Chuyên đề nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

88 0 0
Chuyên đề nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chí nhánh Thăng Long NEU Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:  Chương 1: “Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại”  Chương 2: “Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long”  Chương 3: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính đầu tư dự án tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long”

Trang 1

Chuyên đề turnitin 8 - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng

Commercial Bank (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Scan to open on Studocu

Chuyên đề turnitin 8 - Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng

Commercial Bank (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Scan to open on Studocu

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài:

Với sự phát triển nhanh đồng thời về chất lượng và cả số lượng của hệ thống các Ngân hàng Thương mại, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng cao lên Dưới áp lực này, các ngân hàng cũng luôn nỗ lực và gắng sức để nâng cao uy tín, mở rộng thị phần và đặc biệt là giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Để đạt được mục tiêu trên, các Ngân hàng Thương mại đã và đang hoàn thiện các công tác trong hoạt động trước/sau cho vay, hướng đến mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất Thẩm định dự án nói chung hay thẩm định tài chính dự án nói riêng trong cho vay là một công tác nghiệp vụ quan trọng, là bước đầu tiên sẽ quyết định đến kết quả cho vay có thành công hay không.

Với tình hình chung này, BIDV chi nhánh Thăng Long cũng không ngoại lệ Ngoài những kết quả đạt được, công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục Với sự quan trọng và tầm ảnh hưởng của nghiệp vụ đến kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – chi nhánh Thăng Long, công tác nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng để tìm ra những thành công cũng như điểm yếu còn tồn tại là vô cùng cấp thiết Dựa vào đó có thể đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Từ những lý do trên cũng sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, đề tài được chọn là: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long”.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định tài chính dự án đầu tư và nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ sở lý luận trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, chuyên đề thực hiện phân tích và đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Sau đó, tiếp tục đưa ra những đánh giá nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp mục tiêu hoàn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV – Chi nhánh Thăng Long.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Đối tượng nghiên cứu: Tổng quan các vấn đề về cho vay dự án, thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Chi nhánh Thăng Long giai đoạn năm 2019 – 2021.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với nội dung, mục đích nghiên cứu của đề tài, chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp cụ thể: phân tích số liệu của dự án mẫu; thống kê, phân tích số liệu cho vay dự án đầu tư của chi nhánh ngân hàng nghiên cứu; tổng hợp số liệu thống kê để đánh giá tình hình thực tế và đưa ra kết luận.

5 Kết cấu của luận văn

Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

 Chương 1: “Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại”

 Chương 2: “Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long”

 Chương 3: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính đầu tư dự án tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long”

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀICHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm của Ngân hàng thương mại

Cùng với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của ngân hàng, có thể thấy ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường hiện nay Bên cạnh quá trình phát triển và tính rộng khắp, phổ biến của ngân hàng nói chung hay ngân hàng thương mại nói riêng, xuất hiện rất nhiều các định nghĩa, khái niệm về ngân hàng thương mại.

Nibsaiya Sapna (2015, tr.68) trích dẫn định nghĩa về ngân hàng và ngân hàng thương mại: “Theo Đạo luật về Nghiệp vụ Ngân hàng Ấn Độ năm 1949, Công ty ngân hàng là bất kỳ công ty nào thực hiện nghiệp vụ giao dịch kinh doanh ngân hàng Ngân hàng là nơi chấp nhận cho vay đầu tư tiền gửi từ công chúng, thanh toán theo yêu cầu và có thể rút bằng séc, hối phiếu hoặc bằng cách khác Một Ngân hàng Thương mại giao dịch bằng tiền và tín dụng; mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tài chính chấp nhận các khoản tiền gửi từ công chúng để giữ nó an toàn trong sự giám sát, đồng thời tạo ra các khoản tiền gửi để ứng trước các khoản tiền gửi mà họ nhận được từ công chúng Và bằng cách này, Ngân hàng Thương mại huy động khoản tiết kiệm trong nền kinh tế Nó hoạt động như một bể chứa trong đó dòng chảy tiết kiệm, số tiền thặng dư từ các hộ gia đình công được trao cho các doanh nhân dưới dạng các khoản vay mà các ngân hàng nhận lãi suất.”

Hay Allen N Berger và Christa H.S Bouwman định nghĩa về Ngân hàng thương mại trong quyển Bank Liquidity Creation and Financial Crises như sau: “Các ngân hàng thương mại thường được định nghĩa là các tổ chức cho vay thương mại và phát hành tiền gửi giao dịch Họ cũng có nhiều loại tài sản và nợ phải trả khác và có thể tham gia vào các hoạt động ngoại bảng, bao gồm bảo lãnh tài chính (như cam kết cho vay) và các công cụ phái sinh.”

Trang 5

Từ điển Bách khoa The Macmillan Family định nghĩa “Các ngân hàng thương mại thường chỉ được gọi là ngân hàng, có thể được định nghĩa là các tổ chức cung cấp tài khoản séc cho công chúng và có phần lớn tài sản của họ được đầu tư vào các khoản vay và các công ty kinh doanh nói chung.”

Theo Giáo sư Roger, "Ngân hàng xử lý tiền và giá trị của tiền với mục tiêu thu lợi nhuận được gọi là ngân hàng thương mại."

Tuy nhiên, để hiểu một cách cơ bản và khái quát nhất, khái niệm về Ngân hàng và Ngân hàng Thương mại sẽ được bám sát theo quy định tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam ban hành như sau:

Hội đồng Nhà nước (1990) đã ban hành Pháp lệnh số: 38-LCT/HĐNN8 ngày 23 tháng 05 năm 1990 Trong pháp lệnh này tại điều 1 có quy định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (Luật số: 47/2010/QH12) ban hành năm 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế, Ngân hàng Thương mại đóng vai trò là nơi tập trung vốn của nền kinh tế Luôn có những chủ thế có dư tiền, tuy nhiên khoản tiền đó lại chưa được sử dụng đến Mặc dù vậy, các cá nhân này vẫn có mong muốn số tiền đó sẽ sinh lời và nghĩ là việc cho những chủ thể khác có nhu cầu sử dụng số tiền này trong hoạt động kinh doanh vay Nhưng không có mối quan hệ quen biết giữa các chủ thể cũng như sự tin tưởng giữa hai bên nên hoạt động cho vay này chưa được thực hiện Từ đó, Ngân hàng Thương mại đứng lên với vai trò trung gian sẽ nhận tiền từ người muốn cho vay, đem số tiền ấy đến với người cần vay và sau khi thu hồi lại sẽ trả lại cho người muốn cho vay trước đó.

Để thực hiện được quá trình này, Ngân hàng Thương mại huy động và tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế Đồng thời, số tiền này sẽ trở thành số vốn cần thiết có thể đáp ứng được nhu cầu vay của nền kinh tế để sản xuất và kinh doanh Đây chính là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy sự phát triển của

Trang 6

nền kinh tế khi vừa làm người đi vay, vừa là người cho vay với lãi suất chênh lệch hợp lý, Ngân hàng Thương mại sẽ duy trì tốt được hoạt động của mình.

Hiện này, vai trò trung gian của các Ngân hàng Thương mại càng trở nên phong phú hơn với một số nghiệp vụ đặc biệt như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Với các nghiệp vụ này, Ngân hàng Thương mại sẽ làm trung gian giữa các chủ thể lớn hơn là công ty và các nhà đầu tư.

1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại

 Chức năng trung gian tín dụng

Với chức năng này, Ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụ như cầu nối giữa người có nhu cầu cho vay vốn và người có nhu cầu vay vốn Với khách hàng là cá nhân có nhu cầu cho vay vốn, mang tiền đến gửi tại ngân hàng gửi, họ sẽ trực tiếp được thu lợi từ nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của bản thân dưới hình thức tiền lãi hoặc an toàn tiền gửi Về các cá nhân là người cần đi vay vốn, họ được cho vay tiền để thoả mãn nhu cầu vốn đang thiếu hụt tạm thời trong quá trình kinh doanh, sản xuất một cách an toàn và hợp pháp.

Đối với ngân hàng, chức năng đóng vai trò là cơ sở để lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với nền kinh tế, chức năng trung gian tín dụng hỗ trợ điều hoà vốn tiền tệ, tiền được dịch chuyển từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Chức năng trung gian thanh toán

Với chức năng này, các ngân hàng thương mại đại diện cho khách hàng gửi tiền trên tài khoản trả đến người thụ hưởng đồng thời đảm nhiệm nhận tiền vào tài khoản Đối với khách hàng, chức năng này giúp quá trình thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và đặc biệt hiệu quả Đối với ngân hàng, chức năng đã tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi bằng cách cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Đối với nền kinh tế, chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng giúp lưu thông hàng hoá, giảm khối lượng lớn tiền mặt, tiết kiệm chi phí cho quá trình lưu thông tiền mặt, góp phần đẩy mạnh đời sống cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế.

 Chức năng tạo tiền

Trang 7

Ngân hàng đã và đang thực hiện chức năng tạo tiền thông qua các hoạt động tín dụng và thanh toán mình cung cấp cho nền kinh tế Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng đi vay bằng cách sử dụng nguồn vốn huy động được Theo một vòng tuần hoàn, số tiền đó được đưa lại vào nền kinh tế qua các hoạt động mua hàng hóa Trong khi đó, những cá nhân có số dư tài khoản lại tiếp tục tiêu dùng bằng các hình thức thanh toán qua thẻ, …

 Chức năng thủ quỹ

Với chức năng thủ quỹ, ngân hàng thương mại sẽ thực hiện đủ các nhiệm vụ: nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ Đối với khách hàng, chức năng này không chỉ giúp đảm bảo an toàn tài sản mà còn giúp sinh lời được khoản tiền vốn nhàn rỗi tạm thời Đối với ngân hàng, tận dụng được chức năng này, Ngân hàng sẽ có được nguồn vốn để thực hiện chức năng tín dụng và là tiền đề để thực hiện được chức năng trung gian thanh toán Với nền kinh tế, chức năng thủ quỹ góp phần khuyến khích quá trình tích luỹ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời cho việc phục vụ phát triển kinh tế.

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Có thể thấy sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại chịu sự chi phối nhiều của năng lực, khả năng cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân theo giá cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại khác trên thị trường Mô hình dưới đây thể hiện phân chia và liệt kê các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại:

Trang 8

B ng bi u ảể 0.1 Các ho t đ ng kinh doanh c a NHTMạộủ

(Nguồồn: Lê Th Bích Nga (2021), Lu n án têến sĩ kinh têế ‘Hoàn thi n th m đ nh tài chính d án t i t ng cồng ty đầồu tịậệẩịựạ ổưphát tri n nhà và đồ th ’)ểị

1.1.4.1.Hoạt động huy động vốn

Đây là hoạt động tiền đề cho quá trình tạo lập nguồn vốn để hoạt động của mỗi Ngân hàng Để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cần thực hiện huy động vốn từ một số nguồn chính sau:

Nghiệp vụ tiền gửi: Tiền gửi đến Ngân hàng Thương mại gồm tiền gửi từ

các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế và khoản tiết kiệm của dân cư Tiền gửi được chia thành hai loại có kỳ hạn và không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn từ các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế hay cá nhân gửi vào ngân hàng đa số là để thực hiện chi trả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Vì vậy, khoản tiền gửi này mang tình chất linh hoạt Tính chất này là lí do mà tiền gửi thanh toán thường không được trả lãi, hoặc được trả lãi với mức lãi suất thấp hơn các loại tiền gửi khác Khác với tiền gửi không kỳ hạn, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân

Trang 9

gửi tiền vào Ngân hàng Thương mại dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn với mục đích chính là hưởng lãi Thông thường người gửi tiền dưới hình thức này chỉ được lĩnh tiền sau khoảng thời hạn đã chọn trước đó Có một số trường hợp đặc biệt, người gửi tiền lựa chọn rút tiền trước hạn, người gửi tiền sẽ mất đi quyền được hưởng lãi, hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp như tiền gửi không kỳ hạn tùy vào quy định ở từng Ngân hàng Cuối cùng là khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của cá nhân gửi vào Ngân hàng Thương mại thành tài khoản tiền gửi tiết kiệm Các cá nhân được hưởng lãi từ khoản tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Thương mại và được bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Phát hành giấy tờ có giá: Các giấy tờ có giá chính là những công cụ nợ mà

ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường Nguồn vốn này được đánh giá là tương đối ổn định Lãi suất của loại này không cố định mà tùy thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn và thường có xu hướng cao hơn lãi suất của các loại tiền gửi có kỳ hạn khác Hầu hết ngân hàng thương mại đều huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ với mục đích đa dạng hóa hình thức huy động vốn của mình Nghiệp vụ này của ngân hàng đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu nắm giữ tài sản dưới nhiều hình thức khác nhau của khách hàng Thông qua những hoạt động này ngân hàng còn một phần nâng cao thị phần và khả năng cạnh tranh trên thị trường Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá buộc phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 16 “chi phí đi vay” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Theo đó, các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng Thương mại được phép phát hành giấy tờ có giá dưới các phương thức ngang giá, có chiết khấu và có phụ trội Về việc trả lãi phát hành giấy tờ có giá, Ngân hàng Thương mại thường áp dụng những hình thức trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi định kỳ.

Nguồn vốn vay: Nguồn vốn đi vay có mục đích chính là tạo khả năng thanh

toán cho Ngân hàng Thương mại Nguồn vốn này được hình thành từ vay các tổ chức tín dụng trong nước, vay các ngân hàng nước ngoài và vay Ngân hàng Nhà nước Khi thực hiện vay dưới hình thức này, các Ngân hàng Thương Mại cần thực hiện nghiêm túc theo những quy định chế độ tín dụng hiện hành và tuân thủ hợp đồng tín dụng dưới cương vị là bên vay Đây là hình thức thường xuyên gặp ở các Ngân hàng Trong quá trình hoạt động khi các ngân hàng thương mại nhận thấy

Trang 10

được nhu cầu vay vốn có xu hướng tăng mạnh hoặc xuất hiện tình trạng ngân quỹ bị thiếu hụt từ nhiều nguyên nhân khác nhau (ví dụ như có nhiều dòng tiền rút ra), thì các ngân hàng thương mại sẽ liên hệ để vay nợ từ các ngân hàng khác hoặc vay của các tổ chức tài chính khác trên thị trường trong ngắn hạn để giải quyết thiếu hụt tạm thời Thường các Ngân hàng thương mại sẽ thực hiện vay vốn dưới hình thức chiết khấu hoặc tái chiết khấu giấy tờ có giá, hợp đồng tín dụng đã cấp cho khách hàng còn hiệu lực trước đây.

Ngoài ra, Ngân hàng Thương mại còn huy động vốn từ một số nguồn vốn

khác như: vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, nhận vốn liên

doanh, liên kết…

1.1.4.2.Hoạt động sử dụng vốn

Thực hiện các hoạt động tín dụng và đầu tư là chức năng tiếp theo trong quá trình luân chuyển tài sản của ngân hàng thương mại Những hoạt động này không những đem lại nguồn thu trực tiếp cho ngân hàng mà còn bù đắp cho những chi phí hoạt động.

Hoạt động tín dụng: Thực tế, đây là một trong những hoạt động chính,

truyền thống và đóng vai trò lớn nhất trong nhiều hoạt động nghiệp vụ tạo thu nhập cho ngân hàng thương mại Mặc dù được nhận định như hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng Thương mại, nhưng cũng không thể phủ nhận hoạt động này tiềm tàng nhiều rủi ro Và khi những rủi ro này xảy ra, Ngân hàng sẽ bị tác động tiêu cực nhất vì phần lớn vốn của ngân hàng được huy động từ nền kinh tế.

Hoạt động đầu tư: Mục đích của hoạt động này là để đa dạng hóa các cách

sử dụng nguồn vốn, giúp giảm rủi ro, đồng thời tăng thu nhập và nâng cao tính thanh khoản Ngoài những hoạt động tín dụng, Ngân hàng Thương mại còn rất quan tâm đến các hoạt đầu tư từ gián tiếp (các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán) đến trực tiếp (góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty tài chính ).

1.1.4.3.Cung cấp các dịch vụ tài chính khác

Đóng góp một phần không nhỏ đến thu nhập của Ngân hàng Thương mại chính là các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính Các hoạt động dịch vụ tài chính thường được nhắc đến như: dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác, đại lý, kinh doanh chứng khoán Đi cùng với sự phát triển và

Trang 11

bùng nổ của công nghệ thông tin, các ngân hàng còn đặc biệt quan tâm đến phát triển và cung cấp các dịch vụ mới như: dịch vụ thẻ, Internet Banking, Phonebanking cũng như đẩy mạnh phát triển các mảng dịch vụ ngân hàng quốc tế.

1.2 Dự án đầu tư

1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư

Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.

Trong giáo trình Kinh tế Đầu tư (2007), tại Chương VI “Phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển” có tổng hợp một số khái niệm về Dự án đầu tư như sau:

“Nghị định 42/CP (ngày 16.07.1996): Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất

về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

Luật đấu thầu (ngày 29.11.2005): Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện

một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.

Theo ngân hàng thế giới (WB): Dự án đầu tư là tổng thể các - chính sách,

hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định.”

Tuy qua nhiều chỉnh sửa, định nghĩa về “Dự án đầu tư” tại Luật đầu tư gần như không thay đổi Điều 3 Khoản 4 Luật đầu tư (Luật số: 61/2020/QH14) do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020 có quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.

Có nhiều cách hiểu và định nghĩa về dự án đầu tư, song tổng quan lại, dự án đầu tư được tạo ra với mục đích làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp quản lý và cấp phép đầu tư Ngoài ra, dự án đầu tư cũng chính là căn cứ nhà đầu tư sử dụng để triển khai các hoạt động đầu tư đồng thời đánh giá hiệu quả của dự án.

1.2.2 Đặc điểm của dự án đầu tư

Trang 12

Dự án đầu tư dù ở bất kỳ cách tiếp cận hay khái niệm nào cũng cần đảm bảo được một số đặc điểm nhất định Thứ nhất, dự án đầu tư phải có mục đích cụ thể, mục tiêu rõ ràng vì mục tiêu đầu tư là một trong các nội dung được chú ý trong đề xuất dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp vốn Về thời gian thực hiện cần có hai yếu tố điển hình là chu kỳ phát triển của từng dự án là riêng biệt và thời gian tồn tại là hữu hạn dù ngắn hay dài Đối với các sản phẩm đầu ra của dự án cần đảm bảo được tính đơn chiếc, sự mới lạ, độc đáo Thứ tư, xét về thành phần tham gia, một dự án đầu tư phải gồm nhiều bên tham gia dưới nhiều danh nghĩa khác nhau Ví dụ, các bên tham gia thường đứng dưới danh nghĩa chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư, nhà tài trợ vốn, … Thứ năm, dự án đầu tư luôn có tác động qua lại với môi trường Khi một dự án ra đời sẽ có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội cả trực tiếp và gián tiếp với các mức độ khác nhau ở từng dự án Tuy nhiên, đây là sự tác động qua lại từ cả hai phía, điều này làm mất đi sự cân bằng sẵn có và thay thế vào đó một sự cân bằng mới Cuối cùng, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở hầu hết các dự án chính là độ rủi ro và tính bất định của chúng Đi cùng các dự án sẽ luôn tồn tại những rủi ro nhất định và những điều không thể dự đoán hay đo lường trước được trong tương lai.

1.2.3 Phân loại dự án đầu tư

Có rất nhiều cách thức để phân loại dự án đầu tư tùy theo cách quản lý, tiếp cận của mỗi cá nhân, doanh nghiệp Tuy nhiên, có 4 phương thức phân loại phổ biến nhất: (i) phân loại theo nguồn vốn đầu tư, (ii) phân loại theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án, (iii) phân loại theo tính chất đầu tư và (iv) phân loại theo lĩnh vực đầu tư.

Phương thức phân loại (i) cần căn cứ vào nguồn hình thành của vốn đầu tư dự án, từ đó phân ra được: Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công và Dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác Dự án đầu tư công là dự án mà sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công Vốn đầu tư công gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật Với các dự án đầu tư khác sẽ có nguồn vốn toàn bộ là nguồn vốn ngoài nhà nước

Trang 13

Phương thức phân loại (ii) căn cứ theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án gồm 4 nhóm1: Dự án quan trọng Quốc gia; Dự án nhóm A; Dự án nhóm B; Dự án nhóm C Cách phân loại được quy định chi tiết tại tại Luật Đầu tư công 2019 Dự án quan trọng Quốc gia là dự án độc lập hoặc cụm công trình thuộc một trong 5 tiêu chí được nêu tại Điều 7 bộ luật này Tương tự với dự án nhóm A cũng có 5 tiêu chí phân loại được chi tiết tại Điều 8 Luật Đầu tư công 2019 Với dự án nhóm B và C có 4 tiêu chí phân loại được nêu rõ lần lượt tại Điều 9 và Điều 10 Các chỉ tiêu xoay quanh vốn đầu tư, mục đích, mức độ ảnh hưởng của dự án, tính đặc thù của mỗi dự án cùng các bên tham gia.

Phương thức phân loại (iii) căn cứ theo tính chất đầu tư Với các dự án có cấu phần xây dựng là dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án Còn lại, các dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác.

Phương thức phân loại (iv) căn cứ theo lĩnh vực đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải; Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp; Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng Cách phân chia dựa trên lĩnh vực mà dự án trực tiếp đầu tư vào hoạt động, ví dụ như các dự án đầu tư mục đích xây công trình giao thông đường bộ hay đường thủy, phục vụ những hoạt động đầu tư bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thông sẽ thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải.

1.2.4 Chu trình dự án đầu tư

Chu kỳ của 1 dự án đầu tư thường thể hiện trên 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều bước như sơ đồ dưới đây:

1 Quy mô và tnh chấất c a các nhóm này đủược quy đ nh t i Ngh đ nh sôấ ịạị ị59/2015/NĐ-CP về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng” do Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2015

Trang 14

B ng bi u ảể 0.2 Chu trình d án đấầu tựư

Trong các giai đoạn được thể hiện qua sơ đồ, giai đoạn đầu tiên “Tiền đầu tư” là tiền đề, quyết định đến thành công của hai giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là giai đoạn cuối cùng “Vận hành kết quả đầu tư” Với giai đoạn tiền đầu tư, vấn đề chất lượng, độ chính xác của những kết quả tính toán, nghiên cứu và dự đoán ảnh hưởng lớn nhất Trong giai đoạn thứ hai – Đầu tư, vấn đề thời gian là quan trọng và đáng chú ý nhất Phần lớn vốn đầu tư của dự án sử dụng và sẽ nằm đọng lại trong suốt khoảng thời gian chủ đầu tư thực hiện đầu tư dự án Đồng nghĩa với việc, vào những năm này, tiền vốn không sinh lời Giai đoạn cuối cùng là vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (hay được gọi là giai đoạn vận hành khai thác của dự án) Công việc chính của giai đoạn này là sản xuất kinh doanh dịch vụ để đạt được những mục tiêu đã đề ra của dự án.

1.2.5 Vai trò và công dụng của dự án đầu tư

Dự án đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng với 2 chủ thể chính là các cơ quan quản lý Nhà nước cùng các định chế tài chính và chủ đầu tư dự án.

Xét trên phương diện vai trò với các cơ quan quản lý Nhà nước và các định chế tài chính, dự án đầu tư được sử dụng như cơ sở cho nhiều công tác nghiệp vụ quan trọng Đầu tiên là cơ sở để thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư Thứ hai là cho công tác thẩm định với mục đích chấp thuận sử dụng vốn của nhà nước Cuối cùng dự án đầu tư giúp ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án.

Đối với chủ đầu tư, dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư Đây cũng chính là cơ sở để chủ đầu tư xin phép cho nhiều hoạt động

Trang 15

trong tương lai thuộc dự án như: được đầu tư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động, được nhập khẩu máy móc thiết bị, hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư Ngoài ra, dự án đầu tư cũng là một phương tiện để chủ đầu tư tìm đối tác trong và ngoài nước cùng liên doanh bỏ vốn Vai trò quan trọng quyết định đến vốn đầu tư dự án chính là thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ (chủ yếu là Ngân hàng và đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại) trong và ngoài nước hỗ trợ hoặc cho vay Cuối cùng, dự án đầu tư được sử dụng như căn cứ nền tảng để xem xét giải quyết mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ của những bên tham gia dự án đầu tư và Nhà nước Việt Nam, là cơ sở pháp lý cho quá trình xét xử nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia.

1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư và chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư

1.3.1 Quan điểm Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một trong những nghiệp vụ cốt lõi thuộc quá trình thẩm định cho vay dự án đầu tư tại các Ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng thương mại.

Thẩm định tài chính dự án đầu tư, Nguyễn Bạch Nguyệt (2007): “Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư.”

Theo quan điểm của Ngân hàng: “Thẩm định tài chính dự án đầu tư là toàn bộ quá trình xem xét, phân tích và đưa ra đánh giá đánh giá về chỉ riêng khía cạnh tài chính của dự án đầu tư qua góc độ: tính pháp lý, tính khả thi, khả năng hoàn trả nợ của dự án Dựa trên kết quả của quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ngân hàng sẽ kết hợp cùng các nội dung thẩm định khác để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với dự án đó”.

Cũng như thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài chính dự án đầu tư cần được thực hiện theo chế độ thẩm định của Nhà nước; đảm bảo tuân thủ, phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam và thông lệ Quốc tế.

1.3.2 Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án đầu tư

Đầu tiên, đối với Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay được đánh giá là hoạt động quan trọng nhất, trong đó cho vay dự án đầu tư rất được quan tâm vì cho

Trang 16

vay dự án thường yêu cầu vốn lớn, khoảng thời gian cho vay kéo dài, mức độ rủi ro cao Tuy nhiên, chính vì những đặc tính đó mà lợi nhuận từ việc cho vay dự án đầu tư cao hơn Thẩm định dự án là bước quan trọng tiền đề cho việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng Trong khi đó bước thẩm định tài chính dự án lại ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của thẩm định dự án do có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các bước thẩm định trước đó, từ đó thấy được sự quan trọng và cần thiết của nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Thứ hai, xét trên phương diện cơ quan tài trợ vốn cho dự án, Ngân hàng coi kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để có thể đưa ra quyết định có tài trợ vốn vay cho chủ đầu tư thực hiện dự án hay không? Ngân hàng sẽ lựa chọn đồng ý hỗ trợ vốn chỉ khi dự án được đánh giá là khả thi về mặt tài chính và có khả năng trả nợ Đồng nghĩa với việc dự án phải đạt được hiệu quả tài chính, đem lại lợi nhuận và chỉ số tài chính phản ánh độ an toàn cao Do đó, nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án là vô cùng quan trọng đối với quá trình cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại.

1.3.3 Mục tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư

Mục tiêu của thẩm định tài chính dự án đầu tư là khác nhau với mục đích của từng cá nhân, tổ chức Tuy nhiên nhìn chung, công tác thẩm định tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua:

 Kiểm tra và đánh giá năng lực thực hiện về mặt tài chính của dự án đầu tư.

 Kiểm tra và đánh giá tính chuẩn xác và độ an toàn của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư.

 Kiểm tra và đánh giá năng lực hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong tương lai của dự án đầu tư.

1.3.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm: (i) Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư; (ii) Thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư; (iii) Thẩm định dòng tiền của dự án; (iv) Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính; (v) Thẩm định bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án; (vi) Đánh giá độ an toàn/tính rủi ro của dự án đầu tư.

Trang 17

Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư là bước đầu tiên và cần thiết Thẩm định vốn giúp cho cán bộ thẩm định xem xét được khả năng thiếu vốn khi chủ đầu tư không lên được dự kiến về vốn một cách hợp lý Khi đánh giá vốn đầu tư chuẩn xác sẽ giúp đưa ra đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả mà dự án đem lại Ngược lại, khi có sai lệch trong tính toán nhu cầu vốn của dự án sẽ dẫn đến vấn đề lãng phí vốn, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ với chủ đầu tư mà còn với Ngân hàng nếu đồng ý cho vay Nhắc đến tổng vốn đầu tư, đây là tổng hợp của tất cả các khoản chi phí hợp lý góp phần tạo nên dự án đầu tư và đảm bảo cho sự sẵn sàng hoạt động của dự án.

Nhắc đến “thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư”, đây là quá trình cán bộ thẩm định sử dụng các số liệu, chỉ tiêu tài chính được tính toán từ bản báo cáo tài chính do doanh nghiệp (chủ đầu tư) cung cấp để phân tích và đưa ra đánh giá doanh nghiệp đó Việc này giúp cán bộ thẩm định có thể quan sát, nhận xét một cách toàn diện, tổng quát hơn về tình hình tài chính của chủ đầu tư Các tỷ số tài chính dùng để đo lường các đặc điểm hoạt động tài chính cụ thể của chủ đầu tư: tỷ số về khả năng thanh khoản, tỷ số về khả năng hoạt động, tỷ số về khả năng cân đối vốn, tỷ số về khả năng sinh lời.

Thẩm định dòng tiền của dự án là bước cần cán bộ thẩm định có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu tốt Công việc ở bước này là thẩm định tính hợp lý và chính xác của các bảng dự trù tài chính bao gồm: dự trù doanh thu từ hoạt động kinh doanh của dự án, dự trù chi phí, dự trù lỗ lãi, dự trù cân đối kế toán, dự trù cân đối thu chi Xét cho cùng, quá trình thẩm định dòng tiền của dự án là để xác định được khả năng sinh ra lợi nhuận và tính khả thi khi được đưa vào hoạt động của dự án.

Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính là sử dụng các chỉ tiêu như NPV (Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng), IRR (Internal Rate of Return – Tỷ suất hoàn vốn nội bộ), thời gian hoàn vốn đầu tư, chỉ số lợi nhuận, chỉ số khả năng thanh toán, chỉ số M/B (Market Value/Book Value – Tỷ số giữa Giá trị thị trường và Giá trị sổ sách) để đưa ra nhận xét về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư trong kỳ hoạt động.

Về thẩm định bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án, đây là khi Ngân hàng Thương mại xác định toàn bộ số nợ gốc lẫn lãi mà dự án đầu tư cần hoàn lại qua các

Trang 18

năm, so sánh với các nguồn trả nợ dự kiến từ khấu hao, phần lợi nhuận dự kiến dùng trả nợ và một số nguồn khác Khi kết quả cho thấy dự án đầu tư không có khả năng hoàn trả nợ thì cần đề ra các phương án giải quyết để bù đắp phần thiếu hụt Khi đã kế hoạch đề ra đã đạt được kỳ vọng (dự án có khả năng trả nợ), kết quả này cũng sẽ là cơ sở để các bên thỏa thuận một số nội dung quan trọng trong hợp đồng cho vay như nguồn và hình thức trả nợ, lãi suất, thời hạn cho vay, …

Đánh giá độ an toàn/tính rủi ro của dự án đầu tư là điều bắt buộc phải làm khi thẩm định tài chính dự án Trên thực tế, không có dự án đầu tư nào là an toàn hoàn toàn, dù ít hay nhiều đều có tính rủi ro trong mỗi dự án Do đó, bước xác định rủi ro tài chính là vô cùng cần thiết Việc đánh giá tính rủi ro/độ an toàn của dự án giúp Ngân hàng cân nhắc các yếu tố trong quá trình tài trợ vốn cho dự án nằm ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận.

Trong quá trình tiến hành thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định sử dụng các văn bản, thông tin quan trọng được liệt kê sau:

Hồ sơ công ty:

 Điều lệ hoạt động

 Đăng ký kinh doanh

 Văn bản ủy quyền của cấp có quyền cho người đại diện giao dịch với ngân hàng

 Giấy chứng nhận góp vốn

 Biên bản bầu Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị; các thành viên Hội Đồng Quản Trị

 Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc/Giám đốc/Kế toán trưởng

 Văn bản của Hội Đồng Quản Trị về việc phân cấp và giao thẩm quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thế chấp/cầm cố

 Bản thông báo mẫu dấu, mẫu chữ kỹ của khách hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh

 Biên bản họp của Hội Đồng Quản Trị phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư

 Báo cáo đầu tư dự án, trong đó phần tài chính của dự án phải thể hiện được: Chi tiết tổng mức đầu tư dự án (bao gồm: Chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí khác liên quan, chi phí tư vấn, chi phí xây dựng, chi phí

Trang 19

thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí sử dụng đất, chi phí khác, chi phí dự phòng, lãi vay); Tiến độ thi công, giải ngân vốn; Doanh thu dự án; Hiệu quả tài chính của dự án; Hồ sơ, chứng từ các khoản chi của dự án; Hợp đồng ký với các nhà thầu thi công; Báo cáo tài chính quý gần nhất.

Hồ sơ pháp lý dự án:

 Báo cáo đầu tư dự án/ Báo cáo nghiên cứu khả thi

 Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền

 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Hồ sơ phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán dự án

 Quyết định giao đất/cho thuê đất … để thực hiện dự án; Hồ sơ đóng thuế đất…

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 Giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở

 Quyết định phê duyệt vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền

 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Phòng cháy chữa cháy/Xử lý nước thải

 Thỏa thuận cấp điện, cấp nước của dự án

1.3.5 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư1.3.5.1.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư:

 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu được đánh giá là có mức độ thực hiện khá đơn giản Cán bộ thẩm định thực hiện so sánh chỉ tiêu tài chính quan trọng của dự án đầu tư với các dự án trước đó (đã/đang xây dựng hoặc đang trong quá trình hoạt động) Phương pháp giúp cán bộ thẩm định đánh giá tính hợp lý, chính xác của các chỉ tiêu dự án, từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn về dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư cuối cùng hiệu quả Phương pháp so sánh thông thường được tiến hành dựa trên một số chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

- Các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến).

Trang 20

- Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.

- Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án.

Dù phương pháp so sánh chỉ tiêu được đánh giá là đơn giản, phổ biến Nhưng để tránh khả năng quá trình so sánh máy móc và không linh hoạt, chỉ tiêu được sử dụng để thực hiện so sánh phải được sử dụng hợp lý với điều kiện và đặc điểm riêng biệt của mỗi dự án đầu tư và chủ đầu tư.

Phương pháp thẩm định tài chính theo trình tự

Quá trình thẩm định tài chính dự án được tiến hành lần lượt theo quy trình từ tổng quát đến chi tiết.

- Thẩm định tổng quát: Xem xét tổng quát toàn bộ các nội dung về mặt tài chính của dự án cần thẩm định Với mục đích phát hiện ra các vấn đề chưa hợp lý và xem xét lại Việc thẩm định tổng quát cho phép cán bộ thẩm định hình dung tổng thể về tình hình tài chính của dự án đầu tư Tuy nhiên kết quả nhận được từ việc xem xét tổng quát lại không thực sự giúp phát hiện được những biến cố, khả năng sai sót Vì vậy nên cán bộ thẩm định cần tiếp tục đi sâu vào bước tiếp theo.

- Thẩm định chi tiết: Thẩm định chi tiết có thể được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc tính toán lại các chỉ tiêu đề cập trong dự án đầu tư Cán bộ thẩm định phải xem xét chi tiết từng bảng tính liên quan đến quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần đưa ra được những ý kiến: đồng ý, yêu cầu sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận Trên thực tế mức độ tập trung ở những nội dung có thể khác biệt Điều này phụ thuộc trên các đặc điểm cũng như tình hình cụ thể tại thời điểm nhất định của dự án đầu tư Đặc biệt, cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định chi tiết cần chú ý các nội dung: công cụ tính toán và phương pháp tính toán Các nội dung này được trình bày qua kết quả của bước tính toán, các chỉ tiêu bao gồm: Chi phí của dự án; Nguồn vốn và số lượng vốn; Hiệu quả tài chính của dự án.

Thẩm định dựa trên phân tích rủi ro

Phương pháp này là việc cán bộ thẩm định dự kiến những tình huống có khả năng xảy ra đối với dự án đầu tư trong tương lai có tác động đến kết quả hoạt động

Trang 21

của dự án Cán bộ thẩm định thường lựa chọn những yếu tố có xu hướng tác động tiêu cực đến hiệu quả của dự án đầu tư để xem xét, đánh giá Nếu kết quả cho thấy dự án đem lại hiệu quả kể cả khi đặt trong trường hợp tệ nhất thì có thể đánh giá là dự án có độ an toàn cao Với trường hợp ngược lại, cán bộ thẩm định cần kiểm tra lại những khả năng xuất hiện bất ngờ tình huống xấu và lên kế hoạch, kiến nghị biện pháp khắc phục và hạn chế rủi ro.

1.3.5.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án:

Các phương pháp thẩm định dự án bao gồm các kỹ thuật chiết khấu có tính đến giá trị thời gian của tiền và bao gồm: Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ lệ chi phí lợi ích (BCR), Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), Phân tích độ nhạy Các phương pháp dòng tiền không chiết khấu như chu kỳ hoàn vốn (PP) và tỷ suất lợi nhuận kế toán (ARR) có một số khiếm khuyết nghiêm trọng nhưng vẫn đang được sử dụng trong thực tế trong một số tình huống Đôi khi PP được sử dụng kết hợp với NPV, đặc biệt là khi cần đưa ra các quyết định đầu tư mạo hiểm.

Một số phương pháp được sử dụng chủ yếu để thẩm định dự án tài chính ở các Ngân hàng tại Việt Nam được nêu chi tiết dưới đây.

 Tính Giá trị hiện tại ròng (NPV: Net Present Value)

Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là kết quả chênh lệch giữa giá trị hiện tại các nguồn thu nhập ròng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư.

Công thức tính: NPV = C0 + PV

Trong đó: NPV: giá trị hiện tại ròng

C0: vốn đầu tư ban đầu vào dự án2

PV: giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong thời gian hữu ích của nó.3

NPV được tính với mục đích đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính mà dự án đem lại cho chủ đầu tư với mức độ rủi ro cụ thể của dự án Sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự án đầu tư với điều kiện kết quả: NPV ≥ 0 → chấp nhận dự án; NPV < 0 → bác bỏ dự án Trong trường hợp các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV ≥ 0 và lớn nhất thì được chọn.

 Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)

2 C0 mang dấu âm (do là khoản đầu tư)

3 PV = ; Trong đó: Rt là dòng tiền vào tại thời điểm t, I là tỷ lệ chiết khấu

Trang 22

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV=0, tức là thu nhập ròng hiện tại đúng bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư Công thức tính:

Trong đó: t: Thời gian tính dòng tiền

n: Tổng thời gian thực hiện dự án r: Tỷ lệ chiết khấu

Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t C0: Chi phí ban đầu thực hiện dự án

Đối với dự án, IRR là tỷ lệ sinh lời cần thiết của dự án IRR được coi bằng mức lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ số tiền đầu tư cho dự án đều là vốn vay (cả gốc và lãi cộng dồn) được trả bằng nguồn tiền thu được từ dự án mỗi khi chúng phát sinh Do đó, khi sử dụng IRR để đánh giá dự án đầu tư, cần xét theo quy ước sau: IRR ≥ IRRĐM → dự án khả thi về tài chính, chấp nhận dự án; IRR < IRRĐM → dự án không khả thi về tài chính, bác bỏ dự án Nếu các dự án đầu tư loại trừ nhau, lựa chọn dự án có giá trị IRR ≥ IRRĐM vàlớn nhất.

Chỉ số Thời gian hoàn vốn: (PP: Payback Period)

Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu Chỉ số thời gian hoàn vốn cho thấy vốn của chủ đầu tư bị trói buộc vào mỗi dự án trong khoảng thời gian là bao lâu.

Công thức tính:

Khi thu nhập bằng nhau theo các năm: Thời gian hoàn vốn =

Khi thu nhập không bằng nhau theo các năm:

Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm = Số vốn đầu tư chưa thu hồi cởcuối năm – Dòng tiền thuần của đầu tư năm t

Nếu số vốn cần thu hồi nhỏ hơn thu nhập của năm tiếp theo, có công thức:

Số tháng thu hồi vốn đầu tư =

Sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn để đánh giá và ra quyết định theo nguyên tắc:

Dự án có thời gian hoàn vốn càng nhỏ càng tốt, chọn dự án có kết quả thời gian hoàn vốn là nhỏ nhất khi các dự án loại trừ lẫn nhau.

 Xác định điểm hoà vốn:

Trang 23

Điểm hoà vốn là điểm tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi phí tổn (không lỗ, không lãi) Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc doanh thu:

Công thức tính:

Trong đó: : sản lượng hòa vốn : doanh thu hòa vốn FC: tổng chi phí

P: giá bán đơn vị sản phẩm V: chi phí biến đổi một sản phẩm

Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt Để giải thích cho lựa chọn này, có thể hiểu, khả năng thu lợi nhuận càng cao thì khả năng bị thua lỗ càng nhỏ Sau khi tính được điểm hoà vốn, có thể mở rộng hơn bằng cách xác định chỉ tiêu mức hoạt

động hoà vốn bằng cách: Mức độ hoạt động hòa vốn =

 Đánh giá độ nhạy của dự án:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư, trong đó môi trường xung quanh có những tác động đáng kể trên nhiều cấp độ khác nhau Do vậy việc xem xét dự án đầu tư ở trạng thái tĩnh là chưa đủ và có thể còn nhiều thiếu sót, cần phải đặt dự án đầu tư vào trạng thái động để phù hợp với xu thế biến động không ngừng của các yếu tố bên ngoài Khi xem xét độ nhạy, cán bộ thẩm định thường tính toán thay đổi các chỉ tiêu NPV, IRR khi có sự biến đổi của một số nhân tố (Ví dụ: Giá thành sản phẩm, giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi, tỷ giá không cố định…) Trên thực tế khi tính độ nhạy cảm của dự án, người thẩm định có xu hướng cho các biến số thay đổi 1% so với phương án lựa chọn ban đầu rồi tính % thay đổi của NPV và IRR Việc phân tích độ nhạy của dự án giúp cho ngân hàng có thể khoanh vùng được khả năng đầu tư của chủ đầu tư.

Mỗi phương pháp thẩm định tài chính dự án có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, không có phương pháp nào là hoàn toàn đúng Do đó việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào là tùy vào mỗi cá nhân thẩm định Có thể chỉ sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp để đưa ra đánh giá và quyết định hợp lý nhất.

1.3.6 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Trang 24

Chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung hay thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng có mức độ tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Một dự án đầu tư khi không có đánh giá tốt sau quá trình thẩm định tài chính sẽ đem lại nhiều rủi ro cho cả chủ đầu tư và Ngân hàng nếu đồng ý cho vay Tiềm ẩn khả năng nợ xấu, không hoàn trả đủ nợ theo dự tính, không hoàn thành được dự án, … làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng Do đó, với tầm quan trọng của nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là vô cùng cần thiết.

Chất lượng thẩm định tài chính xét theo góc độ của một Ngân hàng là xem xét dự án đầu tư có đáp ứng được những chỉ tiêu, yêu cầu mà Ngân hàng đề ra Để đánh giá được điều đó, cần trả lời được một số vấn đề như: quy trình thẩm định có khoa học và phù hợp không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định có quá cao hay vừa phải, phương pháp thẩm định được lựa chọn đã là tốt nhất chưa, …

1.4.Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư củaNgân hàng Thương mại

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan Nguyên nhân nằm ở việc các dự án được xây dựng trên cơ sở dữ liệu thu thập trong quá khứ và hiện tại để đưa ra dự đoán tương lai Vì vậy, để hướng tới kết quả có chất lượng công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định phải xem xét kỹ lưỡng, chi tiết từng yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến kết quả cuối cùng Dựa trên cơ sở đó để tiếp tục tìm ra những biện pháp hạn chế rủi ro và giảm thiểu tác động tiêu cực.

1.4.1 Nhân tố thuộc ngân hàng

 Phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định

Phương pháp thẩm định yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến kết quả của quá toàn bộ quá trình Như đã nói ở mục 1.3.5, có nhiều phương pháp được áp dụng và việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào mỗi cán bộ thẩm định và quy định riêng của mỗi Ngân hàng Thương mại Lý do thứ 2 là vì, mỗi dự án đầu tư sẽ có tính chất và quy mô là khác biệt Các dự án đều mang tính độc đáo riêng nên

Trang 25

không phải mọi dự án đều sử dụng chung một phương pháp, cũng không thể sử dụng toàn bộ các chỉ tiêu tính toán thuộc hệ thống thẩm định để áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư cần xem xét Việc càng ngày càng hoàn thiện và phát triển các phương pháp thẩm định đã giúp quá trình phân tích, đánh giá của cán bộ thẩm định được dễ dàng, toàn diện, chuẩn xác và đạt hiệu quả hơn so với trong quá khứ.

Việc có nhiều phương pháp và tiêu chuẩn không hoàn toàn là lợi thế Cán bộ thẩm định cần hiểu rõ về các loại phương pháp, chỉ tiêu, nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với dự án được thẩm định Ví dụ như với chỉ tiêu NVP, mặc dù chỉ tiêu dựa trên cơ sở hiện tại hóa dòng tiền là phù hợp vì tiền luôn có giá trị thay đổi theo thời gian, đồng thời cũng giả định ngầm rất thích hợp rằng tỷ lệ lãi suất mà các luồng tiền có thể được tái đầu tư là chi phí sử dụng vốn Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhược điểm khi việc sử dụng NVP lại phụ thuộc quá nhiều vào tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án, trong khi việc xác định đúng được tỷ lệ này là vô cùng khó khăn.

Trên thực tế, mỗi Ngân hàng Thương mại đều có riêng một hệ thống chỉ tiêu tài chính sử dụng để thẩm định tài chính dự án dựa trên các chỉ tiêu chung và chuẩn mực chung Cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống chuẩn mực thống nhất nào cho tất cả hệ thống Ngân hàng để sử dụng, vì vậy, việc lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp thẩm định là hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm, đánh giá và kiến thức của cán bộ thẩm định.

 Năng lực, kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định

Như đã nhắc đến ở phần trước đó, vấn đề chưa có một hệ thống chuẩn mực chung là nguyên nhân của việc cán bộ thẩm định cần dựa vào kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để làm việc Do đó, năng lực và tầm hiểu biết của cá nhân cán bộ thẩm định sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả và chất lượng thẩm định Toàn bộ quá trình thẩm định tài chính dự án là một chuỗi các công việc vô cùng phức tạp Nghiệp vụ không chỉ cần tính toán và áp dụng công thức mà còn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải đưa ra nhận xét, đánh giá, lựa chọn, … Do đó, cán bộ thẩm định cần hội tụ được rất nhiều yếu tố từ kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, đến cả phẩm chất đạo đức.

Thiếu một trong các yếu tố trên đã có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình cũng như kết quả của công tác thẩm định Kinh nghiệm là yếu tố đầu tiên và bắt

Trang 26

buộc phải có của cán bộ thẩm định Vì quá trình thẩm định cần sử dụng rất nhiều kiến thức chuyên sâu, khả năng tính toán tốt, nhạy cảm với con số,… Nếu không nắm được kiến thức, chắc chắn sẽ không thể làm những bước đầu tiền và cơ bản nhất của thẩm định Biết áp dụng kiến thức vào thẩm định nhưng thiếu kinh nghiệm và sự nhạy bén sẽ dẫn đến đánh giá, nhận xét không được nhanh và thiếu sự chính xác Hay khi đánh giá, các cá nhân thường đưa sự thiên vị của bản thân vào, điều này là không được phép đối với một cán bộ thẩm định vì Ngân hàng cần có một cái nhìn khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn và có hiệu quả Ngoài ra, cán bộ thẩm định đặc biệt cần có tinh thần trách nghiệm, tính kỷ luật, sự say mê với công việc, nói chung lại là phẩm chất đạo đức phù hợp với nghiệp vụ đặc thù này Việc không có phẩm chất đạo đức tốt ở cán bộ Ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc (do đưa ra nhận xét đánh giá thiếu tính khách quan, minh bạch,…) mà còn là mối quan hệ với khách hàng, danh tiếng của Ngân hàng nơi cán bộ đó làm việc Trong sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, các dự án đầu tư vay vốn không chỉ còn từ các doanh nghiệp trong nước mà còn nhiều cơ hội đến từ doanh nghiệp lớn ngoài nước Do đó việc nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định là một điều vô cùng cần thiết và cần được chú trọng.

 Thông tin thu thập phục vụ trong quá trình thẩm định

Trong thời đại công nghệ số, phương thức thu thập thông tin về khách hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là không khó khăn, nhưng vấn đề của việc bùng nổ thông tin lại là sự tràn lan và thiếu tính chính xác Vì vậy, có thể việc quan trọng nhất trong vấn đề thu thập thông tin là kiểm soát chất lượng thông tin đầu vào Thông tin là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất để cán bộ thẩm định có thể làm căn cứ tính toán và tiến đến các bước tiếp theo Nếu thông tin không chính xác thì toàn bộ quá trình thẩm định là vô nghĩa Việc thông tin thiếu, không đầy đủ sẽ dẫn đến không thể tính toán, thẩm định hoặc nếu có thể thì sẽ đưa ra kết quả thiếu chính xác, dẫn đến đánh giá là không sử dụng được Ngoài ra, tính nhanh chóng kịp thời cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác thẩm định khi sự thay đổi của khách hàng, dự án đầu tư, chủ đầu tư là liên tục Sự chậm trễ của thông tin sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định và cũng khiến sự nhìn nhận của khách hàng giảm xuống, giảm bớt khả năng thành công trong quá trình trao đổi Ngoài ra, một vấn đề về thông tin rất quan trọng hiện nay chính tính bảo mật Việc thu thập thành công

Trang 27

cần được kế tiếp bằng phương thức lưu trữ thông tin an toàn và hiệu quả Đảm bảo không lộ thông tin khách hàng và thông tin nội bộ được sử dụng trong quá trình thẩm định Tổng kết lại, thông tin được thu thập cần đảm bảo các yêu cầu “nguồn thông tin đảm bảo, tính chính xác, kịp thời, lưu trữ cẩn thận, an toàn”.

 Hệ thống trang thiết bị thẩm định

Với quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên thực tế, hệ thống thông tin được sử dụng phục vụ cho công tác chuyên ngành Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thẩm định nói riêng ngàng càng hoàn thiện hơn Việc sử dụng các hệ thống máy móc hiện đại, phần mềm mới chuyên dụng đã giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án dễ dàng hơn so với trước kia Quá trình tính toán được hoàn thành nhanh và có tính chính xác cao hơn, đồng thời số lượng lớn thông tin được xử lý trong khoảng thời gian được rút ngắn lại Đặc biệt là việc chuyển đổi dữ liệu số trong Ngân hàng được nâng cao, giúp ích nhiều trong quá trình tìm kiếm thông tin cũng như lưu trữ, nâng cao bảo mật nội bộ Từ đó, chất lượng thẩm định trở nên tốt hơn về cả tính chính xác cũng như thời gian thẩm định.

 Tổ chức công tác thẩm định

Công tác tổ chức thẩm định là tổng hợp rất nhiều hoạt động khác nhau Tuy nhiên các hoạt động này luôn phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ Do đó việc lên kế hoạch, sắp xếp, quân công, quy định quyền hạn và trách nghiệm của từng bộ phận, cá nhân là không hề dễ dàng Cần đảm bảo tính thống nhất, xây dựng khoa học, sao cho phát huy được khả năng của từng cá nhân tham gia công tác thẩm định, công việc không bị chồng chéo Để làm được điều này, Ngân hàng cũng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình thẩm định Tuy nhiên do tính chất của nghiệp vụ thẩm định, vẫn cần đảm bảo, các quy định đề ra không được cứng nhắc, làm mất đi tính chủ động, linh hoạt của cán bộ thẩm định.

1.4.2 Nhân tố không thuộc ngân hàng

 Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước

Các nhân tố này thuộc về môi trường kinh tế - xã hội, pháp luật, Những nhân tố từ bên ngoài tác động đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư chỉ có thể khắc phục được một phần chứ không thể nào thay đổi hoàn toàn.

Môi trường pháp lý ảnh hưởng rõ ràng đến hoạt động của tất cả các ngành không chỉ ngành Ngân hàng Theo đánh giá của TS Ngô Đức Tiến trong Luận án

Trang 28

Tiến sĩ Kinh tế của mình, ông cho rằng: “Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như với hoạt động thẩm định của các tổ chức tín dụng.” Các dự án đầu tư có liên quan đến nhiều chính sách, tuy nhiên có thế đánh giá khách quan rằng các chính sách hiện này chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ và hoàn thiện, thường xuyên có sự thay đổi, tính thống nhất giữa các các cấp, các khu vực là còn thấp khiến cho chủ đầu tư hay doanh nghiệp không yên tâm Chính sự thiếu hụt và nhiều kẽ hở này mà có thể dẫn đến khả năng lớn phát sinh rủi ro, kèm theo đó việc thông tin chính xác đến được với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng là còn hạn chế.

 Lạm phát

Lạm phát là yếu tố không thể lường trước hay tính toán được trước nhưng lại có sức ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án Theo lý thuyết, “lạm phát là nguyên nhân làm thay đổi về giá cả theo thời gian” Điều này giải thích cho việc lạm phát cũng chính là nguyên nhân gây nên sự biến đổi của dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu Mà hai yếu tố này lại chính là yếu tố đầu vào quan trọng để tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, Ngoài ra, lạm phát còn trực tiếp có ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa Việc ảnh hưởng đến giá trị của các khoản tiền cho vay trong tương lai và khoản thanh toán lãi suất cố định theo hướng giảm đi sẽ tác động lớn đến chi phí xuất quỹ Có thể thấy, lạm phát là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn trong bước tính toán số liệu cũng như dự đoán dòng tiền trong tương lai của cán bộ thẩm định.

 Tự nhiên

Yếu tố tự nhiên như thiên tai, địa hình, là các yếu tố ảnh hưởng mà luôn luôn gặp trong toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển Các yếu tố sẽ có tác động cả tích cực và tiêu cực lên quá trình công tác của cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Những sự kiện xấu về thời tiết như hạn hán, lũ lụt, gây ảnh hưởng đến kế hoạch của dự án đầu tư, từ đó làm thay đổi số liệu, thông tin thu thập và có thể khiến kết quả thẩm định trước đó là vô nghĩa, điều này đồng nghĩa với việc cán bộ thẩm định phải thực hiện xem xét, tính toán lại một phần hoặc toàn bộ Tuy nhiên, yếu tố nổi trội gần đây được chú ý nhiều hơn là yếu tố dịch bệnh Yếu tố này gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến khả năng di chuyển và tiếp cận thông tin khách hàng của cán bộ

Trang 29

thẩm định Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin cũng có thể cải thiện khó khăn trong một khoảng thời gian nhất định.

Trang 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀICHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

– CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển ViệtNam- Chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam:

Với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt: BIDV, tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam) được thành lập vào ngày 26/04/1957.

Sau 2 lần đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ năm 1981 đến năm 1989) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 27/04/2012), Ngân hàng thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ chính thức từ ngày 27/04/2012 Từ đó, tên chính thức là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho đến nay.

Ngày 23/05/2015, BIDV thực hiện bước tiến lớn về cả quy mô và mạng lưới hoạt động khi hoàn thành sát nhập thành công toàn bộ Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).

Với vị thế là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam, BIDV có lịch sử xây dựng và trưởng thành đầy gian nan thử thách, cũng vô cùng đáng tự hào Danh tiếng của BIDV được khẳng định khi thương hiệu được biết đến ở trong và cả ngoài nước là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam BIDV luôn là sự lựa chọn khi có được tín nhiệm của rất nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trang 31

Tính đến hết quý IV/2021, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có một mạng lưới hoạt động dày đặc, rộng khắp:

 Khối Ngân hàng: 01 trụ sở chính, 189 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh ở nước ngoài, 895 phòng giao dịch trên cả nước, hiện diện thương mại trên 6 quốc gia và hiện có 05 văn phòng đại diện tại các quốc gia: Lào, Campuchia, Myanmar, Đài Loan, Cộng hòa Liên Bang Nga.

 Khối công ty con: “11 công ty con bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (BSC), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Cổ phần chứng khoán MHB (MHBS), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển quốc tế (IIDC), Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC), Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào – Việt (LVI), Ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB), Công ty cho thuê tài chính Trách nhiệm hữu hạn BIDV Sumi-Trust (BSL), Công ty chứng khoán Campuchia – Việt Nam, Công ty bảo hiểm Campuchia – Việt Nam.”

2.1.1.2.Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam – chi nhánh Thăng Long:

 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thăng Long:

Theo Quyết định số 103/TC/QĐ/TCCB của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, được thành lập vào ngày 03/04/1974 Thời điểm đó, chi nhánh có tên là “Phòng Chuyên quản công trình Cầu Thăng Long”, trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đặt trụ sở tại Đình Làng Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Từ tên gọi đầu tiên của chi nhánh Ngân hàng, có thể thấy sự hình thành của BIDV Thăng Long được gắn liền cùng sự ra đời của cây Cầu Thăng Long Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, chi nhánh Thăng Long đã trực tiếp góp phần xây dựng số lượng lớn các công trình trọng điểm của cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng; cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng, vốn và dịch vụ tới không chỉ các doanh nghiệp mà còn cả các hộ kinh doanh và cá nhân Bằng những nỗ lực vượt bậc không ngừng nghỉ, BIDV Thăng Long phát triển ngày

Trang 32

càng lớn mạnh Từ đó, trở thành một trong những Chi nhánh chủ lực và vô cùng quan trọng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Thăng Long qua các giai đoạn: o Giai đoạn đầu thành lập (1974-1980):

Ngày 03/04/1974 BIDV Thăng Long được thành lập theo Quyết định số 103TC/QĐ/TCCB của Bộ Trưởng Bộ Tài chính Khi bắt đầu, chi nhánh hoạt động với tổng số 9 cán bộ Giai đoạn này, BIDV Thăng Long trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý cấp phát, kiểm tra và thanh toán xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long, đồng thời cung cấp cho vay các đơn vị thuộc Liên hiệp Xí nghiệp cầu Thăng Long (nay là Tổng Công ty xây dựng Thăng Long).

o Giai đoạn nâng cấp hoạt động (1981-1990):

Ngày 17/07/1981 BIDV Thăng Long đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long theo Quyết định số 75/NH-QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đến giai đoạn thứ 2 này, hoạt động của BIDV Thăng Long không chỉ còn đơn giản là cấp phát vốn, mà đã bắt đầu hoàn thiện và phát triển hơn với các nghiệp vụ mới: cho vay, thanh toán và triển khai công tác kho quỹ, phục vụ tại chỗ nhu cầu tiền mặt cho khách hàng Ngày 27/06/1988, BIDV Thăng Long lần nữa được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cầu Thăng Long theo Quyết định số 52NH/QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

o Giai đoạn Đổi mới (1991-1994):

Theo Quyết định số 38NH/QĐ ngày 02/04/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV Thăng Long đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bên cạnh đó, chi nhánh được điều chỉnh cả về chức năng, nhiệm vụ Thay đổi cho phép Chi nhánh được chuyển hoạt động như một Ngân hàng thương mại, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng số 25 cán bộ.

o Giai đoạn hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại (1995-2012): Chi nhánh Thăng Long hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: Huy động vốn, thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, nhận vốn uỷ thác, đầu tư, bảo hiểm, … chính thức chuyển sang hoạt động kinh doanh như một Ngân hàng thương mại.

Trang 33

o Giai đoạn hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP (từ 2012 đến nay):

Vào năm 2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ Theo đó, từ 01/05/2012 Chi nhánh Thăng Long cũng chính thức thay đổi và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, dưới tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Theo QĐ số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/5/2012, của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, về việc thành lập Chi nhánh, Sở giao dịch trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động).

Chi nhánh Thăng Long luôn tự hào là một trong những chi nhánh có tốc độ phát triển đứng đầu toàn hệ thống, đặc biệt đạt được không ít thành tựu đáng kể trong công tác huy động vốn Những năm gần đây, trong bối cảnh tình hình kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch Covid-19, môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhờ Ban Giám Đốc chi nhánh đã quyết liệt chỉ đạo, cùng nỗ lực của đơn vị và hơn hết là sự thống nhất, đoàn kết, cố gắng quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên mà chi nhánh Thăng Long đã có kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2021 tích cực Kết quả này giúp cho chi nhánh Thăng Long được Hội sở chính công nhận xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của BIDV Chi nhánh Thăng Long

Vào ngày 22/08/2012, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã công bố quyết định số 1153/QĐ-HĐQT mục đích ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Theo quyết định này, Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Thăng Long cụ thể như sau: “Huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của BIDV Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của BIDV Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của BIDV dưới các hình thức: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước, bao thanh toán xuất nhập khẩu và các hình thức cấp tín dụng

Trang 34

khác sau khi được BIDV uỷ quyền Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ thu hộ và chi hộ.”

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

Hiện nay cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thăng Long được xây dựng dựa trên mô hình kiểu mẫu của BIDV, chi tiết như sau:

B ng bi u ảể 0.3 C cầếu t ch c c a BIDV chi nhánh Thăng Longơổứủ

Mỗi phòng ban sẽ có nhiệm vụ riêng được nêu rõ tại “Chương II Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng” và “Chương III Chức năng, nhiệm vụ của phòng giao dịch” thuộc văn bản nội bộ “Quy định Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch thuộc ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long”.

2.1.4 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư vàPhát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2019 – 2021

Trang 35

IIHiệu quả hoạtđộng

1 Thu nợ Hạch toán ngoại

Trang 36

B ng bi u ảể 0.4 Tình hình kinh doanh c a BIDV - Chi nhánh Thăng Long giai đo n 2019 – 2021ủạ(Nguồồn: Phòng “Kêế toán tài chính BIDV” – Chi nhánh Thăng Long)

 Hoàn thành đồng bộ các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao, phấn đấu giữ vững vị thế là chi nhánh hạng đặc biệt và chủ lực của hệ thống

- Chênh lệch thu chi năm 2020, 2021 lần lượt đạt 537 tỷ đồng, 624,6 tỷ đồng Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2020 so với 2019 là -2.2%, tuy nhiên tỷ lệ này lại là 19% của năm 2021 với năm 2020, hoàn thành 93% kế hoạch hội sở chính giao.

- Lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm đạt 568 tỷ đồng vào năm 2021, tăng trưởng 14% so với 2020 Đồng nghĩa với hoàn thành 90% kế hoạch năm hội sở chính giao.

- Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ lớn dần qua các năm đạt 25.605 tỷ đồng vào cuối năm 2021, tăng trưởng 15% (~3.379 tỷ đồng) so với 2020 - Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 10.800 tỷ đồng, tăng trưởng 25% (~ tăng 2.133

tỷ đồng) so 2020, cao hơn tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 so với 2019 (6%), của toàn hệ thống (11,8%) và địa bàn (16%).

- Thu dịch vụ ròng tăng trưởng bùng nổ vào năm 2020 (đạt 8,667 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 28%) Đến 2021 con số tiếp tục tăng đạt 126,3 tỷ đồng nhưng mức độ tăng trưởng chỉ đạt 9% so với năm 2020 Trong đó Thu dịch vụ ròng không gồm phí bảo lãnh vào năm 2021 đạt 81,8 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2020.

- Thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh cũng là chỉ tiêu nổi trội đạt 41,3 tỷ đồng vào năm 2021; tỷ lệ tăng trưởng qua các năm đều có xu hướng tăng

Trang 37

dần 29% (năm 2020/2019) và 33% (năm 2021/2020), cao hơn tốc độ tăng trưởng của hệ thống 23% và địa bàn 28%.

 Cơ cấu các mặt hoạt động được cải thiện tích cực theo hướng bền vững, tập trung vào các phân khúc khách hàng mục tiêu của BIDV.

- Cơ cấu Huy động vốn theo kỳ hạn chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bình quân, góp phần tiết giảm chi phí vốn cho chi nhánh Cho đến năm 2021 huy động vốn không kỳ hạn bình quân đạt 4.551 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,4%/ tổng Huy động vốn bình quân, tăng 2,8% so với thực hiện 2020.

- Cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn từ 40% lên 46%, giảm từ dư nợ ngắn hạn từ 60% xuống 54%.

- Thu ròng từ các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng tương đối tốt so với năm 2020, cơ cấu các dòng thu được duy trì theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động huy động vốn; gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ.

B ng bi u ảể 0.5 Thu ròng t các m t ho t đ ng kinh doanh c a BIDV - Chi nhánh Thăng Long 2019-2021ừặạộủ(Nguồồn: Phòng “Kêế toán tài chính BIDV” – Chi nhánh Thăng Long)

Trang 38

B ng bi u ảể 0.6 C cầếu các dòng thu c a BIDV - Chi nhánh Thăng Long 2019-2021ơủ(Nguồồn: Phòng “Kêế toán tài chính BIDV” – Chi nhánh Thăng Long)

Tổng Thu nhập ròng năm 2021 của Chi nhánh đạt 770,4 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2020 Thu nhập ròng không bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 757,2 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2020 Trong đó:

o Năm 2020, thu ròng từ huy động vốn đạt 312,6 tỷ đồng, giảm 12% so với 2019; chiếm 48%/tổng thu nhập ròng (giảm 6% so với mức thực hiện 2019) Năm 2021, thu ròng từ huy động vốn đạt 347,6 tỷ đồng, tăng 11% so với 2020; chiếm 45%/tổng Thu nhập ròng (giảm 3% so với mức thực hiện 2020).

o Năm 2020, thu ròng từ tín dụng đạt 183 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2019; chiếm 28%/tổng thu nhập ròng (tăng 5% so với mức thực hiện 2019) Năm 2021, thu ròng từ tín dụng đạt 229 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với 2020; chiếm 30%/tổng thu nhập ròng (tăng 2% so với mức thực hiện 2020).

o Năm 2020, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi lãi trên tổng thu nhập đạt 15,6%, cải thiện so với năm 2019 (12%) và cao hơn tỷ trọng của toàn ngành (12,5%) Năm 2021, thu nhập từ dịch vụ phi lãi trên tổng thu nhập đạt 16,4%, cải thiện so với năm 2020 (15,6%).

 Hoạt động ngân hàng các khối hoàn thành vượt kế hoạch hội sở chính giao

- Thu nhập ròng hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời kỳ 2019 - 2021 có xu hướng phát triển tốt, đến năm 2021 đạt 256,8 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so 2020, cao hơn tốc độ TT của hệ thống 19,5% và địa bàn 13%.

Trang 39

- Thu nhập ròng khối bán buôn cũng cho thấy số liệu tốt khi tăng mạnh qua 3 năm, cho đến 2021, chỉ tiêu đạt 450,5 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành 101% hệ hoạch năm 2021.

- Thu phí hoa hồng bảo hiểm Metlife cũng cho số liệu tích cực: năm 2020 đạt ~ 1,39 tỷ đồng, tiếp tục đạt 1,97 tỷ đồng vào năm 2021.

- Thu phí hoa hồng bảo hiểm BIC đạt 0,84 tỷ đồng năm 2020 và đạt đến 1,47 tỷ đồng năm 2021.

 Hoạt động Ngân hàng số được ưu tiên tập trung phát triển, đạt được kết quả tương đối tích cực đặc biệt trong năm 2021

Bám sát các định hướng của BIDV các năm, chi nhánh tập trung các nguồn lực để gia tăng số lượng khách hàng và thu nhập từ hoạt động ngân hàng số Trong những năm gần đây chi nhánh đã triển khai các chiến dịch thi đua phát triển ngân hàng số như: Chiến dịch chuyển đổi hệ thống Omi, chiến dịch phát triển khách hàng Ekyc, chiến dịch thanh toán QR ngại chi covid, chiến dịch tăng nền khách hàng tiểu thương, …Với các chiến dịch trên, chi nhánh đã đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động ngân hàng số Thu nhập ròng ngân hàng số đạt 26,9 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với 2020, hoàn thành 112% kế hoạch năm 2021.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, công tác thu nợ hạch toán ngoại bảng bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan tạo tiền đề cho việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022.

- Đến 31/12/21, thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 13,3 tỷ đồng mặc dù trước đó vào năm 2020, chỉ số chỉ đạt mức 7,4 tỷ, thấp hơn chỉ số cùng kỳ năm 2019 là 36,7 tỷ) Tuy nhiên, chi nhánh đã cơ bản thống nhất phương án xử lý nợ đối với khoản nợ lớn, dự kiến hoàn thành trong tháng 2/2022 với mức thu được trên 100 tỷ đồng Đây là nguồn dư để chi nhánh cân đối tình hình tài chính năm 2022.

- Tỷ lệ nợ xấu gộp tiếp tục duy trì ở mức 0,8% trên tổng dư nợ để đảm bảo điều kiện xếp hạng của chi nhánh.

- Tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm 0,04% trên tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ nhóm 1 và nhóm 2 quá hạn < 90 ngày giảm từ 1,69% (năm 2019) còn 0,06% (năm 2021) trên tổng dư nợ.

Trang 40

 Chất lượng dịch vụ của Chi nhánh được cải thiện đáng kể, số lượng và tỷ lệ lỗi rủi ro tác nghiệp giảm đi nhiều qua các năm.

Năm 2020, chi nhánh để xảy ra 704 lỗi tác nghiệp, giảm 1.585 lỗi so với năm 2019 Số lỗi bình quân cán bộ là 4,3 lỗi, giảm 9,8 lỗi so với năm 2019 (bình quân 14 lỗi/cán bộ), thấp hơn số lỗi bình quân của hệ thống (13,06 lỗi) Năm 2021 chi nhánh để xảy ra 115 lỗi tác nghiệp, giảm 84% (~ giảm 589 lỗi) so với năm 2020 Số lỗi bình quân cán bộ là 0,79 lỗi, giảm 84% (~ giảm 4,06 lỗi) so với năm 2020.

Năm 2020, tỷ lệ khắc phục lỗi giao dịch nghi ngờ là 80%, tăng 4,3% so với năm 2019, cao hơn tỷ lệ khắc phục của toàn hệ thống (54,8%) Đến năm 2021, số liệu của tỷ lệ này đã đạt đến 95%, tăng 10% so với năm 2020.

 Tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh của Chi nhánh:

Xét trong khoảng thời gian 3 năm từ 2019 đến 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động dịch bệnh Covid-19, song toàn hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng đã nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả đáng khích lệ Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá cao dựa trên các chỉ tiêu tăng trưởng tích cực, cơ cấu có nhiều thay đổi nhưng hướng đến kết quả tốt và bền vững trong tương lai.

2.2.Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Chinhánh Thăng Long

2.2.1 Các căn cứ pháp lý của công tác thẩm định tài chính dự án tại BIDV –Chi nhánh Thăng Long

 “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành kèm “Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN” ngày 30 tháng 09 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

 Theo Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành “Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước”.

 Quyết định số 1141-TC/QĐ/CCĐKT ngày 01 tháng 02 năm 1995 của Bộ Tài chính ban hành “Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp”.

Ngày đăng: 15/04/2024, 23:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan