PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH NGHĨA TRANG TỈNH PHÚ THỌ THỜI KÌ 20212030, TẦM NHÌN ĐÊN NĂM 2050

103 0 0
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH NGHĨA TRANG TỈNH PHÚ THỌ THỜI KÌ 20212030, TẦM NHÌN ĐÊN NĂM 2050

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 8 1.1. Hiện trạng quản lý và xây dựng nghĩa trang 8 1.1.1. Thành phố Việt Trì 9 1.1.2. Thị xã Phú Thọ 12 1.1.3. Huyện Đoan Hùng 15 1.1.4. Huyện Hạ Hòa 17 1.1.5. Huyện Thanh Ba 18 1.1.6. Huyện Phù Ninh 20 1.1.7. Huyện Yên Lập 23 1.1.8. Huyện Cẩm Khê 24 1.1.9. Huyện Tam Nông 26 1.1.10. Huyện Lâm Thao 29 1.1.11. Huyện Thanh Sơn 32 1.1.12. Huyện Thanh Thủy 34 1.1.13. Huyện Tân Sơn 37 1.2. Hiện trạng hoạt động và quản lý các nhà tang lễ 40 1.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng 40 1.3.1. Vấn đề về nghĩa trang, nghĩa địa 40 1.3.2. Vấn đề về nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng 42 1.3.3. Vấn đề về môi trường 43 1.3.4. Về công tác quản lý và bộ máy tổ chức 43 1.3.5. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 2020, định hướng đến năm 2030 44 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO, XÁC ĐỊNH NHU CẦU TÁNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TÁNG 46 2.1. Các hình thức táng 46 2.1.1. Giải thích thuật ngữ 46 2.1.2. Các công nghệ táng 47 2.1.3. Đề xuất công nghệ táng cho tỉnh Phú Thọ 50 2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng 52 2.2.1. Giới hạn quy hoạch 52 2.2.2. Nguyên tắc chung 52 2.2.3. Phương pháp dự báo 52 2.2.4. Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng, quỹ đất mai táng tỉnh Phú Thọ 55 2.3. Dự báo, xác định nhu cầu quỹ đất dùng cho mai táng 59 2.3.1. Dự báo khả năng tử vong 59 2.3.2. Dự báo nhu cầu an táng 61 2.3.3. Dự báo nhu cầu quỹ đất nghĩa trang 65 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 71 3.1. Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ 71 3.1.1. Nguyên tắc quy hoạch 71 3.1.2. Tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang 71 3.1.3. Tiêu chí phân cấp nghĩa trang 73 3.1.4. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 74 3.1.5. Tổng hợp vị trí quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 78 3.2. Quy hoạch nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 82 3.2.1. Cơ sở lập quy hoạch 82 3.2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch nhà tang lễ 82 3.2.3. Các yêu cầu về quy hoạch và sử dụng đất nhà tang lễ 82 3.2.4. Quy hoạch nhà tang lễ theo giai đoạn quy hoạch 83 CHƯƠNG IV: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 85 4.1. Các dự án ưu tiên đầu tư 85 4.1.1. Cơ sở lập lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư 85 4.1.2. Phân kỳ đầu tư các giai đoạn và dự kiến nguồn vốn xây dựng 85 4.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 88 4.2.1. Quản lý và thực hiện quy hoạch 88 4.2.2. Cơ chế, chính sách thu hút và phân bổ đầu tư 89 4.2.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư 89 4.2.4. Tăng cường năng lực 90 4.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch 90

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆTHỐNG NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 8

1.1 Hiện trạng quản lý và xây dựng nghĩa trang 8

1.1.9 Huyện Tam Nông 26

1.1.10 Huyện Lâm Thao 29

1.1.11 Huyện Thanh Sơn 32

1.1.12 Huyện Thanh Thủy 34

1.1.13 Huyện Tân Sơn 37

1.2 Hiện trạng hoạt động và quản lý các nhà tang lễ 40

1.3 Đánh giá tổng hợp hiện trạng 40

1.3.1 Vấn đề về nghĩa trang, nghĩa địa 40

1.3.2 Vấn đề về nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng 42

1.3.3 Vấn đề về môi trường 43

1.3.4 Về công tác quản lý và bộ máy tổ chức 43

1.3.5 Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030 44

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO, XÁC ĐỊNH NHU CẦU TÁNG VÀ LỰACHỌN HÌNH THỨC TÁNG 46

2.1 Các hình thức táng 46

2.1.1 Giải thích thuật ngữ 46

2.1.2 Các công nghệ táng 47

2.1.3 Đề xuất công nghệ táng cho tỉnh Phú Thọ 50

2.2 Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng 52

2.2.1 Giới hạn quy hoạch 52

2.2.2 Nguyên tắc chung 52

2.2.3 Phương pháp dự báo 52

2.2.4 Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng, quỹ đất mai táng tỉnh Phú Thọ 55

2.3 Dự báo, xác định nhu cầu quỹ đất dùng cho mai táng 59

2.3.1 Dự báo khả năng tử vong 59

Trang 3

2.3.2 Dự báo nhu cầu an táng 61

2.3.3 Dự báo nhu cầu quỹ đất nghĩa trang 65

CHƯƠNG III: QUY HOẠCH NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH PHÚ THỌ 71

3.1 Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ 71

3.1.1 Nguyên tắc quy hoạch 71

3.1.2 Tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang 71

3.1.3 Tiêu chí phân cấp nghĩa trang 73

3.1.4 Quy hoạch địa điểm nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 74

3.1.5 Tổng hợp vị trí quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 78

3.2 Quy hoạch nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 82

3.2.1 Cơ sở lập quy hoạch 82

3.2.2 Các chỉ tiêu quy hoạch nhà tang lễ 82

3.2.3 Các yêu cầu về quy hoạch và sử dụng đất nhà tang lễ 82

3.2.4 Quy hoạch nhà tang lễ theo giai đoạn quy hoạch 83

CHƯƠNG IV: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYHOẠCH 85

4.1 Các dự án ưu tiên đầu tư 85

4.1.1 Cơ sở lập lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư 85

4.1.2 Phân kỳ đầu tư các giai đoạn và dự kiến nguồn vốn xây dựng 85

4.2 Các giải pháp thực hiện quy hoạch 88

4.2.1 Quản lý và thực hiện quy hoạch 88

4.2.2 Cơ chế, chính sách thu hút và phân bổ đầu tư 89

4.2.3 Giải pháp huy động vốn đầu tư 89

4.2.4 Tăng cường năng lực 90

4.3 Tổ chức thực hiện quy hoạch 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 Kết luận 94

2 Kiến nghị 95

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nhân dân phân theo huyện, thành thị 9

Bảng 1.2: Tình hình số ca theo hình thức táng năm 2019 và năm 2020: 10

Bảng 1.3: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố Việt Trì 11

Bảng 1.4: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thị xã Phú Thọ 14

Bảng 1.5: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Đoan Hùng 16

Bảng 1.6: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Hạ Hòa 17

Bảng 1.7: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Thanh Ba 19

Bảng 1.8: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Phù Ninh 21

Bảng 1.9: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Yên Lập 23

Bảng 1.10: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Cẩm Khê 25

Bảng 1.11: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Tam Nông 28

Bảng 1.12: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Lâm Thao 30

Bảng 1.13: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Thanh Sơn 33

Bảng 1.14: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn H Thanh Thủy 36

Bảng 1.15: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Tân Sơn 38

Bảng 1.16: Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện quy hoạch tổng thể nghĩa trang tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030 44

Bảng 2.1: Hiện trạng tỷ lệ an táng các quốc gia trên thế giới 48

Bảng 2.2: Diễn biến tỷ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ tăng tự nhiên giai đoạn 2016-2020 53

Bảng 2.3: Bảng dự báo tỷ lệ an táng theo hình thức táng tỉnh Phú Thọ 55

Bảng 2.4: Tỷ lệ an táng khu vực đô thị, nông thôn theo giai đoạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2050 56

Bảng 2.5: Chỉ tiêu sử dụng đất cho nghĩa trang 57

Bảng 2.6: Kích thước mộ và huyệt mộ tối đa trong nghĩa trang 58

Bảng 2.7: Dự báo số người tử vong tại các đô thị tỉnh Phú Thọ đến năm 2050 60

Bảng 2.8: Dự báo nhu cầu an táng khu vực đô thị, nông thôn giai đoạn đến năm 2050 62

Bảng 2.9: Dự báo nhu cầu quỹ đất an táng khu vực đô thị đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 65

Bảng 2.10: Dự báo nhu cầu quỹ đất nghĩa trang khu vực đô thị đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 68

Bảng 3.1: Quy định khoảng cách ATVMT của nghĩa trang theo bảng dưới đây 72

Bảng 3.2: Phân cấp nghĩa trang theo qui mô đất đai và loại đô thị 73

Bảng 3.3: Danh mục Quy hoạch hệ thống nghĩa tranh tỉnh Phú Thọ 79

Bảng 4.1: Tổng hợp vốn thực hiện quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn và giai đoạn đến năm 2030 86

Bảng 4.2: Phân công trách nhiệm thực hiện Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ 90

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ 6

Hình 1.2: Nghĩa trang tập trung Vân Phú, thành phố Việt Trì 9

Hình 1.3: Nghĩa trang tập trung thị xã tại Cây số 4, xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ 13

Hình 1.4: Nghĩa trang phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ 13

Hình 1.5: Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ 21

Hình 1.6: Nghĩa trang đồi Cao Su-TT Hưng Hóa 27

Hình 1.7: Nghĩa trang Tờ Chỉ (khu 3)-TT Hưng Hóa 27

Hình 1.8: Nghĩa trang thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao 30

Hình 1.9: Nghĩa trang Cầu Khánh - TT Thanh Sơn 32

Hình 1.10: Nghĩa trang tập trung nhân dân Bãi Bằng-TT Thanh Thủy 35

Hình 1.11: Nghĩa địa khu 10 - Đồng Khoang 38

Hình 1.12: Nhà tang lễ trong Nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ 40

Hình 1.13: Mộ đúc bằng các hộp bê tông, có ngăn đựng hộp tro cốt, dọc theo sườn đồi ở Australia 47

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết lập quy hoạch

Ở Việt Nam, theo phong tục, tập quán phương Đông, nghĩa trang, an táng là một trong những vấn đề “tâm linh” nhạy cảm và rất phức tạp Với quan điểm “sống gửi, thác vĩnh hằng” đã ăn sâu trong nếp nghĩ của bao thế hệ, từ đời này đến đời khác nên người dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng rất coi trọng việc giữ gìn, bảo quản nơi yên nghỉ cuối cùng của tổ tiên, dòng họ Nghĩa trang không chỉ đơn thuần là chốn an táng mà còn là nơi bày tỏ tình cảm, đạo lý của người sống với người đã khuất Tuy nhiên, bên cạnh nghĩa trang liệt sĩ được quy hoạch, xây dựng một cách bài bản, thì lâu nay nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các đô thị và khu dân cư nông thôn hầu như chưa được quan tâm đúng mức Chính vì thế phong trào xây lăng, mộ đã hình thành các nghĩa trang gia đình, nghĩa trang dòng họ đã dần phát triển, rộng khắp, đang ngày càng khó kiểm soát gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý nghĩa trang và phát triển đô thị.

Nghĩa trang là một hạng mục hạ tầng kỹ thuật cần thiết trong đời sống, đã có lịch sử ra đời và hình thành từ rất lâu Việt Nam nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng, nơi nào có cộng đồng dân cư sinh sống tập trung thì nơi đó đều có sự hình thành các nghĩa trang Tổng diện tích đất nghĩa trang trên toàn quốc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng chiếm tỷ lệ khá lớn và phân bố rải rác, thiếu tập trung.

Phú Thọ là tỉnh thuộc Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc) Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Hiện nay trên địa bàn các huyện, thành thị có nhiều nghĩa địa, nghĩa trang nhân dân đang tồn tại, bước đầu đáp ứng được nhu cầu mai táng của thân nhân những người quá cố Tuy nhiên, công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ rất lỏng lẻo Việc mai táng, xây cất bia mộ rất lộn xộn, không theo quy định quản lý nào về quy hoạch, kiến trúc, mà bố trí theo ý chủ quan của người sống gây mất mỹ quan Nghĩa trang nhân dân nằm rải rác trước đây nằm cách xa khu dân cư thì nay do quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, các nghĩa trang này đã nằm gần và nằm trong khu dân cư, không những thế, nhiều nghĩa trang bố trí tùy tiện theo kiểu “lệ làng” không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, dẫn đến tình trạng lãng phí đất, không đảm bảo vệ sinh môi trường Các hiện tượng tự lập nghĩa trang tư nhân, nghĩa trang tôn giáo, nghĩa trang gia đình ngay tại khu vực các xã nông thôn và kể cả trong phạm vi đất đô thị vẫn tồn tại

Nghĩa địa trên địa bàn các huyện (không còn người thân thăm viếng, theo thời gian trở thành mộ hoang) Chính quyền các huyện và các đô thị chưa có chính sách quản lý, chưa có quy hoạch xây dựng và chỉnh trang các khu nghĩa trang gây lãng phí đất đai, ô nhiễm môi trường từ các nghĩa trang ảnh hưởng tới đời sống của các khu dân cư.

Trang 7

Về vấn đề sử dụng đất: Tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh, đất dành cho xây dựng

nghĩa địa còn phân bố chưa hợp lý, nhiều mộ nằm rải rác thậm chí nằm trong cả khuôn viên khu dân cư gây khó khăn cho công tác thống kê, quản lý Do lịch sử để lại, nhiều nghĩa địa đã được xây dựng, tuy nhiên trong quá trình phát triển lại nằm trong phạm vi những dự án xây dựng các khu đô thị, dân cư mới bắt buộc phải di dời Điều này gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ Đối với những nghĩa địa không phải di dời nằm trong khu dân cư thường không đảm bảo khoảng cách ly an toàn tới khu ở ảnh hưởng tới vấn đề an toàn vệ sinh môi trường của khu vực.

Về vấn đề quản lý: Một số nơi chính quyền địa phương còn coi nhẹ vấn đề này,

vẫn còn hiện tượng các gia đình, dòng họ tự khoanh bao lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công làm đất nghĩa địa, nghĩa trang riêng, thậm chí có trường hợp còn làm mộ giả để chiếm đất, giữ đất Nhận thức của các địa phương và nhân dân về ô nhiễm môi trường chưa đầy đủ, nên có nơi bố trí nhiều khu nghĩa địa gần các khu dân cư, làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh hoạt của người dân Bên cạnh đó hầu hết các địa phương chưa có qui chế quản lý, định mức cho việc chôn cất các phần mộ nên người dân sử dụng còn tuỳ tiện, không theo hàng lối, không có khoảng cách nhất định, không theo quy hoạch Về kiến trúc phần mộ thì cái to, cái bé, cái cao, cái thấp, vừa lãng phí đất, vừa lãng phí tiền, vừa mất mỹ quan chung Phần lớn các nghĩa địa, nghĩa trang không có mô hình quản lý rõ ràng.

Về vấn đề môi trường: Từ việc không có quy hoạch, mai táng không theo quy

hoạch, thêm vào đó là hệ thống hạ tầng cơ sở tại các nghĩa địa xuống cấp hoặc không đảm bảo các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trong đó đặc biệt là môi trường đất, nước và không khí Tại nhiều nơi nguồn nước mặt có các chỉ số BOD5, TSS, Sunfat, Lipit, Photpho, Nitơ, Coliform… vượt quá ngưỡng cho phép rất lớn Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, hóa chất, vi khuẩn độc hại do quá trình thẩm thấu tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.

Sau khi quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Phú Thọ và Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến 2030 được phê duyệt, cùng với việc lập quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tiếp tục triển khai và điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành nhằm cụ thể hoá và lồng ghép các định hướng trong quy hoạch tỉnh.

Như vậy, vấn đề lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang cho đô thị và điểm dân cư nông thôn là bài toán khó đối với các cấp chính quyền địa phương; Chưa kể các vấn đề về di dời, đóng cửa các nghĩa trang cũ trong quá trình phát triển đô thị và các vấn đề ô nhiễm môi trường do nghĩa trang địa táng gây ra, đây là một vấn đề cần sớm giải quyết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện Luật Quy hoạch, việc xây dựng hợp phần Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết nhằm cụ thể hóa định hướng xây dựng hệ thống nghĩa trang tỉnh Phú Thọ theo Định hướng quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2050 Đáp ứng các

Trang 8

yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đồng thời làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống nghĩa trang, cơ sở hỏa táng cũng như hệ thống nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo từng giai đoạn quy hoạch.

2.Căn cứ lập quy hoạch

2.1 Căn cứ pháp lý

- Luật xây dựng số: 50/2014/QH13, ngày 1 tháng 01 năm 2015 - Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013        - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ngày 1 tháng 01 năm 2015

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 6/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 5/04/2016 của Chính Phủ về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;

- Nghị quyết số 139 ngày 1/9/2016 của Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030;

- Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng. 

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù.

- Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;

- Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 9/12/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 -2020, định hướng đếnnăm 2030.

Trang 9

- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng, dự báo phát triển kinh tế - xã hội, các Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/150.000.

2.2 Các tiêu chuẩn quy phạm

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN: 7956 :2008 nghĩa trang đô thị - tiêu chuẩn thiết kế - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008;

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình nghĩa trang (QCVN 07-10:2016/BXD).

2.3 Các tài liệu liên quan

- Niên giám thống kê năm 2018, 2019, 2020 tỉnh Phú Thọ, các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Thuyết minh Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Hồ sơ quy hoạch điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2021-2025) tỉnh Phú Thọ đã được phê duyệt;

- Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến đất đến năm 2025, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2021-2025) các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được phê duyệt;

- Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 đã được phê duyệt;

- Hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; - Các hồ sơ Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và Quy hoạch chung xây dựng đô thị tại các huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt;

- Các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ.

- Các quy hoạch chi tiết 1/500 công viên nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Hòa Bình….làm cơ sở tham khảo.

- Số liệu điều tra (năm 2020) về hiện trạng quản lý và sử dụng nghĩa trang, nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do UBND thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện, Ban Quản lý công trình công cộng tại các huyện, thành thị và các đơn vị chức năng có liên quan cung cấp;

- Bản đồ đo đạc nền hiện trạng tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1/100.000-1/200.000;

Trang 10

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1/25000-1/50.000 (theo tài liệu Quy hoạch sử dụng đất các huyện, thành phố, thị xã);

- Bản đồ nền hiện trạng các đô thị tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1/2.000-1/10.000 (theo tài liệu Quy hoạch chung xây dựng đô thị).

3.Mục tiêu quy hoạch

Cụ thể hóa định hướng xây dựng nghĩa trang tỉnh Phú Thọ, lồng ghép trong Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Từng bước đưa việc sử dụng các hình thức táng văn minh, hiện đại trở thành hình thức táng phổ biến của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường.

Quy hoạch hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo đáp ứng nhu cầu táng trong toàn tỉnh trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, đồng thời phù hợp với lộ trình đóng cửa hoặc di dời các nghĩa trang hiện hữu.

Quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân, nhà tang lễ tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh.

4.Phạm vi và đối tượng quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính

tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên là 3.534,6 km2, dân số vùng nghiên cứu quy hoạch khoảng 1,47 triệu người.

Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi lập quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ

2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó có thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện gồm huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Ba, Thanh Thủy và huyện Yên Lập.

Đối tượng nghiên cứu quy hoạch gồm: Hệ thống nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang

vùng; cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ trong đó trọng tâm nghiên cứu:

- Hệ thống nghĩa trang nhân dân, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng tập trung phục vụ liên huyện, thành phố và thị xã;

- Hệ thống nghĩa trang nhân dân, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ phục vụ các đô thị; - Hệ thống nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ phục vụ cụm xã nông thôn (nếu

có).

Trang 11

Hình 1.1: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ)

5.Nội dung chính của Quy hoạch

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; vị trí, quy mô nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ.

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu về hiện trạng xây dựng và quản lý hoạt động của hệ thống nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ tỉnh Phú Thọ;

Trang 12

- Dự báo, xác định nhu cầu táng và lựa chọn các hình thức táng và quỹ đất cần đáp ứng theo từng giai đoạn quy hoạch, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tín ngưỡng, phong tục và tập quán tốt, văn hoá, văn minh và tiết kiệm đất, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Quy hoạch địa điểm nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm:

- Xác định vị trí nghĩa trang tập trung cấp I, cấp II, III, IV và các nghĩa trang cần đóng cửa, cải tạo mở rộng để tiếp tục sử dụng;

- Xác định vị trí, quy mô nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng và nghĩa trang (cải tạo mở rộng, xây dựng mới); Xác định phạm vi phục vụ của các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ đảm bảo các tiêu chí:

+ Phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất;

+ Phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật; + Đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực thuộc phạm vi phục vụ; + Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Trang 13

CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆTHỐNG NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ1.1 Hiện trạng quản lý và xây dựng nghĩa trang

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang tồn tại 1.187 nghĩa trang, nghĩa địa; với tổng diện tích là 1.690,28 ha; các nghĩa trang, nghĩa địa nằm rải rác theo các thôn, xóm với quy mô diện tích và phạm vi phục vụ khác nhau, bao gồm:

Nghĩa trang các đô thị: Tổng diện tích nghĩa trang đô thị toàn tỉnh hiện nay là

123,13 ha (chiếm 7,3% diện tích đất nghĩa trang toàn tỉnh); với 49 nghĩa trang (với 13 đô thị trên địa bàn tỉnh; trung bình 3,8 nghĩa trang/đô thị) Ngoại trừ thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; hầu hết nghĩa trang tại thị trấn các huyện (Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Sơn) với quy mô nhỏ, nhiều thị trấn còn nhiều nghĩa trang quy mô nhỏ, phân bố rải rác, gần các khu dân cư, gần trung tâm huyện (nghĩa trang khu đồi Cao Su thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông); nhiều nghĩa địa chưa có quy hoạch

Nghĩa trang, nghĩa địa khu vưc nông thôn: Tổng diện tích nghĩa trang, nghĩa địa

khu vực nông thôn toàn tỉnh hiện nay là 1.507,5 ha (chiếm 92,7% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn tỉnh); với 1.138 nghĩa trang (với 13 đơn vị hành chính cấp huyện; trung bình 87 nghĩa địa/huyện) Nghĩa trang, nghĩa địa khu vực các xã nông thôn với quy mô nhỏ, hình thức táng theo phong tục, tập quán từng địa phương, từng dân tộc Hầu hết chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng mà mới chỉ được định hướng trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới các xã.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng Phú Thọ do công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bách Việt làm chủ đầu tư, thuộc địa bàn 03 xã Bảo Thanh, Phú Lộc, Trung Giáp, huyện Phù Ninh; với diện tích hiện đang sử dụng 60,435 ha; phục vụ nhu cầu an táng và hỏa táng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh; Hiện nay, dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ thêm diện tích 46,4 ha (trong đó 26,359 ha là phần mở rộng (giai đoạn II) và 20 ha khu đất được quy hoạch dành cho tỉnh Phú Thọ; Tổng diện tích Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ sau khi mở rộng (giai đoạn 2) khoảng 106,83 ha và tiếp tục mở rộng (giai đoạn 3) với tổng diện tích 230 ha Quy hoạch mở rộng này đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang bước vào giai đoạn đầu tư xây dựng.

Trang 14

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nhân dân phân theo huyện, thành thị

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; Sở Xây dựng; UBND thành phố, thị xã và cáchuyện, năm 2020;

1.1.1 Thành phố Việt Trì

Thành phố Việt Trì có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 103,13 ha (tăng 6,64 ha so với năm 2014 là 96,49 ha) Trên địa bàn thành phố có có 01 nghĩa trang tập trung, thuộc địa bàn xã Vân Phú với diện tích 13,9 ha; do chính quyền thành phố quản lý, được UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 17/7/2006, bao gồm các lô đất phục vụ hung táng, cải táng, chôn cất một lần, Nghĩa địa các xã ngoại thị đều chưa có quy hoạch, hình thành từ lâu đời và hoạt động tự phát

Trang 15

Hình 1.2: Nghĩa trang tập trung Vân Phú, thành phố Việt Trì

Nghĩa trang đô thị: Nghĩa trang tập trung thành phố Việt Trì sau nhiều nằm khai thác sử dụng diện tích trống ngày còn lại rất ít và không đồng đều giữa các lô theo quy hoạch (do trước khi có quy hoạch việc đặt mộ tại nghĩa trang theo nhu cầu của nhân dân) Việc di chuyển mộ tại các dự án trên địa bàn thành phố Việt Trì về nghĩa trang Thành phố nhiều, vì vậy các vị trí đất trống tại các lô phục vụ cải táng, hoả táng ngày càng càng ít, diện tích còn trống trong nghĩa trang tính đến thời điểm này, cụ thể như sau:

- Đất mai táng (các lô A, B, C, D, E): 9.500,0m2.

- Đất chôn cất một lần (các lô F, G): 2.300,0m2 - Đất cải táng (các lô 1, 2, 3): 3.000,0m2.

Tổng diện tích đất còn có thể sử dụng: 14.800 m2 = 11% tổng diện tích đất của Nghĩa trang thành phố Hình thức táng sử dụng là chôn có cải táng (hung táng) chiếm 35,8%; chôn sau hỏa táng chiếm 62,3%; chôn một lần 1,9%

Bảng 1.2: Tình hình số ca theo hình thức táng năm 2019 và năm 2020:

5 Di chuyển các mộ dự án, các nghĩa trang khác Mộ 569 889 Ngoài ra, nghĩa trang tập trung các phường nội thị, diện tích 44,72ha (chiếm 43,4% tổng diện tích đất nghĩa trang toàn thành phố); trong đó đất nghĩa trang tại các phường Vân Phú và Bạch Hạc đạt 27,47 ha (chiếm 62% diện tích đất nghĩa trang khu vực nội thị); Các nghĩa địa tại các phường cơ bản đã lấp đầy Hiện nay người dân các phường nội thị chủ yếu an táng tại nghĩa trang tập trung thành phố thuộc địa bàn xã Vân Phú Hình thức táng sử dụng là chôn sau hỏa táng chiếm 90% Thời gian gần đây nghĩa trang thành phố còn tiếp nhận lượng lớn mộ di dời do phát triển đô thị tăng nhanh, năm 2019 là 569 mộ; năm 2020 tiếp nhận 889 mộ Do đó thời gian tới cần bố trí diện tích đất lớn đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các mộ di dời.

Trang 16

Nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã ngoại thị: Nghĩa trang, nghĩa địa các xã ngoại thành có 43 nghĩa địa; diện tích 58,14 ha; đã lấp đầy khoảng 87%, diện tích còn lại 9,23 ha, phần lớn nghĩa trang đều phục vụ nhu cầu mai táng của người dân trên địa bàn các thôn trong xã, trung bình mỗi thôn có 1 nghĩa trang, một số xã như Chu Hóa, Thụy Vân, Trưng Vương nhiều thôn có từ 2-3 nghĩa trang nhân dân, chưa kể các khu đất diện tích nhỏ tại gia đình tự ý bố trí xây dựng mộ gia đình.

Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn: Nghĩa trang tại các xã hiện nay do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành, do thiếu kinh phí nên công tác quản lý còn buông lỏng, nhiều xã, thôn đã có quy định cụ thể về kích thước mộ tại các nghĩa trang do thôn mình quản lý, tuy nhiên do không có bộ phận chuyên trách, công tác quản lý đôi khi còn nể nang, né tránh nên nhiều gia đình có người thân mất đã tự xây tường bao quanh, xây lăng để nhận đất cho dòng họ Hệ thống nghĩa trang nhân dân các xã trên địa bàn huyện chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác Do phong tục tập quán dòng họ, giữ gìn mộ tổ ông cha và vấn đề tâm linh, phong thuỷ lên việc quy tập các nghĩa trang này là rất khó.

Hỏa táng: Thành phố Việt Trì chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất, tuy nhiên thời gian qua tỷ lệ người mất sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tăng, năm 2019 đạt 78,7% (129/164 người mất); năm 2020 đạt 88,6% (172/194 người mất) Tỷ lệ hỏa táng người dân các phường nội thị đạt khoảng 95% Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại nhiều xã ngoại thị, vì thế dịch vụ phục vụ nhu cầu hỏa táng của người dân đang phát triển trên địa bàn các phường xã.

Bảng 1.3: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố Việt Trì

1.1 Tổng số nghĩa trang trên địa bàn thành phố (Nghĩa trang) 50

1.4 Nghĩa trang tập trung tại các xã ngoại thị (Nghĩa trang) 43

2Tỷ lệ sử dụng đất nghĩa trang

2.1 Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố (ha) 11.149,02

2.3 Diện tích nghĩa trang nội thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 44,7/ 96 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 58,4/ 92 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn thành phố (%) 9,25

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

Trang 17

5Số nhà hỏa táng đang sử dụng Chưa có

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Nghĩa trang tập trung tại đô thị (tại xã Vân Phú) đã được UBND thành phố giao Ban Quản lý công trình công cộng quản lý và vận hành, nghĩa trang được quy hoạch mở rộng, tuy nhiên đến nay đã gần hết diện tích Thành phố Việt Trì đang tìm địa điểm đầu tư xây dựng mới nghĩa trang nhằm phục vụ nhu cầu lâu dài của người dân trên địa bàn thành phố - Nghĩa trang các xã ngoài các nghĩa trang tập trung còn phân bố theo các thôn với quy mô nhỏ lẻ, không có quy hoạch nằm xen gần khu dân cư

- Công tác quản lý nghĩa trang vẫn do UBND cấp xã mà đại diện là các thôn tự quản lý, vận hành Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý Các cấp chính quyền chưa chú trọng đến công tác quản trang, dẫn đến việc tự tiện chôn cất, gây mất trật tự xây dựng và lãng phí đất tại các nghĩa trang.

- Tỷ lệ hỏa táng mặc dù đã tăng dần theo thời gian, khu vực các phường nội thị người dân sau khi mất 100% đã sử dụng hình thức hỏa táng

- Nghĩa địa các xã ngoại thị phân bố rải rác, không có ranh giới và không có quy hoạch cũng như quy chế quản lý và vận hành gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Quy chế quản lý nghĩa trang, lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang chưa được thực hiện theo quy định tại điều 18, Điều 21 Nghị định 35/NĐ-CP do vậy việc sử dụng đất nghĩa trang ở thôn, xã còn nhiều bất cập.

8Đề xuất kiến nghị của UBND thành phố Việt Trì

- Đề xuất quy hoạch mở rộng nghĩa trang tập trung thành phố tại Vân Phú phục vụ nhu cầu an táng của thành phố trong giai đoạn dài hạn, đồng thời xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý và xây dựng

- Cải tạo, nâng cấp chất lượng hạ tầng (Xây dựng tường bao quanh khu nghĩa trang; kiên cố hóa các tuyến đường giao thông, hệ thống thoát nước mặt) trong khuôn viên nghĩa trang tập trung thành phố và các phường xã tạo thuận lợi cho công tác tổ chức lễ tang.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn.

- Nghiên cứu xây dựng nhà tang lễ, bãi đỗ xe và hệ thống cấp điện, tường bao quanh, chiếu sáng khu vực nghĩa trang đáp ứng nhu cầu người dân và đảm bảo khuôn viên nghĩa trang được khang trang sạch sẽ.

- UBND thành phố sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn Sở Xây dựng tổ chức lập, Sở Tài chính thẩm định giá dịch vụ nghĩa trang để trình UBND tỉnh phê duyệt Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu quả.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

Nguồn: UBND thành phố Việt Trì, năm 2021.

1.1.2 Thị xã Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 47,79 ha (tăng 7,8 ha so với năm 2012) với 36 nghĩa trang nhân dân tại các phường, xã; trong đó khu vực nội thị có 4 nghĩa trang; Nghĩa trang tập trung của thị xã đặt tại cây số 4 thuộc xã Văn Lung, một số phường có nghĩa trang riêng; 4 nghĩa trang phục vụ khu vực nội thị và 32 nghĩa trang tại các xã, phường Ngoài ra các xã ngoại thị có nghĩa địa nằm rải rác theo từng thôn và nghĩa trang tập trung tại các xã

Trang 18

Hình 1.3: Nghĩa trang tập trung thị xã tại Cây số 4, xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ

Nghĩa trang các phường nội thị: Tổng diện tích đất nghĩa trang khu vực 04 phường nội thị (Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, Thanh Vinh) là 10,21ha (chiếm 21,4% tổng diện tích nghĩa trang toàn thị xã) Diện tích đất nghĩa trang chủ yếu tập trung tại phường Hùng Vương (4,7 ha) và Thanh Vinh (4,7ha); phường Âu Cơ không có nghĩa trang và phường Châu Phong diện tích đất nghĩa trang không lớn (0,8ha) Nghĩa trang tại các phường đã ổn định và hầu như đang an táng hết diện tích đất Nghĩa trang tập trung thị xã với diện tích khoảng 2,9 ha, đặt tại cây số 4 thuộc xã Văn Lung cách trung tâm thị xã 4 km được quy hoạch thành các khu: Chôn hung táng và chôn cát táng, sau hỏa táng; Hiện nay diện tích đất sử dụng đạt 90%, diện tích còn lại 0,54 ha; Nghĩa trang cây số 4 hiện đang phục vụ 3 phường Phong Châu, Hùng Vương, Âu Cơ và xã Văn Lung Hình thức táng hiện đang sử dụng trên địa bàn các phường nội thị là chôn sau hỏa táng chiếm khoảng 70-75%, còn lại 25-30% chôn có cải táng.

Hình 1.4: Nghĩa trang phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ

Nghĩa trang tại các xã ngoại thị: Các xã ngoại thị có 28 nghĩa địa; diện tích 37,58 ha (chiếm 79,6% tổng diện tích nghĩa trang toàn thị xã); tỷ lệ lấp đầy nghĩa trang các xã đạt 94%, diện tích còn lại 2,2 ha Tổng diện tích đất nghĩa trang của xã Phú Lộc (14,2ha) và Thạch Hà (9,6 ha) là 23,76ha (chiếm 63% diện tích đất nghĩa trang các xã ngoại thị) do các nghĩa địa tại các thôn và nghĩa địa gia đình nằm xen kẽ trong khu dân cư Hình thức táng hiện đang sử dụng tại các xã ngoại thị là chôn sau hỏa táng chiếm khoảng 40-45%; còn lại 55-60% chôn có cải táng.

Công tác quản lý các nghĩa trang: Nghĩa trang tập trung thị xã tại cây số 4 (xã Văn Lung) được quy hoạch mở rộng và do Ban Quản lý công trình công cộng thị xã quản lý và vận hành; nghĩa trang tập trung tại các phường, xã mặc dù chưa được quy hoạch nhưng công tác quản lý, xây dựng nghĩa trang do chính quyền các phường, xã quản lý chặt chẽ, có quy định, quy chế xây dựng các phần mộ rõ ràng, tạo khuôn viên nghĩa trang ngăn nắp, sạch đẹp Do kinh phí vận hành

Trang 19

quản lý nghĩa trang còn hạn chế nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng (đường giữa các ô mộ, huyện mộ) tại nghĩa trang các xã ngoại thị chưa được thực hiện

Hỏa táng: Cơ sở hỏa táng tại nghĩa trang vĩnh hằng Phú Thọ (tại huyện Phù Ninh) đi vào hoạt động Tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn thị xã tăng nhanh theo thời gian (khu vực nội thị chiếm 70% và ngoại thị chiếm 45%) mặc dù thị xã Phú Thọ chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại các phường, xã trên địa bàn.

Bảng 1.4: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thị xã Phú Thọ

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.3 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 10,21/ 90 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 37,58/ 94 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn thị xã (%) 0,73

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

5Số nhà hỏa táng đang sử dụng Nghĩa trang Vĩnhhằng Phú Thọ 6Tổng số mộ dự kiến di dời

7Đánh giá hiện trạng chung 

7.1 - Nghĩa trang tập trung tại đô thị (Cây số 4, xã Văn Lung) đã được UBND thị xã quan tâm và tập trung đầu tư, tuy nhiên do chưa được quy hoạch đồng bộ nên quá trình đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật gặp khó khăn; đến nay diện tích an táng còn lại không nhiều, nghĩa trang cần tiếp tục mở rộng để đảm bảo nhu cầu an táng lâu dài - Nghĩa trang các xã ngoài các nghĩa trang tập trung còn phân bố theo các thôn với quy mô nhỏ lẻ, không có quy hoạch nằm xen gần khu dân cư, hình thức chôn hung táng tại các xã vẫn chiếm tỷ lệ cao do nhận thức và phong tục tập quán của người dân

- Công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn thị xã vẫn do UBND cấp xã mà đại diện là các thôn tự quản lý, vận hành Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý, ngoại trù nghĩa trang tập trung thị xã do Ban Quản lý công trình công cộng thị xã quản lý và vận hành Các cấp chính quyền chưa chú trọng đến công tác quản trang, dẫn

Trang 20

đến việc tự tiện chôn cất, gây mất trật tự xây dựng và lãng phí đất tại các nghĩa trang - Tỷ lệ hỏa táng mặc dù đã tăng dần theo thời gian, tuy nhiên với quan niệm và phong tục tập quán cũ nên một số bộ phận dân cư vẫn chưa muốn sử dụng hình thức hoả táng, hình thức chôn có cải táng vẫn chiếm tỷ lệ cao.

- Nghĩa địa các xã ngoại thị phân bố rải rác, không có ranh giới và không có quy hoạch cũng như quy chế quản lý và vận hành gây khó khăn cho công tác quản lý.

8Đề xuất kiến nghị của UBND thị xã Phú Thọ

- Nghiên cứu quy hoạch mở rộng nghĩa trang tập trung thị xã tại Cây số 4, xã Văn Lung hoặc tìm địa điểm mới xây dựng nghĩa trang tập trung phục vụ toàn thị xã; Xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý và xây dựng đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ cũng như tăng cường thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang tập trung đô thị.

- Xem xét lại vị trí nghĩa trang tập trung của thị xã tại xã Hà Thạch (quy mô 20ha) đã đề xuất theo định hướng Quy hoạch tổng thể nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030 vì UBND huyện chưa nắm được vị trí cụ thể và khả năng đáp ứng diện tích đất theo quy hoạch đề xuất.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ hỏa táng, khuyến khích thực hiện đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hướng chuyển dần từ hình thức mai táng truyền thống sang hình thức mai táng tiên tiến như hỏa táng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- Thay đổi hình thức táng và quy định cụ thể diện tích đất chôn cất tại nghĩa trang nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, kéo dài tuổi thọ của mỗi nghĩa trang.

- UBND thị xã sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn; Kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành mức phí dịch vụ nghĩa trang nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

- Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu quả.

Nguồn: UBND thị xã Phú Thọ, năm 2021.

1.1.3 Huyện Đoan Hùng

Hiện nay huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 30.261,34 ha Trong đó đất dành cho nghĩa trang nhân dân toàn huyện là 124 ha với 153 nghĩa trang Diện tích đất nghĩa trang là 124 ha (chiếm 0,4% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện)

Thị trấn Đoan Hùng có 05 khu nghĩa địa phục vụ nhu cầu mai táng của người dân đô thị với tổng diện tích 9,48 ha chiếm 7,1% diện tích nghĩa trang toàn huyện Trong đó có 01 nghĩa trang tập trung tại khu Tây Bắc thị trấn diện tích 4,18 ha; có 01 khu nghĩa địa cũ (đồi Ông Chuột) diện tích 3,06 ha hiện đã đóng cửa không cho mai táng và 03 nghĩa địa nhỏ lẻ đã đóng cửa tổng diện tích 2,24 ha Hiện nay nghĩa trang thị trấn do UBND thị trấn Đoan Hùng quản lý và vận hành.

Đất dành cho nghĩa trang khu vực nông thôn là 114,5 ha với 148 nghĩa trang nhân dân, chiếm 92,9% diện tích nghĩa trang toàn huyện Trên địa bàn các xã thuộc huyện Đoan Hùng chưa có nghĩa trang tập trung Các nghĩa trang nhân dân phần lớn nghĩa trang đều phục vụ nhu cầu mai táng của người dân trên địa bàn các thôn trong xã, trung bình mỗi thôn có 1 nghĩa trang, chưa kể các khu đất diện tích nhỏ tại các ruộng gia đình tự ý bố trí xây dựng nghĩa trang

Trang 21

Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn: Nghĩa trang tại các xã hiện nay do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành Hệ thống nghĩa trang nhân dân các xã trên địa bàn huyện chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác

Bảng 1.5: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Đoan Hùng1Tổng số nghĩa trang nhân dân trên địa bànSố Lượng

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.2 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 9,48 2.3 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 114,5

3Tỷ lệ hình thức táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

6Dự kiến số mộ dự kiến di dời tại các đô thị trên địa bàn

6.1 Số mộ di dời do phát triển đô thị (Mộ/năm) Chưa có thống kê 6.2 Số mộ di dời do nằm kẹt trong khu dân cư (Mộ/năm) Chưa có thống kê

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Công tác quản lý nghĩa trang còn nhiều yếu kém, các khu dân cư ngày càng tiến sát nghĩa trang Do chưa được quản lý nên không ít gia đình, dòng họ xây tường bao giữ đất dẫn đến các nghĩa trang thôn, xã ngày càng rộng thêm.

- Công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn huyện Đoan Hùng vẫn do UBND cấp xã mà đại diện là các thôn tự quản lý, vận hành Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý

- Các cấp chính quyền chưa chú trọng đến công tác quản trang tại khu vực cấp xã, dẫn đến việc tự tiện chôn cất, gây mất trật tự xây dựng và lãng phí đất tại các nghĩa trang.

- Nghĩa trang nhân dân các xã nông thôn huyện Đaon Hùng đang phân bố rải rác, không có quy hoạch, nhiều xã có từ 3-5 nghĩa trang, gây khó khăn cho công tác quản lý.

8Đề xuất kiến nghị của UBND các huyện/thành phố/Thị xã:

8.1 - Có cơ chế hỗ trợ cũng như tăng cường thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang.

- Khuyến khích thực hiện đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hướng chuyển dần từ hình thức mai táng truyền thống sang hình thức mai táng tiên tiến như hỏa táng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

- Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng

Trang 22

thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu quả

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng, năm 2021

1.1.4 Huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hòa có tổng diện tích tự nhiên là 34.143,5 ha Trong đó có 97 ha diện tích đất dành cho nghĩa trang nhân dân, chiếm 0,29% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Hiện nay huyện Hạ Hòa chưa có nghĩa trang tập trung

Nghĩa trang đô thị phục vụ cho thị trấn Hạ Hòa có 04 nghĩa trang trong đó 03 khu hiện không cho chôn mới (nghĩa địa Bãi Ngô, nghĩa địa Đồng Gianh, nghĩa địa Khu 6) 1 nghĩa trang phục vụ chôn mới cho thị trấn Hạ Hòa là nghĩa trang nhân dân Bụt Mọc, tổng diện tích 3 ha đã sử dụng hết 90% diện tích Hiện nay nghĩa trang thị trấn do UBND thị trấn Hạ Hòa quản lý và vận hành.

Các xã còn lại chưa có nghĩa trang tập trung, chỉ có các nghĩa địa nằm rải rác, phân tán ở các thôn, tổng diện tích 94 ha Công tác quản lý, vận hành nghĩa trang các xã nông thôn đều do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành, do đó các thôn chưa xây dựng quy chế quản lý rõ ràng nên việc tự phát mở rộng diện tích, bố trí mộ tùy tiện đang diễn ra phổ biến.

Nghĩa trang các xã nhiều khu vực được bố trí rải rác trên các gò đống giữa ruộng hoặc bố trí xen lẫn với diện tích đất nông nghiệp Những gò đống này tồn tại ở đây từ nhiều năm nay Mặc dù biết rằng việc xây mộ giữa ruộng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, nhưng chính quyền địa phương cũng chưa có cách giải quyết

Trên địa bàn các huyện Hạ Hòa chưa có nhà hỏa táng, nhà tang lễ phục vụ cho việc mai táng và chưa có tổ chức quản lý chặt chẻ

Bảng 1.6: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Hạ HòaHuyện/thành phố/Thị xã:

1.2 Nghĩa trang đô thị (Vị trí, diện tích, phạm vi phục vụ) 4 1.3 Nghĩa trang nông thôn tập trung (Số lượng nghĩa trang) 64

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.2 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 3/80 2.3 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 94/85

3Tỷ lệ diện tích sử dụng hình thức táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

3.2 Chôn có cải táng (Hung táng) (đô thị/ nông thôn) 80/85

Trang 23

Huyện/thành phố/Thị xã:

6Dự kiến số mộ dự kiến di dời tại các đô thị trên địa bàn

6.1 Số mộ di dời do phát triển đô thị (Mộ/năm) Chưa có thống kê 6.2 Số mộ di dời do nằm kẹt trong khu dân cư (Mộ/năm) Chưa có thống kê

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Do phong tục và tập quán nên việc chôn cất theo các nghĩa địa theo quy hoạch chưa được tuân thủ triệt để Việc chôn cất trong vườn đồi theo dòng họ vẫn còn, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cảnh quan Một số xã và ngay cả thị trấn Hạ Hòa quy hoạch đất cho nghĩa địa còn phân tán, thành nhiều điểm trên địa bàn 1 xã gây ô nhiễm Một số điểm nghĩa địa xây dựng không hợp lý, cần điều chỉnh phù hợp

- Công tác quản lý và vận hành nghĩa trang đô thị do UBND huyện giao Ban quản lý công trình công cộng chịu trách nhiệm quản lý vận hành; nghĩa trang các xã được UBND các xã giao chính quyền các thôn tự quản lý; do kinh phí cho hoạt động quản lý và vận hành chưa có nguồn nên quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng và công tác quản lý tại các nghĩa trang còn gặp nhiều khó khăn

8Đề xuất kiến nghị của UBND các huyện/thành phố/Thị xã:

- UBND tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ trong việc thu hút dự án đầu tư nghĩa trang phục vụ nhân dân trên địa bàn huyện

- Xây dựng cơ chế chính sách tảng tỷ lệ hỏa táng; tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo vệ sinh môi trường không gian nghĩa trang.

- Thực hiện theo đúng quy hoạch nông thôn mới;

Nguồn: UBND huyện Hạ Hòa, năm 2021

1.1.5 Huyện Thanh Ba

Huyện Thanh Ba hiện có tổng cộng 115 nghĩa trang nhân dân với tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn huyện là 128,5965 ha Hiện nay huyện Thanh Ba không có nghĩa trang tập trung

Nghĩa trang đô thị phục vụ cho thị trấn Thanh Ba có 01 nghĩa trang nằm ở Gò Chẩu, Khu 4 thị trấn Thanh Ba Hiện nay nghĩa trang thị trấn do UBND thị trấn Thanh Ba quản lý và vận hành.

Nghĩa trang nông thôn có có 114 nghĩa trang nằm rải rác ở các xã trong huyện Các nghĩa trang nhân dân phần lớn nghĩa trang đều phục vụ nhu cầu mai táng của người dân trên địa bàn các thôn trong xã Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn do chính quyền các xã tự quản lý vận hành Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, không có bộ phận chuyên trách nên nhiều xã, thôn trên địa bàn huyện chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác Do phong tục tập quán dòng họ, giữ gìn mộ tổ ông cha, và vấn đề tâm linh, phong thuỷ lên việc quy tập các nghĩa trang này gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng hình thức hung táng, sau vài năm được cải táng (cát táng) Tỷ lệ hỏa táng tại huyện còn thấp.

Bảng 1.7: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Thanh Ba

Trang 24

Huyện/thành phố/Thị xã:

1.2 Nghĩa trang đô thị (Vị trí, diện tích, phạm vi phục vụ) 01 1.3 Nghĩa trang nông thôn tập trung (Số lượng nghĩa trang) 114

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.2 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 8,0265/75 2.3 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 120,57/80

3Tỷ lệ diện tích sử dụng hình thức táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

3.2 Chôn có cải táng (Hung táng) (đô thị/ nông thôn) 80/90

6Dự kiến số mộ dự kiến di dời tại các đô thị trên địa bàn

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Trước đây đa số người dân chọn hình thức chôn có cải táng Từ năm 2015 trở lại đây hình thức chôn sau hoả táng, cát táng cũng được người dân lựa chọn tuy nhiên số lượng không nhiều

- Hiện nay công tác quản lý và vận hành nghĩa trang đô thị và nông thôn do UBND các xã, thị trấn có thành lập hoặc phân công quản trang để quản lý nghĩa trang theo khu vực, về kinh phí vận hành do xã trích 1 phần kinh phí hoặc thu của người dân đối với mộ chôn sau cát táng (mua đất nghĩa trang) để trả cho quản trang và mua sắm, sửa chữa xe tang

- Về hiện trạng công tác quy hoạch các nghĩa trang đô thị, nông thôn: theo quy hoạch nông thôn mới đã được xã trình UBND huyện phê duyệt.

8 Đề xuất kiến nghị của UBND các huyện/thành phố/Thị xã:

8.1 - Xây dựng nghĩa trang tập trung tai xã Đồng Xuân và xã Vân Lĩnh- Công tác quản lý vận hành thực hiện theo hình thức lựa trọn nhà đầu tư

- Quy hoạch mặt bằng, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư

Nguồn: UBND huyện Thanh Ba, năm 2021

1.1.6 Huyện Phù Ninh

Huyện Phù Ninh có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 216,76 ha (tăng 21,11 ha so với năm 2013 là 195,65 ha) Số lượng nghĩa trang trên địa bàn huyện là 95 nghĩa trang nhân dân, trong đó thị trấn Phong Châu có 1 nghĩa trang tập trung (Nghĩa địa rừng xanh và 4 khu nghĩa trang nhỏ lẻ trên địa bàn) Các xã trên địa bàn huyện đã xây

Trang 25

dựng nghĩa trang tập trung các thôn, xã; tuy nhiên phần lớn các phần mộ nằm rải rác tại phần đất lâm, nông nghiệp.

Nghĩa trang đô thị: Thị trấn Phong Châu có tổng diện tích đất nghĩa trang 6,26 ha; thị trấn có 5 khu nghĩa trang; trong đó nghĩa địa Rừng Xanh là nghĩa trang nhân dân tập trung của đô thị với diện tích 3,0 ha, ngoài ra các khu nghĩa địa nhỏ lẻ khác khoảng 3,26 ha hiện nay đã lấp đầy.

Nghĩa trang các xã nông thôn: Tổng diện tích đất nghĩa trang các xã nông thôn trên địa bàn huyện là 210,5 ha (trong đó xã Bảo Thành, Phú Lộc và Trung Giáp với 77,79 ha chiếm 36,95% diện tích đất nghĩa trang các xã nông thôn; trên địa bàn các xã có 90 nghĩa trang, nghĩa địa phân bố rải rác tại các thôn, xóm và các xã) Huyện Phù Ninh có công viên Vĩnh hằng Phú Thọ tại xã Bảo Thanh, Trung Giáp và Phú Lộc.

Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng Phú Thọ (Công viên nghĩa trang Thiên Đức) với diện tích 60,435 ha đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 2520/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ; Quyết định số 2861/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ; đến nay Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ đã được Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bách Việt là chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn 03 xã: Bảo Thanh, Trung Giáp và Phú Lộc thuộc huyện Phù Ninh, phục vụ an táng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh với diện tích (giai đoạn 1) 60,435 ha; hiện nay đã sử dụng khoảng 80% diện tích.

Hình 1.5: Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ

Dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ, sau nhiều năm triển khai và đi vào hoạt động với quy mô 60,435 ha (giai đoạn I) được đánh giá là một dự án điển hình, tốt nhất cả nước về đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang cả về quy mô đầu tư, kiến trúc cảnh quan, môi trường sạch đẹp Để dự án có thể hoàn thiện về quy mô, ý tưởng xây dựng, đáp ứng mục tiêu trở thành công viên Vĩnh hằng kết hợp du lịch tâm linh đẹp nhất

Trang 26

Việt Nam; Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bách Việt tiếp tục đề nghị mở rộng Công viên nghĩa trang tại Công văn số 331/CV-BV ngày 31/3/2021 về việc Đề xuất mở rộng Dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ thêm diện tích 46,4 ha (trong đó 26,359 ha là phần mở rộng (giai đoạn II) và 20 ha khu đất được quy hoạch dành cho tỉnh Phú Thọ; Tổng diện tích Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ sau khi mở rộng khoảng 230ha, trong đó 20 ha khu đất được quy hoạch dành cho tỉnh Phú Thọ.

Hỏa táng: Huyện Phù Ninh chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất, tuy nhiên thời gian qua tỷ lệ người mất sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tăng Tỷ lệ hỏa táng người dân các phường nội thị đạt 70%; các xã nông thôn đạt 40% Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại nhiều xã trên địa bàn huyện do khoảng cách vận chuyển tới cơ sở hỏa táng thuận tiện, vì thế dịch vụ phục vụ nhu cầu hỏa táng của người dân đang phát triển trên địa bàn thị trấn và các xã.

Bảng 1.8: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Phù Ninh 1Tổng số nghĩa trang nhân dân

5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn thị xã (%) 1,38

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

4Số nhà tang lễ đang sử dụng Nghĩa trang Vĩnh hằng PhúThọ 5Số nhà hỏa táng đang sử dụng Nghĩa trang Vĩnh hằng PhúThọ

Trang 27

1Tổng số nghĩa trang nhân dân6Tổng số mộ dự kiến di dời

7Đánh giá hiện trạng chung 

7 1

- Về nghĩa trang, nghĩa địa: Do phong tục và tập quán nên việc chôn cất theo các nghĩa địa theo quy hoạch chưa được tuân thủ triệt để Việc chôn cất trong vườn đồi theo dòng họ vẫn còn, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cảnh quan Một số xã và ngay cả thị trấn Phong Châu quy hoạch đất cho nghĩa địa còn phân tán, thành nhiều điểm trên địa bàn 1 xã gây ô nhiễm Một số điểm nghĩa địa xây dựng không hợp lý, cần điều chỉnh phù hợp

- Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ đặt trên địa bàn huyện đi vào vận hành; người dân thị trấn Phong Châu và các xã tiếp cận thuận lợi và tỷ lệ người dân sử dụng hình thức hỏa táng tăng cao qua các năm

- Công tác quản lý và vận hành nghĩa trang, nghĩa địa các xã được UBND các xã giao chính quyền các thôn tự quản lý, do kinh phí cho hoạt động quản lý và vận hành chưa có nguồn nên quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng và công tác quản lý tại các nghĩa trang còn nhiều khó khăn.

8Đề xuất kiến nghị của UBND huyện Phù Ninh

8 1

- UBND tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ vốn lập quy hoạch và thu hút các dự án đầu tư nghĩa trang phục vụ nhân dân trên địa bàn huyện Trong đó dành một phần quỹ đất nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ phục vụ người dân huyện Phù Ninh.

- Xây dựng cơ chế chính sách tảng tỷ lệ hỏa táng; tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo vệ sinh môi trường không gian nghĩa trang.

Nguồn: UBND huyện Phù Ninh, năm 2021.

1.1.7 Huyện Yên Lập

Hiện nay huyện Yên Lập có tổng diện tích tự nhiên là 43.824,7 ha Trong đó đất dành cho nghĩa trang toàn tỉnh năm 2019 là 88,8 ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên Hiện nay huyện Yên Lập có 154 nghĩa trang

Diện tích đất nghĩa trang dành cho đô thị là 3,8 ha chiếm 4,28% diện tích nghĩa trang toàn huyện với 05 nghĩa trang hiện trạng đã lấp đầy Hiện nay nghĩa trang thị trấn do UBND thị trấn Yên Lập quản lý và vận hành.

Đất dành cho nghĩa trang khu vực nông thôn là 85,0 ha Chiếm 95,72% diện tích đất nghĩa trang toàn huyện với 149 nghĩa trang Các xã còn lại chưa có nghĩa trang tập trung, chỉ là các nghĩa địa nằm rải rác phân tán Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành, do thiếu kinh phí nên công tác quản lý còn buông lỏng Hệ thống nghĩa trang nhân dân các xã trên địa bàn huyện chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác

Trang 28

Hiện nay, đa số có tập quán địa táng tức là người chết được chôn xuống đất (hung táng), sau vài năm được cải táng (cát táng) Quy trình này có nhiều lễ thức phức tạp, tốn kém thời gian, chi phí, đồng thời làm cho môi trường đất, nước ở nhiều khu vực xung quanh các nghĩa địa bị ô nhiễm, trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí tác động xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực

Bảng 1.9: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Yên Lập1Tổng số nghĩa trang nhân dân trên địa bànSố Lượng

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.3 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 3,8/90 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 85,0/80 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn thị xã (%) 0,02

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

6Dự kiến số mộ dự kiến di dời tại các đô thị trên địa bàn

6.1 Số mộ di dời do phát triển đô thị (Mộ/năm) Chưa thống kê 6.2 Số mộ di dời do nằm kẹt trong khu dân cư (Mộ/năm) Chưa thống kê

7Đánh giá hiện trạng chung 

7.1 - Trên địa bàn các huyện Yên Lập chưa có nhà hỏa táng, nhà tang lễ phục vụ cho việc mai táng và chưa có tổ chức quản lý chặt chẻ Chủ yếu do các gia đình tổ chức nên các yêu cầu về môi trường, về kích thước, chiều cao mộ tại mỗi nghĩa trang là khác nhau, quy chế quản lý, định mức cho các phần mộ, việc sử dụng đất còn tùy tiện, xây dựng không theo hàng lối, không có khoảng cách nhất định Hầu hết các NTND tại các không có ranh giới rõ ràng với các khu vực xung quanh, hệ thống công trình phụ trợ (cổng, tường bao) và hạ tầng kỹ thuật (giao thông, rãnh thoát nước, đường đi và hệ thống cây xanh) chưa hoàn chỉnh.

- Công tác quản lý quỹ đất dành cho NTND ở hầu hết đô thị còn chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng sử dụng đất NTND không đúng quy hoạch, kế hoạch và vượt kế hoạch được duyệt Nhiều NTND không phân khu riêng biệt giữa chôn có cải táng và cát táng - Vị trí một số nghĩa trang đô thị thường nằm sát khu vực nội thị, có nơi nằm ngay trong lòng đô thị đã tác động tiêu cực đến kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị; có nơi thuộc quyền quản lý của các tổ chức tôn giáo, dòng tộc mà chưa có sự quản lý của chính quyền địa phương Chính từ hệ thống phân cấp và quá trình xây dựng đã

Trang 29

gây khó khăn cho công tác quản lý, vận hành khai thác, lãng phí tài nguyên đất đai Làm ảnh hưởng đến cảnh quan, gây mất vệ sinh môi trường tại các nghĩa trang

8Đề xuất kiến nghị của UBND các huyện/thành phố/Thị xã:

- Có cơ chế hỗ trợ cũng như tăng cường thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang.

- Thay đổi hình thức táng và quy định cụ thể diện tích đất chôn cất tại nghĩa trang nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, kéo dài tuổi thọ của mỗi nghĩa trang.

- UBND tỉnh sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để UBND huyện ban hành mức phí dịch vụ nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

- Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu

Nguồn: UBND huyện Yên Lập, năm 2021

1.1.8 Huyện Cẩm Khê

Hiện nay huyện Cẩm Khê có tổng diện tích tự nhiên là 23.392,5 ha Trong đó đất dành cho nghĩa trang nhân dân toàn tỉnh là 111,3 ha với 120 nghĩa trang Diện tích đất nghĩa trang chiếm 0,5% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tập trung ở các xã, thị trấn như xã Hùng Việt, xã Phượng Vĩ và thị trấn Cẩm Khê Nghĩa địa thị trấn và các xã đều chưa có quy hoạch, hình thành từ lâu đời và hoạt động tự phát.

Hiện nay khu vực thị trấn Cẩm Khê có 06 khu nghĩa địa: An Nội, Đồng Lâm, Đồng Được, Đồi Cóc, Đồng Bạc, Đông Dé đang sử dụng để an táng phục vụ nhu cầu mai táng của người dân đô thị với tổng diện tích 12,3 ha chiếm 11% diện tích nghĩa trang toàn huyện Hiện nay nghĩa trang thị trấn do UBND thị trấn Cẩm khê quản lý và vận hành

Đất dành cho nghĩa trang khu vực nông thôn là 98,1 ha chiếm 99% diện tích nghĩa trang toàn huyện Trên địa bàn các xã thuộc huyện Cẩm Khê chưa có nghĩa trang tập trung, các nghĩa trang hiện có 116 nghĩa trang nằm rải rác các xã Các nghĩa trang nhân dân phần lớn nghĩa trang đều phục vụ nhu cầu mai táng của người dân trên địa bàn các thôn trong xã, trung bình mỗi thôn có 1 nghĩa trang, một số xã như Việt Hùng, xã Tuy Lộc, nhiều thôn có từ 2-3 nghĩa trang nhân dân Diện tích các nghĩa trang từ 2 ha -10ha đây là diện tích các nghĩa trang tập trung, chưa kể các khu đất diện tích nhỏ tại các ruộng gia đình tự ý bố trí xây dựng nghĩa trang

Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn: Nghĩa trang tại các xã hiện nay do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành, do thiếu kinh phí nên công tác quản lý còn buông lỏng, nhiều xã, thôn đã có quy định cụ thể về kích thước mộ tại các nghĩa trang do thôn mình quản lý, tuy nhiên do không có bộ phận chuyên trách, công tác quản lý đôi khi còn nể nang, né tránh nên nhiều gia đình có người thân mất đã tự xây tường bao quanh, xây lăng để nhận đất cho dòng họ Hệ thống nghĩa trang nhân dân các xã trên địa bàn huyện chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác Do phong tục tập quán dòng họ, giữ gìn mộ tổ ông cha, và vấn đề tâm linh, phong thuỷ lên việc quy tập các nghĩa trang này là rất khó

Trang 30

Huyện Cẩm Khê chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất, tuy nhiên thời gian qua thị trấn Cẩm Khê và một số xã phụ cận đã đã được nhiều gia đình có người thân mất thực hiện hình thức hỏa táng Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại nhiều xã trên địa bàn huyện, vì thế dịch vụ phục vụ nhu cầu hỏa táng của người dân đang phát triển trên địa bàn thị trấn và các xã Tỷ lệ hỏa táng người dân trên địa bàn thị trấn đạt khoảng 20% và trung bình tại các xã trên địa bàn huyện đạt 10% số ca tử vong.

Bảng 1.10: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Cẩm Khê 1Tổng số nghĩa trang nhân dân trên địa bànSố lượng

1.2 Nghĩa trang đô thị (Vị trí, diện tích, phạm vi phục vụ) 4 1.3 Nghĩa trang nông thôn tập trung (Số lượng nghĩa trang) 116

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.2 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 12,3 2.3 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 99

3Tỷ lệ hình thức táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

6Dự kiến số mộ dự kiến di dời tại các đô thị trên địa bàn

6.1 Số mộ di dời do phát triển đô thị (Mộ/năm) Chưa có thống kê 6.2 Số mộ di dời do nằm kẹt trong khu dân cư (Mộ/năm) Chưa có thống kê

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Nghĩa trang tập trung tại đô thị (thị trấn Cẩm Khê) đã được quan tâm và tập trung đầu tư, một số nghĩa trang đã có quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên diện tích các nghĩa trang không lớn, ít khả năng phục vụ lâu dài - Dân số ngày càng tăng, các khu dân cư ngày càng tiến sát nghĩa trang Do chưa được quản lý nên không ít gia đình, dòng họ xây tường bao giữ đất dẫn đến các nghĩa trang thôn, xã ngày càng rộng thêm Bên cạnh đó, nhiều nghĩa trang không được thực hiện hung táng nhưng thực tế vẫn tiếp diễn.

- Các nghĩa trang trên địa bàn huyện, kể cả nghĩa trang tại thị trấn Cẩm Khê hầu hết chưa được quy hoạch đồng bộ, còn riêng lẻ

- Công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn do UBND cấp xã mà đại diện là các thôn tự quản lý, vận hành Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý Các cấp chính quyền chưa chú trọng đến công tác quản trang tại khu vực cấp xã, dẫn đến việc tự tiện chôn cất, gây mất trật tự xây dựng và lãng phí đất tại các nghĩa trang.

- Nghĩa trang nhân dân các xã nông thôn huyện Cẩm Khê đang phân bố rải rác, không có quy hoạch, nhiều xã có từ 5-10 nghĩa trang, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Trang 31

8Đề xuất kiến nghị của UBND các huyện/thành phố/Thị xã:

- Có cơ chế hỗ trợ cũng như tăng cường thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang.

- Khuyến khích thực hiện đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hướng chuyển dần từ hình thức mai táng truyền thống sang hình thức mai táng tiên tiến như hỏa táng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- Thay đổi hình thức táng và quy định cụ thể diện tích đất chôn cất tại nghĩa trang nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, kéo dài tuổi thọ của mỗi nghĩa trang.

- UBND tỉnh sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để UBND huyện ban hành mức phí dịch vụ nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

- Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu quả

Nguồn: UBND huyện Cẩm Khê, năm 2021.

1.1.9 Huyện Tam Nông

Huyện Tam Nông có tổng diện tích đất nghĩa trang và nghĩa đìa là 82,69 ha, chiếm 0,53% diện tích toàn huyện (tăng 0,87 ha so với năm 2014 và giảm 0,79 ha so với năm 2009); Toàn huyện có tổng cộng 72 nghĩa trang, trong đó có 03 nghĩa trang/nghĩa địa tại thị trấn Hưng Hóa và 69 nghĩa địa khu vực nông thôn (nẳm rải rác ở các xã)

Nghĩa trang khu vực đô thị (thị trấn Hưng Hóa): có tổng 3 nghĩa trang/nghĩađịa (Tờ Chỉ 1,9ha, Rừng Đền 0,7ha, đồi Cao Su 1ha) tổng diện tích 3,6ha (chiếm4,3% tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện); 3 nghĩa trang này phục vụ khu vựctrung tâm huyện là thị trấn Hưng Hóa; Nghĩa trang Tờ Chỉ (Khu 3) diện tích 1,9ha,tỷ lệ lấp đầy diện tích đất 95%, hình thức chôn cất là cát táng, diện tích đất còn lạirất ít, vị trí này không có khả năng mở rộng; Nghĩa trang Rừng Đền diện tích 0,7ha, tỷ lệ lấp đầy diện tích 90%, hình thức chôn cất cát táng, vị trí này có khả năngmở rộng đến 3 ha; Nghĩa trang đồi Cao Su có diện tích 1 ha, Tỷ lệ lấp đầy diện tíchđất 45%, hình thức chôn cất địa táng chiếm 30% và cát táng chiếm 70%, vị trí nàycó khả năng mở rộng diện tích đất lên đến 5ha Hình thức mai táng khu vực thị trấntrung tâm huyện mấy năm nay đã có nhiều thay đổi, chuyển dịch sang hỏa tảng, tỷlệ người chết hỏa táng chiếm 80%, điều này chứng tỏ nhận thức của người dân đãđược nâng cao trong vấn đề mai táng; Còn lại 20% người mất mai táng bằng hìnhthức địa táng, sau một thời gian sẽ chuyển sang cát táng.

Trang 32

Hình 1.6: Nghĩa trang đồi Cao Su-TT

Hưng HóaHình 1.7: Nghĩa trang Tờ Chỉ (khu 3)-TTHưng Hóa

Nghĩa trang tại các vùng nông thôn (tại các xã): Có tổng 69 nghĩa địa, tổng diện tích 79,09 ha (chiếm 95,6% tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện), trung bình mỗi xã có khoảng 6-7 nghĩa địa, tỷ lệ lấp đầy các nghĩa địa chiếm khoảng 60-70%, các nghĩa địa nằm phân tán nhỏ lẻ không tập trung, hình thức chôn cất tại các nghĩa địa vùng nông thôn chủ yếu là địa táng chiếm 60% và cát táng chiếm 40% Hình thức mai táng khu vực nông thôn hỏa táng chiếm 50% và địa táng chiếm khoảng 50% sau một thời gian chuyển sang cát táng, vùng nông thôn huyện Tam Nông nhận thức người dân có nhiều tiến bộ trong vấn đề mai táng và dịch chuyển dần sang hình thức hỏa táng

Công tác quản lý các nghĩa trang: Hình thức quản lý các nghĩa trang chủ yếu theo địa bàn thị trấn và các xã quản lý, thuộc đơn vị hành chính nào đơn vị hành chính đó quản lý Chưa có quy định về phân cấp quản lý nghĩa trang; Việc đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tập trung hầu như không có Các cấp ủy chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

Hỏa táng: Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở hỏa táng, khi có nhu cầu người dân sang địa bàn lân cận sử dụng dịch vụ hóa táng (huyện Phù Ninh-tỉnh Phú Thọ, huyện Ba Vì-Hà Nội), tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn huyện tăng nhanh theo thời gian (khu vực đô thị chiếm 80% và nông thôn chiếm 50%) mặc dù huyện Tam Nông chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại thị trấn và xã trên địa bàn huyện

Bảng 1.11: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Tam NôngHuyện Tam Nông

1Tổng số nghĩa trang nhân dân

1.1 Tổng số nghĩa trang trên địa bàn (Nghĩa trang, nghĩa địa) 72

1.4 Nghĩa trang nông thôn tập trung (Nghĩa trang) Chưa có

2Tỷ lệ sử dụng đất

Trang 33

Huyện Tam Nông

2.3 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 3,6/ 80% 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 79,09/ 65% 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn huyện (%) 0,53%

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Thị trấn có 3 nghĩa địa (Tờ Chỉ, Rừng Đền, đồi Cao Su); tuy nhiên các nghĩa trang chưa có quy hoạch chi tiết nên quá trình đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật gặp khó khăn; đến nay diện tích an táng còn lại không nhiều (20% diện tích), cần mở rộng diện tích nghĩa địa Rừng Đền, nghĩa địa đồi Cao Su để đảm bảo nhu cầu an táng lâu dài - Nghĩa địa vùng nông thôn (tại các xã) phân bố theo các thôn với quy mô nhỏ lẻ và phân tán, chưa có quy hoạch, nằm xen kẻ gần khu dân cư và trên đất sản xuất nông nghiệp, hình thức mai táng đang có xu hướng dịch chuyển lớn sang hỏa táng điều này chứng tỏ nhận thức của người dân đã có nhiều tiến bộ và đang thay đổi dần phong tục tập quán từ ngày xưa

- Công tác quản lý nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện vẫn do UBND thị trấn và các xã tự quản lý, vận hành Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý Các cấp chính quyền chưa chú trọng đến công tác quản trang, dẫn đến việc tự tiện chôn cất, gây mất trật tự xây dựng và lãng phí đất tại các nghĩa trang - Tỷ lệ hỏa táng đã tăng dần theo thời gian, nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi; Tuy nhiên một số bộ phận người dân thế hệ trước vẫn đang ảnh hưởng sâu với quan niệm và phong tục tập quán cũ nên vẫn chưa muốn sử dụng hình thức hoả táng.

- Nghĩa địa các thôn xã phân bố rải rác, không có ranh giới và không có quy hoạch cũng như quy chế quản lý và vận hành gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Quy chế quản lý nghĩa trang, lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang chưa được thực hiện theo quy định tại điều 18, Điều 21 Nghị định 35/NĐ-CP do vậy việc sử dụng đất nghĩa trang ở thôn, xã còn nhiều bất cập.

8Đề xuất kiến nghị của UBND huyện Tam Nông

8.1 - Nghiên cứu quy hoạch mở rộng nghĩa trang tập trung Rừng Đền và đồi Cao Su hoặc tìm địa điểm mới xây dựng nghĩa trang tập trung phục vụ khu vực trung tâm thị trấn và các cụm xã; Xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý và xây dựng đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ cũng như tăng cường thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang tập trung huyện.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ hỏa táng, khuyến khích thực hiện đầu tư xây

Trang 34

Huyện Tam Nông

dựng nghĩa trang theo hướng chuyển dần từ hình thức mai táng truyền thống sang hình thức mai táng tiên tiến như hỏa táng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- Thay đổi hình thức táng và quy định cụ thể diện tích đất chôn cất tại nghĩa trang nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, kéo dài tuổi thọ của mỗi nghĩa trang.

- UBND tỉnh sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để UBND huyện ban hành mức phí dịch vụ nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

- Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu quả.

Nguồn: UBND huyện Tam Nông, năm 2021

1.1.10 Huyện Lâm Thao

Huyện Lâm Thao hiện có tổng cộng 50 nghĩa trang nhân dân với tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn huyện là 74 ha, trong đó thị trấn Lâm Thao và Hùng Sơn đã xây dựng nghĩa trang tập trung, các nghĩa trang quy mô nhỏ lẻ đều đã hết diện tích, khoảng 43 nghĩa trang tại các xã.

Thị trấn Lâm Thao có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,81 ha (chiếm 0,68% diện tích đất tự nhiên của thị trấn); Trên địa bàn thị trấn Lâm Thao có 04 khu nghĩa địa phục vụ nhu cầu mai táng của người dân thị trấn; trong đó 03 khu hiện đã hết quỹ đất nên không cho mai táng mới; 01 nghĩa địa phố Phương Lai đang sử dụng để an táng tập trung người dân trên địa bàn thị trấn với tổng diện tích 1,45 ha, tỷ lệ đất nghĩa trang hiện đang sử dụng chiếm 80% Hiện nay nghĩa trang thị trấn do UBND thị trấn Lâm Thao quản lý và vận hành.

Hình 1.8: Nghĩa trang thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao

Thị trấn Hùng Sơn có tổng diện tích đất nghĩa trang là 6,25ha; thị trấn hiện chưa có nghĩa trang tập trung, có một số nghĩa địa nhỏ lẻ, tỷ lệ diện tích đất nghĩa trang lấp đầy đạt 85,3% Hiện nay thị trấn Hùng Sơn đang sử dụng 07 khu nghĩa trang; trong đó có khu 1 chôn cất rải rác trên địa bàn xã Chu Hóa (thành phố Việt Trì); khu 2 và khu 3 chôn tại đồi Đỉnh Đồn và Mả Cháy; Khu 4,5,6,8,9,10,11,12 chôn cất tại nghĩa trang Làng Mới (Công ty Super) và các quê quán; dân cư khu 16 chôn cất thuộc địa bàn xã Tiên Kiên (nằm ngoài thị trấn), phục vụ dân cư khu 16

Trang 35

Các xã còn lại chưa có nghĩa trang tập trung, chỉ có các nghĩa địa nhỏ lẻ, nằm rải rác gần các khu dân cư Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành, hoạt động xây dựng phần mộ tại các nghĩa trang dần di vào quy định; tuy nhiện hiện nay do thiếu kinh phí nên công tác quản lý còn buông lỏng, nhiều xã, thôn đã có quy định cụ thể về kích thước mộ, tuy nhiên do không có bộ phận chuyên trách, công tác quản lý đôi khi còn nể nang, né tránh nên nhiều gia đình có người thân mất đã tự xây tường bao quanh, xây lăng để nhận đất cho dòng họ Hỏa táng: Huyện Lâm Thao chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất, tỷ lệ dân đô thị trên địa bàn huyện và một số xã phụ cận sau khi mất sử dụng hình thức hỏa táng tăng Tỷ lệ hỏa táng người dân trên địa bàn thị trấn Lâm Thao và thị trần Hùng Sơn đạt khoảng 85% và trung bình tại các xã trên địa bàn huyện đạt 40% số ca tử vong.

Bảng 1.12: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang huyện Lâm Thao

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.3 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 6,26/ 92 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 67,8/ 90 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn thị xã (%) 1,38

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

5Số nhà hỏa táng đang sử dụng Nghĩa trang Vĩnhhằng Phú Thọ 6Tổng số mộ dự kiến di dời

7Đánh giá hiện trạng chung 

7.1 - Nghĩa trang tại thị trấn Lâm Thao và Hùng Sơn hình thành từ lâu đời, nằm gần khu dân cư tập trung (đặc biệt nghĩa trang khu phố Phương Lai, thị trấn Lâm Thao); chưa được quy hoạch nên khả năng mở rộng quỹ đất rất khó khăn Nghĩa trang đô thị đã xây dựng quy định quản lý riêng đối với mỗi phần mộ an táng đô thị, tuy nhiên hoạt động xây dựng phần mộ ở

Trang 36

quy mô nhỏ lẻ, theo từng hộ gia đình; đặc biệc việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thoát nước mưa chung cho toàn nghĩa trang vẫn chưa được thực hiện.

- Nghĩa trang gia đình và dòng họ đã được người dân tự ý xây tường bao trên phần đất nông nghiệp nhằm giữ đất, dẫn đến các nghĩa trang đô thị và các thôn, xã ngày càng mở rộng; thời gian gần đây người dân đô thị đã tăng tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng, giảm dần hình thức chôn hung táng giúp cải thiện chất lượng môi trường, tiết kiệm quỹ đất xây dựng đô thị - Nghĩa trang tại các xã nông thôn hầu hết chưa được quy hoạch đồng bộ, công tác quản lý nghĩa trang do UBND cấp xã mà đại diện là các thôn tự quản lý, vận hành Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng và thực hiện quản lý

8Đề xuất kiến nghị của UBND huyện Lâm Thao

- Hướng dẫn và hỗ trợ các xã trong quy hoạch cải tạo, mở rộng các nghĩa trang hiện hữu; xác định ranh giới cụ thể các nghĩa trang mở rộng; trong đó có huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng (giao thông, thoát nước, tường bao quanh…) tại nghĩa trang đô thị và các xã nông thôn.

- Nghiên cứu quy hoạch vị trí và địa điểm xây dựng nghĩa trang tập trung phục vụ 02 đô thị (thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn), nhằm hạn chế mở rộng đất nghĩa địa trong địa bàn đô thị hiện nay.

- Khuyến khích thực hiện đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hướng chuyển dần từ hình thức mai táng truyền thống sang hình thức mai táng tiên tiến như hỏa táng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- UBND tỉnh sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để UBND huyện ban hành mức phí dịch vụ nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện, tạo nguồn lực hỗ trợ công tác quản lý và vận hành hoạt động của nghĩa trang theo quy định và đi vào nề nếp.

Nguồn: UBND huyện Lâm Thao, năm 2021.

1.1.11 Huyện Thanh Sơn

Huyện Thanh Sơn có tổng diện tích đất nghĩa trang và nghĩa địa là 184,03 ha, chiếm 0,3% diện tích toàn huyện (giảm 63 ha so với năm 2012); Toàn huyện tổng cộng có khoảng 135 nghĩa trang và nghĩa địa, trong đó có 01 nghĩa trang tại thị trấn Thanh Thủy và 134 nghĩa trang/nghĩa địa khu vực nông thôn (nẳm rải rác ở các xã)

Nghĩa trang khu vực đô thị (thị trấn Thanh Sơn): Thị trấn có 01 nghĩa trang tập trung Cầu Khánh có diện tích 6,7 ha (chiếm 3,6% tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện), đã có quy hoạch chi tiết, phục vụ chủ yếu khu vực thị trấn huyện, tỷ lệ lấp đầy diện tích 55% (hình thức chôn cất địa táng chiếm 39% diện tích, cát táng 60%, chôn 1 lần 1%), vị trí này nghĩa trang này có khả năng mở rộng diện tích lên 10ha Hình thức mai táng khu vực thị trấn trung tâm huyện mấy năm nay đã có xu hướng chuyển dịch sang hỏa tảng, tỷ lệ người chết hỏa táng chiếm khoảng 60%, điều này chứng tỏ nhận thức của người dân đã được nâng cao trong vấn đề mai táng; Còn lại 40% người mất mai táng bằng hình thức địa táng, sau một thời gian sẽ chuyển sang cát táng.

Trang 37

Hình 1.9: Nghĩa trang Cầu Khánh - TT Thanh Sơn

Nghĩa trang tại các vùng nông thôn (tại các xã): Có tổng 135 nghĩa trang/nghĩa địa, tổng diện tích 177,3 ha (chiếm 96,4% tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện), trung bình mỗi xã có khoảng 8 nghĩa trang/nghĩa địa, tỷ lệ lấp đầy các nghĩa trang/nghĩa địa chiếm khoảng 70% (diện tích địa táng chiếm 55%, cát táng chiếm 40%, chôn 1 lần 5%), các nghĩa trang/nghĩa địa nằm phân tán nhỏ lẻ không tập trung Hình thức mai táng khu vực nông thôn hỏa táng chiếm 30% và địa táng chiếm khoảng 70% số ca tử vong; Tỷ lệ địa táng đang còn cao, người dân vẫn đang chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong tục tập quán từ ngày xưa

Công tác quản lý các nghĩa trang: Hình thức quản lý các nghĩa trang chủ yếu theo địa bàn thị trấn và các xã quản lý, đối với nghĩa trang Cầu Khánh ủy ban nhân dân thị trấn giao cho Ban quản lý công trình công cộng của huyện Thanh Sơn quản lý, còn lại các xã nghĩa trang thuộc xã nào xã đó quản lý Chưa có quy định về phân cấp quản lý nghĩa trang; Việc đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tập trung hầu như không có Các cấp ủy chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

Hỏa táng: Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở hỏa táng, khi có nhu cầu người dân sang địa bàn lân cận sử dụng dịch vụ hóa táng (huyện Phù Ninh-tỉnh Phú Thọ hoặc huyện Ba Vì-Hà Nội), tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn thị trấn và các huyện đang còn thấp (thị trấn chiếm tỷ lệ 60% và nông thôn chiếm 30% số ca tử vong), huyện Thanh Sơn chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất; Người dân trên địa bàn huyện vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán từ ngày xưa, nên sự chuyển dịch sang xu hướng hỏa tảng vẫn đang còn chậm

Bảng 1.13: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn huyện Thanh SơnHuyện Thanh Sơn

1Tổng số nghĩa trang nhân dân

1.1 Tổng số nghĩa trang trên địa bàn (Nghĩa trang, nghĩa địa) 135

1.4 Nghĩa trang nông thôn tập trung (Nghĩa trang) Chưa có

Trang 38

Huyện Thanh Sơn2Tỷ lệ sử dụng đất

2.3 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 6,7 / 55% 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 177,3/ 70% 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn huyện (%) 0,3%

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

7Đánh giá hiện trạng chung 

- Nghĩa trang tập trung tại thị trấn có 01 nghĩa trang (Nghĩa trang Cầu Khánh); nghĩa trang đã có quy hoạch chi tiết; đến nay diện tích an táng còn lại khoảng 45% diện tích, vị trí này có khả năng mở rộng trong thời gian tới

- Nghĩa trang địa nông thôn (tại các xã) phân bố theo các thôn với quy mô nhỏ lẻ và phân tán, chưa có quy hoạch, nằm xen kẻ gần khu dân cư và trên đất sản xuất nông nghiệp, hình thức mai táng chủ yếu vẫn là địa táng, tỷ lệ hỏa táng đang còn thấp điều này chứng tỏ nhận thức của người dân vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề về phong tục tập quán

- Công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn huyện: Đối với nghĩa trạng tập trung thị trấn được UBND thị trấn giao cho ban quản lý công trình công cộng huyện quản lý, còn đối với các xã tự quản lý nghĩa trang trên địa bàn mình Chưa có tổ chức, cá nhân nào trực tiếp đầu tư xây dựng nghĩa trang Các cấp chính quyền chưa chú trọng đến công tác quản trang, dẫn đến việc tự tiện chôn cất, gây mất trật tự xây dựng và lãng phí đất tại các nghĩa trang - Tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn còn thấp, người dân vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm và phong tục tập quán cũ nên vẫn chưa muốn sử dụng hình thức hoả táng - Nghĩa địa các thôn xã phân bố rải rác, không có ranh giới và không có quy hoạch cũng như quy chế quản lý và vận hành gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Quy chế quản lý nghĩa trang, lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang chưa được thực hiện theo quy định tại điều 18, Điều 21 Nghị định 35/NĐ-CP do vậy việc sử dụng đất nghĩa trang ở thôn, xã còn nhiều bất cập.

8Đề xuất kiến nghị của UBND huyện Thanh Sơn

8.1 - Trong thời gian tới sẽ cải tạo, mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn tại khu Cầu Khánh lên 8-10ha; Xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý và xây dựng đồng thời xây dựng cơ chế hỗ trợ cũng như tăng cường thu hút đầu tư, xã hội hoá đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang tập trung huyện.

Trang 39

Huyện Thanh Sơn

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ hỏa táng, khuyến khích thực hiện đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hướng chuyển dần từ hình thức mai táng truyền thống sang hình thức mai táng tiên tiến như hỏa táng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

- Thay đổi hình thức táng và quy định cụ thể diện tích đất chôn cất tại nghĩa trang nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, kéo dài tuổi thọ của mỗi nghĩa trang.

- UBND tỉnh sớm xây dựng quy chế quản lý và vận hành nghĩa trang nhân dân tập trung trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để UBND huyện ban hành mức phí dịch vụ nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện.

- Triển khai quy hoạch xây dựng nghĩa trang nông thôn các xã theo định hướng quy hoạch nông thôn mới các xã làm cơ sở xây dựng quy định chung về hoạt động mai táng, vận hành tại các nghĩa trang.

- Quy định rõ chế tài xử phạt đối với sai phạm trong quản lý, sử dụng nghĩa trang, đồng thời tăng cường kiểm tra để thực hiện các quy định của nhà nước được hiệu quả.

Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn, năm 2021.

1.1.12 Huyện Thanh Thủy

Huyện Thanh Thủy có tổng diện tích đất nghĩa trang và nghĩa địa là 64,27 ha, chiếm 0,56% diện tích toàn huyện (giảm 9,36 ha so với năm 2012); Toàn huyện có tổng cộng 42 nghĩa trang và nghĩa địa, trong đó có 01 nghĩa trang tại thị trấn Thanh Thủy và 41 nghĩa trang/nghĩa địa khu vực nông thôn (nẳm rải rác ở các xã)

Nghĩa trang khu vực đô thị (thị trấn Thanh Thủy): có tổng 01 nghĩa trang tập trung nhân dân Bãi Bằng có diện tích 2,11ha (chiếm 3% tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện); nghĩa trang nhân dân Bãi Bằng phục vụ khu vực trung tâm huyện là thị trấn Thanh Thủy, tỷ lệ lấp đầy 70% (hình thức chôn cất hung táng chiếm diện tích 35%, cát táng chiếm diện tích 65%), vị trí này nghĩa trang này không có khả năng mở rộng diện tích Hình thức mai táng khu vực thị trấn trung tâm huyện mấy năm nay đã có nhiều thay đổi, chuyển dịch sang hỏa tảng, tỷ lệ người chết hỏa táng chiếm 80%, điều này chứng tỏ nhận thức của người dân đã được nâng cao trong vấn đề mai táng; Còn lại 20% người mất mai táng bằng hình thức địa táng, sau một thời gian sẽ chuyển sang cát táng.

Hình 1.10: Nghĩa trang tập trung nhân dân Bãi Bằng-TT Thanh Thủy

Trang 40

Nghĩa trang tại các vùng nông thôn (tại các xã): Có tổng 41 nghĩa trang, tổng diện tích 62,16 ha (chiếm 97% tổng diện tích nghĩa trang toàn huyện), trung bình mỗi xã có khoảng 3 nghĩa trang/nghĩa địa, tỷ lệ lấp đầy các nghĩa trang/nghĩa địa chiếm khoảng 70%, các nghĩa trang/nghĩa địa nằm phân tán nhỏ lẻ không tập trung, hình thức chôn cất tại các nghĩa trang vùng nông thôn địa táng chiếm 50% và cát táng chiếm 50% Hình thức mai táng khu vực nông thôn hỏa táng chiếm 40% và địa táng chiếm khoảng 60% sau một thời gian chuyển sang cát táng, trong mấy năm trở lại đây nhận thức người dân có nhiều thay đổi, chuyển dịch sang hóa táng, tuy nhiên tỷ lệ địa táng vẫn đang còn cao

Công tác quản lý các nghĩa trang: Hình thức quản lý các nghĩa trang chủ yếu theo địa bàn thị trấn và các xã quản lý, thuộc đơn vị hành chính nào đơn vị hành chính đó quản lý Chưa có quy định về phân cấp quản lý nghĩa trang; Việc đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tập trung hầu như không có Các cấp ủy chính quyền chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

Hỏa táng: Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở hỏa táng, khi có nhu cầu người dân sang địa bàn lân cận sử dụng dịch vụ hóa táng (huyện Phù Ninh-tỉnh Phú Thọ hoặc huyện Ba Vì-Hà Nội), tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn thị huyện đang có xu hướng gia tăng theo thời gian (khu vực đô thị chiếm 80% và nông thôn chiếm 40%) mặc dù huyện Thanh Thủy chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại thị trấn và xã trên địa bàn huyện

Bảng 1.14: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn H Thanh ThủyHuyện Thanh Thủy

1Tổng số nghĩa trang nhân dân

1.1 Tổng số nghĩa trang trên địa bàn (Nghĩa trang, nghĩa địa) 42

1.4 Nghĩa trang nông thôn tập trung (Nghĩa trang) Chưa có

2Tỷ lệ sử dụng đất

2.3 Diện tích nghĩa trang đô thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 2,11/ 70% 2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 62,16/ 70% 2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn huyện (%) 0,56%

3Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan