Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ

3 0 0
Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

vai trò kinh tế nam giới nữ giới Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ văn hóa ảnh hưởng của văn hóa tới kinh tế Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ

Trang 1

Ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm về vai trò kinh tế của nam giới và phụ nữ: 1 Văn hóa là gì

Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo ( của các cá nhân, cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc.

2 khái niệm về kinh tế, lao động, việc làm

Lao động là một hoạt động của con người có mục đích tác động để làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội.

Kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường.

Việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận, hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân , doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.

3 Tác động của văn hóa tới sự tham gia thị trường lao động của phụ nữ và nam giới Mặc dù hiện nay phụ nữ Việt Nam có trình độ giáo dục cao, tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn, đồng thời nam giới bắt đầu làm việc nhà và chăm sóc con nhưng phụ nữ vẫn đảm nhiệm phần lớn công việc nhà, thêm vào đó xã hội vẫn kỳ vọng cao phụ nữ đảm nhiệm tốt vai trò truyền thống là mẹ và vai trò hiện đại là người lao động Sự tồn tại dai dẳng của tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam là nguyên nhân gốc rễ duy trì và củng cố quan điểm vai trò giới trong xã hội.

Vị thế và vai trò của người phụ nữ trong gia đình luôn bị hạ thấp, họ luôn bị đối xử bất bình đẳng và phải gắn liền với công việc nhà Nam giới đảm nhiệm không chỉ những công việc đòi hỏi sức khỏe mà còn cả những việc có liên quan đến giao tiếp bên ngoài xã hội Còn hầu hết phụ nữ chỉ ở nhà lo cơm nước, đồng áng, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình Công việc của phụ nữ vất vả hơn so với nam giới cả về khối lượng lẫn thời gian, nhưng đó lại là những công việc không được coi trọng và trả công Những định kiến giới này xuất phát từ hệ tư tưởng mang tính gia trưởng, lạc hậu đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và hằn sâu trong nếp nghĩ của người Việt Nam

Ngoài ra, với tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhiều phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là người nghèo, không có điều kiện tiếp cận dịch vụ học tập thường bị đối xử bất công Nhiều nơi còn bị bắt ép nghỉ học để đi làm, lấy chồng,… Điều đó có thể dẫn đến việc mất đi cơ hội nâng cao trình độ học

Trang 2

vấn của phụ nữ một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội việc làm và thu nhập.

Sự bất bình đẳng về thu nhập và sự tham gia thị trường lao động thường bắt nguồn từ các quan niệm truyền thống mang tính pbđx về giới giá trị truyền thống trói buộc người phụ nữ và tước bỏ đi các cơ hội trong tham gia học tập, tham gia thị trường lao động, lựa chọn nghề nghiệp,….

4 Tác động của văn hóa tới khả năng đóng góp kinh tế của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội.

Do tư tưởng, quan niệm cổ hủ nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ không làm được việc lớn, không tự chủ kinh tế, không nên ra ngoài làm việc chỉ cần ở nhà lo cho chồng con Chính vì thế nhiều người phụ nữ không còn tự tin để vượt ra khỏi những khuôn mẫu, định kiến giới để nâng tầm bản thân, tự chủ kinh tế vẫn chỉ ở nhà nội trợ, làm công việc văn phòng,…

Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước đó là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiêng đóng góp không nhỏ vào nền phát triển của kinh tế đất nước như: Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh; Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk;….

5 Những chương trình, chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực kinh tế

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 được triển khai thực hiện Chương trình gồm 10 dự án, trong đó có dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và Tiểu dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN”.

Giai đoạn 2012 - 2022, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ban Quản lý Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế” - Bộ Ngoại giao, do Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ và cơ quan của Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UNWomen) tổ chức các lớp tập huấn nhằm mục đích cùng nhau chia sẻ, thảo luận những kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới.

Ủy ban Dân tộc tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án, chính sách được giao quản lý hoặc chủ trì triển khai thực hiện có nội dung liên quan giới, bình đẳng giới vùng DTTS&MN như: Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” (Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015); Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025” (Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017)

Trang 3

đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 Hằng năm, duy trì tổ chức Ngày hội phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp và cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng/dự án khởi nghiệp nhằm mở rộng kết nối, khuyến khích hội viên phụ nữ tham gia; nâng cao chất lượng hoạt động của CLB Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tỉnh để ngày càng có nhiều hội viên phụ nữ được hỗ trợ khởi nghiệp thành công Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Công ty Unilever Việt Nam tổ chức chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” Chương trình nằm trong khung hợp tác chiến lược dài hạn “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua kinh doanh và giáo dục sức khỏe” do Unilever Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai từ năm 2006 đến nay.

6 giải pháp nhằm thức đẩy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất tạo điều kiện tham gia học tập, tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức kĩ năng cho phụ nữ Thứ hai thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ các tư tưởng cổ hủ, định kiến, khuôn mẫu giới Đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ, đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm,…

Thứ ba các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế như cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; tạo điều kiện để phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay hợp pháp, hợp lý, an toàn…

Ngày đăng: 14/04/2024, 20:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan