Chủ đề kim ngạch xuất, nhập khẩu việt nam từ 2021 2023

24 0 0
Chủ đề kim ngạch xuất, nhập khẩu việt nam từ 2021   2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH SÁCH NHÓM3Đỗ Thái Thị Thanh Mai2273401220208100%ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCChủ đề: KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ 2021 - 2023Lý Thị Thúy Vy, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Đỗ Thái Thị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA THƯƠNG MẠI

-oOo -HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA -oOo -HỌC

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lý Đức Minh

Mã lớp học phần: 223_71BUSI40153_02

Trang 2

TP HCM, 2023

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM

3Đỗ Thái Thị Thanh Mai2273401220208100%

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chủ đề: KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM TỪ 2021 - 2023

Lý Thị Thúy Vy, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Đỗ Thái Thị Thanh Mai, Đoàn Thị Xuân Hoa, Huỳnh Thùy Dương, Lê Hữu Phước

Khoa Thương Mại, Trường Đại Học Văn Lang, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, 70000, Việt Nam

Tóm tắt:

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm chứng tác động của đổi mới quy trình đến đổi mới sản phẩm, doanh số và kim ngạch xuất Kết quả cho thấy đổi mới quy trình có tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm Doanh số/kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có “quy trình mới so với ngành” hoặc “sản phẩm mới so với thị trường” lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp không có đổi mới sáng tạo Ngay cả trong thời kỳ thế giới bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh Covid - 19, Việt Nam vẫn duy trì được mức xuất

Trang 4

cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn thách thức lớn bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch bệnh, sự sụt giảm mạnh mẽ về cầu hàng hóa, dịch vụ do các thị trường xuất khẩu bị khủng hoảng kinh tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu khác và những hạn chế nội tại trong sản xuất và hàng hóa xuất khẩu,

Từ khóa: kim ngạch xuất khẩu việt nam; kim ngạch nhập khẩu việt nam; kim ngạch

2021-2013; kim ngạch việt nam; tổng hợp số liệu kim ngạch

Trừu tượng:

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhưng thành tích xuất siêu tiếp tục được giữ vững Cho đến hết quý III năm 2021, đến hết năm 2021 cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 4,08 tỷ USD Mặc dù mức xuất siêu năm 2021 chỉ bằng 20% so với mức xuất siêu năm 2020, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất, nhập khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2022 Năm 2022 dù còn gặp nhiều khó khăn sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, thành tích xuất siêu vẫn tiếp tục được giữ vững Mặc dù quý I xuất siêu chỉ đạt gần 1,5 tỷ USD, sau đó trong quý II nhập siêu, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý III (xuất siêu hơn 6 tỷ USD) và quý IV (xuất siêu gần 4,5 tỷ USD), đến hết năm 2022 cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 11,2 tỷ USD Hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nên kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 5 tăng so với tháng 4 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước và giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước

Báo cáo vấn đề:

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cùng những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo Năm 2021 được đánh giá là một năm rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động

2

Trang 5

xuất nhập khẩu nói riêng bởi những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 Năm 2022 hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh đặc thù của diễn biến tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới, và những ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên liệu, sự đứt gãy nguồn cung cũng có những tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 532 triệu USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Khu vực Nhà nước 14 triệu USD, tăng 21,9%; khu vực ngoài Nhà nước 146 triệu USD, giảm 13,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 372 triệu USD, giảm 22,6%.

Tuyên bố vấn đề:

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng, thị trường và công tác điều hành hoạt động xuất nhập khẩu cùng với các phân tích và dự báo cho giai đoạn tiếp theo Kế tiếp Năm 2021 được đánh giá là một năm hết sức khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng trước những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 Năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh cụ thể của tình hình kinh tế - xã hội thế giới, ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên vật liệu, gián đoạn nguồn cung cũng có những tác động tiêu cực nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 532 triệu USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Khu vực Nhà nước 14 triệu USD, tăng 21,9%; khu vực ngoài Nhà nước 146 triệu USD, giảm 13,7%; Khu vực FDI 372 triệu USD, giảm 22,6%

Kết quả chính :

Nhập khẩu có thể phản ánh rõ ràng sự phát triển của một quốc gia sẽ như thế nào Nếu nhập khẩu nhiều chứng tỏ nước đó có khả năng thiếu hụt hàng hóa cần thiết Giá trị kim ngạch nhập khẩu được xác định dựa trên giá trị cụ thể theo tháng, quý, năm Khi doanh nghiệp và Nhà nước thống kê về kim ngạch nhập khẩu, điều đó cũng có nghĩa

Trang 6

là chúng ta có thêm cơ sở để có thể xác định được tình hình nội lực trong nền kinh tế quốc dân.

Kết luận chính:

Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 đã đạt được thành công đáng kể khi duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong cả giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn 2022-2023 Tuy nhiên, bên cạnh những thành công về xuất nhập khẩu, Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, năng lực cạnh tranh, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận và độ mở mở rộng thị trường,… Để xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển trong những năm tới cần có sự phối hợp đồng bộ của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực hiện các chính sách, biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp và uy tín xuất nhập khẩu quốc gia trên thị trường quốc tế.

Giới thiệu:

Năm 2021 là một năm khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhưng tình trạng xuất siêu tiếp tục được duy trì Tính đến hết quý III/2021, cán cân thương mại hàng hóa vẫn nhập siêu 2,55 tỷ USD, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý IV, đến hết năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa đã đạt thặng dư thương mại của 4.08 tỷ USD Mặc dù xuất siêu năm 2021 chỉ bằng 20% mức xuất siêu năm 2020 nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất nhập khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế ổn định bước sang năm 2022 Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 18,523 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD) Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong

4

Trang 7

đó xuất khẩu giảm 12,1%; nhập khẩu giảm 18,2% Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 12,25 tỷ USD.

Tổng quan:

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 12/2022 đạt 56,32 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng 11, tương ứng giảm 975 triệu USD Trong đó, xuất khẩu là 29,03 tỷ USD, tăng 10 triệu USD so với tháng 11, nhập khẩu là 27,29 tỷ USD, giảm 3,5%, tương ứng giảm 985 triệu USD.

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12 thặng dư 1,74 tỷ USD, đưa mức thặng

dư thương mại hàng hóa cả năm 2022 lên 12,4 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 38,04 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2022 lên 506,83 tỷ USD, tăng 9,3% (tương ứng tăng 43,22 tỷ USD) so với năm 2021.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2022 đạt thặng dư 3,83 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong cả năm 2022 lên mức thặng dư 40,42 tỷ USD.

1)Thị trường xuất, nhập khẩu

Trong năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,1%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 153,73 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Âu: 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 17,62 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi: 8,1 tỷ USD, giảm 3,9% so với năm 2021.

Trang 8

Thị trườngXuất khẩuNhập khẩu

Figure 1Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường

lớn trong năm 2022 và so với năm 2021 6

Trang 9

2)Xuất khẩu hàng hóa

Trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 29,03 tỷ USD, tăng nhẹ 10 triệu USD so với tháng trước.

Một số nhóm hàng giảm so với tháng trước như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,42 tỷ USD, tương ứng giảm 31,4%; máy ảnh, máy quay phim & linh kiện giảm 108 triệu USD, tương ứng giảm 17,6%

Ngược lại, một số nhóm hàng tăng so với tháng trước như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 716 triệu USD, tương ứng tăng 17,6%; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 135 triệu USD, tương ứng tăng 11,5%; cà phê tăng 121 triệu USD, tương ứng tăng 32%; sắt thép tăng 114 triệu USD, tương ứng tăng 24,2%

Trong năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng tới 35,14 tỷ USD so với năm trước Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,43 tỷ USD; giày dép các loại tăng 6,15 tỷ USD; hàng dệt may tăng 4,82 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,74 tỷ USD; thủy sản tăng 2,04 tỷ USD…

Trang 10

Figure 2:10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022 và so với

năm 2021

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12/2022 đạt trị

giá 3,1 tỷ USD, giảm 31,4% so với tháng trước.

Tính cả năm 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,8% so với năm 2021 Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 16,26 tỷ USD, tăng 7,1%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 11,88 tỷ USD, tăng 22,5%; sang EU đạt 6,7 tỷ USD, giảm 15,1%; sang Hàn Quốc đạt 5,05 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính,

sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 4,79 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2022 đạt 55,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021.

Trong năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 15,94 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 11,88

8

Trang 11

tỷ USD, tăng 7,3%; sang thị trường EU đạt 6,87 tỷ USD, tăng 4,7%; sang thị trường Hồng Kông đạt 5,88 tỷ USD, giảm 6,7%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 3,38 tỷ USD, giảm 3,1%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Trong tháng 12/2022, xuất khẩu nhóm

hàng này đạt 3,73 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước và tính chung cả năm 2022 đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước.

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng này là: Hoa Kỳ đạt 20,18 tỷ USD, tăng 13,3%; EU đạt 5,76 tỷ USD, tăng 32,2%; Trung Quốc đạt 3,68 tỷ USD, tăng 28,3%; Nhật Bản đạt 2,76 tỷ USD, tăng 7,6%; Hàn Quốc đạt 2,73 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2021.

Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12/2022 đạt 2,9 tỷ USD,

tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước Tính cả năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2021.

Trong năm qua, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 17,36 tỷ USD, tăng 7,9%; sang EU đạt 4,46 tỷ USD, tăng 34,7%; Nhật Bản đạt 4,07 tỷ USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc đạt 3,31 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2021.

Giày dép các loại: Trong tháng 12/2022, xuất khẩu giày dép các loại là 1,85 tỷ USD,

giảm nhẹ 3,1% so với tháng trước Tính chung cả năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 23,9 tỷ USD, tăng tới 34,6% Như vậy, quy mô xuất khẩu giày dép các loại năm 2022 đã tăng tới 6,15 tỷ USD so với năm trước.

Trang 12

Figure 3 Trị giá và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu giày dép các loại giai đoạn 2013-2022

Xuất khẩu giày dép các loại sang các thị trường chủ lực trong năm 2022 tăng mạnh Cụ thể, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ đạt 9,62 tỷ USD, tăng 29,6%; EU đạt 5,91 tỷ USD, tăng 45,3%; Trung Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 12/2022 đạt

1,31 tỷ USD, tăng 11,5% so với tháng trước Tính cả năm 2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,01 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước.

Trong năm qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 8,66 tỷ USD, giảm 1,3%; sang Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD, tăng 43,8% và Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD, tăng 31,4% so với năm trước.

Hàng thủy sản: Tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản là 755 triệu USD, giảm 4,4% so

với tháng 11 Tính cả năm 2022, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đã đạt 10,92 tỷ USD, tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 23% so với năm trước.

10

Trang 13

Trong năm qua, trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 2,13 tỷ USD, tăng 4% (tương ứng tăng 82 triệu USD); Nhật Bản đạt 1,71 tỷ USD, tăng 29% (tương ứng tăng 381 triệu USD); Trung Quốc đạt 1,57 tỷ USD, tăng 61% (tương ứng tăng 598 triệu USD) và EU đạt 1,3 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng tăng 228 triệu USD) so với năm trước.

Sắt thép các loại: Trong tháng 12/2022, lượng xuất khẩu sắt thép các loại bật tăng

Figure 4 Lượng xuất khẩu sắt thép theo tháng năm 2021 và năm 2022

Sau 6 tháng xuất khẩu ở mức thấp nhất trong hai năm qua, xuất khẩu sắt thép đã có tín hiệu tăng trở lại khi lượng xuất khẩu tháng 11 tăng gần 11% so với tháng 10 và đến tháng 12 thì bật tăng mạnh, đạt 823 nghìn tấn, tăng 40,2% so với tháng trước đó; trị giá là 584 triệu USD, tăng 24,2%.

Tuy nhiên, so với năm trước, lượng sắt thép các loại xuất khẩu năm 2022 chỉ đạt 8,4 triệu tấn với trị giá 7,99 tỷ USD, giảm 35,9% về lượng và giảm 32,2% về trị giá (tương ứng giảm 3,8 tỷ USD).

Trang 14

Lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong năm 2022 chủ yếu sang các thị trường: ASEAN với 3,55 triệu tấn, giảm 7,1%; EU với 1,55 triệu tấn, giảm 15%; Hoa Kỳ với 682 nghìn tấn, giảm 35% so với năm trước.

Đặc biệt, lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quốc chỉ là 99,2 nghìn tấn, trong khi con số xuất khẩu sang thị trường này của năm trước lên tới 2,63 triệu tấn.

3 Nhập khẩu hàng hóa

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2022 đạt 27,29 tỷ USD, giảm 3,5% (tương ứng giảm 985 triệu USD) so với tháng trước; trong đó, giảm chủ yếu ở các nhóm hàng: điện thoại các loại & linh kiện giảm 526 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 246 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 222 triệu USD Tính cả năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021 Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,33 tỷ USD, tương ứng tăng 8,4%; xăng dầu các loại tăng 4,86 tỷ USD, tương ứng tăng 118,5%; hóa chất tăng 1,5 tỷ USD, tương ứng tăng 19,6%; than đá tăng 2,69 tỷ USD, tương ứng tăng 60,2%; dầu thô tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 50,1%

12

Ngày đăng: 10/04/2024, 06:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan