PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN

276 4 0
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Hà

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNGTRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1 PGS TS PHẠM XUÂNHẬU

2 TS ĐÀM NGUYỄN THÙYDƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độclậpcủa cá nhân tôi Các số liệu, kết quả trong luận án làtrung thực Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn chínhxác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kết quả côngbố trong luận án.

Nghiên cứu sinh

Trang 4

5 Quan điểm và phương phápnghiêncứu 3

6 Lịch sử nghiên cứu và những công trình nghiên cứuliênquan 10

1.1.3 Liên kết vùng trong phát triểndulịch 33

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch, điểmtàinguyên 37

Trang 5

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC

TRẠNGPHÁTTRIỂNDULỊCHTỈNHLÂMĐỒNGT R O N G LIÊNKẾTVỚI

2.1 Khái quát về tỉnh Lâm Đồng và vùngphụcận 60

2.1.1 Khái quát vềLâmĐồng 60

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNGPHỤCẬN 127

3.1 Cơ sở khoa học củađịnhhướng 127

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đếnnăm2030 127

3.1.2 Nghị quyết phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm

3.1.4 Nghị quyết phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn LâmĐồng đến năm 2025, định hướng đếnnăm2030 129

3.1.5 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các địa phương vùng phụcận 130

Trang 6

3.1.6 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết

3.2 Định hướng phát triển DL Lâm Đồng trong liên kết với vùngphụ cận 135

3.2.1 Định hướng phát triển thị trường kháchdulịch 135

3.2.2 Định hướng sản phẩmdulịch 136

3.2.3 Định hướng liên kết phát triểndulịch 138

3.2.4 Định hướng đầu tư phát triểndu lịch 139

3.2.5 Định hướng về khai thác tài nguyên vùngphụcận 140

3.2.6 Định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Lâm Đồng trongl i ê n

3.3.2 Giải pháp đẩy mạnh các nội dungliênkết 148

3.3.3 Giải pháp về nguồn vốn đầu tưdulịch 153

3.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật phục vụdulịch 155

3.3.5 Xây dựng hình ảnhdulịch 159

3.3.6 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch vùngphụcận 163

3.3.7 Phát triển nguồn nhân lực du lịchLâm Đồng 165

Tiểu kếtchương3 167

KẾT LUẬN VÀKIẾNNGHỊ 168

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾNTÁCGIẢ 171

TÀI LIỆUTHAMKHẢO 172 DANH MỤCPHỤLỤC PL1

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GRDP Gross Regional DomesticProduct(Tổngsản phẩm trênđịabàn) GTVT Giao thông vận tải

KT - XH Kinh tế - xã hội

LS - VH Lịch sử - văn hóa

MICE Meeting - Incentive - Conference - Event (Du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện)

UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức du lịchThế giới) VH-TT&DL Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng1.1 Tiêu chí độhấpdẫn 38

Bảng1.2 TiêuchívịtrísovớiđiểmDLđiểnhìnhgầnnhấtđangkhaithác củaLâmĐồng 39

Bảng1.3 Tiêu chí vị trí so với trungtâmDL 39

Bảng1.4 Tiêu chí đánh giá mạng lưới GTVT của điểm tàinguyên VPC 40 tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2020 62

Bảng2.3 Số lượt khách DL đến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2020 82

Bảng2.4 Doanh thu DL tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010đến2020 86

Bảng2.5 Doanh thu DL tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận giai đoạn2010-2020 86

Bảng2.6 Lao động trực tiếp trong ngành DL tỉnh Lâm Đồng năm2010,2020 88

Bảng2.7 Cơ sở lưu trú của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2020 89

Bảng2.8 Cơ sở lưu trú và số phòng của VPCnăm2020 90

Bảng2.9 Bảng đánh giá tổng hợp điểmdu lịch 95

Bảng 2.10 Xác định tổng hợp và phân hạng điểm du lịchLâmĐồng 95

Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu về cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành ở LâmĐồng và VCPnăm2020 107

Bảng 2.12 Khoảng cách của Đà Lạt với trung tâm các tỉnh vùngphụcận 107

Bảng 2.13 Đánh giá tổng hợp điểm tài nguyên vùngphụ cận 110

Bảng3.1 Định hướng tuyến DL giữa Lâm ĐồngvàVPC 144

Trang 9

Hình2.3 Đánh giá tổng hợp các điểm DLhạngI 96

Hình2.4 Đánh giá tổng hợp các điểm DLhạngII 97

Hình2.5 Đánh giá tổng hợp các điểm DLhạngIII 98

Hình2.6 Đánh giá tổng hợp các điểm DLhạngIV 98

Hình3.1 Ý kiến đánh giá của khách DL về một số tuyến DL liên vùngg i ữ a

5 Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh LâmĐồng

6 Bản đồ định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng kết hợp với khai thác TNDL của VPC

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đềtài

Du lịch (DL) với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Sự phát triển du lịch (PTDL) không chỉ nằm trong một vùng lãnh thổ, trong một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính địa phương, một quốc gia, một khu vực Ngoài ra DL là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập lớn cho xã hội, góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm Để đạt được mục tiêu PTDL thì liên kết DL là một trong những biện pháp hiệu quả và thiếtthực.

Ở nước ta ngành DL đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển đất nước “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2020 đã khẳng định thêm vai trò của ngành DL qua

quan điểm:"PTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc

đẩysự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tếhiện đại"(Thủ tướng chính phủ, 2020) Chiến lược còn nhấn mạnh đến việc PTDL

bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Quan điểm phát triển của “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Thủ tướng chính phủ, 2013) đề cập đến vấn

đề“PTDL Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các

vùngkhác trong cả nước để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về DL của mỗiđịa phương và của toàn vùng” Điều này đã tạo tiền đề để các địa phương trong đó

có Lâm Đồng có cơ hội để liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong PTDL Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển các loại hình DL Bên cạnh đó Lâm Đồng có vị trí nằm giáp ranh giữa khu vực Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - là khu vực có nhiều TNDL, thuận lợi cho việc phát triển và liên kết với các tỉnh lân cận để cùng nhauPTDL.

Trang 11

Trên thực tế Lâm Đồng đã tập trung phát triển, đưa ngành DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đồng thời chú trọng tăng cường mối quan hệ với các địa phương khác để đạt được mục tiêu đưa Lâm Đồng trở thành một điểm đến DL hấp dẫn của Việt Nam Tuy nhiên thực trạng PTDL chưa đạt được kết quả tương xứng với những thế mạnh và tiềm năng vốn có của LâmĐồng.

Xuất pháttừ những nhận thức trên luận án lựachọnđề tài:“Phát triển dulịchtỉnhLâm Đồng trongliênkết với vùng phụ cận”với mong muốn thúc đẩy PTDL

củatỉnhLâmĐồngbằnggiảiphápmangtínhlâudài,gópphầnđadạngsảnphẩmdulịch(SPDL) từ việc liên kết với vùng phụ cận(VPC).

2 Mụctiêu nghiêncứu

Vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về PTDL và liên kết trong PTDL Tập trung nghiên cứu sự PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC, trong đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL, phân tích thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC Từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho PTDL tỉnh Lâm Đồng trong tươnglai.

3 Nhiệm vụ nghiêncứu

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDL và liên kết trongPTDL.

- XácđịnhcácnhântốảnhhưởngđếnDLtỉnhLâmĐồngtrongliênkếtvớiVPC - Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL (vận dụng cho địa bàn tỉnh Lâm Đồng) và điểm TNDL (vận dụng cho địa bànVPC).

- PhântíchthựctrạngPTDLtỉnhLâmĐồngtrongliênkếtvớiVPC.

- Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm PTDL tỉnh Lâm Đồng trong mối liên kết với VPC trong tươnglai.

4 Giớihạn và phạm vi nghiêncứu

4.1 Nội dung nghiêncứu

Luận án, tập trung vào những nội dung chính:

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL tỉnh Lâm Đồng (baog ồ m

Trang 12

các nhân tố trong tỉnh và VPC).

- Phân tích sự phát triển của DL tỉnh Lâm Đồng theo ngành, dựa trên các tiêu chí (Khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKTDL, ) và theo lãnh thổ, tập trung vào một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL: điểm DL, KDL, tuyếnDL.

- PhântíchkhảnăngvàthựctrạngPTDLtỉnhLâmĐồngtrongliênkếtvớiVPC.

4.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030.

4.3 Không gian nghiêncứu

Giới hạn và phạm vi ranh giới toàn tỉnh Lâm Đồng và VPC thuộc 5 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông Tác giả lựa chọn 5 tỉnh VPC trên bởi các tỉnh này có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện liên kết trong PTDL của tỉnh Lâm Đồng Cụ thể, Đắk Lắk và Đắk Nông có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tự nhiên với Lâm Đồng, là điều kiện thuận lợi để cùng nhau PTDL Với Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận, có sự khác biệt khá nhiều về các điều kiện tự nhiên và TNDL, là cơ sở để tỉnh Lâm Đồng liên kết để đa dạng hóa các SPDL.

5 Quanđiểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Quan điểm nghiêncứu

5.1.1 Quan điểm hệthống

Lâm Đồng là mộttỉnh thuộcvùng Tây Nguyên, đồng thời nằm tiếpgiápvớivùngDuyên Hải Nam Trung Bộ vì vậy việc PTDL Lâm Đồng không thểtáchrời với PTDL của các tỉnh Tây Nguyên cũng như các tỉnh lân cận khác Khi nghiên cứu PTDL Lâm Đồng thì các yếu tố cần được nghiên cứu, đánh giá trong mối quan hệchặt chẽ,khăng khít trong sự PTDL của khu vực Tây Nguyên, duyên hải NamTrung

Bộ.Đồngthời,vậndụngquanđiểmhệthốngchophépphântích,xácđịnhmốitươngquanqualạitro ngviệcsửdụngTNDLVPCvớisựPTDLcủaLâmĐồng.

5.1.2 Quan điểm lãnhthổ

Đặc điểm của tài nguyên DL là được xác định và gắn với một địa điểm cụ thể Tính chất phân bố trong không gian của các điểm, cụm DL và mối quan hệ giữa

Trang 13

chúng được kết gắn với nhau bởi các tuyến DL cùng trải dài trên một không gian cụ thể và trên các lãnh thổ nhất định Quán triệt quan điểm lãnh thổ sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu cũng như việc khai thác các TNDL của VPC đối với việc phát triển của DL LâmĐồng.

5.1.3 Quan điểm tổnghợp

Lãnh thổ DL là một hệ thống được thành tạo bởi nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại thống nhất và hoàn chỉnh: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người…Vì vậy quan điểm này được vận dụng vào luận án sẽ cho phép nghiên cứu sự phát triển của ngành DL Lâm Đồng theo nhiều phương diện: nhân tố ảnh hưởng, sự PTDL theo ngành và theo lãnh thổ Đồng thời cũng vận dụng trong việc nhìn nhận và đánh giá các đối tượng DL theo hướng tổng hợp.

5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễncảnh

Theo quan điểm này, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời gian Nó cho phép tìm hiểu quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể trong lịch sử, đồng thời có thể dự báo xu hướng phát triển.

Vận dụngquanđiểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu TNDL và khaithácTNDL là hết sức cần thiết Trong phạm vilãnhthổ nghiên cứu hầu hết cácđiểm DL, điểm tài nguyên và nhiều tuyến DL đã được khai thác từ trước, hoặc mới hình thành, hoặc chưakhaithác Vì vậy áp dụng quan điểm này vào luận án để xác định quyluật,hướngpháttriểnvàkhaitháctàinguyênhướngđếnsựpháttriểnlâudài.

5.1.5 Quan điểm phát triển bềnvững

Quan điểm phát triển bền vững ở đây nhấn mạnh về sự phát triển của DL cần tính đến mục tiêu bền vững Việc khai thác các yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội phục vụ cho nhu cầu PTDL đều có khả năng gia tăng tổn hại đến môi trường, TNDL bị xâm phạm Bên cạnh đó, nếu khai thác đúng cách thì DL đem lại cơ hội cho phát triển kinh tế, xã hội và tôn tạo cảnh quan môi trường Nội dung của luận án đề cập đến nghiên cứu khai thác nguồn TNDL của Lâm Đồng và VPC Vì vậy quan điểmnàyđượcsửdụngxuyênsuốttoànbộquátrìnhnghiêncứuluậnán,đểhướng

Trang 14

đến sự bền vững về phát triển kinh tế, bền vững về phát triển xã hội, bền vững về khai thác và sử dụng tài nguyên khi phục vụ nhu cầu PTDL tỉnh Lâm Đồng.

5.2 Phương pháp nghiêncứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý tàiliệu

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu như tất cả các nghiên cứu khoa học Trong quá trình thực hiện, tác giả tiến hành các bước cụ thể:

- Xác định đối tượng, nội dung và các dạng thông tin gắn với đềtài:

Gồm các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn về PTDL, TNDL, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương; về thực trạng PTDL, liên kết vùng; và các kế hoạch, quy hoạch, định hướng PTDL ở tỉnh Lâm Đồng, Các tài liệu chủ yếu là bài báo cáo, bài viết, tranh ảnh và bảnđồ.

- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và các danh mục đãlập:

+Các tài liệu thứcấp: Cáctàiliệu thứ cấpsửdụng trong luậnán đadạng,có độtincậycao, đượcthu thập từ cáccơquanlưu trữ, banngành,nhàxuất bản,Thưviện Quốc gia, mạng Internet…Đối với đềtài, nguồn tài liệuchủ yếu từ Tổng cụcThốngkê(TCTK),CụcThốngkê, SởVăn hóa-Thể thao vàDulịch(SởVH-TT&DL), cácbáocáo hàng năm,quyhoạchPTDL tỉnh LâmĐồngvà của các địaphươngVPC; các côngtrình,đềtài,báo cáo liênquan được trìnhbàytrongcác tạp chí, kỷ yếu,sách chuyên khảo,giáotrình,…củacácnhàkhoahọctrong, ngoài nướcvàcácbộbanngành.

+ Các tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua khảo sát, thực địa, phỏng vấn, chụp ảnh và điều tra tại các địa phương.

- Xử lý tàiliệu:

Từ nguồn tài liệu thu thập được, đặc biệt là số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả đã chọn lọc và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2019.

5.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổnghợp

Khi nghiên cứu PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC, việc sử dụng nhiều số liệu thống kê khác nhau để phân tích, tổng hợp, đánh giá là cần thiết, nhằm mục đích làm rõ hoặc minh chứng, và so sánh các chỉ số về giá trị, mức độ phát triểncủađốitượngnghiêncứu,cũngnhưsosánhvớicácđốitượngtươngtựởcác

Trang 15

địa bàn khác Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận án chủ yếu được khai thác từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục DL, Cục thống kê Lâm Đồng, Cục thống kê Khánh Hòa, Cục thống kê Ninh Thuận, Cục thống kê Bình Thuận, Cục thống kê Đắk Lắk, Cục thống kê Đắk Nông, các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan, từ điều tra xã hội học và khảo sát thực tế.

5.2.3 Phương pháp khảo sát thựcđịa

Quá trình thực hiện luận án đòi hỏi phải trải qua nhiều đợt thực địa để khảo sát, đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các thực trạng phát triển của các điểm, KDL ở Lâm Đồng cũng như mức độ liên kết với VPC Do địa bàn nghiên cứu rộng lớn, đề tài đã thực hiện nhiều giai đoạn khảo sát thực địa, cụthể:

Giai đoạn 1:Tìm hiểu tổng quan toàn bộ lãnh thổ cần nghiên cứu và lựa chọn

các điểm DL, điểm tài nguyên để tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Địa bàn thực hiện ở Lâm Đồng và VPC.

Giai đoạn 2:Thực hiện điều tra hiện trạng hoạt động của các điểm DL, KDL ở

tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đánh giá mức độ khai thác của các điểm tài nguyên của VPC theo hệ thống tiêu chí đã xây dựng ở giai đoạn đầu Thông tin thu thập được sẽ đưa vào phân tích và xử lý để phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Giai đoạn 3:Giai đoạn cuối sẽ dành cho mục đích kiểm tra lại một lần nữa

những nội dung đã nghiên cứu trong luận án để kịp thời bổ sung những thông tin mới cập nhật.

5.2.4 Phương pháp thang điểm tổnghợp

Phương pháp thang điểm tổng hợp sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các đối tượng là điểm DL của Lâm Đồng và điểm TNDL thuộc VPC.

- Lựa chọn đốitượng

XácđịnhcácđiểmDL(LâmĐồng)vàđiểmTNDL(VPC)dựavàonhiềucăncứkhácnhau như khảo sát thực địa,phântích thực trạngkhaithác cácđiểmDL, điểm TNDL, Những đối tượng được lựa chọn có tính đạidiệncho loại hình tài nguyên,phảnánhđượcmứcđộkhaithác,hiệntrạngpháttriển,khảnăngliênkết,

- Lựa chọn tiêuchí

Trang 16

Các tiêu chí được lựa chọn phải phản ánh được hiện trạng và xu thế phát triển của điểm DL, điểm TNDL thể hiện được sự tác động của từng tiêu chí đối với các đối tượng trên Đối với điểm DL xác định 8 tiêu chí: (1) Độ hấp dẫn, (2) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSHT và CSVCKT), (3) Độ bền vững đối với hoạt động DL, (4) Khả năng quản lý, (5) Thời gian hoạt động, (6) Khả năng liên kết, (7) Sức chứa khách DL, (8) Vị trí và khả năng tiếp cận Đối với điểm tài nguyên của VPC lựa chọn 3 tiêu chí: (1) Độ hấp dẫn, (2) Vị trí và khả năng tiếp cận điểm tài nguyên, (3) Mạng lưới giao thông vận tải.

- Xác định hệ số và điểm của từng tiêuchí

Các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo 5 bậc với điểm tương ứng xếp từ cao xuống thấp: 5, 4, 3, 2, 1 Đồng thời căn cứ vào đặc điểm và sự quan trọng của từng tiêu chí đối với tỉnh Lâm Đồng hoặc VPC để xác định hệ số theo bậc: 3, 2, 1 Các tiêu chí có hệ số cao (hệ số 3) là những tiêu chí quan trọng, còn những tiêu chí có vai trò ít hơn có hệ số nhỏ hơn.

- Xác lập công thứctính

Trên cơ sở các tiêu chí, điểm số các tiêu chí và hệ số từng tiêu chí đã xác định trên, tác giả sử dụng công thức tính điểm tổng giúp xác định được tổng điểm của điểm DL, điểm tài nguyên như sau:

𝑋 =∑𝑊𝑖.𝑆𝑖

Trong đó:X là tổng số điểm đánh giá, i là tiêu chí đánh giá, Wi là hệ số tính

theo từng tiêu chí, Si là điểm đánh giá theo từng bậc của từng tiêu chí.

- Xếp hạng đánhgiá

Sau khi có điểm tổng hợp của các tiêu chí Tác giả sử dụng công thức của Armand (1975) để phân hạng đánh giá:

Trong đó:Ilà khoảng cách ,Imaxlà điểm tổng cao nhất,Iminlà điểm tổng

thấpnhất,Mlà số nhóm đánh giá.

Trang 17

5.2.5 Phương pháp điều tra xã hộihọc

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm phản ánh đầyđủvà khách quan cảm nhận của khách DL và công ty lữ hành về chất lượng điểm DL tỉnh Lâm Đồng và xu hướng sử dụng các điểm tài nguyên trong việc xây dựng các tuyến DL liên kết Kết quả phiếu điều tra sẽ giúp tác giả trong việc đánh giá hoạt động DL và việc liên kết với VPC trong PTDL của tỉnh Lâm Đồng Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để khảo sát, tổng số mẫu được thực hiện là 450 phiếu.

Về quy trình, việc điều tra xã hội học được thực hiện như sau:

Bước 1 - Xây dựng phiếu điều tra:Dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực

tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan;

Bước 2 - Lựa chọn địa bàn điều tra:Do địa bàn nghiên cứu lớn, luận án tập

trung điều tra tại các điểm DL đại diện cho các loại hình TNDL và không gian PTDL, cụ thể, đối với tỉnh Lâm Đồng: Thung lũng tình yêu; Thiền viên Trúc Lâm (KDL Hồ Tuyền Lâm); Langbiang (KDL Langbiang); Thác Datanla; Vườn hoa Đà Lạt; Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt; Ga Đà Lạt VPC gồm: Vịnh Nha Trang; biển Ninh Chữ; biển Mũi Né; VQG Tà Đùng; KDL hồ Lắk.

Bước 3 – Chọn cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu (số khách DL) cần điều tra là việc

làm nhằm đảm bảo độ tin cậy, khoa học trong quá trình nghiên cứu Có rất nhiều công thức để xác định cỡ mẫu, tuy nhiên qua tìm hiểu, nghiên cứu và sự đồng nhất giữa các nhà thống kê, tác giả lựa chọn công thức của Cochran (Cochran, W G, 1977):

Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định; Z: Giá trị bảng phân phối Z dựavàođộ tin cậy lựa chọn Thông thường, chọn độ tin cậy là 95%, giá trị Z = 1.96;Đảm bảo n ước lượng có độ lớn an toàn nhất, chọn p = 0.5; e: sai số cho phép,trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn e = 5 % theo tỷ lệ thông thường.

Trang 18

Theo công thức trên, số lượng mẫu khách tham quan cần phỏng vấn tối đa để đạt được độ tin cậy 95% tại các điểm tham quan là: 384 Tuy nhiên, để tăng tính đại diện của mẫu, tác giả đã tiến hành phát ra 500 bảng hỏi Số bảng hỏi thu về là 467 bảng Sau khi loại 17 bảng hỏi không hợp lệ, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là n = 450; trong đó có 86 mẫu là khách quốc tế và 364 mẫu là khách nội địa.

Bước 4 - Chọn thời gian điều tra:Việc điều tra được tập trung tiến hành trong

năm 2019 và 2022 vào các thời điểm khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng, khách quan về loại hình, sản phẩm DL,…

Bước 5 - Phân tích kết quả điều tra:Sau khi thu thập đủ số lượng phiếu điều

tra, sẽ tiến hành phân loại phiếu dành cho du khách quốc tế và du khách nội địa, các kết quả sẽ được xử lý và sử dụng cho nghiên cứu.

5.2.6 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địalý

Phương phápbản đồvà hệthống thôngtin địa lý (GIS)là mộttrong những

phươngphápquan trọng đượcsửdụng trong nghiêncứuluậnán Bảnđồđược xemnhưcông cụ để xácđịnh,đánh giá vềmặt khônggian vàmốiquanhệgiữacác hiệntượng địalí có ảnhhưởngđến PTDL, cácbảnđồđượctácgiảkế thừađểthuthập thôngtin liênquan phụcvụ

thời,nhữngkếtquảnghiêncứuđượctácgiảbiêntậpvàxâydựngthànhcácbảnđồphùhợpvớinội dungluậnán.

5.2.7 Phương pháp chuyêngia

Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một cách khoa học các nội dung liên quan đến sự PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC Ý kiến của các chuyên gia được sử dụng vào việc lựa chọn và đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá điểm DL ở tỉnh Lâm Đồng và điểm tài nguyên ởVPC.

Phiếu phỏng vấn còn được thực hiện đối với các chuyên gia ở cơ quan quản lí nhà nước về DL, các doanh nghiệp kinh doanh DL để làm rõ hơn về khả năng liên kết PTDL với VPC Các ý kiến, quan điểm thu thập được từ chuyên gia có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ trong việc giải quyết các nội dung của luận án và xây dựng những định hướng PTDL tỉnh Lâm Đồng.

Trang 19

6 Lịch sử nghiên cứu và những công trình nghiên cứu liênquan

6.1 Trên thếgiới

Từ khi ra đời đến nay,cùngvới sự phát triểnkinhtế trên thế giới, DL dần trở thành một ngànhkinhtế quan trọng Không những đóng góp lớn chokinhtế mà còn tác động nhiều đến đời sống xã hội của các quốc gia Do vậy, DL được quan tâm và nghiên cứu khá sớm Trong công trình “Hướng dẫn đường sá ở Pháp” năm 1552, “Cuộc du hành ở Pháp” năm 1589 được xem như là lần đầu xuấthiệncủa DL(NguyễnVăn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2003 ) Đến ngày nay, DL đã được biết đếnrộngkhắptoànthếgiới.KểtừkhithànhlậpHiệphộiquốctếcáctổchứcDLIUOTO(Internati onalUnion Of Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925, ngành DL đã có bước phát triển mạnh mẽ Nhiều hướng nghiên cứu PTDL đã ra đời, trong đó có các nghiêncứuvềPTDLvànguồnTNDLđượcđềcậpvớinhiềuhướngtiếpcận.

Hướng nghiên cứu PTDL, mở đầu là các công trình nghiên cứu của nhà khoa học V.V Docutraev đã tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của địa phương cụ thể để PTDL; L.I.Mukhina, N.X.Kandaxkia,… nêu ra các vấn đề về sức chứa cho vùng DL Thập kỉ 60 và 70 I.A Vedenhin và N.N.Misonhitrenco (1969) đã đánh giá các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng DL nghỉ dưỡng, N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm DL, B.N.Likhanov (1973) tập trung chủ yếu tìm hiểu tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng DL Từ thập niên 80, những nghiên cứu về đánh giá tài nguyên, lãnh thổ cho PTDL càng chi tiết và chuyên sâu cho từng loại hình DL I.I.Prirôjnik (1985), A.G.Ixatsenko (1985) đã đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ,1998).

Đếnnay,DLđược coilàngành kinhtế mũi nhọn vậy nên cáccông trình nghiêncứu ngàycàngđi sâu vềnhiều khíacạnh của PTDL Các côngtrình nghiêncứu về khíacạnhxãhội của địalýnghỉngơicủaI.A.Veđenin, Janaki, I.V.Dorin kếthợpcùngWiktor L.A.Adamovic (2000); MachadoA(2003),…Các tác giả đến từ Mỹ vàCanada nghiêncứunhữngảnhhưởngcủa PTDL đến sự đa dạngnguồnTNDL(Janaki R.R.Alavalapati,WiktorL.Adamowicz,2000).TheohướngnghiêncứuPTDLvềmặt

Trang 20

không gianđiển hình cóN.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanovvànhiềunhà địa lí họcLiênXô.Nhàđịa lí DLM.Buchovarov (1975)đã đưa ra sơđồ hệthốnglãnh thổDLvới4phân hệ có mốiquanhệ qua lạimật thiết.Năm1985, I.I.Pirojnik nghiêncứunhiềunộidungtrongmốiquanhệgiữaPTDLvớiviệcphânbốkhônggian,trongđóc óđềcậpđếnmốiliênhệvớiTNDL(NguyễnMinhTuệ,2010).

Sự PTDL chịu chi phối của nhiều nhân tố, trong đóTNDLđóng vai trò rất quan trọng Các nghiên cứu tập trung đánh giá TNDL phục vụ cho khai thác, PTDL đạt hiệu quả cao hơn Cụ thể,nhữngnghiên cứu liên quan đến khảo sát các địa phương, khai thác TNDL, đánh giá TNDL, xác định các loại phong cảnh phục vụ sự phát triển DL được các nhà khoa học đề cập đến gồm L.I.Mukhina (1973), N.X.Kandaxkia (1973),… (Elizabeth Boo, 1992) Công trình nghiên cứu về đánh giá mức độ hấp dẫn của các điểm DL của Hu và Rit Chie J (1993) (Hu,Y& Ritchie J, 1993) Tiêu biểu là công trình nghiên cứu ảnh hưởng của TNDL đến việc hình thành SPDL của Denis Tolkach & Brian King (2015), sự tác động củamôitrường, tài nguyên đến hoạt động DL của Choon(2017).Những vấn đề cụ thể có tính ứng dụng cao được nhiều nhà khoa học lựa chọn nghiên cứu, điển hình là nghiên cứu giữa DL, vui chơi giải trí và kế hoạch xây dựng giao thông vận tải; mối quan hệ qua lạigiữaDL và động lực phát triển kinh tế của các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ (Economic Development ReseachGroup,2004) và (Norbert Vanhove, 2005) Bên cạnh đó một số nghiên cứu tập trung tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sự phân bố TNDL,nghiêncứu sự khác nhau về TNDL dẫn đến nhu cầu liên kết, hợp tácgiữacác địa phương để xây dựng các tuyến DL và các chuỗi cung ứng đa dạng (Castia Jesus & Mário Franco, 2016) Hướng nghiên cứu liên kết trong PTDL, trong công trình “Tourism Geography” củaStephenWilliam (1998) đã nhấn mạnh sự mở rộng của không gian phân bố từ những năm 50 làm thay đổi đặc điểm ngành DL ở một số quốc gia châu Âu, đưa DL trở thành một ngành kinh tế mở và có tính liên kếtcao.

Trong liên kết để PTDL, các địa phương sẽ cùng nhau, hỗ trợ và liên kết trên nhiều phương diện để đưa ra các SPDL đặc trưng của địa bàn liên kết, làm gia

Trang 21

tăng sức hấp dẫn từ khách DL, đưa ngành DL các địa phương phát triển Sự PTDL theo hướng liên kết, hợp tác trở thành một xu hướng chủ đạo ở thời kì hiện đại Trong chiến lược PTDL ở khu vực, Tove Oliver & Tim Jenkins (2003) khẳng định vai trò quan trọng của liên kết, hội nhập DL đối với mục tiêu bảo tồn bền vững cảnh quan Inskeep E (1991) và Mathildavan Niekerk (2014) nhấn mạnh vai trò tiên phong của liên kết PTDL trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Tầm quan trọng của liên kết trong PTDL cũng được nhấn mạnh và trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược, quy hoạch PTDL ở các quốc gia trên thế giới (G.Cazes – R.Lanquar, Y Raynouard,2 0 0 3 )

Sự liên kết DL bắt đầu diễn ra không chỉ giới hạn trong không gian của một quốc gia mà còn trên nhiều vùng, lãnh thổ thế giới, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức liên kết như tổ chức liên kết, hợp tác DL châu Á Thái Bình Dương… Xu thế liên kết đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sự phát triển của DL quốc gia, vùng, địa phương Liên kết lúc này trở thành một đặc tính không thể thiếu trong PTDL toàn cầu và khuvực.

6.2 Ở ViệtNam

Ngành DL Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu từ những năm 1960 của thế kỷ XX Các công trình nghiên cứu địa lý DL chủ yếu ra đời từ thập niên 90 cho đến nay Các nghiên cứu về DL được quan tâm cả về lí luận và thực tiễn, từ phương diện ngành như vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng đến PTDL…, cho đến phương diện tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) Bên cạnh đó, vấn đề về liên kết vùng trong PTDL bước đầu được tiếpcận.

Đối với hướng nghiên cứu PTDL:Các nhà khoa học Địa lý đã xây dựng cơ sở

lýluậnchungchoDL,hìnhthànhcáccơsởkhoahọckhácchocácnghiêncứuvềĐịa lý DL ở nước ta Một số tác giả có nhiều công trình nghiên cứu như: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Đặng DuyLợi,Nguyễn MinhTuệ,Phạm Xuân Hậu, Phạm Trung Lương… Các công trình nghiên cứu về PTDLtiêubiểu, làm tiền đề cho việc nghiên cứuDLtrênphạmvicảnướcphảikểđến“NhữngvấnđềvềlýluậnvàthựctiễnpháttriểnDLởVi ệtNam”(Phạm TrungLương,ĐặngDuyLợivàcộngsự,2000)tập

Trang 22

trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn PTDL ở Việt Nam; “Cơ sởkhoahọc và thực tiễn để xây dựng hệ thống DL biển Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh, 1995) đã đánh giá tiếp cận của DL vớikhía cạnhcon người, mối quan hệ với môi trường nhân văn;… Bêncạnhđó còn có các công trình nghiên cứu vềpháttriển DLkhácnhư “Tài nguyên DL, Tổ chức lãnh thổ DL” của các tác giả Lê Thông, NguyễnMinhTuệ, Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn Cảnh (1988, 2000) Những nghiên cứu này đã giải quyết một số vấn đề quan trọng để định hướng PTDLViệtNam bao gồm: bổsungcho hệ thống cơ sở lýluậnvề DL cònthiếuở nước ta, xác định cácloạitài nguyên cơ bản và xây dựng phân vùng DL một cách cụ thể, khoa học, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển DL của các địa phương.

Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu DL trên phạm vi cả nước ngày càng phát triển Để làm rõ và đi sâu hơn, các nội dung như: đánh giá TNDL, cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ DL, hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng DL cũng được đưa vào nghiên cứu cụ thể Tiêu biểu là các tác giả Phạm Trung Lương (2000) với “Tài nguyên và môi trường DL Việt Nam” đã phân tích khái niệm TNDL, phân loại và liên hệ với TNDL Việt Nam,làmcơ sở cho phát triển DL Việt Nam; Phạm Trung Lương (chủ biên - 2002) với công trình “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”; Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi với “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển DL bền vững ở Việt Nam”; “Địa lý DL Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ cùng các cộng sự (2010); “Địa lý DL - Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa (chủ biên) (2017) đã phân tích cơ sở khoa học của hoạt động DL và đưa ra bức tranh toàn cảnh về phát triển DL Việt Nam, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL, thực trạng phát triển DL Việt Nam, định hình việc xây dựng các điểm, tuyến DL - các yếu tố thể hiện sự phát triển DL theo lãnh thổ Vấn đề quy hoạch DL cũng được quan tâm nghiêncứu.

cácđịaphươnghoạtđộngnghiêncứuvềDLđượcnghiêncứuchitiếttrongnhiều

Trang 23

côngtrình của các tác giả như: “Phát triển DL thành phố Hồ Chí Minh với việckhai tháctài nguyên DL vùng phụ cận” (Đỗ Quốc Thông, 2004); “Nghiên cứu thực trạngpháttriển DL trên địa bàn Tây Nguyên và định hướng, giải pháp phát triển DL Tây

Nguyênđếnnăm2020đápứngyêucầuhộinhậpkinhtếquốctế”(NguyễnDuyMậu,2012);“Phát triển DL tỉnhTháiNguyên với việc khai thác tài nguyên DL vùng phụcận”(Nguyễn Lan Anh, 2014); “Phát triển DLtỉnhHà Giang trong xu thế hội nhập”(NguyễnPhương Nga,2016),…

Bên cạnh đó, nội dung về TCLTDL cũng được các nhà khoa học nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tập trung vào những vấn đề như: Đánh giá tổng quát các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành tổ chức lãnh thổ DL và một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL hiện nay trên thế giới (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1998); Đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng TCLTDL Việt Nam (Lê Trọng Bình, 2007); Xác lập các yếu tố chi phối đến sự PTDL, phân tích hệ thống chỉ tiêu phân vị trong đánh giá các hình thức TCLTDL ở Việt Nam, sắp xếp lại các vùng DL theo quy hoạch tổng thể PTDL của Bộ VH-TT&DL (Nguyễn Minh Tuệ, et al, 2017); Nghiên cứu TCLTDL ở các địa bàn có sự tương đồng về tài nguyên và vị trí, từ đó kết nối các lãnh thổ với mục tiêu đem lại hiệu quả tối ưu nhất (Nguyễn Tưởng, 1999, Trương Phước Minh, 2003, Đỗ Quốc Thông, 2004).

Vấn đề về qui hoạch DL được quan tâm ở nhiều cấp độkhácnhau trong các nghiên cứu về PTDL.Nhữngnghiên cứu này thường đánh giá về nguồn lực, hiệntrạngpháttriểncũngnhưđưarađịnhhướngtrongtươnglaichongànhDL.Vớiphạm vi quốc gia, Viện nghiên cứu PTDL thuộc tổng cục DL đã có cáccôngtrình như“Quyhoạch tổng thể phát triển DLViệtNam thời kỳ 1995 - 2010”(1994);“Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (2012); “Quy hoạchtổngthể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (2013) Đối vớiphạmvi các vùng đã có “Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng Đồng bằng sôngHồngvà duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2014); “Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”(2013);“QuyhoạchtổngthểpháttriểnDLvùngDuyênhảiNamTrungBộ

Trang 24

đếnnăm2020,tầmnhìn2030”(2014);…PhạmvitrungtâmDL,KDLgồmcó“Quy hoạch

tổng thể phát triển DL Trung tâm DL Hà Nội và phụ cận đến năm 2010, địnhhướng2020” (1999); “Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Thiên Cầm, Hà Tĩnh” (1999); “Quy hoạch tổng thể phát triển KDL Thác Bản Giốc” (2007);

“Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Mộc Châu” (2012);…Cho đến Quy

hoạchtổngthể phát triển các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Đây là những nghiên cứu cơ bản, quan trọng góp phần định hướng cho việc pháttriểnDL của cả nước nói chung và từng vùng, từng tỉnh nóiriêng.

Các công trình nghiên cứu về TNDL được quan tâm dưới nhiều góc độ Nhiều tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề lí luận về khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại TNDL như PhạmTrung Lương; Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự; Trần Đức Thanh Các công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích khái niệm TNDL, phân loại và liên hệ TNDL Việt Nam (Phạm Trung Lương, 2000); đưa ra những đặc điểm và vai trò của TNDL, trên cơ sở đó đã đưa ra cách khai thác, sử dụng hợp lí TNDL (Nguyễn Minh Tuệ, et al, 2017) Hướng nghiên cứu về đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL có những bước tiến quan trọng cả về chất lượng lẫn số lượng các công trình Một số công trình tiêu biểu như: Vũ Tuấn Cảnh (chủ biên) “Tổ chức lãnh thổ DL Việt Nam”; Lê Thông với “Việt Nam – Đất nước – Con người”; Phạm Trung Lương với “Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm DL”; Nguyễn Minh Tuệ và nnk với “Địa lí DL Việt Nam”;… đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về DL, TNDL và định hướng khai thác tiềm năng DL ở các vùng DL của nướcta.

Hướng đánh giá tài nguyên để PTDL ở một số vùng hoặc địa phương cụ thể ở nước ta cũng được đầu tư nghiên cứu từ sớm, đã có nhiều công trình, đơn cử như: Đỗ Trọng Dũng (2009); Nguyễn Hữu Xuân (2009); Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2015);… Các công trình này đã đưa các khái niệm về DL, TNDL, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL, trên cơ sở đó cùng với đánh giá về hiện trạng PTDL để đưa ra các tiềm năng phục vụ quy hoạch DL trên quy mô vùng hoặc địa phương với những giá trị lý luận và thực tiễn rất cao Đối với sự PTDL theo lãnh thổ thì

Trang 25

TNDL đóng vai trò quan trọng, chi phối đến việc hình thành các điểm, cụm, tuyến DL (Nguyễn Minh Tuệ, 2014).

Hướng nghiên cứu về liên kết vùng trong PTDL: ỞViệtNam tuy khá mới mẻ,songbước đầu đã được chú trọng Trong “Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2020 tầm nhìn 2030” nhấnmạnhtầm quan trọng của việc xây dựng các tuyến, điểm liên kết giữa các địa phương thuận lợi về nguồn tài nguyên và vị trí địa lí, làm cơ sở choviệchìnhthànhcácđiểmtuyếnliêntỉnh,liênvùngvàliênquốcgia,vớimụctiêukhaithácmộtc áchtốiưulợithếsosánhvềSPDL,đadạnghóacácloạihìnhDL(BộVH- TT&DL, 2013) Tiếp đến trong “Chiến lượcpháttriển SPDLViệtNam đến năm 2025, định hướng đến năm

2030” tiếp tục chỉ rõ“Liên kết tạo SPDL vùng, liên

kếttheoloạihìnhchuyênđề;liênkếtkhuvựcgắnvớicáchànhlangkinhtế;liênkếtgiữa DL với cácngành hàng không, đường sắt, tàu biển để tạo sản phẩm đadạng”(TCDL,2016).Trêncơsởnày,nhiềunghiêncứuđãbướcđầutiếpcậnvàđánhgiásự

PTDLtrongliênkếtvùngtạicácđịabàncụthể.Tiêubiểulàcácnghiêncứu:Tácgiả Lê Văn Minh (2015),“Liênkết hợp tác trong PTDL vùng Tây Nguyên” (Lê VănMinh,2015)“Liên kếtpháttriển DL: Nhìn từ thực tế các địa phương” của tác giả Nguyễn Duy Phương (2016); Công trình “Phát triển DL Hải Phòng trong liên kếtvùngĐồng bằng sôngHồngvà Đông Bắc” của Nguyễn Thị Hồng Hải (2018); “PháttriểnDL tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận” của Nguyễn Phú Thắng(2019), Bêncạnh đó, các cuộc hội nghị, hội thảo về liên kết, hợp tác PTDL, kết nốitour,tuyếnDLdiễnratrênnhiềuvùng,tỉnhthànhcảnước.Cụthểnhưhộithảo“Liên kết PTDL vùng Đồngbằngsông Hồng”; hộithảokhoa học “Liên kết PTDL vùng Bắc– NamTrungBộ”;Hộithảoquốctế“LiênkếtPTDLvùngduyênhảimiềnTrung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia”(2015);Hội nghị “Hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng bằngsôngCửu Long” (2019); …Nội dung của những nghiên cứu và hội nghị, hội thảo tập trungvàođánhgiákhảnăng,hiệntrạngvàđưaracácgiảiphápđểliênkếtPTDLđạthiệuquả, khẳng định thêm vai trò của liên kết trong nâng cao sức mạnh cạnh tranh của SPDL của các địa phương và vùng trong xu thế liên kết vùng Các kết qủac ũ n g

Trang 26

góp phần nhận thấy được liên kết vùng trong phát triển DL là một hướng đi phù hợp và cần thiết trong bối cảnh của sự PTDL trên toàn cầu.

6.3 Ở tỉnh LâmĐồng

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến PTDL ở tỉnh Lâm Đồng, song đã có một số nghiên cứu nổi bật như:

- Nguyễn Tấn Vinh (2008) trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước về DL trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đã phác thảo những điểm nổi bật của DL tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2001 - 2007 Từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về DL, góp phần phát triển ngành DL tỉnh LâmĐồng.

- Luận án “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phát triển một số loại hình DL” đã hệ thống hóa và xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho PTDL Đồng thời phân tích đặc điểm và đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với PTDL của thành phố Đà Lạt và phụ cận (Nguyễn Hữu Xuân,2009).

Vấnđềvềliên kết vùng trongDL ở tỉnh LâmĐồng đượcđề cập đếntrong“Quyhoạchtổng thể PTDL vùng TâyNguyên đếnnăm2020,tầm nhìn đến năm2030”.Vớiquan điểm:PTDL vùng theohướng tăngcường liên kết giữa vùng TâyNguyênvớicác vùngkháctrongcả nước vàliên kết quốctếtrongpháttriểnDLđểphát huy tối đa tiềmnăng,thế mạnh về DL của mỗi địaphươngvà củatoànvùng (TCDL,2014).

TrongđềánvềQuyhoạchxâydựngvùngtỉnhLâmĐồngđếnnăm2035,tầmnhìn đến năm 2050 đã chỉ ra việc quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồngđặcbiệtcầnt h i ế t , n h ằ m n â n g c a o v a i t r ò , v ị t h ế c ủ a t ỉ n h L â m Đ ồ n g đ ố i v ớ i v ù n g T â y Nguyên và với cả nước Trong đó nhắc đến vấn đề tăng cường liên kết nốit ỉ n h LâmĐồng với các vùng kinh tế lớn trong nước và khu vực (Thủ tướng chínhphủ,2018).Nhiềuchươngtrình,hộinghịvàhộithảovềvấnđềliênkếtvùngđãđượctỉ nh Lâm Đồng tổ chức với sự tham gia của nhiều địa phương, cụ thể; “Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương:Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa ThiênHuếvớitỉnhLâmĐồnggiaiđoạn2016-2020”(2016);Hộinghị“Xúctiến,

Trang 27

liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Lâm Đồng và các địa phương” (2019),… Nội dung hội nghị bàn về triển khai thực hiện hiệu quả, đảmbảođúng mục đích và nguyên tắc hợp tác trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế DL của các địa phương, góp phần phát triển DL và hội nhập quốctế.

Từ tổng quan về lịch sử nghiên cứu PTDL, khai thác TNDL, liên kết trong PTDL, luận án khái quát lại một số nhận xét sau:

- Vấn đề PTDL và liên kết vùng trong PTDL được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu Kết quả của các công trình trên là cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tham khảo, áp dụng vào những nghiên cứu trong luậnán.

- Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về PTDL và liên kết vùng áp dụng ở các địa phương khác nhau, là những kinh nghiệm quan trọng để vận dụng cho tỉnh Lâm Đồng Song do có sự khác biệt về đặc điểm lãnh thổ, các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để tham chiếu, vận dụng dưa trên thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng và VPC.

- Ở tỉnh Lâm Đồng, kết quả các nghiên cứu trước đây đã tạo tiền đề cho tác giả trong quá trình tiếp cận với thực trạng, một số định hướng và giải pháp trong PTDL và liên kết vùng Đồng thời, đây cũng là những cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tham khảo, áp dụng vào những nghiên cứu trong luậnán.

7 Đóng góp của luậnán

- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL và liên kết vùng trong PTDL Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL áp dụng cho tỉnh Lâm Đồng và điểm tài nguyên áp dụng choVPC.

- ĐánhgiáđượchiệntrạngpháttriểnDLtỉnhLâmĐồnggiaiđoạn2010-2020.

- Nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của thực trạng liên kết với VPC trong PTDL tỉnh LâmĐồng.

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp để phát triển DL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết vớiVPC.

8 Cấu trúc luậnán

Phần mở đầu

Trang 28

Phần nội dung

- Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và liên kết vùng trong phát triển dulịch

- Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong liên kết vớiVPC

- Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong liên kết vớiVPC

Kết luận và kiến nghị

Trang 29

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNDU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lýluận

1.1.1 Về phát triển dulịch

1.1.1.1 Một số kháiniệm- Du lịch

Có rất nhiều quan niệm về DL được các nhà khoa học, nhà quản lý DL đưa ra

dựa trên quan điểm nghiên cứu của mình Trong từ điển Tiếng Việt:"DL là đi

chơicho biết xứ người"(Hoàng Phê, 2021) Các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực

khác nhau cũng đưa ra các khái niệm dựa trên quan điểm nghiên cứu của mình.

Theo I.I Pirojnik (1985):"DL là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi

liênquan đến việc du chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cứ trứ thường xuyênnhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhậnthức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tếvà văn hóa"(dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, et.al,2014).

Ở Việt Nam, khái niệm DL đã được thể hiện trong Luật DL Việt Nam (2005),

tại điều 4, chương I định nghĩa:"DL là hoạt động có liên quan đến chuyến đi củacon

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".

Để làm rõ hơn định nghĩa này thì Luật DL sửa đổi năm 2017 đã ghi:“DL

làcác hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thườngxuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp phápkhác”(Điều 3, trang 6).

Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng các định nghĩa đều phản ánh DL là hoạt động của con người di chuyển ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá 01 năm liên tục, mục đích để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghỉ ngơi, Đồng thời tiêu thụ các giá trị tài nguyên ở các điểmDL.

- Phát triển du lịch

Trang 30

Không chỉ riêng Việt Nam và trên thế giới DL đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, PTDL gắn liền với phát triển nền kinhtế.

Pháttriển kinh tế được hiểu“là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về

mọimặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trìnhhoànthiệnkinh tế và xã hội của mỗiquốcgia”(Đinh Văn Hải và Lương Thu Thủy,

Phát triển kinh tế gồm các nội dung cụ thể sau: Một là tăng trưởng kinh tếthông qua sự gia tăng GDP và GDP/người; Hai là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tiến bộ, thay đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế; Ba là các vấn đềx ã h ộ i được giải quyết theo hướng tốt hơn, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao Từ những cơ sở trên, trong phạm vi luận án, PTDL được hiểu là sự thay đổi mọi mặt của hoạt động DL theo hướng tốt hơn Cụ thể là sự thay đổi quy mô CSVCKT, gia tăng nguồn nhân lực, đa dạng các SPDL, đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của khách DL, từ đó tăng tổng lượng khách DL dẫn tới nguồn thu từ DL ngày càng cao, góp phần nâng cao GDP của đất nước Đồng thời PTDL sẽ góp phần làm cho kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước phát triển đi lên.

- Khách du lịch

Khách DL là đối tượng phục vụ chính của hoạt động DL, hiện nay có nhiều định nghĩa được đưa ra.

Theo Tổ chức DLThế giới (1968) định nghĩa“Khách DL là người đi đến

mộtquốc gia khác với quốc gia cư trú, vì bất kỳ lý do nào khác ngoài công việcđược trả lương”(Candela & Fini, 2012).

Ở Việt Nam, khách DL được định nghĩa trong nhiều nghiên cứu khác nhau.

Theo tác giả Trần Đức Thanh khách DL là“những hành khách đi lại, ở lại theo

ýthích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấpmà không theo đuổi mục đích kinh tế”(Trần Đức Thanh, 2005).

Luật DL năm 2017, khách DL được hiểu “là người đi DL hoặc kết hợp đi

DL,trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” (Điều 3, trang 6).

Theo đó, khách DL phân chia gồm khách DL nội địa, khách DL quốc tế đến Việt Namv à

Trang 31

khách DL ra nước ngoài.“Khách DL nội địa là công dân Việt Nam, người

nướcngoài cư trú ở Việt Nam đi DL trong lãnh thổ Việt Nam Khách DL quốc tếđến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào ViệtNam DL Khách DL ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cưtrú ở Việt Nam đi DL nước ngoài.”(Điều 10, trang 14).

Từ các định nghĩa nêu trên, khách DL có thể hiểu là người thực hiện các chuyến đi ra khỏi khu vực sinh sống thường xuyên không vì mục đích kinh doanh để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân trong khoảng thời gian ít hơn 1năm.

CácquanniệmtrêncơbảnđãphảnảnhđượcbảnchấtcủathuậtngữkháchDL Tuy nhiên, việc phân loại và các định nghĩa khách DL chỉ có tính chất tương đối do sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay rất đa dạng,việcphânbiệtrõ ràng giữa khách DL,nhàđầutư, còngặpnhiềukhókhăn,đặcbiệtlàtrongviệcthốngkêsốlượng.

-Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là thành phần quan trọng phục vụ khách DL, thể hiện mức độ hiệu quả trong khai thác DL Theo tác giả Trần Đức Thanh (2005) trong giáo

trình Nhập môn DL định nghĩa“SPDL là sự kết hợp những dịch vụ và phương

tiệnvật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng DL nhằm cung cấp cho khách DL mộtkhoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm DL trọn vẹn và sự hàilòng”.

Theo Luật DL sửa đổi năm 2017, SPDL“là tập hợp các dịch vụ trên cơ sởkhai

thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách DL”(Luật DL, 2017).

Hiểu theo nghĩa rộng thì SPDL được hiểu là tất cả hàng hóa, dịch vụ mà khách DL tiêu dùng trong chuyến đi của họ Theo nghĩa hẹp là các hàng hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói do các doanh nghiệp cung cấp Và SPDL được tổng hợp từ ba yếu tố: Hạ tầng cơ sở vật chất; tài nguyên, môi trường DL; dịch vụ, quản lý và hình ảnh DL.

-Tài nguyên du lịch

Trong cuốn TNDL của tác giả Bùi Thị Hải Yến thì“TNDL là những tổng thểtự

nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việcphục hồi và phát triển thể lực, tinh thần của con người, khả năng lao động và sức

Trang 32

khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu DL hiện tại và tương lai, trong khả năngkinhtế, kĩ thuật cho phép, chúng được dùng trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuấtdịch vụ DL”(Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2010).

Tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017) cho

rằng:“TNDLcó thể hiểu là tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa cùng các thành phần

của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cùng nhưbảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của DL một cách hiệu quả và bềnvững”.

Luật DL Việt Nam năm 2017 cũng quy định rõ như sau:“TNDL là cảnh

quanthiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa, làm cơ sở để hình thànhSPDL, KDL, điểm DL nhằm đáp ứng nhu cầu DL”.Đồng thời, luật DL cũng ghi rõ

TNDL gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa.

“TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địamạo,khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụngcho mục đích DL”;

“TNDL văn hóa gồm DTLS - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiếntrúc;giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóakhác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mụcđích DL.”(Điều 15, trang9).

Mặc dù có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với TNDL, nhưng cơ bản đều có điểm chung là đề cập đến các yếu tố tự nhiên, các giá trị văn hóa do con người tạo ra và có sức hấp dẫn với khách DL Do vậy, TNDL là điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển của ngànhDL.

-Thị trường du lịch

Được coi là bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa, thị trường DL bao gồm toàn bộ mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về DL (Nguyễn Văn Lưu,1998).

Thị trường DL được cấu thành bởi cung và cầu Trong đó, cầu DL là một bộ phận của nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa DL nhằm thỏa mãn

Trang 33

nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu khám phá, chữa bệnh Cung DL là khối lượng hàng hóa dịch vụ DL được cung cấp trong khoảng thời gian xác định cho cầu DL của xã hội (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006).

Vậy có thể hiểu thị trường DL là một bộ phận của thị trường hàng hóa, bao gồm tất cả các mối quan hệ và hành vi kinh tế xuất hiện từ quá trình trao đổihànghóa (vật chất và dịch vụ) giữa khách DL và người kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu DL của conngười.

-Chương trình du lịch

Là văn bản thể hiện lịch trình dịch vụ, giá bán được định trước cho chuyến đi của khách DL từ điểm xuất phát cho đến điểm kết thúc của chuyến đi (chương I, điều 3, Luật DL, 2017).

- Điểm dulịch

Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự điểm DL“là nơi tập trung một loại

tàinguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loạicông trình riêng phục vụ DL hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ Điểm DL có thểchia thành hai loại: điểm thực tế và điểm tiềm năng”(Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình

Hòa và cộng sự, 2017).

Tại Điều 3, Luật DL Việt Nam (2017),“Điểm DL là nơi có TNDL được đầutư,

khai thác, phục vụ khách DL”.- Tuyến du lịch

Theo Luật DL Việt Nam (2005) thì“Tuyến DL là lộ trình liên kết các

KDL,điểm DL, cơ sở cung cấp dịch vụ DL, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,đường sắt, đường thủy, đường hàng không”(khoản 9, điều4).

Tuyến DL được xem như là mạch máu kết nối các điểm DL gắn với mạng lưới giao thông, là cơ sở hình thành các tour - chương trình DL phục vụ du khách.

1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới phát triển du lịch* Nhân tố cầu du lịch

-Sự phát triển kinh tế - xã hội

Sự phát triển của KT - XH có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu

Trang 34

DL, từ đó thúc đẩy DL phát triển Nền kinh tế phát triển, đời sống của con người nâng cao làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ DL Thực tế, những quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập đầu người cao thì tỉ lệ người dân đi DL đông, và những nước đó có vị trí quan trọng trong PTDL thế giới Còn các nước đang phát triển nhìn chung nhu cầu DL còn hạnchế.

Nền KT - XH phát triển, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, trong đó có ngành DL Các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ hay công nghiệp chế biến thực phẩm là những ngành kinh tế có ảnh hưởng đến sự PTDL Hệ thống đường giao thông và các phương tiện đi lại giúp thực hiện và duy trì các chuyến đi DL Ngành DL sử dụng khối lượng lớn lương thực, thực phẩm của ngành nông nghiệp và sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của du khách Ngược lại, ngành DL phát triển cũng tạo điều kiện thúc đấy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Sự phát triển KT - XH không chỉ làm gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mà còn xuất hiện yêu cầu về vật chất và thái độ phục vụ các dịch vụ DL đó.

- Mứcsống

DL chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con người được đảm bảo Vì vậy, điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để PTDL Mức thu nhập (cá nhân và xã hội) cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, DL gia tăng, mức thu nhập thấp sẽ hạn chế đến việc nghĩ nghỉ ngơi, DL Vì trong quá trình đi DL, khách DL phải chi trả phí cho dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, mua sắm, ngủ nghỉ, Do vậy, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao thì hoạt động DL phát triển mạnh mẽ.

- Thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi dulịch

Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động DL Cùng với sự phát triển vàtiếnbộ của xãhội,thời gian nghỉ ngơi của người lao động không ngừng được giatăng,dovậy,đâylàđiềukiệnđểpháttriểncácloạihìnhDL,đặcbiệtlàDLdàingày.

DL mang tính chất KT - XH và là sản phẩm của sự phát triển xã hội Đó lànhu cầucủaconngườivềkhôiphụcsứckhỏe,khảnănglaođộng,thểchấtvàtinhthầnbị

Trang 35

hao phí trong quá trình sống và làm việc Và nó có sự thay đổi theo thời gian, không gian, trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển của ngành DL Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa thì nhu cầu DL của cá nhân mới trở thành nhu cầu của xã hội.

* Nhân tố cung dulịch- Vị trí địalý

Trong DL vị trí địa lý ảnh hưởng đến đặc điểm về tự nhiên, nhân văn của các đối tượng DL Mặt khác, vị trí địa lý còn tác động đến việc có lựa chọn điểm đến của khách DL Nhiều nơi có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, nhưng vị trí địa lý quá xa sẽ ít được lựa chọn bằng những điểm DL có TNDL hấp dẫn và vị trí gần nơi cư trú hoặc hướng di chuyển của khách DL.

- Tài nguyên du lịch

DL là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động DL.

TNDL chiếm tỷ lệ lớn trong các yếu tố cấu thành SPDL, là cơ sở tạo thành SPDL Sự đa dạng và phong phú của TNDL đã tạo nên sự phong phú của SPDL Bên cạnh đó, TNDL còn là cơ sở để phát triển các loại hình DL, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lãnh thổ DL Một lãnh thổ có nhiều TNDL với chất lượng cao và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú sẽ tạo nên sức hấp dẫn lớn với khách DL (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al, 2017).

- Dân cư và nguồn laođộng

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và DL Vì vậy, việc nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu của dân cư sẽ ảnh hưởng tới PTDL của một quốc gia Và để thúc đẩy DL phát triển, việc nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi, từ đó xác định được nhu cầu nghỉ ngơi là rất cần thiết (Nguyễn Minh Tuệ, et.al, 2014).

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật dulịch

Trang 36

+ CSHT: Có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh PTDL Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông bởi DL gắn với sự di chuyển con người trên khoảng cách nhất định Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố GTVT Giao thông thuận lợi thì các phương tiện vận tải sẽ nhanh chóng gia tăng, việc khai thác các TNDL được tiến hành thuận lợi Do đó, thông qua mạng lưới giao thông thuận lợi, DL nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xãhội.

Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong CSHT của hoạt động DL Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách DL trong nước và quốc tế Trong cuộc sống hiện đại nói chung cũng như ngành DL không thể thiểu được các phương tiện thông tin liên lạc (Nguyễn Minh Tuệ, et.al, 2014).

TrongCSHTphụcvụDLcònphảiđềcậpđếnhệthốngcáccôngtrìnhcấpđiện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách CSHTlàtiềnđềvàtrởthànhđònbẩycủamọihoạtđộngkinhtế,trongđócóDL.

+ CSVCKTDL: Hệ thống CSVCKTDL bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú DL, cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống, cơ sở phục vụ dịch vụ lữ hành, cơ sở vui chơi giải trí và cơ sở dịch vụ bổ trợ khác Nhân tố này là yếu tố tác động lớn tới mức độ thỏa mãn nhu cầu của KDL thông qua khả năng phục vụ và tính tiện ích của nó Sự đa dạng, tiện nghi và hiện đại của hệ thống CSVCKTDL phản ảnh được trình độ phát triển của ngành DL và ngượclại.

- Chính sách phát triển DL

Chính sách PTDL có thể hiểu là tập hợp các chủ trương và hành động của mộtlãnhthổđểđẩymạnhPTDL.Vấnđềquantrọngcủachínhsáchlàchủtrươngvàhành

Do vậy, chính sách PTDL có vai trò hết sức quan trọng việc hình thành và PTDL Một địa phương có chính sách PTDL khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì sẽ thúc đẩy ngành DL phát triển và ngược lại Chính sách PTDL thường được hiểu: Một là chính sách chung của cả nước; Hai là chính sách riêng của địaphương.

Trang 37

1.1.2 Về tài nguyên dulịch

TNDL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc PTDL TNDL càng phong phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động DL càng tăng Sự mở rộng của TNDL phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích của con người, vào trình độ phát triển của xã hội và phải luôn gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững.

TNDL rất phong phú, vì vậy có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau Phổ biến chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành để chia thành hai nhóm: TNDL tự nhiên và TNDL vănhóa

1.1.2.1 Tài nguyên DL tựnhiên

TNDL tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên bao quanh chúng ta được khai thác nhằm thõa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến DL.

Đồng thời chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm DL, phục vụ cho mục đích PTDL mới được xem là TNDL tự nhiên Các TNDL luôn luôn gắn liền với các điền kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội và chúng được khai thác đồng thời với TNDL văn hóa.

Các thành phần tự nhiên được xác định là: địa hình, khí hậu, thủy văn và hệ sinh vật Việc nghiên cứu đặc điểm từng loại tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định các SPDL đặc trưng.

* Địahình

Địa hình có vai trò quan trọng đối với DL Địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời là nơi hình thành nên CSHT và CSVCKT phục vụ cho DL Bên cạnh đó, đặc trưng về hình thái và trắc lượng hình thái của địa hình cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự khó khăn hay thuận lợi cho việc xây dựng các công trình DL và việc di chuyển của du khách Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi sự chênh lệch độ cao của địahình.

- Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế trong hoạt động DL vì địa hìnhnúi

Trang 38

có nhiều lợi thế về độ cao, kết hợp nhiều yếu tố (sông, suối, thác nước, hang động, rừng ), khí hậu mát mẻ lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiếu số với nhiều nét văn hóa độc đáo Địa hình miền núi có ý nghĩa rất lớn đối với DL, đặc biệt là các khu vực thuận lợi do việc tổ chức các loại hình DL nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá, mạo hiểm.

- Địa hình vùng đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng bao la Do sự phân cắt của địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý DL dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan Vùng đồi là nơi có nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa - lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình DL, tham quan theo chuyênđề.

- Đối với địa hình ven bờ (đại dương, biển, hồ) rất thích hợp với việc tổ chức các loại hình DL như nghỉ ngơi, an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước Trên phạm vi thế giới khách đi DL vùng ven bờ thường chiếm số lượng lớn nhất so với các loại hình DLkhác.

* Khíhậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động DL và là một trong những tiêu chí ảnh hưởng tới chọn điểm đến của du khách, bởi nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người.

Tính mùa vụ của DL chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu Tác động của khí hậu đến việc khai thác hoạt động DL ở các mức độ khác nhau vào thời điểm từng mùa trong năm, do vậy có thể xác định mùa DL: mùa DL cả năm, mùa đông, mùa hè Dựa vào đặc điểm về khí hậu có thể định hướng được việc tổ chức kinh doanh DL, xác định kế hoạch hành trình chuyến đi và SPDL.

DL là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện khí hậu, vì vậy khí hậu có thể tạo tính thuận lợi hoặc khó khăn cho việc PTDL Những hiện tượng bất thường về khí hậu, thời tiết (bão, lũ lụt, ) gây cản trở hoặc phá hủy các chuyến đi DL Ngoài ra, một số yếu tố thời tiết còn ảnh hưởng đến sự xuống cấp của các công trình DL.

* Tài nguyênnước

Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa, nước biển và đại dương Nước

Trang 39

trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình DL sông nước, DL hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình DL biển, ) có giá trị lớn đối với DL Ngoài ra còn kể đến các nguồn nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (nguyên tố hóa học, khí, ) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH, ) có tác dụng chữa bệnh đối với con người (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al,2017).

Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động DL mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến DL thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,

* Sinhvật

Tài nguyên sinh vật bao gồm thực vật, động vật, các hệ sinh thái tự nhiên hay do con người nuôi trồng trên lục địa hay dưới đáy biển Tài nguyên sinh vật được khai thác phục vụ DL thường tập trung ở các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên dạng khác

Sinh vật tự nó đã là một một TNDL hấp dẫn, có ý nghĩa lớn đối với PTDL Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng thành phần tự nhiên khác tạo thành cảnh quan đẹp thu hút du khách; vừa là nguồn cung cấp thực phẩm tự nhiên quý giá, có giá trị cao về mặt ẩm thực, là nguồn tài nguyên hấp dẫn du khách; vừa có vai trò tích cực trong bảo vệ môi trường trong lành giúp DL phát triển bền vững.

Khi lối sống thành thị ngày càng phổ biến, con người không có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên thì việc tham quan DL trong thế giới các loại sinh vật giúp con người cân bằng cuộc sống, yêu thiên nhhiên, có tinh thần lạc quan Điều này thúc đẩy phát triển nhiều loại hình DL mới như DL trách nhiệm, DL xanh,

* Di sản thiên nhiên thếgiới

Các di sản thiên nhiên thế giới là một dạng tài nguyên DL tự nhiên đặc sắc nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với PTDL Theo Công ước về Di sản thế giới, di sản thiên nhiên là các thành tạo thiên nhiên được hợp thành bởi những thành tạo vật lí, sinh học, hoặc những nhóm thành tạo có giá trị toàn cầu về mặt thẩm mĩ hay khoa học, bởi các thành tạo địa chất và địa mạo, được phân định ranh giới rõ ràng (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al, 2017).

Trang 40

Nói chung đối với các địa điểm được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới phải có những đặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật, những cảnh quan tuyệt đẹp, những tổ hợp đặc sắc của các yếu tố thiên nhiên hay các hệ sinh thái quan trọng mà nơi đó vẫn còn tồn tại và sống sót những loại thực vật và động vật có giá trị toàn cầu đang bị đe dọa, đặc biệt về mặt khoa học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

1.1.2.2 Tài nguyên du lịch vănhóa

TNDL văn hóa do con người sáng tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo Đây cũng là nguyên nhân khiến cho TNDL nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với TNDL tự nhiên Do vậy, đa số các loại TNDL văn hóa được xác định dựa vào nhu cầu của con người, số lượng ngày càng gia tăng dưới tốc độ phát triển của xãhội.

* DTLS - văn hóa

DTLS - văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động DL Thông qua các DTLS - văn hóa, du khách có thể tìm hiểu được các giai đoạn lịch sử, các giá trị văn hóa đặc sắc Đây là loại TNDL quan trọng để phát triển và mở rộng hoạt động DL, thích hợp đối với việc phát triển các loại hình DL mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt có sức lôi cuốn đối với khách DL quốc tế.

DTLS - văn hóa chứa đựng nhiều nội dung và đặc điểm riêng Theo Điều 29 của Luật Di sản văn hóa (2001, sửa đổi năm 2009 thì di tích được phân loại gồm: di tích khảo cổ, DTLS (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al,2017).

* Lễhội

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trong đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải

Ngày đăng: 15/04/2024, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan