Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố hồ chí minh

154 0 0
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các doanh nghiệp thương mại tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

NÔNG THỊ THU HUYỀN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Sự TUÂN THỦ VÊ THUẾ CỦA CÁC DOANH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tạiTrường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: TSNguyễn Thị Thu Hoàn

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Công nghiệp TP HCM ngày 04 tháng 12 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

Trang 3

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆPĐộclập - Tựdo -Hạnhphúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC sĩ

Họ tên học viên: Nông Thị Thu Huyền MSHV: 20000241 Ngày, tháng, năm sinh: 17/01/1998 Nơi sinh: Tỉnh Long An Ngành: Ke toán Mã ngành: 8340301

I TÊN ĐÈTÀI:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các doanh nghiệp thương mại tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

NHIỆ VI VỤVÀ NỘIDUNG:

- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tuân thủ thuế và các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủthuế củadoanh nghiệp.

- Cơ sởlý thuyết về tuân thủ thuế và các lýthuyết nền.

- Kết quả nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến sự tuân thủthuế của các doanh nghiệp thương mại tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Kết luận và đưa ra các hàm ý kiến nghị nhằm nâng cao sựtuân thủ thuế cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cơ quan Quản lý thuế trong việc hiểu rõ tình hình tuân thủ thuế tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

II.NGÀYGIAONHIỆM VỤ: 04/07/2022III NGÀY HOÀNTHÀNHNHIỆM VỤ:

IV NGƯỜI HƯỚNG DẴNKHOA HỌC: TS Nguyễn Thị Thu Hoàn

Tp.Hồ Chỉ Minh, ngày tháng12 năm 2023

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài ‘Thân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các các DNTM tại TP HCM”, tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, xongnhờcó sự giúp đỡ của các Thầy/Cô, ban lãnh đạo tại các công ty khảo sát tôi đãhoàn thành đượcluận văn của mình.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn -TS Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài Cô vẫn luôn cho phép tôi tự do bày tỏ quan điểm, đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắttôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài thạc sĩ Đồngthời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy/Cô tại Viện Tài chính - Ke toán, Viện đào tạo quốc tế và Quản lý sau đại học của trường Đại học Công Nghiệp TP HCM đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết luận văn thạc sĩ.

Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo tạiCông ty Tráchnhiệm Hữu hạn Thương Mại GEARVN đãtạo điều kiện cho tôi được học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài thạc sĩ Một lời cảm ơn gửi đến các anh/chị Phòng Tài chính - Ke toán đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tài liệu nghiên cứu, trao đổi và giải đáp những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đềtài.

Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, độngviên tôi trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Trong nghiên cứu củamình, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chếvà thiếu sót Tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quýthầy cô, ban cố vấn và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữavà có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

TRÂN TRỌNGCẢM ƠN TẲ T CẢMỌINGƯỜIĨ

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC sĩ

Mụctiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đén sự tuân thủ thuế củacác DNTM trên địa bàn TP HCM Từ đó, tác giả lập luận đề ra một số hàm ý kiến nghị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của DN và hỗ trợ Cơ quanNN trongviệc nắm rõ tình hình tuân thủ thuế hiện naytại TP HCM.

Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng việc tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm về sự tuân thủ thuế từ các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây Tổng hợp, phân tích, thống kê và phỏng vấn chuyên gia để đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 24,với dữ liệu thuthập được là 297 quan sát tại TP HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các DNTM tại TP HCM được sắptheo mức độ giảm dần như sau: (1) Tính đơn giản trong việc KKT, (2) Tính đồng bộ của CST, (3) Tuyên truyền, hỗ trợ người NT, (4) Kiến thức về thuế, (5) Công tác thanh tra, kiểm tra thuế, (6) Mức phạt, (7) Nhận thức về sự công bằng Từ kết quả nghiên cứu, tácgiả đã đề ra một số hàm ý và kiến nghị để góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của các DNTM và hỗ trợ CQT hoàn thiện chính sách, công tác quản lý thuế tốt hơn trên địa bàn.

Từ khóa: Tuân thủ thuế, thuế, cơ quan thuế, người nộp thuế, doanh nghiệp thương mại.

Trang 6

The research objective is to determine and measure the impact of each factor on tax compliance ofcommercial enterprises in Ho Chi Minh City From there, the author argues and proposes number ofrecommendations to improve tax compliance of businesses and support State Agencies in understanding the current tax compliance situation in Ho Chi Minh City.

The author conducts research by synthesizing theoretical basis and empirical research on tax compliance from previous domestic and foreign studies Synthesize, analyze, make statistics and interview experts to produce an official survey questionnaire Applying qualitative and quantitative research methods, processing data using SPSS 24 software, with collected data of 297 observations in Ho Chi Minh City.

Research results show that there are 7 factors affecting tax compliance of commercial enterprises in Ho Chi Minh City, arranged in descending order as follows: (1) Simplicity in tax declaration, (2) Calculation synchronization of tax policy, (3) Propaganda and support for taxpayers, (4) Tax knowledge, (5) Tax inspection and examination, (6) Fines, (7) Awareness about fairness From the research results, the author has proposed a number of implications and recommendations to contribute to improving tax compliance of commercial enterprises and support tax authorities to improve policies and better tax management in the area.

Keywords: Tax compliance, taxes, tax authorities, taxpayers, commercial enterprises.

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các DNTM tại TP HCM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoahọc độc lập của cánhân tôi dưới sự hướng dẫn củaTS Nguyễn Thị Thu Hoàn Các số liệu được nêu trong luận văn được trích dẫn nguồn rõ ràng và được thu thập từ thực tế, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.

Kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được côngbố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

NôngThị ThuHuyền

Trang 8

1 Sựcấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Cách tiếpcận và phương pháp nghiên cứu 4

6 Đónggóp mới của luận văn 5

7 Kết cấu luận văn 6

CHƯƠNG 1 TỔNGQUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu 7

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến tuân thủ vềthuế 7

1.1.1 Các nghiên cứu ở nướcngoài liên quan đến tuân thủ vềthuế 7

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến tuân thủ vềthuế 16

1.2 Nhận xét các nghiên cứu trongvà ngoài nước 26

1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 27

1.3.1 Khoảng trốngtrong các nghiên cứu quốc tế 27

1.3.2 Khoảng trống của nghiên cứu trong nước 27

1.3.3 Định hướng nghiên cứu của tác giả 27

KẾTLUẬN CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT 30

2.1 Cơ sở lý thuyếtvề tuân thủ thuế 30

2.1.1 Nghĩa vụ NT củaDN 30

2.1.2 Khái niệm về tuân thủthuế 31

2.2 Các lý thuyếtnền 32

Trang 9

2.2.1 Lý thuyếtrăng đe kinh tế 32

2.1.2 Lý thuyếttriển vọng 34

2.1.3 Lý thuyếtthể chế 34

2.1.4 Lý thuyếtvề hành động hợp lý 35

2.1.5 Lý thuyếtvề sự kỳ vọng 36

2.3 Các nhân tố tác động tuân thủ thuế vàgiả thuyết nghiên cứu 37

2.3.1 Tính đồng bộ, chặtchẽ, rõ ràng, đơn giản của CST 37

2.3.2 Hình phạt 38

2.3.3 Tính đơn giản trong việc KKT 39

2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm trathuế 40

2.3.5 Hoạt động tuyên truyền và hỗtrợ ngườiNT 40

3.3 Tổng hợp nhân tố, thang đo, mô hình nghiên cứu 49

3.3.1 Tổng hợp các nhân tốvà thang đo 49

3.3.2 Mô hìnhtuân thủ thuế 54

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢNGHIÊN cứu 62

4.1 Kết quả ý kiến chuyên gia 62

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 66

Trang 10

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả 66

4.2.2 Kết quả phân tích 69

4.2.2.1 Kiểm định Cronbach's Alpha 71

4.2.2.2 Phân tíchnhân tốkhám phá 76

4.2.2.3 Phân tích hồi quy 81

4.2.2.4 Kiểm định vi phạm giả định phân phối chuẩn củaphần dư 84

4.3 Kiểm định giảthuyết 86

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu 88

KẾTLUẬN CHƯƠNG 4 91

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý KIẾN NGHỊ 92

5.1 Kếtluận 92

5.2 Một số hàm ý và kiến nghị 92

5.2.1 Đơn giản trong việc KKT, NT 93

5.2.2 Nâng cao tính đồng bộcủa CST 94

5.2.3 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợngười NT của NN 95

5.2.4 Tăng cường kiến thức thuế 95

5.2.5 Tăng cường tỷ lệ công tác thanh - kiểm tra thuế 96

5.2.6 Nâng khung mức phạt đểxử lý vi phạm 97

5.2.7 Đẩy mạnh công tác giáodục nhận thức về công bằng 98

5.3 Các vấn đề tồn tại và hướngnghiên cứu tương lai 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 107

PHỤ LỤC 1 CÂU HỎI PHỎNGVẮN CHUYÊN GIA 107

PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA 109

PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 110

PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 115

PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 130

LÝLỊCH TRÍCHNGANG CỦA HỌC VIÊN 142

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Mô hìnhtuân thủ thuế củaNicoleta 9

Hình 1.2 Mô hình tuân thủthuế của Nzioki & Peter 11

Hình 1.3 Mô hình tuân thủthuế của King’oina 12

Hình 1.4 Mô hình tuân thủthuế của Nguyễn Thị HồngHạnh 20

Hình 1.5 Mô hình tuân thủthuế của Nguyễn Thùy Dung 21

Hình 3.1 Khung lý thuyết 45

Hình 3.2 Quytrình thực hiện 47

Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu 54

Hình 4.1 Thông tin về độ tuổi của đối tượngkhảo sát 70

Hình4.2Thông tin thời gian công tác 70

Hình 4.3 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa 85

Hình4.4 Biểu đồ tần số p - p plot của phần dư chuẩn hóa 85

Hình 4.5 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa 86

Trang 12

DANH MỤC BÂNG BIỂU

Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài 14

Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước 24

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp giảthuyết nghiên cứu 43

Bảng 2.2 Giả thuyết và mối quan hệ giữa các biến với lý thuyết nền 36

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nhân tố/thang đo từ các nghiên cứu trước 49

Bảng3.2 Bảng thang đo sơ bộ vàmã hóa 55

Bảng 4.1 Ý kiến chuyên gia 62

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp nhân tố sau khi phỏng vấn chuyên gia 66

Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả 67

Bảng 4.4 Thông tin nghề nghiệpcủa đối tượng khảo sát 70

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy thang đo 71

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO Bartlett 76

Bảng 4.7Tổng phương sai trích cácbiến độc lập 77

Bảng 4.8 Ma trận nhân tố xoay thang đo các biến độc lập 77

Bảng 4.9 Kết quảKMO -Bartlett’s biến phụ thuộc 80

Bảng 4.10 Ket quả phân tích EFA biến phụ thuộc 80

Bảng 4.11 Tổng phương sai trích biến phụ thuộc 81

Bảng 4.12 Kết quả phân tích tương quan 83

Bảng 4.13 Kết định mức độ phù hợp mô hình 82

Bảng 4.14 Phân tích phương sai ANOVA 83

Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy 83

Bảng 4.16 Tóm tắtkết quả hồi quy 88

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Sự cấp thiếtcủa đề tài nghiên cứu

Thuế mang tính quyền lực chínhtrị, thể hiện qua các văn bản luật và dưới luật do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành, bắt buộc mỗi pháp nhân và thể nhân phải nộp vào NSNN Bên cạnh đó, thuế lànguồn thu cho ngân sách chính của đất nước nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển (Alshira’h & Abdul-Jabbar, 2020), mang tính chất ổn định lâu dài, tăng cường phát triển của NN Vì vậy, mọi nỗ lực trong việc tiếpthu, điều chỉnh các sắc thuế nhằm đảm bảothuế được thu một cách hiệu quả và chính xác Trong hoạt động SXKD, các tổ chứctuân thủ NT đầy đủ, chính xác theo quy định mà CQT ban hành chưa bao giờ là dễ dàng (Shakkour & cộng sự, 2021) Mỗi quyết định về CST đều liên quan đến vấn đề từ vi mô đến vĩ mô nhằm duy trì các hoạt động kinh doanh, điều tiết kinh tế, phát triển đất nước, góp phần tích cực điều chỉnh sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017).

Tuân thủ thuế là thước đo quan trọng trong việc đánh giá sự công bằng và minh bạch NN luôn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh vàhành lang pháp lý nhằm tạo tiền đề để thúc đẩy kinh tế của đất nước với các giátrị thặng dư được đóng góp cho xã hội Bên cạnh quyền được hưởng, tuân thủ thuế đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc trong hoạt động SXKD của DN Ý thức tự giác tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế của người NT ngày được đẩy mạnh Cơ quan tổ chức, cá nhân có vai trò to lớn trong hiệu quả quản lý thuế và ngày càng được hỗ trợtăng cường Có nhiều DN đã hoàn thành tốt nghĩa vụ KKT và NT được các cơ quan NN ghi nhận tôn vinh Ngược lại, cũng còn không ít cơ quan tổ chức, cánhân chưatuân thủ chấp hành tốt nghĩa vụ NT của mình đối với NN trong các tổ chức hoạt động kinhdoanh (Lê Thị Nga, 2016).

về phía Chính phủ đã và đang rất quan tâm đến vấn đề không tuân thủ thuế (đặc biệtcông tác NT), trốn thuế, gian lận thuế làm tăng tỷ lệ thất thu thuế của quốc gia Việc không tuân thủ xuất phát từ các CST rườm rà, khó hiểu với nhiều nội dung

Trang 15

thôngtư -nghị định làm cho công tác tiếp cận và thực thi của DN gặp khó khăn tạo nhiều kẻ hở, lỗ hỏng dẫn đến tình trạng không tự nguyện, số thuế truy thu và số lượng DN vi phạm tăng lên chứng tỏ việc không tuân thủ thuế đang diễn ra phổ biến Do vậy, nhiều DN phải đối mặt với việc bị công khai thông tin xử phạt vi phạm pháp luật thuế Đây là một biện pháp "răn đe" từ phía CQT để cảnh tỉnh những người chủ và quản lý DN trước những hệ lụy DN phải đối mặt khi vi phạm pháp luật về thuế Ngoài bị truy thu về số tiền thuế, DN còn nộp thêm các khoản tiền phạt và tiền chậm nộp tương ứng Vì vậy, số tiền NT mà DN bị truy nộp vào NSNN qua thanh tra sẽ có khả năng cao hơn với nhiều số tiền thuế cần phải nộp đúng theo quy định khi DN thực hiện tuân thủ quy định vềthuế.

Đã có nhiều nghiên cứu của tác giả từ nhiều quốc gia liên quan vấn đề này như: Abd Hamid & cộng sự (2019) việc tuân thủ về thuế của các DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại điện tử cần được quan tâm, Nzioki & Peter(2014) cho rằng sự hiểu biết và giáo dục pháp luật về thuế có ảnh hưởng trong việc nâng tầm sự tuân thủ về thuế, King’oina (2016) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế các công ty xây dựng ở Kenya hay Nicoleta (2011) tổng hợp các nghiên cứu trước và cho rằng việc tuân thủ về thuế trong nền kinh tế cóthểxác định bằng cách phân tích cách ra quyết định như: trả tiền đầy đủ hoặc gian lận về sốthuế của tổ chức Tại Việt Nam, có một số tác giả như: Phạm Thị Phương Thảo (2022) về kiểm định các yếu tố đến việc tuân thủ thuế của các DN trong phạm vi mô hình lý thuyết răn đe kinh tế, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) về việc tuân thủ quy định CST củacác DN tại địabàn còn thấp, tiến hànhnghiên cứu sự tuân thủ thuế của các DN tại ĐàNang,

Năm 2022 TP HCM đã đạt được nhiều cột mốc có ý nghĩa quan trọng, bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau tác động của Covid-19 So với năm 2021 TP HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao hơn với mức tăng trưởng chung của cả nước Tổng sản phẩm tại TP HCM năm 2022 ước đạt 1.479.227 tỷ đồng tăng 9,03% so với cùng kì, khu vực kinh tế của thương mại dịch vụ đóng góp 5,36 điểm phần trăm, chiếm tỷ trọng cơ cấu kinh tếcao nhất đến 64% với tổng mức bán lẻ hàng hóa

Trang 16

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.089.446 tỷ đồng, tăng 30,5% so vói cùng kì Đồng thời, số lượng DNTM tại địa bàn chiếm khá lớn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh té quốc dân khi vừa là cầu nối trung gian giữa cung và cầu hàng hóa, vừa điều chỉnh cân đối sự pháttriển các ngành, thúc đẩy sản xuất làm tăng tích lũy thặng dư đóng góp vào xãhội nhằm thực hiện công táccông nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế cho các DNTM tại TP HCM tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Phân tíchcácnhânto ảnh hưởngđến sự tuânthủvể thuế của các DNTM tạiTPHCM” làm luận văn thạc sĩ của

3 Câu hỏinghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra, nội dung của bài nghiên cứu cần trả lời được được nhữngcâu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các DNTM tại TP HCM?

Câuhỏi2: Mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ vềthuế củacác DNTM tại TP HCM?

Trang 17

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự tuân thủ về thuế của cácDNTM tại TP HCM.

Phạmvi nghiêncứu:

• Phạm vi không gian: đề tài của tác giả được giới hạn trong phạm vi các DNTM đang hoạt độngtại TP HCM.

• Phạmvi thờigian: dữ liệu định tính và định lượng được thu thập trong năm 2022.

Đối tượng khảo sát: các giám đốc tài chính, kế toán trưởng và kế toán viên đang làm việc tại các DNTM tại TP HCM (một đối tượng khảo sát tưong ứng với một khách thể khảosát).

Khách thể khảo sát: các DNTMtại TP HCM.

5 Cách tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu

Đe tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính nhằm phục vụ cho việc đo lường các nhân tố tác động đến sự tuân thủ về thuế của các DNTM đang hoạt động tại TP HCM Phương pháp này sử dụng công cụ là Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thanh đo Likert 5 để khảo sát các đối tượng là giám đốc, kế toán viên, kế toán trưởng Bảng câu hỏi được gửi đi với nhiều cách thức như: phỏng vấn trực tiếp, google forms Dữ liệu khảo sát thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 24 thực hiện các phép thống kê, kiểm định, phân tích như: thống kê mô tả, kiểm định hệ số độ tin cậy, kiểm định hệ số KMO - Bartlett, kiểm định phương sai trích và kiểm định EFA, kiểm định vi phạm giả định phân phối chuẩn phần dư nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ về thuế của các DNTM tạiTP HCM bằng mô hình hồi quy.

Bên cạnh đó, tác giả cũng áp dụng một số phương pháp khác như:

Tỏng hợp và phầntíchlý thuyết: tiến hành tiếp cận, phân tích và tổng hợp nghiên cứu trước từ trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ kết quả tổng

Trang 18

hợp, tác giả xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các DNTM Bên cạnh đó, cáclý thuyết nền cần vận dụng nhằm giúp tác giả cũng cố lại các nhận định của mình là thật sự cần thiết, làm cơ sở cho những đề xuất trong nghiên cứu.

Phỏng vấn các chuyên gia: thực hiện phỏng vấn sâu với 3 nhóm chuyên gia gồm: (i) các kế toán trưởng đang công táctrong các DNTM và có kinh nghiệm lâu năm, (ii) cán bộ thuế đang công tác các Cục thuế tại TP HCM và (iii) giảng viên trường đại học có nghiên cứu về thuế Các câu hỏi sẽ xoay quanh quan điểm của các chuyên gia về các yếu tố có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế dựa trên những câu hỏi được soạn sẵn Kết quảphỏng vấn là nguồn thông tin quan trọng giúp tác giảcũng cố nhận định các nhân tố ảnh hưởng về sự tuân thủ thuế của các DNTM Tuy nhiên, nhằm đảm bảo độ tin cậy, nghiên cứu của tác giả sẽ tiếp tục xây dựng bảng câu hỏi, mởrộng khảo sát đến các đối tượngkhác để cũng cố những nhận định của mình.

Suy luậnlogic: từ các kết quả nghiên cứu tác giả suy luận đề ra các hàm ý kiến nghị nhằm góp phần tăng sự tuân thủ thuế các DNTM tại TP HCM.

6 Đóng góp mói của luận văn

Đóng góp vềỉý thuyết, tác giả bổ sung thêmnguồn tài liệu cógiátrị khoahọc về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế cho các DNTM tại TP HCM, cụ thể như sau:

• Tổng hợp đượccác nhân tố tác động đến sự tuân thủ vềthuế chocác DNTM • Hoàn thiện thang đo các nhân tố tác động đến sự tuân thủ vềthuế cho các DNTM

Đónggóp thực tiễn, đề xuất hàm ý kiến nghị nhằm thúc đẩy sự tuân thủ thuế cho các DNTM tại TP HCM Nghiên cứu của tác giả sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho

Trang 19

quan NN trong việc hiểu rõ tình hình tuân thủ về thuế của các DNTM tại TP HCM.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 5 chương chính như sau:

Chương1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương phápnghiên cứu

Chương 4: Ket quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý kiến nghị

Trang 20

CHƯƠNG 1TÔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu

1.1 Các nghiên cứuliênquan đến tuân thủ về thuế

Tuân thủ thuế trở thành vấn đề quan trọng được CQT, nhà kinh tế học, các tác giả nghiên cứu, nhà điều hành DN vàngười NT quan tâm Vì vậy, đãcó rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn của tuân thủ thuế Một sốcông trình tiêu biểu như:

1.1.1Cácnghiên cứu ở nước ngoài liên quanđến tuân thủ vể thuế

Theo Fischer & cộng sự (1992) trong nghiên cứu xác suất phát hiện và sự tuân thủ thuế của người NT của mình đã phân các nhân tố thành 4 nhóm chính trong mô hình tuân thủ thuế và nó đã trở nên rất nổi tiếng Bốn nhóm này bao gồm: hệ thống chính sách về thuế (phần trăm TS, tiền phạt, khảnăng phát hiện, sự phức tạp của hệ thống), thái độ nhận thức (giá trị đạo đức của người NT và sự công bằng), cơ hội trốn thuế (thu nhập, nghềnghiệp), các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giáo dục).

Nghiên cứu của OECD (2004) cho rằng cần phải quản lý thu thuế và đẩy mạnh về tuân thủ thuế Có hai phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu như sau: một là từ sự hợp lý về mặt kinh tế bằng cách áp dụng phân tích kinh tế, hai là phân tích các vấn đề về hành vi dựa trên các khái niệm (tâm lý học, xã hội học) Nghiên cứu đã chỉ ra các biến sốảnh hưởng đến hành vi tuân thủthuế của DN gồm:

- Hồ sơ DN như: cơ cấu DN, quy mô của DN, loại hình hoạt động, thị trường hoạt động, số liệu tài chính, trung gian kinh doanh.

- Thành phần ngành như: quy mô ngành, các đối tác trong ngành, tỷ lệ lãi, cơ cấu chi phí, các điềutiết của ngành, mức độ cạnhtranh, các yếu tố mùavụ - Thành phần xã hội học như: chuẩn mực văn hóa, trình độ giáo dục, tuổi, giới

tính, thái độ với cơ quanNN.

- Thành phần kinh tế như: HHT, chính sách, lạm phát,thị trường.

Trang 21

- Thành phần tố tâm lý như: sự công bằng, hành vi trốn thuế, tham lam.

Một nghiên cứu khác củaRonald & cộng sự (2005) về ảnh hưởng của tinhthần thuế đối với việc tuân thủ thuế cho thấy tuân thủ thuế là môt vấn đề phức tạp và việc điềutra nó đòi hỏi sử dụng nhiều phương pháp và nguồn dữ liệu khác nhau Kết quả từ thực nghiệm được thực hiện ở các quốc gia khác nhau chứng minh rằng luôn có sự không cân xứng trong mức độ tuân thủ, nó xuất phát từ sự khác biệt về công bằng trong quản lý thuế và trong thái độ tổngthể đối với các Chính Phủ tươngứng Palil (2010) chỉ ra rằng yếu tố kiến thức thuế quyết định tuân thủ thuế trong hệ thống tự đánh giá ở Malaysia Hệ thống tự đánh giá đãtrởthành phương pháp quản trị quan trọng cho thuế cá nhân và DN ở các nước phát triển bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu úc Kết quả chỉ ra rằng, kiến thức về thuế có tác động đáng kể đến việc tuân thủ thuế mặc dù mức độ hiểu biêt về thuế khác nhau đáng kể giữa những người được hỏi Bên cạnh đó, tuân thủ thuế còn chịu tác động bởi tần suấtđược kiểm toán, hình phạt, chi tiêu của quốc gia, tài chính cá nhân.Nghiên cứu này đã trả lời những câu hỏi như: điểm khác nhau của người NT về trang bị kiến thức thuế, có sựthôngbáo cho các nhà hoạch định chính sách về mức độ quan trọng của kiến thức thuế trong hệ thống tự đánh giá vànó có ảnh hưởng đến sự tuân thủ theo những cách nào Nó cung cấp giải pháp cho các nhà quản lý thuế hiểu rõ tầm quan trọng của kiến thức thuế trong việc hỗ trợ thiết kế tổ chức các chương trình hướngdẫn thuế, tối ưu HTTvà hiểu biết rộng hơn về tâm lý của người NT.

Nicoleta (2011) đã tiến hành tổng hợp, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tuân thủ thuế của nhiều quốc gia Đồng thời, đánh giá sự phù hợp củacác yếu tố xâydựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng Theo tác giả, cácnhân tốcó ý nghĩa kháquan trọng có tác động sự tuân thủ thuế được phân hai nhóm: nhóm kinh tế và nhóm phi kinh tế.

Trang 22

Hình1.1 Mô hìnhtuầnthủ thuế của Nicolet a

(Nguồn:Nicole ta (201 ỉ))

Bên cạnh đó, Li tin & Palivos (2013) đã thực hiệnnghiên cứuvềtham nhũng và trốn thuế, bi kịch tại Hy Lạp Nghiên cứu đã chõ thấy vòng luần quấn cùa tệ nạn tham nhũng chính trị và gian lận thuế từ sự có đi có lại trong các hoạt động tham nhũng Bi kịch Hy Lạp là sự liên quan đến cả hai van đề này với hai nhóm riêng biệt là công dân và chínhtrị gia Công dân tự quyết định phần thu nhập mà họkhai báo vói CQT Còn các chính trị gia quyết định phần nhỏcủa ngân sách công cộng mà họ đật ra Điều này gây ra tình trạngmat can bang và tạo tiền đề cho sựtham nhũng rat lớn đếnsự tuânthủ vềthuế.

Trang 23

Trong một nghiên cứu khác của Tusubira & Nkote (2013) về sự tuân thủ thuế thu nhập DN của các DN nhỏ và vừa tại Uganda Nghiên cứu đã thực kiểm đánh giá mối quan hệ giữa hiểu biết về thuế thu nhập và sự tuân thủ thuế Áp dụng nghiên cứu định lượng, thu thập được 377 mẫu kết luận rằng thông thạo thuế có sự tác động đáng kể đến sự tuân thủ thuế của DN Sự thông thạo về thuế xuất phát từ các yếu tố như: am hiểu về các quy định của thuế, kỹ năng quản trị kinh doanh, kỹ năng hoạch định thuế Vì vậy, để ngân cao tuân thủ thuế cần giáo dục chuyên sâu về kiến thức thuế,nhân viên các DN phải được đào tạo bày bản vềthuế.

Cùng quan điểm trên, Nzioki & Peter (2014) đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng tại thị trấn Nakuru Town của Kenya về tuân thủ thuế ở lĩnh vực bất động sản Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, với cỡ mẫu là 271 được lấy từ các chủ DN bất động sản, các dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi Kết quả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế Trong đó, sự giáo dục về thuế có ảnh hưởng cao nhất, góp phần thúc đẩy sự tuân thủ thuế, tiền phạt thuế có mức tác động đáng kể trong việc xây dựng hệ thống các quy định thuế, TS vàtiền phạt công bằng sẽ góp phần cải thiện việc tuân thủ thuế Ngoài ra, cơ hội gian lận sựtuân thủ về thuế có xu hướng ngày càng tăng, bất kể những người thực hiện có ý định tuân thủ hay không.

Trang 24

Hình 1.2 Mô hình tuân thủ thuế của Nzioki & Peter

(Nguồn:Nzioki & Peter(2014))

Chebusit & cộng sự (2014) đã thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của DN VVN Mức tuân thủvốn là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nguồn thu thuế không chỉ làm suy yếu hạ tầng quản lý thuế mà còn làm cho cơ sở thuế bị thu hẹp và thiếu công bằng Mục đích chính nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố: CPTT, tiền phạt và thái độ của người NT Áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cỡ mẫu 132 người, phân tích bằng SPSS áp dụng cả phân tích mô tả và suy luận Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực của CPTT, hình phạtvà thái độ với việc tuân thủ thuế Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho rằng HTT nên rõ ràng và đơn giảnvề cách khai thuế, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ người NT, nên có mứcphạt vừa phải để các DNWN tuân thủ vì họ sẽlưugiữhồ sơ chính xác cho mục đích thuế để tránh bị phạt.

Trong một khía cạnh khác, Jayawardane (2015) cho rằng không tuân thủ thuếlà một thách thức nghiêmtrọng đối vói công tác quản lý thuế vàcản trở hiệu quả thu thuế Một số yếu tố trở thành nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc tuân thủ thấp trong quản lý thuế thu nhập ở bất kỳ tổ chức doanh thu nào ở bất kỳ quốc gia nào Phân

Trang 25

tích bởi các nhà nghiên cứu khác nhau cho thấy, yếu tố tâm lý có ảnh hưởng các quyết định về tuân thủ thuế và được nhấn mạnh Tuy nhiên, thái độ của ngưòi NT đã được xác định là một yếu tố đóng vai trò quantrọng trong việc ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng tác động của một số lưọng lón các yếu tố tiềm năng quyết định sự tuân thủ như; các chuẩn mực xã hội, sự công bằng, nhận thứcvề chính trỊ/chínhphủ vàtráchnhiệm giải trình đối vói thái độ tuânthủ thuế.

Đồng quan điểm với Nzioki & Peter (2014) thi King’oina(2016) với mụctiêu xây dựng các nhân to ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế GTGT giữa các công ty xây dựng ở Kenya Dùng phưong pháp nghiên cứuhỗnhọp vói kết quả khảo sát đến từ

164 DN về mức độ tác động của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế Nghiên cứu cung cấp bằng chứng rằng CPTT thuế GTGT là một yếu tố chính được người NT xem xét có tuân thủ luậtthuế hay không Việc áp dụng các khoản phạt, hình phạtcó hiệu quả quan trọngtrong việc cải thiện tốt hon tuân thủ thuế.

Hình 1.3 Mô hình tuân thủ thuếcủa King’oina

(Nguồn: King’oina (2016))

Trang 26

Nghiên cứu xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các DNWN với thuế thu thập DN tại Indonesia của Inasius (2018) Áp dụng phương pháp hồi quy với 6 yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế được kiểm tra, dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát với 328 người trảlời thông qua bảng câu hỏi Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: xác suất bị kiểm tra thuế,kiến thức về thuế,nhận thức về tính công bằng, nhóm tham khảo có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế Trong đó, hành vi không tuân thủ thuế của DN bị ảnh hưởng mạnh bởi nhân tố nhóm tham khảo Từ đó, các nhà kinhtế hoạch định xây dựng CST tập trung vào tuân thủ thuếnhiều hơn.

Tương tự, Abd Hamid & cộng sự (2019) đãtiến hành nghiên cứu các yếu tố có tác động đến sự tuân thủ thuế của các DNWN trong kinh doanhthương mại điện tử tại Malaysia Nghiên cứu cho thấy: kiến thức về thuế, mức độ phức tạp của các chính sách, thái độ người làm thuế và CPTT là các yếu tố có sự tác động đến sự tuân thủ về thuế, về mặt kiến thức về thuế, một nửa số người được hỏi có hiểu biết đầy đủ, vững chắc về sự tuân thủ về mức độ phức tạp củathuế, đa số đều có chung nhận định rằng chính sách pháp luật và các quy định về thuế còn rườm rà, khôngrõ ràng, mức TS nặng nề về mặt đạo đức, các DN này đã chấp nhận HTT và CPTT họ đã tham gia đại lý thuếđể hỗtrợnộptờ khai thuế của họ trong thời gian quy định Đồng quan điểm với King’oina(2016), nghiên cứu của Shakkour& cộng sự (2021) nhằm mục đích thu được kết quả tuân thủ thuế GTGT thông qua lý thuyết quyết định hành vi với (1) thái độ của người NT, (2) hiểu biết của người NT, (3) CPTT thuế, (4) hệ thống kiểm toán Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tác giả đã chọn ngẫu nhiên mẫu gồm 172 DNVVN, bảng câu hỏi trên web và phân tích dữ liệu sử dụng SPSS để xác nhận mối quan hệ giữa các biến Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa thái độ của người NT, giáo dục, CPTT, hệthống kiểm toán với sự tuân thủ thuế GTGT ở Jordan.

Babulet (2021), cho thấy các sáng kiến cải cách thuế quan trọng để hiện đại hóa HTT và tăng khả năng thu ngân sách Áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tác giả đãxác định mức độ tác động củacác nhân tố: (1) nhận thức về tính hữu ích,

Trang 27

(2) tính dễ sử dụng, (3) nhận thức về thuế, (4) CPTT và (5) sự ổn định của hệ thống đối với việc tuân thủ thuế theo HTT điện tử trong bối cảnh văn phòng NT lớn ở Addis Ababa Ket quả chỉ ra rằng trong số các biến độc lập nhận thức dễ sử dụng; nhận thức về thuế vàtính ổn định của hệ thống có tác động 71,5% đến sự tuân thủ của người NT trong HTT điện tử.

Một nghiên cứu khác của Baeli (2021) về tuân thủ thuế dựa trên yếu tố tâm lý và quản lý thuế và thấy rằng, nhận thức về việcNT là một lĩnh vực trừu tượng và khó đo lường Tuy nhiên, vẫn cóthể tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến nó, bao gồm: tài chính, nhận thức về việc NT, dịch vụ thuế chuyên nghiệp và dễ chịu Nhìn chung, nhận thức về việc NT sẽ tăng lên khi đáp ứng được nhiều điều kiện khác nhau như thực hiện các dịch vụ thuế dễ dàng, tồn tại hệthốngxử phạtdo có sự chậm trễ (dưới hình thức xử phạt hành chính) đối với NN (động cơ chủ nghĩa dân tộc) và điều kiện tài chínhcủa người NT Điều này rất hữu ích cho việcthu ngân sách củachính phủ Phân tích hồi quy điều tiết chứng minh rang động lực, dịch vụthuế và các biện pháp xử lý phạtthuế thông quacác gócnhìn tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ của người NT cánhân.

Bảng 1.1 Tóm tắtcác nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu trước

Khía cạnh kinh tế gồm: “tiền phạt, thu nhập chịu thuế, TS, khả năng bị kiểm toán thuế, lợi ích từ đóng thuế, hình phạt, kiểm toán thuế”

Khía cạnh phi kinh tế gồm: “chuẩn mực xã hội, thái độ với thuế, sự công bang của

Biến số cùng chiều: “kiến thức và giáo dục vế thuế, tiền

Trang 28

thuế đối với việc tuân thủ thuế trong

Biến số trái chiều: “CPTT thuế, cơ hội tron thuế”

Nghiên cứu này sẽ giúp cơ quan của ho sơ, báo cáo nghiên cứu trước.nghiên cứu trước.

“Chuẩn mực xã hội, công

“Hiểu biết về thuế và giáo dục của người làm thuế, CPTT thuế, tiền phạt, nhận thức và thái độ của người làm thuế”

Trang 29

kiểm định hồi quy

“Thái độ của người NT, hiểu biết của người NT, CPTT thuế, hệ thống kiểm toán”

(Nguôn: tông hợpcủa tácgiả)

1.1.2Các nghiên cứu trong nước liênquan đếntuânthủvềthuế

Nguyễn Chí Dũng (2009) đã chỉ ra rằng, cần chú trọng công tác thanh tra - kiểm tra góp phần thúc đẩy sự tuân thủ về thuế cho các DN trong điều kiện Việt Nam hiện nay Trong nghiên cứu, tác giả đã xem xét, đánh giávai trò của kiểm tra - thanh tra thuế dưới gốc độ người NT Các giải pháp được đưa ra nhằm xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quảnhư: tỷ lệ người NT, tỷ lệ thanh tra thuế trong 1 năm, tỷ lệ chính

Trang 30

xác trong phân tíchcác hồ sơ của doanh nghiệo sovới kết quả thanh tra.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) về việc tổng hợp phân tích, xem xét đánh giá và đưa ra nhận định về các lý thuyết liên quan, kinh nghiệm thực tiễn nhằm hoàn thiện - tăng cường các hoạt động thu thuế của NN trên địa bàn Hà Nội Kết quả đã khẳng định được sự tuân thủ thuế của DN qua 6 biến số bao gồm: đặc điểm môi trường kinh doanh của DN, tâm lý của DN, đặc điểm ngành của DN, yếu tố xãhội, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật Và đặc trưng của 4 cấp độ tuân thủ thuế gồm: cam kết, chấp thuận, miễn cưỡng, từ chối.

Trong một khía cạnh khác, Nguyễn Thị Minh Hằng (2011) đánh giá sự tuân thủ thuế của các DN Việt Nam thông qua yếu tố sự đơn giản, minh bạch của các chính sách Kết quả chothấy cần phải tiếp tục đẩy mạnh chất lượng sự tuân thủ của người NT thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục về thuế; giảm bớt các CPTT chongười NT Ngoài ra, cần tổ chức hướng dẫn giải đáp thắc mắc và tuyên truyền hiểu biết pháp luật về thuế Vì vậy, CQT cần kiểm tra, ngăn chặn, chấm dứt kịp thời và quản lý chặt chẽ các hành vi gian lận thuế Bài viết đã phân tích, đánh giá một cách đơn giản, côngkhai, minh bạch của CST tại Việt Nam và đưara nhữnggợi ý nhằm hoàn thiện.

Nghiên cứu lý luận khác của Lưu Ngọc Thơ (2013) về quản lý thuế đối với DN lớn ở Việt Nam Bằng việc tổng hợp hệthống hóacơsở lý luận về quản lý thuế và xem xét, đánh giá thực trạng thuế Việt Nam từ 2007 - 2012, tác giả đã đề cập các kết quả đạt được, những tồn đọng và nguyên nhân Nhìn chung, nghiên cứu đánh giá một cách khách quan về mức độ tuân thủ, thực thi cácbiện pháp quản lý nhằm thúc đẩy sự tuân thủ về thuế của các DN tại Việt Nam Hai nhóm giải pháp được đưa ra như sau: cơ cấu tổ chức hoàn thiện và bổ sung thêm các điều trong Luật Quản lý thuế đối với DN lớn, thực hiện quản lý thu thuế đối với các DN lớn Theo đó, tác giả cũng đề xuất thêm giải pháp với mục đích đảm bảo các sách pháp luật về thuế luôn đượcDN lớn tuân thủ đầy đủ.

Đặng Thị Bạch Vân (2014), thực hiện xem xét các vấn đề xoay quanh người NT và

Trang 31

tuân thủ về thuế Nghiên cứu tập trung làm rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ về thuế của người NT và sự thay đổi tích cực của họ trước những biến đổi của các nhân tố đó Nhìn chung, nhóm yếu tố tác động đén tuân thủ thuế bao gồm: nhóm các yếu tố kinh tế (Tỷ lệ kiểm trathuế, Thu nhập thựctế, phần trăm TS, Mức phạt) và nhóm tâm lý - xã hội (hiểu biết về công bằng, kiến thức thuế) Nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ tuân thủ về thuế xem như quan trọng hon việcxác định các nhân tố tác động đến hành vi trốn thuế Bỏi nó sẽcải thiện theo hướng tăng cường tuân thủ tự nguyện, CQT giảm bớt áp lực trong việc rút ngắn khoảng cách thuế giữasố thuếthu đượcvàsố thuế đáng lẽ phát sinh thực tế.

Nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung & Lê Quốc Hiếu (2015) về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế Nghiên cứu trải qua 2 bước chính: bước 1 phưong pháp định tính nhằm khám phá vàxây dựng mô hình các nhân tố tác động, bước 2 dùng phưong pháp định lượng để xác định mức độ tác động của yếu tố với 474 đại diện các DN trên địa bàn TP HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố có tác động đến sự tuân thủ thuế của các DN tại TP HCM như: (1) đặc điểm DN, (2) ngành nghề kinh doanh, (3) chất lượng dịch vụ, (4) yếu tố kinh tế, (5) chất lượng quản trị, (6) chuẩn mực xã hội, (7) cấu trúc HTT Những phát hiện trên chothấy sự tuân thủ thuế của DN thông qua cấu trúc HTT có sự tác động cao nhất đến tuân thủ thuế.

Ở góc độ khác, Nguyễn Thành Phương (2016) đã thực hiện khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các DN tại Long An Nghiên cứu đã hệ thống các lý luận về tuân thủ thuế của DN, hệ thống quản lý của CQT vàcác nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế Dựavào việc kế thừakết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, bằng kỹ thuật phân tích EFA kết hợp với kỹ thuật hồi quy bội, tác giả khẳng định được các yếu tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến sự tuân thủ thuế của DN Số liệu thu thập từ phỏng vấn 265 DN trên địa bàn tỉnh Long An, cho thấy các yếu tố ý nghĩa thống kê gồm: (1) kinh tế, (2) CST, quản lý thuế, (3) đặc điểm DN, (4) ngành kinh doanh, (5) pháp luật xã hội và (6) tâm lý Tác giả đã đề xuất các kiến nghị hỗ trợ đẩy mạnh tuân thủ thuế của DN.

Trang 32

Lê Thị Nga (2016) đã xem xét về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN tại Tân An Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập dữ liệu làbảng câu hỏi đến từ 250 mẫu Kết quả chothấy, các biến số có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế củacác DN ở Tân An gồm: (1) yếu tố kinh tế, (2) yếu tố CST, (3) yếu tố tâm lý cảm nhận, (4) yếu tố nhận thức giá trị xãhội Trong đó, nhận thức giátrị xã hội có tác động lớn nhất đến sự tuân thủ thuế của DN, nhân tố tâm lý cảm nhận có sự tác động thấpnhất trong4 nhân tố Tuy nhiên, nghiên cứu còn nhiều hạn chế như chưa mang tính khái quát cao bởi bị giới hạn về thời gian và tiềm lực tài chính.

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017) cho rằng tình hình tuân thủ thuế của các DNTN tại Đà Nang còn thấp Từ việc hỗ trợ cho các DN nắm rõ tính tuân thủ về thuế và giúp CQT nắm được thực trạng tuân thủ các CST của các DNTN Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tập hợp các nghiên cứu nhiều quốc giatrên thế giới, xây dựng mô hình và câu hỏi gửi đến 133 đối tượng khảo sát Do đặcthù của việc kê khai mà kế toán thuế,nhân viên kê khai của DN không được toàn quyền thực hiện các công việc liên quan đến nghĩa vụ thuế mà chịu sự chỉ đạo từ chủ DN, công ty để xác định số tiền NT Vì vậy, nghiên cứu của tác giả góp phần tìm hiểu thực trạng và đề ra các kiến nghị giúp thúc đẩy sự tính tuân thủ về thuế cho các DNTN.

Trang 33

Hinh 1.4Mô hinh tuânthủthuếcủa Nguyễn Thị Hồng Hạnh

(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (20Ỉ7))

Từ góc nhìn khác, Nguyễn Thùy Dung (2020) xem xét các biến số có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN dưới sự quản lỷ của cục hải quan tỉnh Đồng Nai Đây là một trong những thách thức của CQT không chi tại Việt Nam màtắtcả các quốc gia trên thế giới Sử dụng kết hợp nghiên cứu địnhtính và định lượng, đề tài củatác giá đã chira được có 7 nhân tốtác động cùng chiều với sựtuân thủ thuếnhư:

Trang 34

Tí nil đơn giàn trong việc khai

Hình 1.5 Mô hỉnh tuân thủ thuế của Nguyên ThùyDung

(Nguồn: NguyênThùyDung, (2020))

Trong đó, hoạt động hỗ trợ người NT có mức độ tác động lớn nhất và tính đồng bộ, chặt chẽ có sự tác động thấp nhất Tuy nhiên, nghiên cứu nàyvẫn còn hạn chếtrong việc thu thập số lượng mẫu đại diện cần được mở rộng hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Tiếp đến, Nguyễn Thị Ngọc Điệp & Nguyễn Quốc Thịnh (2021) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người NT tại Chi cục Thuế quận 3 Dữ liệu nghiên cứu thu nhập từ 216 phiếu tại TP HCM Các phương pháp kiểm định Cronbach's Alpha, phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này Ket quả nghiên cứu cho thấy có bố biến số ảnh hưởng, trong đó các biến tích cực bao gồm: kiến thức thuế, nhận thức tính công bằng thuế, nhận thức về hình phạt và còn lại biếncó ảnhhưởng tiêucực là CPTT thuế.

Nguyễn Thế Khang (2021) nói về các kinh nghiêm của các nước trên thế giới về việc thúc đẩy tính tuân thủ thuế đối với DN Đây làvấn đề được nhiềunhà nghiên

Trang 35

cứu cũng như các nhà quản lý thuế quan tâm Các quốcgia đều hướng đến việc xây dựng chiến lược tuân thủ tổng thể để quản lý thuế hiệu quả Do vậy, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm các nước đểthúc đẩy sự tuân thủ của DN làhết sức cần thiết, đểtừ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy CQT Việt Nam quản lý theo chức năng bao gồm: tuyên truyền hỗ trợ người NT, KKT, quản lý nợ thuế và kiểm tra thuế Các thông tin hiện nay còn lỏng lẻo, rời rạc chưa thật sự chặt chẽ để phối hợp bổ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý người nộp Tuân thủ thuế ở Việt Nam chủ yếu là quy định bắt buộc, chưa xây dựng chưong trình tuân thủ thuế tự nguyện và còn nhiều khó khăn trong công tác hòa hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, Đỗ Thị Hải Hà & Mạc Thị Hải Yen (2021) tiến hành nghiên cứu về tác động của HTT điện tử đến tuân thủthuế của DN tại Việt Nam Nghiên cứu dựa trên phưong pháp định lượng và được tiến hành với mẫu gồm 435 DN Ket quả ước lượng mô hình hồi quy chothấy HTT điện tử có tác động tích cực với mức độ đáng kể tói tuân thủ thuế của các DN Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị để cải thiện HTT điện tử nhằm củng cố và đẩy mạnh tínhtuân thủ thuế của DN nói riêngvà người NT nói chung.

Xuấtphát từ mô hình răn đe kinhtế, nghiên cứu của Phạm Thị Phương Thảo (2022) nghiên cứu tìm kiếm các nhân tố có khả năng tác động đến việc tuân thủ thuế của các DN trong phạm vi mô hình lý thuyếtrăn đe kinh tế Từ mô hình, tác giả lần lượt giải quyếtcác nhân tố có khảnăng tác động đến tuân thủ thuế thu nhập DN của các DN tại Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới Các nhân tố được tác giả tổng hợp, bao gồm: (1) khả năng phát hiện của CQT; (2) TS; (3) xác suất kiểm toán, kiểm tra; (4) mức phạt; (5) sự phức tạp của CST; (6) tinh thần thuế; (7) công tác hỗ trợ, tuyên truyền, giáo dục thuế Tuy nhiên nghiên cứu chỉ mới thực hiện cho mục đích nhận diện các nhân tố, chưa thực hiện được phần nghiên cứu định lượng, đồng thời hướng triển khai tiếp theo để thực hiện khảo sát, hoàn thiện nghiên cứu về lĩnh vực tuân thủ thuế.

Trang 36

Tương tự với nghiên cứu của Phạm Thị Phương Thảo (2022), Lê Thị Bích Ngọc (2022) đã xây dựng mô hình với 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế thu nhập DN của DNWN tại TP Vũng Tàu Nghiên cứu theo phương pháp định lượng thực hiện khảo sát với 223 đại diện DN, dữ liệu khảo sát thu thập cho kết quả phân tích rằng các nhân tố đề xuất có tác động cùng chiều với sựtuân thủ thuế DN xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần của các nhạn tố ảnh hưởng là: (1) công tác thanh tra, kiểm tra thuế, (2) mức phạt, (3) đặc điểm CQT, (4) TS và (5) kiến thức thuế Dựa trên kết quả này, các hàm ý quản trị được đề xuấtgiúp các DN tăng cường khả năng tuân thủ thuế và cơ quan chứcnăng NN hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN nói chung và DN nhỏ và vừa nói riêng đáp ứng yêu cầu vềnguồn thu ngân sách.

Đồngtình với Phạm Thị Phương Thảo (2022) và Lê Thị Bích Ngọc (2022), nghiên cứu của Võ Ngọc Thu Ngân (2023) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến tính tuân thủ thuế của các DN tại cục thuế TP HCM Nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tuân thủ thuê có liên quan Phân tích, thống kê và phỏng vấn chuyên gia để đưa rabảng câu hỏi chính thức bằng phương pháp phân tích định lượng xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 250 người NT thu nhập cá nhân tại TP HCM Kết quảcho thấy có 6 nhân tố tác động và được sắp xếp theo mức đô ảnh hưởng tăng dần: (1) kiểm tra thuế, (2) TS, (3) hình phạt, (4) kiến thức thuế, (5) năng lực phục vụ của CQT, (6) đơn giản trong KKT Trên cơ sở kêt quả nghiên cứu, tác giả có một số khuyến nghị giúp CQT hoàn thiện công tác quản lý thuế và giúp người NT tại địa bàn tuân thủ thuế tốt hơn.

Trang 37

Bảng 1.2 Tóm tătcác nghiên cứu trong nước yếu to kinh tế, chất lượng quản trị công, chuẩn mực tin cậy thang đo, phân tích EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

“Nhân tố kinh tế, Nhân tố CST và quản lý thuế, nhân tố đặc điểm DN, nhân tố ngành kinh doanh, nhân tố pháp luật xã hội và nhân tuân thủ thuế củaDN tại Tân An.tích độ túi cậy thang đo, phân tích EFA, tương quan và phân

“Công tác thanh tra - kiểm tra thuế, mức phạt, TS, dịch vụ hỗ trợ thuế”.

Trang 38

lượng: Phân tích mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

“Tính đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, đơn giản của CST; hình phạt; tính đơn giản trong việc khai thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế; doạt động tuyên nhân của người NT tại Chi cục Thuế Alpha, EFA và hồi quy tuyến tính đa tham khảo tài liệu

“Khả năng phát hiện của kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, phân tích tương quan và phân tích hoi quy.

“Thanh - Kiểm tra thuế,

Trang 39

(Nguôn: tông hợp của tácgiả)

1.2Nhận xét các nghiêncứu trong và ngoài nước

Sau khi thực hiện tổng hợp các nghiên cứu tại ViệtNam và quốc tế liên quan đến vấn đề tuân thủ thuế của các DN, tác giả đã thiết lập bảng tóm tắt các nhân tố tác động và và thấy rằng: hầu hết các nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ về thuế của các tác giả trong và ngoài nước đa dạng, với nhiều góc nhìn khác nhau, mức độtác động có sự chênh lệch tùy theo đặc điểm bộdữ liệu thu thập, nguồn tiếp cận và góc nhìn của tác giả.

Nghiêncứu nước ngoài: các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế đượcphân thành hai nhóm:

về kinh tế (mức thu nhập chịu thuế, khả năng bị kiểm tra thuế, TS, lợi ích từ việc đóng thuế, hình phạt và tiền phạt vi phạm) và về phi kinh tế (thái độ với thuế, đặc điểm cá nhân, chuẩn mực xã hội, sự công bằng củaHTT).

vềnhân tố ảnh hưởng tích cực: kiến thức và giáo dục vềthuế, khoản phạt, nhận thức và thái độ của người làm thuế, hệ thống kiểm toán Nhân tố tác động ngược chiều: CPTT thuế, cơ hội trốn thuế, mức độ phức tạp của các CST, thái độ của ngườiNT.

Nghiên cứutrong nước: các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế như: đặc điểm - ngành nghề kinh doanh, chất lượng dịch vụ thuế (công tác thanh tra - kiểm tra; hỗ trợ thuế; khảnăng phát hiện của CQT),chất lượng quản trị công, chuẩn mực xã hội, cấu trúc HTT (TS và dịch vụ, sự phức tạp của CST), kinh tế, tâm lý cảm

Trang 40

nhận (sự công bằng thuế; hỗ trợ, tuyên truyền, giáodục thuế) và xác suất kiểm toán, kiểm tra.

1.3Xác định khoảngtrống nghiên cứuvàđịnhhướng nghiên cứu

1.3.1 Khoảng trong trong các nghiên cứu quốc tế

Hầu hết, các tác giả trên thế giới đã chỉ ra sự tầm quan trọng trong việc tuân thủ thuế của các DN Các nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu các nhân tố tác động sử dụng chủ yếu phưong phápnghiên cứu định lượng với các mẫu khảo sát đáng tin cậy, phản ánh tình hìnhtuân thủ thuế của các quốc gia trên thế giới, đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho các DN đảm bảo việc tuân thủ đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định CST.

Thông qua các nghiên cứu trước, tác giả phát hiện việc tuân thủ thuế trong các DN có sự chênh lệch về kết quả nghiên cứu như: chưa thống nhất về các nhân tố tác động, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau ỏ từng nghiên cứu Hay quan điểm của các nhà nghiên cứu có nhiều khuynh hướng khác nhau như: đồng tình hoặc có thể phản bác vói các nhân tố ảnh hưởng Nguyên nhân cho sự khác biệt này xuất phát từ: đặc điểm pháp luật tại từng quốc gia, đặc điểm DN, môi trường kinh tế, trình độ kếtoán/ người NT,

1.3.2Khoảng trong của nghiên cứu trong nước

Tuân thủ thuế đã trở thành đề tài mang tính cấp thiết, các kết quả của nghiên cứu trong nước đã phát hiện những nhân tố ảnh hưởng, đo lường và đánh giá được sự tác động của từngnhân tố Từ các nghiên cứu này, tác giả thấy rằng số lượng DN Việt Nam hiểu và tuân thủthuế đầy đủ chính xác còn nhiều hạn chế Mặc khác, mỗi nghiên cứu của các tác giảcó góc độ nhìn nhận khácnhau, dẫn đến vừacó sựtưong đồng và vừa có khác biệt giữa các nhân tố Ngoài ra, xu thế hiện nay đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh điện tử, cách mạnh công nghệ số.

1.3.3 Định hưởng nghiên cứu của tác giả

Ngày đăng: 04/04/2024, 19:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan