Nhóm 2 ppnckhvkhgdcnvhnn

8 1 0
Nhóm 2 ppnckhvkhgdcnvhnn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu về Nghiên cứu khoa học chuyên ngành văn học và ngôn ngữ. Nghiên cứu về phương pháp dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Nghiên cứu về biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 10 khi học đọc hiểu văn bản chèo tuồng của bộ sách Cánh diều hoặc Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 1

BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 10KHI HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHÈO

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẠNG GIANG SỐ 1Nhóm 2

Trần Hương Giang K47A Sư phạm Ngữ văn Phùng Khánh Hoài K47C Sư phạm Ngữ văn

Nguyễn Bùi Hạnh Lan K47A Sư phạm Ngữ văn Nguyễn Thị Nhung K47H Sư phạm Ngữ văn

1 Cơ sở lí luận về biện pháp tạo hứng thú khi học đọc hiểu văn bản chèo1.1 Khái niệm hứng thú

A G Côvaliốp trong “Tâm lí học cá nhân” đã đưa ra một khái niệm về hứng thú: “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”[1] Khái niệm này đuợc nhiều tác già sử dụng trong các công trình nghiên cứu vể hứng thú

Những nhà tâm lí học Việt Nam đã xem “Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoat động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng

trong đời sống hiện thực” [2]

Có thể nói, hứng thú là một thuộc tính của xu hướng cá nhân, gắn liền và thông qua các thuộc tính khác của xu hướng Nó chính là sự phản ánh thái độ có chọn lọc của chủ thể với thực tiễn khách quan Nó kích thích hoạt động tích cực và giúp con người thực hiện công việc dễ dàng, có hiệu quả Nó còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nhân cách một cách toàn diện

1.2 Văn bản chèo1.2.1 Khái niệm

“Chèo nguyên là một loại hình kịch dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội Về sau,

1Côvaliôp A G (1971), Tâm lí học cá nhân (tr.228), Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2 Nguyễn Duy Liệu (2008), Nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lí của học sinh trung học phố thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm (tr.25), Đại học Huế

Trang 2

chèo được chuyên nghiệp hóa dần với sự hình thành của các gánh chèo, đoàn chèo.”[ 1 ]

“Văn bản chèo còn được gọi là tích chèo thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc các nhà sưu tầm, nghiên cứu,… ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,…”[2]

1.2.2 Đặc điểm

1.2.2.1 Nguồn gốc

Nguồn tư liệu, tích truyện của kịch bản chèo lấy từ các truyền thuyết, cố tích huyèn thoại, các thần tích tôn giáo Các diễn tích của chèo khai thác từ đề tài sự tích nhà Phật, từ các truyện Truyền thuyết, cổ tích dân gian hoặc từ truyện Nôm khuyết danh,…[3]

1.2.2.2 Bố cục của chèo

Một vở kịch chèo cổ điển thường có ba giai đoạn: Đặt vấn đề (mở nút), thắt nút (mâu thuẫn phát triển) và cởi nút (mâu thuẫn được giải quyết) Ở chèo vì sự tích li kì, thời gian dài, không gian rộng và thay đổi nên không chỉ có một nút mà có đến hai ba nút mâu thuẫn Mâu thuẫn trong chèo được giải quyết không phải do tự thân vận động mà giải quyết theo yêu cầu lí tưởng xã hội của nhân dân, đó là kiểu kết thúc có hậu của truyện cổ tích.[3]

1.2.2.3 Ngôn ngữ của chèo

Ngôn ngữ chèo là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ hành động, ngôn ngữ của diễn xuất Ngôn ngữ nhân vật thoát ra khỏi tính chất khấu ngữ hàng ngày mà vươn tới ngôn ngữ nửa tượng trưng, có nhiêu điển tích, điển cố Nhân vật chính thường dùng ngôn ngữ gọt rũa, người nghe chỉ thấy đó chỉ là thứ ngôn ngữ kiểu cách mà không phải là ngôn ngữ lời ăn tiếng nói hàng ngày.[3]

với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.126

2 Lã Nhâm Thìn, Đỗ Ngọc Thống (Đồng tổng chủ biên), (2022), SGK Ngữ văn 10 tập 1 bộ Cánh Diều, Nxb Đại học Huế, tr.62

3Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), (2020), Giáo trình văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.426 – 440

Trang 3

Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ [4]

1.2.2.4 Nhân vật chèo

Mô hình nhân vật chèo có 5 loại: sinh, đào, hề, lão, mụ Nhân vật chèo là nhân vật nặng về khái quát mà nhẹ về cá thể hóa như kiểu nhân vật cổ tích Nhân vật chủ yếu chỉ là những nét tính cách, những diện mạo chứ chưa phải là những tính cách Nhân vật chèo chia làm hai loại: Vai chín và vai lệch Vai chín là nhân vật tích cực, thuộc phe chính nghĩa, vai lệch là nhân vật tiêu cực, thuộc phe gian tà [2]

1.3 Đọc hiểu văn bản chèo

“Đọc hiểu văn bản là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng sai về logic, tức là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.”[3]

“Đọc hiểu bao gồm quá trình phân tích, tiếp nhận lời nói và hiểu lời nói Đây là quá trình nhận biết chất liệu lời nói được thể hiện thành từ, câu, âm vang nào đó; đồng thời là quá trình hiểu ý nghĩa của lời nói và nhận thức xem ý nghĩa đó được thể hiện bằng cách nào.”[4]

Đọc hiểu văn bản chèo tức là người học sau khi đọc hiểu văn bản chèo cần phải hiểu, phải xác định và phân tích được cốt truyện, nhân vật, chủ đề của văn bản chèo và tư tưởng, thông điệp được gửi gắm, nhắn nhủ qua văn bản.

1.4 Biểu hiện

1.4.1 Biểu hiện học sinh có hứng thú

4 PGS.TS Bùi Minh Đức (Tổng chủ biên), (2020), Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 10 ( Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018), NXB Giáo dục Việt Nam

2Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), (2020), Giáo trình văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.426 – 440

https://theki.vn/doc-hieu-van-ban-la-gi-cac-buoc-doc-hieu-mot-van-ban/#3_Khai_niem_doc_hieu_van_ban

4Hoàng Bách Việt, Nghiên cứu đọc hiểu văn bản và dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo in trong Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr.31-34.

Trang 4

Có ý thức tìm hiểu, soạn bài, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp Chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài.

Ghi chép, học bài và làm bài tập đầy đủ Tích cực phát biểu xây dựng bài học Đặt ra những câu hỏi thắc mắc về bài học.

Có ý thức tìm hiểu những từ khóa, từ khó hiểu, từ mới lạ trong văn bản chèo.

Chăm chú theo dõi, lắng nghe khi giáo viên cho xem video về vở chèo trong văn bản.

Tích cực tham gia các hoạt động đóng vai, sân khấu hóa văn bản chèo khi được giáo viên phân công.

1.4.2 Biểu hiện học sinh không có hứng thú

Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá về văn bản chèo trước khi đến lớp.

Học sinh không soạn bài hoặc soạn bài với tính chất đối phó Trả lời câu hỏi không đúng trọng tâm kiến thức

Thụ động trong việc học tập, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện

Học sinh thường xuyên bỏ giờ, trốn học.

Mệt mỏi, chán nản khi học đọc hiểu văn bản chèo.

Từ chối tham gia đóng vai, thực hiện sân khấu hóa văn bản chèo.

2 Kết quả khảo sát của học sinh lớp 10 về biểu hiện hứng thú khi học đọchiểu văn bản chèo ở trường THPT Lạng Giang số 1

2.1 Phiếu khảo sát

Trang 6

2.2 Kết quả khảo sát

Ngày đăng: 08/04/2024, 20:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan