Báo cáo các dạng thuốc Khoa Dược

31 0 0
Báo cáo các dạng thuốc  Khoa Dược

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài báo cáo về các dạng thuốc của Khoa Dược trường Đại học Lạc Hồng. Các dạng thuốc như: Viên nén, viên nang cứng, thuốc bột, gel và thuốc mỡ. Bố cục chỉnh chu và hình ảnh rõ ràng rất thuận tiện cho các bạn làm bài tham khảo lấy điểm giữa kì.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN

Trang 3

2.1.2 Tên tiếng Anh, tên Latin 2

2.1.3 Ưu, nhược điểm 2

2.1.4 Cách bào chế 2

2.1.5 Cách sử dụng 3

2.1.6 Một số chế phẩm trên thị trường 3

2.2.1 Định nghĩa 5

2.2.2 Tên tiếng Anh, tên Latin 5

2.2.3 Ưu, nhược điểm 5

2.2.6 Một số chế phẩm trên thị trường 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã đóng góp và hỗ trợ chúng em trong quá trình thực hiện bài báo cáo này về các dạng thuốc.

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giáo viên, giảng viên, và những người hướng dẫn đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình Sự hỗ trợ chuyên sâu và sự tận tâm của quý vị đã giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn về các dạng thuốc và nâng cao khả năng nghiên cứu của chúng em.

Chúng em không thể không nhắc đến sự quý báu của thư viện và các nguồn tài nguyên trực tuyến, đã giúp chúng em tiếp cận và thu thập thông tin chi tiết và đáng tin cậy để làm giàu nội dung của bài báo cáo.

Cuối cùng, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả độc giả, người quan tâm và sẵn lòng đọc bài báo cáo này Hy vọng rằng nó sẽ mang lại kiến thức hữu ích và khám phá thú vị về thế giới đa dạng của các dạng thuốc.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.Viên nén Panadol Extra 3

Hình 2.Viên nén Tatanol 4

Hình 3.Viên nén Metformin STADA 4

Hình 4.Viên nang cứng Dopagan 500mg 7

Hình 5.Viên nang cứng Vương Bảo Thận 8

Hình 6.Viên nang mềm Ginkgo Natto 11

Hình 7.Viên nang mềm Hozitux 11

Hình 8.Thuốc bột Hamett 13

Hình 9.Thuốc bột Gastropulgite 14

Hình 10.Dung dịch Natri clorid 16

Hình 11.Dung dịch thuốc Dimedrol 16

Trang 7

1 MỞ ĐẦU

Trong thế kỷ 21 đang phát triển với tốc độ chóng mặt, ngành y học và dược học đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Đồng hành với sự tiến bộ đó, các dạng thuốc đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp người ta kiểm soát và điều trị nhiều loại bệnh lý.

Bài báo cáo này sẽ chi tiết tìm hiểu về các dạng thuốc khác nhau, từ dạng viên nén truyền thống đến các định dạng hiện đại như dạng tiêm, gel, và các phương tiện phát tán thông qua da Chúng em sẽ khám phá cách mỗi dạng thuốc hoạt động, ưu điểm và nhược điểm của chúng.

Mục tiêu của chúng em không chỉ là trình bày thông tin một cách chi tiết và có hệ thống, mà còn là kích thích sự hiểu biết và tò mò của độc giả về những cải tiến đang diễn ra trong lĩnh vực y học Hy vọng rằng bài báo cáo này sẽ giúp mở rộng kiến thức về các dạng thuốc và đồng thời đánh thức sự quan tâm về những tiềm năng và thách thức trong tương lai của ngành dược học.

Chân thành cảm ơn và mong rằng thông tin trong bài báo cáo này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích và động lực cho sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới đầy màu sắc của các dạng thuốc hiện đại.

Trang 8

2 CÁC DẠNG THUỐC2.1 DẠNG VIÊN NÉN 2.1.1 Định nghĩa

Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa… Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu… được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn (caplet) hoặc các hình dạng khác Viên có thể được bao.

2.1.2 Tên tiếng Anh, tên Latin

Tên tiếng Anh: Tablet

Tên Latin: Tabellae

2.1.3 Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

● Viên nén là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, thuốc được chia liều chính xác cho từng viên, tiện sử dụng, tương đối an toàn, dễ bảo quản, lưu trữ, vận chuyển và mang theo.

● Thuốc thường được dùng uống, có kích thước nhỏ, dễ che dấu mùi vị hơn thuốc bột, cốm và các loại thuốc lỏng khác

● Thuốc có ưu điểm hơn đường tiêm truyền là an toàn, tránh nhiễm khuẩn khi dùng ● Viên nén dễ đóng gói, bảo quản và thường có tuổi thọ cao hơn nhiều loại thuốc

khác do nó là một khối rắn, dược chất ít bị tiếp xúc với môi trường xung quanh ● Ngày nay, viên nén hầu hết đều được sản xuất theo quy mô công nghiệp quy trình

tự động hóa nên tiết kiệm thời gian Nhược điểm:

● Không phải hoạt chất nào cũng có thể bào chế dưới dạng viên nén do chịu nén kém hoặc hàm lượng dược chất rất lớn, kém bền qua đường uống, các hoạt chất lỏng như tinh dầu, phenol,…

● Khi sử dụng viên nén uống có thể gây kích ứng, viêm loét đường tiêu hóa do giải phóng hoạt chất tại một vị trí với nồng độ cao.

● Không dùng thuốc được cho một số đối tượng đặc biệt như người hôn mê, trẻ sơ sinh, người già khó nuốt

● Khả năng giải phóng dược chất của viên nén nói chung chậm, không ổn định bằng các dạng bào chế khác và sinh khả dụng kém hơn khi cùng so sánh trên một hoạt chất.

2.1.4 Cách bào chế

Có 3 phương pháp sản xuất viên nén

Trang 9

Dập thẳng:

Viên nén sản xuất bằng phương pháp dập thẳng cần có yêu cầu về dược chất chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tá dược, có tá dược chuyên dụng để tăng độ trơn chảy, chịu nén tốt cho khối bột Khối bột chỉ cần đưa vào cối và nén trực tiếp nên thao tác nhanh, ít ảnh hưởng độ ổn định của dược chất.

Các giai đoạn sản xuất cũng được rút ngắn hơn các phương pháp khác thuốc được làm nhỏ và phân loại kích thước tiểu phân sau đó trộn với tá dược rồi đem lên dập viên, tuy nhiều ưu điểm thế nhưng không phải dược chất nào cũng dập thẳng được như dược chất chịu nén kém và chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng thấp, khó đồng đều khi trộn.

Tạo hạt ướt:

Quá trình tạo hạt ướt cần thêm công đoạn làm ẩm khối bột, rây hạt, sấy và sửa hạt nên các dược chất kém bền với ẩm và nhiệt sẽ bị phá hủy khi sản xuất theo cách này so với dập thẳng Tuy nhiên, tạo hạt ướt cũng có nhiều ưu điểm là cải thiện độ trơn chảy, chịu nén của khối bột, giúp đồng đều tác thành phần trong khối bột hơn, vì thế việc tạo hạt thích hợp cho các dược chất chịu nén kém.

Các hạt sấy phải đạt được đến một hàm ẩm theo yêu cầu mới có thể đem dập viên, nếu hạt ẩm, viên không đạt yêu cầu về độ cứng, khi bảo quản dễ bị vi sinh vật nhiễm hoặc biến đổi do sự có mặt của nước.

Tạo hạt khô:

Tạo hạt khô cũng có quy trình tương tự tạo hạt ướt, chỉ khác về tá dược dính sử dụng là dạng bột khô nên không cần quá trình sấy Tạo hạt khô thích hợp với dược chất kém bền với nhiệt và ẩm, giúp cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của khối bột hơn so với phương pháp dập thẳng.

2.1.5 Cách sử dụng

Mỗi viên nén là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc pha với nước uống, súc miệng, rửa,

2.1.6 Một số chế phẩm trên thị trường

Hình 1.Viên nén Panadol Extra

Trang 10

Hình 2.Viên nén Tatanol

Hình 3.Viên nén Metformin STADA

Trang 11

2.2 DẠNG VIÊN NANG CỨNG 2.2.1 Định nghĩa

Là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau Vỏ nang được làm từ gelatin và có thể được thêm chất phụ gia không gây độc hại cho cơ thể Mỗi viên là một đơn vị chia liều.

2.2.2 Tên tiếng Anh, tên Latin

Tên tiếng Anh: Hard Capsules

Tên Latin: Capsulae difficile

2.2.3 Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

● Nang thuôn, mềm, trơn bóng mang đến tính thẩm mỹ cao Đảm bảo màu sắc bắt mắt, hình thức đẹp, dễ nuốt Phù hợp với cả trẻ em và người lớn tuổi.

● Tiện dùng: Vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và vận chuyển nên tiện dùng như viên nén.

● Dễ sản xuất lớn: Hiện nay có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.

● Vỏ nang giúp che giấu mùi vị dược chất Đặc biệt là ở các dược chất có vị đắng và rất đắng Khó cỏ thể nuốt vì mùi đặc trưng của một số thuốc có thể gây buồn nôn Nhược điểm:

● Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc.

● Một số loại nang có tác dụng hút ẩm dễ Có thể gây ảnh hưởng đến tính ổn định của dược chất trong thuốc.

● Khi bảo quản lâu ngày có thể xảy ra tương kỵ giữa dược chất và vỏ nang.

2.2.4 Cách bào chế❖ Chuẩn bị:

● Vỏ nang, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn ● Xay, rây nguyên liệu

● Cân, chia lô mẻ

● Điều kiện sản xuất (vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm,…)

Pha chế hỗn hợp dược chất:

Tùy theo dạng viên được yêu cầu (bột, hạt, viên nén, bột nhão, dung dịch, hỗn dịch, …) sẽ tiến hành pha chế theo các kỹ thuật và phương pháp bào chế thích hợp

Đóng nang

Quá trình đóng nang gồm các bước sau:

●Cấp vỏ

Trang 12

Vỏ nang được đổ vào phễu, rơi vào khe hẹp cuối phễu và định hướng di chuyển theo hàng dọc

●Chỉnh hướng nang

Vỏ nang được chỉnh hướng nhờ cơ cấu đặc biệt để sao cho thân nang luôn đi trước

●Mở nắp

Vỏ nang được nạp vào khuôn nhờ lực hút chân không Khuôn có hai phần: phần trên có kích thước vừa khít nắp nang, phần dưới có kích thước vừa khít thân nang Nắp nang được giữ bởi hai gờ nhỏ, thân nang được hút xuống nhờ hệ thống chân không Nắp nang và thân nang được mở tách đôi và thân nang được chuyển đến khu vực nạp thuốc.

●Đóng thuốc vào thân nang (phân liều và nạp thuốc vào thân nang)

Có nhiều nguyên lý phân liều và nạp thuốc vào thân nang, ứng dụng trên các loại thiết bị khác nhau và dùng để phân liều các dạng bào chế khác nhau vào nang Một số loại thiết bị thường gặp như máy đóng nang thủ công, máy đóng nang bán tự động, máy đóng nang tự động.

●Đóng nắp nang

Các khuôn mang nắp và thân nang được chuyển đến vị trí chồng khít lên nhau Nắp nang được chặn giữ bởi các thanh kim loại trên, hệ thống thanh kim loại dưới chuyển lên và đẩy thân nang khớp chặt vào nắp nang.

Đẩy nang ra khỏi máy

Hệ thống kim loại trên được nâng lên, thanh kim loại dưới đẩy nang ra khỏi khuôn giữ và sẽ được đẩy ra khỏi máy.

Hàn nang

Trong một số trường hợp, hai nửa nang có thể cần được hàn kín lại để tránh hỗn hợp nạp nang thoát ra ngoài Quá trình này cần sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ khác.

- Loại bụi và đánh bóng trong nồi bao: dùng nồi bao đục lỗ, có hệ thống thổi, hút khí và được gắn các lớp vải để hút bụi, làm sạch, làm bóng viên.

- Loại bụi và làm bóng viên bằng hệ thống lau viên có dạng bàn chải trong hệ thống hình trụ và được nối với hệ thống hút bụi.

Đóng gói và nhập kho

Chọn các viên nang đạt tiêu chuẩn, lấy mẫu kiểm nghiệm Viên nang đạt tiêu chuẩn được đóng gói trong các loại bao bì thích hợp.

Trang 13

2.3.5 Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng qua đường uống.

2.2.6 Một số chế phẩm trên thị trường

Hình 4.Viên nang cứng Dopagan 500mg

Hình 5.Viên nang cứng Vương Bảo Thận

Trang 14

2.3 DẠNG VIÊN NANG MỀM 2.3.1 Định nghĩa

Viên nang mềm là một khối mềm chứa hoạt chất và tá dược đóng trong vỏ kín với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau Vỏ nang mềm làm bằng hỗn hợp gelatin, chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản Thuốc đóng trong nang mềm thường ở dạng lỏng, dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương Quá trình chế tạo vỏ và đóng thuốc được thực hiện đồng thời Sản phẩm được đóng vào nang với mục đích che giấu mùi vị khó chịu của hoạt chất, bảo vệ hoạt chất tránh khỏi các tác động bất lợi như độ ẩm, ánh sáng mặt trời, đồng thời hạn chế tối đa tương kị, tương tác của các thành phần trong sản phẩm.

2.3.2 Tên tiếng Anh, tên Latin

Tên tiếng Anh: Soft capsules

Tên Latin: Capsulae mollis

2.3.3 Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

● Dễ nuốt do hình dạng thuôn, mềm.

● Tiện dùng vì đây là thuốc phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và vận chuyển ● Dễ sản xuất lớn do hiện nay có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao ● Tính sinh khả dụng cao.

Nhược điểm:

Khi sản xuất thực phẩm chức năng dưới dạng viên nang mềm như là các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng thuốc.

2.3.4 Cách bào chế❖ Chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị cần đạt tiêu chuẩn, tiến hành xay, rây nguyên liệu sau đó cân chia lô mẻ

Về điều kiện sản xuất: Nhà xưởng sản xuất viên nang mềm cần đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm môi trường (thông thường nhiệt độ phòng sản xuất phải duy trì ở nhiệt độ 20-22 độ C, độ ẩm tương đối nhỏ hơn 40%, phòng làm khô nang, nhiệt độ 21-24 độ C, độ ẩm tương đối 20-30%.

❖ Pha chế dịch tạo vỏ

Ngâm trương nở gelatin trong nước khử khoáng, khuấy trộn, đun nóng, hòa tan gelatin trên, khuấy trộn đồng nhất, thu được dịch vỏ Hút chân không loại bọt khí, dịch vỏ nang được duy trì ở nhiệt độ 57 – 60 độ C trong quá trình sản xuất viên nang mềm.

❖ Pha chế dịch nhân

Trang 15

Dịch nhân thường là hỗn dịch, dung dịch, bột nhão, nhũ tương Dịch nhân được pha chế bằng kỹ thuật khuấy trộn hỗn hợp các thành phần, tiếp theo được đồng nhất hóa bằng cách cho qua máy xay keo, thu được hỗn hợp nhân đồng nhất.

❖ Tạo dải gel ướt

Ở giai đoạn này, dịch vỏ được trải thành lớp mỏng thích hợp lên trên bề mặt hai trống kim loại có nhiệt độ thấp (13 – 14 độ C) Dịch vỏ sẽ bị gel hóa ở nhiệt độ thấp và tạo thành dải gel gelatin có độ bền phù hợp để làm vỏ nang.

❖ Tạo nang (ép khuôn, nạp nhân)

Dải gel gelatin, tiếp theo, được chuyển tới hai trục tạo nang quay liên tục theo chiều ngược nhau, mỗi trục đều có nhiệm vụ tạo ra một nửa vỏ nang Tại thời điểm hai nửa vỏ bị trục ép tiếp xúc nhau, hai nửa vỏ được hàn kín nhờ nhiệt độ cao của trục ép (nhiệt độ 37 – 40 độ C) Phần đáy nang được hàn kín trước, đồng thời ngay thời điểm đó, dịch nhân được phân liều bằng piston và nạp vào vỏ nang đang được tạo thành Khuôn tiếp tục quay, hàn kín hai nửa vỏ tạo nên viên nang hoàn chỉnh, đồng thời viên được cắt rời khỏi dải gel gelatin.

❖ Làm sạch nang

Viên nang mềm vừa tạo thành, được chuyển vào lồng quay, quay cùng với các khăn bằng cotton hoặc poly urethan để lau sạch, loại bỏ dầu bám trên viên.

❖ Làm khô nang

Sau các giai đoạn làm sạch, viên nang mềm được chuyển tới thiết bị làm khô (trống quay có các vách đổi hướng liên tục) trong điều kiện độ ẩm tương đối 20-30 %, nhiệt độ 21-24 độ C Viên nang được làm khô tới khi hàm ẩm của vỏ khoảng 6 – 10%.

Sau các giai đoạn làm sạch, viên nang mềm được chuyển tới thiết bị làm khô (trống quay có các vách đổi hướng liên tục) trong điều kiện độ ẩm tương đối 20-30 %, nhiệt độ 21-24 độ C Viên nang được làm khô tới khi hàm ẩm của vỏ khoảng 6 – 10%.

2.3.5 Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng qua đường uống.

2.3.6 Một số chế phẩm trên thị trường

Trang 16

Hình 6.Viên nang mềm Ginkgo Natto

Hình 7.Viên nang mềm Hozitux

Trang 17

2.4 DẠNG THUỐC BỘT 2.4.1 Định nghĩa

Thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tới, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất Ngoài dược chất, thuốc bột còn có thể thêm các tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá dược điều hương, vị… Thuốc bột có thể dung để uống, để pha tiêm hay để dung ngoài.

2.4.2 Tên tiếng Anh, tên Latin

Tên tiếng Anh: Powders

Tên Latin: Pulveres

2.4.3 Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

Kỹ thuật bào chế đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị quá phức tạp, dễ đóng gói và vận chuyển Hạn sử dụng tương đối bền, ổn định về mặt hóa học Với thuốc bột dùng ngoài da, có khả năng hút dịch tiết, làm sạch, khô vết thương và tạo ra một lớp màng che chở cho vết thương giúp vết thương lành nhanh.

Nhược điểm:

Vì thuốc bột là dễ hút ẩm, không thích hợp với các dược chất có mùi vị khó chịu và kích ứng niêm mạc tiêu hóa.

2.4.4 Cách bào chế❖ Thuốc bột đơn

● Những dược liệu là khoáng chất (hoá chất) có đủ tiêu chuẩn, đúng quy cách thì đem tán ngay thành bột bằng phương pháp thích hợp, rồi rây qua rây Dược liệu là thảo mộc, động vật thì trước khi tán còn phải chế biến như lựa chọn, bào, thái mỏng, sao tẩm, sấy khô, tán nhỏ rồi rây.

❖ Thuốc bột kép

Điều chế bột kép cần theo những nguyên tắc sau: ● Tán riêng rẽ từng dược liệu một.

● Rây qua rây cùng một cỡ số cho có độ mịn bằng nhau.

● Trộn đều các bột thuốc trong cối, thứ nào ít cho vào trước rồi cho dần từng ít một những thứ bột nhiều vào sau, mỗi lần cho thêm bột vào phải trộn đều rồi mới cho thêm lượt khác (số lượng bột cho mỗi lần bằng lượng bột đã có trong cối).

● Trộn xong rây hỗn hợp lại một lần nữa.

Trường hợp trong thành phần bột kép có chất độc bảng A, B;

● Nếu là bột độc không màu thì cho vào cối bột độc có số lượng ít nhất đầu tiên rồi thêm bột có màu (thường dùng bột phẩm ăn màu đỏ hay hồng,

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan