PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (ĐẶC BIỆT LÀ HỆ SINH THÁI RỪNG) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

136 1 0
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN  (ĐẶC BIỆT LÀ HỆ SINH THÁI RỪNG) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1 I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1 1. Hiện trạng môi trường 1 2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn và công tác thu gom, xử lý 19 3. Hiện trạng phân bố không gian các khu nghĩa trang 34 4. Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường 36 II. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 38 1. Hệ sinh thái rừng 38 2. Hệ sinh thái nông nghiệp 42 3. Các hệ sinh thái thủy sinh 43 4. Đa dạng loài và nguồn gen 46 5. Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học 52 PHẦN II: PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG HỌC SINH HỌC 56 I. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 56 1. Dự báo chất lượng môi trường giai đoạn 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 56 2. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc phân vùng phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 57 3. Đề xuất phương án phân vùng môi trường và định hướng bảo vệ môi trường tại các phân vùng 61 II. PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC, KHU VỰC CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 69 1. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học 69 2. Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng 71 III. PHƯƠNG ÁN VỀ VỊ TRÍ, QUY MÔ, LOẠI HÌNH CHẤT THẢI, CÔNG NGHỆ DỰ KIẾN, PHẠM VI TIẾP NHẬN 75 1. Dự báo phát sinh chất thải rắn 75 2. Quan điểm và mục tiêu lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn 75 3. Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận của các cơ sở xử lý chất thải 85 IV. PHƯƠNG ÁN VỀ ĐIỂM, THÔNG SỐ, TẦN SUẤT QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ QUỐC GIA, LIÊN TỈNH VÀ TỈNH 97 1. Mục tiêu 97 2. Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí 99 V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG LẦM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 103 1. Phương án về tổ chức quản lý 103 2. Phương án về khoa học công nghệ 104 3. Phương án về chính sách 105 4. Phương án thu hút vốn đầu tư 105 5. Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 107 VI. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC KHU NGHĨA TRANG 110 1. Định hướng phát triển 110 2. Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ 110

Trang 1

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

(ĐẶC BIỆT LÀ HỆ SINH THÁI RỪNG) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THUỘC DỰ ÁN: “LẬP QUY HOẠCH TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”

ĐƠN VỊ TƯ VẤN: LIÊN DANH NHÀ THẦU: HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN & VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nhóm tư vấn BVMT, BTTN & ĐDSH

Tháng 11/2023

Trang 2

Căn cứ pháp lý xây dựng phương án:

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020;  Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 năm 2017;

 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 năm 2017;

 Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 năm 2008;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020;  Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

 Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;

 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

 Nghị định số 08/2022/NĐ0CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017;

 Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;

 Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 09 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019;

 Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, qui hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu;

 Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 09 tháng 04 năm 2020 về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Trang 3

 Chiến lược Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

 Chương trình hành động số 41- CTr/TU ngày 12 tháng 11 năm 2009 thực hiện Chỉ thị số: 29- CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

 Quyết định số 1107/2008/QĐ- UBND ngày 24 tháng 04 năm 2008 về ban hành quy định một số điểm cụ thể về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

 Chỉ thị số 28/CT-UBND, ngày 05 tháng 09 năm 2012 về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

 Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 04 năm 2022 về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BTNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường BTTN Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH Đa dạng sinh học

GDP Tổng sản phẩm Quốc nội GHCP Giới hạn cho phép

KTXH Kinh tế xã hội

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản

TNTN Tài nguyên thiên nhiên TSS Tổng chất rắn lơ lửng

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒNTHIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1

I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1

1 Hiện trạng môi trường 1

2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn và công tác thu gom, xử lý 19

3 Hiện trạng phân bố không gian các khu nghĩa trang 34

4 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường 36

II HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 38

1 Hệ sinh thái rừng 38

2 Hệ sinh thái nông nghiệp 42

3 Các hệ sinh thái thủy sinh 43

4 Đa dạng loài và nguồn gen 46

5 Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học 52

PHẦN II: PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊNNHIÊN VÀ ĐA DẠNG HỌC SINH HỌC 56

I PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 56

1 Dự báo chất lượng môi trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 56

2 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc phân vùng phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 57

3 Đề xuất phương án phân vùng môi trường và định hướng bảo vệ môi trường tại các phân vùng 61

II PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC, KHU VỰC CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 69

1 Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học 69

2 Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng 71

Trang 6

III PHƯƠNG ÁN VỀ VỊ TRÍ, QUY MÔ, LOẠI HÌNH CHẤT THẢI, CÔNG

NGHỆ DỰ KIẾN, PHẠM VI TIẾP NHẬN 75

1 Dự báo phát sinh chất thải rắn 75

2 Quan điểm và mục tiêu lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn 75

3 Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận của các cơ sở xử lý chất thải 85

IV PHƯƠNG ÁN VỀ ĐIỂM, THÔNG SỐ, TẦN SUẤT QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ QUỐC GIA, LIÊN TỈNH PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG LẦM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 103

1 Phương án về tổ chức quản lý 103

2 Phương án về khoa học công nghệ 104

3 Phương án về chính sách 105

4 Phương án thu hút vốn đầu tư 105

5 Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 107

VI PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC KHU NGHĨA TRANG 110

1 Định hướng phát triển 110

2 Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ 110

VII DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 116

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ, 2014-2019 1

Bảng 2: Đặc điểm và phân bố các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2

Bảng 3: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số sông lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 8

Bảng 4: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các huyện, thành phố, thị xã 20

Bảng 5: Thành phần chất thải rắn ở tỉnh Phú Thọ 21

Bảng 6: Hiện trạng khối lượng chất thải rắn công nghiệp tỉnh Phú Thọ 22

Bảng 7: Hiện trạng khối lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2021 23

Bảng 8: Khối lượng CTR xây dựng phát sinh ở tỉnh Phú Thọ 25

Bảng 9: Khối lượng CTR sinh hoạt thu gom, phát sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 26 Bảng 10: Hiện trạng các KXL CTR tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 29

Bảng 11: Hiện trạng các Lò đốt CTR trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 29

Bảng 12: Hiện trạng các bãi chôn lấp CTR trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 30

Bảng 13: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nhân dân phân theo huyện, thành thị 34

Bảng 14 Hiện trạng các khu rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ năm 2020 39

Bảng 15 Cấu trúc thành phần khu hệ cá 46

Bảng 16 Thành phần loài theo ngành thực vật 47

Bảng 17 Các họ thực vật đa dạng nhất về loài 47

Bảng 18 Những chi thực vật có số loài lớn nhất tại khu vực nghiên cứu 48

Bảng 19 Công dụng của các loài thực vật 49

Bảng 20 Cấu trúc thành phần loài thú 50

Bảng 21: Mục tiêu bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030 58

Bảng 22: Hệ thống phân vùng bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ 62

Bảng 23: Các khu bảo tồn và rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ 63

Bảng 24: Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Phú Thọ 65

Bảng 25: Nội dung phương án quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Phú Thọ 2021 -2030 73 Bảng 26: Các chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh CTR năm 2030, tầm nhìn 2050 .79

Trang 8

Bảng 27: Các chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh CTR công nghiệp năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 81 Bảng 28: Các chỉ tiêu kỹ thuật dự báo phát sinh CTR y tế năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 83 Bảng 29: Dự báo chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn xây dựng 84 Bảng 30: Lộ trình thực hiện Quy hoạch xử lý CTR tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 94 Bảng 31: Số lượng vị trí quan trắc, lấy mẫu đề xuất mới trong thời kỳ 2021-203099 Bảng 32: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo giai đoạn và nguồn vốn 106 Bảng 33: Quy hoạch sử dụng đất rừng đến năm 2030 107 Bảng 34: Tổng hợp vốn thực hiện quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn và giai đoạn đến năm 2030 118

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Nồng độ As trong đất ở một số khu vực trong tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 4 Biểu đồ 2 Thông số BOD5 trong môi trường nước nội đồng bị ảnh hưởng đô thị, dịch vụ ở một số khu vực trong tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 6 Biểu đồ 3 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ở một số khu vực trong tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2016-2020 7 Biểu đồ 4 Nồng độ NH4+-N trong nước ngầm một số khu vực trong toàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 11 Biểu đồ 5: Nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực chịu ảnh hưởng bởi công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 13 Biểu đồ 6: Nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng làng nghề trên toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 13 Biểu đồ 7: Nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng đô thị, dịch vụ, du lịch trên toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 14 Biểu đồ 8 Kết quả quan trắc tiếng ồn không khí tại một số điểm quan trắc ở các huyện, giai đoạn 2016-2020 15 Biểu đồ 9 Kết quả quan trắc tiếng ồn không khí tại một số điểm quan trắc tại các huyện, giai đoạn 2016-2020 15 Biểu đồ 10 Diện tích rừng phân theo chức năng và theo nguồn gốc 39

Trang 10

PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG1 Hiện trạng môi trường

1.1 Môi trường đất

1.1.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Phú Thọ

Năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của Phú Thọ là 353.456 ha, trong đó đất rừng chiếm 47,4%, đất sản xuất nông nghiệp 33,4%, đất phi nông nghiệp 15,9% và đất chưa sử dụng 0,6%

Trong giai đoạn 2010-2020, có sự biến động khá lớn về diện tích đối với nhiều hạng mục đất có diện tích lớn Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1,8%/ năm, đất nuôi trồng thủy sản tăng 5,8%/năm Diện tích đất lâm nghiệp biến động nhỏ, giảm khoảng 11.000 ha (tỷ lệ tăng trưởng -0,6%/năm), tuy nhiên cơ cấu rừng có sự biến động khá lớn với tỷ lệ diện tích rừng phòng hộ giảm 2,8%/năm, trong khi rừng đặc dụng tăng 3,7%/năm (chi tiết xem Bảng 1).

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2010-2020

B Đất phi nông nghiệp - 53,472.82 56,277.46 15.9

Trang 11

Việc mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng góp phần vào tăng trưởng kinh tế ngành và cơ hội việc làm nông nghiệp cho một bộ phận người dân Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là xu hướng đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã tăng áp lực sinh thái nên tài nguyên đất, nước và ĐDSH của tỉnh Phú Thọ (do thu hẹp diện tích các vùng bù sinh thái tự nhiên).

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 26 đơn vị đất thuộc 7 nhóm đất chính được thể hiện trong Bảng 2 Đánh giá tiềm năng các loại đất của Phú Thọ cho thấy rằng, đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh Phú Thọ thích hợp cho sự phát triển của các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành nông – lâm nghiệp của địa phương Đất đai ở tỉnh còn có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất hiệu quả có thể tăng năng suất ở nhiều nơi.

Bảng 2: Đặc điểm và phân bố các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thành phần cơ giới nhẹ, đất chua,các chất dinh dưỡng trong đất thấp

Màu mỡ, thích hợp với nhiều loạicây hoa màu, cây họ đậu (ngô, lạc,khi bão hòa nước Tính trương, cocủa đất lớn, khi khô trở nên cứng rắncơ giới nhẹ đến sét, hàm lượng chấthữu cơ nghèo, độ phì thấp, thích hợptrồng các loại cây lúa, ngôthuận lợi cho việc trồng cây dàingày, đặc biệt ưu tiên cho phát triểncây ăn quả, cây chè, cây có đốt vàcác loại cây có khả năng bảo vệ, cải

Trang 12

Nhóm đấtDiện tíchVị trí phân bốĐặc điểm ngay trên tầng mặt, đất chua, hàmlượng chất hữu cơ rất nghèo, có thểgiới trung bình và nặng, hàm lượngcác chất dinh dưỡng trung bình đếnkhá, dung tích hấp thụ thấp, xói mònrửa trôi mức trung bình, thích hợptrồng các loại cây như tre, nứa, keo,chè,

Nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kếhoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Phú Thọ và Cổng thông tin

điện tử tỉnh Phú Thọ

1.1.2 Kết quả quan trắc môi trường đất

Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2011-2015, sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ đã tiến hành quan trắc1, phân tích về môi trường đất tại 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với 07 thông số (pH; As mg/kg; Cd mg/kg; Cu mg/kg; Pb mg/l; Zn mg/kg; DDT mg/l) Phần lớn các vị trí quan trắc, phân tích tại các huyện, thành, thị đều đại diện cho các vùng, điểm chịu nhiều tác động của công nghiệp, đô thị, làng nghề, Kết quả thực hiện quan trắc môi trường tại 38 điểm (38 mẫu/năm) (PhuThoDoNRE, 2016) Kết quả quan trắc, phân tích trung bình giai đoạn II (2011 - 2015) cho thấy: hầu hết các thông số quan trắc phân tích đều trong GTGH; các thông số trong môi trường đất năm 2015 diễn biến thấp hơn so với năm 2014,2013, 2012 (so sánh với giới hạn của QCVN 03:2008/ BTNMT, QCVN 15:2008/BTNMT) Tuy nhiên, chỉ có môi trường đất tại huyện Cẩm Khê bị ô nhiễm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Từ những kết quả phân tích, cần có các biện pháp khuyến cáo người nông dân không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón để bảo vệ đất không bị sói mòn, bạc màu và ô nhiễm.

1Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi trường hàngnăm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năn 2015”

Trang 13

Trong giai đoạn 2016-2020, kết quả quan trắc phân tích 432 mẫu/48 vị trí và 7 thông số/mẫu (gồm 6 kim loại nặng (KLN) và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)), so sánh với giới hạn cho phép của QCVN 03-MT:2015/ BTNMT năm cho thấy: kết quả phân tích đều trong GHCP (PhuThoDoNRE, 2020) Kết quả này cũng là chỉ dấu tích cực cho môi trường đất hiện tại ở Phú Thọ Tuy nhiên, các phân tích này chưa đủ để đánh giá thực trạng ô nhiễm đất/và suy thoái đất ở Phú Thọ (Ví dụ: vi sinh vật đất, các đặc tính vật lý và hóa học khác của đất như cấu trúc đất, độ mùn, khả năng cho thấm nước,…) do mở rộng sản xuất các hệ thống đơn canh và thâm canh, cũng như phát triển các cơ sở hạ tầng khác.

Đất là một hệ thống sống, bởi vậy, về mặt lý thuyết, bất kỳ tác động nào của con người đến đất đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống này Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của Phú Thọ với các vùng chuyên canh (và độc canh) lớn (như chè, bưởi, ), và giảm ĐDSH nông nghiệp (giảm diện tích cây đậu đỗ, qui mô nuôi ong,…), các tác động đến chất lượng môi trường đất là không thể chỉ dựa vào kết quả quan trắc hữu hạn, mà cần có sự quan tâm bảo vệ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường/cảnh quan của tỉnh Phần dưới đây sẽ liệt kê thực trạng các nguyên nhân và đầu tư sản xuất chính – gây áp lực suy thoái và ô nhiễm môi trường đất.

1.1.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

* Nguyên nhân trực tiếp:

Đất ô nhiễm là do các nguồn từ chất thải sinh hoạt; phân bón hóa học và thuốc BVTV sử dụng trong trồng trọt; chất thải chăn nuôi Ngoài ra có các nguyên

Trang 14

nhân khác: từ các nguồn xả thải của các KCN, CCN, hoạt động khai thác khoáng sản, quá trình đô thị hóa2

- Do sản xuất công nghiệp: Tập trung tại các KCN, CCN do chưa được đầu

tư các hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo tiêu chuẩn cho phép Một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn sử dụng hệ thống công nghệ cũ từ những thập niên 60-80 của thế kỷ trước Theo thời gian sử dụng thiết bị máy móc cũ, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu thải ra nhiều chất thải như nước thải, khí thải, CTR Cùng với đó, do sự thiếu đầu tư đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường đã làm giảm chất lượng môi trường đất khu vực xung quanh.

- Do chất thải đô thị: Nước thải đô thị chưa được đầu tư hệ thống xử lý tập

trung, rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, đặc biệt là các vùng ven đô thị, gây ô nhiễm môi trường mất mỹ quan đô thị Mặt khác, nguồn nước thải đô thị cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực.

- Do các hoạt động sản xuất tại làng nghề thủ công truyền thống: Chủ yếu

phát sinh từ các hoạt động mỳ bún gạo, các cơ sở mộc gia dụng, chế biến gỗ, tái chế nhựa, sản xuất và chế biến chè xanh, chè đen,…

- Nhiều ngành khai thác quặng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng,… thải ra

chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác, cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất.

* Nguyên nhân gián tiếp:

- Mở rộng diện tích hệ thống canh tác đơn canh trong sản xuất nông nghiệp(cây ngắn ngày và cây công nghiệp) Các hệ thống này tuy không trực tiếp gây ô

nhiễm đất, tuy nhiên hình thức canh tác này làm giảm chất lượng dịch vụ sinh thái trong trợ giúp các hoạt động sống trong đất, làm cho đất dễ bị tổn thương hơn trước các tác động của chất thải gây ô nhiễm Môi trường đất có quan hệ chặt chẽ với môi trường nước, và một phần với môi trường không khí Khi môi trường đất bị ô nhiễm, các chất hòa tan ô nhiễm dễ dàng di chuyển (do khả năng giữ dinh dưỡng của đất giảm) vào nguồn nước và gây ô nhiễm nước (cả nước mặt và nước ngầm) Đất bị ô nhiễm cũng làm giảm khả năng kết cấu, phát tán bụi mịn lên không khí khi có các tác động vật lý (do con người, động vật hoặc gió) Bởi vậy, bảo vệ môi trường đất phải là ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững, cũng như góp phần giảm tác động ô nhiễm lên các tài nguyên nước, đất và không khí.

- Môi trường đất bị ô nhiễm làm giảm năng suất cây trồng, làm nhiễm bẩnnguồn nước ngầm từ đó gia tăng chi phí xử lý nguồn nước cấp, đồng thời gây ra

một số bệnh cho con người và động thực vật Tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do các tác động của con người, do hoạt động xả thải trực tiếp hoặc chôn lấp các loại chất thải sinh hoạt, CTR nguy hại, không hợp vệ sinh đã dẫn đến tình

2 Nguồn: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Moi-truong/Nhung-van-de-o-nhiem-moi-truong-phat-sinh-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tren-dia-ban-tinh-Phu-Tho-1678/

Trang 15

trạng môi trường đất đang có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là tại các khu vực tiếp nhận trực tiếp các loại chất thải chưa được thu gom xử lý triệt để

1.2 Môi trường nước

1.2.1 Chất lượng môi trường nước mặt a) Hiện trạng môi trường nước mặt

Chất lượng môi trường nước mặt trung bình giai đoạn 2011 - 2015, ô nhiễm thông số COD, BOD5, TSS, vi sinh vật, NH4+-N Tại khu vực thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, nồng độ COD, BOD5 cao hơn so với trung bình năm 2014, 2013, 2012, 2011, giai đoạn 2006-20103 Thông số DO quan trắc thấp nhất tại đầm Cả, xã Từ Đà, huyện Phù Ninh, DO là 1,17 mg/l, cao nhất tại hồ Vạ, khu Tân Long, xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, DO là 4,53 mg/l Thông số COD, BOD5 quan trắc cao nhất tại mương tiếp nhận NTSH ra phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì COD là 205 mg/l, BOD5 là 158 mg/l, thấp nhất tại đầm Ao Châu, thị trấn Hạ Hoà, huyện Hạ Hoà, COD là 41 mg/l, BOD5 là 19 mg/l Thông số TSS quan trắc cao nhất tại mương tiếp nhận NTSH ra phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, TSS là 283 mg/l, thấp nhất tại đầm Ao Châu, huyện Hạ Hòa, TSS là 40 mg/l Trong khi đó, nồng độ NH4+-N quan trắc cao nhất tại mương tiếp nhận NTSH ra phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì là 9,266 mg/l, thấp nhất tại khu 2, xã Tử Đà, huyện Phù Ninh là 0,123

Biểu đồ 2 Thông số BOD5 trong môi trường nước nội đồng bị ảnh hưởng đôthị, dịch vụ ở một số khu vực trong tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015

Nguồn: (PhuThoDoNRE, 2016).

3Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi trường

hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năn 2015”

Trang 16

Dựa trên Biểu đồ 3, có sự khác biệt rất lớn giữa các điểm quan trắc ở các huyện, thị về kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước Các vị trí quan trắc đều là các đầm hồ, mương tiếp nhận nước thải sinh hoạt (NTSH) đô thị, các khu dân cư của thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng,…

- Chỉ tiêu DO: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và Lâm Thao;

- Chỉ tiêu TSS: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và Tam Nông;

- Chỉ tiêu BOD5: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và Lâm Thao;

- Chỉ tiêu COD: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt Trì, huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, và Tam Nông;

- Chỉ tiêu NO2: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt Trì; - Chỉ tiêu NH4+: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt Trì,

huyện Thanh Sơn;

- Chỉ tiêu PO43-: không đạt cao ở các điểm lấy mẫu tại huyện Thanh Sơn; - Chỉ tiêu E.Coli: chỉ một số ít mẫu ở các điểm lấy mẫu tại thành phố Việt

Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, Thanh Sơn không đạt giới hạn cho phép.

Thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh là 2 địa bàn có chất lượng môi trường nước mặt kém hơn, bởi vậy các biện pháp bảo vệ môi trường nước mặt cần

Trang 17

đặc biệt ưu tiên ở 2 khu vực này Do ảnh hưởng nước thải của Công ty Giấy Lửa Việt nên nước đầm lầy Hạ Hoà đang bị ô nhiễm, xuất hiện mùi hôi thối, hàm lượng BOD5 lên tới 180 – 670 mg/l Các đầm, hồ tại Thành phố Việt Trì, và tại các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba và Thanh Sơn cũng có dấu hiệu ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần.

Cũng theo kết quả khảo sát từ dự án “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016 đến năm 2020”, hiện nay hiện trạng ô nhiễm nước ở một số sông lớn trên địa bàn

Vấn đề xử lý nước thải của các cơ sở sảnxuất có nước thải ra sông Hồng, đã đượcquan tâm, một số đơn vị đã tuần hoàn sửdụng nước thải sau xử lý vào sản xuất,nên giảm lưu lượng và nồng độ các chấtô nhiễm nước thải Giá trị cao nhất tạikhu vực cách cửa thải Công ty TNHHMiwon VN 50m về phía hạ lưu, phườngThọ Sơn, thành phố Việt Trì.

Quan trắc 112 mẫu, kết quả

sông Lô Hoạt động kinh doanh tại các bến bãi tấpnập, mật độ giao thông đường thủy tăngcao, các phương tiện chuyên chở vật liệuthường xuyên, điều này gây ô nhiễmdòng sông cục bộ Bên cạnh đó, mô hìnhnuôi cá lồng trên sông của người dândọc dòng sông Lô đã phát triển nhânrộng, đây cũng là tác nhân gây ô nhiễmvề chất hữu cơ Tuy nhiên, chất lượngnước sông Lô vẫn được đánh giá là tốt,có thể dùng cấp cho sinh hoạt nhưngphải được xử lý trước khi sử dụng.

Thực hiện quan trắc 60 mẫu,kết quả 40/60 mẫu có một sốthông số vượt GHCP, TSS vượttừ 1,17÷ 2,1 lần, COD,BOD5 vượt từ 1,07 ÷ 2,25 lần.Giá trị cao nhất tại khu vực bếnkinh doanh cát sỏi Công ty cổphần VLXD Sông Lô, phườngDữu Lâu, thành phố Việt Trì vàkhu vực cách Cảng An Đạo100m về phía hạ lưu, xã AnĐạo, huyện Phù Ninh.

3 Nước

sông Đà Ít chịu tác động của hoạt động sản xuấtCN Tuy nhiên, lại bị tác động của cáchoạt động của các bến bãi kinh doanhcát, đánh bắt thuỷ sản, nuôi cá lồng trênsông, vận tải đường sông và một lượngNTSH khu dân cư.

Thực hiện quan trắc 16 mẫu,kết quả 8/16 mẫu có thông sốTSS vượt GHCP từ 1,17 ÷ 1,3lần Giá trị cao nhất tại khuvực xã Tinh Nhuệ, huyệnThanh Sơn

4 Nước Giá trị các thông số quan trắc cao nhất Quan trắc 24 mẫu, kết quả

Trang 18

sông Bứa tại khu 15, xã Địch Quả, huyện ThanhSơn và thấp nhất tại khu vực xã Tề Lễ,huyện Tam Nông.

Giá trị các thông số quan trắc cao nhấttại khu vực khu 12, xã Vân Du, huyệnĐoan Hùng.

Thực hiện quan trắc 8 mẫu, kếtquả 4/8 mẫu có thông số COD,BOD5 vượt GHCP 1,27 ÷ 1,88lần

b) Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường nước mặt

Nhìn chung môi trường nước trên địa bàn tỉnh vẫn chưa bị ô nhiễm ở mức cao Tuy nhiên, tại một số khu vực tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nhà máy sản xuất các nhà hàng dịch vụ ăn uống hay các khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ và theo chiều hướng gia tăng Đây là một số nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường nước của tỉnh trong giai đoạn vừa qua Đặc biệt, môi trường nước mặt ở Phú Thọ đang ô nhiễm ở mức báo động ở một số khu vực/địa bàn do tiếp nhận nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép Tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 6 triệu m3/năm, đặc trưng ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, NH4+, coliform4,… Chất lượng nước các đầm, ao, hồ trong các KCN, CCN và đô thị cao hơn nhiều so với các ao hồ ít chịu tác động bởi sản xuất công nghiệp và thành thị trên địa bàn tỉnh.

Đối với khu vực nông thôn, qua khảo sát thì môi trường nước mặt ở khu vực này bị ô nhiễm từ 4 nguồn chính:

Thứ nhất, nước từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: bị ảnh hưởng bởi các

hoá chất của phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ chăn nuôi,… thải ra hệ thống kênh rãnh nội đồng và các con sông lớn

Thứ hai, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư: Nước thải sinh hoạt từ các

cụm dân cư các xã, thôn do phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Thứ ba, nước thải sản xuất của các làng nghề, làng có nghề: do không có hệ

thống xử lý và chất thải sản xuất không được thu gom xử lý gây ô nhiễm nhuồn nước thuỷ vực tiếp nhận dặc biệt đối với các làng nghề sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột, sắn, ngô, khoai tại các huyện: Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh.

Thứ tư, nuôi trồng thủy sản: theo số liệu thống kê năm 2020, trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ có 10.865,3 ha mặt nước NTTS và 1.832 lồng cá nuôi trên các nhánh sông (PhuThoDSO, 2020), chủ yếu nuôi cá thương mại và số ít sản xuất cá giống Chỉ một phần diện tích được nuôi thâm canh, còn lại bán quảng canh và quảng

4 Nguồn: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-van-de-ve-moi-truong-phu-tho-30415.htm

Trang 19

canh Đối với diện tích nuôi thâm canh, với lượng thức ăn lớn và chất thải đưa vào nguồn nước cùng với thói quen làm thức ăn cho cá đã làm cho chất lượng nước tại các ao hồ đầm nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ.

Theo kết quả, dự án: “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2016 đến năm 2020”5, môi trường nước nội đồng ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ và bởi sản xuất công nghiệp Cụ thể như sau:

- Ảnh hưởng bởi đô thị, các ngành dịch vụ: Các vị trí quan trắc đều là các đầm

hồ, mương tiếp nhận nước thải sinh hoạt (NTSH) đô thị, các khu dân cư của thành phố Việt Trì, các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng,… NTSH chủ yếu được thu gom và thải trực tiếp vào cống, rãnh sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận Thực hiện quan trắc 156 mẫu Kết quả 96/156 mẫu có một số thông số vượt GHCP, thông số TSS vượt từ 1,04 ÷ 3,1 lần, COD, BOD5 vượt từ 1,07 ÷ 6,87 lần, NO2- vượt từ 1,08 ÷ 1,74 lần, NH4+ vượt từ 1,84 ÷ 3,76 lần, PO43- vượt từ 1,13 ÷ 1,41 lần Giá trị cao nhất tại mương tiếp nhận NTSH thành phố ra khu vực phường Nông Trang, thành phố Việt Trì.

- Ảnh hưởng bởi công nghiệp: Hiện nay các lưu vực tiếp nhận nước thải

công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm theo dòng chảy Một số các đầm, hồ quan trắc là nơi tiếp nhận nước thải công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn Thực hiện quan trắc 116 mẫu, kết quả 77/116 mẫu có một số thông số vượt giới hạn cho phép, thông số TSS vượt từ 11,06 ÷ 3,64 lần; thông số COD, BOD5 vượt từ 1,2 ÷ 92 lần, thông số NO2- vượt từ 06 ÷ 14,86 lần; thông số NH4+ vượt từ 1,07 ÷ 2,46 lần; thông số PO43- vượt từ 1,33 ÷ 5,62 lần Giá trị cao nhất tại suối Giát, cách cửa thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Sơn 50m về phía hạ lưu, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn.

1.2.2 Chất lượng môi trường nước ngầm a) Hiện trạng môi trường nước ngầm

Về cơ bản, chất lượng nước ngầm ở Phú Thọ còn tương đối tốt và an toàn Giai đoạn 2011-20156, tại một số điểm quan trắc nước ngầm ở một số vị trí thuộc khu vực thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, ô nhiễm về nồng độ NH4+-N, độ cứng Ngoài ra, tại một số vị trí quan trắc có phát hiện thấy các yếu tố nguy hại, mặc dù chúng tồn tại với nồng độ trong GTGH nhưng khi sử dụng nguồn nước này lâu, chúng sẽ tích tụ cộng gộp trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng Các yếu tố này đang có xu thế tăng theo thời gian cả về nồng độ và diện tích phân bố, tập trung chủ yếu tại những khu vực có các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao như các bãi rác thải, KCN, CNN,

5 Nguồn: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Moi-truong/DANH-GIA-CHAT-LUONG-MOI-TRUONG-TINH-PHU-THO-NAM-2019-3131

6 Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi trường

hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năn 2015”

Trang 20

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng số mẫu nước được thu thập và phân tích là 952 mẫu tại 56 điểm lấy mẫu ở các huyện, thành, thị So sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT, kết quả cho thấy: chỉ có ở Đoan Hùng (1/4 mẫu) và Cẩm Khê (2/4 mẫu) phân tích có độ cứng không đạt GHCP.

Theo đánh giá chung, hiệu quả sử dụng nước ngầm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ hiện thấp so với mặt bằng chung của thế giới7 Sức ép tăng phát triển các ngành công nghiệp và đô thị hóa, tăng năng suất cây trồng sẽ cần các chính sách điều chỉnh về việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt ở Việt Nam là rất thiết Để có cái nhìn tổng thể về hậu quả và các tổn thất kinh tế do không có hành động can thiệp ở thời điểm hiện tại, WorldBank đã lựa chọn một số thách thức có thể xảy ra trong tương lai để mô hình hóa những tác động kinh tế trên diện rộng và các tác động tiêu cực sẽ xảy ra vào năm 2035 nếu không có hành động can thiệp kịp thời và hiệu quả ở Việt Nam8

Như vậy, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Phú Thọ tuy chưa xuất hiện trên diện rộng nhưng đã gây ra những sức ép không nhỏ đến công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Trong thời gian tới, việc khai thác và sử dụng nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) có hiệu quả, tiết kiệm, hài hòa các lợi ích trong bối cảnh nguồn nước suy giảm do biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.

b) Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường nước ngầm

7 Theo World Bank, với mỗi đơn vị (m3) nước, Việt Nam chỉ tạo ra 2,37 đôla GDP, khoảng 1/10 so với mức trungbình toàn cầu là 19,42 đôla.

8Một nghiên cứu đã thực hiện mô hình hóa các tác động tiêu cực của các mối đe dọa tới GDP tổng thể vào năm2035, so sánh với kịch bản năm 2035 không có đe dọa, kết quả chạy mô hình cho thấy, các đe dọa sẽ gây thiệt hại từ0,2-3,5% tổng GDP (WorldBank, 2019).

GTGHNH4+-N < 0,1 mg/l

Trang 21

Chất lượng nước ngầm có quan hệ chặt chẽ với chất lượng nước mặt và chất lượng đất (có vai trò tinh lọc, phân hủy sinh học và hóa học khi nước mặt dò rỉ, di chuyển vào nước ngầm) Bởi vậy, nước ngầm cũng chịu chi phối bởi 4 nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt cụ thể: đô thị hóa, phát triển các ngành dịch vụ; sản xuất công nghiệp và từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các làng nghề, khu vực khai thác khoáng sản,… làm ô nhiễm nguồn nước mặt và thẩm thấu xuống làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

1.3 Môi trường không khí

a) Hiện trạng môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch, gây mùi khó chịu hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống hô hấp, hệ thần kinh của người/động vật, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi Ô nhiễm không khí đến từ con người lẫn tự nhiên Hàng năm con người thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng, cũng như từ các hoạt động nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV) Các thông số được quan trắc bao gồm: Ồn (dBA); Bụi TPS (mg/m3); Bụi PM10 (mg/m3); CO (mg/m3); SO2 (mg/m3); NOx (mg/m3), chỉ số AQI.

Giai đoạn 2011-2015, kết quả quan trắc 144 điểm, phân tích các thông số môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, nước tại một số khu dân cư xung quanh các cơ sở sản xuất, KCN, CCN vượt GTGH nhiều lần Các thông số ô nhiễm ảnh hưởng liên vùng Đặc biệt là môi trường không khí chịu ảnh hưởng của các nguồn khí thải lan truyền trong không gian theo hướng gió đem nguồn ô nhiễm từ vùng này sang vùng khác9 Qua kết quả quan trắc cho thấy: trung bình giai đoạn 2011 - 2015 cao hơn hơn so với năm 2014, 2013, 2012 và cao hơn năm 2011 dự án giai đoạn 2006-2010 Cụ thể:

- Các loại khí như CO, NO2, SO2, H2S: Có nguồn gốc phát sinh do các hoạt động CN, nên xu hướng diễn biến năm sau cao hơn năm trước;

9 Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Dự án “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo môi trường

hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năn 2015”

Trang 22

Biểu đồ 5: Nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực chịu ảnh hưởngbởi công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015

- Một số làng nghề như làng nghề gạch của xã Thạch Sơn, làng nghề ủ ấm xã Sơn Vi của huyện Lâm Thao, làng nghề gạch xã Phù Ninh huyện Phù Ninh, làng nghề sản xuất gạch xã Hiền Đa của huyện Cẩm Khê,… đã và đang bị ô nhiễm về bụi TSP, bụi PM10 Ngoài ra, tại các làng nghề sản xuất gạch thì nồng độ của các khí ô nhiễm như CO SO2, NOx cao hơn các khu vực khác, tại khu vực làng nghề gạch xã Thạch Sơn huyện Lâm Thao các khí SO2, NOx vượt GTGH.

Khu vực sản xuất gạch khu5 xã Hiền Đa – H.Cẩm Khê

TB giai đoạn ITB năm 2011TB năm 2012TB năm 2013TB năm 2014TB năm 2015TB giai đoạn II

Biểu đồ 6: Nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng làngnghề trên toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010.

Trang 23

- Bên cạnh đó, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa nông thôn, cải tạo, nâng cấp các khu du lịch, sinh hoạt của dân cư đã gây ra ô nhiễm không khí: bụi, tiếng ồn, các loại khí thải như CO, SO2 Mức độ ô nhiễm tăng cao ở các khu vực thành thị, nhất là vào những thời gian cao điểm Ngoài ra, việc sử dụng đun nấu bằng than tổ ong ở khu nội thị còn phổ biến, thường xuyên cũng gây ô nhiễm môi trường không khí.

Tại một số khu vực tập trung dân cư đông đúc như khu vực trung tâm phường Gia Cẩm, phường Tân Dân của thành phố Việt Trì, thị trấn Lâm Thao huyện Lâm Thao, phường Hùng Vương thị xã Phú Thọ, thị trấn Hạ Hòa huyện Hạ Hòa, thị trấn Thanh Thủy huyện Thanh Thủy,… đã và đang bị ô nhiễm về bụi TSP, bụi PM10.

Biểu đồ 7: Nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng đôthị, dịch vụ, du lịch trên toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010

Theo báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện mạng lưới quan trắc phân tích cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020 cho thấy tại các điểm quan trắc ở các huyện (chủ yếu là tại nơi có nguy cơ ô nhiễm cao, không khi bị ô nhiễm bởi công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch và làng nghề) đều xuất hiện mẫu có TSP cao hơn GHCP Tuy nhiên các khu vực có số mẫu vượt GHCP nhiều là thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và Lâm Thao Đây là 3 khu vực có số mẫu vượt GHCP về tiêu chí độ ồn cao nhất trong tỉnh Kết quả quan trắc năm 2020 cho thấy sự cải thiện rõ dệt về tiêu chí TSP và độ ồn ở các huyện Riêng ở TP Việt Trì, tại các điểm quan trắc chỉ số TSP vẫn duy trì ở mức báo động (Biểu đồ 8 và Biểu đồ 9).

Trang 24

Biểu đồ 8 Kết quả quan trắc tiếng ồn không khí tại một số điểm quan trắc ởcác huyện, giai đoạn 2016-2020

Biểu đồ 9 Kết quả quan trắc tiếng ồn không khí tại một số điểm quan trắc tạicác huyện, giai đoạn 2016-2020

b) Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí

Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang có dấu hiệu bị ô nhiễm do khí và bụi thải tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị, các KCN, CCN, các khu vực khai thác chế biến khoáng sản đặc biệt là khai thác, chế biến đá xây dựng, các tuyến đường giao thông xuống cấp, lưu lượng xe tham gia giao thông nhiều, phát sinh các khí thải, dung môi hữu cơ, bụi đã tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người10 Bên cạnh đó, không khí ở khu vực nông thôn cũng bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm ở một số khu vực có các làng nghề Qua khảo sát, môi trường không khí bị ô nhiễm hiện nay chủ yếu là bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt Như vậy, nguyên nhân gây ra ô nhiễm

10 Nguồn: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Moi-truong/Nhung-van-de-o-nhiem-moi-truong-phat-sinh-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tren-dia-ban-tinh-Phu-Tho-1678/

Trang 25

không khí chủ yếu được sinh ra từ các ngành công nghiệp: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thác khoáng sản, chế biến gỗ

Tại khu vực nông thôn, nhìn chung chất lượng không khí còn khá tốt Tuy nhiên, gần đây do hoạt động sản xuất tại các làng nghề như nghề sơn, mộc, sản xuất thực phẩm,… phát sinh các loại khí SO2, NO2, bụi và nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, hay hoạt động nông nghiệp thường phát sinh khí H2S, NOx, COx, quá trình trồng trọt có sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm phát tán các loại khí thải có mang tính kiềm, axit, độ hại vào môi trường Khí thải trong chăn nuôi do phân hủy động thực vật phát sinh các khí độc hại như H2S, CH4,… Các khí chất ô nhiễm này đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và cộng đồng nói chung khi công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức Các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các làng nghề do sự phát triển thiếu quy hoạch, chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, cơ sở vật chất yếu kém đang gây những tác động lớn đến môi trường Sự tác động này có những mức độ tác động, nhân tố tác động và môi trường bị ảnh hưởng khác nhau tùy từng ngành nghề, từng khu vực, từng mức độ tập trung và tình hình quản lý

1.4 Kết quả công tác bảo vệ môi trường

Đã cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo, cụ thể hoá được các nội dung nhiệm vụ quản lý về bảo vệ môi trường ở địa phương thể hiện sự quan tâm và tăng cường chỉ đạo của các cấp chính quyền, trở thành yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên để đưa quản lý bảo vệ môi trường đi vào nề nếp Tỉnh Phú Thọ đã chú trọng thực

hiện phương châm: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường bảo

vệ môi trường để phát triển bền vững” Các nội dung nhiệm vụ quản lý bảo vệ môi

trường ở từng địa phương đã có chiều sâu, từ công tác triển khai thực hiện phòng ngừa, bảo vệ, đến việc kiểm tra, giám sát và xử lý khắc phục tình trạng ô nhiễm

Trong giai đoạn 2010-2020, tỉnh đã tập trung giải quyết được cơ bản các điểm bức xúc về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Đồng thời tăng cường năng lực quản lý, tham mưu đề xuất của các cơ quan chuyên môn về môi trường các cấp Đẩy mạnh sự phối hợp và trách nhiệm các sở ngành, các cấp trong công tác quản lý bảo vệ môi trường Đã có bước thực hiện việc xã hội hoá về công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả Ở các vùng đô thị và vùng nông thôn môi trường đã có sự cải thiện từng bước Môi trường chung trên địa bàn của tỉnh căn bản bền vững đang ngày được bổ sung làm xanh, sạch thêm.

Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ đã tham mưu UBND tỉnh Phú Thọ triển khai kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quản lý môi trường đem lại hiệu quả thiết thực Công tác thẩm định, tham mưu trình duyệt cấp phép trong lĩnh vực quản lý bảo vệ môi trường; hoạt động đánh giá tác động môi trường đã đi vào nề nếp Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở, sản xuất, kinh doanh được thực hiện thường xuyên Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu bởi vì muốn làm tốt công

Trang 26

tác BVMT trước hết cần nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng thông qua đó giúp cho nhiều đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, các cơ sở sản xuất và nhân dân nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, địa phương với việc BVMT chung của cộng đồng từ đó tự giác thực hiện tốt hơn trong thực tế Cụ thể trên các phương diện:

- Thứ nhất, đã xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch, chương trình

hành động về bảo vệ môi trường và các giải pháp triển khai có hiệu quả đảm bảo mục tiêu, yêu cầu về bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch của tỉnh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa”, từng bước thực hiện phân loại rác tại nguồn góp phần đẩy mạnh hoạt động tái chế, giảm chi phí xử lý rác thải Chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được nâng cao, tập trung sàng lọc, loại trừ các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

- Thứ hai, cơ bản hoàn thành lắp đặt, truyền dữ liệu quan trắc tự động liên

tục đối với khí thải, nước thải để theo dõi, giám sát theo lộ trình của Chính phủ Các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát chất lượng không khí và ô nhiễm nguồn nước được tăng cường

- Thứ ba, quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản,

tài nguyên nước theo nguyên tắc bảo vệ và tiết kiệm nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ Xây dựng cảnh bảo các chỉ số ô nhiễm môi trường nước tại các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh

- Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc tồn đọng kéo dài về

đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, khai thác khoáng sản trái phép, ô nhiễm môi trường,

1.5 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010-2020 còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục:

- Về môi trường đất: Ở một số khu vực ở tỉnh Phú Thọ do các hoạt động

kinh tế của con người, do thải trực tiếp hoặc chôn lấp các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, không hợp vệ sinh đã dẫn đến tình trạng môi trường đất đang có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là tại các khu vực tiếp nhận trực tiếp các loại chất thải không được thu gom xử lý triệt để.

- Về môi trường nước mặt: Môi trường nước mặt đã có dấu hiệu ô nhiễm do

chất thải của các khu, CCN, cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép Ở một số địa phương trong tỉnh, tình trạng ô nhiễm ở mức báo động do tiếp nhận nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép Nhiều nhà máy sản xuất và khu đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì việc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn Nước thải sinh hoạt chảy theo các mương, cống rãnh tập

Trang 27

trung rồi đổ vào các ao, hồ, sông Bên cạnh đó, vấn đề về môi trường không khí bị ô nhiễm hiện nay chủ yếu là bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt

- Môi trường nước nội đồng bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ: Các vị trí quan

trắc đều là các đầm hồ, mương tiếp nhận nước thải sinh hoạt (NTSH) đô thị, các khu dân cư của thành phố Việt Trì, các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng,… NTSH chủ yếu được thu gom và thải trực tiếp vào cống, rãnh sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận Tuy nhiên, môi trường nước nội đồng bị ảnh hưởng bởi công nghiệp như hiện nay các lưu vực tiếp nhận nước thải công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm theo dòng chảy Một số các đầm, hồ quan trắc là nơi tiếp nhận nước thải công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn

- Môi trường không khí bị ảnh hưởng bởi công nghiệp: Hầu hết, tất cả các

KCN, CCN đều bị ô nhiễm bởi bụi, mức độ ô nhiễm bụi trong không khí giữa các vùng có sự khác biệt, đặc biệt tại khu công nghiệp Thuỵ Vân thành phố Việt Trì và khu vực xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao Nguyên nhân, chủ yếu là do các hoạt động sản xuất với nhiều loại hình và sử dụng các nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất, vận chuyển

Bên cạnh đó, đã xuất hiện những điểm nóng và những nội dung cấp bách về môi trường như: Môi trường đất nhiều nơi bị thoái hoá; môi trường nông nghiệp một số điểm nhiễm thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm Môi trường nước, chất lượng nước nhiều điểm đã bị ô nhiễm chỉ tiêu BOD, COD, cao hơn tiêu chuẩn cho phép Một số vùng nước ngầm có nguy cơ bị cạn kiệt Về môi trường đô thị, khu cụm công nghiệp ô nhiễm bụi, khí thải, nước thải, tiếng ồn đang trở thành vấn đề cấp bách Môi trường nông thôn, việc còn tồn tại các lò gạch thủ công và việc đốt rơm rạ, đốt rác thải làm gia tăng ô nhiễm; việc chăn nuôi gia súc, gia cầm liền với nơi ở của người, không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người Một số ít doanh nghiệp và người dân chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không đầu tư thực hiện các biện pháp xử lý chất thải để gây ra ô nhiễm nghiêm trọng11.

* Các nguyên nhân khách quan

- Một số văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường được ban hành còn thiếu đồng bộ, nhiều vấn đề chưa hợp lý nên đòi hỏi cần một quá trình để hoàn thiện;

- Quá trình đầu tư phát triển nhanh kinh tế -xã hội của tỉnh thời gian qua, đặc biệt là thu hút và mở rộng các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh;

- Đầu tư cho xử lý môi trường đòi hỏi nguồn lực lớn trong khi nội lực NSNN và xã hội có hạn Một số cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ lâu nên công nghệ cũ, lạc hậu, sản xuất kém hiệu quả, phát sinh lượng chất thải lớn, chưa có hệ thống xử lý, hoặc hệ thống xử lý chưa đảm bảo Bên cạnh đó, một số lại nằm xen ghép các khu dân cư, hoặc bố trí dân cư bám theo các nhà máy

11 Nguồn: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Moi-truong/Tinh-hinh-moi-truong-va-cong-tac-quan-ly-bao-ve-moi-truong-tren-dia-ban-tinh-Phu-Tho-699/

Trang 28

thiếu sự hợp lý nên khi sản xuất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống người dân khó giải quyết;

- Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của xã hội và người dân, doanh nghiệp nhìn chung còn hạn chế.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến chủ trương, pháp luật của một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền ở một số huyện, thành, thị đặc biệt là cấp xã thiếu thường xuyên, quyết liệt tới địa bàn; công tác đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chưa đầy đủ Thiếu chính sách, cơ chế hợp lý để khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân vi phạm;

- Việc triển khai, hướng dẫn của Sở TN&MT của một số cấp chính quyền nhiều khi còn thiếu tính cụ thể, sâu sát, thiết thực Sự phối hợp các sở, ngành, giữa ngành với cấp, với các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư còn một số bất cập, thiếu chặt chẽ, thường xuyên;

- Kinh phí triển khai các đề tài, dự án mang tính dự báo, cảnh báo, xây dựng hệ thống dữ liệu quan trắc để phục vụ quản lý và kiểm soát ô nhiễm còn hạn hẹp; chưa đáp ứng yêu cầu theo dõi số liệu trong thời gian dài và phạm vi rộng.

2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn và công tác thu gom, xử lý

2.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Hiện nay, nhiều nhà máy trên địa bàn tỉnh đều đang sử dụng hệ thống công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ, tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra nhiều chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) với sự thiếu đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường đã gây tác hại xấu đến chất lượng môi trường xung quanh Ngoài ra còn có các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển theo nhu cầu thị trường bám theo các KCN, CCN, đô thị, nằm xen kẽ trong các khu vực dân cư Chất thải trong quá trình sản xuất của các cơ sở này khó kiểm soát và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường sống Từ đó dẫn đến vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường ở một số địa phương, khu vực ở tỉnh Phú Thọ dần đang trở nên bức xúc, cần phải giải quyết.

Bên cạnh đó, tình hình thu gom và quản lý CTR mới chỉ thực hiện ở các đô thị và một số thị trấn ở các huyện, thành, thị xã Đối với các hộ nông thôn trong tỉnh chưa có biện pháp thu gom rác thải tập trung mà chỉ do các gia đình tự đổ vào ao, hồ hoặc chôn lấp ở vườn Đối với rác thải công nghiệp, việc thu gom và xử lý cũng chưa đạt hiệu quả, các doanh nghiệp chủ yếu tự thu gom và xử lý tại cơ sở Đặc biệt, vấn đề môi trường ở một số làng nghề ngày càng ô nhiễm (ví dụ: làng nghề chế biến thực phẩm An Thọ, sản xuất tương Dục Mỹ, làng nghề nuôi rắn Tứ Xã, chế biến nông lâm sản Tiền Phong, chế biến thực phẩm Việt Tiến,…) đặc biệt là ô nhiễm về môi trường nước Nguồn nước thải từ các hộ làm nghề không được xử lý triệt để và thải trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước của làng Những chất

Trang 29

thải sinh hoạt, chất thải từ các dịch vụ, sản xuất: Xay xát, nấu rượu, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi cá, đốt gạch… đều tác động xấu đến môi trường Đặc biệt những năm gần đây, do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân ngày càng tăng, song ý thức chưa cao nên các loại bao bì, túi ni lon, lọ đựng thuốc bị vứt bừa bãi ra ruộng, kênh mương, lề đường, gây ô nhiễm môi trường và có thể gây ngộ độc đối với người, gia súc, gia cầm và các loại thủy sản

Các loại chất thải rắn trên địa bàn tỉnh bao gồm: CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn, CTR xây dựng, CTR y tế (bệnh viện), CTR công nghiệp.

* Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn

Theo báo cáo kết quả thu gom rác thải của các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh và số liệu tổng hợp của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn tỉnh ước tính khoảng 764,39 tấn/ngày Trong đó, lượng CTR phát sinh từ khu vực đô thị là 218,46 tấn/ngày, chiếm 28,57% tổng lượng CTR sinh hoạt toàn tỉnh Trong đó CTR sinh hoạt đô thị ở thành phố Việt Trì chiếm tỷ lệ lớn nhất với 179 Tấn/ngày;

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông thôn khoảng 545,93 tấn/ngày chiếm 71,43 % chất thải rắn sinh hoạt toàn tỉnh Trong đó CTR nông thôn ở huyện Thanh Ba là lớn nhất với khối lượng 75,05 Tấn/ngày (chi tiết tại Bảng 4).

Bảng 4: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các huyện, thành phố, thị xã 9Huyện Tam Nông4.65587.4341,5027,4828,9810Huyện Lâm Thao18.650101.01315,0947,0062,0911Huyện Thanh Sơn15.910123.33812,7320,2733,00

12 Niêm giám thông kê tỉnh Phú Thọ, Năm 2020

Trang 30

12Huyện Thanh Thủy6.30886.8075,0534,9540,00

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ, các huyện,

thành phố, thị xã và tính toán của đơn vị tư vấn tháng 3/2021

Qua Bảng 4, thống kê CTR sinh hoạt phát sinh của các huyện có các nhận xét như sau về tỷ lệ phát sinh của từng huyện, thành phố, thị xã: thành phố Việt Trì chiếm 23 %, chiếm tỷ lệ lớn nhất toàn tỉnh Tiếp đến là huyện Thanh Ba chiếm 11%, và các huyện: Đoan Hùng, huyện Hạ Hòa, Lâm Thao chiếm 8% tổng lượng tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong toàn tỉnh Các huyện còn lại dao động từ 3% đến 7 %.

CTR sinh hoạt đô thị phát sinh từ các hộ gia đình, khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…); công sở (cơ quan, trường học, bệnh viện, …); khu công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, công viên,…); chất thải sinh hoạt của cơ sở sản xuất CTR sinh hoạt khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, trường học, các khu chợ, khu du lịch

Chất thải rắn sinh hoạt có lượng và thành phần đa dạng, có sự khác nhau phụ thuộc vào mức sống người dân và sự phát triển công nghiệp, thương mại của từng địa phương, trong đó rác thải hữu cơ dễ phân hủy như rau quả hư, thức ăn thừa, lá cây,… chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng chiếm 70-75%, rác thải vô cơ (như thủy tinh, kim loại) chiếm 25-30%; rác có thành phần nhựa chiếm 8-16% và rác thải nguy hại đồ điện gia dụng thải, thiết bị điện tử, pin thải, sạc, bao bì thuốc diệt côn trùng,… chiếm 1-2% Các thành phần được mô tả cụ thể trong bảng sau:

Bảng 5: Thành phần chất thải rắn ở tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàntỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2025.

* Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp

Trang 31

Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Phú Thọ hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 KCN với tổng diện tích quy hoạch 2.285ha; 26 CCN với tổng diện tích là 1.100 ha Kết quả khảo sát và tổng hợp số liệu từ các sở, ban, ngành có liên quan trong tỉnh đã xác định được các nguồn gây phát sinh chất thải rắn công nghiệp chính bao gồm:

- Ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy;

- Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; - Ngành công nghiệp chế biến hóa chất, cao su;

- Ngành công nghiệp Dệt may-da giày

Theo kết quả điều tra và tổng hợp tài liệu, số liệu từ Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố, thị xã, Sở Công thương, Ban Quản lý các KCN tỉnh và ước lượng tính toán khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh từ 0,2 - 0,25 tấn/ha/ngày đêm; Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp khoảng 137,8 tấn/ngày Trong đó chất thải công nghiệp thông thường khoảng 117,1 tấn/ngày (85%), chất thải rắn công nghiệp nguy hại khoảng 20,67 tấn/ngày (15%) Khối lượng, thành phần chất thải rắn phát sinh tại các huyện, thành phố, thị xã chi tiết tại bảng dưới

Trang 32

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban quản lý KCN, Sở Công thương, cáchuyện, thành phố, thị xã và tính toán của đơn vị tư vấn tháng 3/2021)

Theo Bảng 6 trên cho ta thấy thành phố Việt Trì có khối lượng CTR công nghiệp phát sinh lớn nhất tỉnh chiếm 30% khối lượng toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Phù Ninh có khối lượng CTR công nghiệp phát sinh chiếm 11% khối lượng toàn tỉnh; Còn lại các huyện, thị xã có tỷ lệ phát sinh đều nhỏ hơn 10% tổng khối lượng CTR công nghiệp toàn tỉnh.

Đặc điểm của CTR công nghiệp là có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại cao, thành phần CTR khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp Các thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, cao su, thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ than, kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cưa, plastic, nilon, Trong đó thành phần của CTRCNNH thường gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu; chai lọ đựng hóa chất, bao bì nhựa hóa chất, dung môi, pin, ắc quy, cặn dầu thải, chất dễ cháy,

* Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế

Theo thống kê của Sở Y tế, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 651 cơ sở y tế khám, chữa bệnh, 08 cơ sở y tế dự phòng và 02 cơ sở đào tạo y tế Nguồn phát sinh CTR y tế chủ yếu từ các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện Các bệnh viện tuyến tỉnh tập trung tại thành phố Việt Trì, có quy mô giường bệnh lớn, kéo theo khối lượng CTR y tế phát sinh khu vực này sẽ lớn hơn các khu vực khác; Còn đối với các tuyến huyện có quy mô giường bệnh nhỏ hơn tuyến tỉnh và phân tán ra các khu vực địa lý nên khối lượng CTR y tế phát sinh tại các huyện sẽ nhỏ hơn khu vực thành phố

Theo số liệu cung cấp của địa phương cho thấy khối lượng CTR y tế phát sinh khoảng 1,1kg/giường bệnh/ngđ; Trong đó, Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 15% khối lượng CTR y tế phát; Chất thải rắn thông thường chiếm khoảng 82% và Chất thải rắn y tế tái chế chiếm khoảng 3% tổng khối lượng phát sinh CTR y tế Khối lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên toàn tỉnh là 7.829kg/ ngày; Trong đó CTR y tế thông thường là 6.395 kg/ ngày (chiếm tỷ lệ 82%), CTR y tế nguy hại là 1.177 kg/ngày (chiếm tỷ lệ 15%) và CTR y tế tái chế là 256kg/ngày (chiếm tỷ lệ 3%) Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện khác nhau phụ thuộc vào các hoạt động khám chữa bệnh và quy mô bệnh viện (Chi tiết tại Bảng 7).

Trang 33

Bảng 7: Hiện trạng khối lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa

2 Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ 397 95 293 9

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, 2021)

Theo kết quả trên cho thấy thành phố Việt Trì có khối lượng CTR y tế phát sinh lớn nhất tỉnh (vì tập trung các tuyến bệnh viện tuyến tỉnh), khối lượng CTR y tế phát sinh 4.788 kg/ngày, chiếm tỷ lệ 61% tổng lượng CTR y tế phát sinh toàn tỉnh; Tiếp theo là huyện Đoan Hùng chiếm tỷ lệ 10% khối lượng CTR y tế phát sinh toàn tỉnh và huyện Thanh Thủy chiếm tỷ lệ 6% khối lượng CTR y tế phát sinh toàn tỉnh Các huyện, thị xã còn lại có tỷ lệ phát sinh nhỏ từ 1 – 5% tổng lượng

Trang 34

CTR y tế phát sinh toàn tỉnh Vì vậy, cần có phương án thu gom hợp lý cho các khu vực trong tỉnh

* Hiện trạng quản lý chất thải rắn xây dựng

Qua điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy tình trạng quản lý CTR xây dựng chưa được quan tâm thích đáng, việc kiểm soát khối lượng CTR xây dựng phát sinh chưa được thực hiện một cách đầy đủ Sự phát triển của ngành xây dựng thời gian qua đã gây áp lực không nhỏ đến môi trường Quá trình thi công xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật thường phát sinh lượng chất thải là lớn Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, đô thị, xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị, nông thôn liên tục gia tăng ước tính chiếm khoảng 15% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị và mà còn phát sinh khá nhiều tại khu vực nông thôn (chiếm khoảng 5% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn).

Bảng 8: Khối lượng CTR xây dựng phát sinh ở tỉnh Phú Thọ

Đơn vi: Tấn/ngày

Nguồn: Tính toán của và tổng hợp của đơn vị tư vấn, 03/2021,

Trang 35

Điều tra hiện trạng cho thấy khối lượng CTR xây dựng phát sinh trong toàn tỉnh khoảng 53,44 tấn/ngày Trong đó, CTR xây dựng thành phố Việt Trì phát sinh lớn nhất khoảng 19 % tổng lượng CTR xây dựng phát sinh trên toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Thanh Sơn chiếm 10%, huyện Cẩm Khê chiếm 9% Các huyện còn lại phát sinh khoảng 0,333-9% tổng lượng CTR xây dựng phát sinh trên toàn tỉnh Thành phần CTR xây dựng được vứt bỏ đi phần lớn là bê tông vụn, gạch ngói vỡ chiếm 58%, tiếp đến là thành phần đất cát hơn 28% còn lại là các tạp chất khác.

2.2 Tình hình công tác thu gom, xử lý chất thải rắn

* Chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn

Tại khu vực đô thị CTR ở Thành phố, thị xã, các huyện được thu gom bởi các đơn vị khác nhau Ở thành phố Việt Trì CTR sinh hoạt do Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì, ở thị xã Phú Thọ do Công ty Cổ phần Môi trường thị xã Phú Thọ, 01 Trung tâm phát triển CCN và công trình công cộng (Yên Lập) và 07 ban quản lý công trình công cộng của các huyện CTR được thu gom cụ thể như sau:

- Tại các khu dân cư, công sở, chợ, kinh doanh dịch vụ, : Người dân sẽ trực tiếp bỏ các túi đựng rác vào thùng chứa đặt tại các khu vực thích hợp; sau đó được thu gom, vận chuyển trực tiếp về khu xử lý;

- Chất thải rắn nơi công cộng: đặt các loại thùng chứa rác thải theo khoảng cách hoặc theo bán kính để người dân tự giác bỏ vào thùng chứa Sau đó được thu gom vận chuyển về khu xử lý;

CTR tại các khu vực đô thị đã thu gom chiếm tỷ lệ cao ở 300/313 khu dân cư, đạt tỷ lệ thu gom từ 80% - 100% Tỷ lệ thu gom CTR trung bình tại đô thị là 96,4%, tại khu vực nông thôn là 76,6 % Tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và thị trấn của các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy đều đạt tỷ lệ thu gom 100% Tỷ lệ thu gom ở các thị trấn của huyện Cẩm Khê, Yên Lập tỷ lệ thu gom đạt trên 80% do vẫn còn một số khu vực giao thông không thuận tiện nên chưa được thu gom người dân tự xử lý.

Tại khu vực nông thôn việc thu gom mới tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, khu ven đô thị và khu vực trung tâm xã Các khu dân cư còn lại, rác thải được nhân dân tự xử lý bằng hố chôn lấp tại hộ gia đình, bằng các bể chứa rác đặt ven đường theo hướng dẫn của chính quyền địa phương hoặc tự phát Người dân tập kết rác thải ven trục đường chính, định kỳ HTX, tổ vệ sinh đi thu gom về điểm tập kết của khu, xã.

CTR tại khu vực nông thôn đến hết năm 2019, mạng lưới thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đã tổ chức thu gom tại 1.184 khu dân cư trong tổng số 2.574 khu dân cư tập trung ở nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt từ 51,7% -100% Tỷ lệ thu gom ở khu vực nông thôn của thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao đạt tỷ lệ thu gom 100% Thị xã Phú thọ đặt 92,9 % Các huyện còn lại tỷ lệ thu gom đều đạt trên 50% do địa hình, giao thông không thuận tiện người dân tự xử lý tại hộ gia

Trang 36

đình Khối lượng CTR sinh hoạt và tỷ lệ thu gom ở đô thị và nông thôn được tổng

(%)13Khối lượng CTR sinhhoạt thu gom

Trang 37

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở TN&MT, các huyện, thành phố, thị xã và tínhtoán của đơn vị tư vấn tháng 3/2021

ác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được thu gom, vận chuyển bằng các xe chở rác chuyên dụng Tuy nhiên, do số lượng xe chuyên dụng được trang bị vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nên một số huyện vẫn còn phải sử dụng xe tải loại nhỏ hoặc các

phương tiện thô sơ khác Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã trang bị được 26 xe ép rác (loại từ 2,5 đến 7 tấn); 29 xe ô tô (loại từ 1,5 đến 7 tấn); 26 xe công nông; 1.228 xe đẩy tay và các phương tiện thô sơ khác cho 02 Công ty môi trường đô thị, 01 Trung tâm, 07 Ban quản lý công trình công cộng, 29 Hợp tác xã và 92 tổ, đội vệ sinh môi trường thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải Xử lý CTR khu vực đô thị: Hiện nay CTR sinh hoạt đô thị tỉnh Phú Thọ có 10 khu xử lý CTR sinh họat bao gồm 02 KXL CTR liên huyện (Nhà máy chế biến phế thải Việt Trì và Khu xử lý CTR Trạm Thản) và 08 KXL CTR các huyện Các hình thức xử lý CTR sinh hoạt cụ thể là: Hình thức xử lý tập trung tại khu liên; Hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp và xử lý bằng công nghệ đốt.

(i) Xử lý CTR tập trung gồm có hai khu xử lý

- Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì: Nhà máy được xây dựng, đưa vào hoạt động năm 1998 với công suất thiết kế ban đầu là 20 tấn/ngày tại phường Vân Phú, thành phố Việt Trì Sau nhiều lần cải tạo, mở rộng, nâng công suất xử lý đạt 60 tấn/ngày Hiện tại, Nhà máy đang phải tiếp nhận, xử lý CTR sinh hoạt vượt công suất 4 lần, trong khi nhà xưởng, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng; bãi chôn lấp rác thải trơ đã đầy, không còn chỗ chứa Theo số liệu của Công ty CP xử lý chất thải Phú Thọ, hiện nay, khối lượng rác thải trơ tập kết tại ô chôn lấp khoảng 355.000 tấn.

Nhà máy xử lý CTR hữu cơ thành phân compost với công suất thiết kế xử lý 60 tấn rác/ngày bằng nguồn vốn của Chính phủ Đức được xây dựng tại xã Vân Phú – thành phố Việt Trì Khối lượng tiếp nhận và xử lý năm 2018 là 92.562 tấn Nhà máy nằm trong khu vực trũng, có lưu lượng nước mặt lớn, hệ thống xử lý nước thải đã đầu tư chưa đáp ứng xử lý nước thải phát sinh, nhất là khi thời tiết mưa to kéo dài, nước chảy trực tiếp ra ngoài môi trường gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường xung quanh

- Khu xử lý CTR sinh hoạt Trạm Thản huyện Phù Ninh: Chôn lấp chất thải trơ từ nhà máy chế biến phế thải Việt Trì Tính đến tháng 12/2020, Công ty đã vận chuyển được khoảng 62.000 tấn; Khu xử lý CTR Trạm Thản có tổng diện tích 323.796,7 m2 trong đó có 60.117,9 m2 phục vụ cho việc xử lý CTR sinh hoạt Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, cây xanh cách ly đạt tiêu chuẩn Tương lai sẽ xây dựng thành khu liên hợp xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đang được xây dựng tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Trang 38

Bảng 10: Hiện trạng các KXL CTR tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Hiện tại đang hoạt độngquá tải gần 4 lần, không

(ii) Khu vực các lò đốt CTR sinh hoạt đang hoạt động: Các lò đốt rác đã được lắp đặt tại các huyện chưa đáp ứng đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhiều lò đốt chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại QCVN 61MT:2016/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, chưa được đầu tư đầy đủ các công trình phụ trợ như: Nhà phơi rác, hệ thống xử lý nước rác, chôn lấp chất thải trơ hoặc tro xỉ, phun chế phẩm diệt côn trùng,… một số lò đốt rác đã xuống cấp nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm do mùi và khí thải

Bảng 11: Hiện trạng các Lò đốt CTR trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Lò đốt hiện đang hư hỏng,không hoạt động Rác thảiđược đổ đống và đốt lộ thiên,Gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trong Không có khả

Trang 39

- Lò đốt hư hỏng, rác thải đượctập kết tại đây và đang gây ônhiễm môi trường nghiêm

- Hoạt động quá tải và gây ônhiễm môi trường

- Lưu chứa và đốt lộ thiên

Nguồn: - Báo cáo hiện trạng môi trường , Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ, 2020;Thực địa, khảo sát của đơn vị tư vấn, tháng 3/2021

(iii) Biện pháp chôn lấp CTR: Hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh đang

diễn ra phổ biến trên địa bàn các huyện miền núi Các bãi chôn lấp của các huyện: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê theo thiết kế phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phân ô chôn lấp, chống thấm bằng lớp lót vải địa kỹ thuật, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác và chôn lấp theo quy trình kỹ thuật Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được đầu tư đảm bảo khối lượng và tiến độ dự án đã ảnh hưởng đến công tác xử lý rác thải của các huyện Các bãi chôn lấp được mô tả dưới đây:

Bảng 12: Hiện trạng các bãi chôn lấp CTR trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trang 40

thiên, không được xử lýhợp vệ sinh bốc mùi xú uếgây ô nhiễm môi trường

- Hiện nay bãi rác đã quátải và gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng

Khu vực thịtrấn và các xãlân cận

Nguồn: - Báo cáo hiện trạng môi trường , Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ, 2020;Thực địa, khảo sát của đơn vị tư vấn, tháng 3/2021

Rác thải ở nông thôn: Tại khu vực nông thôn, một phần CTR sinh hoạt tại

các xã trung tâm được thu gom và xử lý cùng với CTR sinh hoạt đô thị CTR nông thôn được xử lý chôn lấp tại các hộ gia đình theo hướng dẫn của chính quyền địa phương hoặc tự phát, một số nơi còn sử dụng lò đốt mini quy mô hộ gia đình hoặc đốt rác thải lộ thiên.

* Chất thải rắn công nghiệp

Các khu công nghiệp đang hoạt động không có trạm trung chuyển chất thải rắn, các loại chất thải phát sinh trong các doanh nghiệp được các doanh nghiệp thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ tại cơ sở và ký hợp đồng với các đơn vị chức năng để vận chuyển và xử lý Tại các cơ sở sản xuất quy mô lớn như Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì,… CTR công nghiệp được phân loại tại nguồn thành CTR tái chế, không tái chế, nguy hại CTR sau khi được phân loại được lưu giữ an toàn trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý Tại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ như đối với các sơ cở chế biến gỗ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, việc phân loại CTR công nghiệp chưa được thực hiện triệt để Tại hầu hết các cơ sở sản xuất, việc phân loại CTR thường giá trị kinh tế để làm phế liệu, các CTR không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại hầu hết được ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định Riêng đối với chất thải từ ngành khai thác, chế biến khoáng sản, theo Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã phê duyệt chương trình hoàn nguyên môi trường các vùng khai thác khoáng sản Tại một số mỏ khai thác khoáng sản đã tiến hành trồng cây chống xói lở, cải tạo các bãi thải, xử lý nước thải nhưng số lượng còn chưa nhiều Các CTR trong khai thác chế biến khoáng sản được tận dụng để thu hồi kim loại, làm vật liệu xây dựng Các giải pháp xử lý quặng đuôi sau chế biến chủ yếu là xây đập chứa.

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan