giằng co và nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi, quan sát một xu hướng mới hình thành rõ ràng hơn. FIDT nhận định diễn biến đó có thể khiến Vnindex giảm trong tuần tới. Thị trường sẽ dần xuất hiện sự phân hóa mạnh và những ngành có câu chuyện riêng dự kiến có thể bứt phá trong tuần tới. Về bức tranh rộng hơn, như đã nhận định tại Báo cáo tháng 3 - Ngân nga theo con sóng, thị trường vẫn có thể tiếp tục duy trì triển vọng tăng trưởng, tuy nhiên sự hoài nghi sẽ đến nhiều hơn. (1) Thứ nhất là bức tranh nền kinh tế vẫn chưa thực sự rõ ràng và triển vọng phục hồi có thực sự xác nhận trong kết quả GDP Q1 sắp tới vẫn là điều nhà đầu tư cần theo dõi. (2) Thứ hai là thị trường đã tăng một nhịp khá dài và cần một nhịp điều chỉnh ngắn hạn để dòng tiền có thể luân chuyển sang nhóm ngành khác sau khi động lực kéo thị trường từ nhóm ngân hàng đã dần hạ nhiệt. Phòng Nghiên cứu và Phân tích Công ty CP FIDT Website: Fidt.vn Email: supportfidt.vn FIDT Research – Weekly Report 1803-22032024 Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Công ty CP FIDT T r a n g 1 RMS – HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 24032024 Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức KHẢ QUAN, mức độ rủi ro 33.75 (+3.75)- Tăng so với tuần trước. Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢM trong tuần này. FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 60-70 trong danh mục đầu tư. Vĩ mô và các yếu tố tác động đến RMS Thế giới Bức tranh kinh tế thế giới gần đây chưa thực sự tươi sáng với tình hình tăng trưởng trì trệ ở những nền kinh tế đầu tàu là điều nhà đầu tư cần lưu ý. Trong tuần qua, FED cũng chưa công bố hạ lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 3 này. Việt Nam Thanh khoản duy trì đà tốt, tuy nhiên chỉ số VN-Index trải qua các phiên biến động trong tuần qua, tâm lý nhà đầu tư trở nên khá dè chừng với việc chờ nhịp điều chỉnh của thị trường. Nhóm Ngân hàng kéo điểm trong xu hướng giảm điểm chung của các nhóm ngành khách trong phiên cuối tuần vừa rồi tạo ra sự nghi ngại cho nhà đầu tư. Động thái bán ròng liên tục với khối lượng lớn gần đây của nhà đầu tư nước ngoài cũng là câu chuyện đáng chú ý, gây áp lực lên thị trường. FIDT Research – Weekly Report 1803-22032024 Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Công ty CP FIDT T r a n g 2 Ảnh hưởng của tỷ giá tăn liên tục và việc phát hành tín phiếu T-bills ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý ngắn hạn của nhà đầu tư. Đại hội đồng cổ đông diễn ra trong giai đoạn này sẽ là những sự kiện quan trọng nhà đầu tư theo dõi định hướng phát triển của Doanh nghiệp. 293: Công bố số liệu kinh tế Việt Nam tháng 3 và Quý 12024, nhà đầu tư sẽ tập trung quan sát số liệu này để xem xét nền kinh tế có đang thực sự phục hồi như kỳ vọng, từ đó ảnh hưởng lớn tới xu hướng tiếp theo của thị trường. Khuyến nghị trading Chiến lược giao dịch Chiến lược giao dịch trong tuần: FIDT khuyến nghị tỷ trọng đầu tư ở mức 60 - 70, khuyến nghị mua mới ở nhịp chỉnh của thị trường trong tuần trước của FIDT đã mang lại vị thế tốt cho nhà đầu tư. Về mặt chiến lược giao dịch, danh mục đầu tư trong tuần sẽ không có nhiều biến động, động thái tăng thêm tỷ trọng đầu tư trong giai đoạn tới sẽ phụ thuộc vào tình hình chỉ số kinh tế vĩ mô quý 1 năm 2024 và phản ứng của thị trường. FIDT khuyến nghị tỷ trọng trading ngắn hạn ở mức 40, vị thế trading có thể nâng lên đối với nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhưng còn ở nền và nhóm ngành có hiệu suất chưa tăng mạnh trong thời gian qua. FIDT Research – Weekly Report 1803-22032024 Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Công ty CP FIDT T r a n g 3 TÓM TẮT DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN Tóm tắt diễn biến thị trường trong tuần Thị trường chỉnh mạnh hơn 20 điểm ngay phiên đầu tiên của tuần nhưng có sắc xanh trong tất cả các ngày còn lại, đặc biệt tăng gần 30 điểm trong hai phiên thứ 4 và thứ 5. Tổng kết, thị trường có một tuần tăng điểm với giá trị +18.02 điểm vào Index bất chấp các tin xấu về chính trị, ảnh hưởng tâm lý của ngày đáo hạn phái sinh và cuộc họp của Fed. Hiện tại, VN Index đang có giá trị 1,281.80 điểm. Giá trị thanh khoản có một tuần đầy biến động khi mở đầu tuần với giá trị hơn 43k tỷ - kỷ lục tính từ cuối tháng 122021. Thanh khoản những ngày tiếp theo không có giá trị lớn như phiên đầu tuần nhưng vẫn có xu hướng tăng dần, đạt mốc hơn 30k tỷ vào phiên cuối cùng của tuần. Tổng kết, thanh khoản tuần này đạt giá trị trung bình 30,424.36 tỷ, có xu hướng tăng so với tuần trước (hơn 25k tỷ). Xu hướng tuần của nhóm NĐT: Mua ròng: Cá nhân, Tổ chức trong nước Bán ròng: Khối ngoại, Tự doanh FIDT Research – Weekly Report 1803-22032024 Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Công ty CP FIDT T r a n g 4 VĨ MÔ QUỐC TẾ Cập nhật cuộc họp FOMC T32024 Các yếu tố được phân tích ra từ cuộc họp: Giữ nguyên lãi suất mức từ 5.25 - 5.5, lần thứ 5 liên tiếp kể từ cuộc họp tháng 9. Đúng như dự phóng của thị trường. Fed cho biết dữ liệu lạm phát 2 tháng đầu năm không làm thay đổi quá nhiều bức tranh tổng thể, vẫn trong xu hướng hạ nhiệt, nhưng vẫn còn ở mức cao. Fed giữ vững quan điểm sẽ không bắt đầu cắt giảm lãi suất cho đến khi lạm phát chắc chắn sẽ về mức 2. Đa số thành viên tiếp tục kỳ vọng 3 lần cắt giảm trong 2024, dự phóng vào cuối năm lãi suất sẽ về mức 4.6. Tuy nhiên, mức độ cắt giảm lãi suất trong 2 năm 2025 – 2026 sẽ không nhiều như dự báo tháng 12. Dự báo lạm phát PCE lõi năm 2024 tăng lên 2.6 (từ mức 2.4 dự báo cuối năm ngoái). Điều chỉnh dự phóng tăng trưởng kinh tế Mỹ 2024 tích cực, tăng từ 1.4 lên 2.1. FIDT đánh giá FIDT đánh giá kết quả cuộc họp tương đối tích cực khi Fed gần như không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu 2 tháng năm, lạm phát tiếp tục diễn biến đúng hướng, phần nào xóa đi lo ngại của thị trường rằng Fed sẽ dời thời điểm cắt giảm lãi suất về sau tháng 6. Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng tiếp tục được cải thiện với việc điều chỉnh tăng tăng trưởng kinh tế 2024. Tuy nhiên, về dài hạn, vì dự phóng lạm phát vẫn còn dai dẳng, nên lãi suất sẽ ở mức...

Trang 1

BÁO CÁO TUẦN

TUẦN 25/03–29/03/2024

Tuần tới, dự báo Vnindex có thể sẽ tiếp tục biến động khó lường Nhịp tăng giảm sẽ hình thành sự giằng co và nhà đầu tư đang có tâm lý chờ đợi, quan sát một xu hướng mới hình thành rõ ràng hơn FIDT nhận định diễn biến đó có thể khiến Vnindex giảm trong tuần tới Thị trường sẽ dần xuất hiện sự phân hóa mạnh và những ngành có câu chuyện riêng dự kiến có thể bứt phá trong tuần tới

Về bức tranh rộng hơn, như đã nhận định tại Báo cáo tháng 3 - Ngân nga theo con sóng, thị trường vẫn có thể tiếp tục duy

trì triển vọng tăng trưởng, tuy nhiên sự hoài nghi sẽ đến nhiều hơn (1) Thứ nhất là bức tranh nền kinh tế vẫn chưa thực sự rõ ràng và triển vọng phục hồi có thực sự xác nhận trong kết quả GDP Q1 sắp tới vẫn là điều nhà đầu tư cần theo dõi (2) Thứ hai là thị trường đã tăng một nhịp khá dài và cần một nhịp điều chỉnh ngắn hạn để dòng tiền có thể luân chuyển sang nhóm ngành khác sau khi động lực kéo thị trường từ nhóm ngân hàng đã dần hạ nhiệt

Phòng Nghiên cứu và Phân tích Công ty CP FIDT

Trang 2

RMS – HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO

Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 24/03/2024

• Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức KHẢ QUAN, mức độ rủi ro 33.75% (+3.75%)- Tăng so với tuần trước

• Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢMtrong tuần này FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 60-70% trong danh mục đầu tư

Vĩ mô và các yếu tố tác động đến RMS

Trang 3

• Ảnh hưởng của tỷ giá tăn liên tục và việc phát hành tín phiếu T-bills ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý ngắn hạn của nhà đầu tư

• Đại hội đồng cổ đông diễn ra trong giai đoạn này sẽ là những sự kiện quan trọng nhà đầu tư theo dõi định hướng phát triển của Doanh nghiệp

• 29/3: Công bố số liệu kinh tế Việt Nam tháng 3 và Quý 1/2024, nhà đầu tư sẽ tập trung quan sát số liệu này để xem xét nền kinh tế có đang thực sự phục hồi như kỳ vọng, từ đó ảnh hưởng lớn tới xu hướng tiếp theo của thị trường

Khuyến nghị trading

Chiến lược giao dịch

Chiến lược giao dịch trong tuần:

FIDT khuyến nghị tỷ trọng đầu tư ở mức 60 - 70%, khuyến nghị mua mới ở nhịp chỉnh của thị trường trong tuần trước của FIDT đã mang lại vị thế tốt cho nhà đầu tư Về mặt chiến lược giao dịch, danh mục đầu tư trong tuần sẽ không có nhiều biến động, động thái tăng thêm tỷ trọng đầu tư trong giai đoạn tới sẽ phụ thuộc vào tình hình chỉ số kinh tế vĩ mô quý 1 năm 2024 và phản ứng của thị trường

FIDT khuyến nghị tỷ trọng trading ngắn hạn ở mức 40%, vị thế trading có thể nâng lên đối với nhóm cổ phiếu vốn hoá

lớn nhưng còn ở nền và nhóm ngành có hiệu suất chưa tăng mạnh trong thời gian qua

Trang 4

TÓM TẮT DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN

Tóm tắt diễn biến thị trường trong tuần

• Thị trường chỉnh mạnh hơn 20 điểm ngay phiên đầu tiên của tuần nhưng có sắc xanh trong tất cả các ngày còn lại, đặc biệt tăng gần 30 điểm trong hai phiên thứ 4 và thứ 5 Tổng kết, thị trường có một tuần tăng điểm với giá trị +18.02 điểm vào Index bất chấp các tin xấu về chính trị, ảnh hưởng tâm lý của ngày đáo hạn phái sinh và cuộc họp của Fed

Hiện tại, VN Index đang có giá trị 1,281.80 điểm

• Giá trị thanh khoản có một tuần đầy biến động khi mở đầu tuần với giá trị hơn 43k tỷ - kỷ lục tính từ cuối tháng 12/2021 Thanh khoản những ngày tiếp theo không có giá trị lớn như phiên đầu tuần nhưng vẫn có xu hướng tăng dần, đạt mốc hơn 30k tỷ vào phiên cuối cùng của tuần Tổng kết, thanh khoản tuần này đạt giá trị trung bình 30,424.36 tỷ, có

xu hướng tăng so với tuần trước (hơn 25k tỷ)

Xu hướng tuần của nhóm NĐT:

• Bán ròng: Khối ngoại, Tự doanh

Trang 5

VĨ MÔ QUỐC TẾ

Cập nhật cuộc họp FOMC T3/2024

Các yếu tố được phân tích ra từ cuộc họp:

• Giữ nguyên lãi suất mức từ 5.25% - 5.5%, lần thứ 5 liên tiếp kể từ cuộc họp tháng 9 Đúng như dự phóng của thị trường • Fed cho biết dữ liệu lạm phát 2 tháng đầu năm không làm thay đổi quá nhiều bức tranh tổng thể, vẫn trong xu hướng

hạ nhiệt, nhưng vẫn còn ở mức cao

• Fed giữ vững quan điểm sẽ không bắt đầu cắt giảm lãi suất cho đến khi lạm phát chắc chắn sẽ về mức 2%

• Đa số thành viên tiếp tục kỳ vọng 3 lần cắt giảm trong 2024, dự phóng vào cuối năm lãi suất sẽ về mức 4.6% Tuy nhiên, mức độ cắt giảm lãi suất trong 2 năm 2025 – 2026 sẽ không nhiều như dự báo tháng 12

• Dự báo lạm phát PCE lõi năm 2024 tăng lên 2.6% (từ mức 2.4% dự báo cuối năm ngoái) • Điều chỉnh dự phóng tăng trưởng kinh tế Mỹ 2024 tích cực, tăng từ 1.4% lên 2.1%

FIDT đánh giá

• FIDT đánh giá kết quả cuộc họp tương đối tích cực khi Fed gần như không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu 2 tháng năm, lạm phát tiếp tục diễn biến đúng hướng, phần nào xóa đi lo ngại của thị trường rằng Fed sẽ dời thời điểm cắt giảm lãi suất về sau tháng 6

• Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng tiếp tục được cải thiện với việc điều chỉnh tăng tăng trưởng kinh tế 2024

• Tuy nhiên, về dài hạn, vì dự phóng lạm phát vẫn còn dai dẳng, nên lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn

Note:

• Khi được hỏi về thời điểm cắt giảm lãi suất sẽ là tháng 5 hay 6, Powell vẫn giữ nguyên câu trả lời “trong năm nay” • Thị trường phản ứng tích cực với quyết định trên, khi cả 3 chỉ số đều phá đỉnh

Trang 6

BỨC TRANH DÒNG TIỀN

Dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư

Nhìn chung, xu hướng giao dịch của các nhà đầu tư hầu như giữ nguyên so với tuần trước Riêng nhóm Tổ chức trong nước có sự đảo chiều

• Nhóm Cá nhân trong nước có một tuần giao dịch khá khó đoán khi đảo chiều liên tục giữa mua và bán khi áp lực chốt lời xuất hiện trong thị trường Tuy vậy, xu hướng chung của chủ thể này vẫn là mua ròng chống đỡ thị trường

• Nhóm tổ chức trong nước bất ngờ đảo chiều mua ròng trong tuần này Xu hướng mua ròng này đối ứng lại với các ngày khối Cá nhân xả hàng, góp phần cân bằng thị trường

• Khối ngoại tiếp tục có thêm một tuần bán ròng mạnh dù có một phiên hiếm hoi giữa tuần đảo chiểu Tâm điểm bán ròng của khối ngoại tuần vừa qua đặt ở chứng chỉ quỹ FUEVFVND

FIDT giữ nguyên quan điểm rằng trong ngắn hạn, không thể loại trừ khả năng khối ngoại tiếp tục bán mạnh khi các yếu tố vĩ mô hỗ trợ chưa có khởi sắc nhiều so với hiện tại Tuy nhiên, việc khối ngoại xả hàng chỉ có tính rủi ro với các mã cổ phiếu bị tập trung bán Đối với toàn thị trường, điều này chủ yếu đem lại hiệu ứng tâm lý tiêu cực chứ không mang lại rủi ro quá lớn do dòng tiền từ các nhóm nhà đầu tư khác vẫn đủ sức đối ứng

Trang 7

NHÓM NGÀNH ĐÁNG CHÚ Ý THEO HỆ THỐNG ĐIỂM IDP

Tổng quan toàn thị trường vẫn đang được nhận định tích cực với 23/26 ngành có điểm sức mạnh dương, với triển vọng tương đương so với tuần trước Chỉ có 6/26 ngành có điểm sức mạnh gia tăng và 12/26 ngành không thay đổi điểm, và 8/26 ngành bị giảm điểm trong tuần rồi Trong tuần này, câu chuyện của nhóm ngành Bất động sản dân sinh và Nhiệt điện là đáng lưu ý

Dòng tiền hiện tại đang chú ý vào nhóm BĐS với thanh khoản tăng liên tục đối với nhóm này FIDT nhận thấy các chính sách

hỗ trợ đang dần có sự thẩm thấu vào thị trường và đã có sự phục hồi về thanh khoản trên thị trường BĐS kể từ thời điểm cuối

Q2.2023 Chúng tôi cho rằng chính sách đã dần lan toả và khiến thị trường BĐS khởi sắc rõ rệt hơn từ cuối 2023 Bên cạnh

đó, Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi và Luật Đất đai sửa đổi đã được Quốc hội thông qua sẽ tạo nên những cú hích mạnh mẽ cho thị trường BĐS trong dài hạn Tuy nhiên các luật này sẽ có hiệu lực từ 2025 nên cần nhiều thời gian để phát huy hiệu quả Nhìn chung 2024 sẽ là năm đánh dấu cho sự phục hồi của thị trường BĐS, tuy nhiên mức độ phân hoá của những doanh nghiệp BĐS trong 2024 sẽ khá rõ rệt, những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt và những dự án đã sẵn sàng đưa vào khai thác sẽ được hưởng lợi rõ rệt trong giai đoạn này

Một nhóm ngành khác sẽ khả quan trong thời gian sắp tới là Nhiệt điện, do (1) Điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến việc

sản lượng thủy điện kém và bước vào mùa nắng nóng cao điểm Theo dự báo ENSO, pha El Nino sẽ tăng mạnh trong khoảng tháng 3 - 5, làm giảm hiệu suất huy động thủy điện, buộc nhà nước phải gia tăng huy động nhiệt điện Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia dự báo, từ tháng 4-6/2024, dòng chảy trên các sông và các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt so với

TBNN và do đó ảnh hưởng đến sản lượng điện của hệ thống Thủy điện (2) Giá nguyên vật liệu đầu vào đang có những chuyển

biến tích cực khi giả than NewCatsle - đầu vào cho nhiệt điện - giảm từ đỉnh tháng 9 năm ngoái

FIDT theo dõi và đánh giá điểm sức mạnh theo phân ngành nhằm phản ánh triển vọng và tiềm năng của ngành đó trong ngắn hạn Với trạng thái tích cực, nhà đầu tư có thể theo dõi và giải ngân mua mới hoặc mua thêm vào nếu cổ phiếu đã có trong danh mục Với trạng thái trung tính, nhà đầu tư nên quan sát và thận trọng với hành động của mình ở trạng thái này

Trang 8

HIỆU SUẤT ĐẦU TƯ DANH MỤC FIDT

Hiệu suất từ khi FIDT ra danh mục theo Báo cáo chiến lược đạt 62.19% (vượt trội so với mức tăng của VN-Index cùng thời kỳ

ở mức 30.04%)

Trang 9

-PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH FIDT

Huỳnh Hoàng Phương – Giám đốc khối

Trang 10

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ

Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường

để có lựa chọn đầu tư hiệu quả

Báo cáo này được viết dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy vào thời điểm công bố Quan điểm, dự báo và những ước lượng trong báo cáo này phản ánh đánh giá của FIDT tại

thời điểm phát hành và có thể thay đổi theo tình hình doanh nghiệp và thị trường từng thời kỳ

Quyết định của nhà đầu tư nên dựa vào tình hình tài chính cũng như mục tiêu đầu tư riêng biệt của nhà đầu tư

Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT

Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối

báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!

Ngày đăng: 22/04/2024, 15:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan