Ôn thi bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật

10 0 0
Ôn thi bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ôn thi bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật Ôn thi bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật Ôn thi bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật Ôn thi bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật

Trang 1

Ôn Thi Bài tập Môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật

I Ví dụ về giả định, quy định, chế tài?

1 Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng

tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt

tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,

bổ sung 2017).

=> Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.

2 Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành

nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013)

=> Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

3 Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng

tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ

Trang 2

=> Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Bài tập số 1:

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” (Điều 65 Hiến pháp 2013).

– Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân – Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

– Chế tài: không có.

Bài tập số 2:

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).

– Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.

Trang 3

– Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

– Chế tài: không có.

Bài tập số 3:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

– Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

Bài tập số 4:

1 “ Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra” (Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trang 4

+ Giả định: “văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Quy định: “phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra”.

2 “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới” (Điều 26 Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).

Đáp án:

– QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài + Giả định: “Công dân nam, nữ”; “Nhà nước”.

+ Quy định: “bình đẳng về mọi mặt”; “có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới”.

3 “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định” (Điều 20, Hiến pháp 1992, sửa đổi 2013).

Đáp án: – QPPL trên gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.

– Giả định: “Không ai”; “Việc bắt, giam, giữ người”.

+ Quy định: “nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”; “do luật

Trang 5

+ Giả định: “Việc cầm cố”.

+ Quy định: “hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.

5 “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch” (Điều 65 Bộ luật Dân sự).

* Đáp án: – QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài + Giả định: “Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch”.

+ Quy định: “phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hộ tịch” 6 “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).

Đáp án:

– QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”

+ Chế tài: “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

7 “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư” (Khoản 1, điều 23 nghị định 53/2007/

Trang 6

+ Giả định: “đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư”.

+ Chế tài: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000”.

8 “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ” (Điều 9, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-71/2012/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

Đáp án:

– QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

+ Chế tài: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”.

9 “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 194, Bộ luật Hình sự).

Đáp án:

– QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt

Trang 7

10 “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đượccủa nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Điều 111, Bộ luật Hình sự).

Đáp án:

– QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và chế tài, khuyết (ẩn) quy định.

+ Giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”.

+ Chế tài: “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

11 “Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao, sau khi đã thanh toán chi phí quản lý” (Điều 90, Bộ luật Dân sự 2005).

Đáp án:

– QPPL trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn) chế tài.

+ Giả định: “Người bị tuyên bố mất tích trở về”; “sau khi đã thanh toán chi phí quản lý”.

+ Quy định: “được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao”.

II VÍ DỤ VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT:

Ví dụ: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh doanh Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.

Trang 8

+ Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;

+ Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.

=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ – Chị T:

+ Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt \năng lực pháp luật;

+ Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.

+ Quyền: nhận lại khoản tiền;

+ Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận gốc và lãi sau thời hạn

Trang 9

Ví dụ về cấu thành của vi phạm pháp luật?

– Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).

– Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.

– Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông…

Cấu thành vi phạm pháp luật:– Mặt khách quan:

+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải: 45000m3/1tháng Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.

+ Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông Những thiệt hại đó do hành vi trái pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.

+ Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).

+ Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).

+ Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.

– Mặt chủ quan:

+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.

20

Trang 10

+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì Công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.

– Khách thể:

Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

– Chủ thể vi phạm:

+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.

+ Được xây dựng từ năm 1991.

+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994 Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.

15

Ngày đăng: 14/04/2024, 15:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan