Tóm Tắt: Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư

27 0 0
Tóm Tắt: Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THUỲ LINH

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG THỰC NGHIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIRUS

VACCIN SỞI TRÊN UNG THƯ

Chuyên ngành : Giải phẫu bệnh và pháp y

Mã số : 9720101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Nguyễn Văn Đô

Họp tại: Trường Đại học Y Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư buồng trứng (UTBT) được công nhận là một bệnh có nền tảng phân tử riêng biệt và có cơ chế bệnh sinh phức tạp Dù đã có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị, nhưng tỷ lệ sống thêm của bệnh UTBT vẫn chưa được cải thiện trong nhiều thập kỷ qua, do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn về cơ chế phát triển của UTBT cũng như tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân

Các dòng tế bào UTBT cung cấp một mô hình ung thư trong

phòng thí nghiệm (in vitro) và mô hình cấy ghép tế bào ung thư trên động vật (in vivo), từ đó giúp cho y học có công cụ giá trị để nghiên

cứu về cơ chế phân tử, cơ chế kháng thuốc và tái phát ung thư, cơ chế tác dụng và hiệu quả điều trị của các liệu pháp mới Tại Việt Nam, liệu pháp virus tiêu hủy khối u của virus vaccin sởi (MeV) được

nghiên cứu để điều trị ung thư trên in vitro và in vivo với nhiều dòng

tế bào ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư máu, ung thư đầu mặt cổ, ung thư tiền liệt tuyến Còn đối với UTBT thì hiện chưa có mô hình cấy ghép dị loài với dòng tế bào

UTBT phân lập từ bệnh nhân (ex vivo) được công bố cũng như chưa

có nghiên cứu nào đánh giá tác động của MeV trên mô hình thực nghiệm đó

Vì vậy chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm và ảnh hưởng của virus vaccin sởi trên ung thư” với hai mục tiêu sau:

1 Đánh giá kết quả gây ung thư buồng trứng thực nghiệm

2 Bước đầu đánh giá tác động của virus vaccin sởi trên mô hình ung thư buồng trứng thực nghiệm

Trang 4

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Lần đầu tiên Tại Việt Nam, phân lập thành công một dòng tế bào M4 từ khối u đặc của bệnh nhân ung thư biểu mô (UTBM) buồng trứng typ thanh dịch độ cao, chưa được hoá xạ trị trước phẫu thuật, góp phần xây dựng ngân hàng dòng tế bào ung thư buồng trứng của người Việt Nam và cung cấp vật liệu cho những nghiên cứu sâu

hơn về UTBT trên in vitro

Xây dựng thành công mô hình UTBT thực nghiệm từ dòng tế bào M4 phân lập từ bệnh nhân với sự hình thành và phát triển u trên chuột nude tương đương với nhóm cấy ghép dòng UTBT thương mại (OVCAR-3) Từ kết quả này, nghiên cứu cung cấp một mô hình

UTBT ex vivo cho các thử nghiệm tiền lâm sàng

Bước đầu đánh giá được hiệu quả của liệu pháp virus tiêu huỷ u bằng MeV trong điều trị UTBT trên hai mô hình gây UTBT thực nghiệm bằng cấy ghép dòng tế bào M4 và dòng tế bào OVCAR-3 trên chuột nude Kết quả cho thấy virus vaccin sởi có hiệu quả trong điều trị UTBT trên mô hình cấy ghép dòng tế bào OVCAR-3

và không có hiệu quả tiêu huỷ khối UTBT cấy ghép dòng tế bào M4

BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án dà i 134 trang, bao gồm: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1- Tổng quan: 25 trang; Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 23 trang; Chương 3- Kết quả nghiên cứu: 39 trang; Chương 4- Bàn luận: 42 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; Đóng góp mới của luận án: 1 trang Luận án gồm: 21 bảng, 5 biểu đồ, 24 hình ảnh và 114 tài liệu tham khảo

Trang 5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Mô hình tạo khối UTBT người trên chuột thiếu hụt miễn dịch

Các mô hình thực nghiệm về bệnh có tầm quan trọng không chỉ để hiểu các yếu tố sinh học và di truyền ảnh hưởng đến kiểu hình của bệnh mà còn được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các chiến lược can thiệp hợp lý Các dòng tế bào UTBT có nguồn gốc từ dịch cổ trướng hoặc khối u buồng trứng nguyên phát đã được sử dụng rộng

rãi trên các mô hình in vitro và in vivo nhằm nghiên cứu các đặc tính

sinh học của ung thư cũng như đáp ứng điều trị với các liệu pháp thử nghiệm Sự phức tạp và không đồng nhất của UTBT rất khó tái tạo trên các mô hình in vitro do đó không thể làm sáng tỏ đầy đủ các sự kiện phân tử liên quan đến sự hình thành khối u và sự di căn ung thư Do vậy, các mô hình in vivo của tất cả các phân typ UTBM buồng trứng cần được tạo để cung cấp nền tảng chính xác cho thử nghiệm các phương pháp điều trị đích và liệu pháp miễn dịch mang tính cá thể hóa

Năm 2012, Học viện Quân y đã thành công xây dựng mô hình thực nghiệm bởi đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng quy trình tạo khối ung thư người trên chuột thiếu hụt miễn dịch bằng kỹ thuật ghép dị loài”, đây là tiền đề cho các thử nghiệm tiền lâm sàng trên ung thư Đề tài đã ứng dụng thành công quy trình tạo khối ung thư người trên chuột thiếu hụt miễn dịch với các loại ung thư gan, phổi, tiền liệt tuyến, đại tràng và vú Phát triển từ kết quả đề tài nhà nước trên, mô hình UTBT người từ dòng OVCAR-3 trên chuột nude được xây dựng thành công năm 2015 Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chưa có dòng tế bào UTBT nào được lấy từ bệnh nhân người Việt cho nên cũng chưa có mô hình UTBT đặc trưng cho người Việt Nam

Trang 6

1.2 Điều trị UTBT thực nghiệm bằng MeV

Virus ly giải ung thư (Oncolytic virus - OLV), một liệu pháp chống ung thư đã được chứng minh lâm sàng là có thể làm giảm kích thước khối u khi virus giải phóng ra khỏi tế bào gây ly giải và phá hủy có chọn lọc các tế bào ung thư Hơn nữa, các OLV được giải phóng tiếp tục lây nhiễm vào các tế bào ung thư khác tạo hiệu ứng phá hủy tế bào u của MeV đặc trưng bởi sự hình thành hợp bào (tế bào đa nhân khổng lồ) Đồng thời quá trình ly giải tế bào u sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống tế bào ung thư Dòng MeV là một trong những OLV được nghiên cứu rộng rãi nhất, MeV nhằm vào các tế bào khối u bằng cách liên kết chọn lọc với protein màng CD46, thường được biểu lộ quá mức trong các khối u ác tính

Các nghiên cứu đã cho thấy MeV có khả năng ly giải tế bào

ung thư trên in vitro, trên chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư người (in vivo) và đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên

người mang lại kết quả đầy hứa hẹn MeV đã được thử nghiệm trên một số mô hình chuột thiếu hụt miễn dịch mang khối ung thư người khác nhau bao gồm: ung thư hạch, đa u tủy, u thần kinh đệm, đại trực tràng, ung thư vú, ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi đã mở ra nhiều triển vọng trong nghiên cứu điều trị ung thư

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: 46 mẫu mô u và 4 mẫu dịch cổ trướng của 50 bệnh nhân được chọn khi có chẩn đoán mô bệnh học là UTBM buồng trứng từ 68 bệnh nhân của đề tài nhà nước với chẩn đoán lâm sàng theo dõi UTBT tại Bệnh viện K - Tân Triều và Bệnh viện Quân y 103

Trang 7

+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân UTBM buồng trứng có đủ dữ liệu về lâm sàng, cận lâm sàng và không điều trị bằng hóa chất hay xạ trị trước đó Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân UTBM buồng trứng tái phát hoặc thứ phát và bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

- 60 chuột nude cái dòng BALB/c (nude mice, Foxn1nu), được nhập khẩu từ Úc, đạt 6-8 tuần tuổi, có trọng lượng 16-20g

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Dòng tế bào UTBT M4: phân lập thành công từ khối u của bệnh nhân UTBT typ thanh dịch độ cao tại phòng nuôi cấy tế bào của Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y

- Dòng tế bào UTBM buồng trứng typ thanh dịch độ cao OVCAR-3 mã HTB-16™ nhập khẩu từ Hoa Kỳ

- MeV: là sản phẩm của đề tài nhà nước KC.10.27/16-20 thuộc chủng Edmonton

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm so sánh có đối chứng

2.2.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chí đánh giá kết quả

2.2.2.1 Đánh giá kết quả gây UTBT thực nghiệm

- Các mẫu tế bào phân lập từ 50 mẫu bệnh bệnh được đánh giá sự tăng sinh của tế bào u trong môi trường nuôi cấy bao gồm: Tỷ lệ tế bào bám đáy trên chai nuôi cấy theo ngày, số lần cấy chuyển, số lượng và tỷ lệ mẫu tế bào phát triển tốt và thoái triển sau cấy chuyển, đặc điểm hình thái tế bào sơ cấp, các nguyên nhân gây thoái triển và chết mẫu tế bào, đếm tế bào sơ cấp và tỷ lệ tế bào sống chết, tỷ lệ biểu lộ dấu ấn CD46 trên bề mặt tế bào sơ cấp, các đặc điểm của các mẫu tế bào phát triển tốt sau cấy chuyển

- Đánh giá tốc độ tăng sinh của dòng tế bào M4 gồm: Tỷ lệ tế bào u bám đáy đĩa chai nuôi theo thời gian; đếm số lượng tế bào u sau khi dòng tế bào M4 cất trữ lấy ra nuôi cấy lại Xác định các đặc

Trang 8

điểm về hình thái tế bào và kiểu hình miễn dịch của dòng tế bào M4 và so sánh với tế bào u nguyên phát

- Gây UTBT thực nghiệm bằng cấy ghép dòng tế bào M4 và dòng OVCAR-3 trên 20 chuột nude (chia làm hai nhóm OVCAR3 và M4) bao gồm: Kết quả tạo khối u trên chuột nude nhóm M4 và so sánh với nhóm chứng OVCAR-3 bao gồm: tình trạng toàn thân và tình trạng tại chỗ chuột hai nhóm So sánh các đặc điểm hình thái, kiểu hình miễn dịch của khối u thứ phát với dòng tế bào M4 và khối u nguyên phát Xác định các điểm điểm của tế bào u thứ phát trên kính hiển vi điện tử truyền qua Xác định đặc điểm phát triển, hình thái tế bào u và các bất thường nhiễm sắc thể của tế bào phân lập được từ khối u thứ phát và so sánh với dòng tế bào M4

2.2.2.2 Đánh giá tác dụng tiêu hủy khối u của MeV trên mô hình UTBT thực nghiệm

- Tác động của MeV lên tình trạng toàn thân và các cơ quan

gan, thận của 40 chuột nude ở 4 nhóm nghiên cứu (nhóm M4 chứng và điều trị, nhóm OVCAR-3 chứng và điều trị): Tỉ lệ sống chết và tình trạng sức khỏe chuột, kết quả công thức máu và tình trạng tổn thương cơ quan gan, thận trên xét nghiệm sinh hoá máu và vi thể

- Tác động tại chỗ của MeV khối u thứ phát trên chuột nude ở

4 nhóm nghiên cứu: Sự thay đổi thể tích trung bình khối u của 4 nhóm chuột theo thời gian điều trị; tỷ lệ chuột nude có tổn thương xuất huyết và hoại tử mô u trên đại thể; các tác dụng tiêu hủy khối u của MeV trên vi thể; xâm nhập của MeV vào tế bào u trên siêu cấu trúc

2.3 Phương pháp phân tích kết quả và xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 So sánh 2 tỷ lệ quan sát bằng kiểm định χ2 test

- Với các phân phối chuẩn: so sánh trung bình của 2 nhóm độc lập bằng t-test Với các phân phối không chuẩn: so sánh trung vị của 2 nhóm độc lập bằng kiểm định Mann-Whitney

Trang 9

- Sử dụng phần mềm GraphPad Prism 9.3 để phân tích thống kê và và vẽ biểu đồ Sử dụng Two-way ANOVA để so sánh đa nhóm - Sử dụng phần mềm ImageJ và phần mền OPTIKA Proview để tính các thông số trên ảnh chụp vi thể

Chương 3 KẾT QUẢ 3.1 Kết quả gây UTBT thực nghiệm

3.1.1 Kết quả phân lập tế bào từ 50 bệnh nhân UTBM buồng trứng Bảng 3.1 Tỷ lệ tế bào sơ cấp bám đáy theo thời gian

Nhận xét: Tất cả các mẫu bệnh phẩm phân lập đều có tế bào

bám đáy, nhưng chỉ có 28% các mẫu tế bào sơ cấp đạt tỷ lệ tế bào bám đáy ≥ 80% diện tích đĩa nuôi cấy với thời gian trung bình là 10

Nhận xét: Các tế bào sơ cấp có ba hình thái chính trong đó

dạng biểu mô chiếm tỷ lệ cao nhất

Bảng 3.3 Đếm số lượng tế bào sơ cấp và tỷ lệ tế bào sống chết

Trang 10

Nhận xét: Có 37 mẫu tế bào tăng sinh đạt tỷ lệ bám đáy ≥

50%, tiến hành đếm tế bào trên 33 mẫu, còn 4 mẫu bị nhiễm khuẩn vào ngày làm kỹ thuật nên không tiến hành đếm tế bào được Các tế bào sơ cấp có mật độ tế bào cao, trung bình 2,37 x 106/ml và tỷ lệ tế

Nhận xét: Tỷ lệ biểu lộ dấu ấn CD46 trung bình của tế bào

sơ cấp cao 72,65%; trong đó tỷ lệ tế bào bắt màu CD46 >70% chiếm

Trang 11

Tế bào sau cấy chuyển Tăng sinh tốt 8 16,0

Nhận xét: Trong 36 mẫu tế bào bị chết trong quá trình nuôi

cấy do 4 nguyên nhân chính trong đó mẫu bệnh phẩm ít tế bào u

Nhận xét: Trong đó 8 mẫu tế bào tăng sinh tốt đều được

phân lập từ khối u đặc của bệnh nhân UTBM buồng trứng typ thanh dịch độ cao, có chỉ số tăng sinh Ki67 cao và mất biểu hiện p53 là chủ yếu, đa số có hình thái dạng biểu mô với số lượng tế bào đếm được ≥ 106 tế bào/ml và có biểu lộ thụ thể CD46 trên bề mặt tế bào >70%

3.1.2 Kết quả phân lập dòng tế bào M4 từ khối u bệnh nhân

Trang 12

3.1.2.1 Phân lập tế bào dòng M4 từ khối u của bệnh nhân UTBM thanh dịch độ cao

Trong 8 mẫu tế bào sau cấy chuyển tăng sinh tốt, chỉ có 1 mẫu tế bào phát triển tốt nhất tạo thành dòng tế bào có mã là M4 Dòng tế bào M4 phân lập từ khối u của bệnh nhân nhân nữ, 54 tuổi có chẩn đoán GPB sau phẫu thuật là UTBM thanh dịch độ cao Tế bào M4 sau hai ngày phân lập đã có một số đám tế bào bám đáy, tỷ lệ bám đáy ở ngày thứ 4 là 10% Đến ngày thứ 14 các tế bào M4 bám

đáy đạt 80% và > 90% ở ngày thứ 16 Ở thời điểm này tế bào M4 có

đặc điểm dạng biểu mô rõ nhất

Sau 15 chu kỳ cấy chuyển trong 3 tháng các tế bào M4 duy trì sự tăng sinh mạnh với tốc độ nhân đôi tế bào trung bình là 48h tạo thành dòng tế bào M4 Sau khi dòng tế bào M4 lấy ra nuôi cấy lại có tốc độ tăng sinh tế bào mạnh và đến ngày thứ 16 mẫu tế bào nuôi cấy có số lượng là 1,25 x 106 tế bào/ml Kết quả trên thể hiện ở Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng sinh của dòng tế bào M4 theo thời gian

3.1.2.2 Kết quả mô bệnh học và hóa mô miễn dịch (HMMD) của dòng tế bào M4

Các tế bào dòng M4 nhuộm PAP và nhuộm H.E cho thấy các tế bào u đồng dạng và mang đặc điểm của tế bào biểu mô với mật độ nhân chia cao, trung bình 5 nhân chia/0,2mm2 Nhuộm HMMD thấy

Trang 13

các tế bào dòng M4 không biểu lộ WT1 giống như khối u nguyên phát nhưng có CA125 (+), p53 (-) và chỉ số tăng sinh Ki67 cao giống

Sau 31 ngày thí nghiệm, tỷ lệ chuột sống sau cấy ghép dòng M4 là 100%, và tỷ lệ chuột sống sau cấy ghép dòng OVCAR-3 là 70%, trong đó ba con chuột chết vào ngày thứ 21, 25 và 31

p>0,05; Two way ANOVA

Biểu đồ 3.2 Trọng lượng khối u thứ phát trên chuột nude hai nhóm OVCAR-3 và M4

Nhận xét: Trọng lượng 2 nhóm chuột sau cấy ghép tương

đối ổn định Nhóm OVCAR-3 có trọng lượng chuột cao hơn so với nhóm M4 ở thời điểm trước 19 ngày, sau đó trọng lượng chuột có xu hướng giảm và thấp hơn nhóm M4 (p>0,05)

Trang 14

3.1.3.2 Tình trạng tại chỗ hai nhóm OVCAR-3 và M4

Sau khi cấy ghép dòng tế bào OVCAR-3 và M4, tại vị trí tiêm không có biểu hiện viêm loét, hoại tử, chảy máu Số lượng và tỷ lệ

chuột nude xuất hiện khối u theo thời gian thể hiện ở Bảng 3.7 Bảng 3.7 Tỷ lệ chuột xuất hiện u của dòng tế bào OVCAR-3 và M4

Nhận xét: Chuột xuất hiện khối u bắt đầu từ ngày thứ 2 sau

ghép với tỷ lệ xuất hiện u ở hai nhóm M4 và OVCAR-3 là tương tương nhau Đến ngày thứ 4 tất cả chuột đều hình thành khối u dưới

Nhận xét: Khối u nhóm OVCAR-3 đạt thể tích cao nhất ở

ngày 19, sau đó thể tích khối u có xu hướng giảm đến ngày thứ 31

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:13

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan