skkn khoa học tự nhiên thcs

89 0 0
skkn khoa học tự nhiên thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất phát từ mục tiêu chương trình môn học và thực trạng thiết bị, học liệu Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT với mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu c

Trang 1

STT Nội dung Chữ viết tắt

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1

1 Xuất phát từ những thay đổi của xã hội 1

2 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của ngành 2

3 Xuất phát từ mục tiêu chương trình môn học và thực trạng thiết bị, học liệu 3

4 Xuất phát từ cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số 3

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP 5

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 5

1.1 Thực trạng về việc xây dựng học liệu số 5

1.2 Thực trạng triển khai chương trình môn KHTN 6 9

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 9

2.1 Vấn đề cần giải quyết 9

2.2 Các bước thực hiện giải pháp 9

2.2.1 Bước 1: Tìm hiểu các loại học liệu số 9

2.2.2 Bước 2: Tìm hiểu vai trò của học liệu số trong dạy học 11

2.2.3 Bước 3: Tìm hiểu các xu hướng hiện nay trong ứng dụng CNTT và khai thác, sử dụng học liệu số trong dạy học 16

2.2.4 Bước 4: Xây dựng học liệu số chủ đề khoa học: Chất và sự biến đổi của chất 18

III Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 82

1 Hiệu quả kinh tế 82

2 Hiệu quả về mặt xã hội 83

3 Tính mới của giải pháp 85

4 Khả năng áp dụng và nhân rộng 85

IV CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1 Xuất phát từ những thay đổi của xã hội

Trong thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, giáo dục đào tạo không là ngoại lệ

Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19 và thời gian sau đó, song phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực người học

Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học

Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn Các ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,… giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học Các thành tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things - Internet vạn vật) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch

Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực

Trang 4

tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo…

2 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của ngành

Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; Thông tư 32/2018/ TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành chương trình GDPT; Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Công văn Số: 4267 /BGDĐT-CNTT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2022 – 2023 có nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là:

- Tiếp tục phát triển học liệu số bảo đảm chất lượng, huy động giáo viên tham gia đóng góp học liệu số để chia sẻ dùng chung; phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong đánh giá, lựa chọn học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; hướng dẫn giáo viên tham khảo các học liệu số giới thiệu từ Bộ GDĐT và các nguồn tài nguyên tin cậy trên Internet

- Tăng cường tổ chức đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; từng bước tổ chức triển khai thi, kiểm tra, đánh giá trên máy tính đảm bảo khách quan, công bằng và có độ tin cậy

Nhận thức được những chỉ đạo của các cấp, chúng tôi nhận thấy mình cần thay đổi để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của CTGDPT mới, bắt kịp với tốc độ phát

Trang 5

triển như vũ bão của công nghệ thông tin Chính vì vậy đã thôi thúc chúng tôi học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu để xây dựng các học liệu số phù hợp với đối tượng học sinh, cơ sở hạ tầng của trường tôi, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.

3 Xuất phát từ mục tiêu chương trình môn học và thực trạng thiết bị, học liệu

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) với mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhận, phát triển phẩm chất và năng lực người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức, kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia

CTGDPT mới được áp dụng bắt đầu đối với cấp THCS từ năm học 2021-2022,để phục vu cho CTGDPT mới Bộ GD-ĐT đã ban hành danh mục thiết bị, học liệu tối thiểu tuy nhiên khi triển khai thực hiện, do nhiều yếu tố khách quan nhiều trường học vẫn chưa được cấp phát vì vậy giáo viên vẫn phải dạy chay, học sinh vẫn phải học chay Do chưa được cấp thiết bị, đồ dùng dạy học nên việc giảng dạy của giáo viên theo chương trình sách giáo khoa mới gặp nhiều khó khăn Nhiều nội dung giảng dạy cần thiết bị, đồ dùng hỗ trợ để học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhưng đến nay chưa thực hiện được Giáo viên phải tự làm đồ dùng dạy học với một số đồ đơn giản, những cái khó hơn buộc dùng kho học liệu, thiết bị số

4 Xuất phát từ cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số

Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022 được phát động nhằm khơi dậy ý thức chủ động, sáng tạo xây dựng thiết bị dạy học số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học có chất lượng Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các sơ sở giáo dục Đồng thời, bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy học có chất lượng, đã được kiểm duyệt để sử dụng trong công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học Hỗ trợ các đơn vị trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GDĐT Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số

Trang 6

quốc gia Việc xây dựng kho học liệu số trong các nhà trường luôn có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ngay cả khi dịch bệnh có diễn biến thế nào hoặc được kiểm soát hoàn toàn, xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục số vẫn hết sức cần thiết Bằng việc tạo lập kho học liệu số, chúng ta có cơ hội để kết nối và xây dựng kho tài nguyên giáo dục số dùng chung Đây là nguồn tài nguyên hữu ích, chất lượng, giúp các nhà trường tiết kiệm được nguồn lực cho phát triển học liệu, giúp đội ngũ GV cùng khai thác, trao đổi và chắt lọc những phương pháp, kiến thức… phù hợp nhất cho bài giảng của mình và nâng cao chất lượng dạy học

Để hưởng ứng cuộc thi do bộ phát động, chúng tôi mạnh dạn mày mò, nghiên cứu để thiết kế bảng tuần hoàn số giúp giáo viên và học sinh có thêm nguồn tư liệu để dạy và học May mắn cho chúng tôi là sản phẩm đã được kiểm duyệt, đưa vào kho học liệu số của Bộ GD-ĐT: https://tbdhs.moet.gov.vn/storage/detail/1660052117341-bfd75b7e-57f2-4f39-9630-d56e439e2966-2a300e3c-d0b1-4d46-9b60-311caec9b758

Đây chính là nguồn động lực thôi thúc chúng tôi tiếp tục học hỏi, nghiên cứu để tạo ra các học liệu số có chất lượng phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh

Trước bối cảnh đó, đánh giá được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng kho học liệu số cá nhân, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn KHTN ( Modul 1) ; nghiên cứu và thực hành sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Moldul 2); nghiên cứu và sử dụng các phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Modul 3), nghiên cứu và xây dựng kế hoạch bài dạy (Modul 4), nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh (Modul 9) Từ đó chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và khai thác học liệu số chủ đề khoa học:

Chất và sự biến đổi của chất môn KHTN 7 đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất,

năng lực trong CTGDPT 2018, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình thực hiện CTGDPT 2018

Trang 7

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1 Thực trạng về việc xây dựng học liệu số

Để tìm hiểu thực trạng của giáo viên trọng việc xây dựng học liệu số, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên ở một số trường THCS trong và ngoài tỉnh theo đường links sau:

https://forms.office.com/Pages/ResponsePage.aspx?id=DQSIkWdsW0yxEjajBLZtrQAAAAAAAAAAAAMAAFwglzVURVFVMk9ROU5WTFU2OVY2MTZBM0hMSDhZUi4u

Trang 8

Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy: Mỗi giáo viên hiện nay đều đang hàng ngày sản xuất ra học liệu số phục vụ công việc giảng dạy của mình ở những mức độ khác nhau, xong đa phần chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản nhất là các tệp bài giảng trình chiếu, tệp bảng tính, tệp văn bản hoặc phức tạp hơn là các bài giảng tích hợp âm thanh, hình ảnh, clip có thiết kế khoa học và tính tương tác cao (như các bài giảng elearning) tuy nhiên số lượng rất ít, chỉ để phục vụ các kì thi của các cấp Chúng tôi thấy có một số lí do dẫn đến thực trạng trên như sau:

- Thứ nhất, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi GV phải thường xuyên cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, hiện nay có khoảng hơn 200 công cụ hỗ trợ có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu Tuy nhiên, những công cụ này không phải ai cũng có thể hiểu để sử dụng trong thực tiễn Hơn nữa, mỗi ngày công nghệ càng hiện đại hơn, nên nhiều GV có thể không theo kịp và khó ứng dụng vào trong giảng dạy Chính vì thế mà giáo viên gặp nhiều

Trang 9

khó khăn khi chuyển từ học liệu truyền thống sang học liệu điện tử do chưa biết hoặc chưa biết cách khai thác các trang tư liệu để khai thác, xây dựng các học liệu số

Từ kết quả khảo sát cho thấy đa phần giáo viên chỉ sử dụng các công cụ, ứng dụng truyền thống, thân quen

- Thứ hai, để xây dựng các học liệu số thường mất nhiều thời gian nghiên cứu, xây dựng trong khi giáo viên còn đang đầu tư nghiên cứu CTGDPT mới Hiện nay giáo viên cũng gặp phải không ít những áp lực do công viêc mang lại, chính vì thế mà họ chưa có nhiều thời gian để quan tâm đúng mức tới việc xây dựng học liệu số Có không ít các giáo viên ngại đổi mới, thích dạy cách dạy truyền thống, đỡ tốn công sức đầu tư, chỉ có một số ít giáo viên trẻ chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ cho các bài giảng của mình

Trang 10

- Thứ ba, một số ít giáo viên còn chưa nhận thức đúng, đầy đủ về học liệu số, vai trò của học liệu số trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học cũng như sự cần thiết của công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục

Trang 11

1.2 Thực trạng triển khai chương trình môn KHTN 6

Năm học 2021-2022, cả nước bắt đầu áp dụng CTGDPT 2018 đối với cấp THCS Đặc biệt là lần đầu tiên có sự xuất hiện của môn KHTN lớp 6, môn này được xây dựng trên nền tảng tích hợp 3 mạch kiến thức là Vật lý, Hóa học và Sinh học trong chương trình cũ Mục tiêu chính đặt ra cho lần thay đổi chương trình này là dạy học theo hướng phát triển năng lực và dạy tích hợp liên môn ở cấp THCS Thực tế khi triển khai thực hiện môn KHTN 6 các trường gặp rất nhiều khó khăn là các giáo viên dạy lâu năm do chỉ dạy chuyên môn chính nên kiến thức về lĩnh vực còn lại của môn KHTN không còn nhớ; những khóa tập huấn ngắn ngày không thể đảm bảo chỉ để hiểu lại kiến thức do lâu ngày không sử dụng chứ chưa nói đến nhớ và tích hợp để dạy và dạy theo phướng phát triển phẩm chất, năng lực càng khó Bản thân chúng tôi là những giáo viên trực tiếp đưng lớp cũng cảm thấy bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt động học tập, tìm tòi mạch kiến thức trước đây không phải là chuyên môn của mình

Một trong những yêu cầu hàng đầu của dạy học theo hướng phát triển năng lực là cần sử dụng hiệu quả các thiết bị, học liệu nhưng hiện tại chưa có trang thiết bị môn KHTN Số ít các thiết bị sẵn có thì không đồng bộ, chất lượng thấp trong khi môn KHTN phải tổ chức thực hành rất nhiều để học sinh khám phá kiến thức, do vậy càng là thách thức với giáo viên đơn môn phụ trách đa môn.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Vấn đề cần giải quyết

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình GDPT mới đối với lớp 7, không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và khai thác học liệu số phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình Làm thế nào để lựa chọn, xây dựng và khai thác các học liệu số chủ đề khoa học: Chất và sự biến đổi của chất một cách đơn giản, hiệu quả? Đó chính là vấn đề chúng tôi sẽ chia sẻ trong sáng kiến này giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện CTGDPT mới

2.2 Các bước thực hiện giải pháp

2.2.1 Bước 1: Tìm hiểu các loại học liệu số 2.2.1.1 Khái niệm

Học liệu số (còn được gọi là học liệu điện tử) chính là học liệu đã được số hoá Học liệu số trong dạy học, giáo dục phổ thông là tập hợp các phương tiện điện tử phục

Trang 12

vụ dạy và học ở các dạng sau: sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp/file âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo,…

2.2.1.2 Đặc điểm

Dựa vào khái niệm trên cùng với khả năng ứng dụng của mỗi dạng học liệu số trong dạy học, giáo dục có thể thấy một số đặc điểm nổi bật của học liệu số

- Tính đa dạng: Các dạng của học liệu số như tranh ảnh tĩnh và động, video, sơ

đồ, biểu bảng, văn bản (text),… có khả năng chuyển tải lượng thông tin khổng lồ, với nội dung và hình thức vô cùng phong phú Bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực, môn học cũng có rất nhiều nguồn học liệu số để người dùng truy cập, tham khảo, lựa chọn Sự đa dạng về nguồn, dạng, nội dung, hình thức của học liệu số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với GV, HS trong lựa chọn, sử dụng chúng

- Tính động: Tính động của học liệu số thể hiện ở chỗ người sử dụng chúng có

thể phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng và cách di chuyển hay cách thức xuất hiện,…; thể hiện ở khả năng truy cập, chia sẻ, trao đổi nguồn học liệu rất nhanh và rất thuận lợi Chính nhờ đặc điểm này mà học liệu số tạo được hứng thú trong dạy học, phù hợp với các hoạt động nhận thức, khám phá, vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học

- Tính cập nhật: Khoa học, kinh tế, y tế, giáo dục, nhu cầu con người,… vận

động, phát triển không ngừng Từ đó, thông tin liên quan đến các lĩnh vực đời sống và con người thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp quá trình vận động, phát triển Vì vậy, tất yếu nội dung, hình thức thể hiện, hình thức truyền tin,… của học liệu số cũng được cập nhật liên tục và nhanh chóng.

2.2.1.3 Phân loại

- Căn cứ vào cách thức, kĩ thuật tạo học liệu số có thể chia học liệu số thành các loại như: học liệu số mô phỏng (silmulation); học liệu số đồ hoạ, hoạt hình (graphic, animation); học liệu số từ thiết kế văn bản (text); học liệu số kiểm tra, đánh giá (test);…

- Căn cứ vào mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động học ở cơ sở giáo dục phổ thông thì có thể chia học liệu số thành hai loại với các dạng tương ứng như dưới đây:

Trang 13

+ Loại học liệu số nội dung dạy học, gồm các dạng: hình ảnh (tĩnh và động) , video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo,…

+ Loại học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá, gồm các dạng: bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát,…

2.2.1.4 Định hướng dạng học liệu số phù hợp nội dung dạy học Loại nội dung dạy học Dạng học liệu số Khái niệm

Loại nội dung thường khó, trừu tượng mang tính chất khái quát sự vật, hiện tượng…

Hình ảnh

Video

Cấu trúc, chức năng, tính chất

Loại nội dung này mang tính chất mô tả cấu tao, cấu trúc, hình thái, chức năng, tính chất

của đối tượng

Hình ảnh động

Video

Hiện tượng, quá trình

Loại nội dung này mô tả trình tự phát triển, diễn biến của sự vật, hiện tượng…

Video

Thí nghiệm ảo

Quy luật, định luật, học thuyết

Loại nội dung này mang tính chất khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, quy luật khách quan…thường khó và trừu tượng…

Bảng dữ liệu Video

Thí nghiệm ảo

Ứng dụng

Loại nội dung này ứng dụng các kiến thức cốt lõi vào đời sống thực tế

Bảng dữ liệu Hình ảnh Video

2.2.2 Bước 2: Tìm hiểu vai trò của học liệu số trong dạy học

Các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục được hiểu là các phương tiện vật chất để tổ chức dạy học Học liệu số là phương tiện điện tử để phục vụ dạy và học Vì vậy, khó có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số trong dạy học Bên cạnh đó, cần thấy rằng thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu Với tư cách đó, thiết bị công nghệ và học liệu số sẽ tác động trực tiếp đến:

- Tất cả các thành tố của quá trình dạy học;

Trang 14

- Người học và xã hội học tập;

- Quá trình đổi mới quản lí và quản trị nhà trường

Dưới đây sẽ trình bày các tác động trên của thiết bị công nghệ và học liệu số.

2.2.2.1 Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục

Các thành tố của quá trình dạy học bao gồm: hình thức dạy học, mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, phương tiện dạy học và học liệu, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá, bối cảnh dạy học

✦ Tác động đến hình thức dạy học

- Ứng dụng các thành tựu CNTT đã tạo điều kiện đa dạng hoá hình thức dạy học trong thực tế, đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập Theo đó, chính sự phối hợp sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số phù hợp sẽ tạo cơ hội cho GV, HS cùng triển khai hiệu quả hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp

- Chẳng hạn, trong điều kiện cực đoan về về thời tiết, nhà trường có thể triển khai dạy học theo hình thức trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp Thậm chí, thay vì yêu cầu HS phải tập trung suốt buổi học trước màn hình máy tính theo dõi bài giảng trực tuyến đồng bộ, GV có thể tổ chức dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược, trong đó, giờ học trực tuyến chỉ dành cho bước báo cáo, thảo luận của HS dưới sự điều hành của GV

✦ Tác động đến mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các phẩm chất và năng lực ở HS được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018

- Khi dạy học chủ đề/bài học có sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển năng lực đặc thù của môn học (như năng lực khoa học tự nhiên trong môn KHTN), các năng lực chung mà còn góp phần phát triển năng lực tin học Qua đó, HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0

Cũng cần thấy rằng, khi máy tính, thiết bị di động thông minh,… chưa được đưa vào quá trình học tập thì người học chủ yếu làm việc với học liệu trong SGK hoặc các tài liệu do GV biên soạn và phát ra Khi máy tính và Internet đã phổ biến, người học có điều kiện chủ động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều Cơ hội này

Trang 15

cũng tạo thách thức cho người học đứng trước các lựa chọn, sàng lọc các kiến thức, dữ liệu, hoạt động,… phù hợp cho mục tiêu học tập Thách thức đó cũng chính là cơ hội để người học hình thành, phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng lực tự chủ và tự học

Thêm vào đó, khi GV kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà có ứng dụng thiết bị công nghệ và học liệu số thì HS có thêm cơ hội chủ động phát triển được nhiều thành phần/thành tố của mỗi năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ngay trong quá trình tự học đó

- Trong thời đại kĩ thuật số, có không ít yêu cầu cần đạt được xây dựng trong chương trình môn học gắn liền với điều kiện GV cần sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số Chẳng hạn, yêu cầu cần đạt “Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông ”; “Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ được độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.”; “Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người);” (KHTN, lớp 7) là ví dụ Theo đó, nếu bối cảnh nhà trường không có điều kiện cho HS tiến hành thí nghiệm thực thì việc sử dụng học liệu số thí nghiệm ảo hoặc học liệu số dạng video là rất cần thiết để có thể giúp HS đáp ứng mục tiêu dạy học mà chương trình môn học đã đặt ra

✦ Tác động đến nội dung dạy học

- Trong dạy học, GV có thể chủ động xây dựng nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học liệu khác nhau: học liệu trong SGK, hay học liệu số tìm kiếm được trên Internet Từ các nguồn học liệu đó, GV sẽ chủ động thiết kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới sinh động hơn, phù hợp với yêu cầu về mục tiêu, nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá Đối với HS, học liệu số có thể được coi là nguồn cung cấp thông tin vô tận Nó bao gồm các học liệu số mà GV cung cấp và học liệu số mà HS tự tìm kiếm, tự lưu trữ để tham khảo phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu, khám phá và vận dụng

- Để chuyển học liệu thành học liệu số như nêu trên thì thiết bị công nghệ chính là công cụ để GV tìm kiếm, thiết kế, biên tập học liệu số: chuyển nhiều nội dung dạy học trong SGK hay từ các nguồn học liệu số thành học liệu dạng sơ đồ, mô hình, hình

Trang 16

ảnh, âm thanh, thí nghiệm ảo,… làm cho nội dung dạy học trở nên đa dạng, sinh động, hấp dẫn và tạo hứng thú học tập

✦ Tác động đến PPDH và KTDH

Trong dạy học phát triển năng lực, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và chuyển hoá thành năng lực Vì vậy, để giúp HS phát triển năng lực thì GV cần sử dụng các PPDH tích cực hoá hoạt động của HS như dạy học trực quan, dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề,…

- Học liệu số và thiết bị công nghệ tạo thêm cơ hội cho GV chủ động lựa chọn PPDH để tổ chức hoạt động học Chẳng hạn, với bài trình chiếu chiếu đa phương tiện gồm học liệu số dạng video thí nghiệm ảo, hình ảnh động,… sẽ giúp GV thuận lợi trong triển khai PPDH trực quan hoặc dạy học khám phá,… thay thế cho phương pháp thuyết trình, diễn giảng Nhờ đó, HS sẽ tiếp cận thế giới tự nhiên một cách “trực quan” hơn, hấp dẫn hơn để dễ dàng nhận thức, khám phá và giải quyết được vấn đề

- Nhìn chung mỗi PPDH thường được triển khai qua 4 bước Phần mềm dạy học cùng dạng của học liệu số sẽ thể hiện ưu thế khác nhau trong hỗ trợ đối với mỗi bước triển khai PPDH cụ thể Chẳng hạn, việc trình chiếu các học liệu số dạng hình ảnh, video, câu hỏi sẽ rất hiệu quả trong bước chuyển giao nhiệm vụ học tập của PPDH trực quan Sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số dạng thí nghiệm ảo, sẽ hiệu quả trong bước HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề Ở bước tổ chức báo cáo, thảo luận, việc trình chiếu các sản phẩm học tập cũng dễ dàng được thể hiện bởi máy tính với MS-PowerPoint hoặc máy tính kết nối Internet cùng ứng dụng trực tuyến (như Padlet) Ở bước tổng kết, đánh giá, học liệu số phục vụ kiểm tra đánh giá có thể được trình chiếu trực tiếp tại lớp học hoặc thể hiện qua phần mềm trực tuyến có tính năng phân tích, đánh giá, phản hồi nhanh từ kết quả trả lời, bài làm của HS (như Google Forms, Quizizz, Kahoot…)

- Trong quá trình triển khai PPDH cùng với việc sử dụng thiết bị công nghệ, GV sẽ giảm được thời gian ghi bảng, thay vào đó, dành thời gian để quan sát, kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động của HS, nhất là ở bước HS thực hiện nhiệm vụ học tập và bước báo cáo, thảo luận

Trang 17

✦ Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu

Về bản chất, thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành phần của thành tố phương tiện dạy học và học liệu trong tổ chức dạy học Như vậy, chính thiết bị công nghệ và học liệu số có vai trò làm đa dạng hoá, hiện đại hoá các phương tiện dạy học và học liệu Từ đó giúp cho việc dạy và học trở nên “trực quan” hơn, hứng thú và hiệu quả hơn,…

✦ Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá

- Thiết bị công nghệ cùng phần mềm và học liệu số tác động khá toàn diện đến quá trình kiểm tra đánh giá Bao gồm:

+ Tạo điều kiện lựa chọn phương thức đánh giá: trực tiếp hay trực tuyến;

+ Hỗ trợ đánh giá các mục tiêu khác nhau: Chẳng hạn các thiết bị ghi hình, ghi âm, phần mềm lưu trữ dữ liệu về tiến trình học tập góp phần ghi nhận hành vi, thái độ của HS, sẽ thuận lợi cho đánh giá các mục tiêu về phẩm chất; máy tính và học liệu số cùng Internet thì thuận lợi cho tổ chức đánh giá các mục tiêu về năng lực;

+ Hỗ trợ phương pháp đánh giá: thiết bị ghi hình, ghi âm, phần mềm ghi chép sẽ hỗ trợ tốt cho phương pháp quan sát, phương pháp hỏi – đáp, phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập/ sản phẩm học tập; phần mềm thiết kế câu hỏi, bài tập hỗ trợ tốt cho phương pháp viết;

+ Hỗ trợ thiết kế công cụ khảo sát, đánh giá: xây dựng bảng bảng kiểm, thang đo, rubric, câu hỏi trực tiếp và trực tuyến;

+ Hỗ trợ phân tích nhanh kết quả khảo sát, kiểm tra: phần trăm câu trả lời đúng/sai, phần trăm các mức điểm,…

- Sự kết hợp hợp lí giữa quy trình khai thác số thiết bị công nghệ, phần mềm và học liệu số cùng với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tinh gọn sẽ giúp quá trình kiểm tra, đánh giá đáp ứng được yêu cầu: khách quan, tiết kiệm, nhanh chóng

2.2.2.2 Tác động đến người học và xã hội học tập

- Trong thời đại số, việc học mọi lúc, mọi nơi là đòi hỏi, là nhu cầu của xã hội cũng như mỗi con người Thiết bị công nghệ và học liệu số đa dạng đã giúp người học có có thêm công cụ, sự chủ động và cơ hội học học tập nhằm đạt mong muốn học mọi lúc, mọi nơi và xã hội học tập Chỉ cần một máy tính bảng hay điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm ứng dụng thích hợp, người học có thể tự khám phá kiến thức

Trang 18

hoặc chủ động tham gia các lớp học, khoá học từ xa mà các tổ chức, nhà trường, hoặc GV đã thiết kế sẵn, phù hợp với hoàn cảnh, mục tiêu học tập của cá nhân

- Thiết bị công nghệ và học liệu số đã góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học

- Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần làm đa dạng các hình thức tương tác trong hoạt động của HS: tương tác giữa HS - HS, HS - GV, HS - cộng đồng Các tương tác này tạo cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác bên cạnh các phẩm chất và năng lực đã được trình bày ở trên

2.2.2.3 Tác động đến công tác đổi mới quản lí nhà trường

Ở cấp độ nhà trường, thiết bị công nghệ, học liệu số cùng phần mềm góp phần hợp nhất nghiệp vụ quản lí nhằm góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Ứng dụng cụ thể các thiết bị công nghệ, học liệu số cùng phần mềm trong quản trị, quản lí nhà trường phổ thông hiện nay bao gồm:

- Xây dựng kho/nguồn dữ liệu số phục vụ việc dạy học của nhà trường, ;

- Triển khai sử dụng đa dạng hồ sơ số hoá (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc) phục vụ công tác quản lí và lưu trữ;

- Triển khai hệ thống quản lí hành chính điện tử (văn bản đến/đi, giao việc, lịch công tác, ) liên thông với các cấp quản lí giáo dục (Phòng, Sở, Bộ);

- Triển khai hệ thống điểm danh thông minh;

- Triển khai hệ thống giám sát, an ninh trường học; xây dựng hệ thống điều hành điện tử thông minh phục vụ quản lí, giám sát, phân tích các thông tin hoạt động của nhà trường

Bên cạnh tăng cường hiệu quả hoạt động quản lí của nhà trường, các ứng dụng CNTT đã góp phần hướng tới một hệ thống giáo dục đồng bộ về quản lí, minh bạch, dễ dàng tiếp cận, từng bước giảm dần chi phí,…

2.2.3 Bước 3: Tìm hiểu các xu hướng hiện nay trong ứng dụng CNTT và khai thác, sử dụng học liệu số trong dạy học

2.2.3.1 Thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá

Gần đây, chiến lược và giải pháp ứng dụng CNTT của Bộ GDĐT đã được các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai trên cơ sở định hướng, đầu tư của nhà nước, phù hợp

Trang 19

với điều kiện của địa phương, nhà trường Từ đó, mỗi cơ sở giáo dục đã xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn 5 năm nhằm ứng dụng CNTT trong:

1) đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá;

2) thực hiện quản lí hành chính xử lí hồ sơ công việc trên môi trường mạng Từ kế hoạch chung đó, nhà trường thực hiện các giải pháp cụ thể để nâng dần việc ứng dụng CNTT từ mức cơ bản lên mức nâng cao với các tiêu chí cụ thể

Với GV, phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước ứng dụng CNTT trong dạy học bao gồm nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá, phản hồi kết quả học tập của HS, quản lí hồ sơ và sản phẩm học tập của HS, quản lí hồ sơ dạy học của GV

2.2.3.2 Thúc đẩy dạy học, giáo dục với nhiều hình thức dạy học phù hợp

Ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bên cạnh hình thức dạy học trực tiếp mang tính truyền thống và bắt buộc, trong những điều kiện nhất định, nhà trường và GV triển khai dạy học theo hình thức trực tuyến thay thế trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ trực tiếp Trong đó, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ trực tiếp có thể được thực hiện theo “mô hình lớp học đảo ngược” Với mô hình này:

1) HS sẽ nhận nhiệm vụ học tập và chủ động thực hiện nhiệm vụ tại nhà, từ xa nhờ khai thác ứng dụng CNTT;

2) GV sẽ tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận đồng thời tổ chức củng cố, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, trực tiếp

Với đa dạng hình thức dạy học nhờ ứng dụng CNTT, HS còn có thêm cơ hội tham gia các khoá học, lớp học bên ngoài chương trình nhà trường theo điều kiện, sở thích với các mục tiêu phát triển khác nhau

2.2.3.3 Xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi

Xây dựng xã hội học tập là xu hướng mang tính toàn cầu CNTT đã góp phần thúc đẩy chính xu hướng này CNTT đã tạo ra nhiều hình thức dạy học, nguồn học liệu số khổng lồ, thiết bị công nghệ hiện đại, cùng với mạng Internet bao phủ toàn cầu đã mang đến nhiều cơ hội học tập cho mọi người, không phân biệt lứa tuổi, thời gian, mục đích học tập Trong đó người học nói chung, HS nói riêng có thể lựa chọn: chương trình học tập/bồi dưỡng, chủ đề học tập học tập/bồi dưỡng, môi trường học tập, GV phụ trách, thời gian học tập, phương thức học tập (học qua truyền hình hay

Trang 20

qua Internet, trực tuyến đồng bộ hay trực tuyến không đồng bộ hoặc trực tuyến kết hợp,…) phù hợp với mục tiêu phát triển, hoàn cảnh, điều kiện

2.2.3.4 Triển khai các mô hình giáo dục thông minh, trường học thông minh

Sự tiến bộ của Internet và trí tuệ nhân tạo đã tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ đối với tính mở của giáo dục: mở cho người học, mở về địa điểm và thời gian học tập, mở về hình thức và phương thức học tập, mở về ý tưởng và cơ hội để người học vận dụng, sáng tạo,… Từ đó đã xuất hiện mô hình giáo dục thông minh (smart education) - mô hình giáo dục sử dụng công nghệ kĩ thuật số tổ chức hoạt động giáo dục, mở rộng thời gian, không gian, tài liệu học tập, hình thức và phương pháp học tập, vượt qua giới hạn của bài học trên lớp thông thường, lấy hoạt động của người học làm trung tâm Ở cấp độ cơ sở giáo dục, mô hình giáo dục thông minh được triển khai ở các “trường học thông minh” Có thể hiểu “Trường học thông minh là trường học vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ kĩ thuật số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ”

Tóm lại, việc ứng dụng CNTT cùng khai thác sử dụng học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục ngày càng sâu, rộng và là xu hướng tất yếu Ở các cơ sở giáo dục phổ thông xu hướng đó thể hiện qua:

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, quản lí kết quả học tập HS và hồ sơ dạy học, giáo dục của GV;

- Ứng dụng CNTT trong đa dạng hoá các hình thức dạy học giúp cơ sở giáo dục có thêm điều kiện triển khai hoạt động dạy học, giúp HS có thêm nhiều cơ hội học tập, giúp xã hội hướng đến mục tiêu về xã hội học tập, học mọi lúc và mọi nơi;

- Sử dụng nền tảng của CNTN, thiết bị công nghệ, học liệu số để triển khai mô hình giáo dục thông minh tại các trường học thông minh,…;

Để đồng hành cùng các xu hướng đó, GV cần không ngừng học tập, bồi dưỡng để phát triển và nâng cao các năng lực liên quan: năng lực chuyên môn, năng lực

Trang 21

Bước 1: Nghiên cứu nội dung chủ đề (Phân tích các yêu cầu cần đạt của chủ đề)

Bước 2: Nghiên cứu, tìm hiểu các phầm mềm,

Bước 5: Xây dựng học liệu số nội dung kiểm tra-đánh giá

Bước 6: Tổ chức các hoạt động học có khai thác học liệu số đã xây dựng

Bước 7: Đánh giá và rút kinh nghiệm

Trang 22

2.2.4.1 Nghiên cứu nội dung chủ đề

Chủ đề chất và sự biến đổi của chất trong chương trình KHTN lớp 7 tập trung nghiên cứu về cấu trúc của chất Khi thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh chúng tôi nghiên cứu, phân tích bám sát vào các yêu cầu cần đạt trong chương trình môn KHTN cụ thể như sau:

Nguyên tử Nguyên tố hoá học

- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử)

- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử)

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu - Giới thiệu về liên kết

hoá học (ion, cộng hoá trị)

- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….)

- Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố

Trang 23

khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…) - Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị

- Hoá trị; công thức hoá học

- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị) Cách viết công thức hoá học

- Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử

Từ các yêu cầu cần đạt của chương trình, chúng tôi thấy mạch nội dung này rất mới mẻ và trừu tượng đối với học sinh Vì vậy cần phải thiết kế những học liệu trực quan, sinh động kích thích nhu cầu học tập và động lực cho học sinh

2.2.4.2 Nghiên cứu các phần mềm, ứng dụng để xây dựng học liệu số

Qua nghiên cứu Modul 9 : Ứng dụng CNTT – Khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy và học ở trường THCS, chúng tôi xin giới thiệu một số phần mềm có thể sử dụng trong dạy học môn KHTN theo trình tự ứng dụng CNTT hỗ trợ các bước tổ chức hoạt động học:

- Phần mềm thiết kế/biên tập học liệu số và trình diễn: MSPowerPoint, Paint, Mindomo, Video Editor, ActivInspire…

- Phần mềm thí nghiệm ảo: PhET, Yenka…

- Phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá: Google Forms, Quizizz, Nearpod, Azota, Plicker…

- Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến: Google Classroom, MS-Teams, Zoom… - Phần mềm hỗ trợ quản lí lớp học và hỗ trợ học sinh: Zalo, Padlet…

2.2.4.3 Lựa chọn các phần mềm, ứng dụng để xây dựng học liệu số

Sau khi phân tích ưu nhược điểm của từng ứng dụng, phần mềm có trong tài liệu tập huấn Modul 9:

Trang 24

cùng với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, năng lực CNTT của bản thân, trải nghiệm cá nhân trong thời gian dạy học trực tuyến chúng tôi quyết định lựa chọn một số phần mềm sau để xây dựng học liệu số phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động học tập chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất như sau:

- Học liệu số nội dung dạy học:

+ Phần mềm MS word để soạn giáo án Word

+ Phần mềm MS powerpoint/ Canva để thiết kế phiếu học tập, Infographic

- Học liệu số nội dung kiểm tra- đánh giá: Phần mềm Quizizz, Plicker 2.2.4.4 Xây dựng học liệu số nội dung dạy học

* Giáo án Word

Trọn bộ giáo án word của chủ đề:

Dưới đây chúng tôi xin phép minh họa giáo án một vài bài trong chủ đề

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN HÓA

Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:

- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử)

- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử)

2 Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực

hiện nhiệm vụ được giao

Trang 25

- Trung thực: Cẩn thận trong ghi chép nội dung bài học, làm đầy đủ các bài tập

được giáo viên giao phó

II Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh: Cấu tạo của nguyên tử của Oxi

- Phiếu học tập tìm hiểu về cấu tạo của nguyên tử: 30 phiếu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

mô hình nguyên tử của

Rutherford – Bohr (tiếp)

Hoạt động 3: Luyện tập PP: Trực quan

KT: Sơ đồ tư duy

Trang 26

c) Sản phẩm: Từ khóa: NGUYÊN TỬ d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ: GV thông báo luật chơi, giao Lớp trưởng tổ chức thực hiện

thông qua việc lựa chọn mở các ô hình ảnh

- Thực hiện nhiệm vụ: Lớp trưởng tổ chức, HS được chọn hình ảnh/dữ kiện

ngẫu nhiên đưa dần các thông tin (hình ảnh) để trả lời câu hỏi:

- Báo cáo thảo luận:

+ HS nào trả lời nhanh nhất và đúng được 1 điểm thưởng ở mỗi câu hỏi + Sau khi mở các hình ảnh, một nhóm thông báo kết quả, các nhóm khác cho ý kiến

+ Các nhóm kết luận từ khóa là NGUYÊN TỬ

- Kết quả, nhận định: GV chốt NGUYÊN TỬ, khen thưởng HS trả lời đúng

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr

a) Mục tiêu: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử)

b) Nội dung:

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu về nguyên tử

- Nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ ở nhà theo hướng dẫn trong phiếu học tập dưới đây:

Trang 27

NHIỆM VỤ Ở NHÀ: THIẾT KẾ INFOGRAPHIC I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được quan niệm ban đầu về nguyên tử

- Trình bày được lịch sử phát triển cấu tạo nguyên tử

II QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1: Nghiên cứu và chọn lọc các nội dung chính Bước 2: Thiết kế infographic:

- Truy cập 2 links dưới đây, tìm hiểu cách thiết kế infographic

+ Thiết kế infographic trên ppt: https://www.youtube.com/watch?v=Yq1L63Rl7Bs hoặc quét mã QR

+ Thiết kế infographic trên canva: https://www.youtube.com/watch?v=h6kUfJ4ZJXk hoặc quét mã QR

- Phác thảo cấu trúc bài infographic ra giấy nháp - Thiết kế lên giấy A3 hoặc thiết kế trên Canva/ PPT…

- Lưu ý: để đạt điểm tối đa bài infographic và thuyết trình, em hãy dựa vào bảng:

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

- Dealine: Đăng bài lên trang padlet:

https://padlet.com/dongtienvangbuon/44s6m18djrgfhr9j trước 23h ngày thứ 3 (13/09)

III BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Lưu ý: Tổng điểm tối đa của bảng này nếu em đạt được Xuất sắc ở cả 4 tiêu chí là 20 điểm, sẽ được quy đổi về thang điểm 10 Đặc biệt lưu ý với các tiêu chí có nhân TRỌNG SỐ, vì đây là các nội dung quan trọng, thể hiện mức độ Ưu tú, vượt trội về kiến thức của em so với chuẩn yêu cầu của công việc

Ví dụ: Ở bảng này, cột nội dung x 2 nên nếu 3 nội dung còn lại đều đạt mức 4 nhưng cột này chỉ đạt mức 2, tổng điểm của em chỉ còn 3x4+ 1x2= 14 điểm, sau khi quy đổi

Trang 28

ra thang điểm 10 em chỉ đạt 7 điểm

Trang 29

lại nội dung,

Trang 30

* Nhiệm vụ 2: Thiết kế mô hình một số nguyên tử c) Sản phẩm:

- Infrographic về lịch sự nghiên cứu về nguyên tử - Mô hình cấu tạo một số nguyên tử

d) Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu cấu tạo nguyên tử

- Giao nhiệm vụ: Trước tiết học GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ hướng dẫn trong

phiếu học tập và hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu

- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành sản

phẩm

- Báo cáo thảo luận: Các nhóm trình bày sản phẩm của mình, các nhóm khác

nhận xét theo kĩ thuật: 3 khen- 2 hỏi- 1 góp ý

- Kết quả, nhận định: Nhận xét, chốt về cấu tạo nguyên tử

- Phương án đánh giá: trong phiếu hướng dẫn nhiệm vụ ở nhà * Nhiệm vụ 2: Thiết kế mô hình một số nguyên tử

- Giao nhiệm vụ: YC HS chuẩn bị nguyên liệu từ tiết trước=> bốc thăm thiết kế

mô hình nguyên tử

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để thiết kế mô hình

- Bảo cáo thảo luận: GV các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có) - Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo nguyên tử

Bố cục mô hình cân đối, đẹp mắt

Ngôn ngữ báo cáo rõ ràng, văn phong ngắn gọn,

Trang 31

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về khối lượng nguyên tử a) Mục tiêu:

- Nêu được khối lượng của 1 nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối

lượng nguyên tử)

b) Nội dung: Trả lời câu hỏi:

- Nêu khái niệm về nguyên tử khối?

- Em hãy cho biết vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng

-Trong nguyên tử khối lượng của hạt proton gần đúng bằng khối lượng của hạt neutron và lớn hơn nhiều khối lượng của hạt electron nên coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng cả nguyên tử

- Khối lượng của nguyên tử đồng nặng hơn khối lượng của nguyên tử nhôm là 64/27

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ:

+ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, trả lời khái niệm về khối lượng nguyên tử, khối lượng hạt nhân là khối lượng của nguyên tử

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS nghiên cứu thông tin, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Báo cáo thảo luận:

+ Yêu cầu 1- 2 hs trình bày, các hs khác nhận xét bổ sung (nếu có)

+ GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có)

- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về khối lượng nguyên tử

Hoạt động 3: Luyện tập

Trang 32

a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử và

khối lượng nguyên tử

- Giao nhiệm vụ: tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào giấy A4 - Thực hiện nhiệm vụ: HS vẽ sơ đồ tư duy

- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân - Kết quả, nhận định: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên

3 Sơ đồ tư duy thiết kế đẹp, bắt mắt 4 Thuyết trình cho sơ đồ tư duy rõ ràng, hấp dẫn

5 Trả lời câu hỏi của GV hoặc HS đúng, thuyết phục

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Tìm hiểu một số phần mềm thiết kế mô hình nguyên tử theo mô

hình nguyên tử của Bo

b) Nội dung: Tìm kiếm và nghiên cứu một số phần mềm thiết kế mô hình

nguyên tử

c) Sản phẩm: Liệt kê một số phần mềm thiết kế mô hình, cách sử dụng có thể

tạo ra sản phẩm

d) Tổ chức thực hiện:

Trang 33

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh tìm kiếm một số phần mềm thiết kế mô

hình nguyên tử

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà - Báo cáo, thảo luận: HS gửi kết quả tìm kiếm lên padlet - Kết quả, nhận định: GV nhận xét rút ra kết luận

* Bài giảng Power point

Bộ bài giảng Power point:

https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1lZt0jeY9qWEGnQ1D5zZ1inB1Zh34ig4k

* Infographic

Infographic là từ viết tắt của Information Graphic, đây là các thông tin được thể hiện dưới dạng đồ họa giúp truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn Các thiết kế này biến những thông tin phức tạp, khái niệm trừu tượng thành những ký hiệu, bản đồ, biểu tượng Với hình thức này, học sinh có thể ghi nhớ tốt các khái niệm, ý tưởng

bài học bằng Infographic giúp học sinh khái quát các nội dung trọng tâm cần ghi nhớ của bài học

Phần mềm thiết kế Infographic: Ms Powerpoint/ Canva Bước 1: Chọn khổ giấy để thiết kế Infographic

- Infographic dùng để tổng kết nội dung bài học

- Inforgraphic được thiết kế trên khổ giấy A4, các thầy/cô có thể chọn như sau:

Tiếp theo :

Trang 34

Bước 2: Thiết kế màu nền

Có thể chọn bảng màu trên trang https://coolors.co

Trang 35

Chọn màu cho màu nền

Bước 3: Thiết kế nội dung trên Infographic

- Thầy/cô có thể vào trang https://flaticon.com để lấy các icon phù hợp cho infographic minh họa cho bài học của mình

Ví dụ: các icon chúng tôi đã sử dụng để minh họa trong infographic của mình

- Thiết kế các mô hình nguyên tử, phân tử và electron chúng tôi sử dụng phần mềm Paint 3D

Ví dụ: để thiết kế mô hình nguyên tử hydrogen

Trang 36

+ Tạo tên nguyên tử:

Phải chuột vào đối tượng vừa vẽ và chọn

+ Tạo nguyên tử: Vào phần mềm Paint 3D

Giữ phím shift để vẽ một hình tròn, và gõ (H) là tên nguyên tử hydrogen

Để lưu đối tượng dưới dạng file ảnh

Trang 39

*) Sử dụng Canva

Bước 1: Bạn truy cập vào website http://canva.com để chỉnh sửa và thiết kế trực tuyến, bạn cần thiết lập một tài khoản miễn phí trên Canva, bạn có thể đăng nhập thông qua Gmail hoặc tài khoản Facebook

Trang 40

Bước 2: Khi đã đăng nhập thành công, bạn gõ từ khóa “Thông tin qua hình ảnh” trên thanh tìm kiếm của Canva Bạn nhấn vào hiển thị gợi ý “Thông tin qua hình

ảnh” bên dưới.

Bước 3: Thầy/cô chọn các mẫu thiết kế Infographic có sẵn, có thể lựa chọn mẫu

phù hợp với mục đích sử dụng Kích cỡ mặc định của một Infographic trên Canva là 800 x 2000 pixel Hoặc có thể bắt đầu tạo một thiết kế mới:

Ngày đăng: 22/04/2024, 04:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan