Hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua và cho biết nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó? Hãy phân tích các nguyên tắc chung khi giải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay và đánh giá việc thực thi các nguyên

13 10 0
Hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua và cho biết nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó? Hãy phân tích các nguyên tắc chung khi giải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay và đánh giá việc thực thi các nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập học kỳ môn luật đất đai Hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua và cho biết nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó? Hãy phân tích các nguyên tắc chung khi giải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay và đánh giá việc thực thi các nguyên tắc đó trên thực tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ NHỮNG DẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐIỂN HÌNH XẢY RA TRONG THỜI GIAN QUA 1. Tranh chấp đất đai là gì? Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Ở đây, chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất, vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”. Vì vậy, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng đất. 2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp. Thứ hai, các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý, sử dụng đất không có quyền sở hữu đối với đất đai. Thứ ba, tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 3. Những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có một số dạng chủ yếu sau đây: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, bao gồm: Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau. Trong thực tiễn luôn luôn có thể ẩn chứa câu chuyện tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề với nhau mà các chủ thể sử dụng. Chẳng hạn, hôm nay A đang sử dụng diện tích đất nhưng ngày mai A xây nhà ở trên phần diện tích đất ở đó nếu được gọi là đúng mục đích sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng A có thể làm lấn vô tình hoặc cố ý sang phần diện tích đất khác dẫn đến câu chuyện về tranh chấp đất ranh giới giữa các chủ thể. Ở những vùng nông thôn, việc tranh chấp về ranh giới này có thể rất dễ dàng nảy sinh bởi giữa những thửa đất thường ngăn cách với nhau bằng các bờ rào. Ngày tháng qua đi, giá đất ngày càng tăng cao, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh dẫn tới việc xây dựng các tường rào ngăn cách thay cho các bờ rào là các bụi mây, rặng tre nên việc xác định ranh giới này không dễ dàng gây ra các tranh chấp về đất đai. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng. Khi quan hệ thừa kế, ly hôn phát sinh dẫn đến việc xác định tài sản, di sản thừa kế cho những đối tượng nào. Câu chuyện ly hôn dẫn đến việc phân chia những quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giữa hai vợ chồng. Các quan hệ đó đều có thể dẫn đến những tranh chấp về đất đai. Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác. Trong những năm tháng chiến tranh, không ít những người sử dụng đất do chiến tranh phải di cư đến nơi khác, bỏ lại phần đất trước đây ông cha đang khai thác sử dụng, thậm chí những phần diện tích đất sử dụng đã được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, một bộ phận không nhỏ những người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thế hệ trước sang nước khác định cư, khi giá đất tăng cao đã có không ít những hoạt động kiện đòi lại đất mà trước đây họ đã từng sử dụng ở diện tích đất đó. Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất qua việc một bộ phận người dân đi lên vùng núi phía bắc khai hoang đất đai sau chiến tranh cũng có thể dẫn đến tranh chấp đất đai. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất gồm: Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Đây là các quyền năng được nhắc tới trong Điều 167 Luật Đất đai 2013. Theo đó, khi các chủ thể thực hiện các quyền năng được quy định tại điều luật hoàn toàn có thể ấn chứa những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Ví dụ, A có một phần diện tích đất, A muốn thực hiện các quyền năng mà pháp luật cho phép đó là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng trong quá trình thực hiện chuyển nhượng sử dụng đất, A không thực hiện đến cùng quan hệ chuyển nhượng đó dẫn tới sự tranh chấp trong quá trình thực hiện những quan hệ sử dụng đất đó. Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đây là dạng tranh chấp thường xuyên diễn ra trong thời gian qua giữa người sử dụng đất với những cơ quan công quyền, với những người thực hiện thu hồi đất, với chủ đầu tư dẫn đến sự chống đối từ phía người dân khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất gồm: Tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với đất trồng cao su, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư...trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp đường đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản suất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình cũng rất phổ biến. Các tranh chấp còn liên quan đến những vùng đất bãi ven sông, ven biển có khả năng khai thác các nguồn thủy lợi, thủy sản xảy ra ở nhiều địa phương. Đất giao cho các đơn vị quân đội, công an sử dụng, bởi quản lý lỏng lẻo, để hoang hóa, bị lấn chiếm hoặc sử dụng không đúng mục đích. Xét về nguồn gốc lâu đời thì đất này là của dân, khi giải phóng miền Nam, các đơn vị bộ đội, công an tiếp quản các cơ sở từ chế độ cũ, nay thấy sử dụng thiếu hiệu quả, nhiều diện tích sử dụng đất không đúng mục đích, để lấn chiếm nên người dân đòi lại. II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI XẢY RA TRÊN THỰC TẾ THỜI GIAN QUA 1. Nguyên nhân khách quan Tranh chấp đất đai ở nước ta phát sinh có nguồn gốc sâu xa do lịch sử để lại. Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân. Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai tương đối ổn định. Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tình hình sử dụng đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1975, Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng hàng loạt các lâm trường, nông trường, trang trại. Những tổ chức đó bao chiếm quá nhiều diện tích đất nhưng sử dụng lại kém hiệu quả. Đặc biệt, qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào các năm 1977 – 1978 và năm 1982 1983, với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân, “cào bằng” đã dẫn tới những xáo trộn về ruộng đất, về ranh giới, số lượng và mục đích sử dụng đất đai. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi cơ chế quản lý làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Điều này đã tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn định của họ. 2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, về cơ chế quản lý đất đai. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng, nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm. Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành, dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm, non kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Điều này góp phần làm xuất hiện nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết. Cụ thể: Hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định quyền sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở những vùng mà quan hệ đất đai phức tạp và có nhiều biến động. Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để lại. Hơn nữa, việc giao đất lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc. Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử dụng đất không hợp lý khó bị phát hiện. Khi phát hiện thì lại không được xử lý kịp thời. Một số nơi ban hành văn bản pháp lý đất đai không rõ ràng, hoặc chủ trương sai lầm của một số cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước có chủ trương “trả lại đất cũ” dẫn đến việc khiếu kiện đòi lại đất ngày càng nhiều. Thứ hai, về công tác cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai. Một bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai đã thực hiện không tốt nhiệm vụ được giao, lạm dụng chức quyền, thực hiện những âm mưu đen tối, gây mất ổn định xã hội. Lợi dụng chủ trương điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất theo cơ chế mới, một số cán bộ, đảng viên lợi dụng sơ hở trong các chế độ, chính sách đất đai của Nhà nước và dựa vào chức quyền để chiếm dụng đất đai trái phép, gây bất bình trong nhân dân. Đặc biệt, ở những nơi nội bộ mất đoàn kết thì lại lấy vấn đề đất đai làm phương tiện để đấu tranh với nhau, một số phần tử xấu lợi dụng cơ hội này để chiếm đất đai hoặc kích động gây chia rẽ nội bộ và gây mất ổn định về tình hình chính trị xã hội, làm mất uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền. Thứ ba, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nơi còn hữu khuynh, mất cảnh giác. Chẳng những hồ sơ đất đai không đầy đủ, mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chưa chặt chẽ, kẻ xấu có điều kiện để hoạt động dễ dàng. Thứ tư, về đường lối chính sách, pháp luật về đất đai. Chính sách đất đai, chính sách khác có liên quan đến đất đai chưa đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng các chính sách đất đai còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Người có khả năng sản xuất nông nghiệp thiếu ruộng đất, người có ruộng lại không có khả năng hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa, sử dụng đất kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc Nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa giới hành chính không rõ ràng làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và gay gắt hơn. Thứ năm, về công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có những nguyên nhân đặc thù và việc tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, và phong tục tập quán của từng địa phương để xây dựng được những giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết có hiệu quả từng vụ tranh chấp. Song trên thực tế khía cạnh này chưa được các cơ quan nhà nước chú trọng, xem xét III. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HIỆN NAY Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, quan hệ pháp luật đất đai đã trở nên đa dạng, phức tạp kéo theo các tranh chấp đất đai phát sinh cũng đa dạng, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định mà thực tế đã đặt ra. Muốn đáp ứng được các yêu cầu đó, thì việc giải quyết tranh chấp đất đai phải quán triệt các nguyên tắc sau đây: 1. Nguyên tắc đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện chủ sở hữu Điều 53 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013 tại khoản 5 Điều 26 đã quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều đó khẳng định toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ là những người được Nhà nước giao đất cho sử dụng chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai. Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện; bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước; bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân ta đã giành được. 2. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân Luật Đất đai 2013 ra đời với việc thừa nhận tám quyền năng của người sử dụng đất (tại Điều 167) đã khẳng định tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Do đó, việc tôn trọng các quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc quan trọng của Luật Đất đai. Thực tế đã chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì việc sử dụng đất không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai. Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật. Do vậy, hòa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai quan trọng và đạt hiệu quả nhất. 3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Do ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp đất đai đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích bình ổn các quan hệ xã hội. Chú ý đảm bảo quá trình sản xuất của người dân, tránh làm ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất chung. Đồng thời cải thiện và bố trí, sắp xếp lại cơ cấu sản xuất hàng hóa theo chủ trương của Đảng: “Ai giỏi nghề gì, làm nghề ấy”. 4. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo dài, làm ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của người dân. IV. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN THỰC TẾ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1. Kết quả đạt được trong việc thực thi các nguyên tắc Thứ nhất, nguyên tắc sở hữu toàn dân về đất đai, bảo đảm sở hữu toàn dân về đất đai đã tạo ra cơ chế để người lao động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và bình đẳng hơn. Đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, việc hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt đã và đang góp phần tăng hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận trong thời gian qua. Thứ ba, việc thực thi các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về đất đai đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, tạo ra môi trường hòa bình giúp xã hội, đất nước phát triển nhất là trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay. 2. Hạn chế, tồn tại trong việc thực thi các nguyên tắc Bên cạnh những mặt tích cực, việc áp dụng các nguyên tắc về giải quyết tranh chấp đất đai thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau đây: Thứ nhất, các thành viên trong tổ hòa giải cho đến các cán bộ chuyên môn giải quyết tranh chấp đất đai hầu hết là kiêm nhiệm, ít nghiệp vụ chuyên sâu về pháp luật đất đai nên khi thực thi việc hòa giải đôi khi còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đất đai. Thứ hai, ở nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy; chất lượng giải quyết các vụ tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm một lần gây nên những mâu thuẫn, ảnh hưởng đến ổn định chính tri, kinh tế, xã hội. Thứ ba, vẫn còn một phận cán bộ, công chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khiếu nại, tranh chấp về đất đai, đi ngược lại với nguyên tắc đảm bảo lợi ích của người sử đất. Thứ tư, công tác tham mưu, tiếp nhận đơn, thư giải quyết tranh chấp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền còn chậm, chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao; tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại, tranh chấp hoặc giải quyết đơn không đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật xảy ra còn nhiều như không ban hành quyết định về việc thụ lý đơn yêu cầu mà ban hành công văn, thông báo để trả lời nên công dân tiếp tục tiếp kiện hoặc khiếu nại. Điều này đã đi ngược lại nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, gây tốn thời gian, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân.

Trang 1

“Hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian

qua và cho biết nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó? Hãy phân tích cácnguyên tắc chung khi giải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay và đánh giá việcthực thi các nguyên tắc đó trên thực tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.”

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ NHỮNG DẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐIỂN HÌNH XẢY RA TRONG THỜI GIAN QUA 1

1 Tranh chấp đất đai là gì? 1

2 Đặc điểm của tranh chấp đất đai 2

3 Những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua 2

II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI XẢY RA TRÊN THỰC TẾ THỜI GIAN QUA 4

1 Nguyên nhân khách quan 4

2 Nguyên nhân chủ quan 5

III CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HIỆN NAY 7

1 Nguyên tắc đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện chủ sở hữu 7

2 Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân 7

3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội 8

4 Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa 8

IV ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN THỰC TẾ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 8

1 Kết quả đạt được trong việc thực thi các nguyên tắc 8

2 Hạn chế, tồn tại trong việc thực thi các nguyên tắc 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đất đai là một loại tài nguyên quý giá đối với con người và sự phát triển của xã hội Đặc biệt hơn, đối với mỗi người thì quyền sở hữu đất là một tài sản mang ý nghĩa to lớn Có những người trong xã hội phải cố gắng phấn đấu nhiều năm thậm chí gần như cả cuộc đời mình cũng chỉ để mong có một mảnh đất an cư lạc nghiệp Như vậy có thể thấy đất đai có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống Giá trị của đất đai càng lớn kéo theo đó là một hệ quả tất yếu của các hành vi vi phạm quy định về đất đai, tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và mức độ phức tạp ngày càng tăng

cao Trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin làm rõ đề số 3: “Hãy chỉ ra những

dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua và cho biếtnguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó? Hãy phân tích các nguyên tắc chung khigiải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay và đánh giá việc thực thi các nguyên tắcđó trên thực tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giảiquyết tranh chấp đất đai”.

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ NHỮNG DẠNGTRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐIỂN HÌNH XẢY RA TRONG THỜI GIAN QUA1 Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là

tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trongquan hệ đất đai” Ở đây, chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không

phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất, vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 53 Hiến

pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sửdụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Vì vậy, tranh chấp đất

đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng đất.

Trang 4

2 Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và

những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp.

Thứ hai, các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý, sử dụng đất không

có quyền sở hữu đối với đất đai.

Thứ ba, tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể

nên không chỉ ảnh hưởng lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

3 Những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian qua

Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có một số dạng chủ yếu sau đây:

*Tranh chấp về quyền sử dụng đất, bao gồm:

- Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau Trong thực tiễn luôn luôn có thể ẩn chứa câu chuyện tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề với nhau mà các chủ thể sử dụng Chẳng hạn, hôm nay A đang sử dụng diện tích đất nhưng ngày mai A xây nhà ở trên phần diện tích đất ở đó nếu được gọi là đúng mục đích sử dụng đất Trong quá trình sử dụng A có thể làm lấn vô tình hoặc cố ý sang phần diện tích đất khác dẫn đến câu chuyện về tranh chấp đất ranh giới giữa các chủ thể Ở những vùng nông thôn, việc tranh chấp về ranh giới này có thể rất dễ dàng nảy sinh bởi giữa những thửa đất thường ngăn cách với nhau bằng các bờ rào Ngày tháng qua đi, giá đất ngày càng tăng cao, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh dẫn tới việc xây dựng các tường rào ngăn cách thay cho các bờ rào là các bụi mây, rặng tre nên việc xác định ranh giới này không dễ dàng gây ra các tranh chấp về đất đai.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng Khi quan hệ thừa kế, ly hôn phát sinh dẫn đến việc

Trang 5

xác định tài sản, di sản thừa kế cho những đối tượng nào Câu chuyện ly hôn dẫn đến việc phân chia những quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giữa hai vợ chồng Các quan hệ đó đều có thể dẫn đến những tranh chấp về đất đai.

- Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác Trong những năm tháng chiến tranh, không ít những người sử dụng đất do chiến tranh phải di cư đến nơi khác, bỏ lại phần đất trước đây ông cha đang khai thác sử dụng, thậm chí những phần diện tích đất sử dụng đã được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó Sau khi chiến tranh kết thúc, một bộ phận không nhỏ những người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thế hệ trước sang nước khác định cư, khi giá đất tăng cao đã có không ít những hoạt động kiện đòi lại đất mà trước đây họ đã từng sử dụng ở diện tích đất đó.

- Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất qua việc một bộ phận người dân đi lên vùng núi phía bắc khai hoang đất đai sau chiến tranh cũng có thể dẫn đến tranh chấp đất đai.

*Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất gồm:

- Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất Đây là các quyền năng được nhắc tới trong Điều 167 Luật Đất đai 2013 Theo đó, khi các chủ thể thực hiện các quyền năng được quy định tại điều luật hoàn toàn có thể ấn chứa những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Ví dụ, A có một phần diện tích đất, A muốn thực hiện các quyền năng mà pháp luật cho phép đó là chuyển nhượng quyền sử dụng đất Nhưng trong quá trình thực hiện chuyển nhượng sử dụng đất, A không thực hiện đến cùng quan hệ chuyển nhượng đó dẫn tới sự tranh chấp trong quá trình thực hiện những quan hệ sử dụng đất đó.

- Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Đây là dạng tranh chấp thường xuyên diễn ra trong thời gian qua giữa người sử dụng đất với

Trang 6

những cơ quan công quyền, với những người thực hiện thu hồi đất, với chủ đầu tư dẫn đến sự chống đối từ phía người dân khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi.

*Tranh chấp về mục đích sử dụng đất gồm:

- Tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với đất trồng cao su, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

- Tranh chấp đường đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản suất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình cũng rất phổ biến Các tranh chấp còn liên quan đến những vùng đất bãi ven sông, ven biển có khả năng khai thác các nguồn thủy lợi, thủy sản xảy ra ở nhiều địa phương.

- Đất giao cho các đơn vị quân đội, công an sử dụng, bởi quản lý lỏng lẻo, để hoang hóa, bị lấn chiếm hoặc sử dụng không đúng mục đích Xét về nguồn gốc lâu đời thì đất này là của dân, khi giải phóng miền Nam, các đơn vị bộ đội, công an tiếp quản các cơ sở từ chế độ cũ, nay thấy sử dụng thiếu hiệu quả, nhiều diện tích sử dụng đất không đúng mục đích, để lấn chiếm nên người dân đòi lại.

II NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI XẢY RA TRÊNTHỰC TẾ THỜI GIAN QUA

1 Nguyên nhân khách quan

Tranh chấp đất đai ở nước ta phát sinh có nguồn gốc sâu xa do lịch sử để lại Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai tương đối ổn định Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tình hình sử dụng đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn.

Sau khi thống nhất đất nước, năm 1975, Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng hàng loạt các lâm trường, nông trường, trang trại Những tổ chức đó bao chiếm quá nhiều diện tích đất nhưng sử dụng lại kém hiệu quả Đặc biệt, qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào các năm 1977 – 1978 và năm 1982- 1983,

Trang 7

với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân, “cào bằng” đã dẫn tới những xáo trộn về ruộng đất, về ranh giới, số lượng và mục đích sử dụng đất đai.

Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi cơ chế quản lý làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị Điều này đã tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn định của họ.

2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về cơ chế quản lý đất đai Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà

nước về đất đai còn bị buông lỏng, nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành, dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm, non kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai Điều này góp phần làm xuất hiện nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết Cụ thể: - Hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định quyền sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở những vùng mà quan hệ đất đai phức tạp và có nhiều biến động Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để lại Hơn nữa, việc giao đất lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc.

- Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử dụng đất không hợp lý khó bị phát hiện Khi phát hiện thì lại không được xử lý kịp thời

- Một số nơi ban hành văn bản pháp lý đất đai không rõ ràng, hoặc chủ trương sai lầm của một số cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước có chủ trương “trả lại đất cũ” dẫn đến việc khiếu kiện đòi lại đất ngày càng nhiều.

Trang 8

Thứ hai, về công tác cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đấtđai Một bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai đã thực hiện

không tốt nhiệm vụ được giao, lạm dụng chức quyền, thực hiện những âm mưu đen tối, gây mất ổn định xã hội Lợi dụng chủ trương điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất theo cơ chế mới, một số cán bộ, đảng viên lợi dụng sơ hở trong các chế độ, chính sách đất đai của Nhà nước và dựa vào chức quyền để chiếm dụng đất đai trái phép, gây bất bình trong nhân dân Đặc biệt, ở những nơi nội bộ mất đoàn kết thì lại lấy vấn đề đất đai làm phương tiện để đấu tranh với nhau, một số phần tử xấu lợi dụng cơ hội này để chiếm đất đai hoặc kích động gây chia rẽ nội bộ và gây mất ổn định về tình hình chính trị - xã hội, làm mất uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền.

Thứ ba, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết

tranh chấp đất đai ở nhiều nơi còn hữu khuynh, mất cảnh giác Chẳng những hồ sơ đất đai không đầy đủ, mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chưa chặt chẽ, kẻ xấu có điều kiện để hoạt động dễ dàng

Thứ tư, về đường lối chính sách, pháp luật về đất đai Chính sách đất đai, chính

sách khác có liên quan đến đất đai chưa đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động Thực tế áp dụng các chính sách đất đai còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Người có khả năng sản xuất nông nghiệp thiếu ruộng đất, người có ruộng lại không có khả năng hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa, sử dụng đất kém hiệu quả Bên cạnh đó, việc Nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa giới hành chính không rõ ràng làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và gay gắt hơn.

Thứ năm, về công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật Công tác

tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có những nguyên nhân đặc thù và việc tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, và phong tục tập quán của từng địa phương để xây dựng được

Trang 9

những giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết có hiệu quả từng vụ tranh chấp Song trên thực tế khía cạnh này chưa được các cơ quan nhà nước chú trọng, xem xét

III CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤTĐAI HIỆN NAY

Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, quan hệ pháp luật đất đai đã trở nên đa dạng, phức tạp kéo theo các tranh chấp đất đai phát sinh cũng đa dạng, phức tạp và gay gắt Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định mà thực tế đã đặt ra Muốn đáp ứng được các yêu cầu đó, thì việc giải quyết tranh chấp đất đai phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:

1 Nguyên tắc đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vaitrò là người đại diện chủ sở hữu

Điều 53 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên

khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tàisản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcđại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Luật Đất đai

2013 tại khoản 5 Điều 26 đã quy định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất

đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trìnhthực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủCách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam” Điều đó khẳng định toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều

thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ là những người được Nhà nước giao đất cho sử dụng chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai Do đó, đối tượng của mọi tranh chấp đất đai phát sinh chỉ là quyền quản lý và quyền sử dụng đất chứ không phải là quyền sở hữu đối với đất đai Vì vậy, khi giải quyết các tranh chấp đất đai, phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện; bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của Nhà nước; bảo vệ thành quả cách mạng về đất đai mà nhân dân ta đã giành được.

Trang 10

2 Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế,khuyến khích việc tự thương lượng, tự hòa giải trong nội bộ nhân dân

Luật Đất đai 2013 ra đời với việc thừa nhận tám quyền năng của người sử dụng đất (tại Điều 167) đã khẳng định tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai Do đó, việc tôn trọng các quyền của người sử dụng đất và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa các quyền đó là nguyên tắc quan trọng của Luật Đất đai Thực tế đã chứng minh rằng, nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo, thì việc sử dụng đất không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao Đó cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật Do vậy, hòa giải trở thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai quan trọng và đạt hiệu quả nhất.

3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tìnhhình chính trị, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp đất đai đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích bình ổn các quan hệ xã hội Chú ý đảm bảo quá trình sản xuất của người dân, tránh làm ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất chung Đồng thời cải thiện và bố trí, sắp xếp lại cơ cấu sản xuất hàng hóa theo chủ trương của Đảng: “Ai giỏi nghề gì, làm nghề ấy”.

4 Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa

Khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định Phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai, tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo dài, làm ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của người dân.

IV ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN THỰC TẾ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ

Ngày đăng: 06/04/2024, 16:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan