Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf

161 2.5K 46
Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PGS.TS NGUYỄN VĂN THẮNG THS NGUYỄN VĂN SỸ Hà Nội 1/2010 DANH MỤC BẢNG Bảng 1- 1: Danh mục các dự án thuộc lĩnh vực phát triển tài nguyên nước phải lập báo cáo ĐTM theo quy định trong Nghị Định 21/2006/NĐ-CP 25 Bảng 2- 1: Các nhóm tài nguyên và nhân tố môi trường chịu tác động của dự án 32 Bảng 2- 2: Chuỗi hoạt động-biến đổi môi trường - tác động môi trường của dự án phát triển nông nghiệp 47 Bảng 3- 1: Bảng liệt kê số liệu môi trường để so sánh các phương án quy hoạch các hồ chứa nước (theo Lohani và Kan, 1983) 61 Bảng 3- 2: Bảng kiểm tra danh mục dạng câu hỏi đơn giản của dự án tưới 63 Bảng 3- 3: Bảng danh mục môi trường có trọng số của dự án đập/ hồ chứa 64 Bảng 3- 4: Danh mục các TDDMT và tỷ trọng của dự án xây dựng dập và hồ chứa Boloti trên song Mungusi ứng dụng hệ thống ước lượng môi trường Batlle EES (tổng số điểm là 1000 đơn vị) 68 Bảng 3- 5: Kết quả áp dụng phương pháp EES cho dự án hồ Boloti 76 Bảng 3- 6: Ma trận đơn giản các tác động môi trường của dự án PTTNN 78 Bảng 3- 7: Ma trận môi trường của dự án xây dựng hồ chứa (Lohani 1982) 80 Bảng 3- 8: Ma trận môi trường của dự án xây dựng đập Quae Yai ( Lohani và N.C. Thành) 80 Bảng 4- 1: Bảng tổng hợp các tác động tiêu cựccủa dự án xây dựng đập, hồ chứa 93 và các biện phá p giảm thiểu 93 DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Tiếp cận khá i niệm kinh tế, xã hội, sinh thái trong phát triển bền vững 7 Hình 1-2: Chu trình dự án và trình tự thực hiện ĐTM 17 Hình 1-3: Sơ đồ khối biểu thị quá trình ĐTM và các nghiên cứu của dự án 21 Hình 1-4: Mối quan hệ giữa quá trình ĐTM với quy hoạch và 22 thực hiện dự án (theo Escap) 22 Hình 2-1: Tác động môi trường 27 Hình 2-2: Các thành phần tài nguyê n và môi trường bị tác động khi thực hiện dự án 29 Hình 2-3: Sơ đồ phâ n tích nhận biết tác động môi trường dựa theo các hoạt động của dự án 45 Hình 2-4: Sơ đồ chuỗi: Hoạt động – Biến đổi MT – Tác động MT của 49 việc sử dụng phân bón hoá học trong dự án phát triển nông nghiệp 49 Hình 3-1: Hàm giá trị chất lượng môi trường 78 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1 1.1 YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐÁNH GI Á TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1 1.1.1 Quá trình phát triển kinh tế xã hội và tác động đến môi trường 1 1.1.2 Phát triển bền vững 4 1.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9 1.2.1 Khái niệm, mục đích của đá nh giá tác động môi trường 9 1.2.2 Vai trò của đánh giá tác động m ôi trường 10 1.2.3 Lợi ích của đánh giá tác động môi trường 11 1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐTM 12 1.3.1 Trên thế giới 12 1.3.2 Ở Việt Nam 13 1.4 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐTM 13 1.4.1 Giới thiệu chung về cơ sở pháp lý của ĐTM 13 1.4.2 Quá trình thực hiện ĐTM 15 1.4.3 Chu trình dự án và trình tự thực hiện ĐTM 15 1.4.4 Phân cấp dự án phải lập bá o cáo ĐTM ở Việt Nam 24 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH NHẬN BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 27 2.1 KHÁI NIỆM TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, TÁC ĐỘNG MÔI T RƯỜNG DỰ ÁN 27 2.1.1 Tác động môi trường 27 2.1.2 Tác động môi trường của dự án 28 2.2 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BỊ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 28 2.3 NỘI DUNG ĐÁNH GI Á TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 34 2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN T ÍCH NHẬN BIẾT TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 43 2.4.1 Dựa vào các nguồn tài nguyên và nhâ n tố môi trường để suy ra tác động 44 2.4.2 Dựa vào phân tích các hoạt động của dự án để nhận biết tác động 45 2.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 50 2.5.1 Giới thiệu chung 50 2.5.2 Đánh giá tác động của dự án tới tài nguyên và môi trường nước 50 2.5.3 Đánh giá tác động của dự án tới tài nguyên và môi trường đất 52 2.5.4 Đánh giá tác động của dự án tới môi trường không khí 52 2.5.5 Đánh giá tác động của dự án tới tài nguyên sinh vật và môi trường sinh thái 53 2.6 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI 53 2.6.1 Giới thiệu chung 53 2.6.2 Nội dung đánh giá tác động môi trường xã hội 54 2.6.3 Phương pháp đá nh giá tác động môi trường xã hội 56 2.7 SỰ THAM GI A CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 56 CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG P HÁP KỸ THUẬT DÙNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 60 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 60 3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH 61 3.2.1. Phương pháp liệt kê các số liệu môi trường 61 3.2.2 Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường 62 3.2.4 Phương pháp ma trận môi trường 78 3.2.5 Phương pháp sơ đồ mạng lưới 81 3.2.6 Phương pháp chập bản đồ môi trường 82 3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỨC TẠP, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG 84 3.3.1 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng 84 3.2.2 Phương pháp mô hình 86 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 89 4.1 GIỚI T HIỆU CHUNG 89 4.2 DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẬP/ HỒ CHỨA NƯỚC 89 4.2.1 Giới thiệu chung 89 4.2.2 Xác định phạm vi 91 4.2.3 Các hoạt động của dự án 92 4.2.4 Các tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường 92 4.2.5 Các tác động tiêu cực cửa dự án 93 4.3 DỰ ÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 102 4.3.1 Giơi thiệu chung về dự̣ án 137 4.3.2 Các hoạt động dự án và tác động môi trường 139 4.3.3 Các biện pháp giảm th iểu tác động tiêu cực của dự án khai thác khoáng sản 144 4.4 DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ 146 4.4.1 Giới thiệu chung 146 4.4.2 Các hoạt động của dự á n 148 4.4.3 Các tác động m ôi trường chủ yếu 148 4.4.4 Một số giải pháp trong quy hoạch, thi công xây dựng và quản lý để̉ giảm th iểu các tác động tiêu cực đến môi trường của dự án 149 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là một vấn đề vô cùng cấp thiết, đang được sự quan tâm hàng đầu của thế giới cũng như của nước ta nhằm đối phó với tình trạng môi trường sống trên trái đất đang ngày càng xuống cấp, đe doạ sự phát triển lâu bền của nhân loại. Tập Bài giảng môn học "Đánh giá tác động môi trường” của Bộ môn Môi trường - Khoa Môi trường của Trường Đại học Thủy lợi nhằm cung cấp các kiến t hức cơ bản về đánh giá tác động môi trường cho sinh viên các ngành trong toàn trường để sinh viên có thể nắm bắt các kiến thức chủ yếu để học tập môn học trên lớp và tự học ở nhà. Tập bài giảng do PGS.TS Nguyễn Văn Thắng và Th.s nguyễn Văn Sỹ biên soạn, dựa theo đề cương môn học đã cải tiến và đã được Trường Đại Học Thủy Lợi thông qua. Các sinh viên khi học tập cần tham khảo thêm các kiến thức trong tập giáo trình “ Môi trườngdánh giá tác động môi trườngcủa Bộ môn Môi trường đã xuất bản năm 2000 có trong thư viện trường và các thông tin trên mạng của Bộ Tài nguyên và môi trường liên quan đến cơ sở pháp lý thực hiện ĐTM ở Việt Nam có hướng dẫn trong bài giảng. Ngoài sử dụng làm tài liệu học tập cho sinh viên, tập bài giảng này còn có thể làm tài liệu tham khảo cho c ác cán bộ trong và ngoài ngành, tất cả những ai quan tâm tới vấn đề môi trườngđánh giá tác động môi trường các công trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở nước ta. 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1 YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐÁNH GI Á TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1.1 Quá trình phát triển kinh tế xã hội và tác động đến môi trường 1) Môi trường và các thành phần môi trường Khái niệm môi trường tự nhiên và các thành phần của môi trường tự nhiên Môi trường của một vật thể hay sự kiện, theo nghĩa chung nhất là tổng hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao qua nh, tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của vật thể hay sự kiện đó. Bất cứ một vật thể hay một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định và nó luôn luôn chịu tác động của các yếu tố môi trường đó. Có thể nói môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thíc h nghi của mình. Từ khái niệm này có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này, đâu là môi trường của loài khác. Môi trường tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. Môi trường vô sinh bao gồm những yếu tố không sống, như là các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không khí… gọi chung là môi trường vật lý. Môi trường hữu sinh ba o gồm các thực thể sống như là các loài động vật, thực vật và các vi sinh vật tren cạn và dưới nước, gọi chung môi trường sinh thái. Cách phân loại này cần nhớ vì nó là cơ sở để nhận biết cũng như tiến hành đánh giá các tác động môi trường mà chúng ta sẽ học trong các phần sau của môn học này. Môi trường sống của con người Đối với con người thì môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì “môi trường sống của con người ba o gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, như những cái hữu hình (như các thành phố, các hồ chứa ) và những cái vô hình (như tập quán, nghệ thuật ), trong đó con người sống và bằng lao động của mình họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình”. Như vậy, môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người, mà còn là “khung cảnh của c uộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. Trong môn học này, đánh giá tác động môi trường chúng ta sẽ học không chỉ là đánh giá tác động đến thành phần môi trường tự nhiên (vật lý, sinh thái) mà còn phải đánh giá tác động đến thành phần môi trường xã hội để xem dự án có tác động gì xấu tới cuộc sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng dự án hay không và tác động đó như thế nào. Sự tồn tại và phát triển của con người luôn phụ thuộc vào “chất lượng của môi 2 trường sống”. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của con người ngày nay luôn có các tác động tích cực và tiêu cực tới chất lượng của môi trường sống. Tác động tiêu cực, thí dụ như gây ô nhiễm môi trường đã và đang làm suy giảm nhanh chóng chất lượng môi trường sống của con người đang là điều lo ngại và đáng quan tâm nhất của nhân loại ngày nay. Để con người trên trái đất tồn tại và phát triển một cách bền vững, thì môi trường sống của con người cần phải được bảo vệ. Nếu chất lượng của môi trường sống bị giảm sút thì con người sẽ bị ảnh hưởng ngay và nếu c hất lượng của môi trường sống giảm đến một mức độ nguy hiểm thì có thể dẫn đến các hiểm hoạ không thể lường được mà các thế hệ con cháu mai sau sẽ phải gánh chịu. Cũng cần lưu ý rằng, việc phá hoại và làm suy giảm c hất lượng môi trường thì rất dễ và nhanh chóng, nhưng khi mà chất lượng của môi trường đã suy giảm tới mức độ nguy hiểm thì việc làm tốt lại sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém và cũng phải trong một thời gian rất dài mới khôi phục lại được. Vì thế, việc bảo vệ môi trường sống luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết của nhân loại trong quá trình sống và phát triển của m ình. 2) Phát triển tác động đến môi trường Phát triển Con người trong quá trình tồn tại luôn tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, gọi tắt là “phát triển”. Đó là quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên của tự nhiên để đáp ứng những nhu cầu về cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Các hoạt động phát triển nhằm nâng cao điều kiện vật chất tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản x uất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Một định nghĩa khác của phát triển theo Davit Munro thì “phát triển là bất kỳ và toàn bộ những loại hoạt động và quá trình làm tăng được năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng những nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người”. Sản phẩm của sự phát triển là mọi người được mạnh khoẻ, được nuôi dưỡng tốt, có quần áo mặc, có nhà ở, đư ợc tham gia vào công việc sản xuất mà họ được đào tạo tốt và có thể hưởng thụ thời gian rảnh rỗi và giải trí mà tất cả mọi người có nhu cầu. Như vậy, phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn gồm cả những hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khoẻ, an ninh xã hội, giáo dục, bảo tồn thiên nhiên và hỗ trợ văn học nghệ thuật. Các hoạt động phát triển nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định. Các mục tiêu đó thường được cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống vật chất như lương thực, nhà ở, năng lượng, vật liệu, điều kiện sức khỏe và về đời sống tinh thần như giáo dục, hoạt động văn hóa nghệ thuật, bì nh đẳng xã hội, tự do chính trị Mục tiêu của các hoạt động phát triển tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị, truyền thống lịch sử của mỗi nước, mỗi dân tộc. Mỗi nước trên thế giới đều có những đường lối, chính sách, mục tiêu và c hiến lược phát triển riêng, do đó đã đem lại những hiệu quả phát triển rất khác nhau và tạo ra sự phân hoá ngày càng lớn lao về kinh tế - xã hội. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường Các hoạt động phát triển đều có thể tác động đến môi trường thông qua: 3 - Tiêu tốn một lượng tài nguyên tự nhiên nhất định như sử dụng các loài động, thực vật để sinh sống, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như sử dụng đất, nước, khoáng sản và các nguồn năng lượng từ đó có thể làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo; và - Tạo ra một lượng chất thải xả vào môi trường. Các chất thải này nếu không có biện pháp quản lý và tái chế để sử dụng lại sẽ là nguyên nhân gâ y nên ô nhiễm môi trường và làm giảm chất lượng môi trường sống của chính con người. Chính vì vây, phát triển đã luôn luôn có những tác động tới môi trường và làm biến đổi các điều kiện của môi trường sống. Tác động của con người tới môi trường trong các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, cũng như tại mỗi một nơi trên trái đất không phải là giống nhau m à phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu như dân số, sự tiêu thụ tài nguyên cũng như các hậu quả môi trường để lại trong quá trình khai thác sử dụng. 3) Mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường Giữa phát triển và môi trường luôn có mối quan hệ tương tác với nhau. Mối quan hệ này có thể phát biểu như sau: “Phát triển và môi trường luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ, trong đó môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, là địa bàn và đối tượng của phát triển. Còn phát tr iển là quá trình cải tạo, điều chỉnh các điều kiện của môi trường cho thuận lợi trong sử dụng tài nguyên môi trường”. Các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt là mặt lợi và mặt hại. Hoạt động phát triển một mặt mang lại hiệu quả ki nh tế đối với con người, nhưng mặt khác, nó cũng gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường như là tới sự cân bằng và ổn định của hệ sinh thái, hoặc gây nên các ô nhiễm môi trường Mâu thuẫn giữa phát triển với môi trường Hiện nay, dưới sức ép của sự gia tăng dân số và sự phát triển của kỹ thuật, con người ở nhiều nơi trên trái đất đã và đang khai thác tài nguyên t hiên nhiên một cách bừa bãi, tiêu tốn nó một cách nhanh chóng và lãng phí cho cuộc sống mà không tính toán đến sự bù đắp lại hay sự vượt quá khả năng tái tạo của tự nhiên. Phát triển theo hình thức này đã có từ lâu đời gọi chung là “ phát triển truyền thống” trong đó con người chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế của việc sử dụng tài nguyên mà không quan tâm đến các yếu tố xã hội và sinh thái hay các hậu quả môi trường của việc sử dụng tài nguyên. Trong c ác thế kỷ trước đây khi dân số còn ít và trình độ của nền kinh tế còn thấp nên phát triển truyền thống chưa bộc lộ những hậu quả xấu tới môi trường, chưa nảy sinh các mâu thuẫn gay gắt giữa môi trường và phát triển. Tuy nhiên, với dân số ngày càng tăng, trình độ nền kinh tế cũng như tốc đô khai thác sử dụng tài nguyên ngày càng tăng cao nên kể từ nửa cuối thế kỷ 20 đến nay mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển đã nảy sinh và ngày càng ngay gắt tại nhiều nơi, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển và có xu thế là: [...]... học môn học đánh giá tác động môi trường đều phải hiểu rõ và nắm vững, bởi vì nếu không hiểu được “thế nào là tác động môi trường, thế nào là tác động môi trường của dự án” thì làm sao có thể phân tích nhận biết được các tác động môi trường và từ đó tìm các phương pháp phù hợp để tiến hành đánh giá khi lập báo cáo ĐTM dự án 2.1.1 Tác động môi trường Tác động môi trường là sự biến đổi của một hay nhiều... biến đổi của thông số môi trường khi so sánh giữa trường hợp 27 không có dự án và trường hợp có dự án như trong hình vẽ trên 2.1.2 Tác động môi trường của dự án Cũng vì thế khi đánh giá tác động môi trường của dự án điều trước tiên cần phải nhận biết tất cả các tác động môi trường nào sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu tới môi trường Sau đó tiến hành phân tích và đánh giá ảnh hưởng của từng tác động môi trường. .. ta sẽ có thể đánh giá chung được tác động môi trường của cả dự án Đánh giá các tác động môi trường có thể bằng các phương pháp định tính hoặc định lượng Đánh giá định lượng là xác định các con số về độ đo của mỗi tác động môi trường bằng các phương pháp kỹ thuật thích hợp Một dự án có thể gây nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới các nhân tố môi trường khu vực dự án Tác động môi trường của dự án có... hoạt động bảo vệ môi trường 1.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.2.1 Khái niệm, mục đích của đánh giá tác động môi trường Khái niệm Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) - tiếng Anh là Environmental Impact Assessment (EIA) là một khái niệm mới ra đời trong mấy chục năm gần đây, lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1969 do sự đòi hỏi của dân chúng đối với chính phủ trước tình trạng giảm sút chất lượng môi trường sống của. .. nhân tố/ tác động môi trường của dự án được xem xét Công thức (2-1) thường được dùng trong một số phương pháp tính toán định lượng tác động môi trường của dự án trong các phần sau Các tác động riêng rẽ có thể tốt hoặc xấu, nếu tổng các tác động tốt lớn hơn tổng các tác động xấu thì tác động môi trường của dự án có xu hướng chung là tốt 2.2 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BỊ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ... Thông số môi trường Có dự án Thời điểm bắt đầu dự án T0 Tác động môi trường Không có dự án T1 Thời gian ( năm) Hình 2-1: Tác động môi trường Có thể minh hoạ tác động môi trường qua hình 2-1, trong đó trục tung là thông số môi trường, trục hoành là thời gian Rõ ràng trong vùng dự án, tại thời điểm bắt đầu của dự án trở đi, hoạt động của dự án sẽ làm thông số môi trường biến đổi Tác động môi trường là... hoạt động đó đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường ” Các định nghĩa trên đều nêu lên các nội dung chủ yếu mà đánh giá tác động môi trường phải thực hiện Tuy nhiên, ở đây cần thấy rõ là đánh giá tác động môi trường bao gồm đánh giá cả các tác động. .. quả của việc tăng nhanh các hoạt động phát triển khi nước Mỹ đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp hoá Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá tác động môi trường Mỗi định nghĩa tuy có nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau nhưng đều nêu lên những điểm chung của đánh giá tác động môi trườngđánh giá, dự báo các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu của. .. tổng tác động tất cả các tác động môi trường đó so sánh giữa hai trường hợp trước và sau khi có dự án và có thể biểu thị như công thức sau đây: E = ∑ Vi,1.Wi (i=1,n) ∑ Vi,0.Wi (2-1) (i=1,n) Trong đó: E : Tác động môi trường của dự án Vi,0: Giá trị chất lượng môi trường nhân tố thứ i khi không có dự án Vi,1: Giá trị chất lượng môi trường nhân tố thứ i khi có dự án Wi : Tầm quan trọng của tác động môi trường. .. Quốc: Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành từ 1979, trong đó điều 12 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển 1.3.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam: Đánh giá tác động môi trường được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 do chương trình Tài nguyên và Môi trường giới thiệu qua tài liệu "Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động môi trường" của chương trình . TÍCH NHẬN BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 27 2.1 KHÁI NIỆM TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, TÁC ĐỘNG MÔI T RƯỜNG DỰ ÁN 27 2.1.1 Tác động môi trường 27 2.1.2 Tác động môi trường của dự án 28 . 2.5.2 Đánh giá tác động của dự án tới tài nguyên và môi trường nước 50 2.5.3 Đánh giá tác động của dự án tới tài nguyên và môi trường đất 52 2.5.4 Đánh giá tác động của dự án tới môi trường. năm chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. 1.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.2.1 Khái niệm, mục đích của đán h giá tác động môi trường Khái niệm Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) - tiếng

Ngày đăng: 27/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    • 1.1 YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ SỰ CẦN THIẾT THỰCHIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

      • 1.1.1 Quá trình phát triển kinh tế xã hội và tác động đến môi trường

      • 1.1.2 Phát triển bền vững

    • 1.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    • 1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐTM

    • 1.4 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐTM

    • CÂU HỎI CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH NHẬN BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    • 2.1 KHÁI NIỆM TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGCỦA DỰ ÁN

      • 2.1.1 Tác động môi trường

      • 2.1.2 Tác động môi trường của dự án

    • 2.2 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BỊ TÁC ĐỘNGCỦA DỰ ÁN

    • 2.3 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    • 2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHẬN BIẾT TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

    • 2.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI CÁC THÀNH PHẦN MÔITRƯỜNG TỰ NHIÊN

    • 2.6 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

    • 2.6 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

    • 2.7 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔITRƯỜNG

    • CÂU HỎI CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DÙNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNGMÔI TRƯỜNG

    • 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

    • 3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH

    • 3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỨC TẠP, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG

  • CHƯƠNG 4TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỰ ÁN VÀ BIỆNPHÁP GIẢM THIỂU

    • 4.1 GIỚI THIỆU CHUNG

    • 4.2 DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẬP/ HỒ CHỨA NƯỚC

    • 4.3 DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯỚI

    • 4.5 CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG VEN BIỂN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan