Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Nghiên cứu từ phía cung

263 1 0
Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Nghiên cứu từ phía cung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu từ phía cung.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Pisa VONGSILA

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DULỊCH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO:

NGHIÊN CỨU TỪ PHÍA CUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Pisa VONGSILA

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DULỊCH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO:

NGHIÊN CỨU TỪ PHÍA CUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanhMã số: 9.34.01.01

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN

Xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Nghiên cứu từ phía cung” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khác.

Nghiên cứu sinh

Pisa VONGSILA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận án tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của Quý Thầy Cô, Gia đình, Đồng nghiệp.

Tôi xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến hai Thầy Cô hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Thị Bích Thủy và TS Nguyễn Quốc Tuấn đã tận tình hỗ trợ, định hướng nghiên cứu, theo dõi, đôn đốc, động viên để Tôi hoàn thành công trình nghiên cứu luận án củamình.

Tôi trân trọng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện để Nghiên cứu sinh hoàn thành việc học tập và nghiên cứu.

Với tất cả sự kính trọng, Tôi xin được gửi tới quý Thầy Cô, Bạn bè, Đồng nghiệp và Gia đình lòng biết ơn sâu sắc!

ĐàNẵng, ngàytháng năm2024

Nghiên cứu sinh

Pisa VONGSILA

Trang 5

2 Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đếndulịch 4

3 Câu hỏinghiên cứu 12

4 Mục tiêu nghiên cứu củaluậnán 12

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu củaluận án 13

1.2 Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứuvềTDC 26

1.2.1 Lý thuyết lợi thếsosánh 26

1.2.2 Lý thuyết lợi thếcạnhtranh 27

1.2.3 Lý thuyết các bênliênquan 28

1.3 Năng lực cạnh tranh điểm đếndulịch 30

1.3.1 Định nghĩa năng lực cạnh tranh điểm đếndulịch 30

1.3.2 Các yếu tố của năng lực cạnh tranh điểm đếndulịch 37

1.3.3 Năng lực cạnh tranh với phát triển bền vững điểm đếndulịch 60

Trang 6

1.3.4 Các nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh các điểm đến du

lịch.63CHƯƠNG 2.PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨUĐỊNHLƯỢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN

2.1 Tổng quan về điểm đến du lịch Cộng hòa Dân chủ NhândânLào 72

2.1.1 Khái quát về tiềm năng các điểm du lịch của nướcCHDCND Lào 72

2.1.2 Sản phẩm du lịch tiêu biểu củaCHDCNDLào 76

2.1.3 Kết quả hoạt động của ngành du lịch của nước CHDCND Lào trongthời gianqua 77

2.1.4 Định hướng phát triển du lịchcủaLào 81

2.2 Phát triển mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đếnCHDCNDLào 83

2.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng đánh giá TDCCHDCNDLào 115

2.3.1 Phương pháp thu thậpdữliệu 115

2.3.2 Xác định kích thước mẫu và phương phápchọnmẫu 116

2.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu kiểm định mô hình đánhgiáTDC 116

2.3.4 Thống kê mô tả đánh giá TDCCHDCNDLào 119

2.3.5 Phân tích mức độ quan trọng - thực hiện (IPA) đánh giá phân bổ nguồnlựcchoTDC 119

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCHCHDCNDLÀO 122

3.1 Mô tả mẫukhảosát 122

3.2 Kiểm định mô hình đo lường TDCCHDCNDLào 124

3.2.1 Phân tích hệ số tin cậyCronbach’salpha 124

3.2.2 Phân tích nhân tố khámphá(EFA) 128

3.2.3 Phân tích nhân tố khẳngđịnh(CFA) 132

3.3 Đánh giá TDC của Cộng hòa Dân chủ NhândânLào 139

3.3.1 Mức độ đạt được của các yếu tố cấu thành TDC của CHDCND Lào.139 3.3.2 Mức độ đạt được của các thuộc tính ở mỗi yếu tố xác định TDC củaCHDCNDLào 141

3.4 Kết quả IPA về việc phân bổ các yếu tố của TDCCHDCNDLào 154

Trang 7

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ CÁCHÀMÝ 159

4.1 Kết luận nghiên cứu và cácthảoluận 159

PHỤ LỤC 1:PHỎNG VẤNCHUYÊN SÂU 13

PHỤ LỤC 2:DANH SÁCH THÀNH PHẦNCHUYÊNGIA 20

PHỤ LỤC 3:BẢNGCÂUHỎI 21

PHỤ LỤC 4:KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔTẢMẪU 32

PHỤ LỤC 5:KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦATHANGĐO 34

PHỤ LỤC 6:KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁMPHÁ EFA 40

PHỤ LỤC 7:KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNGĐỊNHCFA 47

PHỤ LỤC 8:KẾTQUẢIPA 50

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TDC Tourism destination competitiveness

Năng lực cạnh tranh điểm đến dulịch

IPA Importance - Performance Analysis

CFA Confirmatory Factor Analysis

EFA Exploratory Factor Analysis

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Định nghĩa về năng lực cạnh tranhđiểmđến 31

Bảng 1.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của các quốc gia/vùng thuộc quốcgia, các nghiên cứu đãcôngbố 67

Bảng 2.4 Các thuộc tính của các yếu tố TDC điểm đến CHDCND Lào đã hiệuchỉnh sau nghiên cứuđịnhtính 106

Bảng 3.1 Kết quả phân tích mô tảthốngkê 122

Bảng 3.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng củatừng thang đo đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch điểmđếnLào 124

Bảng 3.3 Kết quả phân tích KMO và kiểmđịnhBartlett 128

Bảng 3.4 Kết quả phân tích nhân tố khámpháEFA 129

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị hội tụ củathangđo 134

Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra vùng điềukiện Fornell-Lacker 138

Bảng 3.7 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các yếutốTDC 139

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Nguồnlực cốt lõi và các yếu tố thu hút chính của điểmđếnLào 141

Bảng3.9.KếtquảđánhgiámứcđộthựchiệncủacácthuộctínhcủayếutốCơsở hạ tầng và chất lượng dịch vụ du lịch của điểmđếnLào 143

Bảng3.10.KếtquảđánhgiámứcđộthựchiệncủacácthuộctínhcủayếutốCơsở hạ tầng chung tại điểmđếnLào 144

Bảng 3.11 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Cácyếu tố điều kiện, hỗ trợ của điểmđếnLào 145

Trang 10

Bảng 3.12 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố

Chínhsách, quy hoạch và phát triển du lịch của điểmđếnLào 148 Bảng3.13.KếtquảđánhgiámứcđộthựchiệncủacácthuộctínhcủayếutốQuản lý điểm đến du lịchCHDCNDLào 151 Bảng 3.14 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Yếu tốcầu của điểm đến du lịchCHDCNDLào 153

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 1.2 Mô hình của Dwyer vàKim’s(2003) 41

Hình 1.3 Các yếu tố quyết định tính cạnh tranh thị trường, Mô hình cạnh tranh điểmđến của Hassan( H a s s a n , 2000) 42

Hình2.1.Môhìnhnănglựccạnhtranhdu lịchđiểmđếnnước CHDCNDLàođề xuất 85

Hình 3.2 Mô hình phân tích mức độ quan trọng vàthựchiện 121

Hình 3.1 Kết quả CFA của thang đo TDC CHDCND Lào (đãchuẩn hoá) 133

Hình 3.2 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các yếutốTDC 140

Hình 3.3 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Nguồnlực cốt lõi và các yếu tố thu hút chính của điểmđếnLào 142

Hình 3.4 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Cơ sở hạtầng và chất lượng dịch vụ du lịch của điểmđếnLào 143

Hình 3.5 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Cơ sở hạtầng chung tại điểmđếnLào 145

Hình 3.6 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Các yếutố điều kiện, hỗ trợ của điểmđếnLào 147

Hình 3.7 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Chínhsách, quy hoạch và phát triển du lịch của điểmđếnLào 149

Hình3.8.KếtquảđánhgiámứcđộthựchiệncủacácthuộctínhcủayếutốQuảnlý điểm đến du lịchCHDCNDLào 152

Hình 3.9 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các thuộc tính của yếu tố Yếu tốcầu của điểm đến du lịchCHDCNDLào 153

Hình 3.10 Mô hình tầm quan trọng - mức độ thực hiện (IPA) TDC Cộng hòa Dânchủ NhândânLào 157

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của nghiêncứu

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2018) trong thế kỷ 21, du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng trên phạm vi toàn cầu, và có vai trò ngày càng tăng trong sự phát triển nền kinh tế thế giới Ngành du lịch đã phát triển thành một lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các quốc gia trên thế giới (Balaguer và Cantavella-Jordá, 2002; Cárdenas-García và cộng sự, 2015; Mowforth và Munt, 2008; Tugcu, 2014) Ngành du lịch cũng là một động lực quan trọng hướng tới xóa đói giảm nghèo và chênh lệch giữa các vùng, đặc biệt là ở các điểm đến du lịch mới nổi, thông qua gia tăng việc làm và các hoạt động kinh tế đi kèm du lịch.

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các điểm đến khác nhau trên thế giới đã làm gia tăng mạnh mẽ sự cạnh tranh giữa các điểm đến (Cracolici và cộng sự, 2008; Eraqi, 2009) Bất chấp sự sụt giảm hiện tại về các dòng du lịch do đại dịch (Fotiadis và cộng sự 2020), sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn khi đại dịch kết thúc Các nhà quản lý điểm đến du lịch ngày càng nhận thấy việc duy trì năng lực cạnh tranh của điểm đến là một yếu tố quan trọng để tồn tại trên thị trường du lịch năng động và bão hòa ngày nay (Luštický và Štumpf, 2021; Mat Som và cộng sự, 2021; Zainuddin và cộng sự, 2013) Năng lực cạnh tranh là điều cần thiết cho sự thành công của một điểm đến và đảm bảo sự thịnh vượng của điểm đến (Mazanec và cộng sự, 2007; Leung và Baloglu, 2013) Các điểm đến cần nhận thức được những gì làm cho nó cạnh tranh hơn các điểm đến khác và phải phát triển, cải thiện chúng Một điểm đến phải duy trì được tính cạnh tranh bằng cách tối ưu hóa hết tiềm năng của mình để duy trì và kiểm soát được một phần thị trường du lịch đang phát triển rất nhanh (Hanafiah, Hemdi, và Ahmad, 2016b) Chính vì vậy, chủ đề về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch (TDC) đã được các nhà nghiên cứu và hoạch định chiến lược điểm đến du lịch quan tâm rất lớn (Mangion, Cooper, Cortes-Jimenez, và Durbarry, 2012; Mendola và Volo, 2017) Thúc đẩy TDC đã trở thành một thách thức chính đối với một số quốc gia và là lĩnh vực nghiên cứu du lịch chính, với hơn một trăm

Trang 13

bài báo được xuất bản trong 20 năm qua (Cronjé và du Plessis, 2020) Nó là mối quan tâm lớn đối với các tổ chức quản lý điểm đến (DMO) và các nhà hoạch định chính sách du lịch.

TDC được xác định là yếu tố then chốt cho sự thành công của các điểm đến du lịch Điều này đã khuyến khích nhiều nghiên cứu được thực hiện để dần dần làm cho khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trở nên dễ hiểu hơn Phần lớn các nghiên cứu ban đầu tập trung vào các khía cạnh riêng lẻ của năng lực cạnh tranh điểm đến mà ít chú ý đến việc phát triển một khuôn khổ toàn diện gồm nhiều thành phần khác nhau quyết định vị thế cạnh tranh của một điểm đến du lịch Các mô hình lý thuyết nổi tiếng nhất về năng lực cạnh tranh tổng thể của du lịch là của Crouch và Ritchie (1999), được cải tiến thêm trong Ritchie và Crouch (2000) và được mô tả chi tiết hơn trong Ritchie và Crouch (2003) Các mô hình khác về năng lực cạnh tranh của điểm đến mang tính thực nghiệm được áp dụng với mục đích phân tích vị thế cạnh tranh của các điểm đến cụ thể (Sirše và Mihalič, 1999; Dwyer và cộng sự, 2003; Enright và Newton, 2004; Gomezelj và Mihalič, 2008) Tuy nhiên vẫn có một số điểm bất đồng và chưa đạt được sự đồng thuận về cách tiếp cận và phương pháp hay nhất được sử dụng (Miličević, Mihalič, và Sever 2017) Do đó việc hiểu biết về các nghiên cứu hiện tại về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và tiếp tục thực hiện nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm du lịch là rất quantrọng.

Theo Novais (2020), trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến, đo lường nó là một trong những chủ đề chính được nhiều nhà khoa học tiếp tục quan tâm Hiểu biết về năng lực cạnh tranh của/điểm đến, đo lường nó đặc biệt có ý nghĩa vì giúp cho các nhà quản lý điểm đến hiểu được vị thế cạnh tranh của họ và cung cấp thông tin cần thiết để cải thiện vị thế đó (Gmezelj và Mihalič, 2008; Abreu-Novais và cộng sự, 2016) Nhìn chung việc đo lường năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được thừa nhận là phức tạp và tốn nhiều thời gian do có nhiều yếu tố cần được đưa vào (Hallmann, Müller và Feiler 2014) Để đối phó với sự phứctạpnhưvậy,cácnhànghiêncứuđãsửdụngmộtcáchtổngthểcácquanđiểm

Trang 14

liên quan đến những gì cần được đo lường, cách thức và đối tượng để tìm kiếm phương pháp đo lường hiệu quả nhất (Abreu Novais, Ruhanen và Arcodia 2015).

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến có thể được tiếp cận từ cung, từ cầu hoặc đồng thời cả hai Cronje và du Plessis (2020) đã thực hiện một nghiên cứu tổng hợp về các nghiên cứu về TDC từ năm 1997 đến năm 2018 đã nhận thấy rằng 84% nghiên cứu được thực hiện từ phía cung, 14% từ phía cầu và 4% liên quan đến cả hai bên Sở dĩ các nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận từ phía cung nhiều hơn bởi đa phần nhà nghiên cứu cho rằng những người trong ngành du lịch sẽ có kinh nghiệm, thông tin, kiến thức về tài nguyên trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như các hoạt động quản lý điểm đến và chính sách cho phát triển du lịch, vì thế họ có khả năng đánh giá tốt hơn các thuộc tính về năng lực cạnh tranh của một điểm đến Theo Enright và Newton (2004), các nhà điều hành trong ngành du lịch là những người biết nhiều hơn về điều gì làm cho một điểm đến trở nên cạnh tranh Ngoài ra, Cronje và du Plessis (2020) đã chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu về TDC đều chủ yếu được thực hiện ở lục địa Châu Âu, cho thấy cần phải tập trung vào các lục địa khác Những nghiên cứu về TDC du lịch hầu như chưa được thực hiện ở những nền kinh tế kém phát triển nên cần phải được quantâm.

Trong những năm qua, nước CHDCND Lào đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ Lào ưu tiên thúc đẩy du lịch Điều này đã góp phần giúp nền kinh tế Lào phát triển và đưa vẻ đẹp thanh bình, êm ả của đất nước Lào đến với bạn bè quốc tế Với nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc và hấp dẫn, Lào đã thu hút được một số du khách quốc tế đến thăm và du lịch, mang lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế, giúp thúc đẩy các ngành nghề kinh doanh liên quan du lịch, tạo nhiều việc làm cho người dân, kích thích phát triển cơ sở hạ tầng Theo BTTVHDL Lào, số lượng du khách quốc tế đến Lào đã gia tăng nhưng không mạnh trong những năm qua Năm 2015, du lịch Lào thu hút 4,7 triệu người, đóng góp vào nền kinh tế Lào hơn 725 triệu USD; năm 2019 đạt hơn 4,8 triệu người và mang đến nguồn thu khoảng 934 triệu USD Đã có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covidnhưngkếtquảlượngkháchquốctếđếndulịchhiệnnayvẫncònrấtkhiêm

Trang 15

tốn Mặc dù tiềm năng đa dạng song du lịch của nước CHDCND Lào chưa thực sự phát triển tương xứng, biểu hiện rõ với kết quả tăng trưởng của du lịch còn thấp.

Từ luận giải những lý do trên, nghiên cứu của luận án được thực hiện để xác định mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cho điểm đến du lịch của CHDCND Lào là cần thiết, có ý nghĩa đóng góp về lý luận và thực tiễn Nghiên cứu sẽ góp phần phát triển lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu để xác định những gì cần được đo lường năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch theo quan điểm từ phía cung, đối tượng được cho là thích hợp, tốt hơn để đánh giá các thuộc tính về năng lực cạnh tranh của một điểm đến Nghiên cứu được thực hiện cho điểm đến du lịch của một nền kinh tế đang kém phát triển ở châu Á Đề tài thực hiện đánh giá mức độ cạnh tranh được đo lường cụ thể với các đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội văn hóa riêng có của nước CHDCND Lào cũng như đánh giá được việc thực thi phân bổ nguồn lực hiện nay để tạo lập năng lực cạnh tranh sẽ giúp các nhà quản lý trong ngành du lịch ở đây Trên cơ sở đó nghiên cứu sẽ đề xuất những chính sách và định hướng giải pháp phù hợp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của du lịch ở đây thu hút du khách trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường du lịch trong khu vực và thế giới, từ đó CHDCND Lào có thể hướng đến sự phát triển du lịch bền vững Bởi theo Ritchie và Crouch (2000), khả năng cạnh tranh là ảo tưởng nếu không có tính bền vững nên để có tính cạnh tranh, sự phát triển du lịch của điểm đến phải bền vững, không chỉ về mặt kinh tế, không chỉ về mặt sinh thái mà còn về mặt xã hội, văn hóa và chính trị.

2 Tổngquan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến dulịch

Sự tăng trưởng mạnh mẽ về các dòng du lịch trên toàn thế giới trong ba thập kỷ qua đã làm gia tăng cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch Bất chấp sự sụt giảm hiện tại về các dòng du lịch do đại dịch (Fotiadis và cộng sự, 2020) sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn khi đại dịch kết thúc Các điểm đến du lịch tập trung nguồn lực, những đầu tư và sự chú ý vào những thuộc tính có thể có tác động có lợi nhất đến khả năng cạnh tranh của điểm đến (Crouch, 2011) TDC du lịch đã trở thànhchủđềrấtđượcquantâmcủacácnhàđiềuhànhquảnlýdulịchcủacácquốc

Trang 16

gia và các nhà nghiên cứu trong ngành du lịch (Cronjé và du Plessis, 2020).

Để hiểu biết về nghiên cứu TDC đã được các nhà nghiên cứu thực hiện như thế nào và do đó cho thấy những gì cần được tiếp tục nghiên cứu hoặc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, luận án đã thực hiện phân tích nội dung về các khía cạnh chính của các ấn phẩm đã được công bố Trọng tâm thực hiện phân tích dựa trên các tài liệu thông qua tìm kiếm các trang điện tử trực tuyến lưu trữ các nghiên cứu trên thế giới với những bài báo nghiên cứu khoa học được xuất bản trên các tạp chí nghiên cứu khoa học uy tín về năng lực cạnh tranh của điểm đến trong ngành du lịch Kết quả phân tích nội dung từ các ấn phẩm mà nghiên cứu chủ đề này tập trung vào đã cho thấy:

- Về vai trò của năng lực cạnh tranh của điểm đến: Các nhà nghiên cứu thống

nhất cao về tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh điểm đến trong môi trường ngày càng cạnh tranh của lĩnh vực du lịch Từ những năm 1980, một số học giả đã nắm bắt tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh của điểm đến và nỗ lực xác định các yếu tố góp phần làm cho một điểm đến trở nên cạnh tranh hơn cũng như xác định cách các điểm đến cạnh tranh và hoạt động với nhau (ví dụ: Bahar và Kozak, 2007; Crouch, 2010; Crouch và Ritchie, 1999; 2000; Dwyer và Kim, 2003; Heath, 2003) Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là điều quan trọng để một điểm đến có được vị trí thuận lợi trên thị trường du lịch thế giới và duy trì LTCT (Leung và Baloglu, 2013) Theo Akin và cộng sự (2021), một trong những yếu tố quyết định vị thế của ngành du lịch trong môi trường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu chính là điểm đến và vị thế cạnh tranh của nó Việc quản lý điểm đến để đạt được năng lực cạnh tranh cao là rất cần thiết khi nghiên cứu đối với ngành du lịch (Pike và Page, 2014) Môi trường thay đổi làm cho năng lực cạnh tranh trở thành một khái niệm phải đảm bảo tính thực tế, và đối với các nhà quản lý du lịch, các DN trong ngành và các điểm đến du lịch, các chiến lược cạnh tranh, cách thức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu là rất quan trọng để đi trước đối thủ (Saayman và Du Plessis, 2003) Đạt được LTCT bền vững theo Athiyaman và Robertson (1995) là rất cần thiếtv à đ ò i h ỏ i p h ả i l i ê n t ụ c á p d ụ n g n ă n g l ư ợ n g v à n g u ồ n l ự c v à o v i ệ c l ậ p k ế

Trang 17

hoạch chiến lược và kết quả từ các quyết định và hành động cần dựa trên các kết quả nghiên cứu cụ thể Các nhà quản lý điểm đến du lịch nhận thấy việc duy trì tính cạnh tranh của điểm đến là một yếu tố quan trọng để điểm đến tồn tại trong thị trường du lịch rất năng động và bão hòa ngày nay (Luštický và Štumpf, 2021; Mat Som và cộng sự, 2021; Zainuddin và cộng sự, 2013) Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà thực hành đã xem xét tác động đáng kể của năng lực cạnh tranh của điểm đến và các tác động thuộc tính của nó trong việc lập kế hoạch và phát triển một điểm đến dulịch.

- Về định nghĩa năng lực cạnh tranh điểm đến: Để hiểu được năng lực cạnh

tranh trong ngành du lịch, điều quan trọng đầu tiên là phải định nghĩa và mô tả khái niệm này (Hamarneh, 2015) Thuật ngữ cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu được thảo luận nhiều trong các chủ đề khác nhau và các lĩnh vực nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đều dựa trên công trình của Porter và phát triển như một bộ môn khoa học vào cuối những năm 70 Trong khi khái niệm năng lực cạnh tranh ban đầu xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng nó trong bối cảnh du lịch đã dẫn đến một loạt các cuộc tranh luận mới xung quanh việc khái niệm thuật ngữ này Tuy nhiên, du lịch chủ yếu là một ngành định hướng dịch vụ, nên các nhà nghiên cứu du lịch đã phải điều chỉnh các quan điểm, phát triển các mô hình và xác định các yếu tố mới có thể áp dụng phù hợp cho ngành du lịch Năng lực cạnh tranh của điểm đến, giống như năng lực cạnh tranh nói chung, là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa (Cracolici và Nijkamp, 2009; Li và cộng sự, 2013) Vì lý do này, một số lượng lớn các biến số đã được liên kết với thuật ngữ này (Heath, 2003), các yếu tố và quan điểm khác nhau đã được đề xuất Sự đa dạng của các phương pháp tiếp cận mô tả sự đa dạng trong các phát biểu định nghĩa và cho thấy rằng một sự thống nhất định nghĩa vẫn còn khó đạt được (Azzopardi, 2011; Botti và Peypoch, 2013; Mazanec và cộng sự, 2007) Mặc dù một số tác giả như Crouch và Ritchie (1999), Dwyer và Kim (2003), Enright và Newton (2004) và Heath (2002) đã xác định năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, vẫn có sựchưathốngnhấthoàntoàntrongtàiliệuvềnănglựccạnhtranhđòihỏinhữnggì

Trang 18

(Hamarneh, 2015) do có sự khác biệt giữa các định nghĩa, các yếu tố cạnh tranh của điểm đến du lịch.

- Về các khía cạnh và thuộc tính xác định năng lực cạnh tranh điểm đến: Các

yếu tố hay các khía cạnh xác định năng lực cạnh tranh của một điểm đến là chủ đề được quan tâm lớn nhất trong các nghiên cứu về TDC Những nỗ lực tạo ra một khung lý thuyết và khái niệm cho phân tích TDC đã đạt được sức hút trong những năm 1990 (Azzopardi và Nash, 2016) Những nghiên cứu này chủ yếu mở rộng các nghiên cứu trước đó về tính hấp dẫn của điểm đến, kết nối nó với các chiến lược cạnh tranh du lịch và năng lực cạnh tranh của thị trường du lịch (Narasimha, 2000; Porter, 1990; Waheeduzzaman và Ryans, 1996, Pearce, 1997) Các nghiên cứu đầy đủ về năng lực cạnh tranh du lịch đã được phát triển đầu tiên bởi Crouch và Ritchie (1994, 1995, 1999), Ritchie và Crouch (2000, 2003) Các tác giả này cơ bản đã đề xuất một mô hình khái niệm để xác định năng lực cạnh tranh và sự thành công của một điểm đến du lịch bền vững, dựa trên “Mô hình kim cương quốc gia” do Porter (1990) phát triển Họ làm như vậy bằng cách phân tích một tập hợp các yếu tố đã được xác định và ưu tiên bởi các CEO của các tổ chức quản lý điểm đến (DMO's) Mô hình này so sánh lợi thế của việc phân bổ nguồn lực sẵn có tại mỗi điểm đến của du khách với LTCT, được coi là nguồn lực sẵn có của mỗi điểm đến để đóng góp vào tăng trưởng và phát triển du lịch Môi trường toàn cầu (vĩ mô) và môi trường cạnh tranh (vi mô) có ảnh hưởng quan trọng đến các điểm du lịch, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức hấp dẫn của chúng Ritchie và Crouch (1993) xác định mô hình bốn nhóm yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh Sau đó, dựa trên mô hình được phát triển bởi Crouch và Ritchie (1993, 1999), Dwyer đã phát triển một mô hình toàn diện về TDC (Dwyer và cộng sự, 2003) Các công trình của Dwyer và Kim (2003), Dwyer và cộng sự (2004) tập trung vào việc xác định một bộ chỉ số, phân loại thành bảy nhóm lớn (Nguồn lực ưu đãi, Nguồn lực được tạo ra, Yếu tố hỗ trợ, Quản lý điểm đến, Điều kiện tình huống, Yếu tố nhu cầu và Chỉ số hoạt động thị trường) liên quan đến năng lực cạnh tranh của điểm đếndulịch, và bao gồm hầu hết các khía cạnh được xác định bởi mô hình phát triển của Crouchvà

Trang 19

Ritchie, cũng như các yếu tố chính của TDC được xác định bởi Buhalis (2000), Hassan (2000) và Mihalic (2000) Mô hình được phát triển bởi Heath (2003) có cấu trúc giống như một ngôi nhà bao gồm bốn yếu tố thiết yếu Những đóng góp khác gần đây hơn tập trung vào việc lý thuyết hóa và phát triển các mô hình TDC là của Go (2013), Hong (2009), Navickas và Malakauskaite (2009), và Omerzel (2006) Các mô hình này tập trung vào việc xác định và giải thích các động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của điểm đến, trong một số trường hợp đã có những đóng góp gia tăng, tuy nhiên trong một số trường hợp khác, không thể có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các mô hình phức hợp với danh sách đầy đủ các chỉ số (Abreu-Novais và cộng sự, 2018).

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng điểm đến cần nhận thức được ý nghĩa của việc cạnh tranh dựa trên định nghĩa chung về năng lực cạnh tranh và hiểu các mô hình và yếu tố cạnh tranh Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc nỗ lực đo lường năng lực cạnh tranh của các điểm đến và xác định các yếu tố hoặc khía cạnh hỗ trợ nâng cao vị thế cạnh tranh của chúng (Abreu-Novais và cộng sự, 2016) Ngoài các mô hình phát triển cơ sở lý thuyết và khái niệm cho năng lực cạnh tranh của điểm đến như những mô hình đã đề cập ở trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được phát triển trên cơ sở áp dụng một số mô hình trong đó, sử dụng dữ liệu về các điểm đến cụ thể để đánh giá mức độ các thuộc tính liên quan đến năng lực cạnh tranh du lịch của điểm đến (Crouch, 2011) Thông thường, năng lực cạnh tranh được đo lường thông qua các chỉ số tổng hợp, đòi hỏi phải thu thập dữ liệu dựa trên vô số chỉ số đơn giản (Croes và Kubickova, 2013) OECD (2010a và b, 2011a và b) và Ngân hàng Thế giới (2001) nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận đo lường năng lực cạnh tranh du lịch từ góc độ đa chiều nhưng cũng chỉ ra rằng không có hệ thống với các chỉ số hoàn hảo Việc thiết lập một danh sách phù hợp các biến và khuyến khích cải tiến trong việc đo lường chúng là một bước quan trọng trong phân tích toàn diện về năng lực cạnh tranh Do sự khác biệt trong các tài liệu và các nghiên cứu có sẵn về chủ đề phong phú này, nhu cầu thực hiện đánh giá về năng lực cạnh tranhcủađiểmđếndulịchđểđảmbảocócáinhìnsâusắchơnchocácnghiêncứu

Trang 20

trong tương lai và sẽ đảm bảo lợi ích lớn hơn cho điểm đến Theo Dwyer và cộng sự (2000), rất có giá trị đối với ngành du lịch và chính phủ khi có kiến thức về năng lực cạnh tranh Các nghiên cứu dựa trên điểm đến cụ thể về năng lực cạnh tranh sử dụng cách tiếp cận chủ yếu theo mô hình Dwyer-Kim (2003) và Ritchie và Crouch (2003) Dựa trên mô hình đó, các yếu tố hoặc biến số quyết định thích hợp được kết hợp cho phép mở rộng việc đo lường năng lực cạnh tranh các điểm đến cụthể.

Mặt khác, một số tác giả đã liên kết khái niệm năng lực cạnh tranh với khái niệm bền vững (Ritchie và Crouch, 2000; Hassan, 2000; Mihalic, 2000; Heath, 2002) Trong nhiều năm qua, mối quan hệ giữa tính bền vững của du lịch và khả năng cạnh tranh đang tiếp tục được thảo luận Tính bền vững là một vấn đề quan trọng trong các tài liệu về năng lực cạnh tranh của điểm đến, nhưng các nghiên cứu hiện có chủ yếu là lý thuyết hơn là thực tiễn (Saarinen 2006, Cucculelli và Goffi, 2014) Cucculelli và Goffi là những người tiên phong tìm kiếm mô hình nhằm kiểm tra vai trò của tính bền vững trong TDC Câu hỏi quan trọng là phân tích xem tính bền vững có đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích khả năng cạnh tranh của điểm đến ở các nước đang phát triển hay không.

- Về phương pháp tiếp cận đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Nghiên cứu TDC đã được thực hiện tiếp cận từ cung hoặc từ cầu hoặc đồng thời cả hai Dựa trên chọn lọc trên 121 bài báo trên các tạp chí uy tín về TDC từ năm 1997 đến năm 2018, Cronje và du Plessis (2020) đã xác nhận rằng hầu hết các nghiên cứu về TDC đều được thực hiện từ phía cung, ít được thực hiện từ phía cầu và rất hiếm liên quan đến cả hai bên Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếp cận từ cung được ưa chuộng hơn là do họ cho rằng những người hành nghề du lịch với kinh nghiệm, thông tin, kiến thức và sự quen thuộc của họ với các vấn đề liên quan đến quản lý điểm đến và chính sách du lịch, có thể đánh giá tốt hơn các thuộc tính về năng lực cạnh tranh của điểm đến Các nhà điều hành có thể biết nhiều hơn về điều gì làm cho một điểm đến trở nên cạnh tranh (Enright và Newton, 2004) Khách du lịch có thể đánh giá các đặc điểm tiêu chuẩn về mức độ hấp dẫn của điểm đến, nhưng ít có năngl ự c đ á n h g i á c á c y ế u t ố ả n h h ư ở n g đ ế n t í n h c ạ n h t r a n h c ủ a đ i ể m đ ế n , n h ư

Trang 21

chính sách du lịch, quản lý điểm đến, điều kiện hỗ trợ và điều kiện tình huống (Omerzel Gômezelj, và Mihalič, 2008) Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng khách du lịch là những người xác định một phần năng lực cạnh tranh của một điểm đến khi họ quyết định đến quốc gia nào (Andrades- Caldito và cộng sự, 2014), vì thế họ cho rằng cần tiếp cận nghiên cứu từcầu.

- Về các điểm đến được nghiên cứu: Nhiều trong số các nghiên cứu về TDC

ban đầu không dựa trên một quốc gia/lục địa cụ thể, mà là các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành du lịch hoặc điểm đến nói chung Theo Cronjé và Plessis (2020), nhiều nghiên cứu được tập trung ở các nước Châu Âu hoặc kết quả nghiên cứu đã được xuất bản ở đó, cụ thể là các nghiên cứu dựa trên các quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp, Serbia và Slovenia Các nghiên cứu về các điểm đến châu Phi chủ yếu là ở Nam Phi Những bài báo về điểm đến du lịch là các quốc gia từ lục địa Châu Á là ít, chỉ xuất hiện ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan.

Từ phân tích tổng quan trên cho thấy TDC du lịch đã được các nhà nghiên cứu thừa nhận là rất quan trọng cho sự thành công của ngành du lịch của một đất nước, một vùng, địa phương Như Gomezelj và Mihalič (2008) đã tuyên bố, trong một thị trường du lịch ngày càng cạnh tranh hơn, vấn đề then chốt đối với một điểm đến là phân tích vị thế cạnh tranh của nó để cải thiện TDC tổng thể Vì thế một cái nhìn toàn diện hơn về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch rõ ràng là một trong những chủ đề cần được nhiều nhà khoa học tiếp tục quan tâm Nhiều nghiên cứu đã tìm cách xác định điểm yếu và điểm mạnh TDC của các quốc gia, tuy nhiên còn có những hạn chế được nhận thấy.

Thứ nhất, các nghiên cứu ứng dụng đầu tiên nhằm đánh giá TDC ở cấp quốc

gia hoặc khu vực đã có từ gần hai thập kỷ trước (Sirše và Mihalič, 1999; Kim và Dwyer, 2003; Dwyer và cộng sự, 2004; Hudson, Ritchie và Timur, 2004; Enright và Newton, 2004) và kể từ đó sự quan tâm và kết quả nghiên cứu ngày càng tăng đối với các quốc gia ở các nước phát triển, nhưng hầu như không có bằng chứng từ các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển Đây là khoảng trống thứ nhất làm cơ sở cho

Trang 22

nghiên cứu này cần được thực hiện.

Thứ hai, vẫn chưa có mô hình lợi thế cạnh tranh điểm đến du lịch phù hợp với

các đặc điểm địa lý, nhân khẩu học và kinh tế văn hóa xã hội riêng có của nước CHDCND Lào Cho đến nay, các mô hình sẵn có để đo lường năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến một quốc gia là mô hình Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (Travel và Tourism Competitiveness Index-TTCI) và mô hình Bảng điều khiển du lịch (UNWTO Tourism Dashboard ‘model’) Mặc dù hai mô hình này đưa ra sự xếp hạng phản ánh hiệu suất năng lực cạnh tranh du lịch của một quốc gia nhưng chúng sử dụng các thông số khác nhau Mô hình TTCI được cấu trúc dựa trên các khía cạnh và các chỉ số, trong khi mô hình UNWTO dựa trên số lượt khách đến du lịch Một số nước, chẳng hạn như Indonesia đã sử dụng mô hình TTCI và có được thứ hạng tăng đáng kể từ vị trí 81 năm 2010 lên 40 năm 2019 (WEF, 2019) Tuy nhiên, thứ hạng theo mô hình TTCI đó không tuyến tính khi so sánh với dữ liệu du khách đến du lịch đây theo UNWTO (Bank Indonesia, 2020) Mô hình của UNWTO không thể giải thích những khía cạnh/chỉ số nào làm cho năng lực cạnh tranh du lịch của một quốc gia đã được cải thiện hoặc đang xấu đi hoặc xác định được điều gì là quan trọng đối với TDC Còn đối với vị trí xếp hạng trong TTCI có thể không phản ánh năng lực cạnh tranh du lịch của một quốc gia xét theo số lượng khách du lịch, nhưng mô hình TTCI đã được quan tâm vì có thể giải thích những chỉ số nào làm cho năng lực cạnh tranh du lịch của một quốc gia vượt trội hay kém hơn Tuy nhiên, một số chuyên gia (Hanafiah và cộng sự, 2016; Croes và Semrad, 2018; Croes và Kubickova, 2013; Pulido-Fernández, 2016) lại tuyên bố rằng mô hình TTCI phù hợp hơn với các nước phát triển Đây là khoảng trống nghiên cứu thứ hai làm cơ sở đối với luận án Trong bối cảnh của nước CHDCND Lào, hạn chế của mô hình TTCI và mô hình UNWTO có thể được giải quyết bằng cách xây dựng một mô hình có khả năng mô tả chi tiết theo cách đa chiều, liên quan đến các khía cạnh/chỉ số về năng lực cạnh tranh mà nó phù hợp với các đặc điểm địa lý, nhân khẩu học và kinh tế xã hội của điểm đến CHDCND Lào theo hướng phát triển bền vững Goffi (2013) cho rằng các thuộc tính của TDC không thể áp dụng và phùh ợ p

Trang 23

với tất cả điểm đến Mô hình TDC chung và phổ quát được áp dụng rộng rãi vẫn chưa có (Hanafiah và Zulkifly, 2019) Những khoảng trống xuất hiện trong nghiên cứu TDC không chỉ ở CHDCND Lào mà còn ở các quốc gia khác, củng cố thêm cơ sở cho thực hiện nghiên cứu này Nó phản ánh quan điểm rằng mô hình TDC toàn diện chưa được phát triển đầy đủ để có thể áp dụng ở tất cả các điểm đến và mỗi điểm đến quốc gia đều có một mô hình riêng mà nó sẽ phù hợp với đặc điểm của đất nước đó (Hanafiah và cộng sự, 2016) Không có định nghĩa vững chắc và đồng thuận về TDC bởi vì không có mô hình nào là hoàn toàn thỏa đáng Định nghĩa và đo lường của nó vẫn còn gây tranh cãi tùy thuộc vào thời điểm và nơi nó được áp dụng (Croes và Semrad, 2018) Do đó, mục đích của nghiên cứu này là xây dựng một mô hình TDC thể hiện các đặc điểm địa lý, nhân khẩu học và kinh tế xã hội độc đáo của nước CHDCND Lào theo hướng phát triển du lịch bền vững Mô hình này được xây dựng dựa trên các khía cạnh đa chiều của TDC và được hiệu chỉnh dựa trên bối cảnh cụ thể của các địa phương nước CHDCNDLào.

3 Câu hỏi nghiêncứu

Nghiên cứu tổng quan tài liệu ở trên đã cho thấy những khoảng trống trong nghiên cứu về chủ đề này Vì thế nghiên cứu này tìm kiếm các câu trả lời cho ba câu hỏi sau đây:

1 Mô hình với những yếu tố và các thuộc tính nào cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nước CHDCND Lào theo hướng phát triển du lịch bền vững?

2 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nước CHDCND Lào được đánh giá như thếnào?

3 Xác định được nguồn lực hiện tại đang được đầu tư trong việc thực hiện được TDC nước CHDCND Lào như thế nào và do đó nêu điều chỉnh sự phân bố lại nhằm thúc đẩy tốt hơn TDC nước CHDCND Lào trong thời giantới?

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận ánMục tiêuchung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về TDC du lịch theo

Trang 24

hướng phát triển du lịch bền vững từ phía cung, luận án đề xuất và kiểm định mô hình tổng thể và đơn giản với những yếu tố và thuộc tính cấu thành và thực hiện đánh giá thực tiễn TDC nước CHDCND Lào Ngoài ra luận án còn phân tích để xác định sự hợp lý trong việc đầu tư nguồn lực hiện tại đối với TDC của Lào Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu luận án đề xuất những định hướng quản trị để tăng cường được TDC du lịch nước CHDCND Lào trong thời gian tới theo hướng bền vững.

Mục tiêu cụ thể

1 Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá TDC theo hướng phát triển du lịch bềnvững.

2 Đề xuất và kiểm định một mô hình tổng thể với các yếu tố và thuộc tính giá trị và tin cậy cấu thành TDC nước CHDCND Lào theo hướng phát triển du lịch bền vững.

3 Đánh giá TDC du lịch của nước CHDCND Lào với các khía cạnh đã xác định theo mô hình được kiểmđịnh.

4 Sử dụng phân tích tầm quan trọng và hiệu suất thực hiện (IPA) để đánh giá được việc phân bổ các nguồn lực cho các yếu tố TDC nước CHDCND Lào hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng quản trị để tăng cường được TDC du lịch nước CHDCND Lào trong thời gian tới theo hướng bềnvững.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận ánĐối tượng nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và nghiên cứu thực tiễn về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.

Phạm vi nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đặt ra và đạt được các mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau:

Về nội dung nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về điểm đến và các cấp độ điểm đến, TDC du lịch, các vấn đề lý luận và phương pháp luận về đánh giá TDC du lịch.

Trang 25

Về đối tượng khảo sát

Luận án này sẽ thực hiện nghiên cứu từ phía cung, dữ liệu được thu thập phản ánh quan điểm từ các bên liên quan cung cấp sản phẩm điểm đến du lịch Lào Lý do cho việc chọn nghiên cứu từ phía cung là: mặc dầu các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có thể thực hiện theo quan điểm của các bên liên quan phía cung (các tổ chức liên quan trong việc cung cấp sản phẩm tổng thể điểm đến để du khách trải nghiệm), hoặc từ cầu (các du khách đến du lịch, trải nghiệm tại điểm đến) hoặc cả hai Nghiên cứu này ủng hộ quan điểm rằng những người trong nghề du lịch là những người có kinh nghiệm, đầy đủ thông tin, có kiến thức phù hợp liên quan đến các thuộc tính về năng lực cạnh tranh của điểm đến Họ là những người biết nhiều về làm thế nào để sản phẩm điểm đến du lịch của mình hoạt động trở nên cạnh tranh đặc biệt tiếp cận theo hướng phát triển du lịch bền vững Khách du lịch không thể xác định các yếu tố khác nhau liên quan đến TDC theo hướng bền vững, chẳng hạn như quản lý điểm đến, chính sách và quy hoạch du lịch (Enright và Newton, 2004) Do đó, việc phỏng vấn những người có thể trả lời câu hỏi về các vấn đề quản lý và thu hút, bao gồm các bên liên quan quản lý và người thực hành du lịch, là rất quantrọng.

Về không gian:Luận án nghiên cứu đối với điểm đến du lịch quốc gia là

CHDCND Lào Đây là sự tiếp cận trên cơ sở theo quan điểm của những nhà nghiên cứu cho rằng không cần thực hiện sự so sánh rõ ràng với điểm đến khác mà giả định có một sự so sánh ngầm và chỉ khám phá một điểm đến cụ thể.

Về thời gian

- Các số liệu thứ cấp về phát triển điểm đến du lịch được thu thập chủ yếu cho giai đoạn 2015-2023 từ các tổ chức quản lý du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; dữ liệu sơ cấp định tính và định lượng thu thập trong các năm 2021 và2022.

- Các nội dung định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch nước CHDCND Lào được luận giải và đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn2030.

Trang 26

6 Khung nghiêncứu

Khung nghiên cứu của luận án được khái quát ở hình 1.1 Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu đề xuất, nghiên cứu này đã áp dụng một thiết kế nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp Nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp được đặc trưng bởi sự kết hợp hoặc tích hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau (Creswell và Plano Clark, 2011) Ở giai đoạn đầu, luận án đã tổng hợp các tài liệu để xác định được các mô hình nền tảng lý thuyết về TDC, các mô hình thực nghiệm xác định các yếu tố và thuộc tính/chỉ số đã được nghiên cứu để đánh giá TDC của một điểm đến cấp quốc gia hoặc vùng rộng lớn của quốc gia, lựa chọn để xác định mô hình đánh giá TDC nước CHDCND Lào với mục đích phát triển du lịch Lào theo hướng bền vững Phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn chuyên gia đã được thực hiện nhằm hiệu chỉnh các thuộc tính/chỉ số xác định TDC bối cảnh hóa theo đặc trưng điểm đến nước CHDCND Lào Sau đó, nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng khảo sát để thu thập dữ liệu với bản câu hỏi từ quan điểm của những người có kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý liên quan đến đáp ứng nhu cầu du khách thông qua cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch ở điểm đến CHDCND Lào, bao gồm các nhà quản trị ở cả khu vực công và ngành kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, các nhà tư vấn du lịch, giảng viên ngành du lịch Sau khi dữ liệu thu thập được xử lý để đảm bảo tin cậy, dữ liệu định lượng được phân tích bằng sự hỗ trợ của các kỹ thuật phân tích thống kê để kiểm định mô hình phát triển và đánh giá được TDC của nước CHDCND Lào cùng với xem xét việc phân bổ nguồn lực hiện tại cho nó đang như thế nào để có cơ sở hiệu chỉnh phân bổ nguồn lực cho việc cải thiện TDC trong thời gian tới Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu được thảo luận và đưa ra các hàm ý về khoa học và thực tiễn quản trị cho các bên liênquan.

Trang 27

Mô hình các yếu tố và thuộc tính xác định

Tổng hợp tài liệu

Các thuộc tính TDC đề xuất được hiệu chỉnh theo đặc trưng điểm đến CHDCND Lào

Nghiên cứu định tính Phỏng vấn chuyên gia Phỏng vấn nhóm

Hàm ý từ các kết quả -Đóng góp thực tiễn đối TDC CHDCND-Đóng góp lý thuyết về TDC

Nghiên cứu định lượng

Thu thập dữ liệu với BCHPhân tích thống kê đánh giá TDCIPA đánh giá phân bố nguồn lực cho

-Kết quả kiểm định mô hình TDCCHDCND Lào đề xuất

-Kết quả đánh giá TDC CHDCND Lào-Kết quả đánh giá phân bổ nguồn lực cho

TDC CHDCND Lào

Hình 1.1 Khung nghiên cứu

7 Ýnghĩa của nghiêncứu

Nghiên cứu này đóng góp lý thuyết về năng lực cạnh tranh của một điểm đến và thực tiễn năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cụ thể là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Về góc độ lý thuyết:

Kết quả của nghiên cứu này góp phần củng cố lý thuyết về mô hình thực nghiệm để đánh giá TDC đối với nền kinh tế kém phát triển chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm Trong một thị trường quốc tế ngày càng bão hòa, việc quản lý điểm đến thành công đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về cách thức đo lường có thể duy trì và cần được cải thiện (Goffi, 2013) Năng lực cạnh tranh của điểm đến đã được chứng minh là phức tạp, có tính tương đối và cần được xem xét gồm nhiều khía cạnh/yếu tố và thuộc tính quyết định không nhất quán Không có bộ yếu tố cạnh tranh duy nhất nào có thể áp dụng chung cho tất cả các điểm đến mà nhiều loại chỉ số có tác động trong các tình huống khác nhau Cách tốt nhất để xác định các chỉ số TDC cụ thể là bổ sung các yếu tố xác định vào khung lý thuyết thống nhất và thực nghiệm kiểm định chúng Do không có những yếu tố xác định TDC nào được chấp nhận rộng rãi cho tất cả các điểm đến, nên cần thực hiện thêm nghiên cứu để cung

Trang 28

cấp đánh giá thực nghiệm về các yếu tố xác định liên quan bối cảnh cho các điểm đến (Crouch, 2011) Vì thế, trên giác độ tầm quan trọng và khó khăn của việc đánh giá một khái niệm phức tạp, đa phương diện (Crouch và Ritchie, 2003; Li và cộng sự, 2013), nghiên cứu này xem xét từ hệ thống các lý thuyết để lựa chọn và xác định mô hình TDC thể hiện các đặc điểm địa lý, nhân khẩu học và kinh tế xã hội độc đáo của nước CHDCND Lào, một nền kinh tế đang kém phát triển Mô hình dựa trên các khía cạnh đa chiều của TDC và được hiệu chỉnh dựa trên bối cảnh cụ thể của các địa phương nước CHDCND Lào này cũng có thể giúp xác định đặc điểm lợi thế cạnh tranh cho các điểm đến du lịch tương đồng về nền tảng du lịch trong khu vực đang hầu như chưa được nghiêncứu.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, một số tác giả đã liên kết khái niệm năng lực cạnh tranh với khái niệm bền vững (Ritchie và Crouch, 2000; Hassan, 2000; Heath, 2002) Trong suốt thời gian dài, việc thảo luận đáng kể tập trung vào mối quan hệ giữa tính bền vững của du lịch và khả năng cạnh tranh đã diễn ra Tính bền vững là một vấn đề quan trọng trong các tài liệu về năng lực cạnh tranh của điểm đến, nhưng các nghiên cứu hiện có chủ yếu là lý thuyết hơn là thực tiễn (Goffi, 2016) Mô hình đầu tiên nhằm kiểm tra vai trò của tính bền vững trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là của Cucculelli và Goffi (2016); mô hình này đã được áp dụng ở Ý, một quốc gia phát triển và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới Nghiên cứu này sẽ góp phần xem xét vai trò của tính bền vững trong việc giải thích khả năng cạnh tranh của điểm đến ở các nước kém pháttriển.

Về phương diện thực tiễn:

Nghiên cứu này có ý nghĩa đối với quản lý ngành du lịch của Lào Cho đến hiện nay các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến nước CHDCND Lào trong các tài liệu hầu như chưa thấy, trong khi chính phủ Lào đang định hướng phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và kết quả kinh doanh du lịch còn khiêm tốn Để năng lực cạnh tranh của du lịch của nước CHDCND Lào hướng đến sự phát triển du lịch bền vững, ngày càng tạo được nhiều công ăn việc làm, thu nhập

Trang 29

cho người lao động, trở thành nền kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn vào phát triển nền kinh tế quốc dân trong thời gian tới, các bên liên quan của ngành du lịch của nước CHDCND Lào phải hiểu biết nhiều hơn về chủ đề này và biết được năng lực cạnh tranh hiện tại của điểm đến này cũng như những gì cần phải được ưu tiên tập trung cải thiện Tuy nhiên, vẫn chưa có mô hình để đánh giá được TDC du lịch phù hợp với các đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội độc đáo của Lào Mặt khác, cần phải có khuôn khổ cho TDC có tính bền vững, tức đòi hỏi một mặt phải xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường sinh thái, mặt khác phải xem xét tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình du lịch Kết hợp tất cả để cung cấp cơ sở hình thành một hệ thống du lịch tổng hợp Thiếu những cân nhắc nói trên sẽ dẫn đến sự cân bằng bị xáo trộn và do đó, làm sụp đổ hệ thống du lịch và hậu quả là sự phát triển không bền vững Để bền vững trong năng lực cạnh tranh du lịch, một điểm đến phải có năng lực thiết lập sự cân bằng hợp lý giữa các khía cạnh nêu trên trong khuôn khổ của chính sách và quản lý bềnvững.

Nghiên cứu tiếp cận từ cung từ những người hành nghề du lịch và các bên liên quan, đảm bảo với kinh nghiệm, thông tin, kiến thức và sự quen thuộc của họ với các vấn đề liên quan đến quản lý điểm đến và chính sách du lịch, có thể đánh giá tốt hơn các thuộc tính của năng lực cạnh tranh của điểm đến Việc sử dụng đánh giá của các bên liên quan về năng lực cạnh tranh của điểm đến sẽ cải thiện nhận thức của các nhà quản lý điểm đến đối với năng lực cạnh tranh Các nhà điều hành có thể biết nhiều hơn về điều gì làm cho một điểm đến trở nên cạnh tranh nên với kết quả của nghiên cứu này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định và quản lý du lịch của nước CHDCND Lào nhận thức sự cần thiết kết hợp mạng lưới tạo nên sản phẩm du lịch điểm đến để khai thác hiệu quả nguồn lực đáp ứng nhu cầu, thu hút và có được sự thỏa mãn, trung thành của du khách Do đó, nghiên cứu này có năng lực đóng góp vào việc giám sát hiệu quả hơn và cải thiện mối quan hệ giữa các nhà quản lý điểm đến của các bên liên quan khác nhau Ngoài ra, theo Stamenkovic và cộng sự (2018), rất cần thiết để phân bổ các nguồn lực khan hiếm của điểm đến và tập trung hoạtđộngcủanóvàoviệcpháttriểncácthuộctínhcógiátrịnhấtđốivớikháchdu

Trang 30

lịch Nghiên cứu này cũng nhận diện được sự hợp lý trong việc đầu tư nguồn lực cho TDC để từ đó hỗ trợ kế hoạch chiến lược phát triển du lịch của CHDCNDLào.

8 Cấu trúc của luậnán

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc thành những chương như sau:

Chương 1.Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến.

Chương 2.Phát triển mô hình và thiết kế nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh

tranh điểm đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Chương 3.Kết quả nghiên cứu.

Chương 4.Kết luận và các hàm ý quản trị.

Trang 31

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNHTRANHĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 Điểm đến dulịch

1.1.1 Ngành du lịch và vai trò của ngành du lịch đối phát triển nền kinhtế

Theo Smith (1988), ngành du lịch là ngành kinh tế được tạo thành từ một tập hợp các công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ phục vụ khách du lịch Khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành, vận tải, các viện bảo tàng, điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí… là những doanh nghiệp trong ngành dulịch.

Ngành du lịch có vai trò ngày càng quan trọng và đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia (Ritchie và Crouch, 2003) Du lịch đã đóng góp 10.2% GDP thế giới với tổng doanh thu 7,613.3 tỷ đô la Mỹ và chiếm 6.6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, đóng góp 9.6% việc làm toàn cầu và con số này có thể lên 12.1% trong năm 2025 (WTTC, 2018) Vì thế, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du lịch để phát triển kinh tế - xã hội.

Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển theo như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính Ngành du lịch phát triển cũng đem lại một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân Du lịch quốc tế phát triển đem lại nguồn lợi từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu tại chỗ và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Ngoài ra, du lịch quốc tế phát triển cũng giúp củng cố và phát triển mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới cũng như thúc đẩy phát triển giao thông quốc tế (Go và Govers, 2000; Gooroochurn và Sugiyarto, 2005; Mazanecetal, 2007).

Ngành du lịch đã tạo ra hàng triệu việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt tạo ra cơ hội việc làm lớn cho các lao động nữ Ngành du lịch cũng giải quyết việc làm cho nhiều người dân vùng nông thôn; tạo nên những chuyển biến tích cực trong xã hội; nâng cao mức sống của người dân và vị thế của phụ nữ trong xã hội Ngoài ra,

Trang 32

ngành du lịch còn góp phần giảm quá trình đô thị hóa khi giúp cân bằng lại sự phân bố dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng từ độ thị về nông thôn trong quá trình phát triển du lịch Nhờ đó, hạn chế được những tác động tiêu cực do quá trình đô thị hóa gây ra.

Đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ngành du lịch hiện nay được xem như là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia (Journal Vientiane Times, 2020) Du lịch phát triển giúp truyền bá văn hóa với hình ảnh đất nước, con người Lào cho bạn bè quốc tế, đồng thời cũng là phương tiện quảng bá hàng hóa Lào ra thị trường nước ngoài hiệu quả.

1.1.1 Điểm đến dulịch

1.1.1.1.Khái niệm điểm đến dulịch

Điểm đến là sự kết hợp của các sản phẩm du lịch, mang lại trải nghiệm tích hợp cho người tiêu dùng Quan điểm truyền thống về điểm đến nhấn mạnh vào định hướng địa lý và do đó điểm đến thường được coi là khu vực địa lý được xác định, chẳng hạn như quốc gia, hòn đảo hoặc thị trấn (Burkart và Medlik 1974; Davidson và Maitland 1997) Tuy nhiên, người ta ngày càng thừa nhận rằng điểm đến cũng có thể là một khái niệm cảm tính, có thể được người tiêu dùng giải thích một cách chủ quan, tùy thuộc vào hành trình du lịch, nền tảng văn hóa, mục đích tham quan, trình độ học vấn và kinh nghiệm trong quá khứ của họ Ví dụ: Luân Đôn có thể là điểm đến cho một du khách kinh doanh người Đức, trong khi Châu Âu có thể là điểm đến cho một du khách Nhật Bản đi giải trí, người sẽ chọn sáu quốc gia Châu Âu đi du lịch trong hai tuần Một số du khách sẽ coi tàu du lịch là điểm đến của họ, trong khi những người khác trên cùng hành trình có thể coi các cảng đã ghé thăm trong chuyến đi là điểm đến của họ.

Với mục tiêu của nghiên cứu này, điểm đến được coi là một khu vực địa lý xác định, được du khách hiểu như một thực thể độc lập, có khuôn khổ chính trị và pháp lý để quản lý Định nghĩa này cho phép các Tổ chức Quản lý Điểm đến (DMO) chịu trách nhiệm về việc qui hoạch phát triển sản phẩm du lịch, lập kế hoạch và tiếp thị

Trang 33

du lịch theo khu vực mình quản lý, đồng thời có quyền lực và nguồn lực để thực hiện hành động nhằm nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược của mình Do đó, điểm đến cần cung cấp một tập hợp các sản phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu thụ dưới thương hiệu của nó Điểm đến là nơi mà mọi người đi du lịch và là nơi họ chọn ở lại một thời gian để trải nghiệm những đặc điểm nhất định -một sự hấp dẫn nào đó được cảm nhận (Leiper,1995) Cooper và cộng sự (1998) xác định điểm đến là nơi tập trung các cơ sở vật chất và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hầu hết các điểm đến bao gồm cốt lõi của các thành phần được mô tả theo khuôn khổ sáu chữ A sauđây:

 Các yếu tố thu hút (Attractions): các yếu tố tự nhiên, nhân tạo được xây dựng có mục đích, di sản, sự kiện đặcbiệt

 Khả năng tiếp cận (Accessibility): toàn bộ hệ thống giao thông bao gồm các tuyến đường, nhà ga và phươngtiện

 Tiện nghi (Amenities): cơ sở lưu trú và ăn uống, bán lẻ, dịch vụ du lịchkhác  Gói có sẵn (Available packages): các gói dịch vụ được bên trung gian vàb ê n

ủy thác sắp xếp trước

 Hoạtđộng(Activities):tấtcảcáchoạtđộngcósẵntạiđiểmđếnvànhữnggì người tiêu dùng sẽ làm trong chuyến thăm của họ

 Dịch vụ phụ trợ (Ancillary services): các dịch vụ được khách du lịch sửdụng như ngân hàng, viễn thông, bưu điện, quầy báo, bệnh viện…)

Như vậy điểm đến được coi là một sản phẩm hàng hóa truyền thống bao gồm các thành phần riêng biệt tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có nhiều lớp (Kotler, 1988) Sản phẩm du lịch tổng thể được xác định là một gói gồm các thành phần hữu hình và vô hình dựa trên một tập hợp các hoạt động tại điểm đến (Middleton 1994; Middleton và Clarke 2001) Gói sản phẩm này mô tả hành trình tổng thể của khách hàng, nhưng chủ yếu liên quan đến các công ty du lịch và du khách coi đó là một trải nghiệm Ritchie và Crouch (2000) cũng nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm trong sản phẩm du lịch Theo Fuchs & Weiermair (2003), điểm đến du lịch là sự kết hợp giữa không gian của người tiêu dùng và các sản phẩm du lịch

Trang 34

cung cấp sự trải nghiệm tổng thể theo chủ quan của hành trình du lịch, mục đích của chuyến thăm và trải nghiệm của người tiêu dùng.

1.1.1.2.Các loại hình điểm đến dulịch

Phát triển một loại hình điểm đến là một nhiệm vụ khó khăn khi những du khách khác nhau sử dụng điểm đến cho những mục đích khác nhau Tuy nhiên phần lớn các điểm đến có thể được phân loại theo một số loại thể hiện sự hấp dẫn cơ bản của chúng Hiểu và đánh giá loại hình điểm đến cho phép các nhà tiếp thị phát triển và tiếp thị điểm đến phù hợp, tạo nên lợi thế cạnh tranh để đưa chúng đến các thị trường mục tiêu thích hợp, bao gồm:

Điểm đến đô thịđã tham gia vào du lịch từ những năm đầu của nền văn minh.

Mọi người thường đến các thành phố và thị trấn để gặp gỡ các chính trị gia và đối tác kinh doanh Các tổ chức thể thao, chẳng hạn như Thế vận hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại cũng tạo ra hoạt động du lịch ở các thành phố chính Mọi người cũng đến các thành phố để hành hương vì mục đích tôn giáo, vì đây là nơi thường tọa lạc tất cả các thánh đường, nhà thờ Hồi giáo và đền thờ lớn Các điểm đến đô thị cũng đang thu hút du khách kinh doanh tham dự các cuộc họp, hội nghị và triển lãm Hầu hết các điểm đến ở đô thị đều được trang bị tốt với phòng hội nghị và triển lãm cũng như cơ sở hạ tầng giao thông và lưu trú để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện lớn hơn Các điểm đến ở đô thị cũng thu hút khách du lịch, đặc biệt là trong những khoảng thời gian ít hoạt động đi công tác, chẳng hạn như cuối tuần và kỳ nghỉ học Khách du lịch có thể tận dụng một số cơ sở vật chất và dịch vụ độc đáo của các điểm đến trong đô thị để tận hưởng những kỳ nghỉ ngắn ngày hoặc những ngày cuối tuần kéo dài Các điểm đến ở đô thị cũng thu hút khách du lịch đến giáo dục và y tế vì chúng thường được trang bị các cơ sở giáo dục và bệnh việntốt.

Điểm đến ven biển và các khu nghỉ dưỡngtruyền thống phục vụ khách du

lịch vào các ngày lễ Du khách từ các vùng và vùng khí hậu phía Bắc có xu hướng dành một phần thời gian nghỉ lễ hàng năm của họ ở miền Nam, nơi họ có thể tận hưởng ánh nắng mặt trời cũng như các môn thể thao trên biển Các khu nghỉ dưỡng ven biển gần nơi cư trú đã được thay thế bởi các điểm đến quốc tế do sự xuất hiện

Trang 35

của du lịch đại chúng kể từ những năm 1970, chẳng hạn như các khu nghỉ dưỡng truyền thống ở Anh như Blackpool, Scarborough, Bournemouth và Brighton đã được thay thế bởi Costas của Tây Ban Nha thông qua việc phát triển các kỳ nghỉ trọn gói Khách du lịch châu Âu sẽ đi nghỉ hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng ven biển Địa Trung Hải, trong khi người Bắc Mỹ đến thăm các khu vực phía Nam như Florida, California và Caribe Khi sản phẩm tại các khu nghỉ dưỡng ven biển truyền thống phát triển, các điểm đến mới và đường dài mới thường ở các nước kém phát triển sẽ thu hút những du khách sành sỏi đang tìm kiếm những trải nghiệm đích thực và khác lạ Quá trình toàn cầu hóa đã làm giảm khoảng cách và cho phép mọi người đi xahơn.

Các điểm đến ở vùng núi caothu hút du khách giải trí với các môn thể thao

mùa đông, ví dụ như trượt tuyết, cũng như những khách du lịch đánh giá cao các thắng cảnh thiên nhiên vào tất cả các mùa Chúng cũng thu hút những người đi nghỉ mát hoạt động như những người theo chủ nghĩa tự nhiên, những người đi xe đạp leo núi, những người đi bộ, v.v Mặc dù phần lớn các môn thể thao trên núi cao là nhằm mục đích giải trí, nhưng một loạt các cuộc thám hiểm và thử thách vẫn được tổ chức đối với những ngọn núi như Everest hoặc dãy Alps Hồ cũng có thể cung cấp các cơ sở cho các môn thể thao trên biển như lướt sóng và trượt tuyết Mặc dù phần lớn các khu nghỉ dưỡng trên núi đều nằm gần các trung tâm đô thị và do đó có thể dễ dàng đến bằng ô tô riêng, nhưng một số khu nghỉ dưỡng vẫn chưa được khám phá và mang lại trải nghiệm đích thực cho du khách Hồ nước và cảnh quan tuyệt đẹp làm cho các khu nghỉ dưỡng trên núi ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với khách du lịch.

Điểm đến du lịch nông thôncũng đang phát triển nhanh chóng Nông dân và

người dân nông thôn tận dụng mong muốn của du khách để trở về với thiên nhiên và trải nghiệm một số quy trình nông nghiệp đích thực Do đó các cơ sở nông nghiệp thường được chuyển thành các hoạt động giải trí Du lịch được coi là một công cụ phát triển cho một số khu vực nơi nền nông nghiệp của họ ngày càng suy giảmhoặcnơingườidânmuốnđadạnghóamôhìnhsốngvàlàmviệc.Kháchdu

Trang 36

lịch có thể ở lại khu vực nông thôn và đóng góp vào các hoạt động nông nghiệp đang diễn ra hoặc đóng vai trò thụ động hơn Hoạt động này có yếu tố giáo dục, đặc biệt đối với trẻ em ở các trung tâm thành thị, những người có thể chưa bao giờ trải nghiệm cuộc sống nông nghiệp Du lịch nông thôn cũng có thể được xây dựng theo chủ đề tùy theo các hoạt động được thực hiện, chẳng hạn như các trường dạy nấu ăn hoặc nuôi ong được tổ chức ở các vùng nôngthôn.

Các điểm đến ở các quốc gia Thế giới thứ bakhông phổ biến Khách du lịch

tận hưởng những trải nghiệm đích thực ở những nơi có mức độ phát triển du lịch còn hạn chế Các điểm đến mới nổi ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi thu hút một lượng nhỏ khách du lịch thích phiêu lưu, những người sẵn sàng từ bỏ sự thoải mái để tương tác với cộng đồng địa phương và môi trường xung quanh hoang sơ Mặc dù các khu vực này có thể phát triển ở giai đoạn sau thành các điểm đến du lịch đại chúng nhưng chúng cần được quy hoạch hợp lý để duy trì nguồn tài nguyên Họ thường thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp dịch vụ dulịch.

Cuối cùng, một sốđiểm đến được gắn nhãn hiệu độc đáo-kỳ lạ-duynhất(unique-exotic-exclusive) vì chúng được coi là mang lại trải nghiệm độc đáovà quýgiá Những điểm đến này được coi là có được trải nghiệm “có một không hai

trongđời” Chúng thường tượng trưng cho ước mơ của những khách du lịch bình thườngvà do đó được đóng gói và định giá như những sản phẩm uy tín, chẳng hạn nhưdành cho đám cưới, tuần trăng mật, ngày kỷ niệm hoặc chuyến đi nhân dịp đặc biệt Ngoài ra, khi bàn đến điểm đến và quản lý điểm đến du lịch, các học giả cũng như những người làm công tác thực tiễn thực sự quan tâm đến phạm vi điểm đến Ritchie và Crouch (2003) đã phân biệt rõ hơn một số phạm vi điểm đến như sau:

- Một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều nước (Nam Phi, Đông NamÁ) - Một đất nước/quốcgia

- Một tỉnh hay chỉnh thể hành chính tươngđương

- Một địa phương đặc thù (như vùng Flander,Normandy) - Một thành phố, tỉnh hay địa phươnghuyện

- Mộtđịađiểmđặcbiệtcósứchútlớn(côngviênquốcgia,NhàthờĐứcBà

Trang 37

Pari, Disney World).

Điểm đến du lịch có thể cạnh tranh khi nó có sự vượt trội về chất lượng sản phẩm và dịch vụ so với các điểm du lịch khác nhắm đến cùng phân khúc thị trường (Navickas & Malakauskaite, 2009) LTCT có thể đạt được nếu sức hấp dẫn tổng thể của điểm đến vượt trội so với điểm đến thay thế đối với du khách tiềm năng (Dwyer và Kim, 2003).

1.2.Các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu vềTDC

Các lý thuyết đầu tiên làm cơ sở nền tảng cho nghiên cứu về TDC bao gồm hai lý thuyết là lý thuyết về lợi thế so sánh (Ricardo, 1891) và lý thuyết về LTCT (Porter, 1985) Những lý thuyết này làm cơ sở cho việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nói chung và do đó cho phép hiểu sâu hơn về hiện tượng cạnh tranh, các mối quan hệ và ứng dụng của nó vào bối cảnh du lịch Ngoài ra, lý thuyết các bên liên quan (Freeman, 1984) cũng được coi là lý thuyết nền tảng vì trong nghiên cứu này các bên liên quan tại điểm đến được coi là đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của điểm đến và do đó quan điểm của họ được xác định đưa vào đánh giá năng lực cạnh tranh của điểmđến.

1.2.1 Lý thuyết lợi thế sosánh

Lý thuyết lợi thế so sánh được David Ricardo phát triển đầu của thế kỷ XIX trên cơ sở mở rộng lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương và lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1776) Trong khi khái niệm lợi thế tuyệt đối là dựa trên nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trên thế giới, thì lợi thế so sánh dựa trên chi phí cơ hội của việc sản xuất một hàng hóa nhất định so với hàng hóa khác Lý thuyết này được minh họa trong ví dụ đơn giản của Ricardo khi sử dụng Bồ Đào Nha và Anh sản xuất hai mặt hàng: rượu và vải Trong ví dụ, Bồ Đào Nha sản xuất cả hai hiệu quả hơn Anh vì họ sản xuất vải với giá bằng một nửa so với Anh và rượu vang với giá một phần năm giá của Anh Điều này có nghĩa là Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa Tuy nhiên, do Bồ Đào Nha có thể sản xuất rượu với giá rẻ hơn so với sản xuất vải, nên sẽ có lợi cho cả hai nước nếu Bồ ĐàoNhadànhtoànbộnguồnlựcđểsảnxuấtrượuvàAnhtậptrungvàovải.Trong

Trang 38

ví dụ này, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về sản xuất rượu vang trong khi Anh là về vải Kết quả là khi hai quốc gia chuyên môn hóa, Bồ Đào Nha sản xuất rượu vang, Anh sản xuất vải, thì vải và rượu được sản xuất ra nhiêu hơn và thực hiện buôn bán trao đổi rượu của Bồ Đào Nha lấy vải của Anh Như vậy, các quốc gia có thể không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất bất kỳ hàng hóa nào vẫn sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ít nhất một mặt hàng nào đó Việc đánh giá chi phí cơ hội giữa các quốc gia dẫn đến khuyến khích chuyên môn hóa và thực hiện trao đổi thương mại.

Các nhà lý thuyết thương mại nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm lợi thế so sánh như một nguyên tắc căn bản đối với việc phân bổ nguồn lực tối ưu và lý giải cho sự cần thiết chuyên môn hóa và nhờ đó thu lợi từ thương mại quốc tế (Warr, 1994; Siggel, 2006; Smit, 2010) Quan điểm chính của lý thuyết tân cổ điển này là thương mại quốc tế cho phép tổng phúc lợi kinh tế tăng lên và nhờ đó tất cả các quốc gia phát triển mạnh mẽ khi họ chuyên môn hóa những sản phẩm hoặc hoạt động mà họ có lợi thế so sánh (De Grauwe, 2010; Ritchie và Crouch,2003).

1.2.2 Lý thuyết lợi thế cạnhtranh

Trong khi nguyên tắc lợi thế so sánh được các nhà kinh tế học chấp nhận chung, thì nguyên tắc này lại không được các nhà phi kinh tế học chấp nhận (Neary, 2003; 2006) Các học giả kinh doanh cho rằng nguyên tắc lợi thế so sánh không nắm bắt được các yếu tố quyết định thành công kinh tế trong nền kinh tế thế giới hiện đại, nơi cạnh tranh ngày càng gia tăng, và nơi mà sự đổi mới và công nghệ đóng vai trò trung tâm (Porter, 1985; Warr, 1994) Lý thuyết về LTCT, đặt trọng tâm vào các hoạt động tạo giá trị gia tăng hơn là các nguồn lực, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng để giải thích cho các mô hình thương mại và thành công về kinhtế.

Porter (1990b) đã phát triển một mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh tập trung vào năng suất của một quốc gia Mô hình “LTCT của các quốc gia” phân tích khái niệm năng lực cạnh tranh để xác định LTCT của các quốc gia dựa trên các đặc điểm của môi trường quốc gia Theo lý thuyết của Porter, năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia bắt nguồn từ cấp độ vi mô, nghĩa là từ các công ty riêng lẻ Porter cho rằng khái niệm duy nhất có ý nghĩa về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc

Trang 39

gia là năng suất Mức sống tăng lên phụ thuộc vào năng lực của các công ty của một quốc gia đạt được mức năng suất cao và mức tăng theo thời gian Các công ty của một quốc gia phải không ngừng nâng cao năng suất trong các ngành hiện có bằng cách “nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung các tính năng mong muốn, cải tiến công nghệ sản phẩm hoặc tăng hiệu quả sản xuất” (Porter, 1990b) Ông tiếp tục khẳng định rằng sự giàu có của một quốc gia phản ánh năng suất của các ngành công nghiệp của quốc gia đó Porter phân biệt rõ ràng giữa các hoạt động của các công ty riêng lẻ đang tìm kiếm thành công trong các ngành toàn cầu và các yếu tố quyết định lợi thế quốc gia trong việc thúc đẩy thành công đó Mô hình của Porter, còn được gọi là “viên kim cương động”, bao gồm bốn yếu tố chính mà ông cho rằng sẽ thúc đẩy hoặc cản trở LTCT của các DN hoạt động trong một quốc gia (Porter, 1990) Bốn yếu tố trong mô hình kim cương cạnh tranh của Porter là (1) điều kiện về yếu tố, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành hỗ trợ và liên quan và (4) chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh của công ty.

Lý thuyết lợi thế so sánh và LTCT với mô hình kim cương của Porter đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nói chung và trong bối cảnh cụ thể của ngành du lịch vì chúng giúp giải thích việc trao đổi thương mại Hầu hết các khuôn khổ và mô hình cạnh tranh điểm đến đều bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết như vậy và trên thực tế, như được thảo luận ở phần sau, cả hai thuật ngữ đều được sử dụng làm từ đồng nghĩa với thuật ngữ năng lực cạnh tranh Trong trường hợp cụ thể về du lịch, Crouch và Ritchie (1999) đưa ra một mô tả đơn giản về lợi thế so sánh và LTCT trong du lịch được truyền cảm hứng từ công

trình của Porter Các tác giả mô tảlợi thế so sánhlà “nguồn lực ưu đãi của điểm đến”vàLTCTlà “việc triển khai thành công các nguồn lực đó” (Crouch và Ritchie, 1999).

Sự khác biệt này đã được các học giả du lịch khác chấp nhận (Cracolici và Nijkamp, 2009; Dwyer và Kim,2003).

1.2.3 Lý thuyết các bên liênquan

Lý thuyết các bên liên quan là một lý thuyết về tổ chức quản lý nhằm xác định và giải thích mối quan hệ và trách nhiệm của một tổ chức đối với các thành phần

Trang 40

của nó (Dempsey, 2009) Được giới thiệu lần đầu tiên bởi Ansoff (1965), và được hình thành với công trình chính của Freeman (1984), quan điểm này xuất hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan tâm đến các tác động xã hội và môi trường của các tập đoàn Đồng thời, lý thuyết các bên liên quan được áp dụng như một giải pháp thay thế cho cách tiếp cận định hướng lợi nhuận truyền thống và chủ yếu bằng cách thách thức rằng quan điểm phù hợp duy nhất là quan điểm của cổ đông (Sheehan và Ritchie, 2005) Theo đó, quan điểm này được coi là một nền tảng cung cấp các công cụ cần thiết để quản lý và cân bằng các bên có lợi ích và nhu cầu khác nhau (Timur và Getz, 2008).

Một trong những vấn đề phổ biến và gây tranh cãi nhất liên quan hứcvốn,nhânlựchoặctàichính,mộtthứgìđócógiátrị,vàomộtcông ty Các bên liên quan không tự nguyện bị đặt vào rủi ro do kết quảc ủ a các hoạt động của công ty” Clarkson khẳng định thêm rằng không có cổ

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan