skkn ngữ văn thcs

62 0 0
skkn ngữ văn thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng sử dụng kiến thức văn học, Tiếng Việt, lý luận văn học, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của

Trang 2

MỤC LỤC

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KĨ NĂNG ĐƯA KIẾN THỨC LÝ LUẬN VĂN HỌC

VÀO BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 1

PHẦN I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1

I Cơ sở lý luận 1

II Cơ sở thực tiễn 2

PHẦN II MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 3

I.Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 3

II Giải pháp khi có sáng kiến 5

1 Giải pháp 1: Hình thành kiến thức LLVH ban đầu 5

2 Giải pháp 2: Tiếp cận với các chủ đề của LLVH 8

3.Giải pháp 3: Hình thành các cấp độ của LLVH và cách giải quyết 18

4 Giải pháp 4: Các đề nghị luận văn học thường gặp (Chia theo cấp độ) và định hướng giải quyết 20

PHẦN III MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA VÀ ĐÁP ÁN 22

PHẦN V: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 60

Trang 3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

KĨ NĂNG ĐƯA KIẾN THỨC LÝ LUẬN VĂN HỌCVÀO BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

PHẦN I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾNI Cơ sở lý luận

Kiến thức lý luận văn học (LLVH) là những nội dung được giảng dạy ở năm thứ nhất Đại học đối với sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn Có thể thấy đây là một mảng kiến thức chuyên sâu và không dễ tiếp thu Tuy nhiên với sinh viên Đại học hay HS trường THPT thì đây vẫn là mảng kiến thức khá quen thuộc, còn với chương trình Ngữ Văn THCS, GV và HS bước đầu được tiếp cận với mảng kiến thức này qua các văn bản như: Ý nghĩa của Văn chương (Lớp 7- SGK

cũ); Tiếng nói của văn nghệ; Chó sói và Cừu trong thơ La Phong Ten (Lớp 9)

Tuy nhiên có một nghịch lí tồn tại đó là: ngay từ lớp 8, lớp 9 ở các kì thi HSG, học sinh đã phải nắm các đơn vị kiến thức này Thậm chí, với các kì thi đại trà, kiến thức LLVH cũng được đưa vào đề NLVH hoặc đáp án yêu cầu đưa kiến thức LLVH vào bài làm.

Lý luận văn học là chuyên ngành nghiên cứu về mối liên hệ giữa văn học với đời sống, quan hệ văn học với các loại hình nghệ thuật khác, từ đó làm nổi bật đặc trưng, giá trị, vị trí của văn học Cùng với đó lý luận văn học đi sâu, khám phá cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học với các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật… Lý luận văn học còn được hiểu là quá trình vận động và đặc trưng thi pháp nghệ thuật của các xu hướng, trào lưu văn học Kiến thức LLVH mang tính tổng quát, khám phá những vấn đề cốt lõi, bản chất của văn học.

Hơn nữa, từ việc nắm vững kiến thức LLVH đến vận dụng kiến thức ấy vào bài Nghị luận văn học là cả một kĩ năng mà không phải học sinh nào cũng làm được Vậy làm sao trong quá trình viết bài nghị luận văn học cần phải vận dụng kiến thức LLVH? Khi viết bài nghị luận văn học, học sinh cần tìm hiểu và nắm vững kiến thức LLVH để lồng ghép đưa vào các phần trong bài làm như mở bài, viết luận điểm, giải thích, đánh giá và diễn đạt để ý kiến đưa ra bàn

Trang 4

luận, phân tích, cảm nhận có một cơ sở vững chắc, có chiều sâu Khi bài văn có kiến thức LLVH thì lập luận, hành văn, diễn đạt sẽ có chủ kiến, đúng đắn, khoa học, có chiều sâu cảm xúc Những kiến thức LLVH sẽ giúp học sinh phát hiện những tín hiệu thẩm mỹ mang đến sự logic, khúc triết và sâu sắc.

II Cơ sở thực tiễn

Cùng với những thay đổi trong kì thi HSG, thi tuyển sinh chuyên và tuyển sinh không chuyên, môn Ngữ văn cũng có một số điểm mới và đáng lưu ý nhất trong đề thi THPT không chuyên Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng sử dụng kiến thức văn học, Tiếng Việt, lý luận văn học, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn, hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc, trôi chảy và đúng nội dung thì chất lượng bài làm sẽ tốt hơn rất nhiều.

Một bài văn được xem là có chất văn, được xem là bài văn hay là bài văn hội tụ rất nhiều yếu tố: văn viết mượt mà, truyền cảm, văn viết giàu tính sáng tạo, văn viết có chất lý luận Một bài văn hay giống như một bông hoa đẹp, vừa ngạt ngào hương thơm, vừa lộng lẫy sắc màu, và lý luận văn học là một trong những hương thơm, sắc màu làm cho bài văn có sức hấp dẫn với người chấm Nhưng làm thế nào kích lệ được niềm yêu, say văn và đặc biệt nhận về kết quả mãn nguyện? Làm thế nào để các em có thể đễ dàng đưa được kiến thức LLVH vào bài làm một cách tự nhiên, không khiên cưỡng Đó sẽ là sự trăn trở của nhiều giáo viên dạy môn Ngữ Văn.

Sau những lần trực tiếp chấm thi môn Ngữ văn qua các kì thi HSG, tuyển sinh THPT và cả những kì khảo sát tại trường, tôi nhận ra một thực tế: bài viết của học sinh thường sa vào phân tích rất sâu những kiến thức văn học mà quên đi lồng ghép kiến thức lý luận văn học và những bài văn đạt điểm giỏi là những bài biết vận dụng linh hoạt kiến thức lý luận văn học khiến cho bài viết có một lối đi riêng, có sự thăng hoa trong cảm xúc Vậy vận dụng kiến thức lý luận văn học vào bài văn nghị luận văn học là vô cùng cần thiết – đây là nền móng để bài viết đạt kết quả cao, là “chìa khóa” gỡ rối cho cả người dạy và người học Văn.

Trang 5

Đó cũng là những lý do đưa tôi đến đề tài “Kỹ năng đưa kiến thức lý luận vănhọc vào bài văn nghị luận văn học” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng

dạy ở trường THCS Phùng Chí Kiên, TP Nam Định Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ có tác dụng hữu ích với đồng nghiệp và học sinh THCS.

Sở dĩ tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề này vì xuất phát từ nhu cầu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Văn giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng tốt nhất, đặc biệt là HSG khối 6,7,8,9 và học sinh lớp 9 thi THPT Tôi rất mong được sự đóng góp, xây dựng của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn SKKN này, áp dụng vào thực tế giảng dạy

PHẦN II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

I.Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Thực ra vấn đề mà sáng kiến đề cập tới không phải là mới, nhất là với giáo viên và học sinh cấp THPT Tuy nhiên với HS THCS, đặc biệt là với các em không học chuyên thì đây là kiến thức khó, không dễ tiếp thu và không dễ vận dụng Bởi thế nhiệm vụ của GV THCS lại càng trở nên khó khăn hơn nếu chúng ta không cố gắng tìm hiểu kiến thức và phương pháp phù hợp: Một số giáo viên chưa thực sự chú trọng vào việc trang bị kiến thức LLVH cho HS Họ quan niệm, giờ dạy Ngữ văn chủ yếu là dạy đọc hiểu văn bản hoặc đây là phần kiến thức cho ít điểm trong mộ đề thi nên không quá cần thiết phải dạy; một số khác chưa thực sự đầu tư thỏa đáng công sức, thời gian để nghiên cứu kiến thức LLVH dẫn đến việc vận dụng kiến thức LLVH vào bài nghị luận văn học của HS còn hạn chế, thậm chí là không có; Lối mòn trong tư duy khiến cả người dạy và người học khó định hình việc phối hợp giữa kiến thức đọc hiểu tác phẩm với kiến thức LLVH trong một bài văn; Đặc biệt xuất phát từ tâm lý chung của học sinh là ngại học LLVH vì sự ám ảnh đây là kiến thức khó khăn nhất.

Xuất phát từ những trăn trở, những hạn chế ấy mà tôi nghiên cứu chuyên đề

“Kỹ năng đưa kiến thức lý luận văn học vào bài văn nghị luận văn học”

dành cho HS THCS – những HS bước đầu tiếp cận với kiến thức này

Trang 6

*Giới thiệu một số đề thi

Đề thi Tuyển sinh vào THPT chuyên LHP ( đề chuyên) năm 2019-2020

Câu 2 (5 điểm)

Trong Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…Chế Lan Viên viết: “ Thơ không

chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm sáng tỏ ý

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích đoạn thơ sau:

“Xót người tự cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vửa người ômBuồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Đề thi HSG lớp 9 năm học 2018-2019Câu 2 (10 điểm)

Trong tham luận tại hội thảo Việt Nam – nửa thế kỉ văn học, nhà thơ

Nguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một

Trang 7

người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó (Báo Văn nghệ số 143, ngày

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 8 – Trường THCS Phùng Chí KiênCâu 2 (10 điểm)

“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sởcủa cái đẹp”.

Hãy khám phá “Xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Quê hương của Tế

Hanh (Sgk Ngữ văn 8, tập II)

Phải chăng điều này là quá sức với học sinh? Làm thế nào để biến những kiến thức vốn rất khó đối với những sinh viên chuyên ngành trở nên dễ hiểu đối với học sinh phổ thông, nhất là HS THCS Tôi xin được đưa ra một số phương pháp và kĩ năng sau:

II Giải pháp khi có sáng kiến

1 Giải pháp 1: Hình thành kiến thức LLVH ban đầu.

Trước tiên giáo viên phải cho học sinh hiểu được khái niệm thế nào là LLVH Tuy nhiên các em mới là HS THCS nên giáo viên phải giải thích cho các em một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, hấp dẫn nhất để các em không thấy khó, không thấy khô, không thấy quá trìu tượng mà chán nản, sợ hãi mỗi khi nhìn thấy đề có kiến thức lý luận văn học Thậm chí phải làm cho các em chủ động đưa kiến thức LLVH, soi chiếu tác phẩm dưới góc nhìn LLVH kể cả dưới những dạng bài đơn giản nhất Muốn vậy, trước tiên, GV phải giúp các em hiểu khái niệm LLVH Cụ thể:

*Khái niệm LLVH

+ Lý luận văn học hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học.

Trang 8

+ Kiến thức lý luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? Văn học được sáng tác và tiếp nhận như thế nào? đặc trưng, chức năng của từng thể loại…

+ Lí luận văn học là bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của văn chương Nó có nhiệm vụ thông qua việc nghiên cứu hàng loạt tác phẩm Ðông - Tây, Kim - Cổ, tìm ra các quy luật chung nhất, cái bản chất chung của văn chương - cái mà bất kỳ tác phẩm nào được gọi là văn chương đều có sự tồn tại của nó.

Ví dụ: "Văn chương phản ánh đời sống bằng hình tượng", đó là đặc tính chung của văn chương Như vậy, những tác phẩm ngôn từ nào không phản ánh đời sống thì không gọi là văn chương Nhưng phản ánh cuộc sống mà không bằng xây dựng những hình tượng - tức là "những bức tranh về đời sống" - thì cũng không phải là văn chương Chẳng hạn: những bài diễn ca như diễn ca điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, hay những bài kiểu như: "Bài ca hóa trị" là không thuộc văn chương nghệ thuật Vì chúng chỉ là những đoạn văn vần nhằm mục đích làm cho người ta dễ thuộc, dễ nhớ những điều khoản, những công thức Chúng không có tính hình tượng Trong lúc đó, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi là bộ sử thi và là những bức tranh, là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" những năm đầu thế kỷ XIX Hoặc bộ Tấn trò đời của Balzac là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Hoặc cuốn tiểu thuyết bằng thơ Truyện Kiều là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Chúng là những tác phẩm văn chương vì chúng phản ánh đời sống dưới dạng những bức tranh về đời sống.

*Nhiệm vụ của LLVH

Sau khi giúp các em hiểu được khái niệm thế nào là LLVH, giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu về nhiệm vụ cụ thể của LLVH để các em hiểu một cách tổng quan, khái quát nhất Trong quá trình cung cấp kiến thức,

Trang 9

giáo viên nên lấy những dẫn chứng cụ thể qua các tác phẩm văn chương mà các em đã được học và sẽ được học để tạo sự hứng thú cũng như khơi gợi ở các em con đường cảm nhận văn chương một cách sinh động hơn.

+ Lí luận văn học có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Xác định bản chất xã hội của văn chương Tức nó chỉ ra nguyên nhân hình thành và thúc đẩy văn chương phát triển; mục đích phục vụ của văn chương là gì; văn chương có tác dụng trong đời sống xã hội như thế nào

- Xác định chức năng thẩm mĩ của văn chương Trong quá trình cải tạo thế giới, đồng hóa thế giới, con người có nhiệm vụ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ Tức là chiếm lĩnh các giá trị thẩm mĩ của thế giới và tạo ra cho thế giới các giá trị thẩm mĩ mới Bất kỳ một hoạt động sáng tạo nào của con người cũng có

thước đo thẩm mĩ Marx nói: con người sáng tạo thế giới theo quy luật của cái

đẹp Vậy văn chương, cái đẹp mà nó biểu hiện và truyền thụ cho con người là gì? Và biểu hiện bằng cách nào? Cách biểu hiện có gì khác với các hoạt động sáng tạo khác của con người? v.v

- Xác định quy luật phản ánh hiện thực và đặc trưng của qui luật ấy Giữa văn chương và đời sống xã hội có quan hệ gì? Quan hệ đó như thế nào? Ðặc trưng của quan hệ đó được biểu hiện ra làm sao?

- Xác định nguyên tắc xây dựng hình tượng và điển hình Là một bộ môn nghệ thuật, văn chương biểu hiện tính nghệ thuật của mình trước hết ở tính hình tượng Tức là ở chỗ phản ánh đời sống không phải trực tiếp khái quát thành công thức, định lí mà gián tiếp qua hình tượng Vậy hình tượng là gì? Giữa nó với công thức, định lí khoa học khác nhau ra sao Giữa nó - những bức tranh về đời sống - và chính đời sống giống và khác nhau như thế nào? Tại sao? Bản chất, đặc trưng của hình tượng là gì?

- Xác định phương pháp phân tích tác phẩm văn chương với những tiêu chuẩn về nội dung và hình thức Phân tích tác phẩm là làm gì và làm như thế nào? Những tiêu chuẩn nào được dùng làm căn cứ để phân tích.

Trang 10

- Xác định các loại và thể của văn chương Thế giới văn chương rất phong phú, đa dạng Từ trước tới nay, từ Ðông sang Tây, ta không thể tìm thấy 2 tác phẩm nào giống nhau hoàn toàn Tuy vậy, sáng tạo nghệ thuật không phải là tùy tiện, tùy hứng, mà là một công việc được tiến hành một cách có nguyên tắc, có căn cứ, theo một phương thức nhất định Những tác phẩm có cùng một phương thức phản ánh, một cách thức xây dựng tác phẩm sẽ được xếp vào một loại nhất định và trong từng loại sẽ có các thể riêng.

- Xác định qui luật phát sinh và phát triển các trào lưu và phương pháp sáng tác Sáng tác văn chương cũng như nhiều hoạt động nhận thức và sáng tạo khác của con người là phải có phương pháp, có nguyên tắc Lí luận văn học chỉ ra những nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật bao quát của mối quan hệ giữa nghệ sĩ và thực tại đời sống trong quá trình xây dựng hình tượng.

2 Giải pháp 2: Tiếp cận với các chủ đề của LLVH

Đối với học sinh trường PT và nhất là THCS, giáo viên chúng ta giúp các em lĩnh hội kiến thức LLVH ở mức cơ bản nhất và bằng cách dễ hiểu nhất Bởi vậy ta nên chia ra thành các chủ đề:

* Chủ đề 1: Đăc trưng của văn học

Giáo viên cung cấp cho học sinh những đặc điểm chung nhất của văn học, trả lời các câu hỏi như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Đối tượng chủ yếu của văn học là gì? Các tác phẩm văn học được cấu trúc như thế nào? Phương thức phản ánh của văn học là gì? Cụ thể:

Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người Qua bức tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.

Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người Dù các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người (như ngụ ngôn ) nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới

Trang 11

Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan ( hiện thực đời sống ) và chủ quan ( tình cảm người viết ) Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh Điều thu hút độc giả chính là sự chân thật Sự chân thật ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc đời họ mà thôi “Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá trị Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi” ( Thạch Lam ) Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà văn còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng lên thành những giá trị có tính chất phổ quát Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm máu” người nghệ sĩ Cái độc giả cần không phải là hiện thực được phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan ( vì ai sống trong thời đó cũng biết cả rồi ) mà từ tác phẩm của nhà văn, họ muốn hiểu thêm bản chất của thời đại mà họ đang sống và những tư tưởng, triết lý được nhà văn chung đúc và tổng hợp nên từ cuộc sống này Những tác phẩm lớn không chỉ đem cho ta cái nhìn khái quát về thời cuộc mà còn cho ta hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đang sống Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để thấu hiểu những điều mà nhà văn viết trong đó, từ đó tác phẩm mới neo lại trong trái tim người đọc Từ những yêu ghét, ngợi ca hay phê phán của bản thân về thời đại, nhà văn cũng làm cho người đọc đồng cảm, có những suy nghĩ giống mình Hơn cả trách nhiệm nhà văn, họ còn mang trách nhiệm cứu rỗi con người Chính những điều họ viết sẽ đem con người đến với những chân trời mới, bầu trời của chân – thiện – mỹ, để cho độc giả biết ước mơ, từ đó mà sống cao đẹp hơn, tương lai nhân loại cũng nhờ đó mà thêm tuơi sáng.

Trang 12

Một số những nhận định thường gặp về đặc trưng của văn học

+ Bàn về đặc trưng của văn học, Macxim Malien cho rằng “Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người”.

+ “Sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác cho dù đó là tư tưởng rất hay”(Khrapchenco)

+ Nhà văn Solokhop từng khẳng định: Người nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo Khi viết, máu phải sôi lên” Bình luận ý kiến trên

* Chủ đề 2: Chức năng của văn học

Giáo viên giúp học sinh hiểu và trả lời cho các câu hỏi: Văn học tồn tại nhằm mục đích gì? Văn học phục vụ thế nào cho đời sống của con người?

Chức năng của văn học là vai trò, vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tác dụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người Văn học là hiện tượng đa chức năng, các chức năng gắn bó hữu cơ không tách rời nhau Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn học có sức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác tác phẩm văn học, đến vấn đề viết để làm gì Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác Nhưng có lẽ M Gorki đã từng nói rất đứng

đặc thù của bộ môn: “Văn học là nhân học” Văn học là khoa học, khám phá thế

giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo dục – thấm mỹ

+ Chức năng nhận thức

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.

Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa

của đời sống” Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng

Trang 13

đổi thay, từng bước vận động của xã hội Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mởra muôn cánhcửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thếgiới xung quanh”

+ Chức năng thẩm mĩ.

Chức năng thẩm mĩ của văn học là nó có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát hiện nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ cho con người Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp.

Văn học luôn khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con người, con người, dân tộc Giá trị thẩm mi của tác phẩm ẩn chứa cả nội dung và hình thức nghệ thuật Nó đem đến cho người đọc cảm nhận, rung cảm về những nét đẹp giản dị, gần gũi ở cả cuộc đời thường lẫn những nét đẹp tượng trưng, mới lạ Cách thức xây dựng ngôn từ của mỗi nhà văn, nhà thơ cũng đem lại nét đẹp cho tác phẩm.

+ Chức năng giáo dục.

Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm

đẹp cho cuộc đời Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầythẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người,nâng conngười lên” Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươntới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”

Chức năng giáo dục thường được xem là giáo dục đạo đức phẩm chất cho con người Tuy nhiên văn học không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động và cải tạo thế giới và các quan điểm chính trị – xã hội của con người Chức năng giáo dục chính là chức năng tác động, cải tạo quan điểm, tư tưởng đạo đức của con người Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp A-rix-tot đưa ra phạm trù thanh lọc khi

Trang 14

người ta xem kịch nếu có khóc thì sẽ làm người ta trong sạch và cao thượng hơn Nhà mĩ học Lets-xing của Đức cho rằng sân khấu phải trở thành “một trường học đạo đức” Ở Việt Nam việc coi văn học có chức năng giáo dục đã có từ lâu đời trong bài tựa Lĩnh Nam chích quái Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã viết

“Việc tuy kì dị mà không quái đản, văn tuy thần bí nhưng không nhảm nhí, tuynóinhững chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải làchẳng khuyên điều thiện, trừng điếu ác, bỏ giả theo thật” Và từ xưa đến nay

văn học vẫn được coi như một thứ vũ khí giáo dục, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp đấu tranh giữ nước, dựng nước Trong Văn học Việt Nam văn học được sử dụng như một hình thức giáo dục đạo đức, tu dưỡng tính tình được hết sức chú ý Tiêu biểu là tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Với văn học giáo dục được tác động ở sự lay động tình cảm con người, tác động vào tình cảm là tác động vào khâu then chốt Người đọc bị xúc động say mê, lôi cuốn bởi những điều viết ra trong tác phẩm người đọc sẽ dễ nhận ra những lầm lạc hoặc làm theo tiếng gọi của những điều tốt đẹp mà tác giả gợi ra Vậy nghệ thuật cải tạo và giáo dục con người bằng tình cảm và thông qua con đường tình cảm.

+ Chức năng giao tiếp.

Nói đến giao tiếp là nói đến sự giao lưu, thông báo, trao đổi Nghĩa là ở đây có vấn đề người nói, người nghe, người gửi, người nhận và phương tiện để để liên hệ Ở khâu sáng tác người viết mỗi khi cầm bút là muốn giãy bày, chia sẻ, cần nói ra, không nói ra không được Sống cần phải giao tiếp nếu không giáo tiếp có nghĩa là không sống Vì thế con người sử dụng nghệ thuật như là một con đường quan trọng để giao lưu với nhau chẳng khác nào như cây cối cần giao lưu với không khí và ánh sáng mặt trời Sáng tác đầu tiên là muốn giãi bày, mang những tâm tư trăn trở của nhà văn tác động vào người khác Ở mức độ

thấp nó gợi sự chia sẻ, đồng cảm, ở mức độ cao hơn nó trở thành “tiếng nóiđồng ý, đồng tình” (Tố Hữu), thành sợi dây liên két, tiếng kèn tập hợp Lúc đó

Trang 15

nó không chỉ là hoạt động của một người hướng đến một người mà trở thành hoạt động giao tiếp rộng rãi của mọi người.

Một số những nhận định thường gặp về chức năng của văn chương

+ Bàn về nhận định của Hoài Thanh trong Ý nghĩa của Văn chương: “Văn

chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

+ “Văn chương có đủ sức để sửa sang cuộc đời mới đáng lưu truyền ở đời (Ngô Thế Vinh)

+ Bàn về chức năng của văn học, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Nghệthuật là phương thức tồn tại của con người, giữ cho con người mãi mãi là con người Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính Người

cho con người”

*Chủ đề 3: Nhà văn và quá trình sáng tác

Giáo viên giúp HS khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm văn học, những điều kiện về tài năng, phẩm chất, nhân cách của người viết…

Vai trò của nhà văn với đời sống văn học Không có ong mật thì chẳng có mật ong Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói: “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa cho mùa thu làm lấy Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”(“Sổ tay thơ” – Đối thoại mới) Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực Nhà văn cũng không được lặp lại mình “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống) Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình” Vậy nhà văn cần những nhân tố gì? – Phải có năng khiếu, có tài – Phải có cái

Trang 16

tâm đẹp (chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Nguyễn Du) – Phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học) Học vấn thấp, hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì Đặc biệt:

- Giàu tình cảm:

Trong khoa học, tình cảm nằm ngay trong tiền đề sáng tạo, còn trong văn học tình cảm nằm ngay trong thành phần sáng tạo “Nói nghệ thuật là nói đến quy luật riêng của tình cảm” vậy tình cảm chứ không phải yếu tố nào khác, đó

là một phần tạo nên tư chất của nhà văn bởi nó là ngọn nguồn sâu xa nhất của cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp.

Tình cảm ở người nghệ sĩ ấy chính là trái tim mãnh liệt và nồng cháy của mình trước cuộc sống và cả trong sáng tác Bởi tình cảm trong nhà văn như yêu,

ghét, vui, thương mến hay căm giận, hờn dỗi đều đến độ mãnh liệt… “Gặp cái gì hay và đáng yêu thì họ ôm choàng lấy, nếu gặp điều đáng giận thì họ sẽ bác bỏ (Lỗ Tấn) Độ mãnh liệt được thể hiện như Ec-quyn nghiền chặt tên khổng lồ Ăng-tê cho đến khi đứt xương gân kẻ thù mới thôi Ngô Thì Nhậm cũng nói đến tính mãnh liệt, thắm thiết đó ở tình cảm nhà văn: “Tình cảm ấy dồi dào thì thơnảy sinh, hoặc là tình cảm nam nữ thương nhau, hoặc tình vợ chồng nhớ nhau…Niềm vui thích của ta ở triều chính thì ta cũng biết trong việc triều chính cũngcó tình cảm nam nữ, nỗi nhớ mong của ta là ruộng vườn, thì ruộng vườn có cái tình vợ chồng” Và nhà văn là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con

người và cuộc đời nên người nghệ sĩ ấy không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sắc

- Tâm hồn phong phú và cảm hứng sáng tác

Người nghệ sĩ là người tạo ra cái đẹp cho cuộc đời, vì thế chắc chắn sẽ không thể thiếu đi một tâm hồn phong phú Tâm hồn phong phú ấy chính là khả năng cảm thông, chia sẻ, đồng cảm với người khác

Trang 17

-Nhân cách đẹp

Họ vượt lên những khó khăn vất vả, những biến cố của cuộc đời Điều này, Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động Ông dù bị mù nhưng vẫn làm thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ, đã thế ông không hám danh lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền Để làm được điều đó chính là nhờ thái độ sống có văn hoá, có nhân cách đẹp.

Nhà văn – người có nhân cách đẹp, họ kiên quyết, anh dũng hiên ngang chống lại những điều sai trái ở bất cứ thời kì nào, miễn là ở đó có những bất công, cuộc sống đa chiều với mọi mặt phức tạp và những hệ lụy trầm luân của kiếp người.

Người nghệ sĩ khi viết một tác phẩm phải trung thành với sự thật Cuộc sống có như thế nào thì nói như thế ấy, phải trung thực với cuộc sống chứ không phải trung thành với một cá nhân nào khác Nguyễn Khuyến từng viết: không chỉ trung thực khi thể hiện niềm vui, tinh thần lạc quan mà trung thực cả khi bộc lộ sự mất mát, đớn đau.

-Tài năng và vốn sống

Nhà văn đến với cuộc sông và đến với công việc sáng tạo bằng tâm hồn giàu xúc cảm nhưng cũng không thể thiếu một khả năng quan sát tinh tế rộng rãi Cuộc sống vốn hết sức phong phú, đa dạng, nhà văn phải quan sát kĩ lưỡng và tinh tế mới có thể phát hiện được ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng Nhà văn không dừng lại ở mức độ quan sát như những người bình thường mà phải nhìn thấy được tình trạng tâm hồn con người quyết định hành vi của họ, tìm ra được chìa khóa để mở vào thế giới nội tâm của con người.

Bằng thực tế cuộc sống bên ngoài với tất cả những cảm giác và tình cảm của bản thân mình để thể nghiệm làm cho con người chúng ta sống gần gũi hơn trong cuộc đời Với các nhà văn, sự trải nghiệm lại càng quan trọng Không từng nếm trải cuộc sống giàu sang phú quý và những cay đắng bần hàn của cuộc đời, Nguyễn Du không có được những trang thơ tuyệt bút muôn đời Dấn thân vào

Trang 18

cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ mà anh dũng, Tố Hữu mới có được những vần thơ lay động biết bao thế hệ thanh niên.

Để thể nghiệm cuộc đời qua tác phẩm, các nhà văn nhập vai vào các nhân vật trong cuộc sống… là để xây dựng những nhân vật có giá trị chân thực.

Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt mà điểm xuất phát cũng như đích đến đểu là những vẻ dẹp của cuộc sống Văn học luôn hướng con người ta vươn đến chân trời chân- thiện- mĩ, giúp gìn giữ và bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần nhân văn nhân đạo trong mỗi con người Vì thế mà văn học phản ánh khá toàn diện và sâu sắc mọi mặt đời sống bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật thông qua tác phẩm văn học Nhưng để có được một tác phẩm đặc sắc thì mỗi nhà văn phải trải qua cả một quá trình sáng tác hết sức công phu, tỉ mỉ và lâu dài Con đường sáng tác một tác phẩm tâm đắc đối với mỗi nhà văn thì không giống nhau nhưng trong quá trình ấy, cái chung trước nhất và không thể thiếu chính là nguồn cảm hứng sáng tạo.

Một số những nhận định thường gặp

+ Bàn về nhận định của Thạch Lam: Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”

+ “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứsở của cái đẹp”

+“Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan” (Garcia Lorka)

*Chủ đề 4: Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật

Khái quát các đặc điểm về chất liệu của văn học – ngôn từ nghệ thuật Bàn về ngôn từ trong văn chương, Nguyễn Tuân đã từng nói“Ở đâu có lao

động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo” Thật vậy, một nhà

văn chân chính là một nhà văn có thể tạo ra cho mình một lối đi riêng, một chất giọng riêng mà không lẫn vào nhau trong thế giới đa sắc màu nghệ thuật Văn học chính là mảnh đất màu mỡ giúp nhà văn sáng tạo, phát huy khả năng cầm

Trang 19

bút của mình, để rồi “mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” Chính vì lẽ đó mà văn học là nghệ thuật ngôn từ.

Một số những nhận định thường gặp

+ Bàn về ngôn từ trong Văn chương, Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ở đâu có

lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữcủa nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo”

+ “Yếu tố đầu tiê của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”(M.Gorki)

+ “Văn chương không phải đơn thuần là vấn đề cảm xúc, nó à vấn đề ngôn ngữ nữa Văn chương là ngôn ngữ tạo ra cảm xúc”(Umberto Eco)

+ “Nhà văn không chỉ viết bằng ngòi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưởng chính mình ”(L Tolstoi)

*Chủ đề 5: Đặc trưng thể loại

Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật cuả những thể loại văn học thường gặp như thơ, truyện ngắn, hiện tượng tương tác giữa các thể loại.

+ Bàn về ý kiến của Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả

+ “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”(Trần Đăng Khoa)

+ “Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân chân lý giản dị của mọi thời”

+ “Truyện ngắn – đó là một kì quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn

động phi thương”

*Chủ đề 6: Tiếp nhận văn học

Khái quát các đặc điểm của quá trình đọc, hiểu và chiếm lĩnh tác phẩm văn học.

Văn học là hoạt động giao tiếp, là một quá trình Mỗi độc giả giống như một mắt xích không thể thiếu trong chu trình sáng tạo – tiếp nhận Mặc dù tác

Trang 20

phẩm văn học là “Đứa con tinh thần” của nhà văn nhưng nghệ sĩ không thể quyết định được số phận của nó Số phận của tác phẩm chỉ được định đoạt khi nó đến với công chúng Có thể nói, người đọc có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định giá trị của tác phẩm văn học chân chính.

+ Có ý kiến cho rằng: “Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu”

+ M Gorki: “Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm nhưng chính người đọc tạo nên số phận cho nó”

+ “Mọi tác phẩm dù được sáng tạo theo một thi pháp nào cũng mở ra theo các cách đọc Mỗi cách đọc mang đến cho tác phẩm một đời sống mới”

3.Giải pháp 3: Hình thành các cấp độ của LLVH và cách giải quyết

Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận kiến thức LLVH trên nhiều các cấp độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Tổng hợp – Đánh giá Cụ thể:

3.1 Biết

Giúp học sinh biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học (Để biết trong đề bài đó cần giải thích các khái niệm nào).

Muốn vậy:

- Học sinh phải đọc tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan trọng.

- Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất, những thuật ngữ quan trọng, những luận điểm quan trọng.

- Sử dụng các kĩ thuật ghi nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa.

3.2 Hiểu

Giúp học sinh hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm lý luận văn học bằng lời văn của mình.

3.3 Vận dụng

Giúp học sinh vận dụng các kiến thức lý luận văn học để lý giải và bàn về các hiện tượng văn học, các nhận định về lý luận văn học

Trang 21

Muốn vậy: Học sinh phải thường xuyên đặt câu hỏi Vì sao? Và các câu hỏi giả định Ví dụ như:

Đề: Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại nhưng nghệsĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ” em

hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.

“Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người” em hiểu ý kiến trên như

thế nào? Làm sáng tỏ qua một tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 Học sinh để giải quyết được đề bài phải đặt ra câu hỏi: Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống? Văn học có thể tồn tại không nếu như không viết về con người, phục vụ cuộc sống của con người.

Hay các câu hỏi như: Tại sao trong đoạn trích “Kiểu ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du lại để Kiều nhớ về Kim Trọng trước, nhớ về cha mẹ sau? Quy luật tình cảm nào dẫn đến điều đó?

3.4 Phân tích

Giúp học sinh phân tích các biểu hiện của vấn đề văn học trong những hiện tượng văn học cụ thể như tác phẩm văn học, hoặc một đoạn trích…

Ví dụ như:

- Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc

- Phân tích nét riêng của nhà thơ Hữu Thỉnh khi viết về đề tài mùa thu qua bài thơ Sang Thu để làm sáng tỏ nhận định: “Với Sang Thu, Hữu Thỉnh làm mới thơ thu”

3.5 Tổng hợp

Giúp học sinh giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp Ví dụ:

Trang 22

- Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời” Phải chăng hai câu nói trên là mâu thuẫn? em hãy thử lí giải.

GV giúp học sinh hiểu: Thơ ca chỉ có giá trị khi nó phải được khởi phát từ tình cảm chân thành nhất của con người, tiếng nói của thơ là tiếng nói của trái tim biết rung lên với những cung bậc cảm xúc trước cái đẹp của cuộc sống “là tiếng nói hồn nhiên nhất”, nhưng cái chân thực ấy không phải là sự sao chép mà nó phải thông qua lăng kính của người nghệ sĩ, cảm xúc ấy phải được cất cánh trên ngọn gió của nghệ thuật, tức là “phải chuốt lời” để cho tác phẩm thơ thực sự hay cả hồn lẫn xác, bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ….Bởi thế nên, hai quan điểm trên không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau.

-Có người cho rằng: “Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm vềđời sống và hiểu chính mình”, hãy lí giải ý kiến trên.

GV giúp học sinh: Để lí giải được ý kiến trên phải có kiến thức tổng hợp từ các phương diện đặc trưng văn học, quá trình sáng tác và quá trình tiếp nhận

3.6 Đánh giá

Gv giúp học sinh đưa ra các câu hỏi phản biện, đánh giá kiểu như: Có phải lúc nào cũng như vậy hay không? Nói như vậy đã thực sự chính xác chưa? Vấn đề có tòan vẹn không và có bổ sung gì không?

4 Giải pháp 4: Các đề nghị luận văn học thường gặp (Chia theo cấp độ) và định hướng giải quyết

4.1 Cấp độ 1

Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học:

- Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân

Định hướng giải quyết:

Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần đánh giá, mở rộng, nâng cao vấn đề Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Ông Hai ( Truyện ngắn Làng), ta có thể so sánh, đối chiếu với hình tượng người nông dân trước cách

Trang 23

mạng để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong đề tài viết về người nông dân (Hs bằng các kiến thức LLVH về trào lưu văn học, quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ có thể làm được phần đánh giá một cách sâu sắc.

4.2 Cấp độ 2

- Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một yêu cầu nào đó.

- Phân tích giá trị nhân đạo trong đoạn trích Trong lòng mẹ - hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

- Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa ”.

- Phân tích khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” để thấy được những chuyển biến trong sáng tác của nhà thơ Huy Cận ở giai đoạn sáng tác sau cách mạng tháng 8 năm 1945.

Định hướng giải quyết

Ở cấp độ 2, kiến thức LLVH thể hiện ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu người viết làm rõ như: Giá trị nhân đạo, chất thơ, phong cách sáng tác Bởi vậy, để giải quyết các vấn đề trên ta phải nắm được khái niệm các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.

4.3 Cấp độ 3

Gải quyết một nhận định LLVH

- Phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để làm sáng tỏ ý kiến: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta tình yêu cuộc sống đã tràn đầy”

-“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người bằng các hình thức nghệ thuật độc đáo”.

-……

Trang 24

Định hướng giải quyết

+ Ở cấp độ 3, kiến thức LLVH sẽ được vận dụng trong toàn bài viết Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi HSG và thi tuyển sinh Chuyên LHP (cả bài

- Sử dụng các kiến thức LLVH để lí giải vấn đề nghị luận (Chú ý: trước khi bàn phải nói rõ cơ sở xuất phát của nhận định đó: Đặc trưng thể loại, thiên chức người nghệ sĩ, nhu cầu của độc giả…)

- Chọn các chi tiết trong tác phẩm văn học để làm sáng rõ các biểu hiện của vấn đề Tức là:Khi phân tích tác phẩm văn học người viết phải soi chiếu dưới góc nhìn của LLVH để phân tích tác phẩm (Phân tích theo định hướng nhận định) Tránh tình trạng khi làm HS tách bạch 3 phần: Giải thích, bàn luận nhận định; PT tác phẩm; Đánh giá)

3 Đánh giá, mở rộng,nâng cao

-Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận - Bổ sung, phản biện lại vấn đề ( Nếu có)

Có ý kiến cho rằng sức hấp dẫn của truyện ngắn Làng (Kim Lân) là nghệ

thuật miêu tả tâm lí nhân vật Ý kiến của em? Hãy phân tích diễn biến tâm lí ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây để chứng minh.

Trang 25

Gợi ý đáp án:

1 Kĩ năng tạo lập văn bản: 0,25 điểm

- Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân bài biết tổ chức thành các luận điểm, các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài chốt lại được vấn đề nghị luận và thể hiện được nhận thức cá nhân

- Sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

2 Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 điểm

Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây

3 Nội dung bài viết: 3,5 điểm

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau:

a Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

b Giải thích, phân tích, chứng minh:

*Giải thích nhận định “sức hấp dẫn của truyện ngắn Làng (Kim Lân) là nghệ

thuật miêu tả tâm lí nhân vật”: Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc Dùng đối thoại và độc thoại nội tâm để tái hiện sinh động tâm trạng của nhân vật Và dùng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc để thể hiện tâm trạng một người nông dân yêu nước.

* Cụ thể nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây:

- Khi vừa nghe tin: tâm trạng ông Hai thể hiện gián tiếp qua điệu bộ, cảm xúc cơ thể, giọng nói “ da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, gọng lạc hẳn đi ”, những câu hỏi thể hiện sự bán tín bán nghi -> sự bất ngờ, bàng hoàng của ông Hai.

Trang 26

- Trên đường về: thông qua hành động “ cúi gằm mặt mặt mà đi”, lời độc thoại “ Hà, nắng gớm về nào”, nhớ đến cái tiếng chửi đổng chanh chua của người đàn bà cho con bú “ cha mẹ một nhát” để thể hiện gián tiếp tâm trạng xót xa, tủi hổ, thấm nhục của ông Hai.

-Về đến nhà: tác giả diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn tủi nhục của ông Hai chủ yếu qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm Khi ông nghĩ về con đau đến trào nước mắt “Chúng nó cũng là bằng ấy tuổi đầu”; tự chất vấn, dằn vặt, giằng xé khi nghĩ về làng “Nhưng sao lại nảy ra cơ sự này chưa?”.

- Đêm đến: tâm lí ông Hai tiếp tục được Kim Lân khắc họa gián tiếp qua ý nghĩ, hành vi, qua từng cảm xúc cơ thể của ông Hai để thể hiện sự thấp thỏm “trằn trọc không ngủ được”, rồi lo lắng “Có tiếng nói Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì ”, có khi sợ hãi “ ông lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, trống ngực ông đập thình thịch” thậm chí có những lúc bùng lên thành những cơn nóng giận vô lí đổ lên đầu lũ trẻ và người vợ tội nghiệp.

- Mấy ngày sau: Vẫn là cách miêu tả tâm lí gián tiếp qua ý nghĩ hành động tác giả diễn tả tâm trạng nặng nề biến thành nỗi sợ hãi thường xuyên của ông Hai khi suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài Thoáng nghe tiếng Tây, Việt gian, cam nhông là ông lủi vào góc nhà, nín thin thít Đỉnh điểm là tâm trạng đau đớn của ông Hai khi nghe bà chủ nhà ngỏ ý không cho ở nữa “ ông Hai ngồi lặng góc giường chứa bố con ông bây giờ” Cuối cùng trên tình yêu làng là tình yêu nước khi ông dứt khoát “Làng thì yêu thật phải thù”

- Tâm sự với con: Một lần nữa Kim Lân bằng ngòi bút miêu tả tâm lí trực tiếp chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại “ông hỏi con: nhà ta ở đâu con có thích về làng chợ Dầu không” , “con trả lời ” Ông Hai nói với con nhưng thực chất là tự nhủ lòng mình, khẳng định tình yêu làng sâu nặng, yêu nước sâu sắc của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Trang 27

4 Đánh giá:

-Sự thành công trong cách xây dựng tình huống truyện; đặc biệt nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại….) Ngôn ngữ mộc mạc, mạng tính khẩu ngữ, phù hợp với lời ăn tiếng nói của người nông dân.

- Thông qua diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây, Kim Lân thể hiện một cách thấm thía, xúc động, chân thực tình yêu làng, yêu nước sâu của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

4 Khái quát vấn đề, liên hệ, so sánh với các tác phẩm viết về đề tài người

nông dân để thấy được những chuyển biến trong tình cảm người nông dân sau cách mạng, và những đóng góp của nhà văn Kim Lân.

5 Diễn đạt lưu loát trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

6.Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được quan điểm riêng sâu sắc.

* Cho điểm:

-Điểm 3.0-3.5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên Bài viết có nội dung sâu sắc,

thuyết phục, thể hiện kĩ năng nghị luận tốt, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thao tác lập luận.

-Điểm 2.0-2.75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên Bài viết có nội dung

khá sâu sắc, thuyết phục, thể hiện sự vận dụng phù hợp các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.

-Điểm 1.0-1.75: Đáp ứng được một số yêu cầu trên Bài viết chưa sâu,

chưa thể hiện sự vận dụng phù hợp các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ, chínhtả.

-Điểm 0,25-0,75: Nội dung sơ sài, vận dụng chưa hợp lí các kĩ năng tạo

lập văn bản nghị luận Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả.

-Điểm 0: Không viết bài hoặc lạc đề.

Trang 28

* Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có nhiều cách triển khai để giải quyết đề bài Sau đây là một sốnhững gợi ý:

1 Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận - Trích dẫn câu nói và nêu phạm vi nghị luận 2 Thân bài: (8,5 điểm)

- Giải thích và bàn luận nhận định: (1 điểm)

+ Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống của con người Họ là người luôn ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn” (0,5 điểm)

+ Xử sở của cái đẹp: (0,5 điểm)

Đó là vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm để gợi lên những rung cảm thẩm mĩ, đánh thức tình yêu cuộc sống và những khát vọng cao đẹp, hướng con người tới cái chân, thiện, mĩ…Đó còn là cái đẹp của tự nhiên, của con người trong lao động sản xuất và trong chiến đấu…(Cái đẹp của nội dung tác phẩm)

Trang 29

Đó còn là cái đẹp của nghệ thuật trong tác phẩm với ngôn từ, hình tượng, kết cấu, giọng điệu…Nghệ thuật chính là phương tiện chuyên chở, chuyển hóa những giá trị nội dung đến gần hơn với độc giả.

-> Như vậy nhận định trên đã khẳng định vai trò và thiên chức của người nghệ sĩ và tác phẩm văn học với đời sống Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường cho bạn đọc khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống thông qua các tác phẩm văn học.

-“Xứ sở của cái đẹp” trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh:

Cái đẹp về nội dung: (4,5 điểm)

+ Đó là vẻ đẹp của bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả - một người con xa quê Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động khi thuyền cá ra khơi và thuyền cá về bến Từ đó gợi lên trong người đọc tình yêu đối với quê hương, đất nước (Phân tích khổ 1,2,3) (3 điểm)

+ Đó còn là vẻ đẹp trong tâm hồn của những người con xa quê, luôn nhớ về quê hương với nỗi nhớ da diết, thường trực Nỗi nhớ về những thứ giản đơn và rất đỗi bình dị, thân thuộc của quê hương làng chài khiến cho người đọc cảm động, thổn thức bởi ai cũng có một quê hương để nhớ, để thương, để trở về (Phân tích khổ 4) (1,5 điểm)

Cái đẹp về nghệ thuật (2 điểm)

+ Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề: Gợi lên sự thân thuộc, gần gũi Người đọc như thấy hồn quê, tình quê của chính mình trong đó.

+ Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa: Hình ảnh con thuyền, cách buồm…

+ Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn, hào hùng + Nhiều phép tu từ được sử dung đạt hiệu quả nghệ thuật.

-Đánh giá (1 điểm)

Trang 30

+ Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật chính là sản phẩm của quá trình lao động miệt mài, vất vả của nhà văn Họ đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bở, xứ sở của cái đẹp.

+ Nhà văn là người dẫn đường để bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp còn bạn đọc cũng cần trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để cảm nhận cái đẹp Nhà văn và độc giả phải cùng nhau đồng hành, cùng nhau khám phá và tận hưởng thì cái đẹp mới tỏa sáng và có ý nghĩa.

3 Kết bài (0,5 điểm)

Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của bài thơ Quê hương.

Lưu ý:Khuyến khích những bài viết bước đầu hiểu về nhận định và biết cách phân tích bài thơ theo định hướng nhận định.

Đề 3

Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc” Qua hai văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Gợi ý đáp án

*Yêu cầu về hình thức (1 điểm): Bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; văn viết mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

* Yêu cầu về nội dung (9 điểm): Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, đặc biệt học sinh phải biết phân tích theo định hướng.

Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các nội dung sau:

a Giải thích ý của nhận định (1 điểm)

+ Tinh thần nhân văn, nhân đạo trong các tác phẩm văn học là tiếng nói của tình yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận bất hạnh Đồng thời lên án, tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ, bất hạnh.

Trang 31

+ ý kiến muốn khẳng định: Các tác phẩm văn học dù sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, có cách thức và nội dung phản ánh cuộc sống khác nhau nhưng trên mỗi trang viết của các nhà văn đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc…

b Chứng minh (7 điểm)

+ Giới thiệu ngắn gọn về Nguyên Hồng và Ngô Tất Tố để thấy đây là hai

nhà văn tài năng và tâm huyết.Với cách viết khác nhau cả hai văn bản Trong

lòng mẹ và Tức nước vỡ bờ đều tỏa sáng tinh thần nhân đạo cao cả: Văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành Đó là văn của một con người có trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người Còn Ngô tất Tố thực sự là tri âm của người nông dân với những trang viết thể hiện sự yêu, ghét rạch ròi, tác phẩm của ông dựng lên cả một thế giới nhân vật chân thực, sinh động, có những điển hình bất hủ (1,5 điểm)

+ Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong 2 văn bản: (5,5 điểm) *Tinh thần nhân đạo thể hiện ở tiếng nói cảm thông: (2 điểm)

-Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông cho tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm, đáng thương của gia đình chị Dậu vào buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến (dẫn chứng về tình thế, hoàn cảnh gia đình nhà chị Dậu)

-Nguyên Hồng cảm thông, thấu hiểu cho những cơ cực mà bé Hồng và người mẹ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến bất công và tàn ác Đó là câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; một đứa trẻ sống trong sự ghẻ lạnh và nỗi nhớ mẹ da diết.

*Tinh thần nhân đạo thể hiện qua lời ngợi ca, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người: (2 điểm)

-Trong lòng mẹ là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt qua diễn biến tâm lý nhân vật bé Hồng khi trò chuyện với bà cô, khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ.

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan