ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH NHẰM PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI VÙNG RỄ VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG THUỘC HỌ CÀ TẠI THÁI BÌNH ĐIỂM CAO

42 1 0
ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH NHẰM PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI VÙNG RỄ VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG THUỘC HỌ CÀ TẠI THÁI BÌNH ĐIỂM CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Sư phạm 1 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THÁI BÌNH HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tên đề tài: Ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm phòng trừ bệnh hại vùng rễ và nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng thuộc họ cà tại Thái Bình Mã số đề tài: TB-CTNN0620-22 Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Huy Thái Bình, 2022 2 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tại Thái Bình, những năm gần đây, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nông dân nhiều địa phương xử lý rơm, rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng hoặc vứt, đổ rơm, rạ xuống kênh mương, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón đã đem lại hiệu quả. Nhiều giải pháp xử lý rơm, rạ đã được áp dụng như sử dụng rơm, rạ làm nguyên liệu trồng nấm, ép làm nguyên liệu chất đốt... song chưa mang tính khả thi cao do phần lớn diện tích trồng lúa được gặt bằng máy nên việc thu gom rơm, rạ rất khó khăn. Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy rơm, rạ thành các chất hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm ô nhiễm môi trường là giải pháp được nhiều đơn vị, nhà khoa học nghiên cứu. Các loại phân bón hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp có chứa các thành phần: Axit Humic, Axit Fulvic, các nấm đối kháng Trichoderma, vi lượng Mg, S, Zn, Cu, Ca… có công dụng phân giải nhanh các chất hữu cơ như rơm, rạ, xác động vật, thực vật, chất thải nông nghiệp… thành chất mùn, chất dinh dưỡng (phân bón) mà cây trồng dễ hấp thu, hạn chế hiện tượng ngộ độc do phân bón hóa học. Đối với 3 loại cây trồng chính có diện tích lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao trong vụ đông tại Thái Bình như cây cà chua, khoai tây, ớt là các loại rau ăn quả, củ và cây gia vị thì việc sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh là không khoa học. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh nhằm phòng trừ bệnh hại vùng rễ và nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng thuộc họ cà tại Thái Bình” 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vi sinh vật, dinh dưỡng thực vật và bảo vệ thực vật để tạo phân hữu cơ vi sinh hỗ trợ phòng trừ một số bệnh hại vùng rễ cho một số cây trồng thuộc họ cà (cà chua, khoai tây, cây ớt); Hướng tới nhân rộng mô hình ở nông hộ và địa phương để tự chủ loại phân bón hữu cơ vi sinh cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, tăng lợi nhuận và hạn chế tác động xấu tới môi trường tại tỉnh Thái Bình. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ỚT, CÀ CHUA VÀ KHOAI TÂY 2.1.1. Cây ớt Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, theo thống kê của FAO (2018) diện tích ớt tươi trên thế giới là 1.962.491 ha, năng suất ớt tươi là 1.833 kgha, sản lượng ớt tươi là 35.988.989 tấn. Diện tích trồng ớt lớn nhất là Trung Quốc với sản lượng ớt tươi năm 2017 là 17.812.625 tấn, tiếp đến là Mexico với sản lượng ớt tươi là 3.296.875 tấn, Việt Nam có sản lượng ớt tươi là 99.834 tấn (FAO, 2018). Châu Á hiện là khu vực sản xuất ớt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80 sản lượng toàn cầu. Thương mại ớt toàn cầu trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm, không kém cà phê hoặc trà. Trao đổi thương mại toàn cầu về ớt đạt gần 16 tổng sản phẩm gia vị, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây hồ tiêu. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2021), từ năm 2017-2020, tỉnh Thái Bình là tỉnh có diện tích trồng ớt lớn nhất Đồng Bằng Sông Hồng với diện tích trồng ớt năm 2020 là 1.744 ha, năng suất đạt 156,5 tạha, sản lượng 27.300,2 tấn. Tại tỉnh Thái Bình, sản xuất ớt tập trung chủ yếu ở các xã An Ấp, Quỳnh Minh, An Quý của huyện Quỳnh Phụ với diện tích dao động từ 250-350 ha (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2017). Từ những xã này có thể nhân rộng mô hình trồng ớt theo hướng hàng hoá, bền vững trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới. 2.1.2. Cây cà chua Theo thống kê năm 2017, thế giới sản xuất 170.8 triệu tấn cà chua, có 19 quốc gia sản lượng cà chua hằng năm trên 1 triệu tấn. Bốn nước sản xuất cà chua lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ trong đó trung Quốc là nước dẫn đầu với 59.514.773 tấn chiếm 31 cà chua toàn thế giới với rất nhiều giống có thể trồng ở ngoài đồng ruộng, trong nhà lưới với màu sắc và kích thước quả khác nhau, mùa vụ trồng khác nhau. Xếp thứ hai, thư ba, thứ ta là Ấn Độ với sản lượng 20.798.000 tấn, Thổ nhĩ Kỳ 12.750.000 tấn và Mỹ với sản lượng 10.910.990 tấn. Giá trị cà chua xuất khẩu thế giới đạt 88 triệu USD. 2.1.3. Cây khoai tây Ở nước ta, cây Khoai tây thuộc nhóm cây lương thực có tầm quan trọng thứ 3 sau Lúa và Ngô (Nguyễn Thị Thu Hằng và cs., 2015). Những năm 1970-1980, cùng với việc mở ra cơ cấu vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và để góp phần giải quyết vấn để thiếu lương thực, cây khoai tây được chú trọng đưa thành cây lương thực quan trọng của vụ Đông. Năm 1979, diện tích khoai tây cả nước tăng đột biến từ chỉ vài ngàn hecta lên trăm ngàn hecta. Tuy nhiên, diện tích khoai tây giảm nhanh chóng trong những năm sau đó và duy trì ổn định ở quy mô 30 - 35 ngàn ha trong vòng 20 năm qua. Thị trường tiêu dùng chủ yếu cũng là thị trường sử dụng khoai tây tươi. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH HẠI VÙNG RỄ CÂY CÀ CHUA, KHOAI TÂY VÀ CÂY ỚT a. Các bệnh hại vùng rễ cây cà chua Bệnh lở cổ rễ Triệu chứng: Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi trồng. Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ chỗ gần mặt đất tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm, đôi khi thấy hạch nấm màu nâu đen. Bệnh héo vàng Triệu chứng: – Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ những lá dưới gốc đi dần lên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết. – Gốc và rễ cây bệnh có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây hóa nâu. Phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ. 4 – Khi cây chết lá vàng và khô vẫn còn dính trên cây. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng. – Bệnh thường gây hại từ khi cây bắt đầu có hoa trở đi. Tác nhân: Do nấmFusarium oxysporum gây ra. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Nấm Sclerotium rolfsii đã được phát hiện và nghiên cứu đầu tiên vào năm 1892 trên cà chua. Lúc đầu, nấm này được ông đặt tên là Athelia rolfsii. Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc trên nhiều loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới. Ví dụ như: cà chua, khoai tây, đậu đỏ, các loài hoa, cây cảnh thường bị nấm Sclerotium rolfsii gây hại nặng. Bệnh héo xanh cà chua Triệu chứng: Cây đang sinh trưởng thì bị héo đột ngột trong khi lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây tươi lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được và chết hẳn. Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn bị nâu đen, để vào trong cốc nước trong sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục chảy ra. Tuyến trùng hại rễ Trên rễ có các nốt phồng hình dạng khác nhau: hình tròn, hình ngón tay.. Các cây này thường lùn và yếu. b. Các bệnh hại vùng rễ cây khoai tây Bệnh thối thân do nấm Rhizoctonia solani: nấm gây hiện tượng thối thân cây. Nguồn bệnh tồn tại trong đất Bệnh thối khô do nấm Fusarium: Thối khô là bệnh quan trọng nhất của khoai tây, ảnh hưởng đến khoảng 1 củ ở Anh. Vết thối khô phát triển xung quanh một vết thương ban đầu, mất nước trong các nếp nhăn đồng tâm và với sự phát triển sợi nấm trắng, mịn. Bệnh đặc biệt gây hại trong đất cát. Bệnh héo vàng khoai tây Héo vàng là bệnh có khả năng gây thiệt hại tới 30-40 năng suất khoai tây ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tác nhân gây bệnh: do nấm Fusarium oxysporum gây ra Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận và thời điểm sinh trưởng của khoai tây từ khi củ, mầm, cây con tới trưởng thành Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Triệu chứng: Bệnh gây hại phần trên thân sát đất và gốc sát đất. Vết bệnh màu nâu nhạt và thường có tản nấm xốp nấm bao quanh. Bệnh thường gây mục nát lớp vỏ xung quanh thân Bệnh ghẻ sao củ khoai tây Trên củ bệnh xuất hiện đầu tiên tại các mắt lõm. Vết bệnh thường là những đốm màu nâu tím và dần lan rộng, liên kết với nhau trên bề mặt củ. Bệnh tạo ra các vết nứt xù xì trên bề mặt củ hình chân chim hoặc hình sao; ở mép vết bệnh có gờ nổi lên tạo những vết nứt lồi lên. Trong vết bệnh chứa các bào tử nâu đen dạng bột mịn. Bệnh thối ướt củ khoai tây Là bệnh gây hại nghiêm trọng củ khoai tây trong quá trình sau thu hoạch Trên vỏ củ bệnh thường xuất hiện vết màu nâu sẫm, củ mềm. Tại phần mô bệnh đôi khi xuất hiện bọt nước màu vàng, mùi hôi khó chịu. Khi cắt củ ra sẽ thấy phần thịt bị thối nát, có màu vàng nâu Bệnh ghẻ thường khoai tây: đến sáu tuần sau khi hình thành củ. Bệnh có ít ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ và không phát triển trong trong thời gian khoai tây được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị. Bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum: bệnh do Erwinia chrysanthemi: đây được coi là nguyên nhân chính gây ra blackleg ở Anh, nhưng trong những năm gần đây, 5 một số loài Dickeya ngày càng được tìm thấy gây héo và thối thân cây trong mùa ấm hơn, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng trên 25ºC. c. Các bệnh hại vùng rễ cây ớt Bệnh chết rạp cây con Tác nhân gây bệnh: do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp. Gây hại ngay giai đoạn cây con (lúc trong vườn ươm cũng như khi mới trồng). Bệnh héo vàng trên ớt Theo Bijeeta Thangjam và cs. (2020) Bệnh Héo Fusarium, tác nhân gây bệnh: Fusarium oxysporumf.sp.capsici. Triệu chứng: Bệnh héo Fusarium được đặc trưng bởi sự héo của cây và các lá cuốn từ trên xuống dưới. Các lá chuyển sang màu vàng và chết, cây héo và chết, mặc dù cây héo rải rác cũng có thể xảy ra, hệ thống mạch của cây bị biến màu, đặc biệt là ở phần thân dưới và rễ. Bệnh héo xanh vi khuẩn Tác nhân gây bênh: Do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Triệu chứng: Bệnh gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng thường là vào giai đoạn ớt trong giai đoạn thu hoạch. Ban đầu cây có biểu hiện héo vào ban ngày khi nắng lên, sau đó phục hồi vào ban đêm (nhiều người gọi là bệnh ngủ ngày). Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn. 2.3. PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH HẠI VÙNG RỄ CÂY TRỒNG Phân hữu cơ vi sinh ủ từ chất thải (85), phân gà (10), xỉ (3), đậu tương (1), ure (1) vi sinh (1) sau 20 ủ ẩm độ đạt 60 giúp cà chua tăng trưởng tốt, tỷ lệ đườngacid tăng, nitrate giảm, bệnh héo vi khuẩn giảm, cà chua thu hoạch sớm, năng suất cà chua tăng 18,6. (Gopalakrishnan và cs., 2011), dùng chủng Streptomyces tạo phân hữu cơ vi sinh không chỉ chống bệnh mà cây trồng còn tăng trưởng mạnh. Cũng theo Zheng và cs. (2019) báo cáo chủng Streptomyces sp. strain FJAT-31547 có hiệu quả cao trong chống bệnh héo cà chua, coi đây là nguồn sinh học quan trọng phòng chống bệnh truyền qua rễ. Theo Lin Ye và cs. (2020) ở cả thí nghiệm nhà lưới và đồng ruộng đều cho kết quả năng suất cà chua ở công thức bón 75 phân hóa học + phân hữu cơ vi sinh ngang bằng với công thức chỉ bón phân hóa học. Công thức 75 phân hóa học + Trichoderma hoặc 75 phân hóa học + phân hữu cơ năng suất thấp hơn công thức chỉ bón phân hóa học. Qua đây thấy được vai trò của phân hữu cơ vi sinh Ở thí nghiệm trong nhà lưới: 3 vụ đầu chất lượng quả cà chua chưa có sự sai khác rõ nhưng đến vụ thứ tư ở công thức 75 phân hóa học + phân hữu cơ và công thức 75 phân hóa học + phân hữu cơ vi sinh tăng 23- 30 so với công thức chỉ bón phân hóa học hoặc bón phân hóa học + Trichoderma. 6 PHẦN 3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan và xây dựng thuyết minh đề tài Nội dung 2: Điều tra hiện trạng, mức độ và phân tích thành phần bệnh hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây và cây ớt. Nội dung 3: Xây dựng qui trình ủ phân hữu cơ từ phế thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ vi sinh Công việc 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa phế thải trong chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp đến chất lượng phân hữu cơ Công việc 2: Ảnh hưởng của số lần đảo đến đến chất lượng phân hữu cơ Nội dung 4: Xây dựng qui trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây cà chua, khoai tây và ớt nhằm phòng chống một số bệnh hại vùng rễ. Công việc 1: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cà chua. Công việc 2: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng vi sinh khác nhau phối trộn cho phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cà chua. Công việc 3: Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ (PHC) đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên khoai tây. Công việc 4: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng vi sinh khác nhau phối trộn cho phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên khoai tây. Công việc 5: Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ (PHC) đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cây ớt. Công việc 6: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng vi sinh khác nhau phối trộn cho phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cây ớt. Nội dung 5: Xây dựng mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ và tăng năng suất cây cà chua, khoai tây và cây ớt Công việc 1: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây khoai tây Công việc 2: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây cà chua Công việc 3: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây ớt Nội dung 6: Tập huấn cho hộ nông dân về Quy trình ủ phân hữu cơ và quy trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây ớt, cà chua và khoai tây Công việc 1: Tập huấn cho nông dân về cách ủ phân hữu cơ vi sinh, 45 hộ Công việc 2: Tập huấn cho nông dân về quy trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây ớt, 35 hộ Công việc 3: Tập huấn quy trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây cà chua, 35 hộ Công việc 4: Tập huấn quy trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây khoai tây, 35 hộ Nội dung 7: Hội thảo, hội đồng đánh giá kết quả đề tài Công việc 1: Đánh giá mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây cà chuakhoai tây Công việc 2: Đánh giá mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho cây ớt Công việc 3: Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài 7 PHẦN 4. CÁCH TIẾP CẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ĐÃ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI 4.1. CÁCH TIẾP CẬN Cây cà chua, khoai tây và cây ớt là cây rau và cây gia vị có ý nghĩa kinh tế lớn của Việt Nam. Tại Thái Bình, diện tích khoai tây, cà chua và cây ớt được trồng với diện tích lớn. Các bệnh gây hại chủ yếu các cây trồng này là nhóm tác nhân gây bệnh vùng rễ có nguồn gốc trong đất gây thiệt gại đáng kể cho sản xuất. 4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ DỤNG Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan và xây dựng thuyết minh đề tài Nội dung 2: Điều tra hiện trạng, mức độ và phân tích thành phần bệnh hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây và cây ớt. Phương pháp điều thành phần bệnh hại vùng rễ Thành phần bệnh và mức độ phổ biến của các bệnh hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây và cây ớt được điều tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng 2010 (QCVN01-38: 2010BNNPTNT) và phương pháp điều tra cơ bản sinh vật hại nông nghiệp của Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Nội dung 3: Xây dựng qui trình ủ phân hữu cơ từ phế thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ vi sinh Công việc 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa phế thải trong chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp đến chất lượng phân hữu cơ Nguyên liệu: Phân bò (tại trang trại bò), chất độn bổ sung bao gồm: rơm, rạ, thân cây cà chua, dưa hấu, khoai tây,… Địa điểm: xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Công thức thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức. CT1: 50 phân bò + 50 chất độn bổ sung CT2: 60 phân bò + 40 chất độn bổ sung CT3: 70 phân bò + 30 chất độn bổ sung CT4: 80 phân bò + 20 chất độn bổ sung Ủ trong thời gian 6 tuần. định kỳ 3 tuần đảo 1 lần. Chiều cao mỗi đống ủ có dạng hình chóp cao 1,0 m, dài 2,0 m, rộng 1,5 m (tương đương 2,0 tấn nguyên liệucông thứclần nhắc nhắc lại). Bên ngoài có phủ bạt giúp giữ nhiệt cho đống ủ. Các công thức như sau (Tính theo thể tích): Công việc 2: Ảnh hưởng của số lần đảo đến đến chất lượng phân hữu cơ Nguyên liệu: từ kết quả của thí nghiệm 1, chọn tỷ lệ thích hợp nhất để trộn nguyên liệu cho thí nghiệm 2. Mỗi công thức có dạng hình chóp cao 1,0 m, dài 2,0 m, rộng 1,5 m (tỷ lệ phối trộn là công thức tốt nhất ở thí nghiệm 1). Bên ngoài có phủ bạt giúp giữ nhiệt cho đống ủ. Công thức thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành ủ trong 6 tuần với 4 công thức khác nhau, mỗi công thức ủ là số lần đảo trộn. Các công thức như sau: CT1: đảo đống ủ 1 lần sau 2 tuần sau khi phối trộn CT2: đảo đống ủ 2 lần: sau 2 tuần, sau 3 tuần sau khi phối trộn CT3: đảo đống ủ 3 lần: sau 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần sau khi phối trộn CT4: đảo đống ủ 4 lần: sau 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần và 5 tuần sau khi phối trộn Ngoài ra, ở mỗi công thức đều bổ sung 0,1 cơ chất (tương đương 1kgtấn nguyên liệu ủ) chứa 108 cfulít vi sinh bản địa đã phân lập được tại Học viện Nông nghiệp Việt nam. Các công thức phối trộn đảm bảo độ ẩm của hỗn hợp ban đầu nằm trong khoảng 50 – 70 và tỷ lệ CN nằm trong khoảng từ 20 – 40. Khối lượng hỗn hợp của mỗi công thức là 500 kg. Nội dung 4: Xây dựng qui trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây cà chua, khoai tây và 8 ớt nhằm phòng chống một số bệnh hại vùng rễ. - Địa điểm thực hiện: xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Công việc 1: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cà chua. Trong thí nghiệm này, phân bón được sử dụng là phân hữu cơ (PHC) từ các thí nghiệm của nội dung 2 được trộn thêm chế phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phòng bệnh hại rễ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam sản xuất với tỷ lệ 1 kg vi sinhtấn phân hữu cơ Thí nghiệm gồm 5 công thức bón phân hữu cơ vi sinh: Công thức 1: Không bón PHC Công thức 2: 10 tấn PHCha Công thức 3: 15 tấn PHCha Công thức 4: 20 tấn PHCha Công thức 5: 25 tấn PHCha Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 100 m2 Công việc 2: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng vi sinh khác nhau phối trộn cho phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cà chua. Trong thí nghiệm này, phân bón được sử dụng là phân hữu cơ từ các thí nghiệm của nội dung 2 với liều lượng tốt nhất từ thí nghiệm 3 nhưng được trộn thêm chế phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phòng bệnh hại rễ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam sản xuất với tỷ lệ như sau: Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 lượng vi sinh phối trộn cho phân hữu cơ bao gồm: Công thức 1: Không bổ sung vi sinh vật đối kháng (VSV) Công thức 2: 0,5 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 3: 1 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 4: 1,5 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 5: 2 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ (Hàm lượng vi sinh vật đối kháng có trong cơ chất là 108 cfulít) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 100 m2 Công việc 3: Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ (PHC) đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên khoai tây. Trong thí nghiệm này, phân bón được sử dụng là phân hữu cơ từ các thí nghiệm của nội dung 2 được trộn thêm chế phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phòng bệnh hại rễ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam sản xuất với tỷ lệ 1 kg vi sinhtấn phân hữu cơ Thí nghiệm gồm 5 công thức bón phân hữu cơ: Công thức 1: Không bón PHC Công thức 2: 10 tấn PHCha Công thức 3: 15 tấn PHCha Công thức 4: 20 tấn PHCha Công thức 5: 25 tấn PHCha Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhăc lại diện tích ô thí nghiệm là 100 m2 Công việc 4: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng vi sinh khác nhau phối trộn cho phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên khoai tây. Trong thí nghiệm này, phân bón được sử dụng là phân hữu cơ từ các thí nghiệm của nội dung 2 với liều lượng tốt nhất từ thí nghiệm 5 nhưng được trộn thêm chế phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phòng bệnh hại rễ do Học viện Nông nghiệp Việt 9 Nam sản xuất với tỷ lệ như sau: Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 lượng vi sinh phối trộn cho phân hữu cơ bao gồm: Công thức 1: Không bổ sung vi sinh vật đối kháng (VSV) Công thức 2: 0,5 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 3: 1 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 4: 1,5 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 5: 2 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ (Hàm lượng vi sinh vật đối kháng có trong cơ chất là 108 cfulít) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhăc lại diện tích ô thí nghiệm là 100 m2 Công việc 5: Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ (PHC) đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cây ớt. Phân bón được sử dụng là phân hữu cơ từ các thí nghiệm của nội dung 2 được trộn thêm chế phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phòng bệnh hại rễ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam sản xuất với tỷ lệ 1 kg vi sinhtấn phân hữu cơ Thí nghiệm gồm 5 công thức bón phân hữu cơ vi sinh: Công thức 1: Không bón PHC Công thức 2: 10 tấn PHCha Công thức 3: 15 tấn PHCha Công thức 4: 20 tấn PHCha Công thức 5: 25 tấn PHCha Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 100 m2 Công việc 6: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng vi sinh khác nhau phối trộn cho phân hữu cơ đến sinh trưởng phát triển và khả năng phòng chống một số bệnh hại rễ trên cây ớt. Trong công việc này, phân bón được sử dụng là phân hữu cơ từ các thí nghiệm của nội dung 2 với liều lượng tốt nhất từ công việc 5 nhưng được trộn thêm chế phẩm chứa vi sinh vật hữu hiệu có khả năng phòng bệnh hại rễ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam sản xuất với tỷ lệ như sau: 5 công thức tương ứng với 5 lượng vi sinh phối trộn cho phân hữu cơ bao gồm: Công thức 1: Không bổ sung vi sinh vật đối kháng (VSV) Công thức 2: 0,5 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 3: 1 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 4: 1,5 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ Công thức 5: 2 kg cơ chất chứa VSVtấn phân hữu cơ (Hàm lượng vi sinh vật đối kháng có trong cơ chất là 108 cfulít) Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) 3 lần nhắc lại diện tích ô thí nghiệm là 100 m2 Nội dung 5: Xây dựng mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ và tăng năng suất cây cà chua, khoai tây và cây ớt - Từ các kết quả thí nghiệm ở nội dung 4 sẽ chọn ra công thức tốt nhất để xây dựng mô hình Công việc 1: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây khoai tây 1,0 ha khoai tây vụ đông tại xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, sử dụng giống khoai tây trồng phổ biến ở Thái Bình. Công việc 2: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây cà chua 0,5 ha cà chua vụ thu đông tại Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, sử dụng giống cà chua Savior trồng phổ biến ở Thái Bình. 10 Công việc 3: Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây ớt 1,0 ha cây ớt vụ thu đông tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, sử dụng giống cây ớt trồng phổ biến ở Quỳnh Phụ, Thái Bình. - Giống cây ớt GM40 (Hoàn Hảo) - Giống khoai tây Marabel - Giống cà chua Savior - Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 82021 – 22022 - Chỉ tiêu theo dõi: + Tỷ lệ bệnh vùng rễ trong mô hình theo qui chuẩn 01-38 năm 2010, 2014 của Bộ NN và PTNT. + Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất theo tiêu chuẩn của Bộ NN và PTNT. + Theo dõi, đánh giá hiệu quả kính tế, kỹ thuật của mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong phòng trừ bệnh hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây và cây ớt và tăng năng suất cây trồng. Nội dung 6: Tập huấn cho hộ nông dân về Quy trình ủ phân hữu cơ và quy trình bón phân hữu cơ vi sinh cho cây ớt, cà chua và khoai tây Nội dung 7: Hội thảo, hội đồng đánh giá kết quả đề tài 11 PHẦN 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 5.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 5.1.1. Hiện trạng tình hình sản xuất cây cà chua, khoai tây và cây ớt tại Thái Bình Đã tìm hiểu và đánh giá được diện tích đất trồng cà chua, khoai tây và cây ớt, mức độ phân tán mảnh và phương pháp làm đất trồng của các hộ, kiến thức về cây trồng, tỷ lệ hộ vay vốn, giống cây và năng suất, kỹ thuật chăm sóc và bón phân, tưới tiêu cho cà chua, khoai tây và cây ớt, kiến thức về bảo vệ thực vật và thị trường, phương thức, giá bán cho cà chua, khoai tây và cây ớt. 5.1.2. Hiện trạng, mức độ, thành phần bệnh hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây và cây ớt Thành phần bệnh hại trên cây cà chua tại Thái Bình rất đa dạng với 6 loại bệnh khác nhau, trong đó bệnh héo vàng và héo xanh vi khuẩn có tỷ lệ bệnh lớn nhất đạt từ 11-25, các bệnh còn lại có tỷ lệ thấp hơn chỉ đạt 5-10. Kết quả điều tra cho thấy thành phẩn bệnh hại phổ biến trên cây khoai tây tại Thái Bình có 5 loại bệnh, trong số đó tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn và héo vàng chiếm tỷ lệ cao nhất từ 11-25, tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng và lở cổ rễ là 5-10 và thấp nhất là tỷ lệ bệnh do tuyến trùng chỉ đạt 5. Thấy thành phần bệnh hại vùng rễ trên cây ớt tại Thái Bình khá đa dạng với 8 loại bệnh, trong đó tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng, héo xanh vi khuẩn, bệnh thán thư ớt có tỷ lệ cao từ 11-25 số cây bị bệnh trên tổng số cây điều tra, tiếp theo đến tỷ lệ bệnh héo vàng, bệnh do tuyến trùng, bệnh thối thân có tỷ lệ

Ngày đăng: 22/04/2024, 12:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan