PHÂN TÍCH 9+ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

26 0 0
PHÂN TÍCH 9+  NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Văn tự làm 100% từ 1 sinh viên FTU 9+ Văn. Các tài liệu được mình chọn lọc và viết lại, nhiều lý luận Văn học và mở rộng nâng cao. Triển khai toàn bộ tác phẩm gồm: Mở bài, Khái quát, Phân tích chuyên sâu, nhận xét nội dung, nhận xét nghệ thuật, nhận xét nâng cao, kết bài. Hope it helps

Trang 1

I MỞ BÀI

Không biết tự bao giờ, dòng sông đã trở thành bến đỗ tâm hồn của biết bao văn nhân, thi sĩ

Hoàng Cầm đã hát về sông Đuống “nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”, Văn Cao đã

hát về sông Lô với một điệu hồn hùng tráng và mãnh liêt, HPNT đã hát về sông H với tất cả niềm mê say và yêu thương Một nha văn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng đã hát về sông Đà bằng tất cả sự tài hoa và uyên bác, để lại cho đời áng văn tuyệt bút mang tên NLĐSĐ Với kiệt tác nghệ thuật này, NT đã đặc biệt thành công khi biến vùng sông nước ấy thành nguồn cảm hứng của nghệ thuật, khi thổi vào Sông Đà 1 tâm hồn, 1 cá tính riêng độc bạo, vừa hung bạo vừa trữ tình Đoạn trích…là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ của Đà giang ở thương nguồn/ là bức tranh đậm chất trữ tình của ĐG Qua đó cho thấy….

II KHÁI QUÁT

Trả lời phỏng vấn của báo Văn Nghệ số tết Bính Dần (1986), Nguyễn Tuân chia sẻ: “Tôi

quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình” Thật vậy, ông yêu nghề, yêu con chữ, vì thế, trên từng con chữ ông viết ra đều mang theo sự độc đáo riêng biệt, đều được bàn tay tinh xảo của người nghệ sĩ đẽo gọt tỉ mỉ, sắc sảo như một người thợ kim hoàn chính hiệu Ông trở thành một nhà văn với phong cách văn chương tài hoa uyên bác, bền bỉ dành cả cuộc đời để sáng tạo nên những tác phẩm mang tính duy mỹ và hoàn thiện Theo sát phương châm “Nghệ thuật vị nghệ thuật” của mình, ông đã đến rất nhiều miền đất, kiến tạo nên những áng văn bất hủ và chiêm nghiệm được những giá trị thiêng liêng qua từng thời kỳ lịch sử vàng son của đất nước Vẫn cái lối chơi “ngông” vẫn “chủ nghĩa xê dịch” đó đây, nhưng ông đã không còn viết về vẻ đẹp của những kẻ “sinh lầm thế kỷ”, mà sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã khám phá được cái đẹp trong hiện thực của cuộc sống đương thời, ấy chính là cái đẹp của con người lao động, của công cuộc chiến đấu và dựng xây cuộc sống mới Có thể nói, thể hiện rõ nhất và thành công nhất cái khám phá vĩ đại ấy của Nguyễn Tuân chính là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, in trong tập “Sông Đà” năm 1960 - kết quả của chặng hành trình dài gần hai năm ròng rã lên miền núi rừng Tây Bắc Nổi bật trong áng văn ấy không chỉ là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” - con người Tây Bắc, mà còn hiển hiện rõ ràng một dòng sông Đà với những nét tính cách đối lập.

III VẺ ĐẸP HUNG BẠO CỦA SÔNG ĐÀ

1 Hung bạo của sông Đà đươc thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành

Nguyễn Tuân đã miêu tả vẻ đẹp của SĐ là một “cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi

dữ dội” (Hoài Anh) Mở đầu đoạn trích là lời khẳng định dòng sông không chỉ hùng vĩ bởi thác

đá oai hùm như người ta thường mà còn là “những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành” Ấn

tượng tác động trực tiếp đến cảm quan của người đọc là hình ảnh so sánh “vách thành” Ta vẫn thường nhắc đến thành trì như khối kiến trúc quân sự vô cùng kiên cố mà các bậc anh minh xưa thường cho đắp như 1 công trình phòng ngự, 1 pháo đài bất khả xâm phạm Chính vì thế, chỉ

Trang 2

với 2 chữ “vách thành”, tác giả như đã diển tả trọn vẹn sự sừng sũng, uy nghiêm đầy nguy hiểm của vách đá đôi bờ sông Đà Vách đá như dựng đứng giữa trời xanh khiến cho Mặt Trời - quyền

lực đến thế nào vẫn chỉ có thể chiếu vào 1 khoảnh khắc là lúc đúng ngọ Ánh sáng bị triệt tiêu,

dòng sông chảy trong bóng tối Vẻ đẹp này của SĐ cũng đã khiến ta liên tưởng tới vẻ đẹp của

dòng sông H trong trang viết của HPNT: “nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững thành quách

với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” Trong sự gặp gỡ của hai

tác giả, có thể thấy chữ “vách thành” và “thành quách” là những từ ngữ liên tưởng so sánh độc đáo nhất để tả độ cao và vẻ đẹp hùng vĩ của 2 con sông huyền thoại Sự đồng điệu tâm hồn của 2 nhà văn đã góp phần giúp người đọc có những cảm nhận riêng về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, từ đó biết yêu thêm quê hương đất nước mình….

Dòng sông hẹp, sâu, tối, lạnh còn được NT diễn tả một cách cụ thể qua hình ảnh so sánh

“có vách đá chẹt lòng SĐ như một cái yết hầu” Động từ chẹt gợi ra hình ảnh dòng sông bị đá

bóp nghẹt lại, độ hẹp khủng khiếp khiến người ta không khỏi rùng mình mà liên tưởng tới yết hầu của con thủy quái Để rồi lòng sông như thắt lại chật chội, nghẹt thở làm dòng chảy bị nghẽn lại, mang đến cho người đọc cảm giác bức bối ngột ngạt đến khó thở Không chỉ dừng lại ở đó, những chi tiết miêu tả tưởng chừng như bâng quơ của nhà văn lại mang sức biểu đạt hiệu quả vô cùng Chỉ với hành động đơn giản của nai hổ, cú ném nhẹ chơi đùa của con người, tác giả đã cụ thể hóa độ hẹp của vách đá một cách tài tình và thuyết phục hơn bất cứ con số chuẩn xác nào Cứ thế, sự nguy hiểm của dòng sông gợi ra ngày một đậm, một nơi hẹp như thế, lưu tốc dòng nước vốn nhanh giờ lại xiết hơn Thật rùng rợn làm sao khi tưởng tượng đến cảnh con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi…

Bởi những miêu tả ấy, người ta nói Nguyễn Tuần là nhà văn của những cảm giác mạnh và đọc văn của NT ta như được sống cùng những cảm giác ấy quả là khong sai Điều đó càng

được thể hiện rõ hơn khi ta đọc đến cau văn “Ngồi trong khoang đò quãng ấy đang mùa hè

mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mười mấy vừa tắt phụt đèn điện” Mùa hè đặc trưng

nơi TB tưởng chừng nóng ẩm và rực rỡ những tia nắng ban trưa, vậy mà cũng không thể soi rọi xuống dưới lòng sông kia, không thể vượt qua những vách thành cao vút để khiến Đà giang trở nên ấm áp Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo Ấn tương phi lí của xúc giác đã được hiên ra “đang mùa hè cũng thấy lạnh” Đang giữa mùa hè mà văn nhân lại có camr nhận như trong mùa băng giá Phải chăng đó không phải là cái lạnh da thịt do thời tiết mà là cái lạnh ở trong lòng, rợn tóc gáy, sởn gai ốc do SĐ mang tới Tuy nhiên Nguyễn Tuân đâu giống người thường, nguy hiểm mà vẫn dặm tô cho kì được thêm cảm giác hãi hùng về độ cao rợn ngợp của vách đá sông Đà, qua từ ngữ không xác định “nào, mấy”, qua độ hẹp của hè phố và sự phụt tắt bất thình lình của đèn điện làm thót tim người quan sát khi đi vào khúc sông tăm tối này Chỉ mới ở thượng nguồn

Trang 3

Đà giang, vách thành cổ xưa cao vút cùng độ cao, độ hẹp, độ sâu nghẹt thở đã đem lại một cảm giác choáng ngợp, cuốn hút độc giả và nhà văn đi sâu vào việc khám phá dòng sông kì vĩ và bí ẩn ấy Cuộn mình trong trang tùy bút tài hoa của người nghệ sĩ, ta như đi lạc vào thế giới hoang sơ kì bí, 1 thế giới mở ra những suy nghĩ mới mẻ và những cảm giác đối lập về 1 Đà giang hung bạo của đại ngàn

2 Sự hung bạo qua mặt ghềnh Hát Lóong

Với một nhà văn tài hoa, uyên bác, vốn tri thức sâu rộng như NT, bấy nhiêu đó thôi chưa đủ để ta cảm nhận hết những gì ông viết về SĐ - 1 dòng sông với tính khí thất thường, làm mình làm mẩy Bởi vậy, ông tiếp tuc đưa chúng ta vào hành trình khám phá con sông này với

vẻ đẹp hung bạo dữ dằn của “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn

cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ NLĐSĐ nào tóm được qua đấy” Nước không còn chảy róc rách, gió không còn thổi hiền hòa, sóng cũng không

vỗ về yên tả, mà tất cả đã thay đổi tính chất, trở thành tay sai của thủy quái SĐ với sức tàn phá

ngày đêm không ngừng nghỉ Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô

gió” như mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ cuồn cuộn chồm lên nhau theo chiều ngang,

vút lên cao theo chiều dọc rồi đổ ập xuống, cuồn cuộn ghê rợn trên mặt ghềnh Một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điêp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến tạo nhịp điêu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn Sóng, gió, đá như phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người SĐ hiên lên như một kẻ bất chấp tất cả, có thể lấy đi tính mạng của bất cứ ai

vô tình đi qua đây “lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua quãng

ấy” Ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe doa thực sự đối với bất kì

người lái đò nào “quãng này khinh suất tay lái” Sự phối kết thanh điệu với những thanh trắc

liên hồi, từ sóng, đá, nước, gió cạnh nhau gợi lên cảm giác về một hình ảnh, âm thanh vô cùng dữ dội của thiên nhiên TB Sự réo rắt ấy như đánh vào tai, buộc người ta phải nghe, phải xoáy

mình trong trận địa của loài thủy quái hung tợn này Qủa thật, NT là “một định nghĩa về người

nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu) với kho báu ngôn từ và cách diễn đạt “không lặp lại

mình với độc giả yêu văn”

3 Sự hung bạo qua quãng tà Mường Vát

Nếu ví NLĐSĐ của NT là một tảng băng trôi thì ba phần nổi chính là dáng vẻ con sông Đà như kẻ thù số 1 hung tợn, sẵn sàng nuốt chửng NLĐ trên sông, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai đi ngang qua quãng sông đầy cảm bẫy thì ở 7 phần chìm, NT thể hiện sự hung bạo của con sông như một thứ “thử lửa” thử thách lòng nười, thử thách ý chí, sự thông minh của con người

Chính vì thế, chất hung bạo của con sông Đà có lẽ không chỉ nằm ở “cảnh đá bờ sông dựng

vách thành”, “những quãng ghềnh Hát Lóng” mà còn là sự hung bạo của những cái hút nước

cuồng nộ tại quãng tà Mường Vát.

Trang 4

Sự hung bạo của SĐ ở quãng tà MV đã càng được nhà văn tô đậm qua chi tiết “những cái

hút nước giống như giếng bê tông thả xuống chuẩn bị làm móng cầu Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống cái bị sặc Trên mặt cái hút xoáy tít đáy đang quay lừ lừ như cánh quạđàn” Dưới ngòi bút của NT, những con sóng ngầm dưới lòng sông Đà đã hiên ra có hình hài

và có cả những âm thanh Đó là hình của cái giếng bê tông xoáy tít đáy, là âm thanh của cái cửa cống cái bị sặc Biện pháp nhân hóa “nước thở và kêu” cùng với các từ láy tượng hình “lừ lừ”, tượng thanh “ặc ặc” đã góp phần hình tượng hóa hút nước giống như 1 con quái vật đang trong cơn giận dữ, sẵn sàng gieo chết chóc cho con người Đứng trước sức hút ngôn từ ở NT, không chỉ độc giả, đồng nghiệp văn chương mà chính cả những nhà phê bình nhiêu khi cũng thấy bất lực khi phát hiện ra vốn từ của mình sao ngh èo nàn, chẳng thể nghĩ tới sự miểu tả lạ lùng, kì thú ấy, cũng chẳng biết dùng chữ nghĩ nào để bình về độ chính xác và tinh tế của ngòi bút NT Người ta chỉ biết gật đầu mà bảo nhau rằng: SĐ quả thực là một con quái vật đang trong 1 cơn cuồng nộ đầy ghê sợ

Sự nguy hiểm của hút nước khiến không chiếc thuyền nào dám men gần đến, thuyền nào cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông y như là ô tô sang số nhận ga cho nhanh để vút qua 1 quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực Nhà văn còn phát huy trí tưởng tượng khi hình

dung ra những bè gỗ to lớn nghênh ngang bị lôi tuột xuống cái đáy nước khiến cho thuyền

trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phútsau mới thấy xan tác ở khuỷnh sông dưới Chỉ trong một câu văn mà ta đã thấy 1 loạt các

động từ “lôi”, “hút”, “chồng”, “dìm”, “đi ngầm” khiến cho SĐ hiên lên như một tên khổng lồ Poelimen trong sử thi Odixe của người Hy Lạp Tên khổng lồ ấy như sẵn sàng suốt chửn tất cả, nó chỉ chờ có con thuyền nào đi ngang qua là nuốt chửng cho hả cơn giân dữ Cũng đã từng có một dòng sông từng cuốn đi nhiều thứ như thế trong tác phẩm “Thời xa vắng” của Lê Lựu

Dòng sông về mùa lũ khiến dân làng từng thiết hại nhiều “nước sông đã ăn lên lem lém nuốt

chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng”, tự nhiên bất ngờ ập tới khi người

ta còn “bừa bộn ngổn ngang” Thế nhưng khi mùa lụt qua đi, mọi thứ lại trở về bình thường

Sông lũ trong “Thời xa vắng” vì vậy phần nào vẫn mang vẻ hiền hòa của sông quê chứ không ranh mãnh như sông Đà Con thủy quái ấy đặt những cái bẫy chết người mà chỉ cần người lái đò lơ là tay chèo, lập tức sẽ bị hút xuống Nó tàn nhẫn chẳng chịu buông tha cho bất cứ thứ gì qua đó.

Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta thường nhớ ngay đến chữ “ngông” đi kèm Trong Vang bóng 1 thời hay những thiên tùy bút sau CM, nhà văn vẫn luôn giữ được một chút rất ngông, rất độc đáo vô song của riêng mình Đó là khi đứng trước sức mạnh hủy diệt của cái hút nước, ông liên tưởng ngay đến việc đặt vào lòng nó một anh quay phim liều lĩnh muốn truyền cảm giác la cho khán giả đã dũng cảm ngồi vào chiếc thuyền thúng thả mình vào hút nước rồi hất ngược ống quay từ đáy hút lên đến vách thành dể ghi lại những thước phim sống động mà rùng rợn Trong ánh nhìn của nhà văn, “anh quay phim” sẵn sàng vì để “truyền cảm giác lạ cho khán giả” mà không ngai hiểm nguy, sẵn sàng “ngồi vào cái thuyền thúng tròn vành” - một loại thuyền bé tẹo, đan bằng tre trát sơn đen, “mỏng manh như vỏ hạt dẻ” sẵn sàng xô ngã bất cứ người nào

Trang 5

phớt lờ và hời hợt khi ngồi lên Vậy mà anh quay phim - không phải 1 ngư phủ hay 1 dân cư vùng sông nước lành nghề nào lại dũng cảm trên chiếc thuyền tròng trành như buổi trời đất còn

hỗn mang Khoảnh khắc người quay phim ấy “cho cả thuyền cả mình máy quay xuống đáy

hút SĐ” là 1 khoảnh khắc kì diệu, 1 khoảnh khắc hi sinh vì nghệ thuật, dám đương đàu, dám

khám phá, dám dấn thân Thật đáng khâm phục biết bao!

Những thước phim của anh mang cảm giác chân thực đến từng chi tiết, từ hình khối của thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve 1 áng thủy tinh đúc dày cho đến cảm giác sợ hãi như có một khối pha lê xanh sắp vỡ tan, sẽ đổ ụp vào người bất cứ lúc nào Cái màu xanh ve trong trẻo của pha lê ấy đáng ra phải là của thứ gì đẹp đẽ lắm, thanh khiết lắm, vậy mà lại là của những hút nước nguy hiểm chết người đang sắp vỡ tan ụp vào đầu anh quay phim táo bạo kia Từng thước phim mạnh mẽ ghi lại một quá trình vượt quãng sông đủ để người xem phải choáng

ngợp, phải hồi hộp “như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào 1 cốc pha lê nước không

lổ” NT không chỉ sử dụng một loạt những hình ảnh so sánh, liên tưởng đầy thú vị, tài hoa mà

còn lồng ghép những câu văn dài, tạo nhịp văn nhanh tưởng như quãng sông này không bao giờ kết thúc Thủy quái SĐ đã hoàn toàn chứng minh được sức mạnh ghê rợn của nó, thứ sức mạnh luôn phô trương với thiên hạ, luôn nhăm nhe nuốt chửng bất cứ con thuyền sống nào vượt qua những quãng sông kia Qua đó, ta thấy được chất nghệ thuật điện ảnh nhuộm tràn trang văn của người nghệ sĩ tài ba luôn am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuât và miêu tả cái đẹp 1 cách tràn đầy niềm yêu niềm tự hào xiết bao

4 Hung bạo được thể hiện ở những thác nước

Nếu như ở những đoạn văn trước, sự hung bạo của sông Đà được thể hiện ở những cái hút nước như giếng bê tông thì ở đoạn văn này, sự dữ dội của Đà giang được thể hiện ở sự trùng điệp của những thác nước Theo khảo cứu của NT, sông Đà có tất cả 73 con thác, nó giống như 73 cạm bẫy luôn rình rập, đe dọa bất cứ chiếc thuyền nào đi ngang qua đó Ngay từ khi nó chưa xuất hiện, người đoc đã có thể hình dung ra những dòng thác hùng vĩ ấy qua những âm thanh

“còn xa lắm mới đến thác dưới nhưng đã thấy nước réo gần mãi lại réo to mãi lên Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.” Ta mường tượng những trận sóng nước đập vào nhau, réo mãi ở thác đá to

lớn, lúc gần lúc xa, lúc trầm lúc bổng như những bản hòa tấu thiên nhiên của đại ngàn xanh thẳm Đúng là ngòi bút của NT đang tung hoành sảng khoái dưới dòng thác cuồn cuộn của ngôn từ, khiến cho sự dữ dằn của sông Đà khúc thượng nguồn hiện lên như có hình có khối, như đang gào thét trong muôn vàn âm thanh NT không chỉ miêu tả vẻ hung bạo, dữ dằn của sông Đà qua cảm nhận của thính giác ma ông còn miêu tả trạng thái của sông Đà với đầy đủ các cung bậc cảm xúc, thái độ, tâm trạng con người Tiếng nước nghe như là oán trách, van xin, khiêu kích giọng gằn và chế nhạo, đủ mọi sắc thái của nước đang được nhân hóa lên như một sinh thể thực thu, có suy nghĩ, có linh hồn đang giận dữ gào thét Dòng Đà giang trở thành 1 dòng tâm hồn, tiếng nước kia trở thành tiếng nói hay chính là phương tiên giao tiếp chủ yếu của con sông Con sông ấy tuy mang một tâm hồn đa cảm nhưng vẫn đầy thách thức như thứ kẻ thù số 1 của con người Những từ ngữ gợi tả âm thanh theo một cung bậc tăng dần về cả sắc thái

Trang 6

cảm xúc lẫn âm lượng để vừa miêu tả sống động sư hung bạo của dòng sông, vừa gợi tả khoảng cách người quan sát với SĐ Mặt khác đay cũng là cách tác giả gây cho người đọc sự tò mò, hứng thú, đẩy tần số cảm giác lên cao

Khi đến gần, những âm thanh đó không còn là các cấp độ chậm rãi, mà nó biến thành một trường đoạn âm thanh liên hồi khủng khiếp, một tổ hợp âm thanh làm người ta bàng hoàng Đó là tiếng rống của hàng nghìn con trâu mộng như đang đứng giữa rừng lửa và hoàng sợ thét loạn trong hơi nóng Hình ảnh hàng nghìn con trâu cùng rống tạo nên một luồng âm thanh như phóng thẳng vào màng nhĩ không câu nệ, xé toang cả không gian Không chỉ rừng lại ở tiếng rống, mà đó còn là tiếng nổ của cả đám rừng vầu tre nứa bị cháy, tiếng nổ làm người ta nghe thấy như cả ruột tre rỗng đang tung tóe ra dữ dội cùng tiếng xèo xèo của da trâu cháy đầy kinh hãi Cuối cùng, đàn trâu mộng nghìn con ấy chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau như muốn phá tung cả khu rừng để thoát lửa, rung chuyển cả không gian Tiếng rống làm chấn động cả 1 vùng

trời như cách Quang Dũng từng miêu tả trong TT: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét”

Người ta nói NT đã chơi ngông quả thực là không sai Nhà văn đã tạo ra một trường liên tưởng độc đáo, tinh vi chưa từng có khi lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông Những lực lượng vốn rất kị nhau, đối lập với nhau nhưng dưới bàn tay đầy phép thuật của người nghệ sĩ ngôn từ thì nó đã đến bên nhau, tạo ra những liên tưởng về sự tương quan kì diệu của các lực lượng tự nhiên Âm thanh của thác nước đã không chỉ được cảm nhận qua thính giác mà còn được cảm nhận qua thị giác, xúc giác Tiếng rống của ngàn con trâu mộng lồng lộn ấy như xé toang cả không gian và thời gian, gợi cho ta đến những lời thơ tương đồng trong bài “Qúa Chiến than” của tác giả Nguyễn Quang Bích:

Nước reo sùng sục như trâu rốngĐá mọc lô xô tựa mũi tênTrận thế rắn bò sông uốn khúcĐoàn quân gấu dữ núi như nêm5 Sự hung bạo được thể hiện qua một chân trời đá

Đến khi cảm nhận thác đá trực tiếp qua hình ảnh bằng cái nhìn khái quát, ta mới cảm

nhận được rõ ràng độ cao của thác và tính chất của lòng sông Đà: “Sóng bọt đã trắng xóa cả

chân trời đá” Thác nước phải cao thế nào thì khi đổ xuống bờ đá gùn ghè kia mới tao thành

những đợt sóng trắng xóa, nối tiếp, chất chồng lên nhau, khiến cho cả “chân trời đá” bấy giờ mịt mờ sắc trắng Chỉ với hai chữ trắng xóa, tác giả như đã diễn tả chính xác tạo hình sự hợp sức của sóng, gió, bọt nước, những con sóng trắng cuồn cuộn như đang xô vào nhau cùng với 1 chân trời đá khiến ta như đang được chứng một bức tranh hùng vĩ đầy choáng ngợp của thác đá trên SĐ.

Những miêu tả đầy khám phá và thú vị vừa được neo lại chắc chắn trên trang giấy, vừa như hóa thành người bạn tâm giao cùng NT tiếp tục khám phá dòng sông hùng vĩ Trong không gian “ầm ầm mà quạnh hiu”, chỉ có tiếng thác nước dội xuống giữa 1 vùng rừng núi hoang vu, lạnh lẽo ấy, những tảng đá nằm dưới lòng SĐ tưởng như vô tri vô giác phút chốc đã biến thành

Trang 7

những tên tay sai trung thành, dày dặn kinh nghiệm của SĐ, nghe lời sai khiến của SĐ mà núp, mà trốn dưới lòng nước sâu, mưa tính làm lơi lòng cảnh giác của con người, để rồi 1 hơi bóp chết sinh mạng ấy Đá ở đây như mai phục ngàn năm, như những tên lính già dày dăn kinh nghiệm, những binh tướng đã sống và chiến đấu qua hàng nghìn năm lịch sử, chúng ẩn ấp, mai phục và chuyên đánh đòn hiểm, khi chồm dậy để vồ lấy con thuyền nơi khúc sông ngoặt, khi thì lại tỏ ra sơ hở để dụ con thuyền vào rồi bất ngờ quay lại đánh khuýp quật vu hồi Không khó để thấy trong đoạn văn này, nghệ thuật nhân hóa đã trở thành nghệ thuật chủ đạo, khiến cho đá ở Đà giang vừa có diên mạo, vừa có tâm đia và hành động của 1 bầy thủy quái, của những hung thần Về tâm địa, chúng vô cùng nham hiểm, xảo quyêt khi từ ngàn năm nay vẫn mai phục hết giữa lòng sông Sử dụng thuật ngữ của ngành quân sự, nhà văn đã gợi dậy bản chất cái bí ẩn, cái hiểm ác của đá sông Đà khi chúng biết ẩn mình trong khoảng thời gian vĩnh hằng của tự nhiên để rồi khi cần đến liền đột ngột hiện ra vồ lấy con thuyền.

Những đòn đá vô tri nhưng đã mang diên mạo, dáng vẻ của con người Khi thì nó ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó, lúc lại bệ vệ oai phong lẫm liệt, có lúc nó lại xấc xược trong cái hất hàm hỏi đầy thách thức NT đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá, bằng sự phối hợp giữa các tri thức từ ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau kết hợp với hàng loạt thủ pháp nghệ thuật đặc sắc đan xen cùng những câu văn ngắn dài, tính từ miêu tả đầy gợi hình để gợi nên 1 cuộc hỗn chiến nơi thác đá, nơi thủy quái SĐ hiểm ác luôn muốn giành sự ngự trị thuộc về thiên nhiên hùng vĩ

Bằng những tư liệu phong phú và chính xác, NT đã liệt kê một loạt các con thác từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, sông Đà hiện lên với quang cảnh hùng vĩ và huyền bí, hoang sơ của 1 dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi TB Giống như việc ngồi xuống tỉ tê cùng tấm lòng người đọc ưa khám phá, đam mê xê dịch, NT đã tỉ mỉ quan sát từng tảng đá, từng hòn nhỏ giữa khúc sông trắng xóa để “tãi” vào lòng độc giả một thước phim

sống động đang dần được hé lộ: “Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những

tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé Nhưng hình như SĐ đã giao việc cho mỗi hòn” Khi miêu tả cuộc giao tranh giữa ông lái

đò và dòng sông Đà đầy hung bạo qua 3 trùng vi thạch trận, NT đã vận dụng mọi sự hiểu biết uyên bác về lĩnh vực thể thao, võ thuật, binh pháp, quân sự, điện ảnh, hơn 3 trăm động từ mạnh ganh đua với cơn cuồng nộ của SĐ, ông tạo ra những so sánh nhân hóa, ẩn dụ liên tưởng, ông như 1 nhà quay phim lão luyện cống hiến cho độc giả những cảnh quay kịch tính hồi hộp và cho người đọc được xem những thước phim bằng ngôn từ đặc sắc

Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những câu văn tả đá

được nhân hóa như một đội quân: “đá tảng, đá hòn” …; “Đá tiền vệ” đã bày ra thạch trận với

5 cửa, có 4 cửa tử và 1 cửa sinh Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng 1 loạt động từ trùng điệp để tô

đậm sức mạnh của đội quân đá: “mai phục”; “nhổm cả dậy”; “đứng ngồi nằm tùy theo sở

thích”, “ăn chết”, “canh cửa”, “hất hàm” Cộng hưởng với những động từ là những tính từ

làm nổi bật tính hung bạo: “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”,… Tất cả làm nổi bật thế

và lực của đá đông vừa đông vừa mạnh hung tợn, ghê sợ tạo thành thế không cân sức với ông

Trang 8

lái đò chỉ có 1 mình đơn phương độc mã để gieo vào lòng người đọc bao phấp phỏng, hồi hộp

Bên cạnh đá là nước, “phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá”, tạo nên âm

thanh dữ dội tăng thêm không khí chiến đấu ác liệt Sóng nước biết tung ra các đòn đánh nguy hiểm như đánh giáp lá cà, đánh khuýp quật vu hồi, đá trái, thúc gối… Có thể nói NT đã rông mở sự uyên bác tài hoa của mình để kho ngôn từ phong phú sinh động đầy ắp trong mọi lĩnh vực của sự sống, tuôn chảy không ngừng cả các ngôn ngữ quân sự, thể thao với tần số đậm đặc để cực tả SĐ

Ở trùng vi thạch trận thứ 2, đá nước sóng tăng thêm nhiều cửa tử “Tăng thêm nhiều

cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữ ngạn Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”

Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết định sinh tử với OLĐ Khi chiếc thuyền đã vượt

qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng

chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng” Những động từ mạnh vẫn tiếp tục

tuôn chảy không ngớt trên những trang văn cộng hưởng với phép tu từ so sánh nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến sóng nước thành hùm thiêng, sông nước tăng thêm sức mạnh đến đỉnh điểm của Đà giang Những động từ mạnh liên tiếp lại như đưa người đọc vào cuộc chiến của sóng nước tạo ra những trạng thái say như sóng, choáng ngợp trước cơn cuồng dữ của Đà giang

Ở chăng thứ 3 này: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền Hình ảnh ấy đã khiến ta liên tưởng đến 1 trận đấu bóng quyết liệt Chiếc thuyền như 1 cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như 1 mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được, tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác/ Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đồ tài hoa với “tay lái ra hoa” Những động từ mạnh “vút” hay “xuyên” lặp đi lặp lại nhấn mạnh tốc độ lái thuyền nhanh mạnh, cộng với nhiều phép so sánh liên tiếp khiến người đọc vừa cảm nhận được độ khéo léo của con thuyền trong hướng đi luồn tránh đội quân đá đông đúc.

4 Đánh giá nội dung

Đường lên Mường Lễ bao xaTrăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh

TB cứ làm người ta vương vấn với biết bao cảnh đẹp của sông núi hùng vĩ, nhưng cũng làm người ta kinh sợ bởi vẻ hung bạo của con sông Đà nơi đây, mà ít nhiều, nó đã chiến thắng và lấy đi cuộc đời của biết bao “đối thủ” đối đầu với nó Nhưng không vì thế mà người ta rũ bỏ SĐ, nó vẫn là một mặt không thể thiếu của thiên nhiên TB, là hiện thân cho vẻ đẹp hùng vĩ của TB nói riêng và của đất nước nói chung Nét đặc sắc làm nên thành công của hình tượng trước hết phải kể đến phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn NT - chất tài hoa tài tử, vốn kiến thức uyên bác và cách viết cầu kì độc đáo, luôn khao khát những cảm giác mới mẻ, mãnh liệt

Trang 9

mà đúng như Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định “Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”

IV VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH1 Trữ tình qua dòng chảy

Không bằng lòng với những gì chung chung, đại khái, Nguyễn Tuân đã dành nhiều công sức

để tìm hiểu con sông Đà Bởi vậy, nhà văn không chỉ nhìn dòng sông ở góc gần mà còn quan sát SĐ từ trên cao nhìn xuống Cách mở rộng điểm nhìn ấy đã mang đến cho người đọc những cảm

nhận trọn vẹn hơn về dòng sông TB “từ trên tàu bay mà nhìn xuống SĐ, không ai trong tàu bay

nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người TB và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đó SĐ” Bỏ lại sau lưng mình những nỗi buồn gió bụi, những căm hờn thách thức, dòng

Đà giang chỉ còn là “sợi dây thừng” mềm dẻo, xa xôi và luôn khiến người thưởng ngắm phải bất ngờ Chảy men theo chân đổi - núi nên dòng chảy của sông uốn lượn quanh co một cách mềm mại duyên dáng gợi những liên tưởng về cái dây thừng ngoằn ngoèo, khiến cho nhà văn có chút ngỡ ngàng và như đang tự hỏi: Đây có phải là con sông suốt đời làm mình làm mẩy với con người TB ở thượng nguồn hay không?

Sông Đà trong cái nhìn qua mây trời còn hiện ra ngỡ ngàng: “Cũng không ai nghĩ rằng đó

là con sông của câu đồng dao thần thoại STTT “núi cao sông hãy còn dài - năm năm báo oán đời đời đánh ghen” Phép điệp “không ai trong tàu bay nghĩ rằng”, “cũng không ai nghĩ rằng”

như tiếng reo vui, tự hào của tác giả khi khám phá ra một góc nhìn về con sông TB hung bạo mà trữ tình Miêu tả dòng sông qua góc nhìn lịch sử, NT còn đem đến cho người đọc 1 phát hiên thú vị mà không phải ai cũng tường tận: con sông truyền thuyết STTT nổi tiếng của người Việt Qủa

thực, “trang văn NT vì thế không chỉ cuồn cuộn dòng thác của sông chữ, mà còn ngồn ngộn

kiến thức của sông đời” (Nguyễn Thùy) Để rồi, ta bắt gặp nơi đây không chỉ là những kiến thức

của lịch sử, mà còn là kiến thức địa lý, văn hóa, điện ảnh, âm nhac…

Xé toạc dáng vẻ hung vĩ giữa đại ngàn TB, SĐ mạnh mẽ trút bỏ sự hung tợn ở thượng nguồn, đi vào trang văn NT bằng vẻ mềm mại, uyển chuyển của đường nét Từ trên tàu bay nhìn xuống, TB như người thiếu nữ duyên dáng, yêu kiều mà sông Đà chính là áng tóc mềm mại của người thiếu nữ đang khao khát thanh xuân này NT đã nhìn thấy dòng chảy uốn lượn của con sông Đà

tựa như 1 áng tóc trữ tình tuôn dài vắt ngang qua núi rừng hùng vĩ “con sông Đà tuôn dài, tuôn

dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời TB bung nở hoa ban hoagạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” Có thể nói, đây là một câu văn

tuyệt bút, ghi dấu ấn tài hoa của NT trong nghệ thuật tả cảnh, từ cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, đến âm hưởng, giọng điêu Người đoc bị cuốn vào tầng tầng lớp lớp của câu văn dài không ngắt quãng, thả mình miên man theo chiều dài vô tận vô bờ của dòng sông Với điệp ngữ “tuôn dài, tuôn dài” nhà văn đã lột tả thật tinh tế những vẻ đẹp uyển chuyển, sống động của Sông Đà khi hóa thân thành người thiếu nữ e ấp Những thanh bằng liên tiếp đã tạo cho câu văn như có nhịp điệu

Trang 10

ngân nga trầm bổng, du dương, mang đến cho ta những cảm nhận về sự êm dịu, bình lặng của con sông ở quãng trung lưu Không còn nữa cái dữ dội như hờn ghen của Đ gian ở thượng nguồn

“nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió…” mà thay vào đó là vẻ đẹp đầy xuân sắc xuân tình của 1

người thiếu nữ TB kiều diễm.

“Áng tóc trữ tình! Ngôn ngữ văn chương trong Nguyễn Tuân thật đặc sắc Vẻ đep ngôn ngữ ấy được tạo ra trước hết là nhờ cách cảm, cách khám phá mới mẻ của nhà văn khi ông tưởng

tượng ra SĐ như 1 “áng tóc trữ tình” mà “đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời TB bung nở

hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” Ta cảm thán

trước tài năng nên câu dụng chữ của nhà văn “Vang bóng 1 thời” đầy tài hoa ấy, khi ông vẫn dùng động từ mạnh “bung nở” nhưng không còn để miêu tả dáng vẻ hung tợn, xảo quyệt của “thủy quái SĐ” SĐ”, mà chính động từ “bung nở” ấy lại mang đến 1 sức sống diệu kì, đầy niềm hứng khởi và lạc quan Là dòng sông “bung nở” mái tóc dài thăm thẳm hay chính sức sống của thiên nhiên và con người TB đang cùng “bung nở” trào dâng giữa đất trời rộng lớn, giữa công cuộc xây dựng đất nước tươi đẹp hơn? Cùng với đó, những bông hoa TB thi nhau trổ, thi nhau căng tràn rực rỡ

mà ở đây, hoa ban trắng, hoa gạo đỏ - loài hoa vốn được yêu chiều của vùng TB cũng trở thành

những “nhánh xuân” cài lên mái tóc SĐ gợi nên hình ảnh làn tóc bay dài vô tận trong khói sương huyền ảo Phép so sánh đầy chất thơ, chất họa chẳng những phô ra được vẻ đẹp duyên dáng, kiêu sa, kiều diễm của dòng sông Đà mà còn bôc lộ chất phong tình, lãng mạn của người nghệ sĩ Điều đó lại khiến tôi chợt nhớ có lần, trong tác phẩm nổi tiếng “Tóc Chị Hoài”, Nguyễn Tuân từng viết:

“Cái người nào trong suốt một đời người mà không được ngắm một mớ tóc cho tử tế, thì cái

thẩm mỹ quan của người ấy còn lung lay lắm, chưa lấy gì làm định” Thế mới thấy, nhà văn

yêu quý, trân trọng đến nhường nào cái vẻ đẹp quyến rũ, thướt tha của “áng tóc trữ tình’ kia Để rồi, bao nhiêu vẻ đẹp thơ mông, trữ tình quyến rũ của đất trời đã ùa về thức dậy trong những câu

văn của NT - “người thợ kim hoàn của chữ” (Hoài Thanh)

2 Trữ tình qua màu nước

“Màu sắc trong văn học chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới, mà còn là phương

tiện để thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính”

(Trần Đình Sử) Trong những dòng tâm tình dành cho con sông yêu thương của TB, NT đã trân trọng nhìn ngắm và dõi theo từng bước đi của thời gian nơi dòng sông này, quan sát nước Đ giang biến đổi theo mùa khiến nó hiên lên với vẻ đẹp lạ lùng, quyến rũ như một mỹ nhân với những điệu nghệ làm say đắm lòng người SĐ luôn lam mới, làm đẹp với chính mình, sắc nước SĐ thay đổi theo từng mùa, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng biêt Chính điều ấy đã làm người nghệ sĩ say sưa mê

đắm, chiêm nghiệm vẻ đẹp con sông này để cất lên những lời lời văn tha thiết “tôi đã say sưa làn

mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu nhìn xuống sông Đà”

Lúc này đây ngời nghệ sĩ ấy đã phó mặc thả trôi tâm hồn mình cùng với dòng sông, chính vẻ đẹp của mây trời TB bung nở hoa đã gieo nên những hạt mầm xanh tốt tạo nên cái sắc riêng không trộn lẫn của thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.

Trang 11

“Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước SĐ không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô” Cùng là sắc xanh nhưng màu xanh ở đây là sự kết đọng của vẻ đẹp toàn

bích, thứ ngọc trong sáng, xanh một màu xanh gợi cảm, trong lành, rung rinh trong nắng sớm mà lấp loáng bóng cây tỏa rợp quanh dòng sông Đó là màu của núi, của da trời trộn quyện vào màu

của nước - một sắc màu trong lành, khác hẳn với màu xanh đục lờ lờ canh hến của SL SG Và

trong tâm thức của người phương Đông, màu xanh còn đại diện cho hòa bình, hy vọng, thuận hòa, tươi mát Cảm giác và nhận thức về màu xanh thường là biểu hiện cho những tình cảm sâu lắng, nhẹ nhàng, sáng trong và tinh khiết

Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về Câu văn sử dụng phép so

sánh đặc sắc, khiến người đọc dễ dàng hình dung được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước SĐ Lần đầu tiên có người dùng màu sắc của da mặt người để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Cái màu đỏ lừ lừ ấy có lẽ chỉ NT - một người nghệ sĩ tài hoa, tài tử mới thấy, mới cảm cảm nhận mà viết nên được những trang văn rung động lòng người đến thế Nếu như HPNT cảm nhận dòng sông H với màu

sắc đặc biệt “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím’ tạo nên từ cảnh sắc thiên nhiên đôi bờ và sư phản

quang của đất trời để tao nên một đóa hoa phù dung mĩ miều thì NT lại viết về SĐ với những cảm quan nhạy bén của ngũ quan, làm nên hình tượng SĐ duyên dáng, trữ tình nhưng cũng thật cá tính, mạnh mẽ Qua câu văn, NT đã làm nổi bật được cái trữ tình thơ mộng của dòng nước cùng cái dữ dội ngàn đời của con sông TB Một vẻ đẹp biến đổi theo mùa thật tinh tế mà chính nhà thơ Bằng Việt cũng luyến lưu nếu mai sau không còn nữa trong “Mai mốt đến SĐ”

Sẽ chẳng còn dòng sông ngang ngược đổi từng mùaNhững mũi đá nhe nanh trên Thác Bờ hiểm hócChẳng còn dáng còng lưu trên mũi thuyền độc mộcMai tự thuở xăm mình xuôi ngược đất Phong Châu

Nhưng ta mê đắm tùy bút này còn vì kiến thức sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực liên ngành Ông không chỉ nói về SĐ trên phương diện của 1 nhà văn mà còn là một nhà sử học đã

nhớ rất rõ ràng người P từng gọi SĐ là sông Đen “chưa bao giờ tôi thấy dòng SĐ đen nhưng

bon thực dân P đã đè ngửa cn sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng 1 cái tên Tây láo lếu”

Có lẽ chính tình yêu với quê hương đất nước đã thôi thúc NT đến với TB “dù xa xôi đến mấy cũng lên đường” để phát hiện và phát lộ chất vàng của thiên nhiên Đó là sứ mệnh cũng như niềm

vui của người nghệ sĩ chân chính như nhà văn Nga Pautopxki đã từng viết “ niềm vui chân chính

của nhà văn là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”

3 Sông Đà gợi cảm

Trang 12

“Con sông Đà gợi cảm” - một câu văn như lời khẳng định chắc nịch của NT khi viết những

trang văn về vẻ đẹp trữ tình của con sông Qua góc nhìn của người đi rừng lâu ngày gặp lại, của người trôi thuyền trên sông phía hạ lưu và góc nhìn của 1 cố nhân, SĐ hiện lên với hình ảnh của quá khứ, hiện tại và tương lai với điểm nhìn cận cảnh Trong tầm mắt người thưởng ngoạn, dòng

sông hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, “đối với mỗi người, SĐ gợi một cách” Và đối với nhà văn, đã

có lần ông nhìn SĐ như một cố nhân, như một người bạn cũ lâu ngày gặp lại Hai chữ “cố nhân” xa mà gần gợi nhớ một người bạn cũ, một người tri âm tri kỉ mà trong thơ ca xưa đã không ít lần xuất hiện:

Khuyến quân cánh tận bôi tửuTây xuất Dương quan vô cố nhân

(Khúc hát Vị Thành - Vương Duy)

Trong thơ ca cổ là thế, còn trong bài bút kí hiện đại này, NT cũng dùng chữ “cố nhân” khi nói

về con SĐ Lúc đầu, đó mới chỉ là cảm giác “thấy thèm chỗ thoáng” của nhà văn khi ở rừng đi

núi đã hơi lâu, thậm chí quên mất là mình sắp đổ ra sông Đ” Thế rồi, con sông mà NT mòn đợi như cố nhân ấy cũng đã hiện ra Dưới cảm quan của thị giác, tác giả nhìn thấy nắng trên sông Đà

“loang loáng” như “trẻ con cầm gương chiếu vào mắt người lớn rồi bỏ chạy” Từ láy “loang

loáng” gợi ra hình ảnh nắng chiếu lấp lánh, long lanh Trong ánh sáng lóe lên phút chốc ấy, nhà

văn đã thấy một màu nắng tháng 3 đầy ấm áp, thi vị, khiến ông nhớ đến câu Đường thi: “Yên hoa

tam nguyệt há Dương Châu” Liên tưởng đến câu thơ “thiên cổ lệ cú” của đại danh hào Lý Bạch,

tác giả cũng như đưa người đọc đắm chìm trong vẻ đẹp ấm áp, trong sáng, mộng mơ, nên thơ của SĐ, khiến cho người đọc như có cảm giác lạc vào chốn sơn thủy bình yên xưa cũ của trăm năm về trước Có thể thấy, con SĐ miên man đã đưa người đọc trôi vào cõi thời gian của 1 thời Đường thi xa xăm phồn thịnh.

Nhà văn gặp lại sông Đà, như gặp lại một tâm hồn tương giao đồng điêu hiếm có với bản thân mình Hẳn là ông đã tìm được điểm tương đồng giữa cái tính hung bạo ương bướng, “làm mình làm mẩy” của con sông miền TB xa xôi và cái tôi “ngông” đặc biệt của bản thân Tìm được một tâm hồn đồng điệu là chuyện hiếm có và khó khăn biết bao, chẳng thế mà nữ sĩ XQ đã từng hóa thân thành con sóng vượt bao rào cản, chông gai để tìm mãi tận biển lớn, để tìm đươc tâm hồn đồng điệu vói minh Bởi vậy khi gặp SĐ, niềm vui sướng trong nhà văn là không thể nào đong

đếm nổi Ông nhìn kĩ từng cảnh vật thuộc về người “cố nhân” lâu ngày găp lại với “bờ SĐ, bãi

SĐ, chuồn chuồn bươm bướm trên SĐ” Câu văn mang một trật tự cú pháp rất đặc biệt, chỉ đơn

thuần là những cụm từ đặt cạch nhau, nhưng sức gợi hình, gợi cảm lại vô cùng lớn Điệp từ “SĐ” kết hợp với phép liệt kê: bờ, bãi, chuồn chuồn, bươm bướm… làm SĐ hiện lên với cảnh vật sinh động, phong phú, đa dạng, sức sống hoang dại mà mãnh liệt.

Thậm chí niềm vui ấy lớn đến độ khiến nhà văn phải hạ bút viết nên một phép so sánh có một

không hai: “vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt

quãng” Lòng ta cũng rộn rã “giòn tan” như nắng, lòng ta cũng như đi vào cơn mơ mộng đẹp vô

Trang 13

ngần trong giấc say Từng từ, từng chữ trong câu văn đều được sử dụng vô cùng chuẩn xác, cơ hồ không thể thay thế được Hai chữ “chao ôi” như tiếng thốt, như sự xuýt xoa, vỡ òa bởi hạnh phúc vô bờ Ấn dụ “nắng giòn tan” gợi lên trong đáy mắt người ngắm nhìn những cơn nắng tháng ba trong veo, thanh nhẹ, mỏng manh cháy bỏng cả đất trời Ánh nắng trong lành không giục giã, không hối hả người đời đi tìm chỗ trú, không nặng nề oi bức Ánh nắng khiến người thưởng ngắm SĐ tưởng đến cơn mưa dầm nối liền kề nhau thành “kì mưa dầm” không ngớt mà ngẫm ngợi: Niềm vui gặp lai cố nhân như ánh nắng chiếu rọi bầu trời sau cơn mưa dài dai dẳng Còn gì hanh phúc bằng sau mùa đông kéo dài u ám bỗng một ngày gặp “nắng giòn tan” Còn gì vui hơn khi giấc mơ đang đẹp bỗng đứt quãng rồi lại được “nối lại chiêm bao” Bàn về lao động nghệ thuật

của người nghệ sĩ ngôn từ, nhà văn Tô Hoài từng tâm niệm: “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông

xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có” Và điều đó quả thực đúng với Nguyễn Tuân, khi mỗi chữ của ông

quả là “hạt ngọc” mà ông đã lục tìm trong cái kho cảm xúc, liên tưởng phong phú, độc đáo của mình Hẳn rằng, cái vui như thấy “nắng giòn tan”, như “nối lại chiêm bao đứt quãng ấy” sẽ còn khiến độc giả nhớ mãi

Nối tiếp niềm vui ấy, nhà văn viết: “Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó

đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” Sông Đà đã thực sư trở thành người cũ, người tri âm với

bao kỉ niêm gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thuoneg trong hiện tại, bao hẹn hò chung thủy trong tương lai Thử hỏi, nếu không yêu, không quý, không nhớ dòng Đà giang thì làm sao có được cái

cảm giác “đằm đằm ấm ấm” thân thương ấy? Kể cả khi cố nhân có “lắm bệnh lắm chứng”,

“chốc lại bẳn tính và gắt gỏng ngay đấy” thì cũng làm sao ngăn được niềm vui của nhà văn Bởi

lẽ, có còn gì đẹp hơn, hạnh phúc hơn khi được gặp lại cố nhân trong cái nắng Đường thi mơ mộng như tự thuở xa xưa nào

4 Trữ tình qua điệu chảy lặng lờ

Ngòi bút thài hoa của Nguyễn Tuân như dẫn lối đưa người đọc đến với một sông Đà êm

đềm, dịu hiền, tĩnh lặng, hoang sơ như một miền cổ tích “Thuyền tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven

sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lí, đời Trân, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi” Câu văn mở đầu bằng những thanh bằng đã tạo nên âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, đã

đưa nhà văn, đưa người đọc, đưa con thuyền vào một cõi hoang sơ vắng lặng như dòng sông thời tiền sử Tính từ “lặng tờ” được lặp lại tới hai lần đã tạo ấn tượng về sự êm đềm, yên ả của dòng

sông Khẽ lay tâm hồn đi theo Đ giang, “người thợ hoàn kim của câu chữ” đã dẫn dắt chúng ta

đi sâu vào “lớp trầm tích” được phủ kín bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng ấy - vẻ đẹp của lịch sử những buổi

đầu dựng nước và giữ nước “Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê con sông này cũng lặng tờ

đến thế mà thôi” Về đoạn văn này, tác giả Đỗ Kim Hồi đã từng viết: “Chắc phải có người thơ nào thèm muốn tạo được sự lặng lẽ đầy mơ mộng của một mũi đò lừ lừ trôi giữa đôi bờ hoang dại, cái lặng lẽ tuyệt đối để ru hồn người vào cái ảo giác về bờ sông tiền sử, về nỗi niềm cổ tích hay hoài niệm về thời Lí, thời Lê, và cái lặng lẽ mơ màng đến độ con người chờ mong 1 sự

Ngày đăng: 14/04/2024, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan