Tình huống thảo luận kinh doanh quốc tế

14 0 0
Tình huống thảo luận kinh doanh quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Starbucks gặp trở ngại lớn khi đầu tư vào Trung Quốc vì đặc tính của khách hàng đại lục khác xa so với người phương Tây. Trước đây, Starbucks đã công bố kế hoạch đến năm 2015 sẽ tăng gấp ba số lượng nhân viên và các cửa hàng ở Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc có gần 500 quán cà phê, với 10.000 nhân viên làm việc. Giám đốc điều hành Howard Schultz đã từng mong đợi Trung Quốc sẽ vượt qua Canada thị trường lớn thứ hai của Starbucks vào năm 2014, và một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có thể trở thành đối thủ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng này của Starbucks đang vấp phải trở ngại lớn do sức mua tại đại lục rất thấp. Tình hình kinh doanh cho thấy, doanh số bán hàng tại Trung Quốc thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ và các nước khác. Trở ngại cho sự phát triển của chuỗi cửa hàng cà phê ở Trung Quốc không chỉ là mức thu nhập thấp, mà còn có cả yếu tố là trên thực tế, Trung Quốc là đất nước có truyền thống uống trà từ rất lâu đời. Ngoài ra, đối với nhiều người, giá cả tại Starbucks là quá cao. Các chuyên gia nhận xét, khách hàng Trung Quốc đôi khi còn đem theo thức ăn vào tiệm, họ thường chỉ ngồi trong quán cà phê và không mua bất cứ thứ gì. Trong khi Starbucks tại Trung Quốc nhận được ít hơn 5% doanh thu, lợi nhuận các cửa hàng của họ tại đây đạt 22%, cao hơn so với ở Mỹ, do sức lao động rẻ hơn và khả năng tiết kiệm nhiều chi phí khác. Để khắc phục vấn đề về doanh thu, Starbucks đã cố gắng xây dựng hình ảnh một dịch vụ cà phê biểu hiện địa vị và thành công trong cuộc sống, nhắm vào tầng lớp trung lưu đang lên tại đây. Dịch vụ của Starbucks có thể được đặt ngang hàng với dịch vụ của nhiều khách sạn 5 sao.

Trang 1

Một số tình huống thảo luận học phần Kinh doanh quốc tế

(Đào tạo Thạc sĩ)

Chủ đề 1: Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tếTình huống 1:

Starbucks và những trở ngại văn hóa tại Trung Quốc

Starbucks gặp trở ngại lớn khi đầu tư vào Trung Quốc vì đặc tính của khách hàng đại lục khác xa so với người phương Tây.

Trước đây, Starbucks đã công bố kế hoạch đến năm 2015 sẽ tăng gấp ba số lượng nhân viên và các cửa hàng ở Trung Quốc Hiện nay ở Trung Quốc có gần 500 quán cà phê, với 10.000 nhân viên làm việc.

Giám đốc điều hành Howard Schultz đã từng mong đợi Trung Quốc sẽ vượt qua Canada - thị trường lớn thứ hai của Starbucks vào năm 2014, và một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có thể trở thành đối thủ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng này của Starbucks đang vấp phải trở ngại lớn do sức mua tại đại lục rất thấp Tình hình kinh doanh cho thấy, doanh số bán hàng tại Trung Quốc thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ và các nước khác.

Trở ngại cho sự phát triển của chuỗi cửa hàng cà phê ở Trung Quốc không chỉ là mức thu nhập thấp, mà còn có cả yếu tố là trên thực tế, Trung Quốc là đất nước có truyền thống uống trà từ rất lâu đời.

Ngoài ra, đối với nhiều người, giá cả tại Starbucks là quá cao Các chuyên gia nhận xét, khách hàng Trung Quốc đôi khi còn đem theo thức ăn vào tiệm, họ thường chỉ ngồi trong quán cà phê và không mua bất cứ thứ gì.

Trong khi Starbucks tại Trung Quốc nhận được ít hơn 5% doanh thu, lợi nhuận các cửa hàng của họ tại đây đạt 22%, cao hơn so với ở Mỹ, do sức lao động rẻ hơn và khả năng tiết kiệm nhiều chi phí khác.

Để khắc phục vấn đề về doanh thu, Starbucks đã cố gắng xây dựng hình ảnh một dịch vụ cà phê biểu hiện địa vị và thành công trong cuộc sống, nhắm vào tầng lớp trung

Trang 2

lưu đang lên tại đây Dịch vụ của Starbucks có thể được đặt ngang hàng với dịch vụ của nhiều khách sạn 5 sao.

Thậm chí, một ly cà phê bán tại Trung Quốc có giá đắt hơn so với ở Mỹ Chiến lược giá cao cho các sản phẩm đặc biệt của Starbucks đã giúp cho lợi nhuận ở Trung Quốc nhiều hơn lợi nhuận ở Mỹ, mặc dù doanh thu ở đây vẫn thấp hơn.

Tại châu Á, lợi nhuận hoạt động của Starbucks là 34,6% cho năm 2011, cao hơn khá nhiều so với 21,8% ở Mỹ Chiến lược giá này của Starbucks cho phép hãng liên tục đưa ra những sản phẩm đặc biệt đem lại lợi nhuận cao để bù đắp cho chi phí nguyên liệu tăng cao.

Câu hỏi thảo luận:

1 Sự khác biệt về văn hóa có những tác động gì đến hoạt động kinh doanh của Stabucks tại thị trường Trung Quốc?

2 Liên hệ bài học với Việt Nam về việc kinh doanh cà phê Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc?

Tình huống 2:

Quyền lực mềm vươn ra thế giới của Trung Nguyên

Ông chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên đưa ra khái niệm “Quyền lực mềm”, thứ quyền lực cho phép các doanh nghiệp nước ta không mạnh về tài chính và công nghệ vươn ra thị trường thế giới, nó có khả năng xuyên thủng hàng rào kỹ thuật ở các nước bảo hộ mậu dịch Tại Hội nghị toàn quốc năm 2000, Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của thương hiệu cà phê Trung Nguyên đưa ra khái niệm “Quyền lực mềm” Thứ quyền lực cho phép doanh nghiệp nước ta không mạnh về tài chính và công nghệ vươn ra thị trường thế giới, nó có khả năng xuyên thủng hàng rào kỹ thuật ở các nước bảo hộ mậu dịch Mọi người trong Hội trường vỗ tay rầm rầm nhưng… không tranh luận, vì khái niệm mới quá, lại không có thực tiễn minh chứng, nên chỉ coi đây là ý tưởng khơi gợi Sau này, khi Trung Nguyên đã bám rễ tại Nhật, Mỹ, Nga…mọi người dần hiểu ra, thứ quyền lực mềm ấy chính là văn hóa.

Trang 3

Ngoài các yếu tố kỹ thuật của franchising như tính nhất quán, sự chuẩn hóa đồng bộ trên các mặt: sản phẩm, dịch vụ, bài trí cửa hàng, thì sự thành công của Trung Nguyên được nâng đỡ bởi đặc trưng văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt Nam Khi cửa hàng của Trung Nguyên được mở tại Trung tâm Shopping Liang Court nổi tiếng của đảo quốc Singapore, trong suốt tuần lễ đầu tiên, ngày nào cũng có hàng chục người xếp hàng chờ đợi thưởng thức hương vị cà phê đậm đặc và cách uống cà phê đặc biệt của người Việt Nam Ý kiến sau đây của ông Rom Lawton, một doanh nhân Mỹ làm ăn ở Singapore, có thể giải thích vì sao có nhiều người nước ngoài lại quan tâm đến cà phê Trung Nguyên như vậy: “Tôi nghe nói nhiều về cách uống cà phê bằng phin của người Việt, nhưng giờ mới được thưởng thức”.

Nổi tiếng là người đi nhiều, ông chủ thương hiệu Trung Nguyên luôn tự hỏi, vì sao có những thương hiệu chết yểu ngay từ trứng nước, một số lại phổ cập khắp nơi? Nếu Cocacola chỉ có hạt ca cao và bí quyết pha chế riêng cũng chẳng thể bành trướng khắp các châu lục Môi trường sống của của Coca là lối sống công nghiệp, là thức ăn nhanh gồm bánh budding, pizza, khoai tây chiên…Cà phê phin của Trung Nguyên cũng cần có môi trường sống của nó.

Những cửa hàng của Trung Nguyên dù ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Á hay Đông Nam Á đều có chung một “không gian trải nghiệm cà phê” – theo cách gọi của Đặng Lê Nguyên Vũ, với các khu liên hoàn, cơ hữu: Khu thưởng thức cà phê, khu trưng bày quy trình lựa chọn thủ công và rang xay cà phê cùng các vật dụng pha chế; khu bán lẻ các loại cà phê cao cấp Kể từ khi mở 2 quán cà phê ở Singapore, Trung Nguyên bắt đầu có thêm một khu trưng bày các món ăn Việt Nam Nếu Coca, Pepsi được nâng đỡ bởi budding, pizza, khoai tây chiên thì cà phê Trung Nguyên được chắp cánh cùng với những món ăn dân dã 3 miền nem Bắc Bộ, cá kho tộ Nam Bộ, các loại gỏi Trung Bộ Theo ông chủ Trung Nguyên, hàng hóa Việt Nam không thể đi theo hướng chất lượng Nhật Bản, hướng thời trang Hàn Quốc, cũng không nên đi theo hướng giá rẻ như Trung Quốc mà nên thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua con đường văn hóa Đó là lý do vì sao mỗi một quán cà phê Trung Nguyên mở ra, được biết đến như là một nơi “tôn vinh cà phê” Ở đó màu nâu được thăng hoa thành yếu tố chủ đạo; những hoa văn trên biển hiệu; khoảng sân

Trang 4

vuông và khung kính vuông được bài trí mang dấu ấn rất riêng của vùng đất đỏ Bazan Buôn Ma Thuột Ông Ang Gee Beng, Giám đốc phát triển kinh doanh của Trung Nguyên franchising nói rằng” Cà phê Trung Nguyên không chỉ là sản phẩm cà phê mà còn tràn ngập tinh thần cà phê”.

Câu hỏi thảo luận:

1 Nét văn hóa Trung Nguyên có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của công ty ở thị trường quốc tế?

2 Trung Nguyên đã sử dụng hình thức kinh doanh gì khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài? Quan điểm của bạn về vấn đề này?

3 Phương pháp mà Trung Nguyên sử dụng để tiêu chuẩn hóa sản phẩm trên toàn thế giới là gì? Điều đó có liên quan gì đến văn hóa kinh doanh của Trung Nguyên hay không?

Chủ đề 2: Sự ảnh hưởng của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tới các doanhnghiệp Việt Nam

Tình huống 1:

Bán lẻ trong nước nước trước sức ép hội nhập

Chỉ trong thời gian ngắn, các tập đoàn bán lẻ thế giới đã liên tiếp "tấn công" vào thị trường bán lẻ Việt Nam Với sức cạnh tranh yếu, nhiều doanh nghiệp (DN) nội đã phải chấp nhận thoái vốn, hay tự "bán mình" bằng các liên doanh liên kết để tồn tại Nguy cơ DN nội dần mất vị thế và bị loại khỏi cuộc chơi đang ngày càng hiện hữu.

Với việc tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan mua lại hệ thống Metro Việt Nam, nhiều DN bán lẻ nội không khỏi lo ngại trước làn sóng cạnh tranh ngày càng khốc liệt đang diễn ra trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam, sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart, cho rằng khi BJC chính thức sở hữu Metro chính là sự cảnh báo cho các nhà sản xuất và bán lẻ của Việt Nam Cũng bởi, thông qua 19 điểm bán của Metro, BJC sẽ đưa hàng Thái Lan, vốn đã đang "làm mưa làm gió", thâm nhập mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường Việt Nam "Chúng tôi đã cố gắng ưu tiên hàng nội địa khi có đến 90% các sản

Trang 5

phẩm được đưa vào các điểm bán, song chủ yếu là hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam, các làng nghề và vùng nông thôn Còn phần lớn hàng tiêu dùng, điển hình như đồ nhựa chúng tôi cũng ưu tiên đưa hàng Thái Lan vào vì đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Nếu các DN sản xuất hàng Việt Nam mà không xem lại, chú trọng chất lượng sản phẩm, giá cả, thiết kế bao bì, chất lượng hấp dẫn, bắt mắt… thì sẽ bị đẩy lùi", bà Hậu nói.

Sự cạnh tranh ngày càng cam go và không cân sức với các đại gia ngoại cũng đang tạo sức ép ngày càng lớn cho các DN nội Cũng bởi, với xu thế hội nhập đang diễn ra, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ thâm nhập vào thị trường ngày càng mạnh mẽ bằng việc mua lại cổ phần hoặc tỷ lệ vốn của chính các DN trong nước Thực tế với Fivimart, bà Hậu chia sẻ mặc dù đã cố gắng nâng cao sức cạnh tranh, song trước sức ép lớn từ các hãng ngoại, Fivimart hay nhiều DN nội khác sẽ không đủ sức để tồn tại, nên việc phải chấp nhận "kết hôn" với nhà bán lẻ nước nước ngoài là điều tất yếu sẽ diễn ra Được biết, hiện cũng có một số DN ngoại "nhòm ngó" và bài toán liên doanh liên kết cũng đang được DN này tính đến.

Cùng lo ngại trên, ông Nguyễn Thường Lạng, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, cho rằng câu chuyện BJC mua lại Metro chính là minh chứng điển hình cho việc các nhà bán lẻ nước ngoài đang đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường Việt Nam để đón đầu các cơ hội từ hội nhập, mà cụ thể là việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean trong năm 2015.

Hội thảo "Phát triển Hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập quốc tế và chuẩn bị hình thành Cộng đồng Kinh tế Asean" do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội tổ chức ngày 19/8 đã chỉ ra, thị trường bán lẻ đang diễn ra một cuộc cạnh tranh không cân sức khi các hãng bán lẻ nước ngoài đang "đổ bộ" vào Việt Nam ngày càng nhiều, với tiềm lực mạnh và sức ảnh hưởng lớn đến thị trường Trong khi đó, DN bán lẻ trong nước cùng hệ thống phân phối nội địa lại đang bộc lộ nhiều điểm yếu và bất cập, chưa biết cách khai thác tiềm năng của thị trường.

Câu hỏi thảo luận:

1 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng như thế nào đối với DN bán lẻ trong nước?

Trang 6

2 Trình bày các giải pháp giúp giảm sức ép và tiến tới khẳng định vị thế cho các DN bán lẻ của Việt Nam trên chính thị trường trong nước?

Chủ đề 3: Chính sách tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lợi nhuận, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp

Tình huống 1:

Thu hút đầu tư nước ngoài

Việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế cùng với các xu hướng mới của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới đang đặt ra yêu cầu Việt Nam phải đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư Vấn đề đổi mới phải đảm bảo được yêu cầu hàng đầu là cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng hơn và gia tăng kiểm soát an toàn vĩ mô của Nhà nước…

Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng đột biến, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Năm 2007, lượng vốn FDI đăng ký đạt 21,348 tỷ USD, tăng gần 80% so với năm 2006 (năm 2006 đạt 12,044 tỷ USD), và đạt mức kỷ lục gần 72 tỷ USD vào năm 2008 Tuy nhiên, sau đó lượng FDI lại liên tục giảm: năm 2009 đạt 23,107 tỷ USD; 2010 đạt 19,764 tỷ USD; 2011 đạt 14,696 tỷ USD; năm 2012 đạt 16,3 tỷ USD; năm 2013 đạt 21,6 tỷ USD.

Những kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định môi trường kinh doanh Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể trong những năm qua Tuy nhiên, trước bối cảnh sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút đầu tư giữa các quốc gia, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn Những chính sách này có thể được chia làm 3 loại: (i) Chính sách thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài; (ii) Chính sách nâng cấp chất lượng, hiệu quả các dự án FDI; (iii) Chính sách khuyến khích các mối quan hệ, liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia với DN trong nước, giữa các DN đầu tư nước ngoài với nhau.

Trang 7

Câu hỏi thảo luận:

1 Chính sách tài chính quốc tế ảnh hưởng như thế nào tới việc thu hút các nguồn lực từ đầu tư nước ngoài?

2 Trình bày những giải pháp của em để giúp Việt Nam trở thành môi trường kinh doanh hấp dẫn.

Chủ đề 4: Cạnh tranh quốc tế khi Việt Nam ra nhập WTOTình huống 1:

Ngành du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa kết nạp Việt Nam vào WTO Trong xu thế chung, du lịch Việt Nam đã có nhiều cố gắng chủ động hội nhập quốc tế, việc tổ chức thành công hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC 2006 vừa qua là một minh chứng Tuy nhiên, ngành du lịch bước vào một sân chơi mới với những luật lệ cạnh tranh quốc tế quyết liệt và gay gắt hơn

Những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Ðảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các ban, ngành liên quan và nỗ lực tự thân của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập vào quá trình phát triển của du lịch thế giới Vị thế du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chúng ta đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, riêng trong 5 năm qua là 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được hơn 190 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD.

Hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, gia tăng số lượng phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh Những yếu tố đó dẫn đến việc lượng du khách đến nước ta ngày càng đông và đạt 3,43 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2005.

Chúng ta cũng đã hoàn thành và đưa vào triển khai Luật Du lịch và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh

Trang 8

doanh du lịch Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lượng kinh doanh du lịch nước ta cũng đã phát triển, thích nghi dần với cơ chế mới.

Các doanh nghiệp du lịch Nhà nước cũng đang được cổ phần hóa và sắp xếp lại theo hướng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, Công ty mẹ - công ty con để từng bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế Du lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, ký 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ với các nước trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác hành lang Ðông - Tây, hợp tác du lịch sông Mê Công - sông Hằng, v.v và vừa qua du lịch nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006 được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.

Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.

Lượng vốn này đã đạt tới 2,2 tỷ USD trong tổng vốn 5,15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong chín tháng qua Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền

Trang 9

du lịch phát triển; giúp đào tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế Sự rỡ bỏ những rào cản còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Câu hỏi thảo luận:

1 Sức ép cạnh tranh của du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO là gì?

2 Trình bày các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế?

Chủ đề 5: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngược lạiTình huống 1:

Đầu tư nước ngoài của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Gây chú ý nhất trong thời gian gần đây là kế hoạch xuất ngoại làm ăn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) Tổng vốn đầu tư nước ngoài của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) tại Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar lên đến 1,3 tỷ USD

Bầu Đức chính thức đầu tư vào Lào từ năm 2007 ở bốn lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường Hiện nay, Lào là thị trường thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của Hoàng Anh Gia Lai với tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD

Sau Lào, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục mở rộng sang thị trường Campuchia năm 2008 Tập đoàn này có khoảng 15.000 héc ta đất rừng ở miền đông Campuchia, chủ yếu dùng để phát triển cây cao su Ngoài ra, còn có hai mỏ sắt, nằm tại tỉnh Ratanakiri, cách nhau khoảng 20 km và cách biên giới Việt Nam khoảng 40 km Tổng số vốn mà Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào Campuchia khoảng 100 triệu USD

Thái Lan là thị trường thứ ba mà bầu Đức ngấp nghé Năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép cho Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh trực thuộc Hoàng Anh Gia Lai đầu tư ra nước ngoài theo hình thức liên doanh (Hoàng Anh Gia Lai Bangkok Co Ltd) để xây dựng, mua bán căn hộ tại Thái Lan Dự án khởi

Trang 10

công từ tháng 9/2009, tổng vốn đầu tư là 20,4 triệu USD, trên diện tích đất hơn 5000 m2, dự án HAGL Bangkok có khoảng 140 căn hộ

Đến năm 2012, Hoàng Anh Gia Lai chính thức xâm nhập thị trường Myanmar sau nhiều năm thăm dò khảo sát và chuẩn bị pháp lý Tập đoàn này đầu tư 300 triệu USD xây dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre Đây là khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp tại cố đô Yangon Dự án thực hiện theo hình thức BOT thời gian 60 năm

Câu hỏi thảo luận:

1 Từ năm 2007, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tập trung đầu tư cho khu vực thị trường nào? Vì sao bầu Đức lại lựa chọn đầu tư cho khu vực thị trường đó? 2 Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của bầu Đức có ảnh hưởng như thế nào tới

hoạt động kinh doanh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai?

Chủ đề 6: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước lớn như Mỹ, EU, ASEAN,…

Tình huống 1:

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Tháng 7 năm 2013, thời điểm diễn ra chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần thứ hai của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang đà phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, với các hình thức ngày càng đa dạng.

Kể từ năm 2005 Hoa Kỳ liên tục giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với lượng hàng hóa tăng hơn 100 lần trong gần 20 năm; kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 20%/năm; năm 2012, thương mại hai nước tăng 14% và đạt con số 26 tỷ USD, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu.

Trên thực tế, quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn những khó khăn không đáng có Năm 2012, tuy kim ngạch hai chiều đã đạt 26 tỷ USD, nhưng so với kim ngạch giữa Hoa Kỳ với Malaysia (34 tỷ USD) và với EU (646 tỷ euro), thì thực sự chưa ngang tầm với tiềm năng của hai nước.

Ngày đăng: 05/04/2024, 00:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan