Đề cương đánh giá tình hình chuyển tuyến theo thông tư 142014ttbyt và giải pháp giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến tại bệnh viện đa khoa tỉnh

28 2 0
Đề cương đánh giá tình hình chuyển tuyến theo thông tư 142014ttbyt và giải pháp giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến tại bệnh viện đa khoa tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam, Bộ Y tế phân chia theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật gồm 4 tuyến: Tuyến Trung ương (Phân hạng I ), tuyến tỉnh (Phân hạng II), tuyến huyện (Phân hạng III) và tuyến cơ sở (Phân hạng IV) 3. Trong đó, tuyến Trung ương chỉ đạo tuyến tỉnh, tuyến tỉnh chỉ đạo tuyến huyện, tuyến huyện chỉ đạo tuyến xã. Với cách phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật như vậy, trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh, nếu bệnh của người bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị; danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị thì sẽ chuyển người bệnh lên tuyến liền kề có đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị hoặc theo trình tự: Phân hạng IV chuyển lên Phân hạng III; Phân hạng III chuyển lên Phân hạng II; Phân hạng II chuyển lên Phân hạng I 4. Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế nhận định: Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, chuyên môn kỹ thuật của các tuyến huyện, tỉnh chưa tương xứng với quá trình phát triển của xã hội. Do đó, tình trạng chuyển tuyến ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh .................. theo phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế là phân hạng II trực thuộc Sở Y tế ................... Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị: Đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, cử cán bộ đi học tập theo các chương trình, dự án,…Qua đó chất lượng điều trị đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số hạng chế, một trong những hạn chế là tỷ lệ chuyển lên tuyến trên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh .................. còn cao qua các năm (5627 ca năm 2017; 6176 ca năm 2018; 7068 ca năm 2019 và 5722 ca năm 2020)13. Từ khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 142014TTBYT Quy định về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh .................. chưa thực hiện đánh giá thực trạng mô hình bệnh chuyển tuyến theo các nội dung của Thông tư. Trước tình hình chuyển tuyến còn cao qua các năm nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình chuyển tuyến theo Thông tư số 142014TTBYT và giải pháp giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh .................. năm 2021” với 02 mục tiêu: 1. Xác định thực trạng mô hình bệnh tật chuyển tuyến theo Quy định của Thông tư số 142014TTBYT. 2. Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh nhân chuyển tuyến theo Quy định của Thông tư số 142014TTBYT và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến.

Trang 1

SỞ Y TẾ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN TUYẾN THEO THÔNG TƯ 14/2014/TT-BYT VÀ GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ BỆNH NHÂN CHUYỂN TUYẾN TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

Trang 3

1.1 Danh mục chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh 3

1.9 Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD – 10) và Bảng phân bệnh

2 Thông tin về Bệnh viện Đa khoa tỉnh 9

Chương II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14

3.5 Nhóm bệnh chuyển tuyến trong điều trị nội trú theo hệ 17 3.6 Nhóm bệnh chuyển tuyến trong điều trị ngoại trú theo hệ 17

3.10 Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và nhóm bệnh chuyển tuyến

3.11 Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và nhóm bệnh chuyển tuyến

3.12 Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và nghề nghiệp của bệnh

Trang 4

Kết luận 21

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.5 Nhóm bệnh chuyển tuyến trong điều trị nội trú theo hệ 17 Bảng 3.6 Nhóm bệnh chuyển tuyến trong điều trị ngoại trú theo hệ 17

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và nhóm bệnh chuyển tuyến

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân và nhóm bệnh chuyển tuyến

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và nghề nghiệp của

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, Bộ Y tế phân chia theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật gồm 4 tuyến: Tuyến Trung ương (Phân hạng I ), tuyến tỉnh (Phân hạng II), tuyến huyện (Phân hạng III) và tuyến cơ sở (Phân hạng IV) [3] Trong đó, tuyến Trung ương chỉ đạo tuyến tỉnh, tuyến tỉnh chỉ đạo tuyến huyện, tuyến huyện chỉ đạo tuyến xã Với cách phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật như vậy, trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh, nếu bệnh của người bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị; danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt hoặc phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị thì sẽ chuyển người bệnh lên tuyến liền kề có đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị hoặc theo trình tự: Phân hạng IV chuyển lên Phân hạng III; Phân hạng III chuyển lên Phân hạng II; Phân hạng II chuyển lên Phân hạng I [4] Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế nhận định: Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, chuyên môn kỹ thuật của các tuyến huyện, tỉnh chưa tương xứng với quá trình phát triển của xã hội Do đó, tình trạng chuyển tuyến ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên [1]

Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế là phân hạng II trực thuộc Sở Y tế Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị: Đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, cử cán bộ đi học tập theo các chương trình, dự án,…Qua đó chất lượng điều trị đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại một số hạng chế, một trong những hạn chế là tỷ lệ chuyển lên tuyến trên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn cao qua các năm (5627 ca năm 2017; 6176 ca năm 2018; 7068 ca năm 2019 và 5722 ca năm 2020)[13].

Từ khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BYT Quy định về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chưa thực hiện đánh giá thực trạng mô hình bệnh chuyển tuyến theo

Trang 7

các nội dung của Thông tư Trước tình hình chuyển tuyến còn cao qua các năm nên

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình chuyển tuyến theoThông tư số 14/2014/TT-BYT và giải pháp giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyếntại bệnh viện Đa khoa Tỉnh năm 2021” với 02 mục tiêu:

1 Xác định thực trạng mô hình bệnh tật chuyển tuyến theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT.

2 Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh nhân chuyển tuyến theo Quy định của Thông tư số 14/2014/TT-BYT và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến.

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1 Một số khái niệm

1.1 Danh mục chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh[3]

Theo Thông tư số: 43/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Bao gồm 28 chuyên khoa, chuyên ngành được kết cấu theo bảng sau đây:

- Tên các chuyên mục kỹ thuật, tên các kỹ thuật - Phân tuyến kỹ thuật:

+ Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 1 ( Phân hạng I ) + Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 2 ( Phân hạng II ) + Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 3 ( Phân hạng III ) + Các kỹ thuật thực hiện tại tuyến 4 ( Phân hạng IV ).

- Danh mục kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này là kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện tại Việt Nam Một kỹ thuật có thể được nhiều chuyên khoa, chuyên ngành thực hiện, nhưng trong Thông tư này được sắp xếp ở chuyên khoa, chuyên ngành phù hợp nhất.

- Danh mục kỹ thuật phân theo tuyến chuyên môn kỹ thuật thể hiện mặt bằng kỹ thuật y tế ở mỗi tuyến chuyên môn kỹ thuật Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện được đa số kỹ thuật theo tuyến chuyên môn kỹ thuật tương ứng.

- Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát triển năng lực chuyên môn kỹ thuật, thực hiện các kỹ thuật của tuyến trên Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên hạn chế thực hiện các kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới đã thực hiện được.

1.2 Các tuyến chuyên môn kỹ thuật

- Tuyến trung ương (tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây [3]:

+ Bệnh viện hạng đặc biệt;

+ Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;

Trang 9

+ Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.

- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tuyến 2) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

+ Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế;

+ Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

+ Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở địa phương.

+ Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.

- Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

+ Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức; + Phòng khám bác sỹ gia đình.

1.3 Chuyển tuyến điều trị

Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.[4]

1.4 Các hình thức chuyển tuyến

- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:

+ Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến 4 chuyển lên Tuyến 3, Tuyến 3 chuyển lên Tuyến 2, Tuyến 2 chuyển lên Tuyến 1;

+ Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 thông tư 14/2014/ TT-BYT ngày 14/4/2014.

Trang 10

- Chuyển người bệnh từ Tuyến trên về Tuyến dưới.

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

1.5 Điều kiện chuyển tuyến[4]

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị trong Danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt, hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, Danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

+ Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

+ Trước khi chuyển tuyến người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

- Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:

+ Bệnh không phù hợp với danh mục kỹthuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.

+ Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt.

Trang 11

- Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:

+ Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.

+ Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.

1.6 Chuyển đúng tuyến, vượt tuyến:

- Chuyển đúng tuyến: Các trường hợp chuyển người bệnh theo Quy định tại các mục trên của điều kiện chuyển tuyến gọi là chuyển đúng tuyến.

- Chuyển vượt tuyến: Các trường hợp chuyển người bệnh không đúng theo các Quy định tại các mục trên của điều kiện chuyển tuyến gọi là chuyển vượt tuyến.

1.7 Thủ tục chuyển tuyến:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển tuyến tuân theo các thủ tục sau [4]:

+ Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;

+ Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định;

+ Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển đến, kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

+ Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thểvề tình trạng người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.

+ Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

Trang 12

Thông tin về chuyển tuyến được các cơ sở y tế chuyển đi và nơi nhận người bệnh chuyển đến lưu giữ theo quy định của Bộ Y tế.

1.8 Chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Chỉ đạo tuyến là hoạt động hỗ trợ tuyến dưới của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh tuyến trên về chuyên môn, nghiệp vụ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là việc thực hiện các kỹ thuật y tế: Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hội chẩn, hỗ trợ nhân lực [6] [7].

Công tác chỉ đạo tuyến là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế Trong những năm qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến nhằm đưa những dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần dân, góp phần thực hiện công bằng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Quy chế bệnh viện năm 1997 quy định: Chỉ đạo tuyến về khám chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo là trách nhiệm của bệnh viện Nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đưa dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần nhân dân, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến Trung ương, Bộ Y tế luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến Trải qua các thời kỳ hình thành, phát triển, ngành y tế luôn coi chỉ đạo tuyến là một nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện.

Thực hiện quản lý chuyển tuyến với quy định cụ thể về thông tin hai chiều, phản hồi thông tin người bệnh chuyển tuyến, báo cáo chuyển tuyến giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giúp phát hiện sai sót chuyên môn tuyến dưới, năng lực, trình độ chuyên môn tuyến dưới từ đó có thể xác định nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực tuyến dưới Việc thực hiện tốt thông tin hai chiều trong Hệ thống chuyển tuyến nói riêng, hoạt động chỉ đạo tuyến nói chung sẽ đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp của hệ thống y tế và giúp đảm bảo người dân nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay tại địa phương Sự gắn kết của các tuyến y tế trong hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến giúp tăng cường hiệu quả của

Trang 13

các nguồn lực của bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất lượng tốt hơn.

1.9 Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD – 10) và Bảng phân bệnhcủa Bộ y tế[2].

Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật Qua nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X vào năm 1992 Toàn bộ danh mục được xếp thành hai mươi mốt chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh:

Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng Chương II: Khối u (Bướu tân sinh).

Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch.

Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi.

Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn Chương X: Bệnh hệ hô hấp.

Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa

Chương XII: Bệnh da và mô dưới da.

Chương XIII: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục.

Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ.

Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ sơ sinh

Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể

Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác.

Trang 14

Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bện ngoài.

Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong.

Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế.

- Bộ mã ICD-10 gồm 03 ký tự:

+ Ký tự thứ nhất (Chữ cái): Mã hóa chương bệnh + Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh + Ký tự thứ ba (Số thứ hai): Mã hóa tên bệnh.

Việc phân loại bệnh tật theo mã giúp chúng ta lưu trữ, khôi phục và phân tích dữ liệu bệnh tật, tử vong một cách dễ dàng hơn:

- Cho phép chúng ta so sánh số liệu giữa các bệnh viện, các tỉnh và các quốc gia với nhau.

- Cho phép phân tích mô hình bệnh tật và tử vong theo thời gian.

- Giúp cho công tác lập kế hoạch chăm sóc y tế, xây dựng các chương trình y tế can thiệp, định hướng công tác đào tạo nguồn nhân lực.

- Chi trả dịch vụ khám chữa bệnh theo nhóm bệnh tật.

2 Thông tin về Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I, đơn vị khám chữa bệnh cao nhất của tỉnh , bệnh viện có 43 khoa, phòng trong đó có 10 phòng chức năng, 27 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng Tổng số viên chức, người lao động tính đến 31/12/2020 ( 855 người) Trong đó (Biên chế: 567 người; Hợp đồng theo Nghị định 44/NĐ-CP: 288 người).

Trình độ chuyên môn: 16 Bác sỹ chuyên khoa II, 11 Thạc sỹ, 50 Bác sỹ Chuyên khoa I, 1 Dược sỹ chuyên khoa I, 100 Bác sỹ đa khoa, 9 Dược sĩ đại học, 86 Đại học Điều dưỡng, KTV, Hộ sinh; 60 Đại học khác, 193 Cao đẳng Điều dưỡng, KTV, HS; 9 Cao đẳng khác; 204 điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh trung cấp và y sỹ; 5 dược sĩ trung cấp; 5 trung cấp khác; 96 cán bộ trình độ khác Tổng số giường năm 2020 ( 720 giường kế hoạch; 904 giường thực kê) năm 2021 (800 giường kế hoạch; 979 giường thực kê)

Ngày đăng: 17/04/2024, 08:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan