Tiểu luận đại cương kinh tế môi trường đề tài tìm hiểu về thị trường độc quyền và tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

30 0 0
Tiểu luận đại cương kinh tế môi trường đề tài  tìm hiểu về thị trường độc quyền và tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận đại cương kinh tế môi trường đề tài tìm hiểu về thị trường độc quyền và tác động của độc quyền đối với nền kinh tế Tiểu luận đại cương kinh tế môi trường đề tài tìm hiểu về thị trường độc quyền và tác động của độc quyền đối với nền kinh tế Tiểu luận đại cương kinh tế môi trường đề tài tìm hiểu về thị trường độc quyền và tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊNKHOA KINH TẾ

  

-BÀI TIỂU LUẬN

ĐẠI CƯƠNG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC QUYỀN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Hưng Yên – 12/2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường ĐHSPKT Hưng Yên những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy Lương Thị Hải Yến- người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chếnên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời gópý của quý thầy cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn.

Trang 3

1.1 MỤCTIÊUCỦAĐỀTÀI 4

CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN CUNG

2.2.5 Điều kiện vận chuyển 8

CHƯƠNG III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN NGUỒN CUNG SẮT, THÉP 9

3.1 TÌNHHÌNHNGUỒNCUNGSẮTTHÉPTOÀNCẦUVÀ VIỆT NAM 9

3.1.1 Tổng quan tình hình thép trên thế giới 9

3.1.2 Tình hình thép ở Việt nam 12

3.2 CÁCYẾUTỐCỤTHỂẢNHHƯỞNGĐẾNNGUỒNCUNGSẮTTHÉP 19

3.2.1 Giá sắt thép trên thị trường 19

3.2.2 Công nghệ sản xuất thép hiện nay 22

3.2.3 Chi phí sản xuất thép 24

3.2.4 Chính sách của chính phủ đối với ngành sản xuất thép 25

3.2.5 Chi phí vận chuyển 27

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Nguồn cung hàng hóa và dịch vụ có ảnh hưởng rộng lớn đến kinh tế từ cấp độ vĩ mô đến vi mô Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung giúp các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế học đưa ra quyết định sáng suốt và hiệu quả Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, đại dịch, đến biến đổi khí hậu, nguồn cung hàng hóa và dịch vụ luôn là chủ đề nóng hổi và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để ứng phó và thích nghi Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung từ giá cả, công nghệ, chính sách thuế và quy định, đến biến đổi khí hậu và thị trường lao động Kiến thức về nguồn cung có ứng dụng rất rộng rãi, từ việc giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, đến việc giúp chính phủ định hình chính sách kinh tế vĩ mô Nó cũng giúp người tiêu dùng hiểu hơn về cách thức giá cả và sự sẵn có của hàng hóa và dịch vụ được xác định Phân tích nguồn cung cung cấp nền tảng cơ bản cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu kinh tế khác như kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, và chính sách công Nó cũng liên quan mật thiết đến các khái niệm khác như cầu, độ đàn hồi, và cân bằng thị trường Nguồn cung không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn liên quan đến các ngành khác như môi trường, công nghệ, và quản trị Điều này mở ra cơ hội tích hợp kiến thức và phương pháp từ các lĩnh vực khác nhau.

Lựa chọn đề tài này cho tiểu luận không chỉ phản ánh được sự am hiểu và quan tâm đến các vấn đề kinh tế hiện đại mà còn cho thấy khả năng tư duy phân tích và tiếp cận một cách toàn diện, đa chiều về vấn đề quan trọng này.

1.1 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu này nhằm đưa ra một bức tranh rõ ràng và chi tiết về tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thép, bao gồm nhưng không giới hạn ở giá cả thị trường, công nghệ sản xuất, chính sách và quy định của chính phủ, biến đổi khí hậu, chi phí nguyên vật liệu, và cả sự biến động của nhu cầu thị trường Mục tiêu này nhấn mạnh việc phân tích sâu rộng và toàn diện, đồng thời cung cấp kiến thức cập nhật và chính xác về

Trang 5

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức giá

khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi 2.1.2 Số lượng cung

Lượng cung số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.

Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có

đủ người mua hết số hàng đó Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cung và số lượng thực sự bán.

Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó Lượng

của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức giá nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế nhất định

của chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung Tổng tất

cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một nền kinh tế gọi

là cung thị trường Tổng tất cả những lượng cung của các hàng hóa và dịch vụ bởi tất cả

các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng cung 2.1.3 Đường cung

Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cungứng (hay đường cung) Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với

trục tung là các mức giá cả và trục hoành là các lượng cung cấp Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng) Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo đường cung Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung.

Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ codãn của cung theo giá cả Đây chính là độ dốc của đường cung Độ co giãn càng lớn thì

độ dốc của đường cung càng nhỏ.

Trang 6

Khi chi phí bình quân giảm, cả đường cung sẽ dịch chuyển sang phải Dù mức giá không đổi thì lượng cung vẫn tăng.

Đường cung được xây dựng trên cơ sở giả định là chi phí bình quân sản xuất mặt hàng của xí nghiệp không thay đổi Song, nếu chi phí bình quân thay đổi, cả đường cung sẽ dịch chuyển (lúc này lại giả định mức giá không thay đổi) Nếu chi phí bình quân giảm, đường cung sẽ dịch song song sang phải Ta thấy lượng cung ở một mức giá cho trước sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đường cong cung cấp cũng là một đường dốc lên Đôi khi nó thẳng đứng (vuông góc với trục hoành) Đây là lúc lượng cung không có phản ứng với thay đổi trong mức giá (độ co giãn bằng 0) Nguyên nhân có thể là xí nghiệp không kịp điều chỉnh cơ sở sản xuất của mình để tăng sản lượng Trong kinh tế học vĩ mô, đường tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng Đường cung cũng có thể là một đường dốc xuống.

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, dịch vụ 2.2.1 Gía cả hàng hóa

Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và ngược lại Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào

Trang 7

hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh.

Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm Ví dụ, nếu giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều lúa mì hơn lúa gạo Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường Nhìn chung, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm.

2.2.2 Công nghệ sản xuất

Sự thay đổi trong nguồn cung cũng có thể là nhờ những tiến bộ trong công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất Sự phát triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và giúp cắt giảm chi phí sản xuất Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những ví dụ điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung Một chiếc máy tính bàn kích thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm đô với sự cải tiến về lưu trữ và bộ xử lý Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây.

2.2.3 Chi phí sản xuất

Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên Ví dụ, trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các nhà quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định.

2.2.4 Chính sách thuế và hỗ trợ của chính phủ

Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp sản phẩm Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm.

Trang 8

2.2.5 Điều kiện vận chuyển

Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu quả để vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác Giao thông vận tải luôn gắn liền với việc cung cấp sản phẩm, vì các sản phẩm sẽ không thể có sẵn đúng thời hạn khi điều kiện vận chuyển nghèo nàn.

Nếu không quản lý tốt đội xe chở hàng, doanh nghiệp không thể vận chuyển nguyên liệu kịp thời tới nhà máy trong tình trạng tốt Thiếu sự quản lý về vận tải cũng sẽ ngăn công ty phân phối sản phẩm của mình cho người tiêu dùng khi nhu cầu bất ngờ tăng vọt Điều này sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn gây hại cho khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường

Với các tình huống như thế này, sẽ là rất tốt nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý vận chuyển và tối ưu hóa tuyến đường giao hàng Bằng cách sử dụng thuật toán tối ưu hóa tuyến đường, Abivin vRoute cung cấp giải pháp quản lý vận chuyển tối ưu nhất giúp quá trình giao hàng tốt hơn và đảm bảo giao hàng đúng thời gian.

Trang 9

CHƯƠNG III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN NGUỒN CUNG SẮT, THÉP

3.1 Tình hình nguồn cung sắt thép toàn cầu và Việt Nam 3.1.1 Tổng quan tình hình thép trên thế giới

Các nhà sản xuất thép toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa trong bốicảnh chi phí gia tăng do giá nguyên liệu và năng lượng sản xuất thép cao hơn, trong khiphải cố gắng tăng giá để cải thiện lợi nhuận Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinhtế toàn cầu năm 2023 ước tính đạt 1,7%, mức tăng trưởng yếu thứ ba trong gần ba thậpkỷ.

Sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) là 145,3 triệu tấn trong tháng 1 năm 2023, giảm 3,3% so với tháng 1 năm 2022.

Tổng sản lượng thép thô thế giới là 1.878,5 triệu tấn năm 2022, giảm 4,2% so với năm 2021.

Các nhà sản xuất thép phải đối mặt với thách thức lớn

Các nhà sản xuất thép toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa trong bối cảnh chi phí gia tăng do giá nguyên liệu và năng lượng sản xuất thép cao hơn, trong khi phải cố gắng tăng giá để cải thiện lợi nhuận.

Đồng thời, người tiêu dùng đang hạn chế mua hàng trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ước tính đạt 1,7%, mức tăng trưởng yếu thứ ba trong gần ba thập kỷ.

Dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới cho thấy các yếu tố tiêu cực đã khiến sản lượng thép thô toàn cầu giảm 4,3% xuống còn 1,83 tỷ tấn trong năm 2022.

Hầu hết hoạt động sản xuất bị đình trệ khó có thể quay trở lại vào năm 2023, vì vậy cán cân cung-cầu hiện tại sẽ không thay đổi nhiều và có thể tiếp tục kéo dài sang nửa cuối năm.

Nhu cầu thép của Trung Quốc đối mặt với sự phục hồi chậm

Việc bắt đầu xây dựng mới nhà ở, yếu tố thúc đẩy nhu cầu thép quan trọng nhất ở Trung Quốc, có thể vẫn có xu hướng giảm cho đến hết năm 2023 Mặc dù hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã quay trở lại trong tháng 1 sau khi nới lỏng chính sách covid, nhu cầu thép dự kiến vẫn không cải thiện lớn.

Không có các chỉ số chính hỗ trợ nhu cầu thép, giá vẫn chịu áp lực, điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngành.

Trang 10

Nhu cầu thép Trung Quốc dự kiến ở mức vừa phải Trung Quốc được biết đến với các kế hoạch tăng trưởng kinh tế tích cực, vốn đã giúp tăng giá cho thị trường thép.

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC 2023

(Nguồn: CRU, mysteel, VSA)

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chững lại vào năm 2022 trong bối cảnh các biện pháp nghiêm ngặt về COVID-19 Trung Quốc dường như đang hướng tới sự ổn định kinh tế.

Do đó, sự cải thiện nhu cầu thép trong năm 2023 sẽ ở mức vừa phải, do lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề về nợ.

Một số người tham gia thị trường cho biết, với nhu cầu thép yếu nhưng nguồn cung dồi dào, giá thép khó có thể tăng đáng kể trong năm nay.

Các mục tiêu và kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc để chống ô nhiễm cũng yêu cầu ngành thép phải cắt giảm sản lượng hàng năm Việc cắt giảm như vậy có xu hướng cân bằng tình hình cung cầu Nhưng năm nay, tình hình được dự báo sẽ khác Các nguồn tin cho biết bất kỳ sự cắt giảm sản lượng thép nào do chính phủ bắt buộc sẽ không nghiêm ngặt trong năm 2023 để tránh gây áp lực cho tăng trưởng kinh tế.

Cuộn thép (Coils)

Thị trường thép cuộn cán nóng ở Mỹ tăng cao hơn khi các nhà máy và người mua chia sẻ mức giá chào hàng và giá giao dịch tăng Giá HRC Hoa Kỳ ở mức $850/t xuất xưởng Indiana vào ngày 16 tháng 2.

Kể từ ngày 13 tháng 2, thị trường chứng kiến một đợt tăng giá khác từ các nhà máy như Cleveland-Cliffs, Nucor, NLMK, US Steel và ArcelorMittal Dofasco Chuỗi tăng giá lần thứ năm được hầu hết các nhà máy đưa ra kể từ năm 2023.

Ở châu Âu, hoạt động giao dịch bị hạn chế trên thị trường HRC do các nhà máy khăng khăng đòi giá cao hơn trong khi người mua từ chối giá tăng vì triển vọng thị trường không chắc chắn Giá HRC Tây Bắc Âu ở mức €785/tấn xuất xưởng Ruhr vào ngày 16/2.

Thị trường HRC châu Á đứng yên trong bối cảnh hoạt động giao dịch im ắng do người mua Việt Nam chấp nhận việc nhà sản xuất trong nước tăng mức giá chào hàng.

Giá HRC SS400 dày 3 mm ở mức $645/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 16 tháng 2 Cuộn thép cùng loại được đánh giá ở mức $621/tấn CFR Đông Nam Á, tăng $4/tấn so với ngày hôm trước Hợp đồng tháng 5 được giao dịch tích cực nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa ở mức 4.229 NDT/tấn, tăng 57 NDT/tấn so với ngày hôm trước.

Sản phẩm thép dài

Trang 11

Thị trường thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ hầu hết ổn định do nhu cầu trên thị trường xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh các nhà máy tập trung vào thị trường nội địa, sau trận động đất xảy ra ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 6 tháng 2 Giá thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức $700/tấn FOB vào ngày 16 tháng 2.

Mặc dù các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất không bị hư hại nghiêm trọng và đặt mục tiêu khởi động lại sản xuất càng sớm càng tốt, nhưng việc một số nhà sản xuất thép trong khu vực đưa ra lý do bất khả kháng có thể ảnh hưởng đến sản lượng thép và các lô hàng trong một thời gian.

Hầu hết những người tham gia thị trường dự kiến giá thép dài ở châu Âu sẽ tăng trong thời gian tới do lo ngại về nguồn cung sau trận động đất ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Tại châu Á, thị trường thép thanh và phôi thép ổn định trong bối cảnh giá thép thanh kỳ hạn tăng và thị trường nội địa Trung Quốc tích cực, tuy nhiên, người mua vẫn đứng ngoài cuộc tìm kiếm sự rõ ràng hơn nữa của thị trường Giá thép thanh đường biển tăng vào ngày 16 tháng 2 Thép thanh loại 500 BS4449 16-32 mm tăng $5/tấn ở mức $644/tấn CFR Đông Nam Á, trong khi thép thanh loại BS500B đường kính 16-20 mm xuất khẩu của Trung Quốc tăng $6/tấn lên $636/tấn FOB Trung Quốc.

Thép tấm

Ở châu Âu, các máy cán lại của Ý đã tăng giá chào hàng trong nước đối với thép tấm nặng trong tuần tính đến ngày 10 tháng 2 do giá thép tấm nhập khẩu từ châu Á cao hơn, trong bối cảnh nhu cầu tốt và đơn đặt hàng khá từ các nhà sản xuất thép châu Âu.

Giá thép tấm nặng ở Nam Âu tăng 25 Eur/tấn lên 900 Eur/tấn xuất xưởng tại Ý vào ngày 10/2.

Cơ quan Phòng vệ Thương mại của chính phủ Vương quốc Anh đã đề xuất duy trì biện pháp chống bán phá giá đối với thép tấm nặng từ Trung Quốc cho đến ngày 1 tháng 3 năm 2027.

Thị trường thép tấm châu Á đối mặt với sự suy yếu trong bối cảnh nhu cầu đối với thép tấm loại SS400 yếu, trong khi người mua được cho là im ắng và không tích cực mua hàng.

Ngày 15 tháng 2, giá thép tấm SS400 dày 12-20 mm ở mức $665/tấn FOB Trung Quốc, giảm $5/tấn so với tuần trước Giá nguyên liệu cùng loại dày 12-25 mm ở mức $678/tấn CFR Hàn Quốc, giảm $7/tấn so với cùng kỳ.

Giá nguyên liệu loại Q235 nội địa Trung Quốc ở mức 4.190 NDT/tấn ($609) xuất xưởng tại Thượng Hải, bao gồm VAT, giảm 60 NDT/tấn so với tuần trước.

Trang 12

Sắt thép phế

Giá nhập khẩu phế vụn đóng côngtenơ ở Ấn Độ dao động trong khi hoạt động giao dịch quay trở lại thị trường trong bối cảnh người mua quan tâm trở lại.

Giá phế vụn đóng côngtenơ nhập khẩu của Ấn Độ ở mức $450/tấn CFR Nhava Sheva vào ngày 17 tháng 2, tăng $5 so với tuần trước.

Giá phế liệu nấu chảy 1/2 80:20 container CFR Đài Loan ở mức $405/tấn vào ngày 17 tháng 2, giảm $9/tấn so với tuần trước Giá ở mức thấp nhất trong ba tuần trong bối cảnh giao dịch giao ngay bị hạn chế.

Giá phế liệu nhập khẩu biển sâu của Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi vào ngày 17 tháng 2, với dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới Giá nhập khẩu phế liệu nấu chảy nặng cao cấp 1/2 (80:20) của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức $418,75/tấn CFR vào ngày 17 tháng 2, tăng $5,75/tấn so với ngày hôm trước.

Thị trường than luyện kim châu Á ổn định giữa tháng 2 do nhu cầu mạnh hơn Giá than luyện cốc cứng cao cấp ở mức $390/tấn FOB Úc vào ngày 17 tháng 2, trong khi giá giao CFR Trung Quốc ở mức $336/tấn.

Các nguồn tin cho biết những người tham gia thị trường FOB Australia bày tỏ quan tâm mua than luyện cốc cứng cao cấp của Australia trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm.

Quặng sắt có được sự quan tâm mua

Giá quặng sắt đường biển tăng vào giữa tháng 2 trong bối cảnh lực mua mạnh và sự lạc quan về nhu cầu quặng sắt.

Chỉ số quặng sắt 62% Fe ở mức $127,3/tấn khô CFR Bắc Trung Quốc vào ngày 17 tháng 2, tăng $2,55/tấn khô so với ngày 16 tháng 2.

Nhu cầu thép trong nước tăng và dữ liệu thị trường bất động sản khá từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã củng cố niềm tin của thị trường đối với nhu cầu quặng sắt ở Trung Quốc.

3.1.2 Tình hình thép ở Việt nam

Sản xuất và tiêu thụ thép 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục suy giảm, lần lượt là 20,9% và 17,5% so với cùng kỳ năm 2022 Trong khi đó, thép nhập khẩu vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam, riêng thép từ Trung Quốc chiếm tới 54,17% tổng sản lượng thép nhập khẩu…6

Trang 13

tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm giảm tới 20,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 6/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,012 triệu tấn, giảm 9,52% so với tháng 5/2023 và giảm 16,2% so với cùng kỳ 2022 Tiêu thụ thép các loại đạt 2,161 triệu tấn, giảm 6,41% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ 2022;

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 13,103 triệu tấn, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022 Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 12,481 triệu tấn, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Trang 14

Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2023 Nguồn: VSA.

Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm năm 2023 Nguồn: VSA.

Về tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép, trong tháng 5/2023 đạt khoảng 1,133 triệu tấn thép tăng 16,43% so với tháng 4/2023 và tăng 52,6% so với cùng kỳ năm trước Giá trị xuất khẩu đạt hơn 931 triệu USD tăng 14,53% so với tháng trước và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Trang 15

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 4,383 triệu tấn thép tăng 10,12% so với cùng kỳ năm trước Giá trị xuất khẩu đạt 3,448 tỷ USD giảm 16,21% so với cùng kỳ năm 2022.

Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 là: khu vực ASEAN (34,76%), Khu vực EU (24,68%), Hoa Kỳ (6,77%), Ấn Độ (4,72%) và Brazil (3,36%).

Từ chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam trong tháng 5/2023 đạt hơn 837 ngàn tấn với trị giá hơn 772 triệu USD, giảm lần lượt 18,92% về lượng và 13,54% về giá trị so với tháng 4/2023; so với cùng kỳ năm 2022 giảm lần lượt 34,54% về lượng và 45,01% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 4,606 triệu tấn với trị giá hơn 3,934 tỷ USD, giảm 12,33% về lượng và giảm 29,61% về giá trị.

Ngày đăng: 17/04/2024, 11:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan