Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Ninh Lớp 8.Pdf

91 2 0
Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Ninh Lớp 8.Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LỚP

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

Trang 2

(Kèm theo Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 21/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh)

Ông NGUYỄN HỮU BÌNH Chủ tịch

Ông NGÔ VĂN LUYẾN Phó Chủ tịch

Ông NGUYỄN XUÂN TRUNG Phó Chủ tịch

Ông NGUYỄN VĂN HÙNG Phó Chủ tịch

Ông HOÀNG VĂN THÁI Thư kí

Ông NGUYỄN SỸ PHƯỢNG Thư kí

Ông NGUYỄN VĂN TỨ Ủy viên

Ông NGUYỄN ĐỨC HANH Ủy viên

Bà HOÀNG THỊ THU HẰNG Ủy viên

Bà TRẦN THỊ MINH HUỆ Ủy viên

Bà NGUYỄN THỊ THANH THỦY Ủy viên

Bà NGÔ THỊ BÁU Ủy viên

Bà TRƯƠNG THỊ TRANG Ủy viên

Bà NGUYỄN THU TRANG Ủy viên

Bà NGUYỄN THỊ HUỆ Ủy viên

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẮC NINH LỚP 8

Trang 3

NGUYỄN THỊ NGỌC – TRẦN VIẾT LƯU (Đồng Chủ biên) TIÊU THỊ MỸ HỒNG – VŨ ĐỨC LIÊM – PHẠM MINH TÂM

NGUYỄN VĂN ĐÁP – NGUYỄN NHƯ HỌC – LÊ THỊ AN NGUYỄN MINH NHIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NGA NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG – NGUYỄN PHƯƠNG BẮC DƯƠNG ĐÌNH THẮNG – TRẦN THỊ HUYỀN – TRẦN QUANG BẮC

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO – NGUYỄN THỊ LIÊN

NGUYỄN ĐÌNH MÙI – NGUYỄN NGỌC HOÀN – NGÔ PHÚ THĂNG PHẠM THỊ XUÂN – NGÔ THỊ HẠNH LAN – NGUYỄN THỊ BẮC

BAN BIÊN SOẠN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Học xong bài này, em sẽ: quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới

Kiến thức mới:

Với các nội dung (kênh hình, kênh chữ) thông qua các hoạt động học tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới.nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới

Học xong bài này, em sẽ:

➢Mô tả được trạng thái cảm xúc của người Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mùa xuân

➢Hát được một số làn điệu dân ca Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mùa xuân

➢Biết trân trọng và có ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Quan họ

1 Xem video bài “Tay tiên chuốc chén rượu đào”- dân ca Quan họ lời cổ 2 Bài hát trên được thể hiện trong hoàn cảnh nào của người Quan họ?

1 Nguồn gốc, thời gian, mục đích và ý nghĩa của Lễ hội Đồng Kỵ

Tương truyền Lễ hội Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, bắt nguồn từ việc tướng Thiên Cương về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc Khi thắng giặc, tướng Thiên Cương dẫn đoàn quân thắng trận trở về, được làng mở hội khao quân

Trang 4

Các câu hỏi trong bài học giúp học sinh định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu

Thông tin hỗ trợ, bổ sung hoặc có tính liên môn nhằm làm rõ hơn nội dung chính

Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu cho bạn bè trong lớp, trong trường về phường Đồng Kỵ và lễ hội Đồng Kỵ

Tại sao Đàm Thận Huy được coi là danh thần và được truy phong là “Tiết nghĩa đại vương”?

EM CÓ BIẾT?

Số lượng chiều dài đê do các làng xã tự đắp tương đương với nhà nước đắp: Đê sông Đuống nhà nước đắp là 15.175 trượng, thì người dân cũng tự đắp được 13.976 trượng Đê sông Cầu nhà nước đắp 17.730 trượng,

người dân đắp được 16.702 trượng

Theo Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc,

Lịch sử Hà Bắc, năm 1986

Trang 5

Trang

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HÓA 6 Bài 1 Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX 6

Bài 5 Quan họ thết đãi bạn trong ngày hội 42

Bài 6 Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mùa xuân 46

Bài 7 Quan họ trẩy hội Lim tìm bạn kết nghĩa 49

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP 52 Bài 8 Du lịch tỉnh Bắc Ninh 52

Bài 9 Nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống 67

Bài 10 Làng nghề, nghề truyền thống về sản xuất, chế biến thực phẩm 73

CHỦ ĐỀ 3: CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 78 Bài 11 Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh 78

Bài 12 Giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội an toàn 83

Mục lục

Trang 6

Các em học sinh thân mến!

Trong tay các em là cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh

lớp 8 Tài liệu sẽ tiếp tục mang lại cho các em những kiến thức quý báu liên

quan đến sự phát triển của vùng đất Kinh Bắc xưa và quê hương Bắc Ninh ngày nay Từ đó, các em sẽ được làm giàu vốn tri thức và bồi đắp thêm lòng tự hào về quê hương, đất nước mình

Về lịch sử, các em sẽ được khám phá những nét nổi bật của lịch sử Bắc

Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, thời kì vùng Kinh Bắc chịu nhiều tác động phức tạp, rối ren khi xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng và suy tàn; gắn liền với những di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước

Về địa lí, các em sẽ có thêm hiểu biết về sự phát triển của du lịch Bắc

Ninh dựa trên tiền đề điều kiện tự nhiên – xã hội, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, những lễ hội và nhiều món ăn độc đáo, đặc biệt là truyền thống hiếu khách, trọng nghĩa tình của con người Bắc Ninh – Kinh Bắc

Về kinh tế, các em sẽ được bổ sung kiến thức về một số ngành nghề thủ

công mĩ nghệ truyền thống ở Bắc Ninh Trong đó phải kể đến những ngành nghề vốn được hình thành từ ngàn xưa, được định hình và phát triển bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người Bắc Ninh – Kinh Bắc

Về văn hoá, các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những nét văn

hoá độc đáo, đậm chất nhân văn của người Quan họ như: tục thết đãi, tìm và đợi bạn trong lễ hội mùa xuân (hội Lim) Tìm hiểu về lễ hội Đồng Kỵ

Về xã hội, các em sẽ được tìm hiểu về chính sách phát triển giáo dục và

đào tạo của tỉnh Bắc Ninh, từ đó thấy được các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức xã hội luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, chăm lo cho thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của quê hương đất nước Các em cũng sẽ được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để sống an toàn với mạng xã hội

Tài liệu được thiết kế bao gồm các hoạt động: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng

Hi vọng cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 8 xứng

đáng là nhịp cầu tri thức, giúp các em tiếp nối và làm giàu thêm mạch nguồn truyền thống ngàn năm văn hiến dân tộc, trong đó có một dấu ấn riêng rất đáng tự hào của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc

Chúc các em có những khám phá thú vị và thành công trong học tập!

Lời nói đầu

Trang 7

BẮC NINH TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Trong phần lịch sử của Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Bắc Ninh, các em đã được học về lịch sử và những đóng góp của nhân dân vùng đất này đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, cùng với những biến động sâu sắc của lịch sử dân tộc, quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc tiếp tục có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc

Bằng kiến thức đã học, em hãy liệt kê một số sự kiện quan trọng trong giai đoạn lịch sử này

Học xong bài này, em sẽ:

➢ Nêu được những nét chính về bối cảnh lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

➢ Trình bày được một số nét chính, gắn với sự kiện, nhân vật tiêu biểu của Bắc Ninh trong tiến trình lịch sử dân tộc từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX ➢ Tự hào về truyền thống quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc đã có những đóng

góp đáng kể cho lịch sử dân tộc từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

Bài 1

LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HOÁ

CHỦ ĐỀ 1

Trang 8

1 Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII

a) Về chính trị

Bắc Ninh ở đầu thế kỉ XVI

Sau khi đánh thắng quân Minh xâm lược, nhà Lê đã đưa đất nước phát triển lên giai đoạn cường thịnh Bước sang thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu dần, đặc biệt dưới các triều vua Lê Uy Mục (1505 – 1509), Lê Tương Dực (1510 – 1516), nhà nước trung ương sa sút nhanh chóng Những mâu thuẫn bắt đầu bộc lộ rõ rệt, dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa và những cuộc xung đột, tranh chấp đẫm máu giữa các phe phái phong kiến Trên vùng đất Bắc Ninh cũng đã sớm diễn ra các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Lê

Cuộc khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc (1511): Thân Duy Nhạc là người xã Đại Liễn, huyện Võ Giàng, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1508) đời vua Lê Uy Mục nhưng vì bất bình chuyện triều chính nên đã bỏ về quê Thân Duy Nhạc cùng Ngô Văn Tổng đứng dậy khởi binh chống lại triều đình ở các huyện Yên Phong, Đông Ngàn và Gia Lâm, mở đầu cho phong trào nông dân nổi dậy những giai đoạn sau đó Cuộc khởi nghĩa bị bại lộ, nên bị dập tắt nhanh chóng

Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516 – 1521): Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào tháng 3 năm Bính Tý (1516) tại Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên – Hải Phòng) rồi nhanh chóng lan sang Đông Triều, Tiên Du, Quế Dương, Gia Lâm, uy hiếp Đông Đô Nhân lúc một số triều thần nổi dậy sát hại vua Lê Tương Dực, lập Quang Trị (mới 8 tuổi) lên ngôi rồi đưa vua chạy vào Tây Đô, Trần Cảo đưa quân từ Kinh Bắc tiến vào chiếm giữ kinh thành Sau đó triều thần nhà Lê lập vua Lê Chiêu Tông, kéo về bao vây đánh phá chiếm lại kinh thành Trần Cảo buộc phải rút quân về vùng Lạng Nguyên Đến năm 1521, Trần Cảo giao binh quyền cho con là Trần Thắng rồi đi tu Đến tháng 7/1521, vua sai Mạc Đăng Dung đem quân đi đánh, phá được quân của Trần Thắng Khởi nghĩa Trần Cảo chấm dứt

Bắc Ninh dưới thời nhà Mạc (1527 – 1592)

Năm 1522, Đàm Thận Huy đỗ Tiến sĩ khoa 1490 quê ở Ông Mặc – Đông Ngàn), cùng với học trò là Nguyễn Hữu Nghiêm quê ở Phúc Khê – Đông Ngàn nhận được mật dụ của vua Lê Chiêu Tông đã mộ quân khởi nghĩa chống lại Mạc Đăng Dung Việc không thành Đàm Thận Huy uống thuốc độc tự vẫn, Nguyễn Hữu Nghiêm bị bắt và bị xử tử

Trang 9

Nguyễn Tự Cường (Tam Sơn – Đông Ngàn), đỗ tiến sĩ khoa thi 1514, mộ hương binh nhiều lần đánh quân của triều Mạc tại sông Thiên Đức (sông Đuống) Nhưng do lực yếu không địch nổi quân Mạc, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Bắc Ninh dưới thời Lê trung hưng (thế kỉ XVII – XVIII)

Vùng đất Bắc Ninh lúc bấy giờ nằm trong trấn Kinh Bắc là một trong 4 nội trấn Đứng đầu mỗi trấn có Trấn ti nắm binh quyền, người đứng đầu trấn, Hiến ti trông coi việc hành chính, tư pháp Năm 1723, chúa Trịnh Cương chuyển các trấn thành thừa tuyên Thừa tuyên Kinh Bắc có 4 phủ, 20 huyện, vùng đất Bắc Ninh lúc đó thuộc 2 phủ Các huyện Lang Tài, Siêu Loại và Gia Định thuộc phủ Thuận An; các huyện Quế Dương, Võ Giàng, Đông Ngàn, Tiên Du, Yên Phong thuộc phủ Từ Sơn

Đầu năm 1740, Nguyễn Tuyển từ căn cứ Ninh Xá (Chí Linh – Hải Dương) nổi dậy chống triều đình Trong vòng nửa năm, nhân dân các phủ Từ Sơn, Thuận An đều nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, dinh lũy san sát, quân đông tới hàng vạn Nghĩa quân đã nhiều lần uy hiếp kinh thành, khiến Trịnh Doanh phải cho đóng chặt cửa kinh thành, điều quân từ các vùng ở Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam về ứng cứu Cho đến tháng 3/1741, Trịnh Doanh tập trung toàn quân mới dẹp yên được cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển

Tháng 6/1744, nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu tiến lên vây hãm trấn thành Kinh Bắc ở Thị Cầu, phóng hoả, đốt phá dinh trại quân Trịnh, buộc quân Trịnh bỏ thành chạy về kinh thành Nghĩa quân làm chủ trấn thành Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long Đến cuối năm 1744, Trịnh Doanh cử 4 đạo quân tấn công nghĩa quân Tháng 9/1745, Nguyễn Hữu Cầu rút khỏi Kinh Bắc về khu Đông Bắc

Bắc Ninh dưới thời Tây Sơn

Cuối năm 1787, Nguyễn Huệ cử quân ra Bắc đánh tan các lực lượng chống đối, tiến vào Thăng Long Lê Chiêu Thống phải bỏ kinh thành, vượt sông trốn lên Kinh Bắc Tại vùng Kinh Bắc, Lê Chiêu Thống dựa vào một số nho thần và một số thổ hào để chiêu tập binh sĩ, tìm cách chống lại Tây Sơn Tuy nhiên, thế cùng, lực kiệt, Lê Chiêu Thống phải người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh

Mượn cớ giúp nhà Lê, triều đình Mãn Thanh cử hơn 20 vạn đạo quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy xâm lược nước ta vào ngày 23/10/1788 Lê Chiêu Thống nghe tin quân Thanh tiến sang bèn tụ tập lực lượng để đón tiếp Sau khi vượt qua sự truy cản của quân Tây Sơn, quân giặc đánh chiếm quân doanh Thị Cầu

Đêm mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn từ nhiều ngả tiến vào giải phóng Thăng Long Tôn Sĩ Nghị mang tàn quân chạy qua Bắc Ninh, bị chặn đánh phải bỏ cả ấn tín, cờ lọng chạy về nước

Trang 10

1 Tóm tắt tình hình chính trị Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.2.Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa diễn ra ở Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII

b) Về kinh tế

Bắc Ninh dưới thời nhà Mạc (1527 – 1592)

Nhà Mạc có tư duy kinh tế cởi mở, sớm nhìn thấy xu thế tiến bộ của thủ công nghiệp, thương mại và kinh tế hàng hóa Nhưng từ khi Nguyễn Kim nổi dậy, chiến tranh nổ ra, đất nước bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng Thời kì này, Bắc Ninh không những chịu hậu quả chung của chiến tranh Nam Triều – Bắc Triều kéo dài mà còn là nơi cung cấp cả người và của chủ yếu, trực tiếp để nhà Mạc khai thác phục vụ cho chiến tranh Việc thu vét sưu thuế để chi dùng chỉ đòi hỏi ở dân nghèo, vì vậy, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực

Bắc Ninh dưới thời Lê trung hưng (thế kỉ XVII – XVIII)

Nông nghiệp ở Bắc Ninh dưới thời Lê trung hưng về cơ bản vẫn là tiểu nông, tự cung tự cấp Trong thời kì này đã xuất hiện giống gà Hồ, nghề nuôi cá con ở xã Mão Điền, … Do người dân Bắc Ninh cần cù, chịu khó, không ngừng nâng cao trình độ thâm canh, chọn giống cây trồng, làm thuỷ lợi nên đời sống kinh tế tương đối ổn định

Về thủ công nghiệp, trên địa bàn Bắc Ninh đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công Hệ thống làng nghề ở Đông Ngàn, Siêu Loại, Yên Phong, Tiên Du khá phong phú, đa dạng, thể hiện sự phân công và hợp tác khá phát triển Các làng nghề đều tập trung vào sản xuất các mặt hàng như: Nấu dầu thắp, đúc gang, đan, dệt lụa, làm giấy dó, vẽ tranh, làm đồ mã, làm gạch ngói, thợ nề, đúc đồng, dệt chiếu,

Về thương nghiệp, do hình thành các làng nghề thủ công cùng với giao thông đường thuỷ, đường bộ ngày càng thuận lợi, nên trong các thế kỉ XVII, XVIII các chợ ngày càng phát triển và hoạt động buôn bán khá sầm uất Nổi tiếng là các chợ ở Phù Lưu (Đông Ngàn), Thị Cầu (Võ Giàng), Đại Bái (Gia Định), Hồ, Dâu (Siêu Loại),

Bắc Ninh dưới thời Tây Sơn

Nhờ chính sách phục hồi nông nghiệp, khuyến khích công thương nghiệp nên đời sống kinh tế của nhân dân Bắc Ninh giai đoạn này dần được ổn định Tuy nhiên, khi vua Quang Trung mất (1792), kinh tế Bắc Ninh cũng như cà nước dần dần lâm vào cảnh sa sút

Trang 11

Em hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế ở Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII

c) Về giáo dục và văn hoá

Việc học và thi cử

Dưới triều Mạc và thời Lê trung hưng, người Bắc Ninh coi trọng việc học, do đó Bắc Ninh có nhiều người đỗ đạt cao, thành đạt trên con đường quan lộ Nhiều làng, huyện nổi tiếng về thành đạt trong khoa cử thời kì này như: Vĩnh Kiều, Vân Điềm, Tam Sơn (Đông Ngàn), Bảo Triện (Gia Định), Kim Đôi (Võ Giàng),

Nổi bật trong các quan lại thời kì này là tiến sĩ Nguyễn Công Hãng (Đông Ngàn), 13 năm làm Tể tướng (1720 – 1732), người đã đề ra nhiều cải cách về kinh tế, tài chính, việc học, việc thi mong cứu vãn sự kiệt quệ của chính quyền họ Trịnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII hầu hết các chùa lớn đều được trùng tu, mở rộng Chùa Phật Tích được tu sửa lại với quy mô lớn vào năm 1686; chùa Dâu trong các thế kỉ này nhiều lần được trùng tu; chùa Bút Tháp được chúa Trịnh Tráng cho xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1647 Một số chùa mới được xây dựng như: chùa Lim (1612), chùa Tam Sơn (1692), chùa

Bách Môn (1767 – 1782), Hầu hết gần các chùa lớn ở Bắc Ninh đều có chợ, gọi là chợ Tam Bảo, để thu tiền chợ lo việc đèn hương, tu sửa chùa

Đạo Phật trong các thế kỉ này không chỉ hồi phục, mà còn phổ biến trong hầu hết làng xã ở Bắc Ninh Tuy nhiên, về các nghi lễ và nội dung thờ cúng trong các chùa đã thấy dấu hiệu thâm nhập của những tín ngưỡng ngoài đạo Phật

Tín ngưỡng thờ thành hoàng trong các làng xã ở Bắc Ninh đã có từ lâu, nhưng đặc biệt trở nên quy mô, phổ cập từ thế kỉ XVI Tất cả việc thờ cúng thành hoàng đã chuyển từ các đền, miếu sang những ngôi đình lớn

Hình 1.1 Chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành

Trang 12

Văn học

Văn học dân gian: trong thời kì này, các tác phẩm văn học dân gian thể hiện sự phong phú, sinh động của đời sống nhân dân, trong đó phải kể đến, Trần Danh Án (Bảo Triện – Gia Định) sưu tập ca dao viết thành Nam Phong giải trào; Nguyễn Án (Du Lâm – Đông Ngàn) cùng với Phạm Đình Hổ viết Tang thương

ngẫu lục, …

Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn được lưu hành và yêu mến ở Bắc Ninh Những làng có phong tục nói ngang, nói tức, nói khoác, … để gây cười, thấm đậm tinh thần hài hước, trào lộng, lạc quan của dân gian ngày càng nổi tiếng, tiến tới sự thi thố chính thức trong những dịp lễ hội như ở Đông Yên (Yên Phong), Trúc Ổ (Võ Giàng),

Những giai thoại về các danh nhân hoặc các thần đồng về học hành, thi cử như: Trạng Bựu, Trạng Me, Trạng Ngọt, … phản ánh lòng yêu mến của nhân dân đối với những người chăm chỉ học hành

Sinh hoạt ca hát dân gian ở Bắc Ninh có từ lâu đời như hát Trống quân ở Thuận Thành, sinh hoạt

văn hoá Quan họ trong sinh hoạt văn hoá Quan họ đã được đông đảo

Văn học thành văn: Bắc Ninh có những tác giả viết văn bằng chữ Nôm nổi tiếng Nguyễn Giản Thanh (Hương Mạc – Đông Ngàn) với bài phú Nôm Phượng

thành xuân sắc phú; Hoàng Sĩ Khải (Lai Xá – Lang Tài) có: Sứ trình tiện lãm khúc, Tứ thời khúc, Tiểu độc lạc phú, Sứ Bắc quốc ngữ thi tập, …; Nguyễn Gia Thiều

(Liễu Ngạn – Siêu Loại) có các tập chữ Nôm: Tây Hồ thi tập, Tứ trai thi tập, đặc biệt tác phẩm Cung oán ngâm khúc,

Văn học viết bằng chữ Hán của người Bắc Ninh trong những thế kỉ này cũng

Hình 1.2 Câu lạc bộ hát trống quân thôn Bùi Xá, phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành

Trang 13

trên dưới 100 tác giả thời Lê, bao gồm cả thời Lê trung hưng với hơn 1000 bài thơ được tuyển, thì có nhiều tác giả người Bắc Ninh: Tiến sĩ Vũ Cẩn (Lương Xá – Lang Tài) được tuyển chọn 100 bài; Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật (Bình Ngô – Gia Định) được chọn 9 bài; Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tích (Nội Duệ – Tiên Du) có 20 bài; Tiến sĩ Đàm Thận Huy (Ông Mặc – Đông Ngàn) có 12 bài; ngoài ra, Hứa Tam Tỉnh (Như Nguyệt – Yên Phong), Nguyễn Bạt Tụy (Phá Lãng – Lang Tài), cũng có thơ được tuyển chọn

Nhiều vị khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh có những thi tập: Nguyễn Đăng Đạo

có Phi sa tập, Nguyễn Công Hãng có tập Tinh sà kỉ hành, Trần Danh Án có tập Liễu Âm thi tập, Vũ Trinh có Cung oán thi tập, Đàm Thận Huy có Mặc trai thi tập,

Nghệ thuật

Nghệ thuật dân gian: Nghệ thuật tuồng, chèo vốn có từ lâu, song đến những thế kỉ này, nhờ sự phát triển của lễ hội nên phát triển mạnh mẽ Các thần phả của các đình làng tại Bắc Ninh đều ghi có hát cửa đình và diễn tích tuồng Những làng tuồng vùng Yên Phong, Đông Ngàn ngày càng phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật khá cao

Ngoài ra, thời kì này các loại hình nghệ thuật như múa rối phát triển ở Siêu Loại, Quế Dương; chèo chái ở vùng Tam Sơn (Đông Ngàn), Lũng Giang (Tiên Du); Hát Cửa đình (còn gọi là Ca trù, hát ả đào, hát cô đầu, …) phát triển ở làng Thanh Khương (Siêu Loại), Lỗ Giang (Đông Ngàn)

Ở thế kỉ XVII, tranh dân gian Đông Hồ phát triển nhất

Kiến trúc: Sau thời Lý, đến các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, trên đất Bắc Ninh ra đời nhiều công trình kiến trúc cổ Nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng hoặc tu tạo lớn Nhiều ngôi đình

nổi tiếng ở Bắc Ninh được xây dựng trong thời kì này như: đình Cổ Ninh cũng được xây dựng

Hình 1.3 Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành

Trang 14

nhiều ở các thế kỉ XVII, XVIII, điển hình là lăng họ Đỗ, lăng họ Nguyễn Diễn ở Nội Duệ, Tiên Du, … Các lăng, mộ này đều mang kiểu dáng đặc trưng của lăng mộ quan lại thời Lê trung hưng

Điêu khắc: Do các thế kỉ này nở rộ việc xây dựng, tu tạo các công trình kiến trúc như đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ, nên nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gỗ cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng Nổi bật nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp Bức tượng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ, vừa gợi sự diệu kì của đạo Phật, vừa gần gũi với những vẻ đẹp nữ tính Việt Nam Pho tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012

Tại nhiều ngôi chùa, nhiều đình làng ở các làng xã trên đất Bắc Ninh, các gia bia đá “Tĩnh Lự thiền tự bi” tại chùa Tĩnh Lự (Lãng Ngâm – Gia Định) hay hàng chục bức phù điêu trên đá ở chùa Bút Tháp

1 Em hãy nêu những nét chính về tình hình giáo dục và văn hoá Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII

2.Tại sao khẳng định: Trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII các loại hình nghệ thuật ở Bắc Ninh phát triển rực rỡ?

Hình 1.4 Các bức chạm khắc trên bia đá “Tĩnh Lự thiền tự bi” tại chùa Tĩnh Lự,

xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình

Trang 15

2 Bắc Ninh ở thế kỉ XIX (1802 – 1884)

a) Về chính trị

Dưới triều Gia Long, toàn bộ đất Bắc Hà được đặt tên là Bắc Thành, gồm nội trấn và ngoại trấn Vùng đất Bắc Ninh là một phần trong nội trấn Kinh Bắc Hệ thống quan liêu của nhà Nguyễn đã vươn tới quản lí tận các làng xã

Tháng 02/1804 nhà Nguyễn dời trấn lị từ Đáp Cầu (Võ Giàng) về Lôi Đình (Tiên Du) Năm 1805 nhà Nguyễn cho xây dựng thành để đặt cơ quan cai trị Về địa giới lúc bấy giờ, thành được xây tại chỗ giáp giới của ba làng là làng Đỗ Xá (Võ Giàng), làng Hoà Ðình (Tiên Du) và làng Yên Xá (Yên Phong) Dưới thời Nguyễn, thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính, quân sự hai tỉnh Bắc Ninh – Thái Nguyên

Hình 1.5 Sơ đồ thành cổ Bắc Ninh

Đầu năm 1808 xảy ra cuộc khởi nghĩa do Hoàng Hữu Nhân lãnh đạo, nghĩa quân tập hợp hơn 700 người và nhiều súng ống, khí giới; đánh chiếm phủ Thuận An, giao chiến với quân của trấn Bắc Ninh ở xã Thanh Hoài (Thuận Thành)

Phong trào khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn đặc biệt mạnh mẽ dưới thời vua Tự Đức Trong cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát, nhân dân Bắc Ninh đã tích cực tham gia, nhất là dân nghèo các huyện Siêu Loại, Tiên Du, Đông Ngàn, …

Trang 16

Khi cuộc khởi nghĩa của Cai Vàng nổ ra, nhân dân Bắc Ninh đã tích cực hưởng ứng, nhất là khi nghĩa quân bao vây thành Bắc Ninh

Nhân dân Bắc Ninh đã đứng lên chống ách cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?

b) Về kinh tế – xã hội

Về nông nghiệp

Đầu thế kỉ XIX, Bắc Ninh được xếp vào các địa phương mà số ruộng tư đã nhiều hơn ruộng công Nhà Nguyễn áp dụng chế độ tô thuế nặng nề đối với những nông dân nhận cày cấy ruộng công làng xã Tô thuế được thu bằng hiện vật Vì cách làm này, việc thu thuế, việc vận chuyển, việc cân đong gây phiền hà rất lớn nên triều Nguyễn nhiều lần cho phép Bắc Ninh nộp một phần tô thuế bằng tiền Mức tô thuế nhà Nguyễn áp dụng cao hơn các triều đại trước, do đó đời sống người nông dân rất cùng cực

Về trị thuỷ, trong thời kì đầu nhà Nguyễn có chú ý tới đê điều, từ năm 1809 lập Nha đê chính Bắc Thành lo việc sửa đắp đê và trị thuỷ Do đó, ở Bắc Ninh, sông Nguyệt Đức (sông Cầu), sông Thiên Đức (sông Đuống) nhiều đoạn đê được đắp dài hàng chục nghìn trượng Tuy nhiên, vì không làm tròn trách nhiệm, đê ở Bắc Kì nhiều lần bị vỡ, gây thiệt hại lớn Từ năm 1832, Nha đê chính Bắc Thành bị bãi bỏ, việc đê điều gần như phó mặc cho dân

Sức lao động sáng tạo của nhân dân trong nông nghiệp đã làm cho Bắc Ninh trở thành một trong các trọng điểm lúa của Bắc Kì

Về thủ công nghiệp, thương nghiệp

Ở Bắc Ninh các ngành nghề thủ công nghiệp vẫn được duy trì và phát triển, tạo nên nhiều sản phẩm tiêu dùng và trao đổi thành hàng hoá, kích thích sự phát triển trong tỉnh và nhiều tỉnh khác

Nhà Nguyễn không coi trọng phát triển thương nghiệp nên có những chính sách hạn chế rõ rệt, đặc biệt là chính sách thuế đánh vào hàng hoá, sản

EM CÓ BIẾT?

Số lượng chiều dài đê do các làng xã tự đắp tương đương với nhà nước đắp: Đê sông Đuống nhà nước đắp là 15.175 trượng, thì người dân cũng tự đắp được 13.976 trượng Đê sông Cầu nhà nước đắp 17.730 trượng,

người dân đắp được 16.702 trượng

Theo Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc,

Lịch sử Hà Bắc, năm 1986

Trang 17

hoá, thuế cửa quan thì thu bằng tiền Bắc Ninh có một cửa quan chính thức là cửa Cần Dịch (Quế Dương) Cửa quan này có ba chi, trong đó Bắc Ninh có hai chi: Cửa quan Hương Là (Yên Phong), cửa quan Vũ Dương (Quế Dương) Do thủ công nghiệp ở Bắc Ninh vẫn được duy trì, phát triển nên các chợ làng, chợ huyện, chợ tỉnh ở Bắc Ninh hoạt động khá nhộn nhịp ở cả hai phủ Thuận An và Từ Sơn

Về xã hội

Chính sách thuế thân của nhà Nguyễn rất phiền phức, rắc rối và thay đổi nhiều lần Ngoài ra, nỗi khổ của người dân còn là nạn cho vay nặng lãi rất phổ biến trong nông thôn Mức lãi cho vay ít nhất là 50% Trong những trường hợp vay ngắn hạn mức lãi còn cao hơn Do đó, dưới thời Nguyễn đời sống của người nông dân hết sức cơ cực, nạn đói thường xuyên xảy ra, khủng khiếp nhất là giai đoạn 1854 – 1858

Những chính sách thuế khoá của nhà Nguyễn đã buộc người dân Bắc Ninh phải phiêu tán Có những nơi, cả làng phải bỏ quê hương ra đi tìm kế sinh nhai ở nơi khác

Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội của Bắc Ninh trong thế kỉ XIX

c) Về giáo dục và văn hoá

Ngay từ đầu thời Nguyễn, ở Bắc Ninh đã có chức quan đốc học và trường học đầu tiên được mở ở huyện Quế Dương, trong thời gian từ 1819 đến 1862 chỉ có một trường tỉnh được mở ở xã Đỗ Xá (Võ Giàng), hai trường phủ: Thuận An, Từ Sơn (1826) và ba trường huyện: Quế Dương (1819), Lang Tài (1828), Tiên Du (1850) Bắc Ninh là tỉnh đông dân, hiếu học, nên số trường học như vậy là quá ít ỏi Chính vì vậy, các trường làng luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục nhân tài cho quê hương và đất nước Trong thế kỉ XIX, Bắc Ninh có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, đó là: Nguyễn Án, Phạm Thái, Hoàng Văn Hòe (Đông Ngàn), Nguyễn Cao (Quế Dương), … để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tự tình khúc, Đào hoa mộng ký, Hạc nhân tùng ngôn, Văn học thành văn của các tác giả Bắc Ninh là một thành tựu đáng kể mang bản sắc riêng của đất Bắc Hà

Văn học dân gian thời kì này cũng có bước phát triển mới, phong phú về thể loại như: ca dao, hò, giai thoại, truyện cười, vè, … đặc biệt là các bài vè tả về nỗi khổ của nông dân, vè về khởi nghĩa chống chế độ phong kiến suy tàn, các giai thoại, truyện cười Một số hình thức độc đáo của văn học dân gian ở Bắc Ninh đã xuất hiện, với nhiều làng hay nói lí, nói tức, nói khoác như các làng: Hiên Ngang, Đồng Sài, Đông Loan, Trúc Ổ,

Trang 18

Về các mặt ca, múa, nhạc, kiến trúc, điêu khắc, tài năng của người dân Bắc Ninh vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển

Em hãy nêu những nét chính về giáo dục, văn hoá ở Bắc Ninh trong thế kỉ XIX

3 Bắc Ninh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

a) Về chính trị

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Ninh

Mùa xuân năm 1882, thành Hà Nội rơi vào tay thực dân Pháp Giữa năm 1882, quân Mãn Thanh cũng tràn đến chiếm thành Bắc Ninh để tranh giành ảnh hưởng và lãnh thổ Trước tình hình đó, nhà Nguyễn tỏ ra nhu nhược

Nắm được hướng phòng thủ của quân đội triều đình và quân Mãn Thanh, quân Pháp được tăng cường viện binh đã tiến hành ngay việc đánh chiếm Bắc Ninh Ngày 08/3/1884, nhiều trận đánh đã diễn ra ở Phá Lãng, Yên Định, Dưỡng Quyết, Đông Du Trưa ngày 12/3/1884, quân Pháp chiếm các điểm cao, tập trung pháo binh bắn vào Quả Cảm và xung quanh thành Bắc Ninh Gần tối quân Mãn Thanh bỏ thành rút chạy, quân Pháp chiếm được thành Bắc Ninh

Sau khi chiếm

Khởi nghĩa của Nguyễn Cao

Ngay từ khi được tin Hà Nội bị chiếm, Nguyễn Cao đang là Tán lí Quân vụ ở Bắc Ninh, đem quân về bao vây thành Hà Nội Ngày 27/3/1883, Nguyễn

Hình 1.6 Cửa thành Bắc Ninh nơi quân đội Pháp đã tràn vào ngày 02/3/1884

Trang 19

Mùa xuân năm 1884, thành Bắc Ninh mất, Nguyễn Cao cùng nhiều quan lại, sĩ phu khác rút về thành Tỉnh Đạo, tập trung lực lượng khoảng 5.000 nghĩa quân chống Pháp ở khắp địa bàn ba tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, lập thành “Tam tỉnh nghĩa đoàn” Từ năm 1884 đến năm 1886, nghĩa quân của ông nhiều lần giao tranh với quân Pháp

Ngày 27/3/1887, ông bị thực dân Pháp bắt, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

Cuộc khởi nghĩa của Tuần Xô – Đề Vang (1886 – 1899)

Đầu năm 1886, Tuần Xô – một thủ lĩnh nông dân, đã phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp Cuộc khởi nghĩa đã tập hợp được hàng ngàn trai tráng với 200 tay súng, ngoài Đề Vang là trợ thủ đắc lực, ông còn tập hợp được các thủ lãnh Cuộc khởi nghĩa nổ ra khá rầm rộ Khi Tuần Xô hi sinh ở Hà Mãn (Thuận Thành), Đề Vang lên thay Trong giai đoạn năm 1886 – 1889, Đề Vang đã chỉ huy nghĩa quân tấn công quân Pháp ở khắp vùng Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Du và giành thắng lợi

Do lực lượng mỏng nên Đề Vang đã hai lần lên xin nhập vào nghĩa quân của Đề Thám (năm 1894 và năm 1897) Nhưng đây là thời kì cuộc khởi nghĩa Yên Thế đang gặp nhiều khó khăn, do đó Đề Vang phải trở lại Gia Bình Tháng 3/1899, Đề Vang sa vào tay giặc Cuộc khởi nghĩa tan rã hoàn toàn

Cuộc đấu tranh chống Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản tại Bắc Ninh đầu thế kỉ XX

Cuối năm 1906, Phan Bội Châu trở về nước, ông đã liên hệ với các sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì, tổ chức một cuộc họp tại xã Nội Duệ (huyện Tiên Du) để bàn về các phương thức hoạt động của phong trào yêu nước trong tình hình mới Hội nghị đã bàn về vấn đề kết hợp giữa hai nhóm “Ám xã” (hoạt động vũ trang) và “Minh xã” (hoạt động công khai trên các lĩnh vực kinh tế – văn hoá) Chính những chủ trương này đã khơi gợi cho sự xuất hiện Đông Kinh nghĩa thục, một phong trào yêu nước chống Pháp trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục Đông Kinh nghĩa thục được lập ra ở Hà Nội vào tháng 3/1907 do Lương Văn Can làm Hiệu trưởng, Giám học của nhà trường là Nguyễn Quyền (người xã Hoài Thượng, thị xã Thuận Thành) Cùng tham gia vào phong trào này ở Bắc Ninh còn có Nguyễn Cảnh Lâm (người xã Phật Tích, huyện Tiên Du) Bắc Ninh là một trong 8 chi nhánh của Đông Kinh nghĩa thục Năm 1926, Nguyễn Khắc Nhu (người xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) bắt liên lạc với Phan Bội Châu lúc đó đang bị giam lỏng ở Huế và chủ trương thành lập một trường nghĩa thục lấy tên là Lập Lực Quốc Dân Dục Tú, nhưng không được Pháp cho phép, nên chuyển sang chủ trương bạo động Ông dự định tổ chức một cuộc khởi nghĩa vũ trang, trước hết là đánh Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại vào năm

Trang 20

1927, nhưng kế hoạch không thành sau khi xưởng chế bom đặt tại làng Chè (thuộc huyện Tiên Du) bị nổ

1 Thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược và xây dựng bộ máy cai trị ở Bắc Ninh như thế nào?

2 Tại sao khẳng định: Nguyễn Cao là tấm gương sáng trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược của người dân Bắc Ninh?

b) Về kinh tế

Về giao thông vận tải: Mặc dù giao tranh với nghĩa quân Yên Thế chưa chấm dứt, nhưng thực dân Pháp vẫn đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn, mở

rộng tuyến đường bộ từ tỉnh lị Bắc Ninh nối với Lạng Sơn trên cơ sở con đường được mở từ thời Nguyễn để hình thành con đường thuộc địa số 1 tuyến phía bắc Hà Nội Vị trí của Bắc Ninh càng trở nên quan trọng khi khai thông các tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội, Hải Phòng – Vân Nam phủ (Trung Quốc), cả hai tuyến này đi ngang qua hoặc lấy địa bàn giáp tỉnh Bắc Ninh (Gia Lâm, Yên Viên) làm nơi trung chuyển

Hệ thống đường bộ nối các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh lận cận cũng được hình thành Nhờ vị trí trung tâm của nhiều tuyến đường quan trọng ở Bắc Ninh, ngành kinh doanh xe khách lúc này khá phát triển Giao thông đường thuỷ cũng được phát triển nhờ vào các con sông trong vùng mà Đáp Cầu là một đầu mối quan trọng

Về nông nghiệp: Thực dân Pháp rất chú ý đầu tư vào ngành nông nghiệp ở Bắc Ninh, vì đây là tỉnh nổi tiếng hàng đầu về trồng lúa và giống lúa ở Bắc Kì Trên thị trường Viễn đông, gạo Bắc Ninh được sánh với gạo của Nam kì và Băng Cốc Nét nổi bật của chính sách khai thác thuộc địa trên lĩnh vực

Hình 1.7 Khu trung tâm tỉnh lị Bắc Ninh ở cuối thế kỉ XIX

Trang 21

Bắc Ninh có 15 đồn điền (đứng thứ 5 ở Bắc Kì), trong đó có đồn điền lớn như đồn điền của Sa-lê ở Thuận Thành với 1.080 ha

Về công nghiệp: Do có ưu thế về giao thông nên tại Bắc Ninh một số cơ sở công nghiệp đã được xây dựng Công ti Vây-ren xây dựng ở Đáp Cầu một nhà máy điện và một cơ sở sản xuất nước đá Công ti ngói Đông Dương đã xây dựng công ti chuyên sản xuất gạch, ngói và vật liệu xây dựng ở Đáp Cầu, hàng sản xuất được xuất khẩu sang cả Hồng Kông, Sing-ga-po Cũng tại Đáp Cầu, Công ti giấy Đông Dương đã xây dựng nhà máy sản xuất các loại giấy và cơ sở khai thác nguyên liệu cung cấp cho một nhà máy giấy ở Việt Trì; cơ sở khai thác vỏ trai để cung cấp cho nhà máy khuy Hà Nội

Về thủ công nghiệp và thương nghiệp: Những ngành nghề thủ công ở Bắc Ninh tiếp tục được duy trì, một số ngành nghề mới được thực dân Pháp đưa vào để lợi dụng nguồn nhân công đông đảo và khéo tay như nghề thêu, ren Đối với các ngành nghề khác như: gốm, đúc đồng, dệt, … quy mô sản xuất được mở rộng không chỉ dừng lại ở vị trí một nghề lao động phụ của những gia đình nông dân hoặc cao hơn ở trình độ phường hội truyền thống, mà đã xuất hiện những nhà tư bản bản xứ tổ chức sản xuất, gia công và tiêu thụ Bắc Ninh đã trở thành một trung tâm thương nghiệp quan trọng, giao lưu với tất cả những thị trường chủ yếu, trước hết là ở Bắc Kì như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định

Thông qua bộ máy hào lí, thực dân Pháp tiếp tục huy động sự đóng góp của các làng xã theo phương thức truyền thống của chế độ phong kiến nhưng với một mức độ khắc nghiệt hơn Ngoài ra, lũ lụt cũng thường xuyên xảy ra, không chỉ là tai họa tàn phá tài sản, mà còn làm tăng lên những đóng góp vốn đã nặng nề của người nông dân Bên cạnh đó, người dân còn phải chịu rất nhiều thứ thuế và các khoản thu khác

Người nông dân mất ruộng, hoặc do sưu thuế nặng nề không thể canh tác được đã trở thành nguồn cung cấp nhân công cho guồng máy khai thác thuộc địa Khi trở thành công nhân trong các đồn điền, hầm mỏ, công xưởng, công trường, … đời sống của họ vẫn vô cùng khổ cực

Nêu một số biến đổi về kinh tế của Bắc Ninh thời Pháp thuộc

c) Về xã hội

Ngay từ cuối thế kỉ XIX, với việc xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ nối Bắc Ninh với Lạng Sơn, một lượng lớn người nông dân đã phải bỏ ruộng vườn biến thành những người công nhân làm đường Với việc nhiều chủ tư bản cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền, người nông dân mất tư liệu sản xuất, biến thành những người làm thuê cho chủ tư bản đồn điền Đó là những thế hệ đầu tiên của công nhân Việt Nam Đến đầu thế kỉ XX, số lượng công nhân tăng lên

Trang 22

do việc hình thành các nhà máy, các công ti, các cơ sở khai thác, Chủ yếu công nhân Bắc Ninh lúc đó tập trung ở Đáp Cầu

Chế độ thuộc địa cũng đã tạo ra một tầng lớp địa chủ, quan lại kinh doanh tư bản chủ nghĩa Một tầng lớp tiểu chủ và tư sản bản xứ hình thành, lập ra các hãng buôn, các xí nghiệp, đồn điền Nhiều nhà tư sản vừa kinh doanh ở đô thị, vừa bỏ tiền mua ruộng đất phát canh thu tô cho nông dân ở thôn quê

Nhu cầu xây dựng bộ máy chính quyền, cũng như đòi hỏi của công cuộc khai thác kinh tế và quân sự, khiến cho tỉnh lị Bắc Ninh mở rộng về hướng Thị Cầu, Đáp Cầu Dân số tỉnh lị Bắc Ninh năm 1893 có 8.000 người, đến năm 1933 đã là 11.500 người Tại tỉnh lị Bắc Ninh đã mọc lên các dinh thự, công sở, bến xe, nhà ga, ngân hàng, hành dinh đồn trú của lực lượng quân sự, trại giam, các đại lí rượu, Năm 1892, nhà thờ lớn của toà giám mục được xây dựng ở tỉnh lị Bắc Ninh

Hình 1.8 Học sinh xếp hàng vào lớp ở trường làng Thanh Sơn, Bắc Ninh thập niên 1920

Năm 1900, trường sơ lược đầu tiên được mở ở Đáp Cầu với số lượng học sinh rất ít ỏi Cho đến năm 1930, toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 70 lớp với số người được đi học chỉ chiếm 1,22% dân số Ngoài ra ở Bắc Ninh còn có 6 trường đạo mở ở các nhà thờ

Trang 23

Nêu một số biến đổi về xã hội ở Bắc Ninh dưới tác động bởi chính sách cai trị của thực dân Pháp

1 Lập bảng thống kê những đóng góp của nhân dân Bắc Ninh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

2 Kể tên một số nhân vật tiêu biểu ở Bắc Ninh trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược (từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

1 Sưu tầm thông tin phản ánh thành tựu lịch sử của Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX

2 Ở Bắc Ninh hiện nay còn lưu lại những di tích nào liên quan tới lịch sử Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX

Trang 24

ĐÌNH ĐÌNH BẢNG

Kể từ khi khởi công xây dựng, đến nay, qua bao thăng trầm lịch sử, đình Đình Bảng đã trở thành một trong những di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu, đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người Bắc Ninh – Kinh Bắc:

"Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm."

Ngày nay, đình Đông Khang (xã Đông Phong, huyện Yên Phong) không còn nữa, đình Diềm (phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) trước có 5 gian, nay chỉ còn 3 gian Trong số ba ngôi đình nổi tiếng của Kinh Bắc, chỉ còn có đình Đình Bảng vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn như thiết kế ban đầu

Qua phần giới thiệu trên, em đã biết được những thông tin gì liên quan tới di tích lịch sử - văn hoá đình Đình Bảng?

Học xong bài này, em sẽ:

➢ Trình bày khái quát được vị trí địa lí, lịch sử hình thành, nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc và hoạt động văn hoá truyền thống của đình Đình Bảng

➢ Nêu được vai trò và ý nghĩa của đình Đình Bảng trong đời sống văn hoá – xã hội của tỉnh Bắc Ninh

➢ Nêu được một số việc làm phù hợp, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình Đình Bảng

Bài 2

Trang 25

1 Tìm hiểu chung về di tích lịch sử – văn hoá đình Đình Bảng

Hình 2.1 Đình Đình Bảng, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn

Đình Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 hoàn thành Người có ý tưởng ban đầu xây dựng đình là một vị quan người Đình Bảng tên là Nguyễn Thạc Lượng Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên cùng người dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng ngôi đình Đây là một trong những ngôi đình có thời gian xây dựng dài nhất ở Việt Nam

Đình Đình Bảng trông về hướng nam, toạ lạc ở giữa làng Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, đình Đình Bảng có kiến trúc bề thế, hoà hợp với thiên nhiên Trước kia, mặt trước đình ngoài lũy tre là dòng sông Tiêu Tương chạy từ đầu làng đến cuối làng Ngày nay, trước đình là hồ lớn được kè đá xanh theo dấu vết của dòng sông Tiêu Tương xưa

Đình Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng truyền thống của cư dân nông nghiệp, đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thủy Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng trọt), đây là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt Các vị nhiên thần này đều được nhà Nguyễn sắc phong là Thượng đẳng thần

Trang 26

Hình 2.2 Hồ nước trước đình Đình Bảng

Đến năm 1936, tại đình làng nhân dân thờ thêm Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỉ XV) Trong thời gian từ năm 1948 đến năm 1989, do đền thờ Lý Bát Đế bị thực dân Pháp tàn phá hoàn toàn, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng

Trước năm 1945, hội đình Đình Bảng được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch hàng năm Ngày nay, lễ hội đình Đình Bảng được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch

Đình Đình Bảng là nơi hoạt động cách mạng giai đoạn 1939 - 1954 và đã hai lần vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm (ngày 13/9/1945 và ngày 04/02/1946)

Qua thời gian cũng như chiến tranh, ngôi đình bị hủy hoại, hư hỏng một phần Nhân dân địa phương đã nhiều lần tu tạo nhỏ Năm 2007, bằng nguồn vốn Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân địa phương, đình đã được hạ giải, tôn tạo lại với quy mô lớn Qua trùng tu, đình Đình Bảng vẫn giữ nguyên được vẻ ban đầu và là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc Đình Đình Bảng được công nhận là di tích, danh thắng quốc gia theo Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hoá

Trình bày khái quát về vị trí địa lí, lịch sử hình thành của đình Đình Bảng

Trang 27

2 Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc ở đình Đình Bảng

a) Nghệ thuật kiến trúc đình Đình Bảng

Trước kia đình Đình Bảng có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng có bộ hạ mã, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu có cửa trổ ra bên ngoài Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá, cổng đình xưa, hai dãy tả vu, hữu vu không còn Ngày nay dân làng đã xây dựng lại cổng đình, hai dãy tả vu, hữu vu mới theo thiết kế ngày xưa

Hình 2.3 Cổng đình Đình Bảng

Đình được dựng trên nền cao có thềm bó bằng đá xanh Đặc biệt, đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7m so với mặt nền, sáu hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m đến 0,65m được kê trên các tảng đá xanh

Đình Đình Bảng gồm toà đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu "chữ đinh" 丁 Toà Đại Đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m, cao 8m, phần mái rủ xuống chiếm tới 5,5m tổng chiều cao Đại Đình nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp Kết cấu bộ khung bằng gỗ lim rất vững chắc, với ba hàng xà kép Gian giữa rộng nhất chiều ngang 3m50; gian thứ 1, gian thứ 7 chiều ngang 3m; các gian 2, 3, 5, 6 mỗi gian chiều ngang 2m30; 2 gian hành lang hai bên mỗi gian chiều ngang 1m

Trang 28

Vẻ độc đáo của ngôi đình thể hiện ở không gian mái đình tỏa rộng, nét đồ sộ của những đầu đao, thích nghi với khí hậu gió mùa Đình lợp ngói mũi hài và có 4 đầu đao vươn xa Toàn bộ phần mái chiếm 2/3 chiều cao của đình tạo cảm giác bề thế Đình có cửa bức bàn bằng gỗ lim bao quanh

Gian chính điện toà Đại Đình (gian giữa) có sàn thấp nhất, lát gạch lá nem Sàn bằng gỗ ở các gian hai bên phân thành hai cấp, phân biệt địa vị của các hương chức khi họp việc làng

Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu kiến trúc nhà sàn dân tộc áp dụng cho kiến trúc đình làng Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước với hình ảnh nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn – một sáng tạo của cha ông ta trong kiến trúc nhà ở, đình Đình Bảng đã có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc đã được nhân dân ta xác lập từ buổi đầu dựng nước kín một diện rộng, kéo dài từ thượng lương xuống hạ xà và mở ngang hết một gian Bức cửa võng là một

Hình 2.4 Phần nền của đình Đình Bảng

Hình 2.5 Đầu đao đình Đình Bảng

Trang 29

tác phẩm đặc sắc được chạm khắc tứ linh: Long, li, quy, phượng phủ kín đan xen trên một diện rộng

Cánh cửa phía trước ngôi đình chạm hình Bát mã quần phi (tám ngựa đang phi), phong cách tạo hình khỏe khoắn, tính khái quát cao, thân hình cân đối Hai bên bậc bước lên sàn đình có lan can thấp, cột vuông soi gờ triện rút, hoặc hình quạt Bức chạm “Sư tử hý cầu” và bức chạm con hươu đứng dưới gốc cây thông có phong cách đục chạm mạnh mẽ, phóng khoáng Mấy chục tấm ván gió, ván nong giữa các xà kép chạy dọc và chạy ngang trong đình đều được chạm nổi thành ba vòng hoa quấn quanh lòng đình Những ván giữa xà trung, xà thượng, ván nào cũng chạm nổi một đôi rồng chầu theo chiều dài của tấm ván

Các ván lá gió, các bức cốn đều được chạm khắc tinh tế, hình tượng rồng trên các bức cốn là các ổ rồng, rồng mẹ quấn quýt rồng con Có một số bức được đặt tên chẳng hạn như: “Long vân đại hội”; “Ngũ long tranh châu”; “Lục long ngự thiện” Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà

Cùng với những hình tượng rồng còn có những hình tượng chim phượng, hình voi, long mã, hình tượng Bát Tiên, … Ba bức chạm phượng thể hiện mỗi con một tư thế, con phía tây ngậm cánh hoa, mào dài, hai cánh cong mềm dẻo, đuôi xòe tha thướt chiếm gần kín bức ván Trên vì kèo gian giữa phía sau cửa võng chạm hai con phượng múa, cánh phượng mở rộng, lông được tỉa tỉ mỉ xếp thành hàng lớp đều đặn Bố cục các bức chạm này đều là các tác phẩm hoàn chỉnh Đình Đình Bảng có tất cả trên hai chục kiểu chạm khắc bộ long và hàng chục kiểu chạm khắc bộ li, quy, phượng, khác nhau về hình thể và kích cỡ

Hình 2.6 Gian giữa toà Đại Đình với bức cửa võng lớn chạm khắc tinh xảo

Trang 30

Hình 2.7 Chạm khắc một bộ long ở đình Đình Bảng

Trình bày những nét độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đình Đình Bảng

3 Các hoạt động văn hoá truyền thống ở đình Đình Bảng

Trong các ngày sóc, vọng (mùng 1 và 15 âm lịch) hàng tháng, đình làng đều tổ chức dâng lễ cúng ba vị nhiên thần Cao Sơn đại vương, Thủy Bá đại vương và Bạch Lệ đại vương (ba vị thành hoàng làng) và lục tổ

Ngày mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) dân làng tổ chức lễ kỷ niệm Lục tổ tại đình làng để tưởng nhớ những ông tổ của 6 dòng họ có công chiêu dân lập lại làng

Hoạt động văn hoá ở đình làng tập trung vào lễ hội của làng Khi tiếng trống hội gióng lên vào sáng ngày 14 tháng 2 (âm lịch) thì các lễ tế và dâng hương được diễn ra liên tục cho đến khi tan hội vào ngày 16 tháng 2 (âm lịch) Đến lễ hội đình Đình Bảng chúng ta sẽ được thấy lại những nghi lễ cổ gìn giữ nhiều đời với lễ tế, lễ dâng phẩm vật, gợi lại kí ức về quá trình mở đất, mở ra làng từ thuở xa xưa

Những nghi lễ này được đánh giá là như nguyên bản từ khi khởi dựng mà không bị thời gian mai một Phẩm vật tế thần chủ yếu là xôi nếp và thịt lợn luộc, các vật phẩm được coi là đặc sản của làng Trong phần lễ tại đình trước đây, có tục tế thần bằng một cặp lợn sống (một lợn đực, một lợn cái) đặt chồng lên nhau Tế xong, lợn được mổ và chia đều cho dân làng theo cấp bậc Ngày nay hai con lợn sống được thay thế bằng hai cái đầu lợn đã luộc chín, đây là nét đặc biệt trong phần lễ đình Đình Bảng

Ngày xưa, khi đình mở hội, dân làng có lệ tổ chức ăn uống, thi hát cô đầu, tuồng, chèo, Quan họ

Trang 31

văn hoá cổ của người Việt còn được lưu giữ qua tục "kết chạ" – tương tự như phong tục kết nghĩa giữa Quan họ trước cửa đình, trên hồ nước trước cổng đình, múa lân, múa rồng ở sân đình và đặc biệt là thi đấu vật Sới vật hội đình Đình Bảng luôn thu hút nhiều đô vật từ các vùng đến chung vui, tranh tài

Em hãy nêu những nét độc đáo trong lễ hội đình Đình Bảng

1 Tại sao khẳng định: Đình Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng truyền thống của cư dân nông nghiệp?

2 Giới thiệu khái quát về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc đặc sắc của đình Đình Bảng

3 Nêu một số hoạt động tiêu biểu trong lễ hội đình Đình Bảng

Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về di tích đình Đình Bảng

Hình 2.8 Khai lễ đình Đình Bảng ngày rằm tháng 2 âm lịch năm 2019

Trang 32

DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Trong Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6 và lớp 7, chúng ta đã được tìm hiểu về các vị đại khoa là người của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc Từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, vùng đất Bắc Ninh đã sản sinh ra những con người có những đóng góp quan trọng đối với đất nước và địa phương như: Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đăng Cảo, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Gia Thiều, Đàm Thận Huy, Nguyễn Cao, Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Quyền, Họ vừa là chứng nhân lịch sử, vừa là tác nhân quan trọng thể hiện rõ bản lĩnh, truyền thống quê hương, cốt cách của người Bắc Ninh – Kinh Bắc trong những biến động của lịch sử dân tộc từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

Trong các nhân vật lịch sử kể trên, em biết nhân vật lịch sử nào? Ai là người của quê hương em?

Học xong bài này, em sẽ:

➢ Nêu được những nét chính về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

➢ Tự hào, biết ơn và noi gương các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của quê hương; có thái độ, tinh thần học tập, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương

Bài 3

Trang 33

1 Đàm Thận Huy (1463 – 1526)

Đàm Thận Huy tự là Mặc Hiên, hiệu là Mặc Trai, người làng Ông Mặc (còn gọi là Hương Mặc, hay làng Me), huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc – nay thuộc phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Năm 1490, tại kì thi Đình, ông đứng thứ 17/32 người đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ Đàm Thận Huy được bổ làm quan, phụng sự sáu đời vua: Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông

Năm 1494, Đàm Thận Huy tham gia hội Tao Đàn Ông có thơ trong Quỳnh

uyển cửu ca (Chín khúc ca trong vườn Quỳnh); có tác phẩm Mặc Trai thi tập nổi

tiếng, nhiều bài về sau được tuyển chọn trong sách Toàn Việt thi lục của Lê Quý

Đôn, … Ông là người được vua Lê Thánh Tông bàn khen là “Thiên hạ đệ nhất thi nhân” (tức người hay thơ nổi tiếng nhất trong thiên hạ)

Cuối năm 1509, Lê Tương Dực khởi nghĩa đọa ngôi của vua Lê Uy Mục, rồi tự lên làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận Đầu năm 1510, vua mới ban thưởng cho những người có công ứng nghĩa Trong số này, Đàm Thận Huy được thăng Hình bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, Chưởng Hàn lâm viện sự, ông được cử làm chánh sứ sang nhà Minh bày tỏ việc phế truất Uy Mục, đồng thời xin sách phong và chấp nhận triều cống Sau khi đi sứ trở về, Đàm Thận Huy được thăng Lại bộ Thượng thư, kiêm coi Chiêu văn quán, Tú lâm cục, …

Tháng 4/1516 (âm lịch), Trịnh Duy Sản sát hại vua Lê Tương Dực, đưa Lê Chiêu Tông lên làm vua Đàm Thận Huy vẫn là đại quan được tín nhiệm, ông giữ chức Lễ bộ Thượng thư Trong hai năm kế tiếp, Đàm Thận Huy làm Thiếu bảo Lễ bộ Thượng thư nhập thị Kinh diên, tước Lâm Xuyên bá

Tháng 7/1522 (âm lịch), Mạc Đăng Dung đưa Lê Cung Hoàng lên làm vua, chống lại vua Lê Chiêu Tông Tháng 8/1522 (âm lịch), Đàm Thận Huy cùng những văn thần võ tướng lui về Bắc Giang mộ binh khởi nghĩa Biết ông là có uy tín lớn với triều đình, nhiều lần Mạc Đăng Dung cho người đến lôi kéo, mua chuộc, song ông một lòng trung liệt, không đi theo Mạc Đăng Dung lần lượt đàn áp, đánh bại nghĩa quân Ngày 03/8/1526 (âm lịch), Đàm Thận Huy và những người cùng chí hướng đã uống thuốc độc tự vẫn

Ngày 15/6/1527 (âm lịch), Mạc Đăng Dung đoạt ngôi nhà Lê Mạc Đăng Dung vẫn xem Đàm Thận Huy là người tiết nghĩa đã cho rước hài cốt ông về quê an táng rồi ban sắc, phong tước

Trang 34

Năm Cảnh Trị thứ 4 (1666), Đàm Thận Huy được Nhà nước quân chủ lúc bấy

giờ truy phong làm Tiết nghĩa Đại Vương, ban tên thụy là Trung Hiến, cho dân lập

đền thờ ở quê (làng Hương Mạc), đặt tên là "Tiết nghĩa từ", lệnh cho các quan sở tại xuân thu nhị kì tế lễ

Tại sao Đàm Thận Huy được coi là danh thần và được truy phong là “Tiết nghĩa đại vương”?

2 Nguyễn Công Hãng (1680 – 1732)

Nguyễn Công Hãng tự là Đại Thanh, hiệu là Tĩnh Trai, người làng Phù Chẩn (tục gọi là làng Cháy) nay thuộc phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn

Nguyễn Công Hãng đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hòa 21 (1700) đời vua Lê Hy Tông khi mới 20 tuổi Ông là người trẻ tuổi nhất trong số những người đỗ khoa thi này

Nguyễn Công Hãng làm quan triều Lê – Trịnh Ông từng giữ các chức: Đề hình (năm 1711), Thiêm đô ngự sử, Đốc trấn Cao Bằng (năm 1715), sau được triệu về kinh thăng là Tả thị lang Bộ Binh, nhập thị Bồi tụng Năm 1718 làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang vua Lê Hy Tông Năm 1720, triều đình khảo sát các quan văn, võ, ông đứng thứ nhất, được thăng chức Thượng thư, tước Sóc quận công

Nguyễn Công Hãng là bậc đại thần văn võ song toàn, vị quan liêm chính và cần mẫn được chúa Trịnh Cương tin dùng Ông đa tham gia chỉ đạo cải cách chế độ tài chính, thuế khóa để nắm giữ mọi nguồn lợi quốc gia về triều đình; chỉ đạo việc học tập, chỉnh đốn văn phong, đào tạo nhân tài, ổn định thể chế phẩm phục

Hình 3.1 Tiết nghĩa từ – di tích lịch sử quốc gia đền thờ Đàm Thận Huy, phường Hương Mạc,

thành phố Từ Sơn

Trang 35

nhà Thanh, ông đã ứng đối khôn khéo để yêu cầu xóa bỏ lệ cống người vàng và nước giếng Loa Thành của nhà Thanh đối với nước ta

Nguyễn Công Hãng là người thẳng tính, đặt lợi ích quốc gia lên trên Ông trực tiếp khuyên chúa Trịnh Cương phải chọn người nối ngôi cho xứng đáng Do đó, ông đã bị chúa Trịnh Giang (là con trai trưởng của chúa Trịnh Cương) thù ghét, giáng chức ông xuống làm Thừa chính xứ Tuyên Quang và sai người đầu độc ông, khi đó ông 53 tuổi

Năm 1741, Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, Nguyễn Công Hãng được triều đình minh oan, truy phục chức tước và phong sắc

Hình 3.2 Sắc phong ban cho Nguyễn Công Hãng năm 1741 hiện đang lưu giữ tại đình khu phố Rích Gạo, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn

Nguyễn Công Hãng còn để lại tập thơ Tinh sà kỉ hành là những bài thơ

ông viết khi đi sứ nhà Thanh Thơ ông đề cập đến trách nhiệm của người cầm quyền, đến truyền thống văn hiến và vận mệnh của đất nước Ông còn viết về nếp sống chất phác, đức tính giàu tín nghĩa của quê hương

Tại sao Nguyễn Công Hãng được coi là nhà cải cách lớn ở thế kỉ XVIII và có danh vọng lừng lẫy một thời?

3 Nguyễn Cao (1837 – 1887)

Nguyễn Cao tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, sinh năm 1837 tại làng Cách Bi, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc phường Cách Bi, thị xã Quế Võ) Do ông từng giữ chức Tán lí quân vụ nên còn được gọi là “Quan Tán Cách Bi”

Dù cha mẹ mất sớm, nhưng Nguyễn Cao vẫn được gia đình bên nội, bên ngoại chăm sóc rất chu đáo Năm 1867, đời vua Tự Đức, Nguyễn Cao thi đỗ Giải Nguyên (đầu hàng cử nhân) kì thi Hương khoa Đinh Mão tại trường thi Hà Nội, nhưng không chưa ra làm quan mà chỉ ở làng mở trường dạy học

Trang 36

Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, khi ấy ông mới ra làm quan, mộ được hơn 1.000 nghĩa quân và được giữ chức Tán lí quân vụ tỉnh Bắc Ninh Ngay sau đó, ông cùng với Ngô Quang Huy, Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản dẫn quân bao vây thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của đối phương tại Gia Lâm, rồi kéo quân về Siêu Loại đánh dẹp luôn quân phỉ, giữ yên cho dân chúng

Năm 1874, triều đình thỏa hiệp kí hiệp ước với Pháp, ông buộc phải giải tán nghĩa quân Do có công lao trong việc đánh dẹp các toán phỉ nhà Thanh tràn sang, ông được bổ làm Tri huyện Yên Dũng, rồi Tri phủ Lạng Giang Nguyễn Cao làm quan rất thanh liêm, hết lòng lo lắng đến đời sống dân chúng, lại có công trong việc khai hoang lập ấp ở Nhã Nam, Phú Bình, nên được thăng chức Án sát Nam Định, rồi Bố chánh Thái Nguyên

Năm 1882, thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần 2 Ngay từ khi được tin Hà Nội bị chiếm, Nguyễn Cao (đang là Tán lí Quân vụ ở Bắc Ninh) đem quân về bao vây Hà Nội Ngày 27/3/1883, Nguyễn Cao đã cùng nhiều quan lại khác chỉ huy 4.000 quân đột nhập vào Hàng Đậu, tấn công Cửa Đông, buộc quân Pháp phải rút vào trong thành cố thủ

Mùa xuân năm 1884, khi thành Bắc Ninh mất, Nguyễn Cao cùng nhiều quan lại, sĩ phu khác rút về thành Tỉnh Đạo Tháng 7/1884, Nguyễn Cao cùng Dương Khải chỉ huy nghĩa quân giao chiến với Pháp ở Ngọc Trì (Lang Tài), rồi tỏa ra hoạt động ở vùng Đình Bảng, lưu vực sông Cà Lồ, Việt Yên, Yên Dũng Cuối năm 1886, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Cao chỉ huy dần dần tan rã Ngày 27/3/1887, tại Kim Giang ông bị thực dân Pháp bắt Ngày 14/4/1887, quân Pháp đã đem Nguyễn Cao ra xử tử tại vườn Dừa (gần Hồ Gươm)

Nhiều địa phương đã lập đền thờ hoặc thờ ông là Thành hoàng Tên ông được đặt cho một trong

những đường phố lớn của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bắc Ninh Nhiều trường học cũng đã mang tên ông

Em hãy trình bày những hoạt động chống thực dân Pháp xâm lược của người anh hùng Nguyễn Cao

Hình 3.3 Đền thờ Nguyễn Cao, phường Cách Bi, thị xã Quế Võ

Trang 37

4 Nguyễn Quyền (1869 – 1941)

Nguyễn Quyền hiệu là Đông Đường, sinh năm 1869 ở thôn Thượng Trì (tục gọi làng Đìa), Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Thượng Trì, xã Hoài Thượng, thị xã Thuận Thành) trong một gia đình nghèo

Năm 1891, ông đỗ tú tài khoa thi Tân Mão, được bổ làm huấn đạo ở Lạng Sơn nên người đương thời gọi ông là Huấn Quyền Là người yêu nước và chịu ảnh hưởng của những tư tưởng dân chủ và Duy tân, nên năm 1907, ông từ quan về Hà Nội Ông cùng với một số người cùng chí hướng như Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại, … tích cực vận động phong trào nghĩa thục

Tháng 3/1907, ông cùng với Lương Văn Can lập trường Đông Kinh nghĩa thục ở phố Hàng Đào (Hà Nội), cổ động canh tân, học chữ Quốc ngữ Lương Văn Can đứng tên làm Hiệu trưởng trường còn ông làm Giám học của ngôi trường nổi tiếng này Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng trở nên nổi tiếng bên trong Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng đã có các hội nhóm mở lớp, xin sách giáo khoa của trường về giảng dạy Trong thời gian tham gia giảng dạy ở trường, ông có sáng tác nhiều bài thơ yêu nước, vận động cổ vũ cho cuộc Duy tân như Cắt

tóc, Chiêu hồn nước, …

Ban đầu, chính quyền thực dân Pháp cho phép Đông Kinh nghĩa thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11/1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán

Ngoài trường Đông Kinh nghĩa thục, Nguyễn Quyền cũng là người đứng ra lập hãng Hồng Tân Hưng bán hàng công nghệ nội hoá với mục đích tự cường kinh tế và cạnh tranh với các hãng buôn ngoại quốc

Năm 1908, ông bị mật thám Pháp bắt, đưa về giam tại nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội Hội đồng Đề hình ghép tội ông vào án “trảm giam hậu” (giam để tử hình sau), rồi đổi thành án khổ sai chung thân, đày đi Côn Đảo (năm 1909)

Sau 2 năm ở nhà tù Côn Đảo, Nguyễn Quyền được trả tự do vì không chứng minh được ông phạm tội Nguyễn Quyền bị đưa về an trí ở Bến Tre Tuy bị giam lỏng và bị theo dõi, nhưng ông vẫn bí mật liên lạc với những nhà yêu nước trong vùng Lục tỉnh, mở tiệm may tại thị xã Bến Tre để làm nơi liên lạc, giao thiệp hợp pháp với bên ngoài, vận động quần chúng góp tiền bạc, gửi sang Nhật giúp Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

Về sau ông chuyển về sống ở Sa Đéc và ông mất tại đây ngày 18/7/1941, hưởng thọ 72 tuổi Mộ táng ông ở làng Tân Xuân, gần xã Rạch Vạc, Sa Đéc

Tên của ông đã được nhiều tỉnh, thành phố chọn đặt cho các đường phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, … và nhiều trường học mang tên ông

Trang 38

Hình 3.4 Đường Nguyễn Quyền, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh

Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn Quyền trong phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX

1 Hãy kể tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của một danh nhân, nhân vật tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

2 Lập bảng tổng hợp về 4 danh nhân, nhân vật tiêu biểu trong bài học, với các thông tin: họ và tên, quê quán, những hoạt động tiêu biểu

Đóng vai một nhà sử học nhỏ tuổi, em hãy kể lại công lao của một trong những danh nhân, nhân vật tiêu biểu của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

Trang 39

LỄ HỘI ĐỒNG KỴ

Hình ảnh bên gợi cho em nhớ về lễ hội nào trên quê hương Bắc Ninh? Hãy chia sẻ những thông tin mà em biết về lễ hội đó

1 Nguồn gốc, thời gian, mục đích và ý nghĩa của Lễ hội Đồng Kỵ

Tương truyền Lễ hội Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, bắt nguồn từ việc tướng Thiên Cương về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc Khi thắng giặc, tướng Thiên Cương dẫn đoàn quân thắng trận trở về, được làng mở hội khao quân

Học xong bài này, em sẽ:

➢ Trình bày được địa điểm, thời gian ra đời, mục đích và ý nghĩa của lễ hội Đồng Kỵ ➢ Mô tả được những hoạt động chính trong phần lễ và phần hội của lễ hội Đồng Kỵ ➢ Thực hiện được những việc làm phù hợp, góp phần giữ gìn, phát huy những giá

trị tốt đẹp của lễ hội Đồng Kỵ

Bài 4

Hình 4.1 Mô hình hiện vật pháo truyền thống được chạm khắc long, li, quy, phượng; sơn son thếp vàng

Trang 40

Hình 4.2 Sắc phong Thiên Cương đại vương ở đình Đồng Kỵ

Lễ hội Đồng Kỵ được tổ chức từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 6 tháng Giêng, là lễ hội được mở sớm nhất, mở màn cho mùa lễ hội ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc Lễ hội Đồng Kỵ nhằm mục đích tưởng nhớ công lao của Đức Thành hoàng đối với dân làng nói riêng, đất nước nói chung, giáo dục truyền thống yêu nước, sẵn sàng đứng lên chống ngoại xâm, bảo vệ xóm làng, quê hương, đất nước Tục thi pháo, rước pháo, đốt pháo của 4 giáp ở Đồng Kỵ còn là biểu hiện của phong tục thờ các vị thần nông nghiệp, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu Lễ hội còn là hoạt động nhằm duy trì, tăng cường sự đoàn kết, nâng cao ý thức cộng đồng của các thành viên trong làng, đồng thời thể hiện sự hiếu khách của người hai, nên lễ hội Đồng Kỵ luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham gia

Ngày đăng: 06/04/2024, 19:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan