Thi Làm quen với toán cho năm 2

26 1 0
Thi Làm quen với toán cho năm 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tất cả các giáo án môn Làm quen với toán các bạn sẽ học được vào năm 2 ôn đúng vào đề thi tập trung vào trọng tâm cho bạn khi thi đầy đủ có thể lấy cho năm 3 học kì sau Câu 1 : Cho trước 1 đề tài bấc kì nào đó (đã học hoặc không trúng hên xui ) lứa tuổi Mầm , Chồi , Lá . Hãy tự chọn chủ đề ( vd gia đình , giao thông ,noen , ngôi trường ,cô giáo ,học tập ….) và nêu các nhiệm cần làm I ) Mục đích yêu cầu Kiến thức ,kỹ năng cần hình thành bài là gì ? Hình thành và phát triển tư duy gì cho trẻ ( trí tưởng tượng và khả năng suy luận phân tích khả năng sáng tạo ) Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ gì cho trẻ ? Chuẩn bị tâm thế gì cho trẻ vào trường tiểu học ?( thói quen gì ,nề nếp gì , giáo dục ý thức gì , giáo dục thói quen gì ,tình cảm gì …)? 4 đ hoặc 3 đ

Trang 1

Cấu trúc đề thi toán (60p) Đề mở

Câu 1 : Cho trước 1 đề tài bấc kì nào đó (đã học hoặc không trúng hên xui ) lứa tuổi Mầm ,

Chồi , Lá Hãy tự chọn chủ đề ( vd gia đình , giao thông ,noen , ngôi trường ,cô giáo ,học tập ….) và nêu các nhiệm cần làm

I ) Mục đích yêu cầu

-Kiến thức ,kỹ năng cần hình thành bài là gì ?

-Hình thành và phát triển tư duy gì cho trẻ ( trí tưởng tượng và khả năng suy luận phân tích khả năng sáng tạo )

-Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ gì cho trẻ ?

- Chuẩn bị tâm thế gì cho trẻ vào trường tiểu học ?( thói quen gì ,nề nếp gì , giáo dục ý thức gì , giáo dục thói quen gì ,tình cảm gì …)? 4 đ hoặc 3 đ

Câu 2 : Xây dựng 3 hoạt động luyện cá nhân hoặc luyện theo nhóm để đạt được các nhiệm vụ

trên : Nếu 2 hoạt động thì 1 cái cá nhân ,1 cái theo nhóm , nếu 3 hoạt động thì 1 cái cá nhân và

2 cái nhóm ( 6 đ hoặc 7 đ )

Chú ý : Không chép giáo án mà nêu dưới dạng mô tả hoạt động Phần trò chơi phải giới thiệu luật chơi và cách chơi

Hđ 1 : Giới thiệu hình tròn Cho trẻ hát bài bóng tròn to”

Bài hát này hát về gì ? ( quả bóng như thế nào ? )

Sau đó cho trẻ trở về vị trí và phát cho mỗi trẻ 1 bộ hình bằng bìa và yêu cầu trẻ chọn đúng hình trong rổ đó ( thực hiện 3l ) cô giáo quan sát sửa sai nhận xét trẻ ( không trình bày dạng các con ơi ,bây giờ các mỗi bạn sẽ có một rổ ,khi nào cô nói vật gì thì các con giơ lên nhé )

Hđ 2 : chơi hình trò Hđ 3: Chơi trò gì đó ? Vd khác :

Hđ2 : chơi trò chơi theo nhóm: “ Tiếp sức”

Yêu cầu mỗi nhóm sẽ lắp ghép các hình học bằng các đồ vật mỗi bạn lên chỉ được xếp 1 hình và cuối cùng bạn cuối sẽ giới thiệu đó là hình gì …

Trò chơi thì phải ghi ra cách chơi , luật chơi , nhận xét thắng thua …

Đề Tài : Ôn Số Lượng Trong Phạm Vi 10

Trang 2

Lứa Tuổi : 5-6 tuổiChủ Đề : Động VậtI , Mục đích yêu cầu

-Trẻ biết đếm và nhận biết nhóm có số lượng là 10, biết tạo ra nhóm có số lượng là 10

-Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 10 hoặc thêm bớt để tạo ra nhóm có số lượng bằng 10 theo yêu cầu của cô

-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học, biết đoàn kết, hợp tác, biết giúp đỡ lẫn nhau để hoàn

-Hôm nay các bạn cùng cô đi tham quan nông trại của bác nông dân nhé Nông trại của bác nông dân nuôi rất nhiều con vật Bây giờ các con cùng với cô đi tham quan xem nông trại của bác nông dân sẽ có những con gì nhé

1.Hoạt động 1 : Củng cố

-Cô mở tiếng vịt kêu: các con có nghe tiếng của con gì kêu không hỏi ? ( Trẻ trả lời ) À đúng rồi, là tiếng của con vịt kêu đấy các con, bây giờ cô và các con cùng tìm xem các chú vịt đang ở đâu nhé các con nhìn kìa, các con vịt đang ăn ở trong hồ Các con và cô cùng lại đếm xem đàn vịt của bác nông dân có bao nhiêu con nhé.

+Trẻ đếm cùng cô sau đó cô mời trẻ lên gắn thẻ số tương ứng với số vịt

-Các con ơi ! bên sân vườn có một đàn gà đang ăn thóc Lúc nãy, bác nông dân có nhờ cô và các con cùng giúp các bạn ra về ổ của mình Ở trong chuồng có 8 ổ gà các con hãy giúp các bạn gà về ổ của mình nhé Các con nhớ là mỗi ổ chỉ được một bạn gà thôi.

*Hôm nay các con giúp bác nông dân rất là nhiều, các con hãy cùng tuyên dương lớp mình bằng một tràng vỗ tay, cô cũng có một phần thưởng là một vài trò chơi nhỏ dành cho các con các con hãy cùng tham gia với cô nhé

2 Hoạt động 2

● Trò chơi 1: nối hai nhóm cùng số lượng với nhau

-Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ: các con hãy nối các nhóm đối tượng có cùng số lượng với nhau, cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội sẽ có một bảng trò chơi gồm nhóm con vật và nhóm chữ số Bạn đầu hàng sẽ chạy lên nối và quay về đập tay bạn kế tiếp rồi chạy ra cuối hàng Cứ lần lượt như vậy cho đến khi đội nào nối xong nhanh nhất và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng

Trang 3

● Trò chơi 2 : Tìm gai cho bạn nhím

-Cô giới thiệu cách chơi: cô có một bạn nhím đang thiếu những chiếc gai trên mình, các con hãy giúp bạn nhím tìm lại cái gai của mình bằng cách chọn những chiếc gai có con số tương ứng với những chấm tròn ở trên mình bạn nhím

Nảy giờ lớp mình chơi những trò chơi khá nhẹ nhàng bây giờ cô và các con chơi trò chơi khác làm sôi nổi khoáy động lớp học mình lên nhé

● Trò chơi 3 : Về đúng nhà

-Cô giới thiệu cách chơi: cô có những chiếc nón và những ngôi nhà có số lượng khác nhau khi cô hô ‘ về nhà’ , nhiệm vụ của các con là phải tìm về đúng nhà có số lượng tương ứng với số trên nón của mình

3 : Kết thúc

-Cô nhận xét tuyên dương giáo dục trẻ

Giáo Án : Môn Toán Chủ Đề : Thực Vật

Đề tài: so sánh chiều cao của 2 đối tượng ( 4-5t )

I, Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết, so sánh chiều cao của 2 đối tượng

- rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh chiều cao ( đặt 2 đối tượng cạnh nhau ) - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động , biết chú ý lắng nghe cô

II, Chuẩn bị

- Lá cây , hoa vàng , hoa đỏ , tranh III, Tiến Hành

1 : Hoạt động 1 : Gây hứng thú : các con ơi, hôm nay trên đường đến đây cô có đi ngang qua một công viên , Ở công viên này có trồng rất nhiều cây cảnh rất là đẹp, có những cây mọc ra những chiếc lá rất là to và rất đẹp , cô rất thích và cô có xin bác bảo vệ cho cô hái một chiếc lá to ơi là to, các con cùng xem này !

- Các con có thấy chiếc lá to và đẹp không ? thế bây giờ cô và các con sẽ cùng chơi với lá nhé !

- Cô treo chiếc lá này lên cao, các con sẽ thi nhau chạm vào chiếc lá bàng nào chạm được vào lá là thắng Các con hiểu chưa ?

- Lần đầu cô treo lá thấp, cô gọi hai trẻ lên chơi hầu như trẻ đều chạm được vào lá Sau đó cô để lá cao hơn, trẻ không chạm được tới lá

- Tại sao các con lại không chạm được vào lá ? cô lên chạm vào lá thử ( cô chạm được ) - Thế tại sao cô chạm được vào lá mà các con lại không cho em được ( vì cô cao hơn ) - Cô thử đo với trẻ ( cô mời 1trẻ lên đứng cạnh cô )

- Ai cao hơn, ai thấp hơn ?

Trang 4

+ Các con thấy cây hoa màu đỏ và màu vàng có chiều cao như thế nào với nhau ? + Làm sao để các con biết 2 cây này không bằng nhau

● Cô đặt 2 cây cạnh nhau trên một mặt phẳng, các con chú ý, cô đặt thước từ ngọn cây hoa vàng sang ngọn cây hoa đỏ, các con thấy hoa đỏ như thế nào ?

+ Cô cho chị nhắc lại tổ / cá nhân - Còn cây hoa vàng thì như thế nào ?

=> Đúng rồi các con, cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn

+ Cô cho trẻ nhắc lại cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn - Cô có chuẩn bị cho các con mỗi bạn hai cây hoa đấy

+ Các con thấy hai cây này như thế nào với nhau - Cây nào cao hơn ?

- Cây nào thấp hơn ?

+ Cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn vì cây hoa vàng ngắn hơn một đoạn

- Cho trẻ nhắc lại tổ , cá nhân 3 : Hoạt động 3 : Trò chơi củng cố Trò chơi: Ai nhanh tay nhất

+ cách chơi : cô chia lớp thành 2 đội

● Lần 1 : Khoanh cây cao , sau khi nghe hiệu lệnh ‘bắt đầu’ từ cô thì bạn đầu hàng sẽ chạy lên khoanh tròn vào những hình có cây cao và quay về đập tay bạn kế tiếp rồi chạy về cuối hàng Cứ như vậy lần lượt cho đến hết bản nhạc

● Lần 2 : Cô cho khoan cây thấp

luật chơi: nhóm nào khoanh nhanh và đúng nhất thì sẽ là nhóm chiến thắng 4 : Kết Thúc :

Đề Tài : Ôn lại hình tròn , vuông , tam giác , chữ nhậtLứa tuổi : 4 - 5 tuổi

I / Mục đích yêu cầu:

-Trẻ nhận biết được tên gọi và đặc điểm của các hình: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật Hình lăn được , không lăn được , hình nào có cạnh , không có cạnh

- Trẻ phân biệt được điểm giống nhau , khác nhau của hình - Phát triển khả năng nhận thức của trẻ ( tư duy , so sánh … )

II / Chuẩn bị:

-Đồ dùng của cô: Xúc xắc , nhạc , bảng giấy A0

-Đồ dùng của trẻ: Vòng hình tròn , khung giấy hình vuông , chữ nhật, tam giác , các hình tròn , vuông , tam giác , chữ nhật

III / Phương pháp biện pháp:

Trang 5

IV / Tiến Hành:

1 Hoạt động 1 : Gây hứng thú :

- Cô và trẻ vận động theo lời bài hát “ Bài hát hình dạng ” - Cô hỏi trẻ trong lời bài hát có những hình gì ?

- Đúng rồi trong bài hát có nhắc đến hình tròn , hình vuông , hình tam giác , hình chữ nhật Hôm nay cô có chuẩn bị cho lớp mình một trò chơi về câu đố bây giờ lớp mình cùng chơi với cô nhé ! ● Hình tam giác

- Tôi có 3 cạnh

- Trông giống mái nhà - Mời bạn đoán xem

2 Hoạt động 2 : Ôn nhận biết hình tròn , vuông , tam giác , chữ nhật

- Lớp chúng mình nảy giờ học rất là giỏi nên cô sẽ cho chúng mình chơi một trò chơi sôi nổi hơn để khuấy động lớp học nhé !

● Cô giới thiệu tên trò chơi ,cách chơi và luật chơi cho trẻ : Trò chơi Ếch ộp

● Cách chơi:Cô chia trẻ làm 2 đội Các đội đứng theo hàng và đội mũ ếch, đích là rổ đựng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác và hình chữ nhật Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng của mỗi đội làm chú ếch và bật nhảy qua từng vòng cô chuẩn bị sẵn, khi tới đích mỗi trẻ lấy 1 loại hình mà cô giao cho mỗi đội rồi chạy nhanh về đập tay bạn tiếp theo và bỏ vào đúng rổ của đội mình Các trẻ còn lại thực hiện động tác như trẻ thứ nhất ● Luật chơi: Trẻ nhảy lên lấy hình theo đúng yêu cầu cô giao, khi bật nhảy ai bật ra ngoài

vòng thì về vạch xuất phát thực hiện lại Cô cho trẻ chơi 2 lần, mỗi lần là một loại hình khác nhau.

3 Hoạt động 3: Trò chơi củng cố

Trang 6

*Trò chơi 1 : Ô cửa bí ẩn

Bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi thật là thú vị được mang tên là “Ô cửa bí ẩn”, lớp mình cùng tham gia với cô nhé!

- Cách chơi: Trên bảng cô chuẩn bị nhiều cặp hình ẩn sau các con số (hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông) Mỗi hình sẽ có nhiều màu và kích thước khác nhau.

- Nhiệm vụ của trẻ: Mỗi trẻ sẽ lên lật hình và tìm cặp hình giống nhau ẩn sau các con số

- Luật chơi: Chia trẻ làm 2 đội và cho trẻ tự đặt tên để cùng thi đua với nhau, mở nhạc trong lúc chơi Đội nào lật các cặp hình giống nhau hết trước là đội chiến thắng.

*Trò chơi 2 : Ghép hình sáng tạo

- Với những hình này chúng mình có thể sáng tạo thành rất nhiều hình mới đấy , các con muốn chắp ghép các hình học với nhau tạo thành một hình mới không ?

- Cô mời 1-2 bạn nêu ý tưởng ghép hình với nhau tạo thành hình mới - Cô nhận xét , tuyên dương

- Cô cho trẻ tự chắp ghép các hình tạo thành hình mới theo ý tưởng của trẻ ( hình ô tô , hình nhà , hình người , hình thuyền buồm , )

- Cô quan sát hướng dẫn giúp đỡ cho trẻ thực hiện - Cô đến bên trẻ gợi hỏi ý tưởng của trẻ

- Cô cho trẻ ghép theo ý thích 2 lần và hỏi trẻ cách ghép , cô động viên trẻ sau mỗi lần ghép *Trò chơi 3 : Xúc xắc kì diệu

+ Cách chơi : Ở dưới chân các con có hình : vuông , tròn, tam giác , chữ nhật; khi cô tung xúc xắc rơi xuống nền mặt trên của xúc xắc dừng ở vị trí hình nào thì các con hãy thật nhanh tìm đúng hình đó và đứng vào khung với hình tương ứng ( các lượt chơi kế tiếp số vòng sẽ giảm bớt )

+ Luật chơi : Bạn nào đứng nhầm thì sẽ phải dừng cuộc chơi Bạn nào nhanh chân nhất ở lượt chơi cuối cùng sẽ là người chiến thắng

4 Kết thúc :

Cô nhận xét tuyên dương trẻ

ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT HÌNH TRÒNMỤC TIÊU (NHIỆM VỤ/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU)

-Trẻ biết gọi đúng tên hình tròn, nhận biết được đặc điểm cơ bản của hình tròn -Trẻ có kĩ năng quan sát nhận biết hình tròn

-Trẻ nói đúng rõ ràng các từ hình tròn, lăn được -Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động, thích khám phá

LOẠI GIỜ: Kiến thức mới

Trang 7

CHUẨN BỊ:Hình tròn màu đỏ và xanh của cô và trẻ, chiếc bánh, quả bóng, bánh xe, chiếc vòng,

bài tập cho trẻ, hình tròn, vuông , tam giác, ngôi sao, trái tim, đám mây

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1 ổn định giới thiệu

- Cô cho trẻ xem và nghe bài hát “ Hình tròn của bé”

- Cô trò chuyện cùng trẻ:

+ Trong bài hát có nhắc đến hình gì vậy nhỉ?

+ trong bài hát có xuất hiện những đồ vật nào hình tròn vậy con?

+ Vậy thì đặc điểm của hình tròn như thế nào vậy nhỉ? Các con hãy cùng cô tìm hiểu nhé

Hoạt động 1:

- Bây giờ các con xem cô chuẩn bị xe gì cho lớp mình?

- Cô cho xuất hiện hình tròn

- Cô đàm thoại cùng trẻ:

+ Đây là hình gì vậy các con? ( Hình tròn – mời lớp, cá nhân 1-2 lần)

+ Hình tròn này có màu gì vậy nhỉ? ( hình tròn có màu đỏ- mời lớp, cá nhân 1-2 lần)

- Cô cho trẻ quan sát và sờ xung quanh hình tròn + Các con có nhận xét gì về hình tròn này không ?

- Cô cho trẻ dùng ngón tay sờ xung quanh đường bao của hình tròn và nói theo cô nhé “ Hình tròn có đường cong bao quanh khép kín” ( 1-2 lần)

- Cô cho trẻ lăn sang trái, sang phải, phía trước, phía sau ( 1-2 lần) + Hình tròn có lăn được không nhỉ? ( Hình tròn lăn được 1-2 lần)

- Cô cho trẻ đặt hình tròn màu đỏ trước mặt, trong rỗ còn hình tròn màu gì?

- Cô cho trẻ đặt hình tròn màu đỏ cạnh hình tròn màu xanh Cô nói tên và màu của hình tròn các con chọn đúng hình giơ lên và nói to nhé ( 2-3 lần)

Hoạt động 2:

- Cô cho xuất hiện bạn hình tròn, trẻ sẽ cùng đi chơi với bạn hình tròn + Đây là gì vậy nhỉ? ( quả bóng)

+ quả bóng có hình gì vậy nhỉ? ( quả bóng có hình tròn)

+ Có cái gì đang lăn tới vậy các bạn? ( Bánh xe) + Bánh xe có hình gì vậy? ( bánh xe có hình tròn)

Trang 8

+ Tớ đang rất đói có gì ở đấy vậy nhỉ? ( một chiếc bánh)

+ Chiếc bánh này cũng có hình gì? ( chiếc bánh này có hình tròn) + Còn đây là gì nhỉ? ( chiếc vòng)

+ Chiếc vòng này lăn được không nhỉ? ( chiếc vòng lăn được)

Hoạt động 3: Trò chơi 1: Bé tìm hình tròn cho Thú nuôi

- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội đứng thành 3 hàng dọc Khi cô hô bắt đầu thỉ 3 trẻ đứng đầu 3

đội lên bật nhảy qua 3 vòng lên tìm một hình tròn trong rỗ và dán lên bảng sau đó quay về chỗ đập tay vào bạn tiếp theo và về cuối hàng đứng Trẻ thứ hai lên bật và nhũng hình tròn trong rỗ của cô Hết thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào dán được nhiều hình tròn nhất là đội chiến thắng

- Luật chơi: Mỗi lần lên chơi một trẻ chỉ được tìm và dán 1 hình tròn - Cho trẻ chơi theo hướng dẫn

- Cô nhận xét kết quả chơi của 3 đội, tuyên bố đội chiến thắng

Trò chơi 2: Cùng nhau - cùng nhau

Cách chơi: Cô cho trẻ kết nhóm 2 bạn một nhóm và phát cho trẻ tờ giấy bài tập nhiệm vụ của trẻ là sẽ tô màu vào những đồ vật là hình tròn Thời gian chơi là một bản nhạc

Luật chơi: Đội bạn nào nhanh nhất và chính xác sẽ là đội chiến thắng

Đề tài: Nhận biết số lượng 5, chữ số 5Lứa tuổi: 4-5 tuổi

I/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết đếm trong phạm vi 5 và nhận biết chữ số 5.

- Trẻ biết sử dụng thành thạo các từ: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

- Trẻ biết chú ý lắng nghe và tích cực phát biểu trong giờ học.

II/ Chuẩn bị

- Đồ dùng, hình ảnh Gấu, Thỏ, Cà rốt, lọ mật ong, bài tập, thẻ từ con cá, nhạc nhẹ, loa.

III/ Ổn định giới thiệu

● Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bác gấu làm bánh”

1 Hoạt động 1:

● Cô kể câu chuyện :

- “Ngày xửa ngày xưa! Xưa ơi là xưa, trong một khu rừng nọ, anh em nhà Gấu đang ngồi chơi cùng nhau (cô vừa kể vừa gắn hình Gấu lên bảng)

- Cô: Các con giúp cô đếm xem có bao nhiêu chú Gấu nào? (Trẻ đếm được là 5 Gấu)

● Sau khi trẻ đếm xong, cô gắn thẻ số 5 bên cạnh số lượng Gấu.

Trang 9

- Cô: Ngày hôm nay, anh em nhà Gấu quyết định đi siêu thị mua mật ong để chuẩn bị bữa tiệc (cô vừa nói vừa gắn các loại mật ong có số lượng từ 1-5 lên bảng) Nhưng, mật ong thì có nhiều loại Các con hãy giúp anh em Gấu chọn một loại mật ong nào

mà số lượng chai vừa đủ với số lượng người trong nhà Gấu (Trẻ lên chọn)

● Sau khi trẻ chọn, cô hỏi: “Tại sao con chọn loại này?” (Trẻ trả lời: Vì có 5 chai đủ cho5 chú Gấu)

2 Hoạt động 2:

❖ Cô kể tiếp: Cũng trong khu rừng đó, cũng có anh em Thỏ sống rất vui vẻ, anh em Gấu đã

mời anh em Thỏ đến cùng dự tiệc (vừa kể vừa gắn 5 Thỏ lên bảng) - Cô: Các cô hãy giúp cô đếm xem có bao nhiêu chú Thỏ?

- Để chỉ 5 chú Thỏ, bạn nào lên gắn thẻ số tương ứng?(Trẻ đếm và lên gắn thẻ sốtương ứng)

- Cô: Khi đến dự tiệc, mỗi bạn Thỏ được tặng 1 củ cà rốt - Cô: Các con hãy giúp cô đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt? - Tương ứng có số thẻ mấy?(Trẻ đếm và lên gắn thẻ số)

- Cô: Số bạn Thỏ và số cà rốt như thế nào so với nhau?

- Vì sao con biết? (Trẻ trả lời số Thỏ và số cà rốt không bằng nhau)

- Cô: SốLL bạn Thỏ như thế nào so với số cà rốt? (Số Thỏ nhiều hơn số cà rốt)Số bạn Thỏ nhiều hơn số cà rốt là mấy? (Nhiều hơn 1)

- Cô: Số cà rốt như thế nào so với số bạn Thỏ?(Số cà rốt ít hơn số bạn Thỏ)

- Cô: Số cà rốt ít hơn số Thỏ là bao nhiêu?(ít hơn 1)

Cô: Muốn số cà rốt và số Thỏ bằng nhau, con phải làm gì? (Thêm 1 hoặc bớt 1)● Cho trẻ lên thêm vào 1 hoặc lấy bớt 1.(Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô)

-Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 đội: đội bạn trai và đội bạn gái xếp thành 2 hàng dọc,

khi có hiệu lệnh của cô thì 2 bạn đầu hàng sẽ chạy đến vị trí cô đặt thẻ hình con cá và tìm thẻ hình có số lượng 5 gắn lên bảng Sau đó chạy về và bạn kế tiếp sẽ lên thực hiện cho đến hết.

-Luật chơi: Đội nào tìm được nhiều hình có số lượng 5 và không sai sẽ là đội chiến thắng.

❖ Cô cho cả lớp đi vòng tròn thả lỏng theo bài hát “Múa cho mẹ xem”

ĐỀ TÀI: So sánh chiều dài 3 đối tượngMỤC TIÊU (NHIỆM VỤ/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU)

Trẻ phân biệt được chiều dài của 3 đối tượng: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất Trẻ có kĩ năng đo, xếp cạnh nhau, so sánh 3 nhóm đối tượng với nhau Trẻ nói đúng rõ ràng các từ dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất

Trang 10

Trẻ có hứng thú tham gia hoạt động, thích khám phá

LOẠI GIỜ: Kiến thức/kĩ năng mới

CHUẨN BỊ

Nhiều đoàn tàu, các phương tiện giao thông

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 1: ổn định giới thiệu

- Cô cho trẻ hát bài “ đoàn tàu nhỏ xíu”

- Cô tạo tình huống cô có điện thoại của bác gấu mời lớp mình đi ăn sinh nhật Theo con nhà bác gấu ở xa chúng ta cần phải tới đó đúng giờ vậy thì ta phải đi bằng phương tiện gì?

- Cô đưa từng đường và hỏi trẻ

+ Đường bộ: xe buýt, xe ô tô +Đường thủy: tàu cano + Đường sắt: xe lửa

+ Đường hàng không: máy bay

Hoạt động 2:

- Bây giờ các con xem cô chuẩn bị xe gì cho lớp mình?

- Cô cho trẻ xem mô hình đoàn tàu

- Cô đàm thoại với trẻ + Đây là gì vậy các con? + Cô có mấy đoàn tàu ?

+Những đoàn tàu này có màu gì? ( màu đỏ , màu xanh, màu vàng) +Đoàn màu đỏ có mấy toa nhỉ? ( 7 toa)

+ Vì sao con biết? ( Vì con đã đếm) + Đoàn màu xanh có mấy toa nhỉ?( 5 toa) + Đoàn màu vàng có mấy toa nhỉ?( 3 toa)

-Cô cho trẻ so sánh chiều dài 2 đoàn tàu: màu đỏ, màu xanh + Đoàn tàu nào dài hơn?

+ Đoàn tàu nào ngắn hơn? ( Cô gọi nhiều trẻ nói)

🡪Đoàn tàu màu đỏ dài hơn đoàn tàu màu xanh, đoàn tàu màu xanh ngắn hơn đoàn tàu màu đỏ đấy!

-Cô cho trẻ so sánh chiều dài của đoàn tàu màu đỏ và đoàn tàu màu vàng

Trang 11

+ Đoàn tàu nào dài hơn?

+ Đoàn tàu nào ngắn hơn? ( Cô gọi nhiều trẻ nói)

🡪Đoàn tàu màu đỏ dài hơn đoàn tàu màu vàng, đoàn tàu màu vàng ngắn hơn đoàn tàu đỏ.

-Các con thấy 3 đoàn tàu đỏ, xanh, vàng này như thế nào so với nhau?(Cho nhiều trẻ trả lời)

🡪Đoàn tàu màu đỏ dài hơn đoàn màu xanh và đoàn tàu màu vàng đấy Nên đoàn tàumàu đỏ gọi là dài nhất(Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân)

*Cô cho trẻ so sánh đoàn tàu màu vàng và đoàn tàu màu xanh, đoàn tàu nào ngắn hơn.

🡪Vậy đoàn tàu màu vàng ngắn hơn đoàn tàu màu xanh.Nên đoàn tàu màu xanh gọi là ngắn hơn ( cô cho trẻ lặp lại)

-Vậy theo con đoàn tàu màu vàng như thế nào so với đoàn tàu màu xanh và màu đỏ => Ngắn nhất ( Cô cho trẻ lặp lại)

Hoạt động 3: Trò chơi 1: Đội nào chiến thắng

- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội đứng thành 3 hàng dọc Khi cô hô bắt đầu thỉ 3 trẻ đứng đầu 3

đội lên bật nhảy qua 3 vòng lên lấy một băng giấy, chấm hồ và dán lên bảng theo chiều dọc sau đó quay về chỗ đập tay vào bạn tiếp theo và về cuối hàng đứng Trẻ thứ hai lên bật và dán tiếp sát vào băng giấy trẻ thứ nhất đã dán rồi về cuối hàng Hết thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào dán được băng giấy dài nhất là đội chiến thắng

- Luật chơi: Mỗi lần kên chơi một trẻ chỉ được dán 1 băng giấy - Cho trẻ chơi theo hướng dẫn

- Cô nhận xét kết quả chơi của 3 đội, tuyên bố đội chiến

Trò chơi 2: Cùng nhau - cùng cùng

Cách chơi: Cô cho trẻ kết nhóm 2 bạn một nhóm và phát cho trẻ tờ giấy bài tập nhiệm vụ của trẻ là sẽ tô màu đỏ vào ô có hình dài nhất , màu xanh vào ô có hình ngắn hơn, và màu vàng vào ô có hình ngắn nhất

Luật chơi: Đội bạn nào nhanh nhất và chính xác sẽ là đội chiến thắng

Giáo án LQVT: Nhận biết khối cầu, khối trụI ) Mục đích yêu cầu

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ.

- Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của đồ vật

Trang 12

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể.

HĐ1: Nhận biết khối cầu

Trong bài hát các con vừa hát có cái gì nhỉ ?

Quả bóng trong bài hát có hình gì ? Ai nói cho cô biết xem nào ? Thế còn hình này là hình gì ( Miếng bìa hình tròn )

Trẻ trả lời : Thưa cô hình tròn Sau cô thấy khác nhau thế ? Quả bóng cũng hình tròn miếng bìa cũng hình tròn 2 hình này khác nhau sao tên gọi lại giống nhau vậy các con

Các con nhìn nè miếng bìa cô cầm 2 đầu ngón tay được nè miếng bìa hình tròn ,còn bây giờ quả bóng cô không cầm được bằng 2 đầu ngón tay , cô phải dùng cả lòng bàn tay Sao vậy cả lớp , cả lớp biết không tại quả bóng này có dạng hình khối ,khối đó người ta gọi là khối cầu Hôm nay chúng ta cùng khám phá khối cầu có gì đặc biệt nha

Bây giờ cô sẽ phát cho các con mỗi bạn một quả bóng Các con hãy sờ và lăn thử xem quả bóng như thế nào? Quả bóng lăn được không các con?

À lăn được đúng không nào

Các con biết tại sao quả bóng lăn được không, lăn được về đâu ? Bây giờ cô đố các bạn tại sau quả bóng lại lăn được

Đúng rồi vì quả bóng xung quanh tròn đều, không có cạnh,không có góc , không có mặt phẳng,các con dùng tay của mình sờ vào quả bóng coi xem vướng vào đâu không ,bởi vì quả bóng không cạnh ,không góc,không mặt phẳng xung quanh nó là mặt bao cong tròn ,nên lăn được mọi phía đó các con.

=> Vậy nên là quả bóng cũng có thể gọi là khối cầu nha các con Bây giờ các con đã chơi xong r hãy cất bóng gọn vào góc cho cô nha

Trẻ trả lời : cô ơi không xếp được

Sau quả bóng bị rơi vậy không đứng yên một chỗ À quả bóng đâu có mặt nào đâu ,nó không có mặt nào cả nên ta không thể xếp chồng lên nhau được

Thế là hôm nay chúng mình đã khám phá những điều kì diệu của quả bóng Có bạn nào nhắc lại cho cô nghe là khối cầu có đặc điểm gì vậy các con?

Trang 13

Trẻ trả lời.

Vậy khối cầu xung quanh của nó tròn đều , không có cạnh ,mặt phẳng nha các con , các con đã nhớ chưa Chút nữa cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi với quả bóng này với khối cầu này nha Nãy giờ các con học đã mệt chưa ,đã khát nước chưa ,à bây giờ các con cùng cô uống nước ngọt giải khát nha Nước ngọt của cô đây nước ngọt của các con đâu

Bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi pepsi và coca nha Bây giờ các con đã khát chưa

Trong bài hát các con vừa hát có cái gì nhỉ ? Đố các con lon coca này có dạng khối gì ,dạng hình gì các bạn đoán xem ? Ai nói cho cô biết xem nào ?

Cô thấy nó đứng vững lắm người ta gọi nó khối trụ đấy các con đã hiểu chưa Chúng mình cùng xem khối trụ có gì đặc biệt nhé

À cô thấy các con học rất giỏi , cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi nha Trên đây cô có chuẩn bị rất là nhiều khối trụ

Cô đã bỏ vào rổ sẵn cho các con , bây giờ các con hãy lấy về và xây 1 tòa tháp cho cô nha Các con ơi , các con có biết tại sau các khối trụ có thể xếp chồng xây tòa tháp không ? À các nhìn đây nè cô sẽ giải thích cho các con hiểu nha

Trên tay cô đang cầm 1 khối trụ các con hãy quan sát với cô , khối trụ này chỉ có 2 mặt phẳng trên và dưới nên là chúng có thể xếp chồng lên nhau để tạo thành 1 tòa tháp đó các con

Rồi mời bạn cầm 1 khối trụ trên tay cho cô đi nào ,

Bây giờ các con hãy dùng khối trụ lăn xuống mặt sàn đi nha Vậy các con thấy khối trụ lăn đc không các con Các con lăn cho cô đi , bây giờ làm sau để lăn đc nhỉ ,các con thử để nằm xuống , lăn thử cho cô đi lăn về trước lăn về sau ,lăn qua trái được không , lăn qua phải được không ,cô còn quay được đây À như vậy thì nó lăn dọc theo thân của nó

=> Vì xung quanh khối trụ này tròn không có góc cạnh nên chúng lăn đc dọc theo thân nó thôi , không thể lăn về mọi phía như hình cầu được vì chúng có thêm 2 mặt phẳng nữa

⇨ Vậy các con thấy khối cầu mặt tiếp xúc của chúng đều cong tròn không cạnh không mặt phẳng nên là khối cầu tròn đều được

⇨ Con khối trụ của cô chúng xếp chồng lên nhau được vì trên đầu chúng có 2 mặt phẳng nha các con

HĐ2: Trò chơi luyện tập

Nãy giờ các con học đã rất là chăm rồi , cô có chuẩn các con phần thưởng là nhưng mà các con hãy ngồi vào bàn đi ,

Trên tay cô có phần thưởng gì đây ? Đất nặn

Ngày đăng: 10/04/2024, 18:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan