Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã vinh quang

33 0 0
Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã vinh quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những vừa năm, qua công tác quản lý nhà nước đối với DTLS trên địa bàn xã Vinh Quang đã được quan tâm và đạt được những kết quả cụ thể; tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều kh

Trang 1

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng nằm ở phía Đông Nam huyện Vĩnh Bảo, cách trung tâm huyện 3 km Tổng diện tích tự nhiên: 626,43 ha, xã có 5 thôn chia thành 10 cụm dân cư, dân số có 8.342 khẩu với 2.208 hộ gia đình Xã có vị trí địa lý thuận lợi, có đường Quốc lộ 37 và Quốc lộ 10 chạy qua đây là điều kiện thuận lợi cho xã Vinh Quang giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các khu vực lân cận

Xã Vinh Quang nói riêng cũng như huyện Vĩnh Bảo nói chung là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, một vùng quê nổi tiếng với những khu di tích, những lễ hội truyền thống gắn liền với từng giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc.

Di tích lịch sử là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc Ngày nay, chúng càng trở nên quan trọng hơn trước những thay đổi của thời đại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Kinh nghiệm xây dựng và phát - triển văn hóa xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, dân tộc nào giữ - được những giá trị di sản văn hóa thì dân tộc đó sẽ giữ được bản sắc văn hóa của mình Vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, tôn tạo hệ thống DTLS Tuy nhiên, để giữ gìn di tích tồn tại lâu dài và việc khai thác giá trị của chúng đạt hiệu quả, công tác quản lý nhà nước đối với DTLS cũng cần được quan tâm một cách cân xứng; bởi lẽ, nếu quản lý tốt thì mới có thể bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích thực sự đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách Để làm được điều đó một cách hiệu quả, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải nắm bắt được thực trạng cũng như các giá trị của hệ thống DTLS một cách toàn diện, từ đó tạo cơ sở khoa học để điều chỉnh và tác động tích cực đến quá trình định hướng và xây dựng các kế hoạch, giải pháp tốt nhất cho công tác bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị các DTLS Điều này càng trở nên cần thiết đối với xã Vinh Quang nói riêng cũng như huyện Vĩnh Bảo nói chung Tính tới tháng 3 năm

Trang 2

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

2

2023, xã Vinh Quang có 5 di tích lịch sử được xếp hạng Trong đó Miếu Ba Vua, Đình Thượng Điện được xếp hạng cấp quốc gia Đình Nghè Hu Trì, Đình Nhân Mễ, Miếu Gọc – Cúc Phố được xếp hạng DTLS cấp thành phố Tuy nhiên, trong số đó có Miếu Ba Vua, Đình Nhân Mễ, Miếu Gọc đang ở trong tình trạng xuống cấp; vì thế, công tác quản nhà nước đối với DTLS hiện đang là vấn đề cấp bách đặt ra của địa phương

Trong những vừa năm, qua công tác quản lý nhà nước đối với DTLS trên địa bàn xã Vinh Quang đã được quan tâm và đạt được những kết quả cụ thể; tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc: Chưa có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, việc triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về DTLS chưa hiệu quả, việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS còn hạn chế Với mục đích góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao chất lượng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống DTLS của xã Vinh Quang trong thời gian tới Tôi đã lựa chọn vấn đề tài “Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã Vinh Quang” làm đề tài tiểu luận cuối khóa, chuyên ngành Quản lý văn hóa

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về di tích lịch sử, quản lý nhà nước về di tích lịch sử Có thể chia thành 02 nhóm: Những nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích lịch sử và quản lý nhà nước về di tích lịch sử:

- Cuốn sách “Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển”, Nxb Thành phố Hồ - Chí Minh (2008) của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thanh, Lê Minh Lý cũng đưa ra những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đánh giá thực trạng bảo tồn, phát triển di sản văn hóa ở nước ta trong thời gian qua, bước đầu đưa ra một số giải pháp để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trong tình hình mới

Trang 3

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

3

- Cuốn giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2008) của tác giả Trịnh Minh Đức đã đưa ra những kiến thức tổng quan, đầy đủ về các lĩnh vực trong công tác bảo tồn di tích lịch sử

- Cuốn sách “Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2010) do nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu thực hiện đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về một số vấn đề liên quan đến văn hóa, di sản văn hóa, du lịch văn hóa và những sản phẩm du lịch văn hóa, những quan điểm quản lí và khai thác di sản văn hoá Từ đó chỉ ra những nội dụng và nguyên tắc quản lí các di sản văn hóa nhằm phục vụ việc phát triển du lịch Cuốn sách cũng trình bày một cách cơ bản quy trình tổ chức và quản lí nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia là nhà nghiên cứu chuyên về công tác di sản văn hóa Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác di sản nói chung và di tích nói riêng Những nghiên cứu của ông được công bố trên Tạp chí Di sản Văn hóa về lĩnh vực di sản văn hóa có: “Mấy vấn đề về nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di sản văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 3 (40), năm 2012), “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá” (Tạp chí Di sản Văn hoá, số 3 - (36), năm 2011), Những nghiên cứu này đã đưa ra những gợi mở quan trọng về công tác bảo tồn và phát huy di tích Bài viết “Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”,đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước của ThS Phạm Thành Vao, Học viện Hành chính quốc gia, 2019 Đề án “Tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh trên - địa bàn huyện Tĩnh Gia, giai đoạn 2016 2020” Những nghiên cứu trên đã cung - cấp những kiến thức mang tính lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa có thể áp dụng đối với công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại từng địa phương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

4

-Mục đích: Nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề đề ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia ở địa phương

- Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa các kiến thức về di tích lịch sử văn hóa và quản lý nhà nước về di tích lịch sử;

+ Phân tích thực trạng di tích lịch sử cấp quốc gia, quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia tại xã Vinh Quang – huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng

+ Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia tại xã Vinh Quang – huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp

quốc gia trên địa bàn xã

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý DT LSVH trong phạm vi xã Vinh Quang Giới hạn trong các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng di tích quốc gia

+ Về thời gian: Tiểu luận tập trung đi sâu nghiên cứu công tác quản lý DT LSVH ở xã Vinh Quang từ năm 2012 đến 2022

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Trên cơ sở các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về di sản văn hóa dân tộc, tác giả vận dụng vào việc nghiên cứu công tác quản lý di tích lịch sử trên một địa bàn cụ thể (xã Vinh Quang)

- Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

5

+ Khảo sát cụ thể tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã; đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống di tích lịch sử văn hóa;

+ Phương pháp điền dã: Quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những điều các nhà dân tộc học quan tâm trên thực địa; Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, vẽ các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong đời sống các dân tộc

+ Khảo sát tư liệu + Phương pháp phân tích + Phương pháp so sánh

+ Phương pháp tổng hợp tài liệu, số liệu

6 Đóng góp của tiểu luận

6.1 Về lý luận

Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản trong công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã Vinh Quang Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của - xã Vinh Quang, phân tích, làm rõ thực trạng, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu còn tồn tại trong công tác Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã

Qua nội dung nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về uản lý q nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã Vinh Quang

6.2 Về thực tiễn

- Tái hiện một bức tranh tổng thể về thực trạng hệ thống DTLSVH của xã Vinh Quang;

- Là cơ sở cho việc đánh giá kết quả triển khai, thực hiện các quy định về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại một địa phương cụ thể;

Trang 6

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

6

- Trở thành những cứ liệu khoa học quan trọng để tham khảo trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương;

- Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu về lịch sử địa phương, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý di tích ở cơ sở

7 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch sử

- Chương 2: Thực trạng di tích lịch sử và quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã Vinh Quang - huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã Vinh Quang- huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng

Trang 7

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

1.1.3 Di tích cấp quốc gia

Là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù

1.1.4 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử

Là sự tác động có định hướng trên cơ sở quyền hành pháp của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tới hành vi, hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức trong

Trang 8

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

8

lĩnh vực văn hóa nhằm mục tiêu bảo vệ, gìn giữ di sản, các di tích lịch sử và làm cho các giá trị di sản, di tích lịch sử được phát huy theo chiều hướng tích cực phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của - nhân dân

1.2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước vê di tích

lịch sử văn hóa

1.2.1 Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là những bằng chứng lịch sử còn lưu giữ lại Di tích lịch sử văn hóa mang trong mình những giá trị văn hóa đậm nét Các di tích lịch sử rất dễ dàng bị phong hóa theo thời gian

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn

hóa

Sự thay đổi về đơn vị hành chính, gắn liền với đó là sự thay đổi của bộ máy tổ chức chính quyền Các di tích lịch sử văn hóa trải qua các cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Chịu sự tàn phá của chiến tranh đã dẫn đến nhiều di tích chỉ còn là phế tích Những đặc điểm về địa chất, môi trường tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, biến đổi liên tục theo mùa đã khiến cho quá trình phong hóa các di tích diễn ra nhanh, đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu Văn hóa các dân tộc như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo đã có những ảnh hưởng lớn đến các di tích lịch sử văn hóa và hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa Yếu tố xây dựng, Yếu tố xã hội Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức quản lý di tích lịch sử còn hạn chế Nguồn lực tài chính đầu tư cho trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa xuống cấp còn chưa được quan tâm và đáp ứng được nhu cầu thực tế Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Nhận thức của xã hội

1.3 Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử

- Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - Quản lý để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử

Trang 9

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

9 - Từ thực trạng kinh tế xã hội -

- Từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử

1.4 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý DTLS

- Hiến pháp ban hành năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ V, khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

- Luật Di sản Văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hoá năm 2009

1.5 Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử

1.5.1 Chủ thể quản lý nhà nước về di tích lịch sử

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa Chính phủ là cơ quan ban hành các chủ trương, các chính sách và văn bản chỉ đạo nói chung Bộ VHTTDL là cơ quan chuyên môn của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về DTLSVH UBND cấp xã là cơ quan quản lý hành chính tại địa phương, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về DTLSVH trên đại bàn xã

1.5.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;

- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;

Trang 10

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá

1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử

1.6.1 Từ những khái niệm đã có, tác giả đã đưa ra các khái niệm khái quát về di tích cấp quốc gia; Quản lý nhà nước về DTLS Đồng thời chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng và nội dung quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử Tiểu luận áp dụng khung về lý thuyết quản lý DSVH để tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử, nhìn nhận các di tích là đối tượng quản lý cần có những biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữ đồng thời phát huy được giá trị của chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng - nhu cầu tâm linh của nhân dân Việc phân tích những nội dung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử; chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa được xem như là cơ sở khoa học cho toàn bộ nội dung mà luận văn sẽ triển khai thực hiện Bên cạnh đó đã chỉ ra sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử và tham khảo mô hình quản lý nhà nước về di tích lịch sử để rút ra các giá trị tham khảo đối với hoạt động quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử của địa phương

Trang 11

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ VINH QUANG – HUYỆN VĨNH BẢO – TP HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, địa giới hành chính 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Về địa hình

Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, chủ yếu là địa hình vàn chiếm 50% tổng diện tích tự nhiên, địa hình vàn trũng khoảng 30%, còn lại là cao, vàn cao và trũng Độ cao chỉ dao động từ 1,5–2,0 m Địa hình này rất thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nước, các cây ngắn ngày và xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng

* Về khí hậu

Khí hậu xã Vinh Quang mang nét đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa hè nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều, có bão khoảng tháng 6 đến tháng 10

Nhiệt độ trung bình 23 - 240C, nhiệt độ thấp nhất là 7 - 120C vào tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 có thể lên tới 35 38- 0C, có bão vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 Lượng mưa trung bình 1449 mm/năm 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10

Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,8%, tháng cao nhất là 96%, thấp nhất là 71,5%

Lượng mưa bình quân năm là 1.780 mm, lớn nhất là 2.902,5 mm, nhỏ nhất là 1.356,8 mm, dao động trong phạm vi từ 1.600–2.000 mm 80% lượng

Trang 12

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

12

mưa tập trung trong mùa từ tháng 5 đến tháng 10 Trong mùa mưa thường có các trận bão lớn ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân

Hướng gió thịnh hành: mùa khô là hướng Đông Bắc, mùa mưa là hướng Đông Nam

Lượng bốc hơi bình quân năm là 58,4mm

* Về nguồn nước: Nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ sông Hóa thuộc hệ thống sông Thái Bình Sông Chanh Dương là nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

2.1.1.2 Địa giới hành chính

Xã Vinh Quang nằm ở phía Đông Nam huyện Vĩnh Bảo, cách trung tâm huyện Vĩnh Bảo km Xã có vị trí địa lý thuận lợi, có đường Quốc lộ3 37 và Quốc lộ 10 chạy qua đây là điều kiện thuận lợi cho xã Vinh Quang giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các khu vực lân cận

Xã có 5 thôn chia thành 10 cụm dân cư, dân số có 8.342 khẩu với 2.208 hộ gia đình; Đảng bộ có 364 đảng viên, tổng số cơ sở Đảng có 1 chi bộ; trong 3 đó có 1 chi bộ nông nghiệp, 3 chi bộ trường học, y tế.0

Tổng diện tích tự nhiên: 626,43 ha, cụ thể:

- Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích 457,8 ha trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 430,02 ha Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 12,07 ha 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội -

Trang 13

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

13

Nền kinh tế của xã Vinh Quang trong những năm qua phát triển tương đối toàn diện, ốc độ tăng trưởng bình quân t (2011-2019) đạt 9,84% Thu nhập bình quân đầu người năm 201 đạt 9 45,7 triệu đồng/người/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ bản đúng hướng theo hướng giảm tỷ , trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch - vụ và thương mại Năm 201 ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 55,5 %; năm 1 2019 còn 34,7 %; ngành công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp năm 2011chiếm tỷ trọng 19,2%; năm 201 tăng 9 30,5 %; ngành thương nghiệp dịch vụ năm 201 chiếm tỷ trọng 25,3 %, năm 201 tăng 1 9 34 %,8

2.1.3 Truyền thống văn hóa

Là một vùng quê thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, truyền thống văn hoá của người dân nơi đây cũng ảnh hưởng từ nền văn hoá ấy Từ xa xưa, nền văn minh sông Hồng được coi là chiếc nôi văn hóa quan trọng của người Việt Nền văn minh ấy đã hình thành lối sống văn hóa của cư dân, đó chính là lối sống trọng nghĩa tình, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần; cần cù, chịu thương, chịu khó, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống Những đức tính, phẩm chất đó đã được cư dân ĐBSH gìn giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác như sợi chỉ đỏ xuyên suốt để gắn kết con người lại với nhau, hướng đến mục tiêu chung thống nhất là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Với truyền thống văn hoá lúa nước lâu đời, hiện nay trên địa bàn xã có 5 thôn mỗi thôn đều có 1 Đình (Nghè) và 1 chùa Là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia trên

địa bàn xã Vinh Quang

2.2.1 Khái quát về di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn xã Vinh Quang

* Khu di tích lịch sử Miếu Ba Vua – thôn Nhân Giả - xã Vinh Quang – huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng.

Trang 14

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

14

Miếu Ba Vua hay còn gọi là miếu Nhân Giả nằm tại thôn Nhân Giả xã Vinh Quang huyện Vĩnh Bảo Cùng với Đình Thượng Điện, miếu Ba Vua được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng quốc gia năm 1999 Đây là vinh dự, niềm tự hào của đảng bộ và nhân dân xã Vinh Quang

Nhân Giả là miền quê trù phú Người dân nơi đây lấy nghề nông là nghề chính của mình Bản chất chân thực, cần cù của nhân dân Nhân Giả đã mang lại cuộc sống khá ổn định cho họ Trước đây, Nhân Giả có khá nhiều công trình kiến trúc cổ như Đình làng thờ Ba vị thành hoàng (Ba Vua) và 3 miếu: miếu Cả thờ Phùng Lực; Miếu giữa thờ Lý Cương; miếu Hậu thờ Lý Bảo Trải qua chiến tranh và thời gian hầu hết những công trình nói trên bị tàn phá, chỉ còn lại ngôi miếu Giữa Ngày nay, 3 vị Thành Hoàng đều thờ ở miếu Giữa, tức Miếu Ba Vua

Căn cứ vào thần phả, hệ thống câu đối, đại từ, sắc phong cho biết: Phùng Lực quê ở làng Thôn Xá huyện Đông An (Đông Yên), phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam nay thuộc huyện Châu Giang tỉnh hưng Yên Cha là Phùng Văn Đăng làm thuốc chữa bệnh giúp đỡ dân làng Mẹ là Lưu Thị Tuấn là người tu

Trang 15

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

15

nhân, tích đức Đến khi tuổi cao, ông bà mới inh Phùng Lực Năm 16 tuổi, s Phùng Lực có sức khỏe hơn người “cử đỉnh bạt núi”, văn võ tinh thông Khi Phùng Lực 20 tuổi cha mẹ đều mất Sau khi chịu tang xong, Phùng Lực đi khắp nơi tìm thầy kết bạn, kết nghĩa anh em với Tản Viên Sơn hánh và được làm , T quan trong triều Phùng Lực được giao nhiệm vụ giúp nhân dân trong nước giữ gìn thuần phong mỹ tục, giúp đỡ nhau làm ăn, trong đó có trang Cá Chử, huyện Tứ Kỳ nay là thôn Nhân Giả, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo Ông dạy dân ( ) cày cấy, trồng dâu nuôi tằm,, Khuyên dân sống thuận hoàng nhân nghĩa, giữ gìn thuần phong mỹ tục, được dân làng vô cùng kính mến.

Ai Lao

Khi có giặc sang quậy phá, Phùng Lực được cử đi đánh giặc cùng nhiều tướng lĩnh khác Ông trở về đất Cá Chử lấy thêm quân, mỗi họ vài chục người xin đi theo đánh giặc Sau chiến thắng, ông xin vua về Cá Chử an dưỡng tuổi già Khi ông mất, nhân dân Cá Chử lập miếu thờ phụng

Lý Cương Lý Bảo là hai anh em sinh đôi của gia đình họ Lý ở Châu Hoan nay thuộc Nghệ An Khi nhà Lý mở khoa thi, anh em Lý Cương, Lý Bảo về Thăng Long ứng thi và đều trúng tuyển Nhà vua phong Lý Cương là Tả Đô Đài, Lý Bảo là ữu Đ Đài Khi nhà Tống đem quân xâm lược nước ta, anh em Lý H ô Cương, Lý Bảo chiến đấu dưới sự chỉ huy của tướng Lý Thường iệt Chiến K thắng giặc Tống, Anh em Lý Cương, Lý Bảo được nhà vua cho phép đi chu du thiên hạ, xem xét dân tình Khi đến đất Cá Chử, trang Kê Sơn, huyện Vĩnh lại, Hồng hâu nay thuộc xã Vinh Quang huyện Vĩnh ảo hai anh em ở lại giúp đỡ C , B nhân dân làm ăn ngày một khá giả

Trang 16

Đại học Văn hóa Hà NộiLớp QLVH K8 –Hải Phòng

16

Thần phả còn ghi, hai ông đã hộ giá vua ý đi bình phạt hiêm Thành lập L C nhiều công lớn Hai ông hy sinh tại mặt trận Ái Châu (Nghệ An ngày nay) vào 10/10 âm lịch Vua phong sắc chỉ, truy tặng Lý Cương, Lý Bảo ước Đại vương t Thượng đẳng thần Nhớ ơn công đức của hai ông, nhân dân thôn Nhân Giả lập miếu thờ, ngàn năm hương khói, tưởng niệm.

Ba Vua

Miếu được xây dựng từ rất sớm, trải qua thử thách của thời gian, của khí hậu và nhất là sự tàn phá của chiến tranh nhưng đến nay ngôi miếu vẫn còn tồn tại và đã đi sâu vào đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân Quy mô miếu không lớn nhưng quang cảnh và bài trí nội thất khá đẹp Mặt tiền nhìn ra cánh đồng làng thẳng cánh cò bay Bố cục miếu kiểu chữ Đinh gồm gian tiền 5 đường, gian hậu cung Bộ khung gỗ gần như nguyên vẹn, chắc khỏe Ở đây ta 3 không bắt gặp những đầu đao uốn cong, những cột gỗ lực lưỡng mà nó ẩn sâu những giá trị riêng ở các đề án trang trí trong di tích, trên các bức cửa võng, cuốn thư, câu đối, các sạp thờ, nga thờ Tập trung hơn cả là đề tài “tứ linh”i , biểu tượng của bốn Thiên Vương trấn giữ bốn phương trời với những mô típ “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”, “Phượng Hàm Thư”, “Sư tử hí cầu”, “Nghê chầu

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan