Tieu luan cao học nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý báo chí truyền thông của sở thông tin truyền thông tây ninh

27 0 0
Tieu luan  cao học nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý báo chí truyền thông của sở thông tin truyền thông tây ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội nói chung, bảo đảm sự phát triển bền vững. (Lý thuyết truyền thông hiện đại – PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng) Với xu thế ngày càng phát triển của xã hội, nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng ngày càng cao. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay, thông tin tác động và làm thay đổi thái độ, hành vi, nhận thức đối với công chúng vo cung phong phú nhưng cũng phức tạp. Truyền thông ra đời và giải quyết căn bản vấn đề này. Truyền thông ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá nhân cũng như các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân. Các hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng (như báo chí, sách, phát thanh, truyền hình, internet...) do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách, đưa thông tin ra công thúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai, và nội dung thông điệp thủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải là ra lệnh. Đây là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu bằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra. Nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner kết luận rằng "một hệ thống truyền thông chính là một dấu chỉ và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đổi trong toàn bộ một hệ thống xã hội". Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thành một trong những động lực của sự phát triển của xã hội. Trong đó, báo chí ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Tỉnh Tây Ninh là một trong những tỉnh thành có các loại hình báo chí truyền thông hoạt động khá mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Bên cạnh những hiệu quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, cần đề ra hướng giải quyết. Và, Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Tây Ninh về quản lý nhà nước hoạt động báo chí trên địa bàn. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước với hoạt động báo chí của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh đạt hiệu quả khá cao, quản lý và định hướng báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, thách thức đến hiệu quả pháp lý, xã hội trong công tác quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh. Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, em chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh” Trong tiểu luận này em khái quát những vấn đề về thực trạng công tác quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh. Từ đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý hoạt động báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội nói chung, bảo đảm sự phát triển bền vững (Lý thuyết truyền thông hiện đại – PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng)

Với xu thế ngày càng phát triển của xã hội, nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng ngày càng cao Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay, thông tin tác động và làm thay đổi thái độ, hành vi, nhận thức đối với công chúng vo cung phong phú nhưng cũng phức tạp Truyền thông ra đời và giải quyết căn bản vấn đề này Truyền thông ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá nhân cũng như các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân

Các hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng (như báo chí, sách, phát thanh, truyền hình, internet ) do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách, đưa thông tin ra công thúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai, và nội dung thông điệp thủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải là ra lệnh Đây là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu bằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra Nhà xã hội học Mỹ Daniel Lerner kết luận rằng "một hệ thống truyền thông chính là một dấu chỉ và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đổi trong toàn bộ một hệ thống xã hội" Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thành một trong những động lực của sự phát triển

Trang 2

của xã hội Trong đó, báo chí ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.

Tỉnh Tây Ninh là một trong những tỉnh thành có các loại hình báo chí truyền thông hoạt động khá mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương Bên cạnh những hiệu quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, cần đề ra hướng giải quyết Và, Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Tây Ninh về quản lý nhà nước hoạt động báo chí trên địa bàn.

Những năm qua, công tác quản lý nhà nước với hoạt động báo chí của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh đạt hiệu quả khá cao, quản lý và định hướng báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, thách thức đến hiệu quả pháp lý, xã hội trong công tác quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh Qua nghiên

cứu, tìm hiểu thực tế, em chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác tổ chứcvà quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh”

Trong tiểu luận này em khái quát những vấn đề về thực trạng công tác quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh Từ đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức và quản lý hoạt động báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ thống truyền thông đại chúng đối với công tác thông tin tuyên truyền tại Tỉnh Tây Ninh.

Đánh giá thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông Tây Ninh.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tiểu luận có nhiệu vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hoạt động tổ chức quản lý và công tác thông tin tuyên truyền của hệ thống báo chí truyền

Trang 3

thông tại tỉnh Tây Ninh Từ đó, nêu lên những kết quả đã đạt được, và thực trạng còn hạn chế của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là hoạt động tổ chức và quản lý báo chí truyền thông của Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Tây Ninh.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống các cơ quan báo chí đang hoạt động tại tỉnh Tây Ninh Cũng như công tác tổ chức quản lý báo chí của Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Tây Ninh

Khảo sát hoạt động báo chí và công tác quản lý 6 tháng đầu năm 2015.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận

Tiểu luận nghiên cứu dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về báo chí truyền thông.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp khảo sát, thống kê Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp phân tích, tổng hợp.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần lý do chọn đề tài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức quản lý của Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Tây Ninh với hoạt động báo chí truyền thông tại tỉnh Tây Ninh.

Trang 4

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý hoạt động báo chí truyền thông tại tỉnh Tây Ninh.

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNGTRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

1.1 Khái niệm về truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội nói chung, bảo đảm sự phát triển bền vững (Theo quyển “Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững là Chủ biên, PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng biên soạn).

Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông Truyền thông với mục đích là hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng.

Căn cứ mức độ phạm vi tác động, ảnh hưởng của truyền thông có thể phân chia thành truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng Ở cấp độ nào, truyền thông cũng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách cá nhân cũng như hình thành diện mạo văn hóa của mỗi con người và của cộng đồng, của quốc gia vì những tác động và sức lan tỏa, sức truyền dẫn của nó tới công chúng Do đó, trong quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân

Trang 6

Hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽm vì thế truyền thông cũng theo đà ấy mà đang phát triển nhanh chóng Theo các nhà nghiên cứu về truyền thông, trên thế giới hiện có 4 hệ thống truyền thông chủ yếu: Độc tài, tự do, xô viết toàn trị và trách nhiệm xã hội Mỗi hệ thống lý thuyết này đều có một ưu, nhược điểm riêng Các nhà truyền thông đang tìm mọi cách để thu hút và gây chú ý đối với đối tượng truyền thông của mình Tuy nhiên, so với các nước phát triển, thì Việt Nam, sự phát triển về lý thuyết, kỹ năng, kinh nghiệm và công nghệ truyền thông chưa cao Do đó, bộc lộ những nhược điểm của nó Tình trạng câu view, để tăng lượng người truy cập, đã bất chấp thông tin bịa đặt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của nước ta… Công chúng của truyền thông đang đối mặt với lượng thông tin khổng lồ cả chính thống và không chính thống

Vấn đề đặt ra là họ có đủ kiến thức, chính kiến để nhận thức đúng và loại bỏ dần những thông tin được cho là thông tin rác, tác động xấu hay không?

Chính vì thế, các cơ quan quản lý báo chí cần có chế tài với những nơi sản xuất những sản phẩm truyền thông tác động tiêu cựac đến nhận thức, hành vi của công chúng Cần có những định hướng để phát triển những sản phẩm truyền thông mang tính khai sang, giải trí lành mạnh

1.2 Báo chí – Loại hình truyền thông đại chúng phổ biến

Truyền thông đại chúng được hiểu chung là một quá trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra Các phương tiện truyền thông đại chúng hay các phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện được sử dụng để truyền đạt thông tin một cách đại chúng, rộng rãi, tức là có khả năng đưa thông tin tới đối tượng đại chúng mục tiêu

5 loại hình của truyền thông đại chúng là: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quan hệ công chúng Báo chí là loại hình truyền thông phổ biến hiện nay Truyền thông có ý nghĩa quan trọng đối với nhà báo Bản chất của

Trang 7

việc làm báo là làm truyền thông Người làm báo sử dụng truyền thông để đạt được mục đích nghề nghiệp của mình Do đó, nhà báo phải nắm vững các kĩ năng truyền thông để có thể đạt được hiệu quả truyền thông Các kĩ năng truyền thông có vai trò giúp người làm báo tác nghiệp hiệu quả Cụ thể, trong việc tìm kiếm nguồn tin với các đối tượng rất đa dạng nếu nhà báo không nắm được các bước truyền thông, các kĩ năng truyền thông thì sẽ rất khó tiếp cận và khai thác nguồn tin Người làm báo cũng luôn phải chú trọng đến truyền thông khi sáng tạo tác phẩm báo chí Bởi vì báo chí có hiệu quả truyền thông rộng lớn và rất cần sự thận trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc Người làm báo phải chú ý xem mình đang truyền thông cho đối tượng nào để từ đó xác lập nội dung thông điệp, cách thức, phương tiện truyền thông cho phù hợp

Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố của kiến trúc thượng tầng và là loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo, với tính chất chính trị xã hội rõ ràng Báo chí Việt nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và khẳng định vai trò quan trọng của mình Báo chí nước ta là công cụ tuyên truyền hữu hiệu của Đảng, nhà nước, là diễn đàn, tiếng nói của nhân dân Báo chí trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Có thể khẳng định, trong chặng

đường 90 năm qua, báo chí Việt Nam đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cáchmạng của dân tộc Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, báo chí vẫn tiếp tục làngọn cờ cách mạng, trở thành một trong những động lực thúc đẩy công cuộcđổi mới Đúng như nhận định của Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ươnglần thứ 10 khóa XI, những năm qua, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diệncủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trong khuôn khổ pháp luật, báo chí đãthực hiện rất tốt vai trò là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tưtưởng quan trọng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, là diễnđàn của nhân dân.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2014, ở nước ta có845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo in, 646 tạp chí, 1 hãng thông

Trang 8

tấn quốc gia, 98 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình Cả nước có 180kênh phát thanh, truyền hình quảng bá; tổng số kênh truyền hình nước ngoàiđược cấp phép là 40 kênh Như vậy, người dân được hưởng thụ khối lượngthông tin vô cùng phong phú, đa dạng, sôi động theo từng ngày, từng giờ.

Không chỉ thông tin nhiều và nhanh, báo chí còn thực hiện tốt chức

năng tư tưởng – một chức năng quan trọng góp phần truyền bá Chủ nghĩaMarx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước, đưa hệ tư tưởng của Đảng thành hệ tư tưởng chủ đạo trongđại bộ phận quần chúng nhân dân.

Nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nướcthông qua báo chí mà đến được với quần chúng Những đợt vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”, “Toàn dân học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân góp ý sửa đổi Hiến pháp1992”… là những đợt sinh hoạt chính trị to lớn, thu hút sự quan tâm của toàndân, được báo chí thông tin, tuyên truyền rất tốt”.

Hiện nay, phát huy truyền thống vẻ vang của mình, báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Ngày 9/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam:

“…Năm năm gần đây, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều diễn biếnphức tạp Sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ cùng với sự nỗlực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệpvà của nhân dân, đã đưa nước ta vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn, đất nướctiếp tục ổn định và phát triển.

Xu thế toàn cầu hóa truyền thông, thông tin vừa là cơ hội vừa là tháchthức lớn đối với hoạt động báo chí và công tác quản lý báo chí Đảng, Nhànước đã dành sự quan tâm sâu sắc, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và có hiệu quảđối với hoạt động của báo chí nói chung cũng như Hội Nhà báo Việt Nam nói

Trang 9

riêng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiềuvăn bản chỉ đạo đối với công tác báo chí và hoạt động của Hội Nhà báo.Đến nay, báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ vềnhiều mặt Diện mạo, số lượng, chất lượng các ấn phẩm, các chương trình phátthanh, truyền hình và công nghệ làm báo đã đạt được những bước tiến lớn.Chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa và kỹ thuật - nghiệp vụ của báo chíngày càng được cải thiện Đội ngũ những người làm báo tăng nhanh, mặt bằngtrình độ được nâng cao

Nhận thức và đòi hỏi cao của công chúng đối với báo chí vừa đặt ra yêucầu và thách thức, vừa tạo ra động lực mới cho báo chí phát triển Nguồn lực,cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống báo chí ngày càng được cải thiện rõ rệt Số lượng các cơ quan báo chí và đội ngũ anh chị em làm báo đến nay tăngnhiều lần so với những năm đầu đổi mới.

Nhiều cơ quan báo chí còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từthiện, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ những địa phương, những người cóhoàn cảnh khó khăn Đội ngũ hùng hậu hơn 22 nghìn nhà báo - hội viên trongcả nước đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu Tổ quốc, tin tưởng vàtrung thành với Đảng, với dân tộc, tinh thông nghề nghiệp, tiếp cận nhanh vàlàm chủ được công nghệ làm báo hiện đại.

Không phải ngẫu nhiên mà lực lượng báo chí nước ta đã vinh dự đượcĐảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ ChíMinh và nhiều phần thưởng cao quý khác …”

1.3 Tình hình hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và báochí ngoài tỉnh viết về Tây Ninh quý II năm 2015

1 3.1 Hoạt động của cơ quan báo chí tỉnh Tây Ninh

Ông Lê Văn Bá - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh nêu bật những hoạt động của báo chí tỉnh nhà trong thời gian qua Trong năm 2014, báo chí đã làm tròn trách nhiệm thông tin tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, là một trong những

Trang 10

kênh thông tin giúp lãnh đạo tỉnh trong điều hành công việc của địa phương Báo, đài đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp các đại biểu HĐND tỉnh làm cơ sở chất vấn các cơ quan của tỉnh về những vấn đề quốc kế dân sinh Báo chí cũng là cầu nối vận động các mạnh thường quân làm tốt công tác xã hội từ thiện, là cầu nối giữa lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp trong tỉnh

Trong 6 tháng đầu năm 2015, các cơ quan báo chí trong tỉnh đã thực hiện đúng sự chỉ đạo định hướng thông tin của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thông tin đầy đủ về mọi diễn biến của đời sống, chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong tỉnh : Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 về việc Quy định chế độ nhuận bút, thù lao trên Cổng/ trang thông tin điện tử, hệ thống bảng quang báo và tài liệu không kinh doanh.

Báo chí thông tin về kết quả sau 4 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Theo đó, tổng nguồn lực huy động trong 4 năm để thực hiện Chương trình đạt hơn 5.617 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách hơn 2.646 tỷ đồng; vốn tín dụng hơn 2.548 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp gần 500 tỷ đồng và vốn do dân đóng góp xây dựng hạ tầng trên 107 tỷ đồng Báo chí còn thông tin, UBND tỉnh đã chính thức công nhận 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014, đồng thời đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 có tổng cộng 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Phản ánh các hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp lần thứ 14 HĐND tỉnh cũng như kết quả trả lời, giải quyết những kiến nghị của cử tri, như: Chính sách thu hút nhân tài; lấy ý kiến dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND; giám sát tình hình phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh tại huyện Bến Cầu; khảo sát công tác đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; khảo sát tình hình thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh; khảo sát hoạt động phát

Trang 11

thanh và truyền hình trên địa bàn; phúc tra công tác quản lý nước sạch và xây dựng lưới điện nông thôn;…

Bên cạnh đó, báo chí còn phản ánh các hoạt động tổng kết Tháng thanh niên năm 2015 với nhiều hoạt động thiết thực giúp người dân nghèo trên địa bàn tỉnh; Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2015-2020; phản ánh công tác bình ổn giá cả thị trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; tình hình kinh tế; tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh; tình hình xây dựng nông thôn mới, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục; về tình hình phòng, ngừa bệnh sốt xuất huyết, dịch bệnh sởi, tình hình về bệnh dịch trên gia súc, gia cầm…

Nhìn chung, các cơ quan báo chí của tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm tốt chức năng định hướng tuyên truyền, giáo dục, thông tin kịp thời các sự kiện quan trọng, nổi bật của đất nước và thành phố, động viên, cổ vũ những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực; là cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền và người dân.

Hoạt động của các cơ quan báo chí tỉnh Tây Ninh gồm Báo Tây Ninh; Đài PTTH Tây Ninh; Đài Truyền thanh các huyện, thành phố; các cơ quan đại diện báo chí tại Tây Ninh; Cổng thông tin điện tử tỉnh và các Trang thông tin điện tử tổng hợp; Truyền hình trả tiền Hiện có 105 hội viên hội nhà báo và hàng trăm cộng tác viên của các cơ quan báo đài.

1.3.1.1 Báo Tây Ninh

Báo Tây Ninh là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh Báo Tây Ninh đã tích cực tuyên truyền quan điểm, đường lối đổi mới do Đảng kịp thời phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân

Báo chí Tây Ninh thường xuyên phản ánh tình hình phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, như: Các văn bản chỉ đạo các sở, ngành tỉnh về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người và

Trang 12

phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm;…

- Đối với báo in: Trong quý II/2015, Báo Tây Ninh xuất bản 52 kỳ báo với tổng số lượng phát hành là 755.820 tờ, bình quân 14.535 tờ/01 kỳ

Báo đã thực hiện Phụ trương Kỷ niệm 40 năm giải phóng Tây Ninh (Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch); Phụ trương về An toàn giao thông (Ban An toàn giao thông tỉnh) và một số chuyên trang như Chuyên trang địa phương Thành phố Tây Ninh; Chuyên trang chào mừng 40 năm giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước

- Báo Tây Ninh điện tử: Tổng số tin bài đã đưa lên mạng trong quý II/2015 là 3.554 tin bài, bình quân mỗi ngày đưa lên mạng khoảng 30 tin, bài Trong quý II/2015, có 3.993.068 lượt người truy cập, đạt bình quân 33.276 lượt người/ngày Báo điện tử Tây Ninh cũng thu hút sự chú ý của bạn đọc, góp phần tích cực vào công tác thông tin đối ngoại của tỉnh

1.3.1.2 Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tây Ninh, chủ động xây dựng nội dung, kế hoạch tuyên truyền các sự kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, các ngày lễ lớn của đất nước, thành phố cũng như bám sát nhiệm vụ chính trị Bên cạnh đó đảm bảo thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và làm tốt vai trò tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội trước các vấn đề, sự kiện phức tạp, nhạy cảm trong đời sống xã hội Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh tuyên truyền hiệu quả : tuyên truyền về gương người tốt việc tốt, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; tuyên truyền về chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo; tuyên truyền về Cải cách hành chính …

Trong quý II/2015 thực hiện 6.936 tin, bài phóng sự, chuyên mục, chương trình phát thanh và truyền hình

Thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp Kỷ niệm “40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)”; Chương trình ca nhạc “Giai điệu yêu thương” vào lúc 19 giờ tối chủ nhật hàng tuần.

Trang 13

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh xây dựng chế độ nhuận bút đối với Đài PTTH tỉnh và Đài Truyền thanh các huyện, thành phố thành chế độ nhuận bút chung trong lĩnh vực Phát thanh và Truyền hình (trên cơ sở Quyết định 148/QĐ-CT ngày 7/8/2001 của UBND tỉnh Tây Ninh về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực Phát thanh và Truyền hình).

Hoàn chỉnh các bước chuẩn bị đầu tư Dự án thiết bị bổ sung cho phim trường thu văn nghệ, thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh.

1.3.1.3 Tạp chí Văn nghệ Tây Ninh

Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí nghề báo của tỉnh … là các tạp chí chuyên ngành, bên cạnh tuyên truyền hiệu quả các nội dung chuyên ngành, cũng không ngừng đổi mới, nâng cao về chất lượng, nội dung và hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc cũng như bám sát những kết quả hoạt động mọi mặt của địa phương để kịp thời tuyên truyền, góp phần vào công tác thông tin, tuyên truyền về tỉnh Tây Ninh

Trong quý II/2015, Hội Văn học Nghệ thuật Tây Ninh phát hành Tạp chí Văn nghệ chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015) với trên 40 tác phẩm văn, thơ, nhạc, cổ nhạc, tranh, ảnh

1.3.1.4 Hoạt động Đài Truyền thanh 9 huyện, thành phố

Quý II/2015 Đài Truyền thanh các huyện, thành phố bám sát định hướng chỉ đạo tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và ngành dọc cấp trên; kịp thời tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phản ánh gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống; tuyên truyền kịp thời, tích cực công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; góp phần động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đặc biệt trong thời gian qua, các đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền chủ quyền biển đảo về Hoàng Sa, Trường Sa, các gương người tốt, việc tốt trên địa bàn huyện

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan