dự án thi kết thúc học phần vi mô ứng dụng

55 0 0
dự án thi kết thúc học phần vi mô ứng dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KTHPKinhtếvimôứngdụng về bảo việt nhân thọ đại học kinh tế thành phố HCM, phân tích tài chính, tìm hiểu về ngành bảo hiểm nói chung và bảo việt nhân thọ nói riêng, bài luận có thể đưa ra các khuyến nghị hoặc nhận định về tình trạng tài chính của Bảo Việt Nhân Thọ, cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất và tiềm năng phát triển của công ty từ góc độ tài chính.

Trang 1

MÔN: KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNGGiảng viên: TS.Nguyễn Quỳnh Hoa

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Huỳnh Giao - 31221022378 Nguyễn Thu Thủy - 31221026348

PHÂN TÍCH LĨNH VỰC BẢO HIỂM TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần 1: Tổng quan Tập đoàn Bảo Việt 2

1 Sơ lược về Tập đoàn Bảo Việt 2

2 Lịch sử phát triển 3

3 Hoạt động kinh doanh 5

4 Tầm nhìn và định hướng chiến lược 6

Phần 2: Phân tích ngành bảo hiểm 7

1.Giới thiệu: 7

1.1 Định nghĩa ngành bảo hiểm: 7

1.2 Bối cảnh thị trường: 10

2 Cấu trúc thị trường 12

2.1 Điều kiện thị trường 13

2.2 Thị phần doanh nghiệp trong nước 14

3 Đánh giá cơ cấu ngành 15

3.1 Phân loại các dạng bảo hiểm 15

3.2 Điều kiện cung - cầu 16

3.3 Giá cả, chi phí và hệ số co giãn 17

3.4 Thách thức hiện nay 19

3.5 Dự báo 19

4 Thực trạng 20

4.1 Tác động của môi trường vĩ mô 20

4.2 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 21

4.3 Các hành động nhằm phát triển ngành: 22

Phần 3: Phân tích dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt 23

1 Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ: 23

2 Phía người tiêu dùng 24

3 Cơ chế hoạt động 26

3.1 Cơ chế hoạt động 26

3.2 Điều kiện tham gia 28

Trang 4

3.3 Yếu tố ảnh hưởng quyết định tham gia 28

3.4 Lợi suất và tác động bởi sự hiện diện của tính kinh tế theo quy mô hay theo phạm vi:.31 4 Cấu trúc chi phí 32

4.1 Cấu trúc và các phần chi phí: 32

4.2 Tình hình lợi nhuận: 35

4.3 Dự báo 37

Phần 4: Chiến lược của doanh nghiệp 37

1 Tình hình cạnh tranh và định hình chiến lược 37

1.1 Những cạnh tranh Bảo Việt đang đối mặt: 38

1.2 Định hình chiến lược và ứng dụng trong việc đối phó với những người tham gia thị 40

2 Chiến lược cho sản phẩm bảo hiểm của Tập đoàn Bảo Việt 44

3 Khuyến nghị - Đề xuất 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 5

Lời mở đầu

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và những rủi ro tài chính không ngừng gia tăng, vai trò của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trở nên đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ và đảm bảo an sinh tài chính cho cả cá nhân và các hộ gia đình Bảo hiểm không chỉ là một phương tiện để bảo vệ khỏi những rủi ro trong cuộc sống về nhiều phương diện mà còn là công cụ giúp quản lý rủi ro tài chính và tạo ra cơ hội đầu tư cho tương lai Trong ngành này, sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của khách hàng Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Bảo Việt đã nổi lên như một trong những điểm đến đáng tin cậy trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Trong hơn 27 năm hoạt động, Bảo Việt Nhân Thọ đã không ngừng phát triển và mở rộng hệ thống phân phối, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Sứ mệnh của Bảo Việt Nhân Thọ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm chất lượng mà còn là việc tạo ra những giải pháp tài chính linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Việc nghiên cứu về ngành bảo hiểm nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ nói riêng không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế mà còn là cơ hội để áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn Đồng thời, thông qua việc phân tích, đánh giá, chúng ta cũng có thể đóng góp ý kiến, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành bảo hiểm nhân thọ, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Trang 6

Phần 1: Tổng quan Tập đoàn Bảo Việt1 Sơ lược về Tập đoàn Bảo Việt

Tập đoàn Bảo Việt có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tập đoàn Bảo Việt Tên giao dịch quốc tế: Baoviet Holdings.

Mã chứng khoán: HOSE: BVH

Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100111761, đăng ký lần đầu vào ngày 15/10/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 09/01/2020.

Vốn điều lệ: 7.423.227.640.000 VNĐ

Trụ sở chính: số 8 phố Lê Thái Tổ, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: https://baoviet.com.vn/

Hình 1 Logo Tập đoàn Bảo Việt

Logo của Bảo Việt hiện tại có điểm nhấn hình tam giác trên đầu chữ V, kết hợp với quả cầu ba chiều với các đường kết nối trên bề mặt thể hiện năng lực vươn xa và tầm nhìn chiến lược lâu dài của Bảo Việt trong việc mở rộng phạm vi hoạt động ra khu vực và thế giới, xứng đáng với tầm vóc của một Tập đoàn tài chính – bảo hiểm hàng đầu Việt Nam Màu sắc xanh biểu đạt cho

Trang 7

sự bình yên và hy vọng trong tương lai, màu vàng đại diện cho sự phồn vinh, thịnh vượng và màu trắng thể hiện tính chuyên nghiệp, liêm khiết của Bảo Việt đối với khách hàng.

Tập đoàn Bảo Việt là công ty mẹ, trong khi các công ty con do Bảo Việt sở hữu 100% vốn là: ‐ Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (“Bảo hiểm Bảo Việt”);

‐ Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ (“Bảo Việt Nhân Thọ”); ‐ Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (“BVF”);

‐ Công ty TNHH MTV Đầu tư Bảo Việt (“BVInvest”); Các công ty con do Bảo Việt góp trên 50% vốn điều lệ là:

‐ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (“BVSC”);

‐ Công ty TNHH Bảo Việt – Âu Lạc (“Bảo Việt – Âu Lạc”).

Ngoài ra Tập đoàn Bảo Việt còn góp vốn trong hơn 20 doanh nghiệp khác trong nhiều lĩnh vực như giao thông, vận tải, du lịch, xây dựng, v.v và có ba đơn vị hạch toán phụ thuộc là:

‐ Trung tâm Đào tạo Bảo Việt;

‐ Bạn Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình bảo Việt (“PMU”); ‐ Chi nhánh Trung tâm Công nghệ thông tin Bảo Việt.

Sứ mệnh: Bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài cho khách hàng, nhà đầu tư, người

lao động và cộng đồng.

Giá trị cốt lõi: Chất lượng – Dễ tiếp cận – Tinh thần hợp tác – Năng động – Tinh thần trách

2 Lịch sử phát triển

Bảo Việt là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và chứng khoán đầu tiên tại thị trường Việt Nam Hiện nay, Bảo Việt đang cung cấp các dịch vụ tài

Trang 8

chính bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, quản lý quỹ và đầu tư với quy mô hàng triệu khách hàng phủ rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước Bảo Việt liên tục nghiên cứu cho ra các sản phẩm bắt kịp xu hướng thị trường nhằm không ngừng mang lại các giá trị gia tăng cho khách hàng

 1965 - Thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ vào ngày 15/01/1965,

 1989 - Mở rộng phát triển thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam  1996 - Cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra thị trường  1999 - Thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

 2005 - Thành lập Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt

 2007 - Thực hiện thành công IPO và thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt Tập đoàn Bảo Việt - Công ty Mẹ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/10/2007

 2008 - Thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt

 2009 - Mã cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; thành lập Công ty Đầu tư Bảo Việt

 2010 - Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

 2011 - Hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 6.804 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu

 2012 - Sumitomo Life thực hiện thương vụ đầu tư và trở thành cổ đông của Bảo Việt  2017 - Tái định vị thương hiệu, ra mắt mô hình siêu thị tài chính Bảo Việt

 2018 - Bảo Việt phát hành thành công cổ phiếu ESOP đã giúp tăng vốn điều lệ lên 7.009 tỷ đồng

Trang 9

 2019 - Thương vụ phát hành riêng lẻ với đối tác Sumitomo Life thành công nâng vốn điều lệ lên 7.423 tỷ đồng

 2020 - Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Bảo Việt

 2021 - Kịp thời thích ứng và ổn định an toàn trong đại dịch, tổng doanh thu hợp nhất vượt 2 tỷ USD

 2022 - Chi trả cổ tức bằng tiền đạt mức cao kỷ lục với tỷ lệ 30,261% (tương đương hơn 2.246 tỷ đồng) trong lĩnh vực bảo hiểm.

 2023 - ra mắt chương trình bảo hiểm ô tô BAOVIET GO.

3 Hoạt động kinh doanh

Tổng kết năm 2023, tổng doanh thu hợp nhất đạt 57.871 tỷ đồng, tăng trưởng 6,1% so với năm 2022 Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 2.236 tỷ đồng và 1.860 tỷ đồng Tính tới 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất ghi nhận đạt gần 9 tỷ USD Tỷ lệ chi trả cổ tức đạt 9,54% trên mệnh giá cổ phiếu khẳng định độ uy tín của cổ phiếu Bảo Việt trước bối cảnh khó lường của thị trường Bảo Việt Nhân thọ cũng vinh dự lần thứ 7 dẫn đầu “Công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín Việt Nam” và 5 năm “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” trong năm vừa qua Tập đoàn Bảo Việt đang hoạt động trong các lĩnh vực Bảo hiểm - Đầu tư - Tài chính - Ngân hàng

Bảo hiểm

‐ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ‐ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ‐ Kinh doanh tái bảo hiểm

Đầu tư

‐ Đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết

‐ Quản lý ủy thác danh mục đầu tư, quản lý các quỹ đầu tư

Trang 10

‐ Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản

Tài chính

‐ Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán

‐ Kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật ‐ Tư vấn đầu tư chứng khoán

‐ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

4 Tầm nhìn và định hướng chiến lược

Tầm nhìn đến 2025 của Bảo Việt là “Giữ vững vị thế Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàngđầu tại Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, tăngtrưởng hiệu quả và bền vững”.

Dựa trên các đánh giá tổng quan về nền kinh tế vĩ mô và các lợi thế chiến lược hiện có, Tập đoàn Bảo Việt hướng đến 3 mục tiêu chính:

Tăng trưởng hiệu quả và bền vững trong đó tập trung đẩy mạnh hợp tác nội bộ, phát

triển đồng bộ giữa lĩnh vực truyền thống bảo hiểm và các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác, từng bước đáp ứng lời kêu gọi phát triển bền vững và hiện thực mục tiêu paperless tại nơi làm việc.

Trang 11

Tăng cường tiềm lực tài chính bằng cách đa dạng hóa các kênh huy động vốn và kiểm

soát chặt chẽ hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo cổ tức cho cổ đông.

Củng cố năng lực quản trị và quản lý kinh doanh trên nền tảng Một Bảo Việt.Phần 2: Phân tích ngành bảo hiểm

1.Giới thiệu:

1.1 Định nghĩa ngành bảo hiểm:

1.1.1 Định nghĩa:

Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp, hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc thù nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả những khía cạnh đó

Về khía cạnh kinh tế, thông qua hợp đồng bảo hiểm, rủi ro của người tham gia sẽ được san sẻ, trong đó bên mua sẽ trả phí bảo hiểm theo quy định trong bản hợp đồng và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho khách hàng khi xảy ra tình huống được bảo hiểm.

Về khía cạnh tài chính, bảo hiểm chính là sự vận động tập hợp các nguồn tài chính đóng góp (phí bảo hiểm) để tham gia bảo hiểm (mua bảo hiểm) từ những đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm như các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân để lập quỹ bảo hiểm và phân phối sử dụng khi cần chi trả cho những tổn thất hay tai nạn bất ngờ xảy ra được thống nhất trong hợp đồng đối với khách hàng.

1.1.2 Lịch sử phát triển:

Nhu cầu bảo hiểm phát sinh từ nỗi lo về những rủi ro ảnh hưởng đến thân thể, tính mạng, tài sản và các vấn đề to lớn hơn của nền kinh tế Bảo hiểm không chỉ đóng vai trò nhằm đáp ứng về mặt tinh thần hay sự đảm bảo về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống - kinh tế - xã hội, có vai trò trong việc bình ổn và phát triển kinh tế ở các quốc gia Các hoạt động sơ khai, có tính bảo hiểm đã có từ rất lâu và theo sự phát triển đa

Trang 12

dạng hóa các nhu cầu của xã hội, các hoạt động “không tên” dần được định hình và quy lại theo các tiêu chuẩn một cách chính thức và có tên chung là Bảo hiểm.

Các cuộc thảo luận, thời điểm đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm vẫn còn được nghiên cứu và chưa có kết luận cụ thể Song, các nhà nghiên cứu xác định cơ bản các giai đoạn phát triển của ngành Bảo hiểm gồm:

Giai đoạn dự trữ thuần túy:

Con người thuở sơ khai đã có ý thức về việc tự bảo vệ là yếu tố giúp họ sinh tồn và biểu hiện đầu tiên chính là hoạt động duy trì nguồn lương thực bằng cách dự trữ thức ăn kiếm được hàng ngày Dần dần, con người thấy rằng hoạt động dự trữ có tổ chức hoặc theo nhóm sẽ có hiệu quả hơn khi làm cá nhân Ngoài ra, khoảng 2500 trước Công nguyên, những người thợ đẽo Ai Cập cũng đã biết thiết lập các quỹ hỗ trợ nạn nhân gặp tai nạn và những người lái buôn cũng bắt đầu hình thành các quỹ chung bảo trợ cho trường hợp thiệt hại, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Giai đoạn cho vay nặng lãi:

Theo sự phát triển của xã hội, hình thức dự trữ đã trở nên lỗi thời và không thể đáp ứng các yêu sách cũng như tính cấp thiết phát sinh Thể hiện rõ nhất trong các tình huống kinh doanh, các tay buôn hàng cần nhiều thời gian và tiền bạc cho các chuyến hàng có thể rời bến, điều này vô hình chung làm tiêu tốn thời gian và gây cản trở tiếp cận các cơ hội kinh doanh mới Vì vậy, để có khoản tiền chuẩn bị nhanh chóng, họ tìm đến những người cho vay và chấp nhận tính lãi trên số tiền cho mượn Sự mở rộng của thị trường buôn bán và hoạt động thương mại giữa các vùng, quốc gia đã thúc đẩy hình thức này phát triển nhanh chóng bởi Hình thức cho vay lãi suất cao xuất hiện ở Babylon (khoảng 1.700 năm trước công nguyên) và Athen của Hy Lạp (khoảng 500 năm trước công nguyên) cho việc mua và vận chuyển hàng hóa Tuy nhiên, tình trạng lạm phát lãi suất lên tới 40% khiến các nhà thờ và các hội tôn giáo phải ban bố sắc lệnh chấm dứt việc cho vay nặng lãi nhưng điều này thúc đẩy các hình thức khác ra đời.

Giai đoạn thỏa thuận trách nhiệm và quyền lợi ràng buộc các bên:

Trang 13

Hình thức cổ phần: Người Trung Quốc và Babylon đã áp dụng hình thức chuyển giao và chia sẻ rủi ro đầu tiên vào 2000 năm trước Công Nguyên Tại Trung Quốc, các thương gia đã cùng góp vốn đi buôn và hàng hóa được chia nhỏ tên nhiều thuyền của nhiều người để giảm thiểu tổn thất nếu bị đắm tàu hoặc cướp biển Về sau, người Địa Trung Hải cũng học theo cách làm này Các chuyển hàng được chịu trách nhiệm của nhiều người và lợi nhuận sẽ được chia đều theo tỷ lệ đóng góp Tuy nhiên nó cũng gặp khó khăn trong việc tìm người tham gia và dàn xếp thỏa thuận các vấn đề liên quan.

Hình thức bảo hiểm: Ngành hàng hải được cho là cái nôi của những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên bắt đầu từ Genoa hoặc Venice tại thành phố Lombardy của Ý vào thế kỷ 13 và là sự khởi đầu của ngành bảo hiểm Bản hợp đồng bảo hiểm cũ nhất còn lưu lại được phát hành tại Genoa -Ý vào ngày 23/10/1347 Vào thế kỷ 14, 15, "cuộc cách mạng thương mại" đã làm bùng nổ phát triển của ngành vận tải hàng hải và lần lượt xuất hiện các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm hỏa hoạn ra đời ở Hamburg (Đức), bảo hiểm nhân thọ ở Ý,

Ngành bảo hiểm tại Việt Nam

Hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam có những bước phát triển đầu tiên từ thời thực dân Pháp Ở miền Nam trước năm 1975, có hơn 52 công ty trong và ngoài nước phát triển đa dạng các hình thức bảo hiểm, trụ sở chính của các công ty nước ngoài hầu hết ở Sài Gòn Ở miền Bắc trước năm 1975, thị trường bảo hiểm thực sự bắt đầu khi có duy nhất 1 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm thuộc sở hữu của Nhà nước là Bảo Việt Từ năm 1986 Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã tạo ra bước ngoặt cho phát triển kinh tế đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới thích ứng với hoàn cảnh mới Chính phủ ban hành nghị định 100 CP vào ngày 18/12/1993 đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt, mở cửa thị trường bảo hiểm tạo tiền đề phát triển ngành này ngày càng sôi động Sau hơn 20 năm phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phần nào khẳng định vai trò của mình và phát huy khả năng giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm ổn định sản xuất kinh doanh và cuộc sống, trở thành kênh huy động vốn dài hạn, hiệu quả của nền kinh tế.

Trang 14

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển khá trễ so với thế giới khi những dạng hình thức bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đã được ra đời vào năm 1583 ở Anh Trong năm 1996, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 281/TC/TCNH cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ, thành lập Công ty Bảo Việt Nhân thọ Đến tháng 6/1999, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được chính thức mở cửa, công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường là Chinfon-Manulife Cho đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã trở thành một phần cuộc sống của người dân và tiềm năng phát triển cực kỳ rộng mở Tính đến hết năm 2022, thị trường bảo hiểm có 82 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

1.2 Bối cảnh thị trường:Bối cảnh thị trường quốc tế:

Sau những năm gián đoạn xã hội và nền kinh tế ảm đạm do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, thế giới vẫn đang trong quá trình khắc phục hậu quả mà đại dịch để lại và ngành bảo hiểm cũng không nằm ngoại lệ Những rủi ro về định giá, tín dụng, thanh khoản và khả năng thanh toán cũng là những nguy cơ mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt Đại dịch COVID-19 còn tác động từ góc độ hành vi và bảo vệ người tiêu dùng, sau sự “càn quét” của dịch bệnh, người tiêu dùng lo lắng về rủi ro có thể xảy ra với sức khỏe, thu nhập; tỷ lệ thất việc tăng lên cũng khiến cho nhận thức về việc tham gia bảo hiểm tăng cao

Trong bối cảnh bất ổn kinh tế trên toàn cầu hiện nay, tình hình suy thoái bởi lạm phát, bất ổn tài chính, liên tục điều chỉnh lãi suất và tác động của các thảm họa thiên nhiên gây áp lực đến việc bồi thường, định phí và tỷ lệ tổn thất của các công ty bảo hiểm Các vấn đề về chính trị, tình thế giằng co và hậu quả kéo dài của cuộc chiến Nga-Ukraine và mới đây chính là cuộc xung đột Hamas - Israel tại dải Gaza khiến cho tình hình thế giới càng trầm trọng hơn các thách thức đã tồn tại từ trước và phát sinh các vấn đề tiềm ẩn mới như nguy cơ về an ninh không gian mạng Các cuộc tấn công mạng gia tăng nhanh chóng khiến cho các công ty bảo hiểm phải liên tục rà soát kỹ càng về các điều khoản để đảm bảo sự rõ ràng trong việc bảo hiểm rủi ro cho vấn đề này, đồng thời, họ cũng tập trung đánh giá khả năng phục hồi không gian mạng và nguy cơ trong việc kinh doanh khắc phục rủi ro mạng bởi các cuộc tấn công tiềm ẩn với các đối tác phân

Trang 15

khúc cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các đối tác trong ngành Sự biến động của thị trường kéo dài khiến cho nguồn thu nhập từ các tài sản đầu tư của các công ty bảo hiểm bị căng thẳng, tăng chi phí bảo hiểm rủi ro và gia tăng khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm từ khách hàng do các hậu quả của biến động giá cả năng lượng đặc biệt là giá dầu tăng cao.

Tình trạng lạm phát khiến cho người dân giảm sức mua đáng kể đã tạo ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó, phí bảo hiểm nhân thọ toàn cầu sụt giảm 1,9% vào năm 2022 theo ước tính của Swiss Re Các thách thức về kinh tế, chính trị tác động đến diễn biến khó lường của lạm phát và thất nghiệp bởi vậy nhiều nước phát triển đang thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu khiến cho xu hướng tiết kiệm gia tăng và làm suy giảm nhu cầu sử dụng bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là khu vực Châu Âu Nhiều nước phát triển ở Châu Á cũng đối mặt với áp lực doanh thu phí bảo hiểm suy giảm như Hàn Quốc, Đài Loan,

Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm vẫn còn nhiều điểm sáng bởi COVID-19 đã tạo cơ hội phát triển nhiều thị trường mới Nhờ những nỗ lực khôi phục kinh tế và đối phó với các thách thức hiện nay thì tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm nhân thọ cao hơn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi Những chính sách tăng cường thâm nhập bảo hiểm nhân thọ của Chính phủ tại các thị trường này giúp thúc đẩy tăng trưởng, dự kiến tăng khoảng 2% theo giá trị thực với mức tăng lớn nhất là ở châu Á (5%) Bên cạnh đó, những người tiêu dùng trẻ ngày nay dẫn có những nhận thức rõ ràng hơn về lợi ích của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, với xu hướng phát triển theo hướng kỹ thuật số của ngành bảo hiểm thì đây là đối tượng am hiểu và tiếp cận nhiều nhất, vì vậy đây là nhóm khách hàng tiềm năng thúc đẩy phát triển doanh thu bảo hiểm nhân thọ.

Bối cảnh thị trường trong nước:

Tỉ lệ thâm nhập của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vào năm 2019 mới khoảng 2,3-2,8% GDP, khá thấp so với các thị trường mới nổi khoảng 60 điểm cơ bản và cách xa mức 9,6% tại các thị trường phát triển

Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2023 duy trì tốc độ tăng trưởng khá do mức nền thấp của năm trước bị tác động tiêu cực bởi đại dịch và các vấn đề kinh tế Theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm của thị trường năm 2023 ước

Trang 16

đạt 227.134 tỷ đồng, giảm 8,02% so với cùng kỳ năm trước bởi thách thức của nền kinh tế và phát sinh tranh chấp ở các kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người dân Tuy nhiên, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương luôn tích cực trong việc triển khai và đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khôi phục kinh tế và đồng hành hỗ trợ và đặc biệt là nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang nỗ lực thích nghi với tình hình kinh doanh mới, tập trung triển khai nhiều biện pháp như cắt giảm chi phí, kiểm soát bồi thường, bổ sung vốn điều lệ để nâng cao hiệu quả hoạt động Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ chuyển đổi số bởi xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi sau đại dịch, vì vậy mô hình Insurtech nổi lên mạnh mẽ và trở thành xu hướng hiện nay.

Việt Nam cũng tích cực gia nhập, ký kết các hiệp định quốc tế như WTO, Hiệp định thương mại tự do (FTA) hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp thị trường bảo hiểm có cơ hội mở rộng Nhờ chính sách ưu đãi và rộng mở, nhu cầu bảo hiểm tài sản tăng bởi các hoạt động đầu tư FDI gia tăng mạnh mẽ, thu nhập tăng giúp đảm bảo ổn định tài chính để tham gia bảo hiểm nhân thọ, đồng thời tạo cơ hội đa dạng hóa thị trường bảo hiểm và tạo cơ hội xâm nhập thị trường nước ngoài Tuy nhiên, thị trường tái bảo hiểm còn chịu nhiều phụ thuộc, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh lớn trong khi Nhà nước sẽ càng hạn chế can thiệp và bảo hộ vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cùng với đó là áp lực trực tiếp về năng lực quản lý lẫn chất chất lượng với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường trong nước khiến cho các khía cạnh hạn chế hoặc chưa đồng đều trong ngành bảo hiểm cũng được bộc lộ rõ.

2 Cấu trúc thị trường

Năm 2022, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 82 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm (bao gồm 31 công ty TNHH 1 thành viên, 13 công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 37 công ty cổ phần và 01 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam) Xu hướng M&A gia tăng nhờ các hiệp định được ký kết nhằm mở rộng cơ hội phát triển và gia tăng sự hiện diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài

Trang 17

gia nhập thị trường Việt Nam như FWD Group đã mua lại Cardif (VCLI) thông qua thương vụ thỏa thuận bancassurance với Vietcombank giá trị khoảng 400 triệu USD năm 2019, Sumitomo Life nắm giữ 22.09% tỷ lệ cổ phần tại Bảo Việt hay Tập đoàn Bảo hiểm Aviva mua lại cổ phần từ công ty VietinBank Aviva từ Ngân hàng VietinBank

Trong năm 2022, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong Top 5 đã nới room ngoại (mức cổ phiếu tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu) lên 100%, bao gồm PVI, PTI, Bảo Minh và MIC Trong năm vừa qua, PVI đã tăng vốn điều lệ lên mức lớn nhất trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lên mức 3.300 tỷ đồng.

Về sản phẩm, xu hướng các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung phát triển và khai thác các dòng sản phẩm đầu tư, chăm sóc sức khỏe Xu hướng thiết kế sản phẩm, cách thức chi trả đã có những thay đổi, liên tục được làm mới để đáp ứng nhu cầu gia tăng bảo vệ cho khách hàng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm sau nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, cụ thể:

- Nhóm 1: Doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên;

- Nhóm 2: Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục;

- Nhóm 3: Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán;

- Nhóm 4: Doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

2.1 Điều kiện thị trường

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tại thị trường Việt Nam chỉ đạt 2,6% trong năm 2022, mức này là rất thấp so với nhiều nước trong khu vực vì vậy ngành bảo hiểm vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển Triển vọng phát triển còn được hỗ trợ nhờ vào nỗ lực bình ổn nền kinh tế vĩ mô giúp GDP bình quân của Việt Nam vẫn luôn duy trì mức

Trang 18

tăng trưởng đều đặn và tầng lớp trung lưu đang có sự gia tăng đáng kể đã gia tăng kỳ vọng nâng cao tỷ lệ thâm nhập của người dân trong tương lai.

Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ bởi sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người dân đã thay đổi sau đại dịch Các doanh nghiệp phát triển đa dạng nhiều hình thức sản phẩm trực tuyến, nổi bật với thiết kế thuận tiện và phân phối trên các nền tảng công nghệ số Không chỉ số hóa các sản phẩm, các doanh nghiệp còn tập trung khai thác các kênh bán hàng bancassurance nhằm có những lợi ích độc quyền cho khách hàng, đây cũng trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành bảo hiểm khi đạt mức tăng trưởng 50,6% vào năm 2021 Bên cạnh đó, Luật số 08/2022/QH15 của Quốc hội - Luật Kinh doanh bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2023 đã có nhiều chỉnh sửa nhằm phù hợp hơn với xu thế của thị trường và nỗ lực hoàn thiện để cải thiện, nâng cao chất lượng phù hợp chuẩn mực quốc tế khi cánh cửa thị trường nội địa đang mở rộng, xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài, gia tăng cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế và cũng bộc lộ các yếu điểm còn tồn tại để nâng cao chất lượng nội địa.

Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế thế giới chưa ổn định, biến động khó lường; tình hình chính trị quốc tế căng thẳng cùng với đó là dịch bệnh, thiên tai đang tác động không nhỏ đến thị trường bảo hiểm tại Việt Nam Trong năm 2023, ngành bảo hiểm trong nước còn vừa trải qua cuộc khủng hoảng niềm tin và liên tiếp cùng cơn sóng truyền thông ập đến, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là mảng bảo hiểm nhân thọ khiến cho doanh số bảo hiểm sụt giảm 8,33% so với năm 2022 và làm chững lại chuỗi tăng trưởng hai con số trong khoảng 10 năm gần đây.

2.2 Thị phần doanh nghiệp trong nước

Dẫn đầu vị trí là Bảo hiểm PVI tăng trưởng 19,8% trong năm 2022 nhờ doanh thu đột biến của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật Với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường mà trong năm 2022 PVI đã vượt Bảo hiểm Bảo Việt (BHBV) vươn lên dẫn đầu về thị phần và chiếm 14,44%, BHBV chiếm 14,06% thị phần Với mức tăng trưởng cao trong nhiều năm, Bảo hiểm MIC (năm 2020-2021 tăng trưởng 25%, năm 2022 tăng trưởng 31,9%) đã vươn lên vị trí thứ 5 trong Top 5 (7,49% thị phần) Sau thời gian tăng trưởng cao,

Trang 19

Bảo hiểm PTI tăng trưởng chậm lại từ năm 2020 Năm 2022 PTI chỉ đạt mức tăng 6,5%, thấp nhất trong Top 5, thị phần chiếm 9,03%.

Hình 2 Cấu trúc thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Năm 2023 là một năm kinh tế ảm đạm và ngành bảo hiểm cũng trải qua cuộc suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, trong đó phải nhắc đến ngành bảo hiểm nhân thọ vướng phải khủng hoảng truyền thông và gây ra sự hoang mang cho các khách hàng Thị trường bảo hiểm trong năm 2023 ghi nhận doanh thu tăng trưởng âm, thấp hơn 8,33% so với năm 2022 Thứ hạng thị phần doanh thu có sự thay đổi, Bảo Việt Nhân Thọ đã quay lại vị trí đứng đầu nhờ lợi nhuận cao, PTI tụt một hạng xuống vị trí thứ hai, BMI tiếp tục giữ vị trí số ba Bất ngờ trong Top 5 doanh nghiệp năm 2023 chính là sự phát triển vượt bậc cả về doanh thu và lợi nhuận của BIC giúp Bảo hiểm BIDV vượt qua nhiều doanh nghiệp tầm cỡ để đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng, chốt hạ vị trí thứ 5 chính là MIC.

Trang 20

3 Đánh giá cơ cấu ngành

3.1 Phân loại các dạng bảo hiểm:

Theo đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm con người, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Theo phương thức quản lý: Bảo hiểm tự nguyện, Bảo hiểm bắt buộc.

Theo mục đích hoạt động: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thương mại Theo kỹ thuật bảo hiểm: Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm nhân thọ.

3.2 Điều kiện cung - cầu:Cung

Trong bối cảnh thị trường hội nhập, thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh trong ngành bảo hiểm ngày càng gay gắt hơn khi có tới 82 doanh nghiệp nội địa lần quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực này Năm 2022, toàn thị trường có 42 sản phẩm mới ra mắt, trong đó, có 18 sản phẩm bổ trợ, 16 sản phẩm liên kết chung và liên kết đơn vị, 8 sản phẩm bảo hiểm sức khỏe Các doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng các kênh bán hàng của mình, phát triển nhất là mô hình bancassurance liên kết với các ngân hàng Bên cạnh đó, họ còn cạnh tranh đẩy mạnh mô hình online, triển khai nhiều sản phẩm bảo hiểm trực tuyến nhằm đáp ứng thị hiếu mua sắm online của khách hàng hiện nay.

Cầu:

Theo ghi nhận tại Việt Nam, tỷ lệ tham gia bảo hiểm phi nhân thọ chỉ đạt mức 1,3% và có khoảng 11% dân số mua bảo hiểm nhân thọ tức tỷ lệ thâm nhập chỉ ở mức 2,3-2,8% Có thể thấy rõ nhu cầu tại Việt Nam còn khá ít dù giá trị bảo hiểm mang lại là rất cao Lý giải cho điều này, đầu tiên, với mức thu nhập thường chỉ đủ chi tiêu người dân phần lớn có xu hướng tiết kiệm hơn là đầu tư vào hợp đồng bảo hiểm có giá trị khá cao, đặc biệt là thị trường bảo hiểm chưa xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng vì năng lực tư vấn còn yếu kém, hình thức chào mời sản phẩm phổ biến vẫn là chào hàng qua điện thoại (cold calling) Lý do thứ hai có thể kể đến

Trang 21

chính là văn hóa né tránh đề cập đến các chuyện “xui rủi” khiến hạn chế đề cập đến những rủi ro và nhiều người lơ là việc chuẩn bị.

Hiện nay, nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tài chính đang hình thành rất sớm ở nhóm dân số trẻ, đây cũng là bộ phận tiếp cận và am hiểu kỹ thuật số cùng lối sống nhanh Các doanh nghiệp cũng tích cực cho ra nhiều sản phẩm bắt kịp thị hiếu tiêu dùng Bên cạnh đó, ý thức cảnh giác với những rủi ro sức khỏe của mọi người cũng được nâng cao sau các đợt dịch bệnh vừa qua Vì vậy, có thể kỳ vọng rằng tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm của nước ta sẽ tăng trong các năm sắp tới sau khi tình hình kinh tế bình ổn trở lại.

3.3 Giá cả, chi phí và hệ số co giãn:Giá các sản phẩm bảo hiểm

Hình 3 Biểu đồ phí bảo hiểm bình quân đầu người (triệu đồng/năm) giai đoạn 2009-2022

Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng với nhiều mức giá khác nhau nhằm đáp ứng tài chính của nhiều hộ gia đình Trung bình một người Việt Nam chi 2,5 triệu đồng cho bảo hiểm

Trang 22

trong năm 2022 Tuy nhiên giá thành đi kèm với chất lượng và lợi ích đi kèm, mức giá bình quân cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường giao động thấp nhất ở mức 4 triệu, tùy vào tình hình tài chính có thể cân nhắc đối với các sản phẩm có giá thành phù hợp tài chính và nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Chi phí của các doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, các doanh nghiệp bảo hiểm thường phát sinh các chi phí trong kỳ gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm

- Chi xử lý hàng bồi thường 100%; - Chi phí quản lý các đại lý bảo hiểm; - Chi phí đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất; - Chi phí đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;

- Chi phí cho các hoạt động tài chính và các khoản khác theo quy định của pháp luật.

Hệ số co giãn

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, người tiêu dùng ngày nay rất nhạy cảm với giá cả bởi chỉ cần vài giây tra cứu, họ đã có thể tìm thấy thông tin về nhiều sản phẩm tương tự nhau từ nhiều doanh nghiệp và cân nhắc so sánh chọn ra cái phù hợp dựa trên đối chiếu giá cả, lợi ích mà các sản phẩm mang lại Thị trường bảo hiểm nhận thấy sự cạnh tranh sôi động khi các doanh nghiệp

Trang 23

cũng liên tục đưa ra các hình thức bảo hiểm mới vì vậy người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hàng hóa thay thế phù hợp.

Nhà nước khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm phi nhân thọ lẫn bảo hiểm nhân thọ nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng những người tham gia thường cho rằng đây là một kênh đầu tư tài chính và là sản phẩm có giá thành khá cao nên chưa có nhiều người tham gia Vì vậy, cầu sẽ co giãn tương đối theo giá.

Các sản phẩm bảo hiểm được chính các doanh nghiệp định giá, sản phẩm bảo hiểm cũng được chia thành nhiều loại với đa dạng mức giá khác nhau và không chịu tác động bởi các yếu tố sản xuất đầu vào mà chỉ dựa theo nhu cầu của khách hàng Vì vậy, độ co giãn của cung trong thị trường này chỉ ở mức thấp.

3.4 Thách thức hiện nay:

Thách thức lớn nhất của ngành bảo hiểm Việt Nam hiện nay chính là khôi phục niềm tin của khách hàng Sự kiện thực hư lừa đảo tư vấn bảo hiểm thiếu minh bạch được diễn viên Lan Ngọc chia sẻ vào tháng 4 năm 2023 đã làm dậy sóng mạng xã hội gây hoang mang cho người đang tham gia bảo hiểm nhân thọ lẫn những khách hàng có ý định tham gia Thị trường bảo hiểm lần đầu tiên chao đảo trước đợt khủng hoảng truyền thông và mảng bảo hiểm nhân thọ chịu nhiều tổn thất to lớn và cho tới bây giờ vẫn còn để lại nhiều dư âm Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đào tạo khâu tư vấn, nâng cao năng lực chuyên môn của tư vấn viên, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng bên cạnh đầu tư vào phát triển sản phẩm.

Các sự kiện kinh tế, chính trị bất ổn tác động trực tiếp đến các khoản đầu tư, chứng khoán của doanh nghiệp nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bởi sự biến động bất ổn của nhiều mặt làm các yếu tố kinh tế như lãi suất, lạm phát, giá cả trở nên khó lường và thay đổi mức chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó làm giảm hiệu suất kinh doanh.

3.5 Dự báo:

Mức tăng trưởng của ngành bảo hiểm được kì vọng đạt bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2021-2025, mục tiêu quy mô đạt 3,3%-3,5% đến năm 2030 Xu hướng phát triển các dòng sản

Trang 24

phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ tiếp tục mở rộng và áp đảo các sản phẩm bảo hiểm truyền thống chỉ mang tính thuần tiết kiệm hay dạng bảo hiểm liên kết đầu tư chung Ngoài đáp ứng nhu cầu bảo vệ rủi ro, người tham gia hình thức này còn được đáp ứng nhu cầu đầu tư với mong muốn gia tăng tài sản tại các quỹ liên kết Mặt khác, thị trường bảo hiểm số tiếp tục phát triển đa dạng thuận theo xu hướng tiêu dùng của khách hàng bởi sau các đợt giãn cách, thói quen tiêu dùng online, yêu cầu nhanh - tiện đã ăn sâu vào đời sống của người dân toàn cầu Đặc biệt nhất, các doanh nghiệp sẽ tích cực đào tạo và nâng cao chất lượng tư vấn của nhân viên, trải nghiệm dịch vụ của khách hàng sẽ sau biến cố lùm xùm sơ sót tư vấn hợp đồng của diễn viên Lan Ngọc Các doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng áp dụng các giải pháp công nghệ số hóa vào sản phẩm lẫn quy trình làm việc để đồng hành với lời kêu gọi biến đổi khí hậu và đóng vai trò góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26

4 Thực trạng

4.1 Tác động của môi trường vĩ mô:

Môi trường kinh tế

Năm 2023 bị ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu đang bước vào chu kỳ suy giảm, các ngân hàng trung ương thế giới vẫn thắt chặt tiền tệ quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát, người dân cũng dần chi tiêu tiết kiệm hơn nên ước tính tăng trưởng kinh tế đạt 5,05%, thấp hơn so với năm 2022 (8,12%) và so với mục tiêu tăng trưởng đề ra (6,5%) Nhà nước đã phối hợp linh hoạt điều chỉnh lãi suất cũng các chính sách khác để nỗ lực kiểm soát lạm phát chỉ tăng 3,25% và đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4,5% do Quốc hội đề ra

Tổng doanh thu toàn thị trường ghi nhận mức tăng trưởng âm, giảm 8,33% so với năm 2022, trong đó, một phần bị tác động bởi bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn thì nguyên nhân chính là bởi mảng bảo hiểm nhân thọ chịu hệ lụy lớn vì đánh mất niềm tin của khách hàng khiến doanh thu chỉ đạt gần 156.000 tỷ

Môi trường chính trị

Trang 25

Tình hình chính trị quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng gây ra không ít hậu quả đến nền môi trường vĩ mô của thế giới Cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ chia thế giới thành “khối địa chính trị với các tiêu chuẩn công nghệ riêng biệt, hệ thống thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ dự trữ”, Các bất ổn về chính trị làm chao đảo kinh tế thế giới và gia tăng nhiều rủi ro về tài chính, sức khỏe đặc biệt là an ninh mạng khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm luôn trong tình trạng căng thẳng.

Tuy vậy, với chủ trương lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị nội địa luôn được đảm bảo an toàn, giữ vững sự ổn định Nhờ đó, các hoạt động hội nhập ngày càng phát triển với nhiều hiệp định thương mại được ký kết đem lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và ngành bảo hiểm cũng mở rộng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia.

Môi trường pháp luật

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2023 đã có nhiều chỉnh sửa nhằm phù hợp hơn với xu thế của thị trường, bổ sung nhiều quy định cho các vấn về xoay quanh hợp đồng bảo hiểm, tạo điều kiện phát triển bảo hiểm vi mô và bổ sung nhiều yêu cầu quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp.

Song, lần sửa đổi này vẫn còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục Chưa có chế tài xử phạt các hành vi trục lợi bảo hiểm đủ nghiêm khắc và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm vẫn chưa hoàn toàn được bảo vệ bởi pháp luật.

Môi trường công nghệ

Ngành bảo hiểm chủ động thích ứng với nhiều phát triển đột phá công nghệ số Các doanh nghiệp tích cực nghiên cứu và áp dụng công nghệ không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho ra mắt nhiều sản phẩm online lẫn ứng dụng phần mềm điện thoại để đáp ứng xu hướng tiêu dùng nhanh và tiện lợi của khách hàng trong thời đại ngày nay.

Trang 26

4.2 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực mở rộng các kênh phân phối và đa dạng hóa sản phẩm của bản thân, chuyển hướng phát triển các sản phẩm Insurtech và số hóa doanh nghiệp

Ngoài Bảo Việt Nhân Thọ nhờ lợi thế thương hiệu của nhà nước thì các công ty nước ngoài đang phát triển mạnh và tung hoành trên thị trường, nhiều doanh nghiệp bị thay thế bởi các tên tuổi mới nhưng MB Ageas, FWD, Aviva, Các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh đầu tư kênh phân phối với năng lực tài chính vượt trội - đã đầu tư lớn cho kênh bancassurance để đạt được những thỏa thuận bảo hiểm độc quyền (chi phí upfront cost lên đến 8.000-10.000 tỷ đồng) và mở rộng hợp tác, đầu tư ứng dụng công nghệ với xu hướng Insurtech và tập trung xây dựng đội ngũ chăm sóc trải nghiệm của khách hàng Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chú trọng xây dựng mô hình kinh doanh linh hoạt, cơ cấu cổ đông tư nhân và nước ngoài khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, không chỉ ở nhóm doanh nghiệp dẫn đầu mà cả nhóm quy mô nhỏ với tiềm lực tài chính mạnh.

Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh khốc liệt còn do các hình thức cạnh tranh phi kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ như cạnh tranh giá cả bằng cách giảm phí bảo hiểm, tăng chi phí hoa hồng cho môi giới để giành giật thị phần mà bỏ qua yếu tố hiệu quả kinh doanh Tình trạng chiết khấu, khuyến mại trên các loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc vẫn diễn ra phổ biến ở sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới Gian lận bảo hiểm có xu hướng gia tăng Theo kết quả thanh tra được công bố ngày 30/06/2023 của 4 công ty bảo hiểm nhân thọ là Prudential, Sun Life, BIDV Metlife, MB Ageas cho thấy tuy chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhưng các doanh nghiệp đang cố ý thực hiện nhiều sai phạm tài chính.

4.3 Các hành động nhằm phát triển ngành:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi.

Thứ hai, tập trung đào tạo chuyên môn tư vấn viên; cung cấp rõ ràng, minh bạch thông tin sản

phẩm; nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và củng cố xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.

Trang 27

Thứ ba, linh hoạt đón đầu xu hướng số hóa, tích cực nghiên cứu phát triển nhằm đa dạng hóa

sản phẩm và cung cấp các giải pháp chuyển đổi rủi ro thuận tiện hơn cho khách hàng.

Thứ tư, tăng cường thanh tra, quản lý nhằm giảm thiểu các trường hợp cạnh tranh không lành

mạnh hoặc các vấn về gian lận trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Phần 3: Phân tích dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt

Bảo Việt Nhân thọ đã triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới “An Khang Hạnh Phúc”, bảo vệ trọn đời và toàn diện trước các rủi ro trong cuộc sống, đặc biệt bảo vệ bệnh ung thư ngay từ giai đoạn đầu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các quyền lợi chăm sóc y tế ưu việt

1 Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp

người được bảo hiểm sống hoặc chết

Về mặt lợi ích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ không chỉ là một công cụ để đảm bảo sự ổn định tài chính cho gia đình trong các tình huống rủi ro, mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tín dụng và phát triển kinh tế Bằng cách huy động vốn từ việc bán các hợp đồng bảo hiểm, các công ty bảo hiểm có thể đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, tạo ra cơ hội việc làm cho một lượng lớn người lao động Đồng thời, việc đảm bảo nguồn tài chính cho những tình huống bất ngờ như bệnh tật, thương tật hoặc tử vong cũng giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc chăm sóc người già và những người phụ thuộc Hơn nữa, bảo hiểm nhân thọ còn giúp cá nhân có kế hoạch tích lũy tài chính cho tương lai, tránh xa những cám dỗ chi tiêu không cần thiết và tập trung vào mục tiêu lớn hơn như mua nhà, lo cho giáo dục của con cái và chuẩn bị cho tuổi già Đặc biệt, tiền bồi thường từ bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng để thanh toán các chi phí y tế cần thiết và đảm bảo rằng người thân trong gia đình có một nguồn tài chính ổn định khi gặp rủi ro không mong muốn Điều này mang lại sự an tâm và ổn định cho mọi thành viên trong gia đình.

Ngày đăng: 15/04/2024, 07:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan