Ôn thi Làm quen Âm nhạc HK2 năm 2

25 0 0
Ôn thi Làm quen Âm nhạc HK2 năm 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu đầy đủ ôn thi giáo án lí thuyết cho cđ sư phạm trung ương mà bọn mình đã soạn Cấu trúc đề thi: đề mở (SDTL) 2 câu Lý thuyết (5đ): phân tích và cho ví dụ cụ thể Thực hành (5đ): + soạn giáo án đọc kĩ đề bài và lứa tuổi + soạn TCAN + Soạn giáo án như giờ học, giờ lên tiết + Soạn TCAN 1. G. thiệu tên trò chơi 2. Giới thiệu cách chơi, luật chơi (làm rõ TC cũ, TC mới) 3. Chơi thử (đi theo yêu cầu của cách chơi, luật chơi) 4. Chia nhóm L1 L2 nâng cao yêu cầu dần lên L3 (ghi rõ yêu cầu nâng cao) ... 5. Kết thúc: cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh vòng tròn Nếu đề yêu cầu: Soạn 1 kế hoạch âm nhạc để ... > soạn Giáo Án GIÁO ÁN ÂM NHẠC Đề tài: (ghi rõ ra) (Dạy hát nghe nhạc VĐTN) Lứa tuổi: I. Mục đích – yêu cầu: MĐ – YC (nd trọng tâm) MĐ – YC (nd kết hợp) + Cô hát cháu nghe (nhạc có lời) + TCAN II. Phương pháp: ..... III. Chuẩn bị: ... IV. Tiến hành: 1. Ổn định 2. ND trọng tâm (vỗ gõ tiết tấu dạy hát VĐTN...) 3. ND kết hợp: giới thiệu tên bài hát: hôm nay cô giới thiệu tên bài _ cô hát 1 lần > nói ND bài hát (bài dân ca thì ko cần nói ND bài hát, những bài hát có ND giáo dục: chỉ có 1 trên đời, 1 bông hồng nhỏ, ... > cô nói ND giáo dục cho trẻ nghe) Hát lần 2: TCAN: tiến trình: giới thiệu tên trò chơi giới thiệu cách chơi, luật chơi (TC mới thì cô là người giới thiệu, TC cũ thì người nói cách chơi – luật chơi sẽ là trẻ) cho trẻ chơi thử (bắt buôc) chia nhóm: thực hiện + L1 + L2 TĂNG ĐỘ KHÓ DẦN LÊN + L3 4. KẾT THÚC GIỜ HỌC.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÂM NHẠC (HK2-NĂM 2)Cấu trúc đề thi: đề mở (SDTL)

2 câu Lý thuyết (5đ): phân tích và cho ví dụ cụ thể

Thực hành (5đ): + soạn giáo án đọc kĩ đề bài và lứa tuổi

+ soạn TCAN

+ Soạn giáo án như giờ học, giờ lên tiết+ Soạn TCAN

1 G thiệu tên trò chơi

2 Giới thiệu cách chơi, luật chơi (làm rõ TC cũ, TC mới)3 Chơi thử (đi theo yêu cầu của cách chơi, luật chơi)4 Chia nhóm

- L1

- L2 nâng cao yêu cầu dần lên - L3 (ghi rõ yêu cầu nâng cao) -

5 Kết thúc: cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh vòng tròn

*Nếu đề yêu cầu: "Soạn 1 kế hoạch âm nhạc để -> soạn Giáo Án

- giới thiệu tên bài hát: hôm nay cô giới thiệu tên bài "_"

- cô hát 1 lần -> nói ND bài hát (bài dân ca thì ko cần nói ND bài hát, những bài hát có ND giáo dục: chỉ có 1 trên đời, 1 bông hồng nhỏ, -> cô nói ND giáo dục cho trẻ nghe)

- Hát lần 2: *TCAN: tiến trình: - giới thiệu tên trò chơi

Trang 2

- giới thiệu cách chơi, luật chơi (TC mới thì cô là người giới thiệu, TC cũ thì người nói cách chơi – luật chơi sẽ là

ÂM NHẠC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NHÂN CÁCH TRẺ1 Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ:

- GD thẩm mĩ trong hoạt động âm nhạc nhằm phát triển khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp trong tác phẩm văn học (ca từ, giai điệu )

Ví dụ: Ở bài “Lá xanh” trẻ cảm nhận vẻ đẹp của cây cối, thiên nhiên nơi đó có những chú bướm nô đùa với lá cây.

Gió xào xạc làm rung những cành lá như vẫy gọi các em nhanh chân đến trường mầm non.

- GD thẩm mĩ góp phần nuôi dưỡng khả năng cảm thụ cái đẹp của âm thanh (đồng cảm, cảm nhận được sắc thái tình cảm của bài hát, )

Ví dụ:Khi nhge bài nhạc buồn về mẹ, trẻ nghe được giai điệu buồn, lời bài hát buồn, làm cho trẻ liên tưởng đến hình

ảnh của mẹ mình và có thể òa lên khóc.

- Giúp trẻ lĩnh hội kinh nghiệm hoạt động âm nhạc: chú ý lắng nghe, so sánh, đánh giá được âm thanh cao thấp, tính êm dịu, ngân nga của giai điệu

Ví dụ: Khi trẻ nghe 1 bài hát hay,trẻ sẽ ghi nhớ được nội dung bài hát, khi trẻ hát lại trẻ sẽ trẻ sẽ lắng nghe nhịp điệu

biết vào lời nhạc khúc nào hát lên cao và khúc nào hát nhẹ nhàng.

- Giúp trẻ tự biểu diễn 1 cách độc lập, sáng tạo và tham gia các hoạt động nghệ thuật.

Ví dụ: Trẻ nghe được bài nhạc trẻ yêu thích thì trẻ có thể đứng dậy nhảy theo nhạc hoặc trẻ có thể sáng tạo ra các

động tác cho bài nhạc đó.

2.Âm nhạc là phương tiện hình thành đạo đức:

- Kích thích cảm xúc với mọi vật xung quanh.

- Hình thành lòng tự hào dân tộc qua các bài hát dân ca, các điệu múa dân tộc, trò chơi dân gian Ví dụ: Bài "Cò lả" dân ca Bắc Bộ; "Lý ngựa ô" dân ca Nam Bộ; "Cây trúc xinh" dân ca Quan họ Bắc Ninh; - Khi tiếp xúc với các tác phẩm nước ngoài, trẻ được mở rộng thêm hiểu biết về các dân tộc khác nhằm làm nhen nhóm trong trẻ tình hữu nghị quốc tế.

Ví dụ: "Kalinka" dân ca Nga; "Đàn gà trong sân" dân ca Pháp; "Tiếng chuông ngân" dân ca Anh.

- Tham gia các hoạt động âm nhạc, trẻ biết quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn, biết lắng nghe ý kiến người khác, giúp đỡ nhau, bước đầu giáo dục trẻ những vi văn hóa trong giao tiếp.

Ví dụ: Trong giờ tập múa, khi trẻ này đã biết múa các động tác rồi mà những trẻ khác chưa thể múa được thì sẽ tới

chỉ cho bạn, hướng dẫn bạn làm lại các động tác đó rồi múa tiếp.

- Giúp trẻ phát triển khả năng độc lập, tính tập thể, ý chí, kỷ luật, ý thức, nghị lực

Ví dụ Khi tham gia các hoạt động âm nhạc: trẻ cùng với các bạn múa theo sự hướng dẫn của cô và lúc sau trẻ đã

nắm vứng các kỹ năng thực hiện các động tác hoàn chỉnh rồi thì trẻ có khả năng thực hiện lại các điệu múa đó theo tổ

- nhóm và cá nhân.

3.Âm nhạc là phương tiện làm tăng cường sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non:

- Phát triển chú ý , so sánh , ghi nhớ (chú ý lắng nghe ,sau đó trẻ bắt đầu so sánh các âm giống nhau và khác nhau ,ghi nhớ lời ca , giai điệu có vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ )

Ví dụ: Trẻ chú ý lắng nghe cô thực hiện mẫu các động tác múa hát và trẻ quan sát ghi nhớ các động tác đó.

- Phát triển khả năng liên tưởng, tưởng tượng (trẻ không những hát đúng, chính xác mà còn hát rất diễn cảm )

Ví dụ: Khi trẻ hát thì trẻ sẽ tưởng tượng ra hình ảnh theo lời bài hát đó; làm cho trẻ hát đúng, chính xác và diễn cảm

theo giai điệu của bài hát đó.

- Phát triển khả năng sáng tạo ( tìm tòi , hình thành các phương án giải quyết nhiệm vụ )

Trang 3

Ví dụ: Khi giáo viên yêu cầu trẻ sáng tạo một bài múa , trẻ tập trung suy nghĩ tổng hợp , lắp ghép những chi tiết

quen thuộc và chi tiết mới tạo ra một tổ hợp mới , thực hiện nhịp nhàng theo nhạc - Âm nhạc còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Ví dụ: Khúc quân hành thì mạnh mẽ , khúc hát ru thì dịu tình cảm… Nội dung lời ca có những từ khó hiểu , giáo

viên giải thích từ giúp trẻ hiểu nghĩa ,phát âm đúng , làm tăng vốn từ của trẻ Có thể nói rằng , âm nhạc là phương tiện làm tăng cường sự phát triển trí tuệ

-Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ có độ tuổi khoảng 5, 6 tuổi Việc học các kỹ năng sống hay các bài học khác được gắn liền với âm nhạc sẽ làm tăng sự hào hứng của trẻ Vì vậy, ba mẹ nên cố gắng kết nối giữa những bài học và âm nhạc Ví dụ như khi dạy bé về đức tính cần cù, chịu thương chịu khó Ba mẹ có thể kết hợp dạy cùng bài hát chị ong nâu Những bài hát vui tươi, có lời bài hát dễ hiểu sẽ dễ dàng khắc sâu trong lòng bé Giúp bé dễ tiếp thu hơn so với việc chỉ nói và phân tích một lần.

-Đối với trẻ nhỏ, phương pháp hát ru con không chỉ là một hình thức để con tiếp xúc sớm với âm nhạc Tiếng à ơi không chỉ là âm nhạc, nó là truyền thống, là những điều tốt đẹp được chắt chiu qua những năm tháng Chất chứa tình yêu của bà, của mẹ, … dành trọn vẹn cho trẻ Bởi vậy, hát ru con có tác dụng rất lớn, là âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ.

4.Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể lực cho trẻ

- Tác động đến hệ tuần hoàn, phát triển thính giác, tác động đến hệ thần kinh (điều hòa trạng thái cơ thể theo nhịp điệu, phân biệt được âm thanh cao thấp, nhanh chậm…)

Ví dụ: Khi cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc có giai điệu sôi động thì sẽ gợi lên những sự thay đổi của nhịp tim,

mạch, trao đổi máu là tim lúc đó sẽ đập nhanh và làm cho hệ tim mạch thêm khỏe mạnh và máu sẽ trao đổi tốt hơn.

Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đoán tên bài hát, lúc này cô sẽ mở 1 đoạn nhạc ở bất kì đoạn nào trong bài

và sau đó cho trẻ đoán tên bài đó là bài gì, lúc này trẻ sẻ nghe giai điệu và lời bài hát để có thể đoán đúng tên bài hát nhằm phát triển thính giác cho trẻ

- Ảnh hưởng đến bộ máy phát âm ( thanh quản , hô hấp , phát âm ) Trong quá trình trẻ hát , hít thở sâu , không nói lắp, tạo sự liên hệ nhạy bén giữa các giác quan.

Ví dụ: Trong giờ dạy hát, sau khi cô dạy trẻ hát xong thì cô mời trẻ lên hát lại cho các bạn cùng nghe thì trẻ hát

mạnh dạn tự nhiên, hát rõ lời, đúng âm điệu, biết cách lấy hơi phù hợp khi hát ở đầu bài hoặc các bài có tông giọng cao

- Phát triển cơ tay , chân, tạo tư thế đúng trong cách đứng ,ngồi Vận động toàn thân theo nhạc tạo sự mềm dẻo , làm phát triển các cơ , tim mạch

Ví dụ: Khi trẻ múa, vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, sự dẻo

dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự khéo léo

MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MN

- Những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc

Ví dụ: Tạo ra động tác mới trên nền nhạc cũ

- Tình cảm đạo đức, niềm vui, thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc của trẻ

Ví dụ: Khi cô múa với nhạc thì trẻ cũng muốn được múa theo cô

Các nhiệm vụ:

- Hình thành và nuôi dưỡng hứng thú, tình yêu với âm nhạc

Trang 4

 Giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn tiến tới hiểu nội dung tác phẩm âm nhạc được nghe

 Qua sự diễn xuất truyền cảm của giáo viên hay sự tiếp xúc với băng hình, gợi lên ở trẻ những cảm xúc khác nhau: vui tươi hồi hộp xao xuyến

Ví dụ: Khi nghe nhạc "A Ram Sam Sam" thì trẻ cảm thấy vui tươi, hào hứng, phấn khởi và trẻ sẽ nhảy theo nhạc

 Tổ chức cho trẻ ca hát, vận động theo nhạc hay chơi các trò chơi âm nhạc tạo cho trẻ có cơ hội bộc lộ cảm xúc tích cực và sự tri giác âm nhạc của trẻ ra bên ngoài

Ví dụ: Cho trẻ nhảy theo bài "Tarzan Jane" vui tươi, sôi động, trẻ hòa mình vào âm nhạc nhảy múa hết mình theo

- Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng tri giác và thể hiện tác phẩm âm nhạc  Giúp trẻ có khả năng tri giác âm nhạc toàn vẹn

 Trẻ phân biệt được tính chất, cao độ, trường độ, của âm nhạc dưới hình thức tổ chức các bài tập hay các trò chơi âm nhạc

 Dạy trẻ biết điều khiển giọng hát chính xác và truyền cảm, thể hiện cử chỉ, điệu bộ hay động tác của mình phù hợp với hình ảnh âm nhạc và nhịp điệu tác phẩm

- Giúp trẻ làm quen với những kiến thức âm nhạc đơn giản  Giúp trẻ làm quen với các khái niệm âm nhạc riêng lẻ  Dạy trẻ những kỹ năng đơn giản nhất

 Cung cấp những kiến thức đơn giản về tính chất âm nhạc, sự biến đổi âm nhạc về cấu trúc, phương tiện truyền cảm: cao - thấp; ngắn - dài; to - nhỏ;

 Cho trẻ mẫu giáo làm quen với các khái niệm âm nhạc tổng quát

- Hình thành và phát triển tính độc lập, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc vừa sức với trẻ  Đưa trẻ vào tình huống tìm tòi để trẻ hành động một cách độc lập và sáng tạo

Ví dụ: Cho trẻ múa minh họa theo lời bài hát "Cá Vàng Bơi" cô múa mẫu cho trẻ 1 động tác của con cá đang bơi, cô

yêu cầu trẻ thực hiện theo nhóm suy nghĩ động tác múa mới đẹp hơn và khác với cô -> hoạt động phải hấp dẫn và thu hút trẻ.

DẠY HÁTYêu cầu chung

- Trẻ có cảm xúc, hiểu được nội dung bài hát

- Trẻ nắm vững các kỹ năng về ca hát

- Trẻ biết biểu diễn diễn cảm, chân thật tự nhiên

Hướng dẫn lựa chọn bài để dạy hát cho trẻ

Lựa chọn những bài hát trong chương trình và ngoài trình: - Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về giáo dục

- Phù hợp với khả năng âm nhạc của trẻ

 Về nội dung : chọn những bài hát phục vụ những sinh hoạt hằng ngày của trẻ nói về những con vật gần gũi thân thương, những người thân, thiên nhiên

 Về âm nhạc : tiết tấu đơn giản, không quá phức tạp, giai điệu, nhịp điệu dễ nhớ, có tính dân tộc

Trang 5

+ trẻ 4t-5t chủ yếu nốt đen, móc đơn

Phương pháp biểu diễn diễn cảm: (Làm mẫu)

- Là việc thể hiện một bài hát qua chất giọng truyền cảm,hát đúng tính chất ,sắc thái bài hát kết hợp với sựthể hiện tình cảm qua nét mặt,ánh mắt,vài cử chỉ ,điệu bộ đơn giản

Mục đích:

- Làm quen với bài hát Giúp trẻ cảm nhận bài hát cách trọn vẹn Tạo cảm xúc nhất định dẫn đến trẻ thích học hát

Yêu cầu:

- Cô phải hát đúng,chính xác,thể hiện đúng tính chất ,sắc thái bài hát.

Ví dụ: : Bài hát ‘Kìa con bướm vàng’ lớp lá cô phải hát thật vui tươi,nhí nhảnh,cảm xúc, đúng giai điệu và lời của

bài hát và kết hợp động tác vươn cánh tay như cánh bướm , cô phải vừa âu yếm kết hợp ánh mắt dịu dàng nhìn trẻ và gần gũi như vuốt tóc, vuốt má,…

Cách sử dụng: cho trẻ làm quen với bài hát ở các hoạt động ngoài giờ học, thực mẫu trước khi dạy trẻ hát hoặc củng cố sau khiddax dạy trẻ hát trong và ngoài giờ học.

Các biện pháp trực quan:

+ Phương tiện trực quan

Mục đích: Gây hứng thú.Cảm nhận âm nhạc tốt hơn,sâu sắc hơn,tạo sự ham mê âm nhạc.Yêu cầu : Âm thanh chuẩn,hình ảnh rõ nét.

Thực hiện: Phối hợp cùng với các phương pháp khác như dùng lời,biện pháp dẫn chứng.

Ví dụ: Các bài hát về Bác Hồ, khi dạy trẻ bài hát: “ Nhớ ơn Bác” cho lớp chồi kết hợp cho trẻ xem các clip về Bác

Hồ với các cháu thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi với các cháu Với những trò chơi âm nhạc, cô sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) để phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho trẻ.

+ Hình ảnh trực quan:

- Mục đích : Tạo nên sự liên tưởng hình ảnh âm nhac qua mối liên hệ giữa nghe và nhìn.Gây hứng thú nhớ

nội dung bài hát nhanh hơn.

- Yêu cầu : hình ảnh rõ,màu sắc hấp dẫn,kích thước đủ lớn ,nội dung phù hợp,nổi bật nội dung chính của bài.

- Thực hiện : phối hợp cùng với một số phương tiện khác.

Ví dụ: :Khi dạy học bài hát “ Con gà trống” của Tân Huyền cho lớp cơm thường (24-36 tháng),giáo viên có thể sử

dụng tranh hay mô hình con gà trống trò chuyện cùng trẻ,giới thiệu bài và cho trẻ xem băng bài hát đó.

Ví dụ: : Ở chủ đề trường mầm non cô dạy bài hát “Vui đến trường” cho lớp chồi có thể cho trẻ xem tranh các bạn

đang tung tăng đến trường để thu hút sự chú ý của trẻ.

Các biện pháp dùng lời

Mục đích: Giúp trẻ hiểu được nội dung bài hát một cách khái quát, biết được xuất xứ, cảm nhận tính chất, sắc thái,

giai điệu bài hát.

Yêu cầu: Ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào nội dung chính của bài hát.Cách sử dụng lời gồm: diễn giải, giải thích, đặt câu hỏi.

+Diễn giải: Giúp trẻ hiểu được nội dung, tính chất và hiểu được bài hát.

Ví dụ: Cô nói cho trẻ nghe về nội dung của bài hát “Múa cho mẹ xem” rằng là em bé trong bài hát múa cho mẹ xem

muốn làm cho mẹ vui bằng những động tác múa của mình.

Giải thích: Giải thích từ khó hiểu, từ địa phương, từ bị ảnh hưởng bởi nốt nhạc.

Ví dụ: bài “Cá vàng bơi” của Hà Hải có từ “bơi nhẹ nhàng” cô giải thích cho trẻ hiểu là khi bơi cá vẫy đuôi,vây rất

nhẹ,không làm động nước.

Trang 6

Đặt câu hỏi: Về xuất xứ, tính chất, củng cố nội dung, dẫn dắt vào bài.

Đặt câu hỏi về xuất xứ của bài hát:

Ví dụ: Cô hỏi trẻ về tên- tác giả bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”

Đặt câu hỏi giúp trẻ nắm được nội dung bài hát:

Ví dụ: bài hát “ Cháu quét nhà” của Hà Đức Hậu

+ Theo các con bài hát “Múa với bạn tây nguyên” có giai điệu như thế nào? + Bài hát này nhanh hay chậm nhỉ?

Đặt câu hỏi để giới thiệu bài(đi từ vốn sống ,kinh nghiệm của trẻ)

Ví dụ:bài hát “Chú voi con”

Cô đọc câu đố: “Bốn chân như bốn cột đình Hai tai ve vẩy hai ngà trắng phau

Vòi dài vắt ve trên đầu

Trong rừng thích sống vời nhau từng đàn Là con gì?”

Trẻ trả lời “con voi” A! Hôm nay cô cũng có bài hát liên quan đến bạn Voi nha -Yêu cầu: ngắn gọn,dễ hiểu ,tập trung vào nội dung chính của bài hát.

Phương pháp thực hành-luyện tập:

- Mục đích: giúp trẻ thuộc được giai điệu bài hát.

- Yêu cầu: mẫu cô phải chuẩn, chính xác.

- PS: nâng cao dần yêu cầu, từ dễ đến khó.

- Thực hành: lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Các hình thức bài tập gồm có:

+Hát không lời hay đàn cho trẻ đoán tên bài hát.

Ví dụ: cô hát âm la câu hát đầu tiên trong bài hát tay xinh tay ngoan cho trẻ đoán tên bài hát.

+So sánh tính chất âm nhạc: sự tương đồng ( trẻ lớp lá), sự tương phản ( lớp nhà trẻ).

Ví dụ: lớp lá bài em là chim bồ câu trắng và bài hát anh phi công ơi hai bài đều có sự tương đồng về giai điệu nhanh,

vui tươi.

+Sự tương phản: trẻ nghe và nhận ra sự khác biệt giai điệu của hai bài hát

+Hát và vận động minh hoạ theo cô Động tác đơn giản phù hợp với bài hát, đúng độ tuổi +Vận động tự do theo bản nhạc, bài hát.Trẻ tự do thể hiện những ý tưởng về động tác của trẻ.

Ví dụ: trong bài hát múa cho mẹ xem trẻ đưa ra ý tưởng múa hái đào hai tay trong câu hát hai bàn tay của em để em

múa cho mẹ xem.

Trang 7

Nguyên tắc sửa sai: tách riêng chỗ sai ra để sửa, sai đâu sửa đấy, sửa theo thứ tự từ trên xuống dưới, kết hợp câu với

các phần Dừng trước điểm sai Sửa sai theo 6 kỹ năng:

Tư thế hát: đứng hát và ngồi hát.

+ Tư thế đứng thẳng, đầu thẳng, không được co vai nhún cổ.

+ Tư thế ngồi thẳng trên ghế, đầu thẳng, lưng thẳng, hai chân để song song, vuông góc với thành ghế.

+ Tư thế đứng thuận lợi cho việc lấy hơi Luyện tập thường xuyên ngoài giờ, tạo thói quen khi bắt đầu hát và nhắc nhở trên tiết

Cách thở, cách lấy hơi: hít vào nhanh, sâu, thở ra từ từ chậm rãi Luyện tập ngoài giờ, có thể kết hợp giờ tập thể

dục Trên tiết thể hiện rõ những chỗ lấy hơi cho trẻ trong chỉ huy của cô, đầu, tay nhấc nhẹ lên một chút.

Kỹ năng tạo âm.

+ Chủ yếu là lứa tuổi nhỡ và lớn, tạo âm linh hoạt nhanh và tạo âm thanh thản, không vội vã + Thể hiện qua mẫu hát của cô và tay đánh nhịp sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng hát của trẻ.

Kỹ năng hát rõ lời (nhã chữ): tách riêng chỗ hát chưa rõ lời ra tập cho trẻ, sau đó ghép lại trong câu.

Hát chính xác: về cao độ, trường độ, giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu của bài hát Nếu trẻ sai, cô tách riêng chỗ sai ra,

hát mẫu lại chậm, rõ, chuẩn kết hợp với nghệ thuật chỉ huy.

Hát đồng đều (sự hòa hợp): khi hát tập thể, trẻ hòa giọng mình trong giọng hát chung của các bạn Biết bắt đầu và

kết thúc cùng một lúc, hát đuổi nhau, hát nối đuôi nhau, phụ thuộc vào động tác chỉ huy của cô phải rõ ràng, dứt khoát.

Các dạng bài tập của dạy trẻ hát-Dạng 1: Hát nối đuôi

 Hát tiếp lời (MĐ: thuộc lời bài hát)  Hát nối đuôi (MĐ: phản xạ nhanh).

Ví dụ: Hát nối đuôi : Cô chia lớp thành 2 nhóm cho trẻ hát Bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố” Đội đầu tiên hát

câu đầu xong ngưng tới đội tiếp theo hát câu 2 cứ lần lượt như vậy cho đến bản nhạc kết thúc.

-Dạng 2: Hát to – nhỏ (MĐ: điều chỉnh cường độ).

Ví dụ: Hát to - nhỏ :Bài hát “ Bàn tay mẹ ” Khi cô đưa tay lên cao thì cháu hát to , khi cô đưa tay xuống thấp thì cháu hát nhỏ Khi cô không giơ tay lên thì cháu ngưng hát.

-Dạng 3: Hát bằng âm : chữ cái, tiếng kêu các con vật, âm của nhạc cụ.

Ví dụ: Hát bằng âm : Cô chia nhóm thành 2 đội, hát theo tiếng kêu các con vật Cho trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”

đội đầu tiên hát bằng tiếng kêu con mèo đội tiếp theo hát bằng tiếng kêu con chó Cứ lần lượt như vậy cho đến hết bài hát.

-Dạng 4: Hát đuổi (chỉ sử dụng với trẻ lớp lá/giỏi)

Ví dụ: Hát nối đuổi: Cô chia lớp thành 2 nhóm cho trẻ hát bài hát “ Cô và mẹ ” đội đầu tiên hát câu 1 với câu 2 thì đội tiếp theo sẽ bắt đầu hát câu 1 với câu 2 rồi lần lượt như vậy đến hết bài.

NGHE HÁT:Yêu cầu chung :

- Giúp trẻ có cảm xúc với âm nhạc, hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc có ý thức, hiểu nội dung, tính chất, sắc thái bài hát.

- Cung cấp những tri thức âm nhạc đầu tiên gồm những khái niệm âm nhạc cơ bản và các ấn tượng âm nhạc - Hình thành trí nhớ và mầm mống của thị hiếu âm nhạc.

- Bước đầu hình thành cho trẻ sở thích âm nhạc cho trẻ - Giúp trẻ hiểu được nội dung bài hát.

- Tích lũy được nhiều ấn tượng âm nhạc hướng chuyển động của giai điệu phân biệt tính chất , sắc thái ( sử dụng âm thanh của nhạc cụ thể hiện tích chất của bài nhạc).

- Và phát triển trí nhớ âm nhạc.

Trang 8

Hướng lựa chọn bài hát:+ Nhạc có lời:

 Mang tính giáo dục cao: (Nên chọn bài hát trong giáo trình GDMN)  Dân ca các vùng miền: Ví dụ

 Hò Ba Lý - Dân ca Quảng Nam  Trống cơm – Dân ca Quan họ Bắc Ninh  Mưa rơi – Dân ca Xá

 Ru con – Dân ca Nam Bộ  Ru em – Dân ca Xê Đăng

+Nhạc không lời:

 (3 – 4 tuổi) – 2 đoạn

+ Nhạc cổ điển ( Ví dụ : “ Valse Favorite” nhạc Mozart “ Sonata in F” nhạc Mozart ) + Nhạc hiện đại ( Ví dụ: Anpan man’s march, letkiss)

 ( 5 – 6 tuổi) – 3 đoạn

Các phương pháp tổ chức cho trẻ nghe hát1.Các phương pháp trực quanTrực quan làm mẫu ( biểu diễn diễn cảm)

Mục đích: Giúp trẻ cảm nhận trọn vẹn bài hát, tạo cảm xúc tích cực cho trẻ.

Yêu cầu: Đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, tập luyện, ngoài việc hát đúng cao độ, trường độ, tính chất, sắc thái

của bài, phần minh họa có thể mang tính nghệ thuật cao, nhằm gây hứng thú, chú ý của trẻ.

Ví dụ: Giờ hoạt động chơi tự do ngoài trời cô có thể bố trí cho trẻ nhảy sạp, tuy nhiên không có động tác đập sạp trẻ

sẽ rất hứng thú.

Ví dụ: Giờ học cô dạy cho trẻ hát đúng trường độ bài kết hợp với gõ các dụng cụ cô và trẻ đã làm sẵn.Ví dụ:

+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.

+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.

+ Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ + Vỏ hộp sữa làm trống cơm.

+ Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay + Mút xốp làm mũ múa v.v…

Trực quan hình ảnh (xem tranh, video, )

Mục đích : giúp trẻ liên tưởng các hình ảnh trong bài trẻ được nghe, trẻ dễ dàng hiểu nội dung từ đó trẻ cảm thụ tốt

hơn Khắc sâu ấn tượng âm nhạc sau mỗi lần nghe.

Yêu cầu: Hình ảnh chuẩn,rõ ràng,đẹp thu hút Âm thanh vừa đủ nghe.

Cách sử dụng: trực quan làm mẫu và hình ảnh có thể sử dụng trên giờ học (có trụ chính là âm nhạc,hay các môn học

khác),hoặc thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.

Ví dụ: Vào buổi sáng giờ đón trẻ cô mở video bài hát “Nắng sớm” cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và

ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát đó.

Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: Dạo chơi trên sân bóng đá quan sát cây xanh Sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên

cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh Qua đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh

Phương tiện trực quan (bộ gõ, đàn, trang phục, )

Trang 9

Mục đích : Nhằm gây hứng thú ,trẻ tập trung chú ý lắng nghe ,phát triển tai nghe âm nhạc ,cảm nhận sự phong

phú ,đa dạng của bài được nghe

Yêu cầu : Thẩm mỹ ,vệ sinh ,đảm bảo an toàn

Cách sử dụng : có thể sử dụng trong quá trình thực hiện phương pháp làm mẫu

Ví dụ: Ở tiết học nghe và cảm nhận nhịp điệu “ Clap clap sound ’’ cô thực hiện làm mẫu vỗ nhịp bằng tay cho cả

lớp xem Sau đó cho trẻ làm theo mẫu của cô thực hiện 1-2 lần Chia nhóm luyện tập nâng cao yêu cầu :

Lần 1 : Cho trẻ bắt cặp cùng vỗ theo nhịp điệu từng đoạn của bài nhạc đoạn 1 vỗ tay vào đùi đoạn 2 vỗ tay xuống đất ( cô gợi ý cho trẻ )

Lần 2 : Cho trẻ bắt cặp ,trẻ lựa chọn sử dụng nhạc cụ mà trẻ thích mà cô đã chuẩn bị sẵn (Bộ gõ, đàn, trống, phách tre…) phối hơp với nhau cùng vỗ theo nhịp điệu của bài nhạc Việc kết hợp các nhạc cụ vào các tiết dạy hát làm trẻ cảm thấy hào hứng tích cực tham gia hơn

Ví dụ: Ở trò chơi "Tai ai tinh" cô chuẩn bị các bộ gõ ,đàn trống, cô giới thiệu tên nhạc cụ và cho trẻ nghe âm thanh

được tạo ra từ các loại nhạc cụ cô chuẩn bị Sau đó cho trẻ quay mặt đi và cô sẽ sử dụng một trong những nhạc cụ mà cô đã chuẩn bị và tạo ra âm thanh Trẻ sẽ nghe và bắt đầu đoán tên của nhạc cụ đó.

2Các biện pháp dùng lời:

Mục đích: Giúp trẻ hiểu được nội dung bài hát một cách khái quát, biết được xuất xứ, cảm nhận được tính chất sắc

thái, giai điệu, bài được nghe.

Yêu cầu: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

Cách sử dụng: trong giờ học, mọi lúc mọi nơi.

Các biện pháp dùng lời bao gồm: diễn giải, giải thích, đặc câu hỏi

*Diễn giải: diễn giải nội dung một cách khái quát.

Ví dụ: Bài hát “ Em là chim câu trắng” cô cần nói cho trẻ biết nội dung bài hát này nói về các bạn nhỉ như những chú

chim bồ câu trắng ( điều này tượng trưng cho hoà bình, hoà bình cho chúng con được yêu thương , ăn ngon, mặt đẹp, đi học vui chơi với bạn bè và được sống với những người thân yêu) mang lại niềm yêu thương, sự giúp đỡ, sự vui vẻ cho mọi người.

Ví dụ: Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát “ Em yêu trường em” có nội dung nói về bạn nhỏ rất yêu ngôi trường

của bạn đang học, ngôi trường có bạn thân, cùng cô giáo hiền, và bạn còn miêu tả những đồ dùng rất cần thiết, bút chì cặp sách và cả tiếng chim luôn sát cánh cùng bạn đến trường học bao điều hay lẽ phải.

Những bài có nội dung không phù hợp với trẻ, chỉ cần giới thiệu xuất xứ bài hát.

Ví dụ: Những bài dân ca Lý chiều chiều, Bèo dạt mây trôi, Se chỉ luồn kim,

*Giải thích: giải thích những từ, hình ảnh có liên quan đến nội dung khái quát, nội dung chính của bài.

Ví dụ: Bài hát “Cá vàng bơi” của Hà Hải có từ “bọ gậy” có thể hiểu là con lăn quăn

Ví dụ: Bài hát “Đường em đi” có từ “chia lìa” có nghĩa là xa cách không được gặp mặt nhau.

*Đặt câu hỏi: đặt câu hỏi về nội dung, xuất xứ, tính chất bài, những câu hỏi khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ.

Hỏi để tìm hiểu về mức độ nắm nội dung bài nhạc của trẻ ( phải phù hợp với độ tuổi).

Ví dụ: Bài hát “ em là chim bồ câu trắng”

- Nội dung: Trong bài hát các con thấy có con vật gì vậy?

- Vậy các con có biết chim bồ câu trắng tượng trưng cho điều gì không?

- Nắm bắt nội dung: Các con có biết bài hát “ em là chim bồ câu trắng” nói về điều gì không? - Theo con em bé trong bài hát mong muốn điều gì?

Trang 10

Ví dụ: Bài hát”Em yêu trường em”

- Các con có yêu quý ngôi trường của mình không? - Vậy khi đi học con yêu quý ai trong trường nhất?

3 Các biện pháp bài tập:

- Mục đích: hình thành trí nhớ âm nhạc, nắm được tính chất của bài, tạo sự tập trung hứng thú khi nghe.- Cách sử dụng: cần lựa chọn bài tập phù hợp với đặc điểm nhu cầu, hứng thú trẻ Sử dụng mọi lúc mọi nơi.Các hình thức bài tập gồm có:

- Cô hát âm la hay đàn cho trẻ đoán tên bài hát - Vài âm đầu

- Vài âm kết bài - Vài âm giữa bài - Phần dạo đầu

Ví dụ: Cô hát âm la đoạn đầu bài “múa cho mẹ xem” cho trẻ đoán tên bài hát.

Ví dụ: Cô đàn một bài hát “Cô và mẹ” cho trẻ nghe và đoán tên bài hát là gì?

- So sánh tính chất âm nhạc:

So sánh 2 bài có tính tương phản sử dụng cho nhà trẻ.

Ví dụ: Cho trẻ nghe 2 bài hát một bài có nhịp điệu nhanh vui tươi, một bài thì có giai điệu chậm hơn cho trẻ cảm

nhận sự khác nhau về giai điệu của hai bài hát.

- So sánh sự tương đồng sử dụng lớp lá.

Ví dụ:Cho trẻ nghe hai bài hát “ đi học”, “ ngày đầu tiên đi học” cho trẻ nhận ra sự tương đồng về giai điệu và hai

bài hát điều nói về việc bé đi học và được cô giáo yêu thương.

- Hát hoặc vận động phụ hoạ.

Động tác đơn giản, khuyến khích trẻ hát phụ hoạ những câu đơn giản.

Ví dụ: Nhạc có đoạn cao trẻ đứng thẳng dậy kèm động tác lắc bàn tay Đoạn nhạc thấp trẻ ngồi xuống và tay vỗ

xuống sàn.

-Vận động tự do theo bản nhạc, bài hát.

 Cảm nhận nhịp điệu, tiết tấu

 Thể hiện cảm xúc âm nhạc thể hiện âm sắc: nhận biết âm thanh ( 1 số loại nhạc cụ và cách thể hiện của một số loại nhạc cụ)

Ví dụ: Trẻ thể hiện ý tưởng của mình với động tác lái xe ô tô trong bài hát em tập lái ô tô.VẬN ĐỘNG THEO NHẠC:

Yêu cầu chung:

- Trẻ biết vận động nhịp nhàng, phù hợp nhịp điệu bài hát, bản nhạc và biết thể hiện cảm xúc trong khi vận động

- Hình thành và phát triển dần khả năng nhận biết các đặc điểm của phương tiện diễn tả âm nhạc.

Yêu cầu lứa tuổi (Vận động âm nhạc)Nhà trẻ:

- Trẻ 12 tháng – 18 tháng trẻ làm theo cô 1, 2 động tác đơn giản: Vỗ tay, vẫy tay

Trang 11

- Trẻ 18 tháng – 24 tháng trẻ làm theo cô một số động tác đơn giản: Vỗ tay, vẫy tay, một số động tác minh họa cơ hiện qua vỗ tay

Vận động cơ bản Đi, tự nhiên, nhịp

Như 3 – 4 tuổi thêm vận động từng đội theo vòng tròn, biết giữ đều khoảng cách

Các động tác múa Vỗ tay, lật bàn tay, vẫy cánh tay, bước nhún chân

Cuộn cổ tay, nâng tay lên, hạ tay xuống Giơ tay các phía Bước nhún Phối hợp các động tác tay và chân

Nâng cao tay lên và hạ xuống các phía Nhảy đá chéo chân, nghiêng người Phối hơp nhịp nhàng toàn thân với

Như 4 – 5 tuổi thêm tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp Biết sáng tạo và thực hiện nhịp nhàng các kiểu vỗ hay gõ khác

 Trẻ 24 tháng – 36 tháng và 3 tuổi – 4 tuổi: Vỗ hay gõ theo nhịp, theo phách của loại nhịp 2/4  Trẻ 4 tuổi – 5 tuổi có thể vỗ hay gõ theo phách, nhịp, tiết tấu chậm

 Trẻ 5 tuổi – 6 tuổi vỗ hay gõ theo phách, nhịp, tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh

Hướng lựa chọn các vận động, bài hát, bản nhạc-Hướng lựa chọn vận động:

 Dựa vào các động tác múa đơn giản, cơ bản, phù hợp với đặc điểm của trẻ  Dựa vào các động tác mô phỏng.

 Dựa vào các động tác thể dục thể thao

 Đi từ những động tác thể dục: những bài có nhịp điệu dứt khoát, nhịp nhàng

Ví dụ: :Bài đội kèn tí hon,bài thể dục buổi sáng,

 Đi từ nội dung bài, những hoạt động thực tế được cách điệu( Động tác mô phỏng) ví dụ: Múa cho mẹ xem,

Trang 12

 Đi từ những động tác múa cơ bản , các dân tộc thể hiện tính chất âm nhạc vùng miền.

Ví dụ: : mỏ mời.vuốt cuộn đuổi,sát công,

-Hướng dẫn lựa chọn các bài hát, bản nhạc

 Những bài nhạc có lời , nội dung phù hợp với trẻ và nhạc không lời nhưng đa dạng các thể loại nhịp  Đối với nhà trẻ với trẻ 3- 4 tuổi chủ yếu là dùng những bài ngắn, có tính chất vui nhộn, nhanh ( Lá xanh, Bé quét nhà, múa với bạn tây nguyên, quả bóng, trời nắng trời mưa)

 Nhóm 4 – 5 tuổi chọn những bài có tính chất nhanh vui,vừa phải( Ví dụ: Em đi qua ngã tư đường phố, năm ngón tay ngoan, mùa hoa phượng nở, mùa hè đến)

 Nhóm 5 – 6 tuổi chọn những bài có tính chất nhanh, vừa phải, chậm( Ví dụ: Trường cua cháu đây là trường mầm non, tập tầm vông, đi cấy)

Các phương pháp dạy VĐTN cho trẻ

a Làm mẫu (biểu diễn diễn cảm)

Múa hoặc vận động minh họa:

- Mục đích: Trẻ có thể tri giác được những vận động một cách toàn bộ, tổng thể, đồng thời tạo cho trẻ có cảm hứng,

hứng thú được vận động.

- Yêu cầu: Vận động phải phù hợp nhịp điệu bài hát, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, vận động phù hợp với nội dung

bài và khả năng trẻ.

Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động minh họa bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” Cô sẽ mở nhạc gợi ý cho trẻ thể hiện một số động tác minh họa theo ý thích của trẻ Sau đó cô làm mẫu từng động tác cho trẻ làm theo Khi kết hợp các động tác lại cô sẽ mở nhạc và vận động minh họa bài hát thêm một lần nữa

Ví dụ: Cô chuẩn bị cho trẻ một vài bài nhạc trẻ sẽ nhảy hoặc múa minh họa theo bài hát tự do lắc lư theo từng giai điệu Khi nhạc dừng toàn bộ cơ thể trẻ dừng chuyển động và giữ nguyên tư thế ban đầu.

Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: "Chú bộ đội" có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ!”.

Vỗ hoặc gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu :

Vỗ hoặc gõ đệm chính xác ,phối hợp với biểu lộ trên nét mặt ,vận động nhẹ nhàng của toàn thân.

-Mục đích : giúp trẻ làm quen cách vỗ khi nhìn cô thực hiện mẫu ,tập giữ nhịp tốt,đồng thời tạo động

cơ ,hứng thú vận động.

-Yêu cầu :vỗ hay gõ đúng,chính xác,diễn cảm.

-Cách sử dụng :khi cần rèn luyện kỹ năng hay dạy kỹ năng mới cho trẻ trên giờ học,mọi lúc,mọi nơi( dạy

múa,vận động minh họa,vỗ hoặc gõ đệm cho trẻ)

Ví dụ : Cùng một cách gõ đệm, chúng ta có thể cho trẻ sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau Cụ thể như: Bài hát Tập

đếm chia thành 4 câu, thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu kết hợp Câu 1: Hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách

Câu 2: Hát kết hợp gõ đệm bằng trống lắc Câu 3: Hát kết hợp gõ đệm bằng gáo dừa Câu 4: Hát kết hợp gõ đệm bằng lon

Ví dụ: Vỗ tay theo nhịp 2/4 mỗi ô nhịp có 2 phách ,phách mạnh và phách nhẹ, vỗ tay vào phách mạnh và mở ra ở

phách nhẹ như bài nhớ ơn bác,Trường chúng cháu đây là trường mầm non Vỗ tay theo nhịp ¾ vỗ 1 tiếng mạnh ,2 tiếng nhẹ như bài bông hoa mừng cô.

Ví dụ: Bài hát “Tập đếm” – Sáng tác: Hoàng Công Sử

Đối tượng trẻ: Dạy cho đối tượng trẻ khối Mầm, Chồi (3-4 tuổi và 4-5 tuổi).

Ngày đăng: 10/04/2024, 19:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan