Quy trình sản xuất nhiên liệu phản lực Jet A1 và Diesel của nhà máy Dung Quất

24 1 0
Quy trình sản xuất nhiên liệu phản lực Jet A1 và Diesel của nhà máy Dung Quất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 4 DANH MỤC CÁC HÌNH 6 DANH MỤC BẢNG 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ 8 1.1. Tổng quan về nhiên liệu phản lực Jet A1 8 1.2. Tổng quan về LPG 8 1.3. Xăng 9 1.4. Diesel 9 1.5. Dầu FO 10 CHƯƠNG 2: NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC JET A1 VÀ DIESEL 12 2.1. Lịch sử hình thành nhà máy 12 2.2. Sơ đồ công nghệ của NMLD Dung Quất 14 2.2.1. Tổng quan một số phân xưởng chính 16 2.2.1.1. Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) 17 2.2.1.2. Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro (NHT) 19 2.2.1.3. Phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (CCR) 19 2.2.1.4. Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU) 20 2.2.1.5. Phân xưởng Cracking xúc tác tầng xôi (RFCC) 20 2.2.1.6. Phân xưởng xử lý LPG (LTU) 21 2.2.1.7. Phân xưởng xử lý Naphtha của phân xưởng RFCC (NTU) 21 2.2.1.8. Phân xưởng đồng phân hóa (ISOM) 22 2.2.1.9. Phân xưởng xử lý LCO bằng Hydro 22 2.3. Sản phẩm sau chế biên 22 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀUKHOA: KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

BÀI TẬP GIỮA KỲ

MÔN: CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ VÀ PHỤ GIA

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Thanh

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

NGUYỄN HỮU THANH

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là nước có trữ lượng dầu thô vào hàng đầu so với các nước Đông Nam Á Trữ lượng dầu khí của Việt Nam vào khoảng 3,3 – 4,4 tỉ m3, trong đó khí chiếm tỉ lệ 55 – 60%.

Là nước xuất khẩu dầu thô thế nhưng hằng năm nước ta phải nhập trên 12,5 triệu tấn xăng dầu Dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD Dung Quất) là công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí có ý nghĩa hết sức to lớn với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung Việc đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất cho phép chúng ta chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Với công suất 6,5 triệu tấn/năm, NMLD Dung Quất đã đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước, gồm Propylene, LPG, nhiên liệu cho động cơ xăng Mogas 92/95, nhiên liệu cho động cơ Diesel, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu hỏa, dầu đốt lò đạt chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm xăng dầu.

Đến nay, sản phẩm Jet A1 và nhiên liệu động cơ Diesel của nhà máy đã được xuất bản thành công ra thị trường trong nước Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và khẳng định chất lượng sản phẩm, thương hiệu của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Trong tiểu luận này, chúng em sẽ “Trình bày các nguồn sản xuất nhiên liệu phản lực Jet A1 và nhiên liệu Diesel Thuyết trình về sơ đồ công nghệ sản xuất nhiên liệu phản lực Jet A1 và nhiên liệu Diesel tại nhà máy lọc dầu Dung Quất”.

Tuy nhiên, do kiến thức hạn hẹp nên tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tiểu luận hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

DANH MỤC BẢNG 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ 8

1.1.Tổng quan về nhiên liệu phản lực Jet A1 8

2.2.Sơ đồ công nghệ của NMLD Dung Quất 14

2.2.1.Tổng quan một số phân xưởng chính 16

2.2.1.1.Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) 17

2.2.1.2.Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro (NHT) 19

2.2.1.3.Phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (CCR) 19

2.2.1.4.Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU) 20

2.2.1.5.Phân xưởng Cracking xúc tác tầng xôi (RFCC) 20

2.2.1.6.Phân xưởng xử lý LPG (LTU) 21

2.2.1.7.Phân xưởng xử lý Naphtha của phân xưởng RFCC (NTU) 21

2.2.1.8.Phân xưởng đồng phân hóa (ISOM) 22

2.2.1.9.Phân xưởng xử lý LCO bằng Hydro 22

2.3.Sản phẩm sau chế biên 22

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ tổng thể vị trí nhà máy lọc dầu Dung Quất Hình 2 Sơ đồ công nghệ.

Hỉnh 3 Sơ đồ phân xưởng Kerosene.

Hình 4 Sơ đồ phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi.

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Các sản phẩm của phân xương chưng cất dầu thô Bảng 2 Sản lượng của các sản phẩm sau khi chế biến

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ1.1 Tổng quan về nhiên liệu phản lực Jet A1

Nhiên liệu phản lực chủ yếu được lấy từ phân đoạn Kerosene của tháp chưng cất khí quyển, có khoảng nhiệt độ sôi từ 180oC – 250oC Phân đoạn Kerosene được trích ra từ tháp chưng cất khí quyển qua một stripper dùng thiết bị đun sôi lại Yêu cầu quan trọng nhất của loại nhiên liệu này là khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp, liên quan đến điểm kết tinh (Freezing point) và hàm lượng nước có trong nhiên liệu.

Nói chung, phân đoạn Kerosene đi ra từ tháp chưng cất khí quyển có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của nhiên liệu Jet A1 Hiệu suất thu hồi phân đoạn này phụ thuộc vào điểm cắt và bản chất của dầu thô, nhưng thường hiệu suất này lớn hơn so với nhu cầu thị trường Ngoài ra, các phân đoạn trung bình thu được từ quá trình Hydrocracking cũng rất thích hợp cho việc phối trộn nhiên liệu phản lực.

Để đảm bảo cho quá trình hoạt động tốt của động cơ, người ta còn thêm vào một số phụ gia như: phụ gia chống oxy hóa, phụ gia tĩnh điện, phụ gia chống ăn mòn, phụ gia chống đông.

1.2 Tổng quan về LPG

Hiện nay, LPG được sử dụng cho 3 mục đích: làm chất đốt, nhiên liệu cho động cơ và là nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu Trong đó, vai trò chủ yếu của LPG vẫn là chất đốt, chiếm tới 70% và LPG là một chất đốt có chất lượng tốt, cháy gần như hoàn toàn, ít tạp chất và khí thải ô nhiễm

Gần đây, LPG được phát hiện có chỉ số octane cao, nên nó đã, đang và sẽ được nghiên cứu làm nhiên liệu cho động cơ cháy cưỡng bức Nhược điểm chủ yếu của nhiên liệu LPG là độ hóa hơi quá lớn và nhiệt trị cháy thể tích thấp hơn xăng và diesel.

LPG được chia làm 2 loại sản phẩm: propane thương mại và butane thương mại; được lưu trữ ở trạng thái lỏng dưới áp suất 13 bar, nhiệt độ môi trường Hai dạng sản phẩm này khác nhau về thành phần cấu tử và tỷ trọng.

Trang 8

Các nguồn sản xuất LPG chủ yếu trong nhà máy lọc dầu: phân đoạn khí đã tách C2- từ phân xưởng chưng cất khí quyển, và phần khí thu được trong phân xưởng FCC giàu các hydrocacbon C3, C4(loại olefin) Ngoài ra, LPG còn thu được từ các quá trình cracking nhiệt, giảm nhớt, HDS.

1.3 Xăng

Người ta phân biệt chủ yếu 2 loại xăng thường và xăng SUPER, tùy thuộc vào trị số octane của nó, trong đó xăng SUPER có RON lớn hơn nhiều.

Xăng động cơ không phải đơn thuần là một sản phẩm của một quá trình, mà nó được phối trộn từ nhiều nguồn khác nhau, được lấy ra từ các quá trình khác nhau Tùy thuộc chất lượng của xăng, yêu cầu và đặc tính của dầu thô mà các nhà máy lọc dầu sẽ thiết kế các quá trình nâng cao chất lượng nguồn phối liệu cơ sở cho xăng

Xăng là sản phẩm thường chiếm một lượng lớn trong nhà máy, chủ yếu là xăng thu được từ phân xưởng FCC với chất lượng trung bình, xăng tạo thành từ quá trình reforming với RON lớn, ngoài ra còn có xăng ankylate, isomerate, xăng nhẹ từ phân xưởng chưng cất khí quyển

Người ta có thể kết hợp thêm một số phụ gia nhằm mục đích nâng cao chất lượng của xăng hoặc cho quá trình tồn chứa, hoạt động của động cơ như: phụ gia tăng RON (phụ gia oxygene hay phụ gia cơ kim), phụ gia ổn định chống oxy hóa.

1.4 Diesel

Diesel là loại nhiên liệu nặng hơn xăng và nhiên liệu phản lực, dùng cho động cơ cháy kích nổ Hỗn hợp nhiên liệu và không khí tự bốc cháy khi bị nén dưới áp suất cao.

Loại động cơ này tương đối phổ biến và đa dạng chủng loại từ các loại xe đặc biệt, xe chuyên dụng đến các loại phương tiện tải trọng lớn nhỏ khác nhau như ô tô, tàu thủy, tàu hỏa…

Một số đặc trưng quan trọng của nhiên liệu diesel như: độ nhớt, khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp, chỉ số cetane, hàm lượng lưu huỳnh Trong các yêu cầu trên, khả

Trang 9

năng làm việc ở nhiệt độ thấp và độ nhớt được chú ý hơn cả Cụ thể hơn, khi phối trộn gasoil cần chú ý đến các tính chất như: điểm vẩn đục, điểm chảy, độ nhớt…

Trong nhà máy lọc dầu, diesel được phối trộn từ nhiều nguồn khác nhau như:  Phân đoạn gasoil của quá trình chưng cất khí quyển Hiệu suất thu hồi cũng

như tính chất của phân đoạn này phụ thuộc vào điểm cắt và bản chất của dầu thô Tùy thuộc vào lượng phối trộn và hàm lượng S đòi hỏi trong diesel mà có thể xử lý lưu huỳnh một phần hay hoàn toàn các phân đoạn gasoil từ tháp chưng cất khí quyển.

 Phân đoạn gasoil thu được từ quá trình FCC (LCO – Light Cycle Oil), phân đoạn này có hạn chế là chỉ số cetane rất thấp (khoảng 20), hàm lượng aromatic và lưu huỳnh lớn Có thể nâng cao chất lượng của phân đoạn này bằng quá trình xử lý hydro, giảm hàm lượng S, aromatic, tăng chỉ số cetane Tuy nhiên, quá trình này không thay đổi lớn chất lượng của LCO, do đó nó được phối trộn hạn chế vào diesel và định hướng phối trộn cho dầu đốt công nghiệp.

 Phân đoạn gasoil từ quá trình Hydrocracking có chất lượng rất tốt Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn sử dụng hạn chế do chi phí quá lớn.

 Ngoài ra có thể phối trộn một lượng nhỏ gasoil từ quá trình giảm nhớt hoặc lượng Kerosene còn dư sau khi phối trộn nhiên liệu phản lực.

1.5 Dầu FO

Loại nhiên liệu này chủ yếu áp dụng cho các quá trình đốt cháy trong công nghiệp (nhà máy điện, lò đốt…) và một phần có thể cung cấp cho các tàu thủy công suất lớn, sử dụng động cơ diesel Ứng dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel của dầu đốt công nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó nhu cầu áp dụng cho các lĩnh vực như: lò đốt của các nhà máy xi măng, sấy và chế biến thực phẩm vẫn đóng vai trò quan trọng và khó thay thế.

Trong nhà máy lọc dầu, dầu đốt công nghiệp được phối trộn từ các nguồn khác nhau như: cặn mazut, cặn giảm nhớt, cặn chưng cất chân không, LCO, HCO, GO thu từ quá trình chưng cất khí quyển…

Trang 10

Các ràng buộc đối với loại nhiên liệu này ngày càng khắc khe hơn, chủ yếu là hàm lượng S và độ nhớt Do vậy, việc lựa chọn các nguồn phối liệu cơ sở đóng vai trò nhất định.

Trang 11

CHƯƠNG 2: NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC JET A1 VÀ DIESEL1 Lịch sử hình thành nhà máy

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD, được xây dựng tại xã Bình Thuận, Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Có tổng diện tích sử dụng khoảng 338ha mặt đất và 471ha mặt biển Công suất thiết kế của nhà máy 6,5 triệu tấn dầu thô/năm (148000 BPSD) Nguyên liệu của nhà máy là 100% dầu thô Bạch Hổ hoặc 85% dầu thô Bạch Hổ và 15% dầu chua Dubai.

Nhà máy được xây dựng với 8 gói thầu chính như sau:

- Gói thầu EPC số 1: Các phân xưởng công nghệ và phụ trợ - Gói thầu EPC số 2: Khu bể chứa dầu thô.

- Gói thầu EPC số 3: Khu bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn và xuất sản phẩm.

- Gói thầu EPC số 4: Phao rót dầu một điểm neo và hệ thống ống dẫn dầu thô vào nhà máy.

- Gói thầu EPC số 5A: Đê chắn sóng.

- Gói thầu EPC số 5B: Cảng xuất sản phẩm - Gói thầu số 6: San lấp mặt bằng nhà máy.

- Gói thầu EPC số 7: Khu nhà hành chính và điều hành Các gói thầu EPC số 1,2,3,4 do nhà thầu TECHNIP đảm nhận.

Trang 12

Mặt bằng dự án gồm các khu vực chính: các phân xưởng công nghệ và phụ trợ, khu bể chứa sản phẩm, cảng xuất sản phẩm và phao rót dầu không bến và hệ thống lấy và xả nước biển Những khu vực này được nối với nhau bằng hệ thống ống với đường phụ liền kề.

Hình 1 Sơ đồ tổng thể vị trí nhà máy lọc dầu Dung Quất

Diện tích tổng dự án được tính toán xấp xỉ là 338 ha mặt đất, bao gồm như sau: - Toàn bộ các phân xưởng công nghệ, phụ trợ và thiết bị ngoại vi: khoảng 110

- Diện tích mặt biển: 471 ha.

- Khu bể chứa dầu thô và đuốc đốt: 42 ha - Khu bể chứa sản phẩm: 44 ha.

- Khu vực cảng xuất sản phẩm: 35 ha.

Trang 13

2.2 Sơ đồ công nghệ của NMLD Dung Quất

Hình 2 Sơ đồ công nghệ tổng quát NMLD Dung Quất  Cụm phân xưởng công nghệ:

o Cụm phân xưởng 1A:

Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro (NHT) Phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (CCR) Phân xưởng đồng phân hóa Naphtha nhẹ (ISOM).

o Cụm phân xưởng 1B:

Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU) Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU).

o Cụm phân xưởng 2:

Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi cặn chưng cất khí quyển (RFCC).

Trang 14

Phân xưởng xử lý LPG (LTU).

Phân xưởng xử lý Naphtha của phân xưởng RFCC (NTU) Phân xưởng tách propylene (PRU).

o Cụm phân xưởng 3A: Phân xưởng xử lý nước chua (SWS) Phân xưởng tái sinh Amine (ARU) Phân xưởng trung hòa kiềm thải (CNU) Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU).

Phân xưởng xử lý LCO bằng H2 (LCO-HDT) Phân xưởng xử lý nước thải (ETP).

o Cụm phân xưởng phụ trợ nóng: Phân xưởng hệ thống hơi nước và nước ngưng Phân xưởng nhà máy điện.

o Cụm phân xưởng phụ trợ nguội: Phân xưởng hệ thống cấp nước.

Phân xưởng cung cấp nước làm mát Phân xưởng hệ thống lấy nước biển.

Phân xưởng cung cấp khí điều khiển và khí công nghệ Phân xưởng sản xuất khí Nitơ.

Phân xưởng cung cấp kiềm.

Phân xưởng lọc nước Reserve Osmosis (RO) o Cụm phân xưởng P1 Offsite:

Trang 15

Phân xưởng hệ thống dầu nhiên liệu Phân xưởng hệ thống bể chứa trung gian Phân xưởng phối trộn sản phẩm.

Phân xưởng bể chứa Flushing Oil Phân xưởng bể chứa dầu thải Phân xưởng bể chứa dầu thô.

Phân xưởng phao rót dầu không bến một điểm neo (SPM) o Cụm phân xưởng P3-Jetty

Phân xưởng bể chứa sản phẩm.

Phân xưởng trạm xuất sản phẩm bằng đượng bộ Phân xưởng cảng xuất sản phẩm.

2.2.1 Tổng quan một số phân xưởng chính

Dầu thô được bơm từ tàu chở dầu qua hệ thống SPM qua đường ống phân phối, đường ống dẫn dầu thô đến bể chứa dầu thô Sau khi qua bộ phận tách muối, nó làm nguyên liệu cho phân xưởng đầu tiên của nhà máy – phân xưởng chưng cất khí quyển (CDU) và được gia nhiệt sơ bộ bằng các dòng sản phẩm và dòng bơm tuần hoàn trước khi vào lò gia nhiệt Tại đây dầu thô được phân đoạn thành một số sản phẩm trong tháp chưng cất chính dựa trên sự khác nhau về độ bay hơi tương đối của các cấu tử trong dầu thô.

Sản phẩm nhẹ từ đỉnh tháp chưng cất CDU được đưa qua cụm xử lý khí của phân xưởng RFCC và sau đó qua phân xưởng xử lý khí hóa lỏng LPG.

Dòng Naphtha được đưa tới phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro và sau đó tới tháp tách Naphtha, tại đây dòng Naphtha được tách thành dòng Naphtha nhẹ và dòng Naphtha nặng.

Trang 16

 Dòng Naphtha nhẹ từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Isomer hóa (ISOM).

 Dòng Naphtha nặng từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Reforming xúc tác liên tục (CCR).

Dòng Kerosene từ phân xưởng chưng cất khí quyển được đưa trực tiếp tới bể chứa Kerosene hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trộn để sản xuất Diesel và dầu đốt, hoặc nó được đưa tới phân xưởng xử lý Kerosene (KTU) Tại phân xưởng KTU hàm lượng của mercaptan (RSH), Hydrosulfide (H2S) và acid Naphthenic

(RCOOH) được giảm xuống và nước bị loại bỏ Kerosene đã xử lý sau đó được đưa tới bể chứa tại đây nó được sử dùng làm nhiên liệu phản lực Jet A1.

Dòng dầu nhẹ LGO từ phân xưởng chưng cất khí quyển được bơm trực tiếp tới các hệ thống pha trộn Diesel và cuối cùng tới bể chứa tại khu vực bể chứa sản phẩm.

Dòng dầu nặng HGO được bơm tới bể chứa tại nhà máy, từ đó nó được bơm tới hệ thống pha trộn Diesel/dầu đốt.

Do nguyên liệu ban đầu là dầu thô Bạch Hổ (dầu ngọt) nên cặn chưng cất khí quyển có chất lượng tốt, làm nguyên liệu cho phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi (RFCC) - đây là một trong những phân xưởng quan trọng nhất của nhà máy Các sản phẩm của RFCC như Heavy Naptha, LCO, DCO được đem đi phối trộn các thành phẩm như Mogas 92/95, Auto Diesel và FO, hoặc làm dầu Flushing (dầu rửa).

Để ổn định các bán sản phẩm cũng như làm chức năng vận chuyển, cung cấp, lưu trữ thì nhà máy còn có hệ thống các bồn bể chứa (sản phẩm trung gian, thành phẩm) và các trạm bơm tương ứng, và các hệ thống phụ trợ khác.

2.2.1.1.Phân xưởng chưng cất dầu thô (CDU)

Công suất thiết kế: 6,5 triệu tấn/năm (tương đương 148.000 thùng/ngày trường hợp dầu ngọt và 141.000 thùng/ngày trường hợp dầu chua).

Mô tả chung:

Trang 17

 Dầu thô được đưa vào phân xưởng chưng cất dầu thô và được gia nhiệt sơ bộ bằng các dòng sản phẩm và dòng bơm tuần hoàn trước khi vào lò gia nhiệt Dầu thô được phân đoạn thành một số sản phẩm trong tháp chưng cất Sản phẩm Naphtha ở đỉnh được xử lý thêm trong một tháp ổn định và một thiết bị

Kerosene Phân xưởng xử lý Kerosene (KTU) Dầu nhẹ (LGO) Bể chứa (Qua hệ thống blending)

Cặn chưng cất khí quyển (RA) Phân xưởng RFCC

Bảng 1 Bảng các sản phẩm của phân xương chưng cất dầu thô

 Sản phẩm nhẹ từ đỉnh tháp chưng cất CDU được đưa qua cụm xử lý khí của phân xưởng RFCC và sau đó qua phân xưởng xử lý khí hóa lỏng LPG.

 Dòng Naphtha được đưa tới phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro và sau đó tới tháp tách Naphtha, tại đây dòng Naphtha được tách thành dòng Naphtha nhẹ và dòng Naphtha nặng.

 Dòng Naphtha nhẹ từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Isomer hóa  Dòng Naphtha nặng từ tháp tách được đưa đến phân xưởng Reforming xúc

tác liên tục.

 Dòng Kerosene từ phân xưởng chưng cất khí quyển được đưa trực tiếp tới bể chứa Kerosene hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trộn để sản xuất Diesel và dầu đốt, hoặc nó được đưa tới phân xưởng xử lý Kerosene Tại phân xưởng KTU hàm lượng của mercaptan (RSH), Hydrosulfide (H2S) và acid

Naphthenic (RCOOH) được giảm xuống và nước bị loại bỏ Kerosene đã xử lý sau đó được đưa tới bể chứa tại đây nó được sử dùng làm nhiên liệu phản lực Jet A1.

Ngày đăng: 22/04/2024, 11:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan