Bài báo cáo tiểu luận tình hình lạm phát ở mỹ hiện nay bộ môn kinh tế vĩ mô

27 0 0
Bài báo cáo tiểu luận tình hình lạm phát ở mỹ hiện nay bộ môn  kinh tế vĩ mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài ra, các cuộc nổi dậy, chiến tranh và xung đột khu vực cũng đóng góp vào sự gia tăng của lạm phát, đặc biệt là sự tiếp diễn của cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến cho chuỗi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – UEHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Trang 2

II.Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian vừa qua và hiện nay: 13

1.Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay: 13

2 Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ: 18

III.Các giải pháp kiềm chế lạm phát 20

1 Những thuận lợi và khó khăn 20

2.Các giải pháp chính sách của Mỹ 24

3.Phần kết luận 25

PHẦN KẾT LUẬN 25

CHÚ THÍCH 26

Tài liệu tham khảo 27

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Một trong những khái niệm phổ biến và quan trọng nhất trong kinh tế học là

"lạm phát", cho thấy giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời

gian nhất định Mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, từ cái nôi của sự sống cho đến cuộc sống cuối cùng của một người, đều phụ thuộc vào tiền bạc Chúng ta phải trả tiền cho những thứ chúng ta cần, bao gồm thức ăn, quần áo, chỗ ở, giáo dục, sức khỏe và các hoạt động giải trí Và chính vì điều này mà chúng ta phải đo lường và so sánh sự phát triển kinh tế của các quốc gia khác nhau.

Thế giới ngày nay chứng kiến rất nhiều biến động kinh tế, từ những tác động của đại dịch COVID-19, các chính sách của chính phủ, đến sự thúc đẩy của công nghệ và đổi mới Không những thế, chúng ta còn thấy sự tiến triển của lạm phát trên toàn cầu, cả ở những nền kinh tế phát triển lẫn những nền kinh tế đang phát triển, trong đó lạm phát đang là vấn đề nóng hổi tại Mỹ

Vấn đề này như một hồi chuông cảnh báo, thu hút sự quan tâm của giới kinh tế, chính trị và toàn xã hội bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm thất thu ngân sách, các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khiến cho lượng tiền trong hệ thống tài chính tăng cao Điều này dẫn đến việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân Ngoài ra, các cuộc nổi dậy, chiến tranh và xung đột khu vực cũng đóng góp vào sự gia tăng của lạm phát, đặc biệt là sự tiếp diễn của cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn và đẩy giá cả lên cao.

Trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, lạm phát của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng bốn mươi năm qua, giá nhiên liệu và một số hàng hóa đã tăng do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và khủng hoảng tại Ukraine FED đã tăng lãi suất bốn lần trong năm nay để đối phó với lạm phát tăng kỷ lục trong 40 năm Mức độ lạm phát hiện nay ở Hoa Kỳ có thể được coi là cao hơn một chút so với một số quốc gia khác Tuy nhiên, nó vẫn ở mức tương đối so với một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển.

Để hiểu rõ hơn về lạm phát, xác định các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng cao, bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp nó hình thành, hiện trạng lạm phát ở Mỹ cũng như đề xuất các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề lạm phát, bao gồm giải pháp ngắn hạn và dài hạn, cách khắc phục những biến động mà nó gây ra cho nền kinh tế thị trường Chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay Nguyên nhân và giải pháp” Tiểu luận này hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình lạm phát tại Mỹ hiện nay, nguyên nhân và giải pháp Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết về vấn đề quan trọng này và đề xuất những giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề lạm phát.

Trang 4

NỘI DUNGI.Khung lí thuyết về lạm phát1 Khái niệm về lạm phát

Lạm phát là một thuật ngữ đã có từ lâu, và mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về nó, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy một số điểm chung được nêu ra.

Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình" Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện.

Trong Kinh tế vĩ mô, Lạm phát là sự gia tăng liên tục giá của hàng hóa và dịch vụ đồng thời giảm giá trị của một loại tiền tệ Lạm phát là kết quả của sự suy giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ khi mức giá chung tăng cao Lạm phát được định nghĩa là sự giảm giá trị của tiền tệ của một quốc gia so với các loại tiền tệ của quốc gia khác, khi so sánh với các quốc gia khác Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó

Ngoài ra, trong quyển “Kinh tế học vĩ mô” được dịch ra tiếng Việt, định nghĩa : Lạm phát (Inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên cao trong một khoảng thời gian nhất định.

2 Phân loại lạm phát

2.1 Căn cứ vào định lượng lạm phát được chia làm ba loại:

Lạm phát vừa (Lạm phát cơ bản) : hay còn được gọi là lạm phát một con số với

tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm Điều này dẫn đến sự biến động tương đối của giá cả Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường trong thời gian này, đời sống của người lao động ổn định và các yếu tố như giá cả sản phẩm tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao và không có mua bán hay tích trữ hàng hóa lớn Trong thời gian đó, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động Một tỷ lệ lạm phát vừa phải và tương đối có thể giúp kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Lạm phát phi mã (Lạm phát cao) : Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số

một năm Lạm phát này có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của quốc gia Lạm phát phi

Trang 5

mã sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu nó tiếp tục trong một thời gian dài Mọi người chỉ giữ tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày vì đồng tiền bị mất giá nhanh trong bối cảnh đó Lúc này, người dân tăng cường tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản, không cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Khi lạm phát phi mã không được kiểm soát sẽ gây ra những biến động lớn về kinh tế.

Siêu lạm phát : Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng mất kiểm soát với

tốc độ cao, tỷ lệ lạmphát ở mức 4 con số, từ 1000% trở lên Lúc này, giá cả tăng lên rất nhanh, tiền mất giá nhanh chóng và tiền lương thực tế của người lao động bị giảm mạnh Điều này khiến thông tin thị trường trở nên không chính xác, thị trường biến đổi và kinh doanh bị rối loạn Tình trạng siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra mặc dù nó rất nguy hiểm.Ví dụ, Zimbabwe đã trải qua một trường hợp siêu lạm phát cực kỳ lớn từ năm 2008 đến năm 2009 Vào thời điểm này, Ngân hàng Dự trữ của Zimbabwe đã phát hành tờ tiền mệnh giá 10 ngàn tỷ đô la Zimbabwe nhưng chỉ có giá trị tương đương 3 đô la Hoa Kỳ.

2.2 Căn cứ vào định tính lạm phát được chia thành hai nhóm* Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng

Lạm phát cân bằng : Tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động,

tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp Do đó, tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.

Lạm phát không cân bằng : Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao

động Trên thực tế, tình trạng này thường hay xảy ra.

* Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường

Lạm phát dự đoán trước được : Là loại lạm phát xảy ra hằng năm trong thời

kỳ tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định Loại lạm phát này có thể dự đoán được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng này và không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, kinh tế.

Lạm phát bất thường : xảy ra đột biến mà có thể chưa từng xuất hiện trước đó.

Loại làm phát này ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người dân vì họ chưa kịp thích nghi Từ đó gây ra biến động với nền kinh tế và làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền.

Trang 6

3 Đo lường lạm phát

Để tính được tỷ lệ lạm phát, các nhà thống kê thường sử dụng chỉ số giảm phát (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường mức giá chung.

CPI được tính trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xem xét so với giá cả của những hàng hóa, dịch vụ đó ở một thời điểm gốc để biết mức giá tăng là bao nhiêu Bên cạnh đó, CPI còn đo lường cho sự thay đổi của giá dịch vụ thuộc các loại hàng hóa quan trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người dân Người ta xem CPI là một thước đo giá cả nên được nhiều nước trên thế giới sử dụng để tính toán mức độ lạm phát

Để đo lường tỷ lệ lạm phát trong khoảng thời gian nhất định, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính toán, đó là phần trăm thay đổi của mức giá so với kỳ trước.

Tỷ lệ lạm phát = [(CPI năm sau - CPI năm trước) / CPI năm trước] x 100

Chỉ số GDP đo lường mức giá hiện hành so với mức giá trong năm cơ sở Chỉ số giảm phát GDP là một thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung bình của nền kinh tế và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát Cách xác định tỷ lệ lạm phát bằng GDP:

Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 = [( Chỉ số giảm phát năm sau – Chỉ số giảm phát nămtrước)/ Chỉ số giảm phát năm trước] x 100

4 Nguyên nhân lạm phát4.1 Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng Đồng thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hàng hóa khác “leo thang”.

Lạm phát do tổng cầu (còn gọi là tổng chi tiêu của xã hội) tăng lên, vượt quá mức cung ứng hàng hoá của xã hội, dẫn đến áp lực tăng giá cả Tổng cầu phản ánh những nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội Những nhu cầu này bao gồm nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của các hộ gia đình, của doanh nghiệp, chính phủ và nhu cầu hàng hoá xuất khẩu của thị trường nước ngoài.

Ví dụ, giá xăng tăng kéo theo giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng, giá phân bón tăng…

4.2 Lạm phát do cung tiền

Trang 7

Tỷ lệ lạm phát bị ảnh hưởng bởi mức cung tiền của ngân hàng trung ương, được xác định bởi mức cung tiền thay đổi liên tục Khi cầu và cung không tăng tương ứng với nhau, giá sẽ tăng để đáp ứng sự thiếu hụt của cung Tuy nhiên, do chính sách in tiền hỗ trợ chi tiêu cộng đồng, lạm phát ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Giá cả không thể tăng ngay mà sẽ tăng trong khoảng hai đến ba năm tới.

4.3 Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do chi phí sản xuất tăng mạnh Chi phí sản xuất ở đây bao gồm nhóm yếu tố chi phí đầu vào, có thể kể đến như tiền lương nhân công, nguyên vật liệu đầu vào và chi phí tài chính Khi những yếu tố này tăng giá và trở nên đắt đỏ, chi phí sản xuất sẽ tăng và dẫn đến lạm phát.

Khi chi phí tăng lên, nhà sản xuất cũng phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo duy trì tỷ suất lợi nhuận Tuy nhiên, chỉ một nhóm nhỏ doanh nghiệp tăng giá sẽ không tác động được đến cả nền kinh tế Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá thành phải có sự leo thang của nhiều nhà sản xuất gây ảnh hưởng đến nhiều ngành khác nhau.

Lạm phát chi phí đẩy khiến cho đường tổng cung dịch trái (từ AS đến AS ).₀ ₁ Điều này tức là mức giá chung tăng và năng suất đều giảm Tình huống này sẽ kéo theo mọi chỉ số kinh tế đều chuyển đổi theo hướng tiêu cực Do đó, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Chú thích:

Trang 8

AS : đường tổng cung thời kỳ bình thường₀ AS : đường tổng cung khi lạm phát₁ AD : đường tổng cầu₀

Y : sản lượng P : mức giá

Ví dụ về lạm phát chi phí đẩy tại Mỹ

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là bao gồm 13 quốc gia thành viên vừa sản xuất và xuất khẩu dầu Vào đầu những năm 1970, do các sự kiện địa chính trị, OPEC đã áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Hoa Kỳ Điều này đồng nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ không được nhập khẩu dầu từ các nước thành viên OPEC nữa Thiếu nguồn cung dầu từ OPEC, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với cú sốc nguồn cung lớn Hậu quả là giá dầu tăng gấp 4 lần từ khoảng $3 lên $12 mỗi thùng Tác động của việc cắt giảm nguồn cung đã khiến giá khí đốt tăng cao Cùng với đó là chi phí sản xuất cao hơn đối với các công ty sử dụng sản phẩm xăng dầu.

4.4 Lạm phát do cầu thay đổi

Nếu cầu tăng nhanh hơn cung, thì giá cả sản phẩm sẽ tăng Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong kinh tế khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên hoặc khi sản xuất giảm sút Điều này có thể dẫn đến giá thực phẩm tăng, thuê nhà tăng và giá cả các sản phẩm và dịch vụ khác tăng lên Để giảm lạm phát, chính phủ thường áp dụng các biện pháp như kiểm soát giá cả, giảm cầu tiền tệ và tăng cung cấp sản phẩm.

Ví dụ: Giá dầu khi tăng cao, từ đó giá cao su nhân tạo tăng, nó sẽ khiến cầu về cao su thiên nhiên tăng từ đó khiến giá cao su thiên nhiên cũng tăng theo.

4.5 Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra lạm phát.

Ví dụ: Do nhu cầu sản xuất chip tăng mạnh trên thế giới khiến cầu phốt pho tăng mạnh, từ đó xuất khẩu phốt pho tăng khiến giá phốt pho tăng cao ở trong nước.

Trang 9

4.6 Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

Ví dụ: Giá than thế giới đã tăng gấp 2 lần vào đầu năm 2022 từ đó khiến cho giá sản phẩm từ than nhập khẩu đã tăng rất mạnh

5 Tác động của lạm phátTích cực

Lạm phát có thể khiến tài sản hữu hình như bất động sản hoặc các tài sản dự trữ khác được định giá bằng đồng nội tệ trở nên giá trị cao hơn đối với những cá nhân hoặc tổ chức và họ có thể bán chúng với giá cao hơn

Thay vì tiết kiệm, mức lạm phát vừa phải (dưới 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển) thường được thúc đẩy để khuyến khích chi tiêu ở một mức độ nhất định Trong trường hợp sức mua của đồng tiền giảm dần theo thời gian, có thể sẽ có động cơ lớn hơn để chi tiêu hơn là tiết kiệm để chi tiêu trong tương lai.

Chi tiêu tăng thúc đẩy và kích thích các hoạt động kinh tế khác phát triển; hoạt động đầu tư vay nợ sôi động hơn, các doanh nghiệp phát triển tốt tạo điều kiện cho người lao động có việc làm ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.

Dù vậy, trước khi ra quyết định, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì việc này thực sự khó và đòi hỏi sự chủ động, nếu không thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Tiêu cực

* Tác động đến sản xuất: giảm sức mua, tăng giá thành sản xuất, giảm đầu tư

Giảm sức mua: Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ, làm giảm sức mua của người tiêu dùng vì họ phải trả nhiều tiền hơn Nhu cầu tiêu thụ giảm đi khi người tiêu dùng không thể mua nhiều hàng hóa và dịch vụ như trước đây Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, khiến sản xuất và doanh số bán hàng giảm đi Tăng chi phí sản xuất: Lạm phát làm tăng giá thành sản xuất do tăng giá nguyên liệu, tiền lương và các yếu tố sản xuất khác Doanh nghiệp phải chịu áp lực tăng giá để bù đắp cho giá thành tăng lên Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận và khó khăn để duy trì sản xuất.

Trang 10

Giảm đầu tư: Lạm phát làm giảm giá trị đầu tư và khiến lợi nhuận không chắc chắn Khi lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư có thể lo lắng về giá trị tương lai của các dự án họ đã đầu tư và họ có thể quyết định trì hoãn hoặc hạn chế việc đầu tư Điều này có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cũng như khả năng tạo ra việc làm mới.

Hiệu suất lao động giảm: Lạm phát có thể làm cho sản xuất không ổn định và làm giảm năng suất lao động Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khi giá cả thay đổi không đáng kể và không thể dự đoán, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và tối ưu hóa quá trình sản xuất Điều này có thể làm giảm hiệu suất và năng suất lao động.

* Tác động đến tiêu dùng: giảm mua sắm, tăng giá cả, giảm chất lượng sảnphẩm

Hạn chế khả năng mua sắm: Lạm phát khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, khiến người tiêu dùng không thể mua chúng Người dân bị hạn chế trong việc mua sắm và tiếp cận các mặt hàng và dịch vụ hàng ngày khi giá cả tăng lên Điều này có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm và tiêu dùng giảm.

Tăng áp lực tài chính: Người tiêu dùng cảm thấy áp lực tài chính hơn do lạm phát Người dân cần có khả năng tài chính đủ để đáp ứng chi phí cao hơn khi giá cả tăng nhanh Điều này có thể gây căng thẳng và khó khăn cho những người có thu nhập thấp và trung bình.

Giảm chất lượng sản phẩm: Lạm phát có thể gây áp lực lên các công ty khiến các công ty phải giảm chi phí và cung cấp các sản phẩm kém chất lượng hơn Khi giá cả tăng, các công ty phải giảm chi phí nguyên liệu, công nghệ và quản lý chất lượng để tăng lợi nhuận Điều này có thể dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, khiến khách hàng không hài lòng và mất niềm tin.

Gây ra sự không ổn định trong mua sắm: Lạm phát khiến giá cả không chắc chắn, khiến người tiêu dùng khó lập kế hoạch mua sắm Để đối phó với tình trạng tài chính không ổn định, mọi người có thể trì hoãn việc mua sắm các sản phẩm không thiết yếu hoặc tiết kiệm hơn Điều này có thể khiến sự tiêu thụ giảm đi và tác động đến hoạt động kinh doanh của các công ty.

* Tác động đến tài chính: giảm giá trị đồng tiền, tăng lãi suất

Giảm giá trị đồng tiền: Khi lạm phát tăng, một đơn vị tiền tệ sẽ không thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ như trước đây Điều này làm giảm giá trị của đồng tiền và làm giảm khả năng mua của người dân Hệ thống tài chính có thể không ổn định nếu giá trị đồng tiền giảm.

Tăng lãi suất: Khi lạm phát tăng, ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất để ngăn lạm phát và bảo vệ giá trị tiền tệ Tăng lãi suất không chỉ làm tăng chi phí vay mà còn khiến các công ty và cá nhân không muốn vay mượn và đầu tư Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và tài chính của các doanh nghiệp và cá nhân.

Trang 11

Tăng rủi ro tài chính: Lạm phát khiến môi trường tài chính trở nên không chắc chắn Lập kế hoạch tài chính và đầu tư trở nên khó khăn đối với người dân và doanh nghiệp khi giá cả tăng chóng mặt Sự không chắc chắn này làm tăng rủi ro cho ngành tài chính và có thể làm suy giảm niềm tin và sự hoảng loạn thị trường.

* Tác động đến xã hội: gia tăng bất bình đẳng, tăng giá cả chung, gây khó khăncho đời sống của người dân.

Gia tăng bất bình đẳng: Lạm phát có thể khiến bất bình đẳng trong xã hội trở nên nghiêm trọng hơn Do có nhiều tài sản và nguồn thu nhập đa dạng, những người giàu có thường có khả năng chống lạm phát tốt hơn Tuy nhiên, giá cả tăng cao và khả năng mua sắm bị giảm có thể khiến những người thu nhập thấp và những người thuộc nhóm yếu thế gặp khó khăn hơn Điều này làm tăng bất bình đẳng xã hội và tạo ra khoảng cách rõ rệt giữa những người giàu và những người nghèo.

Tăng giá cả chung: Trong nền kinh tế, lạm phát làm tăng giá cả các hàng hóa và dịch vụ chung Điều này khiến người dân phải trả nhiều hơn cho năng lượng, thực phẩm và nhà ở Chất lượng cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi tăng giá cả chung, đồng thời làm giảm khả năng tiếp cận đến các sản phẩm và dịch vụ cần thiết Khó khăn đối với cuộc sống của người dân: Cuộc sống hàng ngày của người dân bị ảnh hưởng bởi lạm phát Giá cả tăng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng mua sắm và tăng áp lực tài chính Để đối phó với giá cả tăng cao và khả năng mua sắm giảm đi, người dân có thể phải tiết kiệm hơn bằng cách giới hạn các hoạt động tiêu dùng của họ và thay đổi cách họ mua sắm.

6 Thuế lạm phát

Chính phủ cần có nguồn tài trợ để chi tiêu cho các dịch vụ công như xây dựng đường xá, cầu cống, thanh toán các khoản lương cho quân đội và trợ cấp cho người nghèo và người già Thông thường, chính phủ chọn cách đánh thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập và thuế bán hàng, và cũng có thể huy động vốn bằng cách vay nợ bằng cách bán trái phiếu chính phủ Tuy nhiên, vẫn có cách đơn giản hơn là chính phủ tự in thêm khoản tiền đó Thuế lạm phát xảy ra khi chính phủ tăng nguồn thu bằng cách in thêm tiền.

Thuế lạm phát không hoàn toàn giống các loại thuế khác vì không ai sẽ nhận được hoá đơn yêu cầu phải nộp loại thuế này Thay vào đó, chính phủ sẽ in tiền đẩy mức giá chung của thị trường tăng lên, đồng thời cũng khiến tiền của bạn bị hao mòngiá trị Nói cách khác, thuế lạm phát giống như loại thuế đánh vào những người nắm giữ tiền

Tầm quan trọng của thuế lạm phát ở các nước khác nhau và các giai đoạn khác nhau thì khác nhau Ở Hoa Kỳ những năm gần đây, thuế lạm phát là một nguồn thu không đáng kể Tuy nhiên, trong thập niên 1770, Quốc hội Lục Địa của Hoa Kỳ còn non trẻ chủ yếu dựa vào thuế lạm phát để thanh toán cho chi tiêu quốc phòng

Trang 12

7 Lạm phát và lãi suất

7.1 Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Để hiểu mối quan hệ giữa tiền, lạm phát và lãi suất, ta cần phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất bạn nhìn thấy tại ngân hàng của bạn Ví dụ, nếu

bạn có tài khoản tiết kiệm, lãi suất danh nghĩa cho bạn biết số tiền trong tài khoản của bạn tăng nhanh theo thời gian như thế nào.

Lãi suất thực là mức độ sức mua của khoản tiết kiệm của bạn tăng theo thời

gian nhanh ra sao

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Hay

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát

Ví dụ, nếu ngân hàng niêm yết lãi suất danh nghĩa là 6%/năm và tỷ lệ lạm phát là 3%/năm thì giá trị thực của các khoản tiền gửi tăng 3% một năm.

7.2 Hiệu ứng Fisher

Theo nguyên lí tính trung lập của tiền, một sự gia tăng tốc độ tăng trưởng tiền sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát nhưng không ảnh hưởng đến bất cứ biến số nào Tiền có tính trung lập dài hạn nên một sự thay đổi trong tăng trưởng tiền sẽ không tác động đến lãi suất thực Hơn hết, lãi suất thực là một biến số thực Vì lãi suất thực không bị ảnh hưởng, nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo tỷ lệ một – một với thay đổi của tỷ lệ lạm phát

Do vậy, khi Fed tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa cùng tăng trong dài hạn Điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát

được gọi là Hiệu ứng Fisher Hiệu ứng Fisher có vai trò quan trọng giúp chúng ta

hiểu được những thay đổi của lãi suất danh nghĩa theo thời gian.

II.Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian vừa qua và hiện nay:1 Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay:

2023 là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát Điểm sáng là theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống 5,9% năm 2023.

Trang 13

Dù đã bước sang năm 2024, nhưng nền kinh tế toàn thế giới vẫn đang chịu tác động từ năm 2023 Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ không quá 2,1% trong năm nay.

2023 cũng là năm thế giới tiếp tục chật vật với cuộc chiến chống lạm phát Điểm sáng là theo IMF, lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm 2023 và xu thế này sẽ tiếp tục xuống còn khoảng 4,8% năm 2024 Tuy vậy, lạm phát cao, bất ổn giá cả do ảnh hưởng từ các điểm nóng xung đột vẫn khiến câu chuyện phục hồi còn khá chậm và nhiều rủi ro.

New York - thành phố thu hút đông khách du lịch nhất tại Mỹ Tuy nhiên theo thống kê, lượng khách quốc tế năm nay mới chỉ bằng hơn 70% thời trước dịch New York chỉ là câu chuyện điển hình của nhiều thành phố du lịch khác: hậu COVID-19, lại gặp lạm phát cao.

"Chúng tôi đang hồi phục và năm sau sẽ tốt hơn Tôi biết du khách phải thắt chi tiêu do lạm phát tác động Nên chúng tôi sẽ không quá chú trọng vào số lượng du khách Bây giờ phải tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của thành phố", ông Fred Dixon, Chủ tịch Tổ chức Du lịch và Hội nghị New York, Mỹ, cho biết.

Lạm phát cao là nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu trong năm 2023 Hãng Reuters thống kê đến tháng 12, các ngân hàng trung ương thế giới đã phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát Riêng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) góp tới 4 lần tăng.

"Khi nào chúng tôi cảm thấy thoải mái rằng lạm phát đã giảm và nó giảm thực sự thì mới tính tới hạ lãi suất, nhưng vẫn còn nhiều bất trắc trong cuộc họp tới và cả năm sau", Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell nhận định.

Năm 2023 chứng kiến 5 ngân hàng của Mỹ phá sản Còn với người tiêu dùng, họ vừa phải đối mặt với lạm phát cứng đầu, lãi suất vay tiêu dùng cao và xăng dầu tăng giá OPEC+ tuyên bố giảm sản lượng dầu, xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra khiến dầu thô có lúc lên tới hơn 90 USD/thùng.

"Ai mà biết cuộc xung đột Israel - Hamas sẽ đi theo hướng nào? Đối với tôi, điều đó sẽ giữ giá dầu tăng trong một thời gian", ông Robert Yawger, Trưởng Bộ phận Phân tích Năng lượng của Mizuho, nêu quan điểm

Đến gần thời điểm cuối năm, giá dầu đã giảm và ổn định quanh ngưỡng hơn 70 USD/thùng Các nhà đầu tư cho rằng, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm khi các nền kinh tế lớn hạ cánh mềm vào năm 2024 Còn cuộc xung đột tại Trung Đông có thể không lan rộng.

"Nếu nó lan rộng như cuộc chiến Yom Kippur thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường và dẫn tới suy thoái như năm 1973 Khi đó là vấn đề lớn Nhưng chúng tôi tiên lượng,

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan