Giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

204 0 0
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nayGiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Trang 1

SOUVANXAY DENGDOUANGTHONG

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN Ở CÁC TỈNHMIỀN TRUNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

SOUVANXAY DENGDOUANGTHONG

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN Ở CÁC TỈNHMIỀN TRUNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả số liệu nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực, những kết quả của luận án chưa được công bố trong công trình khác.

Tác giả luận án

SOUVANXAY DENGDOUANGTHONG

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 7 1.2.Giá trị các công trình và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 26 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 30 2.1.Một số quan niệm cơ bản 30 2.2.Vai trò và yếu tố tác động tới giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 45 2.3.Chủ thể, nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 59 Chương 3 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 80 3.1.Thành tựu và hạn chế trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào hiện nay 80 3.2.Nguyên nhân và vấn đề đặt ra với giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 105 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 124 4.1.Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 124 4.2.Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 133 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 176

Trang 5

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa là một hệ giá trị mới được xác lập ở những quốc gia lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - chính đảng chính trị của giai cấp công nhân, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh thần yêu nước của dân tộc đã đồng lòng lựa chọn xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa còn được vun đắp, củng cố bởi cộng đồng các dân tộc Lào đoàn kết, gắn bó, yêu nước thương nòi và lãnh tụ Cayxỏn Phômvihản, Người đã lựa chọn và dẫn dắt cách mạng, nhân dân Lào giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất còn nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nay, đất nước Lào đang tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, và tiến lên theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa: “Dân giàu hạnh phúc, đất nước thịnh vượng vững mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh” [142, tr.15] Đây là sự nghiệp vĩ đại, vẻ vang, nhưng đầy khó khăn, gian khổ, phức tạp Để thực hiện thành công sự nghiệp này, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là khơi dậy và phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là trong thanh niên.

Thanh niên là lớp người gánh vác vận mệnh của đất nước, là tương lai của dân tộc, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Thanh niên là nguồn lực chủ yếu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là lực lượng kế thừa và tiếp bước các thế hệ cha anh trong tất cả các lĩnh vực, là chủ nhân tương lai của dân tộc Thanh niên hiện nay là những người được sinh ra trong chế độ mới, trong tình hình mới, xã hội có nhiều diễn biến phức

Trang 7

tạp, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố những giá trị của lòng yêu nước, tự cường dân tộc cho thanh niên Qua đó để họ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng, có bản lĩnh trong hội nhập quốc tế, có sức khỏe, tri thức, hăng hái học hỏi, kỹ năng và tác phong, kỷ luật trong lao động, trở thành những công dân tốt góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào là địa bàn có vị thế chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh đối với CHDCND Lào Đây cũng là địa bàn các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách hoạt động, chống phá; trong đó, thanh niên cũng chính là đối tượng chúng đặc biệt quan tâm lôi kéo, kích động nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước Lào nói chung và phá hoại quốc phòng, an ninh trật tự ở các tỉnh miền Trung nói riêng.

Trong những năm vừa qua công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan đặc biệt quan tâm và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Nhờ vậy, đa số thanh niên có ý thức trong việc giữ gìn, kế thừa, phát huy các giá trị của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên có lúc, có nơi chưa được chú trọng, còn có sự lúng túng, chất lượng và hiệu quả thấp Không ít thanh niên chưa nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc, thắng lợi vĩ đại của dân tộc; về CNXH và con đường đi lên CNXH của đất nước, chưa ý thức đầy đủ trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Một bộ phận thanh niên có xu hướng lãng quên quá khứ, phai nhạt lý tưởng, thiếu hiểu biết

Trang 8

về lịch sử truyền thống dân tộc, sống thực dụng, thờ ơ với vận mệnh của đất nước, ít quan tâm đến lợi ích chung.

Trước thực trạng đó, cần phải có những luận giải khoa học từ những vấn đề lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào.

Xuất phát từ nhữnglý do trên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Giáo dục

chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miềnTrung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận án

Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

- Đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay (chủ thể, nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay)

- Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu công tác giáo dục chủ

nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên đang học tập tại các nhà trường và công tác tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang ở các tỉnh: Tỉnh Bô Li Khăm Xay; Tỉnh Khăm Muồn; Tỉnh Sạ Vắn Nạ khét (Đây là 3 tỉnh mang nhiều nét đặc trưng của các tỉnh miền Trung CHDCND Lào)

- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu từ năm

2016 (năm diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X) đến nay.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn Cơ sở lý luận

Luận án dựa ra trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phômvihản và Đường lối, chủ trương của Đảng NDCM Lào về thanh niên và công tác giáo dục thanh niên.

Cơ sở lý thực tiễn

Thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào trong thời gian qua Ngoài ra, luận án còn kế thừa các tài liệu, các công trình có liên quan của các nhà nghiên cứu của Lào và Việt Nam.

Trang 10

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận:

Luận án dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành Tập trung vào các phương pháp: lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh; điều tra xã hội học, trong đó:

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử: được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài luận án.

Phương pháp lôgic và lịch sử: Sử dụng trong nhiều nội dung của luận án

nhưng chủ yếu là luận giải các quan niệm, nội dung, phương thức và các yếu tố tác động đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào.

Phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, sosánh: được sử dụng xuyên suốt từ khi hình thành ý tưởng của đề tài, cho tới

khi hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng nhằm thu thập những

thông tin sơ cấp về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay để có cơ sở khoa học đánh giá những chuyển biến về chủ nghĩa yêu nước, về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa trong quan niệm, nhận thức, ứng xử của thanh niên và xã hội hiện nay.

5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án

- Đưa ra quan niệm, làm rõ chủ thể, nội dung và hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

- Xác định những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

Trang 11

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận án góp phần làm cơ sở lý luận cho công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

- Luận án góp phần khẳng định vai trò của thanh niên và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở nước CHDCND Lào.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 9 tiết.

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa yêu nướcvà chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa

Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [1] Tác giả cho

rằng chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất lòng yêu Tổ quốc và lòng yêu chủ nghĩa xã hội, là ý thức chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, ý thức đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột vươn tới sự công bằng xã hội, bình đẳng dân tộc trong Tổ quốc phồn thịnh Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa có một bản chất duy nhất, đó là bản chất giai cấp công nhân hiện đại, với sứ mệnh cao quý là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Chủ nghĩa yêu nước là sự kết tinh cao nhất của bản chất và truyền thống dân tộc được thấm nhuần sâu sắc và triệt để bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, thấu suốt các quy luật phát triển khách quan của lịch sử và xu thế của thời đại.

Nguyễn Hữu Cát (2006), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô

sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chíLịch Sử Đảng, Số (9) [7] Bài viết đã làm rõ quá trình phát triển nhận thức để

Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đã đến với chủ nghĩa quốc tế vô sản và đưa ra tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản Trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, về sự gắn bó giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, theo tác giả cần thực hiện tốt

những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh

Trang 13

chung của cách mạng thế giới, kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích chung của

nhân dân các nước Thứ hai, chăm lo giáo dục chủ nghĩa yêu nước chânchính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cáp công nhân Thứ ba, đoàn

kết, hợp tác quốc tế trên cơ sở nêu cao ý chí tự lực, tự cường.

Thongbay Lovanxay (2006), Nâng cao chất lượng giáo dục cán bộ,đảng viên ở lực lượng An ninh tỉnh Bô ly khăm xay, Luận án Tiến sĩ Xây

dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [95] Tác giả đã luận giải những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị; thực trạng của công tác giáo dục chính trị, nêu lên những ưu điểm, hạn chế, yếu kém, chỉ ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của thực trạng.

Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2007), Về tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa

Việt Nam”, Tạp chí Khoa học chính trị, Số (5) [82] Tác giả đưa ra định nghĩa

về tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở những khía cạnh cơ bản:

Một là, sự thống nhất giữa yêu nước, yêu nhân dân với yêu chủ nghĩa xã hội

tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh Hai là, sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành động, tình cảm và lý trí để

xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội

chủ nghĩa Ba là, ý thức tự giác, tự tin, giữ gìn và phát huy truyền thống tốtđẹp của dân tộc Bốn là, sự thống nhất giữa nhận thức và hạnh động theo chủ

nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Tác giả cũng cho rằng tinh thần yêu nước Việt Nam hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước

Trang 14

đã trở thành động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thôi thúc con người Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, giành được những thắng lợi.

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào (2009), Một số lý luận vàthực tiễn về công tác dân vận - phát triển nông thôn toàn diện, gắn với xâydựng làng vững mạnh về mặt quốc phòng, Nxb Quân đội nhân dân Lào,

Viêng chăn [184] Cuốn sách đã chỉ ra vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải giải quyết trong lãnh đạo chiến tranh nhân dân là tập trung vào vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào xã hội chủ nghĩa, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nơi căn cứ địa; làm công tác vận động cách mạng phải căn cứ vào dân, lấy dân làm cơ sở, dám đi, dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với dân, để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Dương Văn Duyên (2010), Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong xây dựng

và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, Số (8) [10] Trong

bài viết này, tác giả đã nêu một cách khái quát lịch sử và chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam Theo tác giả, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũng là một trong những động lực thúc đẩy và tạo nên những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước Do vậy, để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Lại Quốc Khánh (2011), Nhận diện và định vị chủ nghĩa yêu nước trong

chiến lược xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Triếthọc, Số (5) [18] Trong bài viết này, tác giả đã góp phần làm rõ thêm nội dung

khái niệm chủ nghĩa yêu nước, trên cơ sở đó nhận diện những nội dung, khía

Trang 15

cạnh cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Đồng thời, tác giả đã phân tích vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong chiến lược phát triển trí tuệ nhằm chấn hưng đất nước Những luận điểm sâu sắc của Hồ Chí Minh cho rằng “đã là con lạc cháu hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc” và “độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phức của đồng bào” mang ý nghĩa phương pháp luận cho việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Đình Bắc (2011), Phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay,

Tạp chí Triết học, Số (3) [3] Tác giả đã làm rõ khái niệm chủ nghĩa yêu nước

truyền thống Việt Nam và những biểu hiện cụ thể của nó qua các thời kỳ lịch sử Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khơi dậy, bồi đắp và phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Đình Bắc (2012), Sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước chân

chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Triếthọc, Số (5) [4] Trong bài viết tác giả tập trung phân tích: Một là, nền tảng của

sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô

sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh Hai là, đặc trưng của sự thống nhất giữa chủ

nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tư tưởng Hồ Chí

Minh Ba là, giá trị lịch sử và hiện thực của sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu

nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Lê Văn Tích (2013), Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong

hội nhập và phát triền bền vững, Tạp chí Lý luận Chính trị, Số (2) [102].

Trước sự thay đổi của tình hình thế giới và Việt Nam, tác giả bài viết đã đặt ra

nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết: Một là, cần đẩy mạnh công tác

giáo dục chính trị, giáo dục lòng yêu nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt

Trang 16

là thanh, thiếu niên Hai là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các

tầng lớp nhân dân về nội dung chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay, khẳng

định sự gắn kết độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Ba là, xu thế toàn cầu

hóa và hội nhập quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến toàn thế giới, tạo ra

những thách thức và cơ hội phát triển cho tất cả các quốc gia, dân tộc Bốn là,

xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tấng lớp tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Trần Đình Huỳnh và Lê Quang Đồng (2014), Phát triển tinh thần yêu

nước trong tình hình mới, Tạp chí Xây Dựng Đảng, Số (8) [17] Phát triển tinh

thần yêu nước của toàn dân tộc là nhiệm vụ có tính sống còn của Tổ quốc Việt Nam, của các nhà lãnh đạo quốc gia và mỗi người Việt Nam Đó cũng chính là điều kiện bảo đảm cho độc lập, tự chủ, hạnh phúc của dân tộc Đó là vấn đề thường xuyên, lâu dài lại vừa cấp bách, nóng hổi tính thời sự Để phát

triển tinh thần yêu nước, tác giả bài viết đã nêu một số điểm chủ yếu: Một là,

tiếp tục đánh thức và nuôi dưỡng lòng yêu nước, tự tôn, tự trọng và tự hào dân tộc, khát vọng và quyết tâm hành động để giữ vững toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ

quốc Hai là, đấu tranh giành lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nói chung và

hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng là công việc khó khăn, lâu dài

nhưng nhất quyết chúng ta không được nản chí Ba là, việc giáo dục ý thức và

hành vi yêu nước hiện nay cần phải làm cho toàn Đảng và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước cùng thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ: “dân giàu nước mạnh” Chỉ có giàu mạnh thì chúng ta mới có thể giữ vững chủ quyền quốc gia.

Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc gia Lào (MS 13-2019, Đề tài độc lập

cấp Nhà nước), Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng chặt chẽ,vững mạnh và hiện đại, do GS TS Kikeo Khaykhamphithun làm chủ nhiệm

Trang 17

đề tài [158] Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận, bổ sung làm rõ lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang Lào, đưa ra quan niệm tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc của con người Lào ngày nay là sự giác ngộ về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Lào phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được biểu hiện bằng hành vi thực tế sẵn sàng chống lại các hình thức lũng đoạn, khuất phục, lấn chiến và xâm lược của các thế lực thù địch đối với nền độc lập dân tộc và công cuộc phát triển đất nước; trong đề tài có một phần nêu lên cấu trúc của ý thức bảo vệ Tổ quốc bao gồm những thành tố: Tri thức, đó là sự hiểu biết về đất nước và con người Lào, về mục tiêu yêu cầu bảo vệ Tổ quốc ngày nay, về kẻ thù và những kiến thức quốc phòng cần thiết Thái độ, cảm xúc, tình cảm, đó là lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp đổi mới của Đảng NDCM Lào, vào con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết tha với lý tưởng sống vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn minh Ý chí, được biểu hiện ở tính độc lập tự chủ, tự lực tự cường, dám xả thân vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực học tập, lĩnh hội kiến thức và kỹ năng quốc phòng, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội Tâm thế sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ công dân để bảo vệ Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào xã hội chủ nghĩa và nhân dân, sẵn sàng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.

Bộ Quốc phòng (2019), Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1949-2019),

Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [137] Nhóm tác giả đã phân tích các thành tựu đã đạt được, một số lĩnh vực đã được làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận, tư tưởng và tổ chức của Đảng, Quân đội nhân dân Lào hiện nay, đồng thời chỉ ra phương hướng, các giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng, Quân đội, đẩy mạnh công tác lý luận, tư tưởng của Đảng trong tình hình mới; đồng thời nhấn mạnh công tác lý luận, tư tưởng

Trang 18

chính trị của Đảng NDCM Lào phải tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức góp phần tiếp tục bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản, bảo vệ và kiên định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và đưa sự nghiệp đổi mới tới thắng lợi vì dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngoài ra, còn có các bài báo của các nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý đã đăng trên tạp chí đi sâu nghiên cứu có liên quan đến đề tài dưới góc độ khác

nhau như: Thimsao Duangchampa (2018), Một số giải pháp thiết thực, hiệuquả trong tổ chức quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng cho đội ngũ cánbộ đảng viên hiện nay, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 61 [182] Boco(2020), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện hiện nay,Tạp chí xây dựng Đảng, Số 220 [123] Chansamon Channhalat (2016), Xâydựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc Tổ quốcLào, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 51 [140] Các công trình khoa học có

nêu trên có ý nghĩa quan trọng làm chỗ dựa về lý luận và thực tiễn, cùng với đó tác giả luận án có thể vận dụng những cơ sở lý luận, thực trạng, những quan điểm, phương hướng và giải pháp của các công trình trên vào trong quá trình thực hiện luận án của mình.

Phongsamay Houannachampa (2021), Công tác dân vận của các sưđoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ xây

dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [59] Tác giả luận án đưa ra những khái niệm, vai trò và tầm quan trọng, nội dung và phương thức tiến hành công tác dân vận để tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững và tăng cường sự gán bó mẫu thịt giữa Đảng, Quân đội và nhân dân và tảng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Trang 19

Lào xã hội chủ nghĩa Tác giả đánh giá thực trạng, ưu điểm, kết quả đạt được và những khuyết điểm, hạn chế trong thực hiện nội dung và phương thức công tác dân vận; chỉ ra nguyên nhân và một số kinh nghiệm, phương hướng và giải pháp trong tiến hành công tác dân vận ở nước CHDCND Lào.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục chủ nghĩayêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa

Munkeo Olabun (2003), “Nhiệm vụ cơ bản và biện pháp chung của công tác chính trị, tư tưởng trong tình hình mới” [162] Tác giả đã phân tích một số nội dung về sự tác động của bối cảnh và tình hình trong nước cũng như thế giới đòi hỏi Đảng NDCM Lào cần có sự tỉnh táo trong việc lãnh đạo công tác chính trị - tư tưởng; làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa, thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chính trị - tư tưởngtrong thời gian tới.

Chansamon Channhalat (2003), “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Lào đảm bảo trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân” [139] Qua việc phân tích vai trò quan trọngcủa lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ chế độ, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, vì vậy, mỗi một cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang của nước CHDCND Lào cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác chính trị - tư tưởng gắn với sự trưởng thành và phát triển của quân đội; tác giả đã chỉ rõ, trong thời gian qua Đảng ủy lãnh đạo các cấp của quân đội đã tập trung thường xuyên giáo dục tuyên truyền chính trị - tư tưởng cho cán bộ - chiến sĩ bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp qua đó giúp các cán bộ - chiến sĩ nhận thức và hiểu được đường lối chính sách của Đảng Tác giả cũng khẳng định, trong thời gian tới vấn đề giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân đội cần phải chú trọng quan tâm tới một số vấn đề như: ý thức quốc gia, độc lập, sự chủ động của cán bộ -chiến sĩ, đảm bảo sự vững chắc, trong sạch, luôn đảm bảo sự gần gũi với nhân dân.

Trang 20

Ban Chỉ đạo nghiên cứu Lý luận và thực tiễn trung ương Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào (2005), Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào [118] Cuốn

sách đã phân tích và làm rõ các quá trình hình thành và phát triển của Đảng NDCM Lào đặc biệt là trong công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1976 đến nay Trong đó, cuốn sách đã phân tích những thành tựu cũng như những bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình xây dựng và kiên định theo định hướng lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời làm rõ những vấn đề trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo để đáp ứng những đòi hỏi trong giai đoạn mới mà công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò hàng đầu.

Bộ Quốc phòng (2009), Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1945-2009),

Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn [136] Tác giả cuốn sách nhấn mạnh, một trong những phương pháp giáo dục chủ nghĩa cộng sản quan trọng là sử dụng và phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục đối với ý thức con người, nhằm cổ động, vận động, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng biết ơn sâu sắc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của các thế hệ lãnh tụ Theo tác giả, giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất cao quý là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục chủ nghĩa cộng sản Để xây dựng phong trào đền ơn đáp nghĩa đến các cán bộ chiến sĩ ghi công những công lao to lớn hy sinh, người khuyết tật, người có công trong sự nghiệp đấu tranh cứu nước và dựng nước Nội dung cuốn rất phong phú về mặt lý luận, ôn lại những truyền thống yêu nước, sự hy sinh vì Tổ quốc của nhân dân Lào, sự đoàn kết liên minh chiến đấu của Quân đội và nhân dân Cuốn sách cung cấp một số dữ liệu, thông tin giúp tác giả nghiên cứu được nội dung tuyên truyền, giáo dục hiểu biết đến tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh dũng cảm của Quân đội và nhân dân Lào để phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trang 21

Saman Vinhaket (2009), “Tăng cường tính tích cực chính trị trong công tác chính trị tư tưởng và giáo dục một cách sâu sắc, toàn diện” [173] Tác giả đã chỉ rõ từ khi Đảng NDCM Lào luôn coi trọng và quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cũng như thúc đẩy tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng lý luận của các cán bộ làm công tác tư tưởng; làm rõ thực trạng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị - tư tưởng chưa đạt được hiệu quả với việc vẫn còn thừa về số lượng, chất lượng còn chưa cao Từ đó chỉ rõ yêu cầu trong giai đoạn hiện nay về việc công tác chính trị - tư tưởng phải được tăng cường phát huy sự kiên trì mạnh mẽ, góp phần tích cực vào giáo dục tuyên truyền; phải tiếp tục cải tạo nội dung và phương pháp, hình thức thực hiện công tác tư tưởng và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị - tư tưởng hiện nay.

Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2011), Cuộc sống và sựnghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản - Vĩ nhân của nước Lào [122].

Cuốn sách là các bài viết của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trong quá trình lãnh đạo cách mạng thực tiễn tại nước CHDCND Lào trong đó bao hàm một số nội dung chung về công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục chủ nghĩa yêu nước

Kuyang Sysomphong (2012), “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các trường chính trị tỉnh ở Lào” [159] Bài viết đánh giá thực trạng đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các trường chính trị tỉnh ở Lào trong đó đặc biệt chú trọng đến tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy đảng trong nhà trường; thường xuyên nắm bắt và đánh giá đúng thực chất tình hình chính trị, tư tưởng của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các trường chính trị tỉnh.

Somphon Butdee (2012), “Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh Lào” [178] Bài viết đã góp phần

Trang 22

làm rõ đòi hỏi của việc thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh Lào trong giai đoạn kinh tế - xã hội của đất nước có sự thay đổi liên tục; phân tích thực trạng tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ ở Bộ An ninh Lào với thành tựu, hạn chế và nguyên nhân và nhấn mạnh giải pháp về coi trọng việc phát huy sự chủ động, tích cực của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho bản thân cũng như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng NDCM Lào trước các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Saikham Mounmanyvong (2014), Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênincho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào hiện nay [75] Tác giả đã làm rõ vai trò của công tác

giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước CHDCND Lào qua đó xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý; đánh giá thực trạng và một số vấn đề đặt ra; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước CHDCND Lào.

Trần Hải Minh (2015), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Số (7) [41].

Tác giả bài viết đã khẳng định, trong các hệ thống giá trị cấu thành nhân cách con người Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đứng đầu và chi phối các giá trị khác Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới có nhiều biến động, phức tạp, khó lường thì việc kế thừa và phát huy các giá trị thuyền thống, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước, ngày càng trở nên vô cùng cấp bách với cách mạng Việt Nam Bài viết đã đưa ra khái niệm chủ nghĩa yêu nước, nội dung và những giải pháp có tính kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trang 23

Sisomxay Keobounphanh (2019), “Bảo vệ đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào và ngăn chặn các quan điểm sai trái thù địch trên mạng xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế” [76] Bài viết đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về sự cần thiết và thực trạng bảo vệ đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào và ngăn chặn các quan điểm sai trái thù địch trên mạng xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế trong giai đoạn vừa qua Đồng thời, cũng nhấn mạnh ddessn việc tuyên truyền giáo giục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa chính là biện pháp quan trọng để bảo vệ đường lối đối ngoại của Đảng NDCM Lào và ngăn chặn các quan điểm sai trái thù địch trên mạng xã hội.

1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục chủ nghĩayêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên

Lê Thị Hoài Thanh (2002), Một số giải pháp định hướng kết hợp truyền

thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, Tạp chí Giáo dụcChính trị, Số (9) [89] Trong bài viết, tác giả nêu ra những giải pháp mangtính định hướng để giáo dục đạo đức cho thanh niên, đó là: Một, gắn bó chặt

chẽ hoạt động giáo dục cho thanh niên vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hai, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghị quyết của Đảng về mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh

niên Ba, kết hợp giáo dục đạo đức truyền thống và hiện đại ở các gia đình,

nhà trường và xã hội; tạo môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất.

Ngô Thị Thu Ngà (2002), Xây dựng đạo đức mới cho thanh niên trong

sư nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hện nay, Tạp chí Giáo dụcChính trị, Số (11) [46] Thanh niên là một lực lượng to lớn của sự phát triển

xã hội, là tương lai của đất nước Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước có phần đóng góp quan trọng của họ Từ những lý luận và thực tiễn về thanh niên, tác giả bài viết cho thấy yêu cầu đặt ra về phẩm chất đạo đức

mới cho thanh niên hiện nay là: Thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc,

Trang 24

trung thành, tận tụy với nhân dân, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên

định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Thứ hai, cần kiệm liêmchính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Thứ ba, có

trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và có ý thức phấn đấu thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong mọi hoạt động, là cánh tay đắc lực của Đảng.

Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2003), Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh giáo dục

đạo đức, lý tưởng, lối sống cho thanh niên, Tạp chí tư tưởng văn hóa, Số (8)

[81] Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về giáo dục cho thanh niên ở tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu hiện nay trên ba phương diện: Đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng và lối sống mới Để thực hiện những nội dung yêu cầu trên tác giả

đã nêu những giải pháp: Thứ nhất, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công

tác giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống cho thanh niên; tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy và sự quản lý của UBND về công tác giáo dục thanh niên đối

với sự việc “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh Thứ hai, đổi mới

chương trình giáo dục thanh niên phù hợp với từng loại đối tượng, phù hợp

với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn ở việt nam Thứ ba, đẩy mạnh

công tác tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên với nhiều hình thức phong phú để mỗi thanh niên đều hiểu rõ đường lối chủ trương chính sách của Đảng,

các nghị quyết của Đoàn, của Hội Liên hiệp thanh niên Thứ tư, tiếp tục quán

triệt phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tăng cường kết hợp giáo dục văn hóa với lao động sản xuất và nghiên cức khoa học, đầu tư các trang thiết bị hiện đại vào quá trình dạy học; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục

đạo đức cho thanh niên Thứ năm, xây dựng tổ chức Đoàn, tổ chức Hội

thực sự vững mạnh, đi đôi với việc tạo ra môi trường sống lạnh mạnh để

giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống cho thanh niên Thứ sáu, đổi mới đầu

Trang 25

tư và những điều kiện cho các hoạt động giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống cho thanh niên, có chính sách đúng đắn đối với đội ngũ làm công tác này.

Nguyễn Hùng Oanh (2005), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh

về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Tạp chí Giáo dục Chính trị,Số

(12) [55] Baì viết đã chỉ rõ, trong toàn bộ sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những vấn đề được Người quan tâm hàng đầu đó là vấn đề đạo đức Người luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạnh cho thanh niên, cụ thể là: quan tâm bồi dưỡng, giáo dục cho thanh niên lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, của Đảng, của nhân dân; chú trọng đến bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức cách mạng cho thanh niên như: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; các đức tính khiêm tốn, giản dị; tinh thần lao động tích cực, siêng năng, lòng dũng cảm không sợ khó khăn gian khổ, trung thực trong công việc; đề cao chủ nghĩa tập thể, kiên quyết đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Sỏn xay Chăn Nha Lạt (2012), Giáo dục chính trị, tư tưởng cho hạ sĩquan, binh sĩ quân đội nhân dân cách mạng Lào, Luận án Tiến sĩ triết học,

chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [79] Tác giả Luận án đã chỉ rõ tính cấp thiết, tầm quan trọng, vai trò của giáo dục chính trị, tư tưởng đối với Quân đội nhân dân cách mạng Lào trong tình hình mới; nêu bật những nội dung cơ bản, chủ yếu về giáo dục, chính trị, tư tưởng các nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến giáo dục chính trị, tư tưởng Quân đội nhân dân cách mạng Lào hiện nay Tác giả đánh giá những kết quả tích cực và một số hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trong giáo dục chính trị, tư tưởng, bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm Trên cơ sở đó chỉ ra những định hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản, chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng trong Quân đội nhân dân cách mạng Lào trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và quân đội giai đoạn mới.

Trang 26

Khamphan Sitthidampha (2012), Sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách

mạng Lào với công tác phát triển thanh niên hiện nay Tạp chí Lý luận vàThực tiễn, (39) [156] Tác giả bài viết đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực

tiễn về sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào với công tác phát triển thanh niên hiện nay, phân tích vị trí, vai trò và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thanh niên Đặc biệt đã làm rõ những đặc điểm của thanh niên Lào, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp, hoàn thiện và phát triển công tác quan trọng này một cách có hệ thống Đây là những tài liệu có ích giúp tác giả luận án này nghiên cứu sâu hơn về thanh niên.

Nguyễn Thị Nga (2015), Những vấn đề có tính quy luật trong quá trình

giáo dục, bồi dưỡng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Tạpchí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số (9) [44] Tác giả bài viết đã khái

quát các giá trị đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay trong hai nhóm

chính Một là, nhóm các giá trị đạo đức gắn với mục đích, lý tưởng sống, như

trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hai là, nhóm các giá

trị gắn với hoạt động lao động, học tập cần cù, khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, cầu tiến bộ, tinh thần tập thể, hợp tác tương trợ, thẳng thắn, trung thực, sống có tình nghĩa, nhân ái, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người khác Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra yếu tố có tính quy luật trong quá trình giáo dục và bồi

dưỡng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay Thứ nhất, giáo dục,

bồi dưỡng giá trị đạo đức cho thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay phụ thuộc

vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Thứ hai, giáo dục, bồi

dưỡng giá trị đạo đức cho thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào

chất lượng định hướng giá trị đạo đức của gia đình, nhà trường và xã hội Thứba, giáo dục, bồi dưỡng giá trị đạo đức cho thế hệ thanh niên Việt Nam hiện

Trang 27

nay phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của mỗi thanh niên trong quá trình học tập, rèn luyện bản thân.

Doãn Thị Chín (2016), Một số vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

thanh niên hiện nay, Tạp chí Lịch Sử Đảng, Số (4) [8] Trong bài viết, theo tác

giả khẳng định giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho thanh niên đòi hỏi phải có giải pháp mang tính đồng bộ, khoa học, trước hết cần quan tâm nhận

thức và giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, cụ thể hóa các phương thức

biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới để thanh niên

dễ hiểu, dễ tiếp thu và chuyển hóa thành hành động cách mạng Thứ hai, tích

cực tuyên truyền, giác ngộ chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, với những

hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực và hiệu quả Thứ ba, tạo ra các điều

kiện và môi trường xã hội thuận lợi, làm cơ sở và động lực để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong điều kiện mới.

Dengyang Kongchi (2016), “Vấn đề phát triển nguồn lực thanh niêntrong quá trình công nghiệp hóa, hại đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào hiện nay” [9] Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả Luận án cho rằng nguồn lực thanh niên là nguồn lực biểu tượng của tương lai Phát huy nguồn lực thanh niên là đối tượng nằm ở trung tâm chú ý của các chiến lược và chính sách phát triển xã hội Cần hiểu rõ những đặc điểm nhu cầu của nguồn lực thanh niên để khích lệ, khai thác và phát huy được sức mạnh của họ vì mục tiêu phát triển xã hội, trong đó bao hàm cả sự phát triển nguồn lực thanh niên (bao hàm quá trình làm biến đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn lực thanh niên, đồng thời làm gia tăng các giá trị thể lực, trí lực và tâm lực cho nguồn lực thanh niên, nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển KT-XH) bằng những giải pháp thiết thực, tinh tế, có hiệu quả và có tác dụng (chủ yếu là giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và sự nỗ lực của bản thân) Tác giả đưa ra thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc phát

Trang 28

huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực thanh niên như: Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực thanh niên, giải quyết việc làm và tạo điều kiện cho thanh niên làm việc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Mở rộng dân chủ, khơi dậy sự nỗ lực của bản thân thanh niên và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phùng Thu Hiền và Nguyễn Thị Tâm (2018), Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống mới bằng phương pháp nêu gương cho

thanh niên, sinh viên hiện nay, Tạp chí Lịch Sử Đảng, Số (2) [13] Trong bài

viết, tác giả đã nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống và nếp sống, coi đó là ba nội dung hợp thành văn hóa đời sống, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất Từ nội dung xây dựng lối sống mới cho thanh niên, Người đã đưa ra một phương pháp giáo dục lối sống mới cụ thể: phương pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường; phương pháp nêu gương, nêu cao vai trò của tự giáo dục, tự rèn luyện; phương pháp tập hợp thanh niên vào các đoàn thể để vận dụng có hiệu quả phương pháp nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống mới cho sinh viên, tác giả đưa ra mốt số vấn

đề sau: Thứ nhất, trong nhà trường, cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt cuộcvận động “xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh” Thứ hai,

giáo dục bằng phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt và sự tự giáo dục

trong sinh viên nhà trường Thứ ba, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, giađình, xã hội trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Thứ tư, giáo dục lối

sống mới cho sinh viên thông qua việc nêu gương các hình mẫu trong xã hội,

Trang 29

cả quá khứ và hiện tại, đặc biệt giáo dục tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách và lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đào Thị Trang (2018), Một số vấn đề đặt ra trong giáo dục tư tưởng đạo

đực Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Lý luận chính trị vàTruyền thông, Số (5) [107] Tác giả bài viết đã đề cập đến một số mâu thuẫn

trong quá trình giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Việt

Nam hiện nay Thứ nhất, là mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo

dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho sinh viên với khả năng, năng lực còn hạn chế, sự phối kết hợp chưa đồng bộ của các chủ

thể giáo dục trong quá trình thực hiện Thứ hai, là mâu thuẫn giữa yêu cầu

nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho sinh viên với hiện thực cuộc sống đang diễn ra phức tạp với nhiều

bất công, nghịch lý Thứ ba, là mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả

giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho sinh viên với ý thức chính trị và đạo đức, ý thức pháp luật yếu kém của sinh viên Như vậy những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay chính là những mâu thuẫn tác giả đã nêu trên.

Định Ngọc Quý (2018), Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con

người mới trong phong trào thi đua ái quốc, Tạp chí Lịch Sử Đảng, Số (5).

Trong bài viết, tác giả đưa ra khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa, nội dung giáo dục con người mới theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng thời, bài viết cũng chỉ rõ, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần yêu nước là cái gốc để tạo nên sức mạnh tư tưởng tinh thần trong mọi hoạt động cách mạng, trong phong trào thi đua.

Đông Hà (2018), Tìm giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng

cho Đoàn viên, thanh niên, Tạp chí Thanh niên, Số (6) [11] Trong bài viết,

tác giả đã nêu nên tính cấp thiết của việc tăng cường công tác giáo dục lý

Trang 30

tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên hiện nay; những nhân tố tác động; đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời gian tới.

SomPhanh SivongXay (2022), Tính tích cực chính trị trong đấu tranh tưtưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an nướcCộng hòa dân chủ nhân Lào hiện nay Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên

ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí minh Tác giả luận án đưa ra một số vấn đề lý luận về tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào, như: Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu; xây dựng khung lý thuyết về những nội dung biểu hiện chủ yếu của tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào; các yếu tố tác động đến tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào hiện nay Tác giả phân tích đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào trên hai lát cắt thành tựu và hạn chế theo từng nội dung biểu hiện của tính tích cực chính trị đã được xây dựng ở khung lý thuyết, có minh chứng từ số liệu, tư liệu, nhận xét của các chủ thể liên quan Luận án chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu, nguyên nhân của hạn chế và bốn vấn đề đặt ra cần tìm giải pháp khắc phục nhằm phát huy tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào hiện nay Đề xuất một số yêu cầu và các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn hiện nay Các yêu cầu gắn với chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách của Nhà nước Lào về cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận bảo vệ

Trang 31

Đảng, nhân dân và chế độ XHCN ở CHDCND Lào Các giải pháp đề xuất tập trung giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; đồng thời, trong mỗi giải pháp có làm rõ vị trí, nội dung, biện pháp cụ thể thực hiện nhằm phát huy hiệu quả tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước CHDCND Lào hiện nay.

1.2 GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1 Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

Các công trình nghiên cứu nêu trên có thể nói là một khối lượng tri thức phong phú với nhiều nghiên cứu rất công phu về giáo chủ nghĩa yêu nước, giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Qua các công trình cho thấy, tính chất đặc biệt quan trọng trong vấn đề này đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; giá trị khoa học của những tài liệu, công trình nghiên cứu là cơ sở để tác giả tham khảo, vận dụng vào trong việc thực hiện đề tài luận án của mình.

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các công trình khoa học đã nêu có nhiều đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn bằng việc luận giải một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, những công trình nghiên cứu này là những tài liệu quý cả về cơ

sở lý luận và thực tiễn để luận án tham chiếu trong quá trình triển khai mục tiêu và nhiệm vụ của mình Các công trình này đã phần nào gợi mở ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay; một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

Hai là, những công trình nghiên cứu có những đóng góp quan trọng vào

việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước

Trang 32

CHDCND Lào hiện nay và giáo dục chủ nghĩa yêu nước; quan niệm về thanh niên, giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống, giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Các công trình nghiên cứu đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở CHDCND Lào hiện nay.

Ba là, một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận nghiên cứu và làm sáng

tỏ về vấn đề thanh niên và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Các công trình đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trong thời kỳ đổi mới ở CHXHCN Việt Nam và ở CHDCND Lào.

Bốn là, những công trình nghiên cứu trên đây đã luận giải và làm sáng tỏ

ở mức độ nhất định về những vấn đề cơ bản của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; vị trí, vai trò của thanh niên trong sự tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Năm là, một số công trình đã tập trung phân tích những trở ngại, rào

cản của công tác giáo dục chủ nhĩa yêu nước ở các địa bàn nghiên cứu Từ đó đề xuất một số quan điểm để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân nói chung và thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào nói riêng.

1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trong các công trình đã nêu trên có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay Tuy nhiên, do cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà chưa có công trình nào bao quát hoặc đi sâu giải quyết một cách trọn vẹn về vấn đề này, ngay cả vấn đề lý luận về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các

Trang 33

tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có một tác giả nào đề cập một cách hoàn chỉnh hoặc đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận chặt chẽ, đa số các tác giả chỉ nêu ra những mặt nghiên cứu, cần đổi mới và phân tích làm sáng tỏ chúng bằng thực tiễn lĩnh vực, ngành mình đang công tác Các đề tài, các công trình nghiên cứu có cách nhìn và góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay làm đối tượng nghiên cứu.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ Đây là một vấn đề quan trọng và là một hướng nghiên cứu mới cần được khai thác.

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của luận án, tác giả kế thừa có chọn lọc những thành tựu, kết quả nghiên cứu trước đã đạt được và cần phải tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, tiếp tục làm rõ các khái niệm, nội dung, chủ thể, phương pháp và

sự cần thiết giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay.

Hai là, nghiên cứu thực trạng và yếu tố tác động đến giáo dục chủ nghĩa

yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào hiện nay; làm rõ nguyên nhân, thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết.

Ba là, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào thời gian tới.

Kết luận chương 1

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp

Trang 34

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào, nhất là trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp khó đoán định; điều kiện kinh tế - xã hội ở trong nước còn nhiều khó khăn; các thế lực thù địch, phản động ra sức chống phá công cuộc cách mạng của Đảng và Nhân dân Lào.

Qua khảo cứu các công trình khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các công trình được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có giá trị lý luận, thực tiễn cao Trong đó khẳng định, giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN cho thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố những giá trị của lòng yêu nước, tự cường dân tộc cho thanh niên Qua đó để họ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng, có bản lĩnh trong hội nhập quốc tế, có sức khỏe, tri thức, hăng hái học hỏi, kỹ năng và tác phong, kỷ luật trong lao động, trở thành những công dân tốt góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những cống hiến và kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên rất đáng trân trọng; là nguồn tài liệu quý giá để Nghiên cứu sinh có thể kế thừa, chọn lọc và phát triển trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh luận án của mình Tuy nhiên, do mục đích, góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau nên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội về giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên ở các tỉnh miền Trung nước CHDCND Lào Đây cũng là “khoảng trống” để Nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu làm rõ, tránh sự trùng lặp với những công trình khoa học đã được công bố.

Trang 35

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤCCHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO THANH NIÊN

Ở CÁC TỈNH MIỀN TRUNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦNHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

2.1 MỘT SỐ QUAN NIỆM CƠ BẢN

2.1.1 Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa vàgiáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa

* Chủ nghĩa yêu nước

Yêu nước là tư tưởng và tình cảm thiêng liêng của mỗi người đối với Tổ quốc, với đất nước mình, là tư tưởng và tình cảm phổ biến của nhân dân mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Xét trên phạm vi toàn nhân loại, có thể nói yêu nước là một giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của các hình thức cộng đồng người trong những giai đoạn lịch sử nhất định và trên những lãnh thổ nhất định Tuy nhiên, sắc thái biểu hiện và mức độ đậm nhạt của các giá trị đạo đức này cũng khác nhau ở các dân tộc khác nhau Đối với dân tộc Lào, “tình yêu Tổ quốc, lòng yêu nước của người Lào không phải là cái cá biệt, nhất thời, mà đã trở thành một cái trục chính của ý thức hệ của dân tộc Lào” Yêu nước là tình cảm gắn bó, yêu mến thiết tha của con người đối với quê hương xứ sở, non sông, với cộng đồng các dân tộc đã và đang cùng sinh sống, dựng xây, bảo vệ trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia Truyền thống nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc, tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc, biết sống vì Tổ quốc, khi cần dám hy sinh cho Tổ quốc tồn tại vững bền có thể nói đó là nội dung chính của yêu nước.

Quan niệm về thuật ngữ “chủ nghĩa”, từ điển Tiếng Việt Nam cho rằng có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất là “những quan niệm, quan điểm, chủ trương,

Trang 36

chính sách, hoặc ý thức, tư tưởng thành hệ thống triết học, chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật…;” Nghĩa thứ hai là “yếu tố ghép trước để cấu tạo thành một số ít danh từ có nghĩa “chế độ kinh tế - xã hội” như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội; hoặc yếu tố ghép sau để cấu tạo ra tính từ, có nghĩa “thuộc về chủ nghĩa”, thuộc về “chế độ kinh tế - xã hội” [57].

Chủ nghĩa yêu nước có nhiều nghĩa khác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là “lòng yêu thiết tha đối với Tổ quốc của mình, thường biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc” [114, tr.179].

“Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân tộc, lòng yêu nước đã được cộng đồng xã hội đồng lòng xây dựng và phát triển từ những yếu tố tâm lý xã hội, tình yêu, lòng trung thành, ý thức phục vụ Tổ quốc trở thành quan điểm, hệ tư tưởng Nó trở thành lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ Tổ quốc chống lại mọi cuộc xâm lược Chủ nghĩa yêu nước chân chính thể hiện ở lòng trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước” [14, tr.518].

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước là kết quả của sự phát triển lâu dài, là sự tổng kết, khái quát của lòng yêu nước, tình thần yêu nước “Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tư tưởng yêu nước có thể phát triển thành chủ nghĩa yêu nước là cơ sở lý luận, chi phối quan niệm sống, tồn tại và phát triển của dân tộc” [2, tr.7] Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác Đối với mỗi quốc gia dân tộc, tư tưởng, tình cảm, chủ nghĩa yêu nước lại có sự khác nhau về quá trình hình thành phát triển, nội dung, tính chất cũng như hình thức biểu hiện Điều đó có nghĩa là mỗi công dân đều yêu Tổ quốc của mình, những tình cảm, lòng yêu nước mà dân dành cho quê hương, đất nước của mình Điều cần khẳng định là trong xã

Trang 37

hội có giai cấp, chủ nghĩa yêu nước luôn luôn mang tính giai cấp Mỗi giai cấp thể hiện tình yêu Tổ quốc phù hợp với địa vị của họ.

Từ đó chúng ta có thể hiểu, chủ nghĩa yêu nước là hệ thống các quanđiểm, tư tưởng, tình cảm yêu nước của cộng đồng người đối với quê hương,Tổ quốc được hình thành và phát triển trong lịch sử;thể hiện ở lẽ sống, mụcđích và thúc đẩy ý thức tự giác, tích cực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa

Theo từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ

nghĩa là: “lòng trung thành của nhân dân lao động trong các nước xã hội chủ nghĩa đối với chế độ xã hội và chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa, đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đối với sự nghiệp cộng sản chủ nghĩa” [110, tr.433].

Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội của người lao động, do những người lao động làm chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó là Đảng Cộng sản Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống kết hợp với hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong xây dựng xã hội mới XHCN và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.

Quá trình xây dựng xã hội mới, XHCN là một quá trình đầy cam go, thử thách do xuất phát điểm về kinh tế - chính trị - xã hội còn thấp và dấu ấn của xã hội cũ - xã hội phong kiến, còn chi phối nặng nề, đòi hỏi những con người mới, những con người XHCN phải có đủ niềm tin, tình cảm, ý chí và tình yêu đối với quê hương đất nước, với sự nghiệp xây dựng xã hội mới, cải tạo xã hội cũ trong bảo vệ Tổ quốc.

Từ những nhận thức như trên, có thể hiểu: Chủ nghĩa yêu nước XHCNlà hệ thống các quan điểm, tư tưởng, tình cảm yêu nước, lòng trung thành củacộng đồng người được phát triển thành lý luận trong cách mạng xã hội theolập trường của giai cấp công nhân, thể hiện thành nguyên tắc đạo đức, lýtưởng của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm sau:

Trang 38

Thứ nhất: Chủ nghĩa yêu nước XHCN là chủ nghĩa yêu nước trên lập

trường giai cấp công nhân, yêu nước gắn liền với yêu CNXH.

Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, chủ nghĩa yêu nước bao giờ cũng mang tính giai cấp Mỗi người sống trong xã hội có giai cấp đều đứng trên lập trường, lợi ích của một giai cấp để thể hiện lòng yêu nước Trong xã hội phong kiến có chủ nghĩa yêu nước của giai cấp quý tộc phong kiến và chủ nghĩa yêu nước của giai cấp nông dân Trong xã hội tư bản có chủ nghĩa yêu nước của giai cấp tư sản và chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân Tuy nhiên, chủ nghĩa yêu nước của giai cấp thống trị xã hội bao giờ cũng chi phối chủ nghĩa yêu nước của cả dân tộc trong giai đoạn lịch sử đó.

Như vậy, đến chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân hình thành và phát triển mang tính khách quan, bởi trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp đại diện chân chính cho dân tộc; chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng đảm bảo cho tất cả các dân tộc trên thế giới có điều kiện sống trong quan hệ bình đẳng, hoà bình, hữu nghị Giai cấp công nhân là giai cấp yêu nước tiêu biểu nhất cho tinh thần dân tộc và nền độc lập dân tộc Khi xây dựng CNXH, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn thể dân tộc, bởi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do chính điều kiện khách quan của kinh tế - xã hội quy định Chủ nghĩa yêu nước mới của giai cấp công nhân là sự hoà quyện giữa yêu nước và yêu CNXH, đó là chủ nghĩa yêu nước XHCN.

Thứ hai: Chủ nghĩa yêu nước XHCN được đặt trên nền tảng kinh tế là

chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho hành động, đồng thời nó được nuôi dưỡng bằng nguồn gốc sâu xa của các truyền thống yêu nước của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc.

Chủ nghĩa yêu nước XHCN được đặt trên nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, đó là cơ sở tạo ra những điều kiện để xoá bỏ

Trang 39

mọi sự áp bức bất công đối với con người, mang lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Trong tiến trình cách mạng XHCN, sau khi giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân lao động giành được chính quyền sẽ sử dụng chính quyền đó làm cơ sở CT-XH để bảo vệ lợi ích và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Hệ thống chính trị (HTCT) XHCN trở thành cơ sở chính trị của chủ nghĩa yêu nước XHCN.

Chủ nghĩa yêu nước XHCN ra đời và được nuôi dưỡng bằng nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, kế thừa những giá trị tốt đẹp từ lịch sử mỗi dân tộc và trên một nền tảng tư tưởng mới là chủ nghĩa Mác -Lênin, đưa chủ nghĩa yêu nước phát triển lên một trình độ mới về chất.

Thứ ba: Chủ nghĩa yêu nước XHCN - về bản chất - là mang tính chất

quốc tế Nó đối lập với chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phản đối tính ích kỷ và sự thù hằn dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết, độc lập của dân tộc khác Tính chất quốc tế của giai cấp công nhân thể hiện ở chỗ: sự nghiệp xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản là một sự nghiệp có tính chất quốc tế Trong sự nghiệp vĩ đại này, giai cấp công nhân cần có sự đoàn kết quốc tế trên cả hai phương diện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quy định một cách khách quan công nhân không chỉ giải phóng giai cấp mình, giải phóng xã hội ở riêng nước mình, mà giải phóng loài người khỏi ách áp bức, bóc lột; không chỉ thiết lập CNXH, chủ nghĩa cộng sản ở nước mình, mà trên cả phạm vi toàn thế giới.

* Giáo dục chủ nghĩa yêu nước

Giáo dục là một trong những cách thức, phương thức trao truyền những giá trị đã được hình thành trong cuộc sống, trong sự phát triển lịch sử của nhân loại giữa các chủ thể giáo dục và chủ thể được giáo dục Đây là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch Giáo dục là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [114, tr.440].

Trang 40

Về cơ bản, các giáo trình giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người ” [116, tr.9] Về bản chất, “giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đời sống giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội” [116, tr.137].

Giáo dục là hiện tượng xã hội, được sinh ra nhằm truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ mai sau, nhằm phát triển loài người Giáo dục có tác động lớn lao đến sự hình thành và phát triển nhân cách, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển Nếu không có giáo dục thì hệ thống giá trị chung của loài người (các giá trị kinh tế, giá trị tư tưởng chính trị, đạo đức, giá trị nhân văn ) cũng như hệ thống giá trị truyền thống dân tộc không được bảo tồn và phát triển, do đó không thể tạo ra những giá trị mới.

Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp, nhằm đào tạo ra những lớp người phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị xã hội và của chế độ xã hội mà họ xây dựng Tính giai cấp được bộc lộ rất đa dạng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia khác nhau, mỗi chế độ khác nhau Giáo dục theo quan điểm giai cấp Phong kiến là nhằm đào tạo ra những con người yêu nước là trung thành với vua Giáo dục theo quan điểm Tư bản chủ nghĩa là nhằm tạo ra những con người thạo việc và tích cực, những nhà buôn, những nhà công nghiệp; để phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản Giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện, “biết thấm nhuần tổng số những kiến thức của nhân loài mà chủ nghĩa cộng sản là kết quả bởi vì tương lai của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [33, tr.262].

Theo Hồ Chí Minh: “giáo dục là nhằm rèn luyện, giáo dưỡng con người, hình thành nên những con người mới xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên

Ngày đăng: 09/04/2024, 10:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan