Báo cáo môn học môn tín ngưỡng và tôn giáo ở việt nam khảo sát tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở đình phú diễn

20 0 0
Báo cáo môn học môn tín ngưỡng và tôn giáo ở việt nam khảo sát tín ngưỡng thờ thành hoàng làng ở đình phú diễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, miếu, phủ, quán, âm...Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC

BÁO CÁO MÔN HỌC

MÔN TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương I Khái niệm và nguồn gốc của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng 4

Chương II Khái quát, giới thiệu về đình Phú Diễn 5

Chương III Đối tượng được thờ tự 6

3.1 Lê Đại Hành hay còn gọi là Lê Hoàn (941-1005) 6

3.2 Ông Đức Hoàng Thông thờ ở Đình Phú Diễn là vị tướng Trần Thông 6

Chương IV Cơ sở thờ tự 7

Chương V Sinh hoạt tín ngưỡng 9

5.1 Phần lễ 9

5.2 Phần hội 10

Chương VI Nhận xét về vai trò của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng 11

Chương VII Kết Luận 12

Tài liệu tham khảo 14

Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá 15

Câu hỏi phụ 17

Trang 3

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, miếu, phủ, quán, âm Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng này, do đó nhóm chúng em lựa chọn tìm hiểu “đình” - nơi thờ Thành hoàng làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng dân cư và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam Một trong những nơi có tín ngưỡng thờ thành hoàng làng được thể hiện rõ nét chính là đình Phú Diễn, ngôi đình cổ ở Thanh Trì - Hà Nội, xây dựng từ thời vua Lê Đại Hành Với vị trí địa lý của Đình Phú Diễn bên hữu ngạn sông Nhuệ Lịch sử hình thành của Đình Phú Diễn xuất phát từ thời vua Lê Đại Hành, vào khoảng thế kỷ XI Đình đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo trong các thế kỷ tiếp theo Vào giữa thế kỷ XVIII, nhân dân xây dựng Đình Phú Diễn để thờ hai vị thành hoàng là vua Lê Đại Hành và Trần Thông Đình Phú Diễn có giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, và nó là nơi tôn vinh tín ngưỡng và văn hóa của cộng đồng làng xã Được xếp hạng là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 1992

Chuyến tham quan, khảo sát đình làng Phú Diễn (Thanh Trì – Hà Nội) của nhóm chúng em xuất phát lúc 13h30 (ngày 3/11/2023) từ Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội Chúng em thật sự may mắn khi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô, các chú dân địa phương nơi đây Họ nhiệt tình giải thích và cung cấp những thông tin, số liệu cụ thể giúp nhóm chúng em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Thị Cúc đã nhiệt tình chỉ dạy và tạo điều kiện cho chúng em có chuyến tham quan, khảo sát này Do thời gian của chuyến đi có hạn nên bài thu hoạch của nhóm chúng em còn nhiều sai sót, nhóm chúng em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của cô cũng như các bạn cùng lớp.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Chương I Khái niệm và nguồn gốc của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng

Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng là một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở Việt Nam, thể hiện sự tôn kính của người dân đối với những người có công với làng, với nước

Khái niệm: Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán:

Trang 4

+ “Thành” Cái thành

+ “Hoàng” Cái hào bao quanh cái thành Chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành.

Thành hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam Vị thần này dù có hay không có họ tên và lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là người bảo hộ cho người của dân làng đó.

Nguồn gốc: Tục thờ thành hoàng ở nước ta hiện nay có nguồn gốc Trung Quốc.

Nguyên là vị thần thờ ở thành trì, đây là vị thần thứ 7 trong 8 vị thần ghi ở sách Chu lễ Thời Nam Bắc triều, tướng giữ thành Sính (nay thuộc tỉnh Hà Nam – Trung Quốc) là Mạc Dụng Nghiễm nhờ cầu khẩn thành hoàng giúp đỡ mà qua cơn vây khốn, đánh thắng quân Nam Lương Từ đó dân gian bắt đầu thờ thành hoàng.

Tục thờ thành hoàng của người Việt có thể phổ biến từ thời Đường khi nước ta còn chịu ách thống trị của phong kiến Trung Quốc và được bổ sung điển chế nghi lễ thời thuộc Minh (1407 – 1427) Tuy nhiên phải đến thời Lê Trung Hưng thì tục thờ thành hoàng ở nước ta mới thực sự đầy đủ điển chế riêng và có tính chất thuần Việt rõ ràng, thoát ly khỏi nguồn gốc thờ thành hoàng Trung Quốc.

Chương II Khái quát, giới thiệu về đình Phú Diễn

Vị trí địa lý: Đình Phú Diễn là ngôi đình cổ thuộc thôn Phú Diễn, xã Hữu Hòa,

Trang 5

Cách di chuyển từ trường ĐH Văn hoá Hà Nội đến đình Phú Diễn: Di

chuyển bằng xe máy xuất phát từ Đại học Văn hoá Hà Nội đến đình Phú Diễn cách khoảng 13km (Dựa theo Google Maps).

Lịch sử hình thành: Theo sử sách, đình Phú Diễn được xây dựng từ thời vua

Lê Đại Hành, vào khoảng thế kỷ XI Đình đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trong các thế kỷ tiếp theo Tương truyền, vào thời vua Lê Đại Hành , có một vị tướng tên là Trần Thông, quê ở làng Phú Diễn, đã có công giúp vua đánh giặc giữ nước Sau khi ông mất, nhân dân lập đền thờ ông tại làng Đến giữa thế kỷ XVIII, nhân dân đã xây dựng đình Phú Diễn để thờ hai vị thành hoàng là vua Lê Đại Hành và Trần Thông.

Giá trị: Đình Phú Diễn là một di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật có giá trị.

Đình là nơi thờ cúng hai vị thành hoàng làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã Đình Phú Diễn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992.

Chương III Đối tượng được thờ tự

Đối tượng được thờ là anh hùng dân tộc, đình thờ hai Thành hoàng làng là hoàng đế Lê Đại Hành và một vị tướng của người là Trần Thông, quê ở Phú Diễn.

Trang 6

3.1 Lê Đại Hành hay còn gọi là Lê Hoàn (941-1005)

Danh tính: Là vị vua thứ hai của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 981 đến năm 1005.

Ông là một vị vua tài ba, dũng cảm, đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Dưới thời Lê Đại Hành, đất nước Đại Việt được ổn định và phát triển mạnh mẽ Ông đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, như:

- Xây dựng quân đội hùng mạnh, sẵn sàng đánh giặc giữ nước.

- Khôi phục lại chế độ quân chủ tập quyền, củng cố chính quyền trung ương - Mở mang kinh tế, văn hóa, giáo dục.

- Năm 981, Lê Đại Hành đã đánh bại quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước Ông cũng là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Đại Việt trong những thế kỷ sau.

Lê Đại Hành là một vị vua tài ba, dũng cảm, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Ông được nhân dân tôn kính và thờ phụng như một vị anh hùng dân tộc.

Lý do Lê Đại Hành được thờ ở đình Phú Diễn: Tương truyền năm 989, sau

khi đất nước thanh bình, Lê Đại Hành bèn vi hành để úy lạo, khen thưởng dân chúng và thăm thú đất nước Nhân đi qua đất làng Chành thấy cảnh đẹp bên sông Nhuệ, vua liền dừng kiệu (chỗ đó hiện nay vẫn còn di tích, gọi là Cánh đồng Kiệu, nằm giữa thôn Hữu Thanh Oai và thôn Phú Diễn), rồi vào Rừng Mơ bên cạnh nghỉ chân Dân làng sau này đã lập đền thờ vua tại đó, lúc đầu chỉ làm bằng tranh tre, sau mới xây thành đình.

3.2 Ông Đức Hoàng Thông thờ ở Đình Phú Diễn là vị tướng Trần Thông.Danh tính: Con trai của Trần Khát Chân Ông sinh năm Giáp Tý (1374), nổi

tiếng thần đồng, 5 tuổi đã biết đọc sách, 10 tuổi đã biết làm thơ Năm 1389, Trần Thông cùng cha tham gia đánh giặc Chiêm Thành, lập nhiều chiến công Năm 1390, ông được phong làm Nội các Trường ấn sử kiêm Thị nội Vệ quân Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Việt, Trần Thông cùng cha tham gia kháng chiến Ông từng đánh một trận ở vùng Giao Thủy, diệt hơn 500 quân Minh Năm 1418, Trần Thông theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn Ông được phong làm Tả hữu Vệ quân, tham gia nhiều trận đánh quan trọng, góp phần đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước Sau khi Lê Lợi lên ngôi, Trần Thông được phong làm Đốc lĩnh Binh nhung kiêm Tả hữu Vệ quân Ông tiếp tục được cử đi đánh giặc Chiêm Thành, lập nhiều chiến công Năm 1433, Trần Thông qua đời, được truy tặng là Nhập nội Khâm Thiên Đại vương, ban cho thụy hiệu là Tĩnh Vũ.

Tại đình Phú Diễn, Trần Thông được phối thờ cùng vua Lê Đại Hành Ông là một trong những vị tướng lĩnh có công lớn trong việc bảo vệ đất nước Đại Việt Tuy nhiên, tên gọi “Đức Hoàng Thông” không được ghi chép trong các tài liệu lịch sử Có thể đây là một cách gọi tôn kính của người dân địa phương đối với vị tướng Trần Thông

Lý do thờ Trần Thông ở đình Phú Diễn: Trần Thông là một người con của

làng Phú Diễn, sinh ra và lớn lên tại đây Ông là một vị tướng lĩnh tài ba, có công lớn trong việc bảo vệ đất nước Đại Việt Do đó, người dân địa phương đã lập đền thờ ông để tưởng nhớ và tri ân công lao của ông.

Trang 7

Chương IV Cơ sở thờ tự

Ngôi đình Phú Diễn cùng các đình khác như đình Hữu Thanh Oai, đình Hoa Xá (Tả Thanh Oai) tạo thành hệ thống di tích thờ vua Lê Đại Hành dọc theo hai bên bờ sông Nhuệ Trải qua nhiều thế kỷ với những lần trùng tu lớn, nhờ sự đóng góp công sức của dân làng, ngày nay ngôi đình Phú Diễn đang được tôn tạo khang trang hơn Ngôi đình có quy mô kiến trúc vừa phải, nhìn theo hướng đông gồm Nghi môn, Đại bái và Hậu cung.

Nghi môn với hai trụ biểu khá thấp xây cách nhau 2,4m, có đỉnh đắp tứ phượng chầu, hai bên chân cột có đôi rồng đá, bậc thềm được lát bằng những phiến đá dày Nghi môn tạo thành lối đi rộng chính giữa, sử dụng trong các dịp hội làng rước kiệu long trọng Song do di tích nằm sát đường đi nên gần đây, dân làng đã xây bức bình phong dạng cuốn thư để phân cách di tích với bên ngoài.

Từ cổng, qua sân gạch là tới Đại bái Đây là nếp nhà ngang 3 gian 2 dĩ, kết nối với 2 gian hậu cung xây dọc thành hình chữ Đinh (hay còn gọi là chuôi vồ), hai mái chảy lợp ngói ta, tường hồi bít đốc tay ngai, nền cao 40cm so với mặt sân, các gian bên được bó vỉa bằng gạch vỉ, gian giữa bó bằng những phiến đá hình chữ nhật Hệ thống cửa được làm kiểu bức bàn, riêng hai gian hồi xây vây tường, tường hai bên hồi hiên đắp phù điêu hai vị tướng Vũ Đinh, Thiên Ất bảo vệ cho di tích Bộ khung được làm

bằng gỗ với sáu bộ vì trên bốn hàng chân cột, được làm theo kiểu thượng chồng rườnggiá chiêng, kẻ nách, bẩy hiên Chạm khắc tập trung tại các con rường, đầu xà với các

hình lá lật, vân mây Các đầu bẩy hiên được chạm hình đầu rồng, mũi nở, mắt lồi, râu tóc bay về sau như những đao nhọn, thân rồng có vẩy cá đặc trưng cho lối điêu khắc thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

Bên hữu là lối vào đình bây giờ, qua 2 gốc muỗm to trước sân rộng và nhà Văn hóa thôn Bên tả đình là một đàn lộ thiên thờ Thần Nông, xa hơn chút nữa dựng 3 tấm bia đá Một bia có khắc việc cậu hậu thần bỏ tiền tu sửa lại đình vào năm Gia Long thứ 6 (1807) Trong đình hiện vẫn lưu cuốn ngọc phả đề “Phú Diễn Lê đế phả lục” được soạn thảo năm 1572 bởi tiến sĩ Nguyễn Bính, Hàn lâm Đông các Đại học sĩ, và sao lại năm 1710, trong có ghi chép kỹ về sự nghiệp của vua Lê Đại Hành Ngoài ra còn có 10 đạo sắc phong mang các niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn

Từ gian giữa Đại bái nối dài vào bên trong là Hậu cung Bộ vì làm theo kiểu thượng rường hạ kẻ trên hai hàng chân cột gỗ Hai vì thượng bên trong với các con rường chồng lên nhau qua đấu kê, riêng vì thượng bên ngoài các con rồng chồng khít lên nhau tạo thành cốn, được chạm khắc đậm đặc hoa văn trang trí (vân mây, sóng nước, tứ quý…) Lòng nhà hậu cung xây bệ cao, trên đặt hai bộ long ngai, bài vị thờ Thành hoàng và các đồ tế khí Trải qua thời gian tồn tại, đình Phú Diễn còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: 6 tượng bằng thú đá, đôi hạc gỗ, bộ đòn kiệu, 3 bát hương gốm Thổ Hà, hương án gỗ, 2 long ngai, bộ bát bửu, 10 đạo sắc phong…có niên đại thế kỷ XVIII-XIX Đáng chú ý là hiện nay đình còn lưu giữ được nhiều di văn Hán – Nôm quý, như 3 văn bia thời Nguyễn, câu đối, hoành phi, sắc phong niên đại triều Nguyễn Các hoành phi, câu đối tại di tích có sự góp mặt của nhiều nhà khoa bảng cuối thời Nguyễn: Hoành phi Tuyên dương văn đức (Phát dương văn đức) do Cử nhân Hàn lâm Trước tác, Tri phủ Nguyễn Huy Kỳ bái soạn, Lý trưởng bản ấp là Nguyễn Đình cường

bái tiến vào năm Quý Hợi niên hiệu Khải Định năm thứ 8 (1923); hoành phi Thánhminh điện (Điện thánh minh) do các hương lão trùng chế vào tháng Giêng năm Bính

Ngọ niên hiệu Thành Thái năm thứ 16 (1906)…Đây là di tích còn lưu giữ được một số câu đối của các nhân vật lịch sử quan trọng cuối triều Nguyễn như nhà giáo dục, nhà văn hóa Đoàn Triển, nhà sử học Ngô Giáp Đậu, lãnh tụ khởi nghĩa Bãi Sậy Nguyễn

Trang 8

Thiện Thuật…Đó là điều mà các di tích khác, dẫu là di tích nổi tiếng cũng không dễ có được Hai câu đối then đen do gia tộc họ Bùi cung tiến vào mùa thu năm Đinh Mùi niên hiệu Thành Thái năm thứ 17 (1907) do Phó bảng năm Mậu Tuất, Hàn lâm viện Biên tu, tri huyện huyện Thanh Oai là Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) cung soạn Đặc biệt là đôi câu đối niện hiệu Khải Định năm thứ 4 – Kỷ Mùi (1919), do Thái tử Thiếu bảo, Tổng đốc Nam Định Đoàn Triển soạn, môn sinh trường Thận Huy ở bản ấp bái tiến nhắc lại việc Lê Hoàn được quần thần ủng hộ, khoác áo hoàng bào, tôn làm Hoàng đế, mở ra thống hệ đế vương nước ta và việc nhà vua tuần du ra Bắc.

“Ủng lập trước hoàng bào, Việt điện thiên thu khai đế thống; Tỉnh phương đình thúy liễn, Nhuệ giang chung cổ trạch hoàng linh.”

Tạm dịch:

“Khoác hoàng bào đưa lên ngôi, mở thống hệ đế vương ngàn năm ở đấtViệt;

Tuần du dừng xe Thúy, Nhuệ giang từ xa xưa đã được nhuần thấm sự linhthiêng của nhà vua.”

Mặc dù không có diện tích rộng lớn, song đình Phú Diễn đã trở thành

nơi hội tụ tinh thần, nơi bảo tồn, giáo dục và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp Ngôi đình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.

Trang 9

Chương V Sinh hoạt tín ngưỡng

Việc thờ cúng Thành hoàng được diễn ra thường xuyên thông qua việc thắp

đèn, hương hằng ngày, ngoài ra việc cúng lễ được thực hiện vào các ngày Sóc, Vọng hằng tháng, những ngày tiết nạp bốn mùa, lễ giao thừa, Tết Nguyên đán, hay những ngày trong làng có ma chay, cưới hỏi, người đỗ đạt, xây dựng công trình chung…dân làng vẫn ra đình cúng lễ để báo cáo, tạ ơn hay kêu cầu sự chở che của Thành hoàng cho cuộc sống của cá nhân, gia đình và cả làng được bình yên và phồn thịnh.

- Hội làng Phú Diễn ra trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9 tháng ba âm lịch Chính hội là mồng 8 tháng ba Ngày 7 làm lễ mục dục.

- Địa điểm diễn ra: Đình Phú Diễn

- Trong lễ tế Thành hoàng làng, phần lễ và phần hội là một tổng thể Lễ là phần tôn giáo, biểu hiện những giá trị đạo đức sâu lắng nhất của người dân làng Phú Diễn Phần hội là không gian sinh hoạt văn hoá của người dân trong làng, là nơi giao lưu, kết nối người dân.

5.1 Phần lễa Lễ tiết:

- Lễ tiết gồm có lễ nghênh xuân, lễ kỳ yên, lễ hạ điền, lễ sắp ấn,

- Ngoài ra những lễ đột xuất phục vụ cho nông nghiệp như lễ đảo vũ, tống trùng cũng tiến hành ở đình

- Các phần hành: Chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, cùng các người hành lễ khác:

+ Chủ tế (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng… hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn

+ Bồi tế: Hai (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy

+ Đông xướng, Tây xướng: Hai người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ Vai trò này có thể được xem như là một hình thức “em xi (MC)” – người điều khiển chương trình – của buổi lễ.

+ Nội tán: Hai Nội tán đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng Nhiều trường hợp, để cho đơn giản tiện sổ sách, vai trò hai Đông Xướng và Tây xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm luôn thể…

+ Chấp sự: Những người chấp sự (vai trò “tà loọc”) đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc …)

+ Đồng văn: Người lo việc đánh chiêng trống.

b Các phần lễ trong nghi lễ thờ thành hoàng làng Phú Diễn

- Lễ rước thánh: Lễ diễn ra vào ngày 7/3 âm lịch Rước thành hoàng làng Lê Đại Hành và Trần Thông từ đình trên về đình dưới trong hai kiệu được trang trí rất trang nghiêm, có quy định với người khiêng cượu phải là nam chưa có vợ Với ý muốn đưa thần đi thăm thú làng quê, báo cáo những gì đã làm được Trong buổi lễ rước người dân còn diễn lại những công trạng của thành hoàng đã làm đối với làng Đó là thể hiện sự biết ơn sâu sắc, lòng kính trọng với vua Lê Đại Hành và Trần Thông.

- Lễ tế yên vị: Lễ diễn ra vào ngày 7/3 âm lịch Chủ tế tiến hành đầy đủ các nghi lễ theo phong tục của làng Phú Diễn

- Lễ tế thánh huý: Diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch

- Lễ tế dâng hương: diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch, lúc này người đọc văn tế là Phụ nữ mang áo dài khăn đóng rất khang trang

Trang 10

- Lễ Kỳ phúc (tế văn): Diễn ra 9/3 âm lịch - Lễ rước thánh hồi cung: Diễn ra 9/3 âm lịch - Lễ tế tạ thánh: diễn ra 9/3 âm lịch

Lễ vật dâng lên thành hoàng làng bao gồm lễ mặn và lễ ngọt.

c Trang phục: người thực hiện, tham gia mặc đồ trang nghiệm, được cung

đình hoá như áo dài khăn đống.

5.2 Phần hội

Ngoài phần tế lễ, là hội với nhiều hoạt động như diễn đêm văn nghệ, tổ chức các trò chơi nhân gian như chọi gà, kéo co, hay cả đá bóng nhằm tạo ra sân chơi kết nối tình cảm tình làng nghĩa xóm, cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.

=>Tóm lại, lễ hội làng là nơi giải toả những ước muốn tâm linh của người nông dân, là nơi giúp con người lập lại một sự cân bằng trong quan hệ nhiều chiều: người và người, người và thần linh, người và vạn vật Nói cách khác, đó là những triết lý mang đậm màu sắc Á Đông của người dân Việt về trời, đất, và người, với ước mong thiên thời, địa lợi, nhân hoà Thông qua lễ hội làng, mỗi người dân dường như cảm thấy mình được bình đẳng trước trời đất, thần thánh để tỏ lòng biết ơn, cầu mong sự che chở đối với bản thân, gia đình, họ tộc và làng xã Sự phân biệt về địa vị và thân phận của mỗi người đều bị phá bỏ trong mối quan hệ với thế giới thần linh, nó đã góp phần giúp người dân tăng thêm niềm tin, quên đi những lo toan, nhọc nhằn của đời sống hiện thực, giúp họ lấy lại được cân bằng về tâm lý để sống vui hơn, tốt hơn.

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan