skkn ngữ văn thcs

104 1 0
skkn ngữ văn thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ n

Trang 1

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 2

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải

thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ

một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình

thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, đặc biệt đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống; coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục

Theo Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

với mục tiêu là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả

giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Phương châm: “Học gắn liền với hành”, nhà trường với gia đình và xã hội thông qua hoạt động thực hành và trải

nghiệm để củng và phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

2 Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta sự gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống - xã hội chưa thật sự được quan tâm đúng mức Vì vậy, phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề môi trường nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà địa phương mình có Học sinh càng ít cơ hội được hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết những vấn đề thực tế, kể cả kỹ năng sống Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể tạo cơ hội để học sinh có được những kinh nghiệm đó thông qua dạy học bộ

Trang 3

môn bằng các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa Hơn nữa, nhiệm vụ của giáo dục vì sự phát triển bền vững là tạo nên các thế hệ trẻ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi phục vụ sự nghiệp phát

triển bền vững của đất nước và của địa phương Việc dạy và học dựa trên thực tiễn địa phương chính là cách tiếp cận hiệu quả để đạt mục tiêu thực hiện

nhiệm vụ trên

Dạy và học dựa trên trải nghiệm giải quyết vấn đề thông qua thực tế địa phương là một cách tiếp cận không mới trong giảng dạy và học tập Đó là

việc sử dụng các bối cảnh, tư liệu của thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảng trên lớp hoặc là nơi tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm ngoại khoá cho học sinh Nói một cách khác, một vấn đề cụ thể của địa phương sẽ được từng bộ môn khai thác theo thế mạnh và sự phù hợp với bộ môn bằng các hình thức khác nhau Hầu hết các môn học đều có thể dựa vào thực tế của địa phương để tiến hành các hoạt động học tập theo đặc thù riêng biệt của từng bộ môn

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trước đây và hiện nay vẫn còn đang được dạy với tư cách là tiết học ngoài giờ lên lớp và thực hiện trên lớp thành những tiết riêng lẻ Nội dung và hình thức tổ chức chưa thật hay, hình thức chưa thật phong phú, hiệu quả Vì vậy việc dạy trải nghiệm còn mang tính chất chiếu lệ, hình thức, kết quả thực sự chưa cao – dạy cho xong Các nhà trường có tổ chức một vài chủ đề học tập kết hợp với trải nghiệm nhưng hình thức còn chưa đa dạng, phong phú, kiến thức các chủ đề có chiều rộng nhưng chưa sâu và cụ thể đặc biệt là các chủ đề ( kiểu dạng bài ) trong môn Ngữ văn nên học sinh chưa hứng thú kết nối, khả năng hòa nhập thích ứng với những thay đổi của cuộc sống là không cao Hiện nay trong các kì thi khảo sát chất lượng, thi hết học kì, thi tuyển sinh vào lớp 10, kì thi THPT Quốc Gia, đề thi môn Ngữ văn đã có nhiều đổi mới, không chỉ chú trọng đến những đơn vị kiến thức cơ bản trong sách giáo khao mà còn đòi hỏi cả những kiến thức thực tế, phẩm chất năng lực, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành …

3 Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gồm: Tiêu chí số 5 ( Trường học ) và tiêu chí số 14 (Giáo dục và Đào tạo) Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông

thôn mới, ngày 4/10/2022 Sở Giáo dục và công tác Đào tạo Nam Định đã ra công văn số 1555/KH-SGDĐT, chủ động, tích cực vào cuộc đẩy mạnh tuyên

truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh sinh viên trong toàn ngành chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện

Trang 4

thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu về giáo dục của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Triển khai hiệu quả Phong trào thi đua, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nông thôn; chú trọng duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn, góp phần tăng tỷ lệ số xã, thị trấn, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong lĩnh vực giáo dục

4 Môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 8 riêng là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời Mặt khác, quá trình tiếp nhận là quá trình người đọc đồng sáng tạo, năng lực thẩm mĩ của học sinh sẽ được bộc lộ và bồi dưỡng: tư tưởng, tình cảm, nhận thức, kinh nghiệm bản thân về cuộc sống…, với những biểu hiện cụ thể như: thương yêu, cảm thông; đồng thời căm tức, phê phán những thói hư, tật xấu, Từ đó, học sinh biết yêu thương, đồng cảm, yêu quê hương đất nước, đúc kết thành lý tưởng thẩm mĩ in sâu trong tâm hồn, tạo thành nhân cách và biểu hiện bằng những hành vi ứng xử đẹp

5 Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành, có đưa vào một số bài Chương trình địa phương Đó là những bài học rất bổ ích giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về địa phương mình với những nội dung có tính chất gần gũi, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng nơi mình đang sinh sống, nhằm đưa học sinh đến với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hằng ngày vừa có ý nghĩa lâu dài mà tất cả mọi người dân ở địa phương cùng quan tâm đến, giúp các em “hòa nhập với cộng đồng”, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với quê hương, đất nước Từ đó có tinh thần thái độ học tập đúng đắn hơn

Thực trạng dạy học hiện nay, phần Văn – Tập làm văn địa phương thời gian theo phân phối chương trình còn hạn chế và phần lớn chưa được thiết kế, giảng dạy một cách bài bản Tài liệu học tập thì khan hiếm, ít ỏi và chưa được

Trang 5

cập nhật Tài liệu tham khảo còn ít đối với cả người dạy và người học nên học sinh không nắm được những vấn đề của địa phương mình hoặc nắm bắt một cách lơ mơ

Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi trăn trở về việc giảng dạy Chương

trình địa phương trong chương trình Ngữ văn 8, nên tôi viết đề tài: “Dạy và học

trải nghiệm sáng tạo trong môn ngữ văn lớp 8 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và nâng cao ý thức xây dựng nông thôn mới cho học sinh” nhằm nâng cao

hơn nữa hiệu quả giảng dạy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của học sinh Để có cơ sở thực tiễn thực hiện điều đó, tôi đã tìm hiểu và xác định một số nguyên nhân cơ bản sau:

1 Về phía học sinh:

- Các em học sinh còn nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết của chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8”, mối quan hệ giữa học và thực tiễn cuộc sống ở địa phương; còn tỏ ra coi nhẹ, xem nhẹ, học qua loa hoặc trình bày sơ sài vì cho rằng: phần chương trình địa phương không thi, không học chả có làm sao

- Các em chưa quan tâm hoặc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng và cần thiết của mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở địa phương, mối quan hệ giữa học tập và xây dựng quê hương đất nước

- Các em học sinh chưa có thói quen quan sát và tìm hiểu những vấn đề thực tế có tính thời sự ở địa phương, đặc biệt là công cuộc xây dựng NTM như: xây dựng điện - đường - trường - trạm, môi trường, kinh tế, văn hóa - xã hội, khu quy hoạch, khu đô thị mới, thậm chí có nghe, có nhìn, có thấy nhưng còn lơ mơ không để tâm Điều đó cũng dẫn đến cái khó trong quá trình học và làm những bài văn về vấn đề địa phương

- Năng lực thực hành các văn bản viết về vấn đề địa phương còn hạn chế, chủ yếu bám vào SGK và những gì có sẵn để vận dụng, thậm chí còn lạm dụng tài liệu tham khảo bởi: phần lớn các em không biết cách sử dụng tài liệu làm sao cho đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích các tài liệu đó Thậm chí, một bộ phận học sinh sao chép, coppy nguyên văn những bài văn mẫu trên mạng của địa phương, vùng miền khác để nộp bài cho giáo viên

- Việc vận dụng lý thuyết vào viết bài còn máy móc, thụ động; đây là điểm yếu mà hầu như học sinh ở cấp học nào cũng mắc phải chứ không chỉ riêng học

sinh lớp 8 Ví dụ: Thuyết minh về: Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhân vật

Trang 6

lịch sử,… hoặc viết đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội ( môi trường, tệ nạn xã hội .) thì đa phần các em vận dụng lí thuyết này để xây dựng một bài văn chỉ

mang tính chất giới thiệu mà không biết vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn Điều đó dẫn đến bài viết của các em không có chiều sâu, chưa có tình cảm yêu mến quê hương thực thụ khiến cho người đọc có cảm giác nhàm chán, không có hứng thú

Những nhược điểm nêu trên khiến học sinh rất dễ chán nản, đặc biệt là các em học sinh nam; lâu dần thành thói quen thụ động, đối phó

2 Về phía phụ huynh học sinh:

- Số đông học sinh chịu sự định hướng của phụ huynh là tập trung vào các

môn học tự nhiên để sau này thi cử lên THPT, CĐ-ĐH chuyên nghiệp sẽ thuận lợi, còn học môn Ngữ văn chỉ là đủ điểm lên lớp

- Một bộ phận phụ huynh cho rằng việc học tập trải nghiệm thực tế xã hội để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương là việc làm viển vông, không phù hợp, mất thời gian, tốn kém tiền bạc cho nên phản đối không hợp tác

- Một số phụ huynh tư duy phiến diện: việc xây dựng NTM là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các ban ngành đoàn thể, của các Tổ dân phố; cần chi đến trẻ em, đặc biệt là con em họ “ đang tuổi ăn tuổi học”, “ ăn chưa no nghic chưa tới” huống chi là xây dựng NTM

3 Về phía người dạy:

- Một số giáo viên còn chưa nắm rõ nội dung các công văn của UBND tỉnh Nam Định, Sở GD&ĐT Nam Định, UBND huyện Hải Hậu, Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu về chủ trương MTQG xây dựng NTM, NTM bền vững, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để tích cực tham gia xây dựng cũng như tuyên truyền, vận động

học sinh, phụ huynh cùng thực hiện các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”

- Vấn đề lồng ghép giảng dạy về ý thức tích cực tham gia xây dựng NTM ở địa phương cho học sinh còn hạn chế, vì chưa có văn bản bắt buộc yêu cầu chỉ đạo cụ thể nên giáo viên ít nhiều còn bỡ ngỡ trong việc định hướng các hoạt động dạy học để đạt hiệu quả cao nhất Nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng mục tiêu lồng ghép giáo dục giải quyết vấn đề thông qua thực tế địa phương vào môn học Ngữ văn nói chung cũng như phần Văn và Tập làm văn 8 nói riêng Có chăng đi nữa, thì truyền thụ một cách hình thức: đọc cho học sinh nghe, cho chép các gợi ý tìm hiểu về NTM, cho học sinh tự tìm tòi nên hiệu quả cao chưa cao, không như mong đợi

Trang 7

- Có giáo viên xem nhẹ vai trò của việc giáo dục ý thức xây dựng NTM gắn liền với việc dạy học ở các môn học Vì thế trong quá trình dạy, người dạy chưa thật sự chú ý tìm ra các biện pháp dạy học tốt nhất để lồng ghép hiệu quả còn bỏ mặc, thờ ơ không dạy có hướng dẫn thì còn dạy lướt qua, sơ sài

Từ những trăn trở trên tôi xây dựng chuyên đề có nội dung chính như sau:

- Xác định cụ thể việc vận dụng kiến thức chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn trong môn Ngữ văn 8 để giải quyết vấn đề thực tiễn ở địa

phương: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây

dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới

- Gợi ý và giao nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể cho từng nhóm học sinh áp dụng hình thức trải nghiệm xã hội xem video cip gắn liền với đời sống để sưu tầm thông tin

- Tổ chức cho học sinh tham gia ngoại khóa thực tế xã hội tham quan những:

làng nghề cây cảnh, các nghề truyền thống, các danh thắng cảnh (di tích lịch sử) ở địa phương

- Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch cá nhân sau khi đi học trải nghiệm

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn ấy, tôi nghĩ rằng việc rèn luyện ý thức xây

dựng Nông thôn mới trong chương trình ở môn Ngữ Văn 8”, là cần thiết, là điều

đáng quan tâm trong một số năm học gần đây Giúp các em có thêm kiến thức thực tế từ nhiều đối tượng khác nhau để bài học được nhẹ nhàng, linh hoạt hơn Từ đó, tạo điều kiện cho các em học sinh phát huy năng lực, sở trường, lòng tự hào về những nét đẹp của địa phương mình, đặc biệt nhất là ý thức - tinh thần xây dựng NTM Qua đó góp phần tạo hứng thú, khơi gợi niềm đam mê để các em tự tìm hiểu những nét đẹp về văn hóa vùng miền mà mình đang trực tiếp sinh sống Đồng thời nó sẽ tạo tiền đề hình thành cho các em biết nuôi dưỡng ước mơ sau này lớn lên sẽ phát triển hơn nữa những di sản văn hóa, những danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc của dân tộc mình, của địa phương mình đến với bạn bè trong và ngoài nước Và đây cũng là cơ hội, bổ sung kiến thức đang học cho học sinh bằng nội dung ngữ văn địa phương, thay đổi hình thức học tập nhằm cho học sinh tích cực, chủ động và hứng thú với tiết học Từ đó hình thành cho các em khả năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt phát triển các kĩ năng sống như: giao tiếp, quan sát, nghiên cứu, tích lũy tri thức, tác phong, tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, phát triển vai trò của cá nhân khi hoạt động nhóm …hình thành những tính cách tốt của người lao động trong tương lai

Trang 8

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

II.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trong những năm học trước, khi dạy kiểu các tiết thuộc chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn) ở môn Ngữ Văn 8, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong đó chủ yếu là phương pháp dạy học truyền thống

Ưu điểm: Đảm bảo hệ thống đủ các kiến thức về bộ môn Ngữ văn 8, phát

triển một số năng lực chung cơ bản của bộ môn học sinh mà học sinh hình thành các kĩ năng như: nghe, đọc, nói, viết, cảm thụ

Nhược điểm: Các hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên nêu vấn đề, đề tài;

sau đó học sinh suy nghĩ làm bài và trình bày bài làm (nếu khó quá giáo viên gợi ý làm dàn ý), đôi khi có những nội dung thực tế nhưng học sinh không biết trình bày và diễn đạt chính xác (vì chưa được quan sát thực tế hoặc vấn đề đó, nội dung đó chưa thật gần gũi với các em – do lứa tuổi), hoạt động nhóm chưa có hiệu quả, chưa tạo ra sự tương tác giữa các học sinh - học sinh, giáo viên - học sinh, giáo viên chưa nhận thấy hết tình cảm, cảm xúc của học sinh khi học… Do đó giáo viên hoạt động nhiều, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động Các năng lực, kĩ năng sống của học sinh còn hạn chế, ví dụ như: năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề …

Thống kê chất lượng các bài kiểm tra tại trường THCS Thị Trấn Cồn - Hải Hậu -Nam Định như sau:

Qua số liệu thống kê tôi thấy số lượng học sinh bị điểm kém còn rất cao, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi còn thấp, học sinh chưa hào hứng, chán nản, ngại học kiểu dạng bài chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn) ở môn Ngữ Văn 8 Do đó tôi suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp để giúp các em học sinh có hứng thú học tập tốt hơn

II.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Nhằm khắc phục các nhược điểm, đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh theo hình thức trải nghiệm xã hội gắn liền thực tiễn giải quyết các vấn đề của địa phương cho học sinh khi học chương trình địa

Trang 9

phương (phần văn và tập làm văn) một cách hiệu quả nhất, tạo cho các em một ‘‘cú hích” trong học tập tôi đã nghiên cứu kĩ và xây dựng chuyên đề này như sau:

A CƠ SỞ LÍ LUẬN

I Chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn) ở môn Ngữ văn 8 đối với người học

Ngữ văn 8 nói chung và chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn) nói riêng, có lượng kiến thức khá thực tế khá rộng ở nhiều phương diện: lịch sử,

địa lí, sinh học, môi trường, văn hóa, kiến trúc … Khác với các văn bản tự sự,

miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thì chương trình địa phương ( phần văn và tập làm

văn ) lại là những bài học rất bổ ích giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về địa phương mình với những nội dung có tính chất gần gũi, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng nơi mình đang sinh sống như:

- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nơi

các em được sinh ra và lớn lên

- Tìm hiểu Về các vấn đề môi trường và tệ xã hội ở địa phương

Từ các vấn đề trên, đưa học sinh đến với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hằng ngày vừa có ý nghĩa lâu dài mà tất cả mọi người dân ở địa phương cùng quan tâm đến, giúp các em “hòa nhập với cộng đồng”, thấy được vai trò và nhiệm vụ của các em để nâng cao lòng yêu quê hương đất nước; có ý thức giữ gìn, phát

huy những nét độc đáo trong truyền thống của quê hương Từ đó, các em có thái độ nghiêm túc đúng đắn đối với môn học Muốn làm được phải tiến hành: quan sát,

tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi, tích lũy tri thức thực tế Tuy thế, chỉ cần giáo viên

thị phạm tốt và có ý thức hướng dẫn là học sinh có thể làm được theo yêu cầu - Trong chương Ngữ văn 8, chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn) tại trường THCS Thị trấn Cồn, năm học 2022-2023 được xây dựng Kế hoạch giảng dạy có 12 tiết Cụ thể:

+ Học kì I: 6 tiết ( 4 tiết ôn tập , 1 tiết văn bản, 1 tiết chương trình địa phương

- phần Văn )

o Tiết 33,34 - Tuần 9 - Ôn tập giữa Học kì 1 (tích hợp viết đoạn văn)

o Tiết 44 -Tuần 11 - Văn bản thông tin ngày trái đất năm 2000 (tích hợp lồng ghép)

o Tiết 57 - Tuần 15 - Chương trình địa phương phần Văn

o Tiết 69,70 - Tuần 18 - Ôn tập tổng hợp Học kì 1 (tích hợp lồng ghép)

+ Học kì II: 6 tiết (4 tiết ôn tập , 1 tiết văn bản, 1 tiết chương trình địa

phương - phần Tập làm Văn)

o Tiết 80 - Tuần 20 - Văn bản Quê hương (tích hợp lồng ghép)

Trang 10

o Tiết 85 - Tuần 22 - Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.(tích hợp lồng ghép)

o Tiết 95 - Tuần 24 - Chương trình địa phương phần Tập làm văn

o Tiết 101,102 - Tuần 26 - Ôn tập giữa Học kì 2 ( tích hợp viết đoạn văn ) o Tiết 121 - Tuần 31 - Chương trình địa phương phần Văn

II Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn và hoạt động trải nghiệm xã hội trong môn Ngữ văn

Giáo dục trải nghiệm là khái niệm phức hợp, trong đó người dạy khuyến khích người học tiến hành các hoạt động thực tế và thông qua thực hiện các hành động để tăng cường sự hiểu biết, mở rộng kinh nghiệm, phát triển kỹ năng, hình thành các giá trị sống, phát triển các tiềm năng của bản thân

1 Khái niệm giáo dục trải nghiệm

Hiệp hội giáo dục trải nghiệm đã định nghĩa: “Giáo dục trải nghiệm là một

triết lý toàn diện, nơi mà kinh nghiệm được lựa chọn một cách cẩn thận được hỗ trợ bởi sự phản ánh, phân tích, tổng hợp, được cấu trúc để yêu cầu người học chủ động, ra quyết định, và chịu trách nhiệm về kết quả, thông qua các câu hỏi chủ động đặt ra, điều tra, thử nghiệm, tò mò, giải quyết vấn đề, giả định trách nhiệm, sáng tạo, xây dựng ý nghĩa, và tích hợp kiến thức phát triển trước đó” Người học

được tham gia về mặt trí tuệ, tình cảm, xã hội, chính trị, tinh thần và thể chất trong một môi trường mà người học có thể trải nghiệm thành công, thất bại, cuộc phiêu lưu, chấp nhận rủi ro Việc học tập thường liên quan đến sự tương tác giữa người học, người học với môi trường Nó thách thức người học để tìm hiểu vấn đế của các giá trị, mối quan hệ, đa dạng và cộng đồng Vai trò chính yếu của giáo dục bao gồm việc lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp, đặt ra vấn đề, thiết lập ranh giới, hỗ trợ người học, đảm bảo an toàn về thể chất và tình cảm, tạo thuận lợi cho quá trình học tập, hướng dẫn phản ánh, và cung cấp các thông tin cần thiết Các kết quả

của việc học tập là cơ sở kinh nghiệm và học tập trong tương lai a Dạy học trải nghiệm

Theo Từ điển tiếng Việt: “Trải nghiệm” là sự trải qua, kinh qua và chiêm

nghiệm một quá trình Trải nghiệm là hành động, kết quả của hành động là người

tham gia có được “kinh nghiệm” [1]

Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm (Association for Experiential Education -

AEE) (1977): “Dạy học trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp

trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng

Trang 11

đồng và xã hội” Khái niệm “dạy học trải nghiệm” là một phạm trù rộng, bao gồm

hệ thống các phương pháp, hình thức dạy học đảm bảo các đặc điểm: người học tham gia vào hoạt động thực tế hoặc mô phỏng phải có quá trình chiêm nghiệm Nếu chỉ có nghĩa là “kinh qua” thì hành động có thể mang tính “bắt chước, rập khuôn” mà không có sự nhận thức của chủ thể Nếu chỉ có nghĩa là “chiêm nghiệm” không dựa trên sự tham gia thì kinh nghiệm đó chưa thực sự vững chắc bởi vì không dựa trên cảm nhận, xúc cảm thực tế của người học (ví dụ, chúng ta nghĩ rằng ớt thì phải cay nhưng thực tế không phải ớt nào cũng cay hoặc độ cay mỗi loại khác nhau - chỉ có người nếm trải thì mới nhận xét chính xác) Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có thể “học qua trải nghiệm” một cách chủ động - là quá trình một người sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ, và sử dụng những điều này để thực hiện các hoạt động khác trong tương lai (John Dewey, 1938) - như lịch sử tiến hóa nhân loại đã chứng minh Việc học có thể được diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau: nhà

trường, gia đình và xã hội; người học có thể học qua bạn bè, người thân, thầy cô,

Những vấn đề đặt ra ở đây là không phải những kinh nghiệm tự tích lũy bao giờ cũng đúng mà nhiều kinh nghiệm phải trải qua nhiều lần sai lầm, thất bại trong một khoảng thời gian dài mới đi đến được chân lí Chính vì lẽ đó, giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc định hướng, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để người học được trải nghiệm trong môi trường sư phạm, rút ngắn thời gian cần thiết để người học phát hiện và chiếm lĩnh tri thức một cách có ý nghĩa

đối với mỗi cá nhân

Dạy học trải nghiệm có thể diễn ra ở trong và ngoài lớp học: Ở trên lớp, đó là quá trình học sinh (HS) được trải nghiệm thông qua những hoạt động giao tiếp và hợp tác, những phương tiện trực quan (video, hình ảnh, mô hình, ), những tình huống dạy học, những hoạt động thực hành, thí nghiệm; ở ngoài lớp học, không gian trải nghiệm vô cùng phong phú và đa dạng (tham quan, trò chơi ngoài trời, giao lưu, văn nghệ, hoạt động cộng đồng, ) Với ở mỗi không gian, hoạt động cách thức tổ chức và mục đích giáo dục có những điểm khác nhau nhất định, song không ngoài mục tiêu chung là phát triển phẩm chất và năng lực người học

b Khái niệm học tập trải nghiệm

Học tập trải nghiệm là quá trình học tập, qua đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua sự biến đổi kinh nghiệm Kinh nghiệm đóng vai trò trung tâm trong quá trình học “Học tập là quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm” (theo Kolb,1984) Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi nó” Bên cạnh đó, thông qua hành động (việc làm),

Trang 12

chủ thể tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của kiến thức tiếp thu

được qua hành động với đối tượng

Theo tác giả Chickering: học tập trải nghiệm có nghĩa là học tập xảy ra khi

những thay đổi về phán đoán, cảm xúc hoặc kỹ năng của cá nhân trải qua một

hoặc một chuỗi các sự kiện

Còn theo Hutton: học tập trải nghiệm là học hỏi bắt nguồn từ việc đã làm và

từ kinh nghiệm của cá nhân Đó là học tập sử dụng kinh nghiệm để định hướng

việc lựa chọn và hành động

Như vậy, học tập trải nghiệm là người học học tập bắt nguồn từ kinh nghiệm

và thông qua các HĐTN, các HĐTN của người học được thực hiện theo một chu kỳ khép kín với các pha nối tiếp nhau nhằm chuyển đổi kinh nghiệm và nắm bắt kinh nghiệm mới Thông qua HĐTN, HS phát triển các kỹ năng thiết yếu như: lập kế

hoạch, kiểm soát (KN tự điều chỉnh hành động nhận thức của HS), đánh giá Trong quá trình dạy học, GV cần thiết kế một hệ thống các hoạt động để tăng cường việc học cách học của HS, các hoạt động này sẽ được phát triển bởi HS để giúp họ học

tập một cách chủ động, phát triển khả năng tự học để có thể học tập suốt đời

Thông qua hoạt động trải nghiệm phát triển đuợc các chiến lược học tập có hiệu quả để thu thập và ghi nhớ thông tin khác nhau trong quá trình học như: tham quan mô hình thực tế (trực quan), thực hành thao tác thí nghiệm, trao đổi thảo luận trên các diễn đàn, thảo luận nhóm

Hoạt động trải nghiệm giúp phát triển năng lực người học: Theo các tác giả

Gordon (2004); Crino (1979); Hawtrey (2007); Cooper, Bottomley, Gordon; Linn, Howard, Miler (2004) thì năng lực của HS được hình thành và phát triển khi mà HS được huy động kiến thức, kỹ năng của mình vào giải quyết một tình huống/vấn đề trong bối cảnh thực Trong học tập trải nghiệm, HS phải huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có nhằm tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức, từ đó phát triển năng lực nhận thức kiến thức, năng lực nghiên cứu khoa học Quá trình chia sẻ, thảo luận, phản ánh giúp HS phát triển được năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp Quá trình hệ thống hóa khái niệm giúp HS phát triển năng lực hệ thống hóa, khái hóa kiến thức Thử nghiệm tích cực giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống Thông qua trải nghiệm, HS phát triển năng lực sáng tạo từ việc đề xuất các ý tưởng, thực hiện nhiệ

m vụ

Học tập trải nghiệm hình thành cho HS xúc cảm với đối tượng học tập Trong

quá trình học tập trải nghiệm, người học được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với đối

Trang 13

tượng học tập Quá trình đó sẽ giúp người học hình thành và phát triển cả m xúc

của mình, từ đó phát triển nhân cách, phẩm chất

c Vai trò của giáo viên trong học tập trải nghiệm

Học tập trải nghiệm chính là người học tự vận động, tự học nhưng không có nghĩa là hạn chế vai trò của người GV vì sự trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng GV và HS làm việc cùng nhau trong một ngữ cảnh thân thiện và chia sẻ; GV không chỉ đạo việc học tập ở HS thông qua các kĩ thuật đã định sẵn GV có vai trò là người hỗ trợ, là chuyên gia bộ môn, thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn, huấn luyện viên Trong quá trình dạy học, GV cần tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, vận dụng những kinh nghiệm đã có vào giải quyết nhiệm vụ học tập mà thông qua trải nghiệm HS có thể học hỏi từ sai lầm của bản thân GV tạo môi trường học tập sao cho HS có thể chia sẻ, phản ánh kinh nghiệm để HS học hỏi từ chính bạn bè GV hỗ trợ HS trong quá trình khái quát hóa khái niệm và phát huy vai trò huấn luyện viên trong quá trình thiết kế nhiệm vụ cho HS vận dụng kiến thức vào giải quyết

vấn đề thực tiễn

Điều kiện thiết yếu để tổ chức cho HS học tập trải nghiệm là GV cần phải biết cách thiết kế các HĐTN dựa vào nội dung kiến thức và các điều kiện cơ sở vật chất

của nhà trường

2 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn

Môn Ngữ văn ở THCS, được cấu thành bởi ba bộ phận kiến thức cơ bản là Tiếng Việt, Đọc – hiểu văn bản và Tập làm văn Các bộ phận kiến thức này được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp Ngoài việc hình thành năng lực giao tiếp, đọc viết và năng lực sáng tạo, môn Ngữ văn còn có trách nhiệm hình thành và phát

triển ở học sinh năng lực chuyên biệt của môn học là năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản Để đáp ứng được mục tiêu, nội dung chương trình buộc

phải có sự xuất hiện của hệ thống kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt, sự đa dạng của

các thể loại văn bản

Kiến thức khoa học và nghệ thuật là hai phạm trù khác biệt về cách huy động kinh nghiệm, quan sát, suy nghĩ và hoạt động thực tiễn để hình thành các nhận thức mới, giá trị mới, xúc cảm mới Vấn đề đặt ra là mức độ tương thích giữa nội dung chương trình môn Ngữ văn với Hoạt động trải nghiệm sáng tạo như thế nào Những Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nào thực sự phù hợp với từng bộ phận kiến

thức…

Như vậy, để hoàn thành một quá trình giáo dục thông qua Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn, trước tiên phải đảm bảo các yêu cầu chung

Trang 14

của hoạt động Tuy nhiên muốn quá trình đó có hiệu quả tất cả mọi đề xuất về giải

pháp cần phải khai thác trên đặc điểm riêng của từng nội dung ứng dụng 2.1 Hoạt động trải nghiệm xã hội trong môn Ngữ văn

a.Trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn

Theo Từ điển Tiếng việt [1; tr 1020], “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng

biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra

cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có ”

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [2], “Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất

là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức ) trong đời sống tâm lí của từng người Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản xuất - kĩ

thuật (sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị, ”

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Trải nghiệm hay kinh nghiệm là

tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện đó”

Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với từ “thử nghiệm” Thực tiễn cho thấy

trải nghiệm đạt được thường thông qua thử nghiệm

Từ những định nghĩa trên, gắn với chuyên môn Địa lí và các năng lực cần đạt

được chúng tôi xây dựng định nghĩa: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn

Địa lí là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh tế - xã hội, để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn

trên cơ sở sáng tạo và phối hơp nội dung môn học ”

Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức hoạt động được thực hiện sáng tạo và hiệu quả, giúp HS phát hiện, hình thành kiến thức, vận dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống Các hoạt động được thực hiện trong

lớp học, trường, nhà hay tại bất kì địa điểm nào phù hợp Sự quan trọng của môi

trường xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh vì vậy những trải nghiệm xã hội trong dạy học Ngữ văn cũng được kỳ vọng không kém

b Đặc điểm hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn

Trang 15

HĐTN là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường; HS được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; HS được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè Trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí thể hiện rất rõ đặc điểm này, các hoạt động được tổ chức với mục đích dạy học Địa lí, mà nội dung Địa lí là các kiến thức gắn liền với tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội vì vậy dạy học gắn liền với thực tế, ngoài thực địa là một hoạt động đã được duy trì thường xuyên, liên tục bên cạnh hình thức dạy học truyền thống là dạy học trên

lớp

HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về Địa lí, HĐTN còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: vật lí, hóa học, sinh học, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lao động, giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sử dụng năng lượng

tiết kiệm, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên,

HĐTN có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất, hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan

đến chủ đề hoạt động

HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu hóa, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,

Ví dụ: dạy Tiết 95 - Tuần 24 - Chương trình địa phương phần Tập làm văn (Ngữ văn 8), HS được sưu tầm và mang các tài liệu, hình ảnh, video clip về

các vấn đề NTM, môi trường, tệ nạn xã hội có tại địa phương đến lớp để học, HS cảm nhận được cụ thể rõ ràng các vấn đề xã hội ở địa phương

2.2 Một số hình thức trải nghiệm thực tiễn xã hội trong môn Ngữ văn a- Tham quan, dã ngoại: Đây là những cơ hội tốt để học sinh được trau dồi

tình cảm đối với thiên nhiên, đáp ứng tâm lý tò mò, ham hiểu biết của lứa tuổi học sinh Các hoạt động tham quan dã ngoại sẽ đạt hiệu quả cao nếu tổ chức học sinh

Trang 16

như một đoàn nghiên cứu Học sinh sẽ được hướng dẫn và được giao nhiệm vụ cụ thể như quan sát, thu thập thông tin, xử lý thông tin và trình bày kết quả Ngoài các địa điểm, khu vực của địa phương phù hợp với nội dung ngoại khoá để có thể tổ chức ngoại khoá, các giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh tham quan những nơi làm tốt công tác bảo tồn (vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển ) và cả những nơi chưa làm tốt (chuyển rừng ngập mặn sang nuôi tôm, phá rừng làm nương rẫy )

Ví dụ: Tham quan những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử chùa Quy hồn

(thị trấn Cồn), chùa Lương ( xã Hải Anh ), bãi biển nhà thờ đổ ( xã Hải Lý ), chợ Cồn (thị trấn Cồn), các khu phố trung tâm thị trấn Cồn, làng nghề cây cảnh TDP Nguyễn Chẩm (thị trấn Cồn),

b Thí nghiệm theo dõi dài ngày: Trong hoạt động này, học sinh đóng vai

trò như một nhà nghiên cứu, tiến hành một số thí nghiệm có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng Các thí nghiệm có thể được tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương như quan sát chim di cư, quan sát chu trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh trường Lưu ý, nên triển khai nghiên cứu theo các bước sau: xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, cách thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về môi trường xung quanh

Ví dụ: Cho học sinh theo dõi mức độ ô nhiễm rác thải trên một số trục đường

phố trung tâm thị trấn Cồn, trường THCS thị trấn Cồn, mức độ ô nhiễm bao bì ni lông ở chùa Cồn trong 3 ngày mở hội

c Sưu tầm văn học địa phương, CLB sáng tác văn học, trại sáng tác văn

học…

Ví dụ: Trong bài tập 1b- trang 36/ SGK T2, bài tập 2b- trang 37 / SGK T2,

đề luyện để kiểm tra viết bài tập làm văn số 5 trang 47 là:

- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em => giáo viên cho

học sinh tra cứu, sưu tầm trên mạng Intennet các bài báo viết về khu du lịch biển Thịnh Long

- Giới thiệu về một di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương em

trang 138 / SGK tập 1, giáo viên cho HS đến chùa Quy hồn ( thị trấn Cồn) đọc ghi chép các thông tin tài liệu cần thiết tại chùa hoặc tra cứu trong cuốn: “Lịch sử Đảng bộ thị trấn Cồn”

d Các cuộc thi: Các cuộc thi nhằm kích thích hoạt động tâm lý tích cực của

học sinh và tạo cho học sinh có cơ hội để được khẳng định mình Các cuộc thi có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, và có hình

Trang 17

thức khá đa dạng như cuộc thi văn nghệ, đóng vai, thi tìm hiểu Các cuộc thi thường có người thắng cuộc hoặc đoạt giải, vì vậy cần chú ý chuẩn bị phần thưởng hay lời động viên trong các cuộc thi nhằm động viên, khích lệ và góp phần giúp các em tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự

Ví dụ: Cho học sinh tìm hiểu cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Hải Hậu: Mảnh đất-

con người, truyền thống - đổi mới" (Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập huyện), “Bác Hồ với Nam Định, Nam Định với Bác Hồ” , hoặc sau khi dạy xong bài Tiết 80 - Tuần 20 - Văn bản Quê hương giáo viên tích hợp lồng ghép cho học sinh vẽ tranh Quê hương em đổi mới xây dựng nông thôn mới

đ Các hoạt động xanh: Trong các hoạt động như câu lạc bộ xanh, đội hành

động xanh, biểu diễn thời trang xanh, chứng chỉ xanh., vai trò và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng có thể được khẳng định một cách rõ rệt Các loại hình câu lạc bộ theo chủ đề hoạt động cụ thể gắn với môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, cũng sẽ đạt hiệu quả cao, nếu được tổ chức và thực hiện tốt

Ví dụ: Cho học sinh thành lập mỗi một tổ trong lớp là một câu lạc bộ xanh

các em sinh hoạt theo chủ đề hoạt động cụ thể gắn với môi trường như trồng cây, chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo khu vực của lớp mà nhà trường đã phân công, hoặc tổ chức thăm quan các làng nghề NTM: làng nghề trồng hoa, làng nghề cây cảnh

e Các chiến dịch: Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới học sinh mà

còn tác động tới cả cộng đồng, bởi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của chiến dịch, học sinh phải huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng ở các mức độ khác nhau Chính trong các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình

trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi

người vì mình” Có thể kể đến những chiến dịch mang tính định hướng cao như: “Sống tiết kiệm vì môi trường xung quanh mình bền vững”, “Hãy chia sẻ cùng mọi người”,“Vì một thế giới sạch”, "Vì màu xanh quê hương"

Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia làm cỏ nghĩa trang liệt sĩ thị

trấn Cồn - thắp nến tri ân nhân dịp 27/7 và những ngày lễ lớn; quét dọn sân chùa (chùa Cồn), thu gom rác các đường phố trung tâm thị trấn trong dịp tháng thanh niên

g Các hoạt động nghệ thuật: Các hình thức ca, múa, nhạc, kịch mang nội

dung về lòng yêu quê hương, cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng là một hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp và cũng có tác dụng giáo dục cao nếu được tổ chức tốt

Ví dụ:

Trang 18

- Xem văn nghệ ủng hộ:” Hội bảo trợ trẻ em”do các bác cựu chiến binh biểu diễn

- Chọn các bạn có giọng hát hay hát các bài hát ca ngợi quê hương Hải Hậu hoặc xem video clip như: “Hải Hậu Rực Sáng Một Vùng Quê”, “Khúc Tình Ca Hải Hậu”, “Hải Hậu Quê Tôi”

(Mục lý luận a,b,d, e, g - Tham khảo lược trích mục 2.1 Các dạng thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn nhà trung học phổ thông - ThS Lê Khánh Tùng - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và mục 3/tr6-7 Các hình thức phổ biến của hoạt động ngoài giờ lên lớp - Mô đun Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề - chủ biên PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí, ĐHSP Hà Nội)

3 Mô hình hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Dựa trên mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb (1984) [42] Chúng tôi xây dựng mô hình trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn của HS gồm 5 giai đoạn

như sau:

Bước 1: tiếp cận vấn đề: HS tiếp cận với vấn đề liên quan đến kiến thức

trong chương/ chủ đề thông qua các tình huống có vấn đề; bài tập tình huống

Bước 2: trải nghiệm cụ thể: HS thực hiện các hoạt động/ tình huống thực tế

như làm thí nghiệm, thực hiện dự án, tham quan,…

Bước 3: trình bày, thảo luận kết quả trải nghiệm cụ thể: HS trình bày/ chia

sẻ kết quả trải nghiệm cụ thể; thảo luận với các HS cùng nhóm; thảo luận giữa các

nhóm với nhau hay toàn lớp

Trang 19

Bước 4: kết luận, khái quát hóa kiến thức: HS trình bày các kiến thức/ sản

phẩm đã đạt được dưới sự định hướng của GV Tự đánh giá kiến thức, kĩ năng đã

đạt được

Bước 5: vận dụng kiến thức: HS thực hiện các dạng bài tập vận dụng; bài

tập tình huống; bài tập thực nghiệm; bài tập thực tiễn;…

4 Vai trò của hình thức trải nghiệm xã hội trong môn Ngữ văn:

Trong nhiều loại trải nghiệm được đề xuất của các chuyên gia tâm lý, trải nghiệm xã hội vẫn là hình thức trải nghiệm được tổ chức nhiều nhất ở nhà trường phổ thông Việt Nam Đối với môn Ngữ văn nó hầu như gắn liền với các hoạt động ngoài giờ lên lớp Trải nghiệm xã hội qua nội dung môn Ngữ văn là cơ hội phát triển tâm lý nhận thức của học sinh, cải thiện các kỹ năng sống, biến quan tâm chia sẻ thành phẩm chất, nhưng quan trọng hơn là các em có thể tự xác định một số tiêu chí phát triển phù hợp với bản thân hài hòa trong mối quan hệ với điều kiện sống cụ thể của từng cá nhân học sinh

5 Quan điểm của GV về việc thiết kế các HĐTN trong dạy học phần chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8 (

Khảo sát giáo viên dạy Ngữ văn trường THCS thị trấn Cồn & một số giáo viên các trường phía nam Hải Hậu )

Hình 1 Quan điểm của GV về việc thiết kế các HĐTN trong dạy học phần chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8

Hình 1: cho thấy 12% GV cho rằng thiết kế HĐTN trong dạy học phần Sinh thái học là rất cân thiết, 14% GV cho rằng không cần thiết Trong khi đó hơn một nửa số GV phân vân không biết là có cần thiết thiết kế HĐTN trong dạy học Sinh thái học không Điều này cho thấy, GV chưa thật sự hiểu về HĐTN cũng như vai trò của dạy học thông qua trải nghiệm

5 Thực trạng tổ chức dạy học qua các HĐTN ở phần chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8

Trang 20

Bảng 1 Thực trạng tổ chức dạy học qua các HĐTN ở phần chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8.

Từ việc điều tra về sự cần thiết thiết kế HĐTN trong dạy học Ngữ văn học rất ít GV cho là rất cần thiết, điều đó dẫn đến GV cũng rất ít chú trọng đến thiết kế HĐTN trong dạy học Ngữ văn Điều này một lần nữa khẳng định GV chưa thật sự hiểu thế nào là HĐTN trong dạy học

III Xác định các hoạt động trải nghiệm của học sinh ở địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới

1 Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đông Phía Đông giáp huyện Giao Thủy Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải

Nam,phía Nam là biển Đông- Điểm cực

Nam là mũi Gót Chàng Diện tích 226km2, dân số hiện nay trên 294.000 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 31 xã và 3 thị

trấn Mật độ trung bình 1.301 người/km2

Trang 21

Để nông thôn Hải Hậu đồng bộ, hiện đại tiến gần đến thành thị Cơ sở hạ tầng điện- đường- trường- trạm-trụ sở- nhà văn hóa tiếp tục được huyện và các xã, thị trấn tiếp tục đầu tư nâng cấp: Hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt được đầu tư cải tạo, nâng cấp; đã xây dựng, đưa vào sử dụng một số công trình lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài, góp phần quyết định cải thiện đáng kể bộ mặt nông thôn như: Đường Tây sông Múc, đường Trung Hòa (giai đoạn 2), khu đô thị thị trấn Yên Định, Nhà trưng bày truyền thống, Cổng chào huyện, cải tạo, nâng cấp đường Vân Nam, hoàn thành thi công dự án nâng cấp hạ tầng thủy lợi Tổ chức lựachọn nhà thầu thi công dự án xây dựng khu tái định cư Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I

Các chính sách xã hội, an sinh, phúc lợi được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống nhân dân cơ bản ổn định và từng bước được nâng cao Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, phát triển và nâng cao chấtlượng, hiệu quả Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được tăng cường Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nguồn nhân lực thường xuyên được quan tâm chăm lo và tiếp tục đạt được nhiều thành tích mới; huyện Hải Hậu từ năm 1978 đến nay là đơn vị điển hình văn hóa thông tin cấp huyện của cả nước 34/34 xã, thị trấn và 100% xóm (TDP) có Nhà văn hóa, được đầu tư đầy đủ trang thiết bị và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ, đặc biệt hằng năm vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, các xã, thị trấn trong toàn huyện lại sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chuẩn bị cho ngày hội văn hóa truyền thống cách mạng diễn từ ngày 19/8 đến 2/9 Các bộ môn tham gia từ 13 - 15 bộ môn với hàng vạn người tham dự Đây là một nét đẹpvăn hóa của mảnh đất, con người Hải Hậu, là dịp để những người Hải Hậu ở mọi miền Tổ quốc trở về quê hương đoàn tụ gia đình, hòa mình vào ngày hội để tưởng nhớ về

Trang 22

nguồn cội “tứ tính cửu tộc”, mảnh đất quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, để cảmnhận sự đổi thay từng ngày của quê hương Anh hùng Để tự hào - hơn ở bất kỳ đâu, nhân dân làm văn hóa, nhân dân hưởng thụ văn hóa, và ở đây, hơn bất kỳ đâu ta thấy rõ cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và cách mạng, giữa tôn giáo và cộng đồng và được nhân lên thành nét đẹp văn hóa cộng đồng Mạch nguồn ấy đã được khơi thông, dòng chảy ấy tiếp tục được đắp bồi

Năm 2010, huyện Hải Hậu được Trung ương, Tỉnh lựa chọn là huyện điểm xây dựng nông thôn mới; phát động mạnh mẽ phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cán bộ và nhân dân huyện trong toàn huyện đã nỗ lực cố gắng, tích cực triển

khai thực hiện toàn diện chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, “làm từ đồng về làng, làm từ nhà ra xóm, làm từ xóm lên xã” Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định công nhận huyện Hải

Hậu đạt chuẩn nông thôn mới Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không có điểm dừng từng bước nâng cao đời sống vật chấtvà tinh thần của nhân dân, đưa nông thôn tiến gần đến thành thị Năm 2016, UBND huyện đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển”; ban hành và triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng xã, thị trấn, xóm, tổ dân phố nông thôn mới bền vững và phát triển huyện Hải Hậu giai đoạn 2016- 2020 Năm 2018, huyện Hải Hậu được chọn là một trong 4 huyện điểm của cả nước xây dựng thí điểm mô hình huyện nông thôn mới kiểu mẫu Phấn đấu đến năm 2023, huyện Hải Hậu đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu “Sáng- Xanh sạch- Đẹp để phát triển bền vững”

2 Khái quát về kinh tế - xã hội Thị trấn Cồn

Thị trấn Cồn là một thị trấn thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định,

Việt Nam Phía Đông giáp xã Hải Lý, Hải Tây; phía Tây giáp xã Hải Sơn, Hải Cường; phía Nam giáp xã Hải Chính, Hải Xuân; phía Bắc giáp xã Hải Tân, Hải

Trang 23

Tây Thị trấn Cồn có diện tích 2,15 km², dân số năm 1999 là 7274 người, mật độ đạt 3383 người/km², có 7 TDP

Cồn là thị trấn đầu tiên của tỉnh Nam Định Thị trấn được thành lập năm 1958 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm một phần diện tích tự nhiên và dân số các xã Hải Tiến và Hải Tân tách ra Ngày 18-12-1976, Chính phủ CHXHCN Việt Nam ra quyết định số 1506/CP hợp nhất xã Hải Tiến vào thị trấn Cồn

Thị trấn Cồn nằm ở trung tâm phía nam huyện Hải Hậu, phía đông giáp xã Hải Lý, phía đông bắc giáp xã Hải Tây, phía đông nam giáp xã Hải Chính, phía Bắc giáp xã Hải Tân, phía tây giáp xã Hải Sơn, phía tây nam giáp xã Hải Cường, và nam giáp xã Hải Xuân

Thị trấn Cồn ngày nay bao gồm

Thị trấn Cồn từ xưa đã nổi tiếng với chợ Cồn - trung tâm thương mại của cả vùng phía Nam huyện Hải Hậu Cồn là thị trấn nhỏ nhất huyện Hải Hậu nhưng kinh tế thị trấn khá phát triển với thành phần kinh tế chủ yếu là tiểu thương và tiểu thủ công nghiệp.Diện mạo kinh tế và các không gian chức năng của thị trấn từng bước được hình thành Hệ thống các cơ sở hạ tầng kinh tế (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hệ thống thương mại ) ngày càng được đầu tư, mở rộng quy mô cũng như chất lượng tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của thị trấn

Trang 24

Không gian đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội (các công trình văn hoá, y tế, giáo dục ) được đầu tư tương đối hoàn chỉnh là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống người dân Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 60 triệu đồng/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lên 82,3% Hệ thống giao thông trên địa bàn thị trấn được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa và hội nhập

kinh tế thị trường với các xã trong huyện và các huyện trong tỉnh Là thị trấn đầu tiên của tỉnh đồng thời cũng là trung tâm kinh tế đầu tiên của huyện Hải Hậu với 1 chợ đầu mối lớn, vì vậy trên địa bàn thị trấn tập trung rất đông các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại Đến nay, thị trấn có hơn 1.000 doanh nghiệp, cơ sở, hộ tham gia kinh doanh đa dạng các ngành hàng: công nghệ phẩm, tạp hóa, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ ăn uống, vàng bạc, đồ trang sức, ngoại tệ và

nhiều dịch vụ thiết yếu khác phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh

Thị trấn Cồn có Trường THPT C Hải Hậu(Trường chuẩn Quốc gia năm 2008), Trường THCS Thị trấn Cồn và Trường Tiểu học Thị trấn Cồn

Trang 25

Chứng nhận Thị trấn Cồn - NTM năm 2014 Chùa Cồn là ngôi chùa nổi tiếng của huyện với lễ hội được tổ chức vào ngày 04-02 âm lịch hàng năm Chùa nằm tại TDP số 5, cách UBND Thị trấn khoảng 100 m về phía Tây Chùa Cồn đã được Bộ Văn hóa-Thông tin trao bằng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 1995 Thị trấn cũng có gần 40% dân số theo đạo Thiên Chúa, tập trung chủ yếu quanh khu vực Nhà thờ An Bài

3 Nội dung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 3.1 Mục tiêu xây dựng NTM quốc gia

Theo nguồn http://nongthonmoi.gov.vn/ thì Chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008) Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung

Xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là xã đạt năm nhóm tiêu chí, gồm 19 tiêu chí

( Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 )

Huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là huyện có 100% số xã trong huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (Quyết định số Số: 320/QĐ-TTg, 8/ 3/ 2022)

3.2 Mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh Nam Định

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 11/2022, cả nước đã có 5.869/8.225 xã (71,4%) đạt chuẩn nông thôn mới Trong đó, có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Trang 26

Bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã Bên cạnh đó, đã có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 39,6% số huyện cả nước) Đồng thời, có 18 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bạc Liêu Ngoài ra, trên cả nước đã có 8.689 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,3% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5

sao và 20 sản phẩm 5 sao với hơn 4.273 chủ thể tham gia (theo: https://dangcongsan.vn › Kinh tế)

Về đích sớm một năm rưỡi so với mục tiêu đề ra, sau hơn ba năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nam Định tiếp tục đạt nhiều thành tựu trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; hình thành nhiều miền quê đáng sống, nâng cao chất

lượng đời sống, thu nhập cho người dân Theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ 20, Nam Định phấn đấu đến năm 2025 có 50% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 25% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 50% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và

huyện Hải Hậu được công nhận huyện nông thôn mới kiểu mẫu Trên khắp các

miền quê Nam Định, phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đang từng ngày diễn ra sôi nổi, lan tỏa rộng khắp vào từng ngõ xóm, khu dân cư Hành trình không có điểm dừng để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm, được quan tâm chỉ đạo với mọi cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở Với những thành tựu to lớn đã đạt được, Nam Định đang vững bước trên con

đường xây dựng, nhân rộng những miền quê đáng sống (Theo:

https://nhandan.vn › xay-dung-no )

3.3 Mục tiêu xây dựng NTM của huyện Hải Hậu

Ngay từ đầu năm 2021, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành 5 nghị quyết, 2 đề án, 2 kế hoạch về công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; 3 nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề (Nghị quyết 05) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng huyện Hải Hậu NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 UBND huyện và các ngành, các địa phương đều xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các nội dung xây dựng Đề án mô hình

Trang 27

huyện Hải Hậu NTM kiểu mẫu sáng - xanh - sạch - đẹp để phát triển bền vững đến năm 2025 Thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ: Xây dựng nông thôn Hải Hậu

trù phú, kiểu mẫu “Sáng - xanh - sạch - đẹp” đảm bảo tính hiện đại và bền vững,

gắn với đẩy mạnh đô thị hóa; phát triển nông thôn có hạ tầng kiên cố, đồng bộ, kết nối; có cơ cấu kinh tế hợp lý; có nền nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn phát triển; y tế, văn hóa, giáo dục phát triển toàn diện; có cảnh quan môi trường thường xuyên xanh - sạch - đẹp; có nếp sống văn minh, tiến bộ, giàu bản sắc truyền thống; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao Hết năm 2021, Hải Hậu có 34/34 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 xã cơ bản đạt NTM kiểu mẫu; 331 đơn vị cấp xóm đạt NTM kiểu mẫu

Hải Hậu đang tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua “Chung sức xây

dựng NTM kiểu mẫu”, “Sáng - xanh - sạch - đẹp để phát triển bền vững” Hết năm

2022, toàn huyện phấn đấu có 75% số đơn vị cấp xóm đạt NTM kiểu mẫu; có ít nhất 20 đơn vị cấp xã đạt NTM kiểu mẫu Hết năm 2023, có 100% số đơn vị cấp xóm đạt NTM kiểu mẫu; có ít nhất 30 đơn vị cấp xã đạt NTM kiểu mẫu Hết năm 2024, có 100% số đơn vị cấp xã đạt NTM kiểu mẫu Năm 2025: Hải Hậu được

Trung ương công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu “Sáng - xanh - sạch - đẹp để

phát triển bền vững” Huyện xác định xây dựng NTM trước hết phải xuất phát từ

việc khai thác nội lực, từ chính cộng đồng dân cư, với phương châm thực hiện nhất

quán: “Người dân nông thôn là chủ thể xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu”,

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ; Nhà nước hỗ trợ” Đề

cao hơn nữa tính tích cực, chủ động trong xây dựng nhưng không nóng vội, chạy

theo thành tích, không huy động quá sức dân ( Theo: https://namdinh.gov.vn)

Dựa trên những văn bản chỉ đạo, mục tiêu xây dựng NTM của các cấp tôi đã áp dụng thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề:

“Nâng cao ý thức xây dựng Nông thôn mới thông qua chương trình địa phương (phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8”

B CÁC GIẢI PHÁP

Hiện nay, dạy học theo kiểu dạng bài tích hợp với tăng cường trải nghiệm sáng tạo đang được chú trọng – coi như một khâu đột phá trong đổi mới giáo dục

nhằm cải cách nâng cao chất lượng Qua quá trình thực hiện chuyên đề: “Dạy và

học trải nghiệm sáng tạo trong môn ngữ văn lớp 8 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và nâng cao ý thức xây dựng nông thôn mới cho học sinh” Tôi đã

đúc rút ra một số nhóm giải pháp cơ bản, cần thiết như sau:

I Nhóm giải pháp đối với giáo viên:

Trang 28

1 Giải pháp 1: Bản thân giáo viên cần phải tăng cường học tập, trau dồi kiến thức về hoạt động trải nghiệm gắn liền với giải quyết vấn đề thực tiễn, chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) trong môn Ngữ văn và những hiểu biết về Nông thôn mới

a- Phương án giải quyết 1:

Yêu cầu đặt ra vô cùng quan trọng với mỗi giáo viên là cần phải đổi mới phương pháp dạy kiểu dạng bài chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn) đã thật sự phù hợp và hiệu quả chưa? Đã đi trước, đón đầu và có những thử nghiệm chưa? Cần chú trọng dạy học theo chủ đề ( kiểu dạng bài ) kết hợp với các trải nghiệm sáng tạo thực tế, đặc biệt là trải nghiệm xã hội Cần đi đầu, dám đối mặt với những khó khăn thách thức … thể hiện được năng lực chủ động, sáng tạo, làm chủ vấn đề giảng dạy của bản thân

b- Phương án giải quyết 2:

Giáo viên cần nghiên cứu đầy đủ kế hoạch giảng bộ môn về phần tạo lập các văn bản thuyết minh nói chung và thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( di tích lịch sử ) nói riêng một cách chắc chắn để xây dựng các chủ đề dạy học theo kiểu dạng bài gắn liền với các hình thức trải nghiệm xã hội

- Ví dụ 1: Em làm hướng dẫn viên du lịch Học sinh có thể thuyết minh

về danh lam thắng cảnh ( di tích lịch sử ) địa phương của vùng quê Hải Hậu như:

- Nhóm danh lam thắng cảnh quê hương

+ Du khách đến với biển Thịnh Long luôn đầy ắp gió cả ngày và đêm, điều thú vị hơn cả là cát biển Hải Thịnh không phải màu trắng hay vàng mà ánh xanh mịn màng Nơi đây có Cồn Lu, Cồn Ngạn nằm cách bờ biển khoảng 20 km với nhiều loại động thực vật phong phú, quý hiếm

+ Du khách đi dọc theo con đê biển Xương Điền xã Hải Lý Tại đây bạn sẽ hòa mình cùng với biển, ngắm làng chài nằm ngay bên cạnh nhà thờ đổ Nhà thờ mang tên Trái Tim bị bỏ hoang từ năm 1996 do biển mỗi ngày đến gần hơn – chứng tích của sự biến đổi khí hậu Sự đổ nát và vẻ cô đơn giữa thiên nhiên thanh bình này sẽ mang cho du khách cảm giác mới lạ

Trang 29

Khu du lịch biển Thịnh Long Khu du lịch biển nhà thờ đổ Hải Lý

- Nhóm di tích lịch sử

+ Đền Trần Nam Định là ngôi đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám Khu di tích đền Trần - Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau Phía trước có cổng ngũ môn Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật Chính giữa phía sau hồ là

đền Thiên Trường Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút

đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp

+ Chùa Cồn tên chữ là “Quy Hồn tự”, nằm trên mảnh đất nguyên xưa là thôn Nam của xã Quần Anh Hạ, nay là thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Từ thành phố Nam Định, đi qua cầu Đò Quan theo đường 21 về tới thị trấn Yên Định, rẽ trái, tiếp tục theo đường 21 độ 9km là bến xe thị trấn Cồn, rẽ phải, ngược theo bờ sông Xẻ Đông, đi khoảng 200m, qua Ủy ban nhân dân thị trấn, rẽ trái 100m là tới chùa Cũng như các di tích đã được Nhà nước xếp hạng ở huyện Hải Hậu, chùa Cồn là di tích gắn liền với lịch sử lấn biển khai hoang, tạo lập làng xóm

+ Chùa Lương - Cầu Ngói - Đình Phong Lạc là di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương Hải Hậu có tọa lạc thuộc xã Hải Anh (đây chính là vùng đất Quần Anh xưa gắn liền với cuộc khai hoang lấn biển từ hơn 500 năm trước) Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử - ngôi chùa cổ này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính với nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, độc đáo

Trang 30

Lễ hội chùa Lương Lễ hội khai ấn Đề Trần

- Nhóm nông thôn mới quê em

+ Để Hải Hậu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025

(kỳ 3) {Theo nguồn baonamdinh.com.vn } Hải Hậu tập trung vào 3 khâu đột

phá: Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân; tranh thủ thời cơ, phát huy mọi nguồn lực, nhất là những kết quả, bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2015-2020; kiên quyết khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế, Đảng bộ, quân và nhân dân huyện Hải Hậu quyết tâm khắc phục khó khăn, thách thức, xây dựng Hải Hậu đạt huyện NTM kiểu mẫu, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hoá của “Vùng biển sáng Anh hùng”

+ Hải Hậu về đích nông thôn mới nâng cao - Hiệu quả từ các khâu "đột

phá"{Theo nguồn baonamdinh.com.vn } Hải Hậu đề ra 7 nhóm giải pháp quan

trọng, đồng bộ từ giải pháp về tư tưởng, công tác cán bộ, giải pháp kinh tế - xã hội Trong đó, tiếp tục chuyển đổi nhanh, hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch Xây dựng và nhân rộng nhanh mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, an toàn Ứng dụng nhanh, đồng bộ cơ giới hóa vào các khâu sản xuất chủ yếu Tổ chức lại các vùng nuôi ven biển theo quy hoạch, lựa

Trang 31

chọn đối tượng nuôi phù hợp như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá song, cá vược; vùng nước ngọt chủ yếu nuôi cá diêu hồng, cá lóc bông và các loại cá truyền thống Phát triển 1.000ha diện tích nuôi công nghiệp theo VietGAP Lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển Khu kinh tế Ninh Cơ và Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định I Đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng Khu công nghiệp ven biển Hải Lộc - Hải Đông - Hải Lý Đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Hải Vân, cụm công nghiệp Hải Xuân và vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư cải tạo môi trường làng nghề Hải Minh Định hướng, đề xuất kêu gọi đầu tư FDI xây dựng mới một số khu, cụm công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp Chủ động, sáng tạo lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp, lựa chọn khâu đột phá vào các tiêu chí khó; tiêu chí chủ đạo quyết định trong xây dựng NTM và trong phát triển kinh tế - xã hội vừa đáp ứng yêu cầu chung vừa phải phù hợp với phong tục tập quán để người dân đúng là chủ thể thực hiện Làm tốt công tác xã hội hóa, khơi dậy, động viên sức mạnh của cả huyện, các chức sắc tôn giáo, con em xa quê quan tâm ủng hộ vật chất và tinh thần trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu

- Ví dụ 2: Làng nghề NTM quê em: Học sinh có thể giới thiệu về quá

trình hình thành, phát triển, nhiều làng nghề truyền thống ở địa phương mình đã “ăn nên làm ra”, đóng góp tích cực, hiệu quả vào đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa phương, vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới Các làng nghề tiêu biểu như:

Trang 32

+ Làng nghề chế biến gỗ phục vụ xây dựng và mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ tập trung ở các xã Hải Vân, Hải Minh, Hải Anh, Hải Trung { Phát triển nghề mộc mỹ nghệ ở Hải Anh ( Theo nguồn: http://www.baonamdinh.vn › )}

+ Làng nghề cán kéo sợi và dệt lưới sợi PE tập trung tại các xã, thị trấn:

Thịnh Long, Hải Hòa {Nghề dệt lưới cước ở Thị trấn Thịnh Long ( Theo nguồn: http://www.baonamdinh.vn › )}

+ Các làng nghề trồng hoa cây cảnh chiếm 50% tổng số làng nghề, tập

trung ở các xã Hải Đường, Hải Lý, Hải Sơn, Thị trấn Cồn.( Tổ dân phố Nguyễn Chẩm A - một điểm sáng xây dựng nông thôn mới - Theo nguồn: haihau.vn › tin-tuc-su-kien )

+ Làng nghề nuôi trồng thủy sản ở xã Hải Châu, Hải Chính, Hải Triều (

https://thuysanvietnam.com.vn ›}

+ Làng nghề dệt chiếu ở các xã Hải Phương, Hải Bắc, Hải An ( Làng nghề dệt chiếu Phương Đức xã Hải Bắc, Theo: namdinh gov.vn)

+ Cơ sở sản xuất siro húng chanh Mẹ Gấu của hộ kinh doanh Nguyễn

Văn Phước (TDP số 2, Thị trấn Cồn )

+ Cơ sở sản xuất nước mắm Lâm Bão của hộ kinh doanh Lâm Văn Bão (

TDP số4, Thị trấn Cồn )

Sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ tại cơ sở của anh Hoàng Văn Đoàn, làng nghề Đông Hữu, xã Hải Anh (Hải Hậu).

Sản xuất sợi PE ở doanh nghiệp tư nhân Đỗ Văn Toán, Thị trấn Thịnh Long

Trang 33

Cơ sở sản xuất siro húng chanh Mẹ Gấu Danh hiệu Làng nghề cây cảnh TDP Nguyễn Chẩm A - Thị trấn Cồn

- Ví dụ 3: Quê hương em ngày càng đổi mới – giàu đẹp Học sinh có

thể thuyết minh về danh lam thắng cảnh ( di tích lịch sử ) địa phương của vùng quê Hải Hậu kết hợp với giới thiệu cho du khách đến với các xã ( thị trấn ) nông thôn mới – điển hình làm mẫu của toàn quốc – miền quê đáng sống như:

- Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới ( Theo nguồn

https://vpcp.chinhphu.vn/huyen-hai-hau-tinh-nam-dinh-dat-chuan-nong-thon-moi-11512662.htm )

với huyện Đề án xây dựng Hải Hậu nông thôn mới kiểu mẫu (Theo nguồn:

https://haihau.namdinh.gov.vn )

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Nam Định, ( Theo

nguồn https://hagiang.gov.vn/pages/domesticnews.aspx?ItemID=2104)

+ Huyện Hải Hậu xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển (

Theo nguồn - http://www.thiduakhenthuongvn.org.vn/)

+ Đoàn cán bộ Hưu trí Văn phòng Chính phủ đã về thăm mô hình nông

thôn mới huyện Hải Hậu (Theo nguồn - haihau.vn/tin-tuc-su-kien/)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại tỉnh Nam Định

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm trong chương trình xây dựng nông mới

Trang 34

Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà phát biểu tại buổi làm việc

Đoàn cán bộ Hưu trí Văn phòng Chính phủ đã về thăm mô hình nông thôn mới huyện Hải Hậu

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Hải Hậu trở thành huyện

nông thôn mới kiểu mẫu ( Theo nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn)

- Thủ tướng tin tưởng Hải Hậu (Nam Định) sớm trở thành huyện nông

thôn mới kiểu mẫu ( Theo nguồn

http://nongthonmoi.gov.vn/Pages/thu-tuong-tin-tuong-hai-hau-nam-dinh-som-tro-thanh-huyen-nong-thon-moi-kieu-mau.aspx )

Thủ tướng thăm mô hình NTM tại Hải ĐôngThủ tướng làm việc với lãnh đạo huyện Hải Hậu T

- Ví dụ 4: Những mẩu chuyện lịch sử quanh em của các di tích Học

sinh có thể đan xen lồng yếu tố tự sự , biểu cảm trong quá trình thuyết minh như: sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, các bậc tiền nhân, các danh nhân đã có công trong sự nghiệp khai hoang, mở đất, đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm

… của vùng quê Hải Hậu Tiêu biểu như: Cầu Ngói, đền Thủy tổ - chùa Lương (xã

Hải Anh), chùa Phúc Hải (xã Hải Minh), đền - chùa Xã Hạ (xã Hải Bắc), chùa Phúc Sơn (xã Hải Trung), đền Bảo Ninh (xã Hải Phương), chùa Cồn (Thị trấn

Cồn), chùa Hà Lạn (xã Hải Phúc), đền An Trạch (xã Hải An)… Chẳng hạn như

thuyết minh về nguồn gốc chùa Quy hồn ( tức chùa Cồn - thị trấn Cồn: Xưa

Trang 35

kia, chùa Cồn là Cồn Cốc hoang vu, bãi bồi ngập nước, nhà ở làm ngay trên mồ mả… Năm 1861, nhân dân thu nhặt các hài cốt về khu Cồn Táo quy thành nghĩa địa lập đền thờ Năm 1886 được xây dựng hoàn chỉnh gọi là chùa Quy Hồn

c- Phương án giải quyết 3:

Khi dạy và học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề: “ Nâng cao ý thức xây

dựng Nông thôn mới thông qua chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8”, giáo viên có thể thực hiện gián tiếp qua việc tìm hiểu và

xem các video clip ở phòng tin học, phòng hội trường khi đó giáo viên có thể dạy học ở cả khối lớp hoặc từng lớp cụ thể bằng ti vi trên các lớp học Một số địa chỉ đường link tham khảo sau:

- Nhóm 1: Nội dung danh lam thắng cảnh quê hương

+ Biển Thịnh Long Từ Trên Cao ( https://www.youtube.com/watch?v=-b25brs4pdo )

+ Bãi biển Thịnh Long Nam Định ( https://www.youtube.com/watch?v=LGyOp7tk-8w)

+ Về với biển Thịnh Long – Hải Hậu ( https://www.youtube.com/watch?v=1UVc_9X8fEo) + Nhà Thờ đổ Hải Lý - Hải Hậu ( https://www.youtube.com/watch?v=M1mm43ByI94)

Khu du lịch biển nhà thờ đổ xã Hải Lý – Hải Hậu

Biển Thịnh Long thu hút rất đông khách du lịch mỗi dịp hè về Ảnh: dulichthinhlong.gov.vn

- Nhóm 2: Nội dung di tích lịch sử quê hương em

Trang 36

+ Lễ hội chùa Cồn-Nam Định 2017 -p2 (https://www.youtube.com/watch?v=OBW7uWILE3Q)

+ Tìm về nguồn cội Đền Trần - Nam Định (https://www.youtube.com/watch?v=o5g63yrroRc )

+ Cầu Ngói Chùa Lương Hải Hậu ( https://www.youtube.com/watch?v=l3oNQwL5_UY)

+ Cầu Ngói - Chùa Lương, địa điểm không thể bỏ qua khi đến Hải Hậu

( https://www.youtube.com/watch?v=dJ5j48nYFrk )

Quang cảnh chùa Quy HồnCầu ngói - chùa Lương ( xã Hải Anh )

- Nhóm 3: đô thị, văn hóa phát triển

+ Phần 1 Rất đông người kéo đến triển lãm Thị trấn Cồn Hải Hậu Nam Định

chiêm ngưỡng nhiều cây đẹp ( https://www.youtube.com/watch?v=IDLTihYWwpA)

+ Phần 2 Rất đông người kéo đến triển lãm Thị trấn Cồn Hải Hậu Nam Định

chiêm ngưỡng nhiều cây đẹp ( https://www.youtube.com/watch?v=e5o1koDu9sY )

+ TRIỂN LÃM CÂY CẢNH - THỊ TRẤN CỒN - HẢI HẬU - NAM ĐỊNH

Trang 37

Nét quê chợ Cồn (Hải Hậu)Triển lãm cây cảnh lễ hội chùa Cồn 2023

Một góc trước của chợ Cồn Mặt hàng thủ công được bày bán các buổi chợ phiên

- Nhóm 4: Nông thôn mới trên vùng quê Hải Hậu

+ Phóng sự: Nông thôn mới Hải Hậu - Video đã phát trên VTV2

https://vtv.vn/video/phong-su-nong-thon-moi-hai-hau-595606.htm

+ Thực hiện nghị quyết: Hải Hậu xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu - Video

đã phát trên truyền hình Nhân dân ( https://www.youtube.com/watch?v=fA009b-t1xQ)

+ Những con đường nông thôn rực rỡ sắc hoa ở Nam Định Video đã phát trên

+ Hội nghị triển khai mô hình điểm “Xây dựng gia đình 5 có 3 sạch” tham gia xây

dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu” (haihau.namdinh.gov.vn)

Trang 38

Hải Hậu đạt chuẩn NTM năm 2015 tạo tiền đề xây dựng NTM bền vững

Con đường hoa NTM nâng cao của huyện Hải Hậu - Nam Định

Phát triển sản phẩm Ocop ở Hải Hậu Hải Hậu xây dựng NTM kiểu mới

- Ví dụ 5: Giáo viên có thể thực hiện kiểu dạng bài: Dạy và học trải nghiệm

sáng tạo gắn với chủ đề: “ Nâng cao ý thức xây dựng Nông thôn mới thông

qua chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8”

gắn liền với một số hoạt động thực tiễn của địa phương

+ Tổ chức Hội thi tuyên truyền nhằm cung cấp cho các em học sinh nhận thức cơ bản về các di tích, danh lam thắng cảnh … qua đó góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về bản sắc văn hóa Hải Hậu – Nam Định; có ý thức bảo vệ xây dựng hành vi ứng xử văn minh khi đến các di tích, danh lam thắng cảnh…

+Tổ chức theo hình thức sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề như: đố vui, sân khấu hóa, trắc nghiệm, nhận diện di tích qua hình ảnh, tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của địa phương như 27- 7, 19-8, 2-9 Đồng thời tuyên truyền trực quan về các danh nhân, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trong huyện - tỉnh

Trang 39

Học sinh khối 8, tham gia biểu diễn tri ân ngày 27-7 tại nghĩa trang Thị trấn Cồn

Học sinh tham gia trải nghiệm: Lễ khởi công ngôi Tam bảo - chùa Quy hồn ( chùa Cồn ) Thị trấn Cồn + Hưởng ứng tham gia dự thi và tổ chức hướng dẫn cho các em nhiệt tình tham gia

các cuộc thi tìm hiểu Tìm hiểu Lịch sử Hải Hậu: “Mảnh đất - con người, truyền

thống - đổi mới” , “Thi tìm hiểu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2021-2025”, “ 70 năm truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định”… “ Bác Hồ với Nam Định”

Lưu ý: Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên ôm đồm quá nhiều nội dung

dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm xã hội mà nên lựa chọn một nội dung tiêu biểu hay để dạy có khả năng áp dụng, có tính khả thi, tính hiệu quả, tính thực tiên cao để thực hiện

Trang 40

Em: Đặng Thị Thu Trang - Hs lớp chủ nhiệm nhận giải thưởng cấp Tỉnh

Hướng dẫn học sinh khối 8 làm bài cuộc thi tìm hiểu: “ Bác Hồ với Nam Định” năm 2023

Giáo viên tham gia dự thi tìm hiểu các cuộc thi có nội dung liên quan đến chương trình địa phương và Nông thôn mới

1) Giải Khuyến khích cấp huyện “Mảnh đất - con người, truyền thống - đổi mới” 2) Giải Nhì cấp tỉnh: “ 70 năm truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định” 3) Giấy khen cấp huyện “ An toàn trường học”

d- Phương án giải quyết 4:

Giáo viên cần không ngừng học tập, trau dồi tri thức, vốn sống để làm phong phú, đa dạng vốn văn hóa, kiến thức, kĩ năng của bản thân Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với các đồng nghiệp trong nhóm dạy Ngữ văn 8, tổ chuyên môn và các đồng chí vững vàng để phát huy trí tuệ của tập thể, tìm sự cộng tác, phối hợp để cùng nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học trải nghiệm xã hội đối với kiểu dạng bài nói riêng và toàn chương trình Ngữ văn 8 nói chung

Ví dụ: Trong quá trình dạy kiểu bài chương trình địa phương ( phần văn và tập làm văn ) ở môn Ngữ Văn 8, nhằm nâng cao ý thức xây dựng Nông thôn mới ở học sinh, tôi đã học hỏi được rất nhiều về: di tích lịch sử chùa Quy Hồn, tôi đã tiến

hành đọc Lịch sử Đảng bộ Thị Trấn Cồn để thu thập các thông tin, đến chùa hỏi nhà sư trụ trì; ngoài ra tôi còn tham khảo các bài viết về nông thôn mới trên mạng intenet như:

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan