Tiểu luận môn Kinh tế vi mô về cà phê

37 1 0
Tiểu luận môn Kinh tế vi mô về cà phê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận phân tích thị trường cà phê tại Việt Nam, số liệu từ trên google, chỉ tổng hợp ý và đưa ra nhận xét, giải pháp,... về các số liệu có sẵn. Số liệu có thể không nhất quán vì nhiều nguồn khác nhau

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ

BÀI TIỂU LUẬN: THỊ TRƯỜNG NGÀNH CÀ PHÊ TẠI

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÂY CÀ PHÊ 4

I LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM 4

II ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÀ PHÊ 5

Trang 3

V PHÂN BỐ DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 13

VI LỢI ÍCH MÀ CÀ PHÊ MANG LẠI 15

PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 17

Trang 4

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÂY CÀ PHÊ

I LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM

Arabica (Coffea arabica) là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp Nó đã được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê Năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa) Không dừng lại, người Pháp đã thử nghiệm nhiều giống khác nhau từ Congo tại Tây Nguyên, và chứng kiến sự phát triển rất tốt của cà phê ở khu vực này.

Năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt nam, hàng loạt nông trường quốc doanh được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà phê, và trồng cả 3 loại chè, vối, mít Tình hình phát triển của cà phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt nam do công ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng được trình lên Thường

Trang 5

trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện Tiếp đó là một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt nam và Liên xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), CHDC Đức (10.000 ha), Bungary (5.000 ha), Tiệp khắc (5000 ha) và Ba lan (5000 ha) – Theo Đoàn Triệu Nhạn, VICOFA.

Năm 1982 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (LH-XN-CPVN) được thành lập theo Nghị định 174 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và các địa phương Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum Chương trình phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây nguyên và Đông nam bộ Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê Robusta, một giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.

Năm 1986 LH-XN-CPVN được sự hỗ trợ của các Bộ nộng nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Tây nguyên, duyên hải miền Trung và Đông nam bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất Cùng với chính sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế đang lên cao lúc đó, ngành cà phê Việt nam đã phát triển nhanh mạnh.

Cuối những năm 1990 Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và sau Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê xanh thứ hai trên thế giới Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu tập trung vào hạt Robusta Trong khi Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê, thì các giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm – không quá 5% tổng sản lượng của Việt Nam.

Sản xuất cà phê đều đặn gia tăng 20% -30% mỗi năm trong những năm 1990, với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba mẫu) Điều này đã giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế

Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát

Trang 6

triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ Mà điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.

II ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÀ PHÊ

1 Thân

Thân cây cà phê ở mỗi loại sẽ có các chiều cao khác nhau, đối với cây cà phê Robusta (cà phê vối) sẽ có thân cây cao đến 10m, trong khi đó thân cây cà phê Arabica (cà phê chè) chỉ cao 6m Mặc dù vậy, ở các trang trại trồng cà phê, người ta phải cắt tỉa chỉ còn 2 đến 4m nhằm dễ dàng cho việc thu hoạch.

Với hình dáng cành thon dài, lá cuống ngắn màu xanh đậm, hình oval Bề mặt trên của lá cà phê có màu xanh đậm, dưới xanh nhạt cùng chiều dài khoảng từ 8 đến 15cm, rộng 4 đến 6cm Ngoài ra, rễ của cây cà phê là rễ cọc, cắm sâu vào đất từ 1 đến 2,5m cùng nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh.

2 Hoa

Hoa của cây cà phê có màu trắng, hình dáng năm cánh, thường được nở thành chùm đôi hoặc ba, nhìn bên ngoài khá giống với hoa nhài Thời gian nở của hoa cà phê chỉ trong vòng từ 3 đến 4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ khoảng vài tiếng Đối với một cây cà phê trưởng thành sẽ có khoảng từ 30 nghìn đến 40 nghìn bông.

Trang 7

Trong giai đoạn cây cà phê ra hoa, người chuyên môn đã có thể đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê của mình Tuy nhiên, các yếu tố về thời tiết như rét đậm, hạn hán có thể ảnh hưởng mạnh đến vụ mùa và đảo lộn hết những đánh giá đầu tiên này.

3 Quả

Do là loại cây tự thụ phấn, chính vì vậy mà các yếu tố như gió, côn trùng tác động quan trọng đến quá trình sinh sản của cây cà phê Kể từ thời điểm thụ phấn, quả cà phê sẽ lớn dần trong 7 đến 9 tháng với hình dạng bầu dục, khá giống quả anh đào Trong giai đoạn chín, màu sắc của trái cà phê có sự thay đổi dễ nhận thấy đó là từ màu xanh sang vàng và chín sẽ là màu đỏ Chính vì thời gian thụ phấn và phát triển như vậy mà một vụ cà phê có khi kéo dài cả năm trời.

Đối với những quả cà phê thông thường sẽ chứa hai hạt (ngoại trừ cà phê Culi chỉ chứa một hạt duy nhất) và được bao bọc bởi phần thịt quả bên ngoài Hai hạt cà phê có vị trí nằm ép sát với nhau, tiếp xúc là mặt phẳng, hướng ra bên ngoài là vòng cung Ngoài ra, mỗi hạt đều được bao bọc bởi 2 lớp màng mỏng Hình dáng hạt cà phê khác nhau tùy vào mỗi loại, từ tròn đến dài, màu sắc khi còn tươi sẽ là màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.

4 Quá trình hình thành, phát triển Giai đoạn ngủ

Sau giai đoạn thụ tinh, quả cà phê lúc này đã được hình thành với kích thước nhỏ thường gọi với cái tên “đầu đinh” Trong giai đoạn này, quả của cây cà phê sẽ rơi vào trạng thái ngủ, thời gian kéo dài từ 6 đến 10 tuần tùy vào lượng nước mà cây hút được.

 Giai đoạn tăng kích thước

Khi cây cà phê đã hút đủ lượng nước cần thiết sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn 2 Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 8 đến 10 tuần, trong khoảng thời gian này quả của cây cà phê sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về kích thước, khối lượng tươi cũng có sự gia tăng nhưng khối lượng khô không tăng nhiều.

Trang 8

Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kích thước gồm kích thước quả lẫn kích thước vỏ trấu (đây là phần sẽ chứa nhân cà phê sau này) Kết thúc giai đoạn 2 này sẽ là sự ổn định của vỏ trấu và kích thước của hạt cà phê cũng đã được định hình Đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến kích thước của nhân cà phê, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê sau này.

 Giai đoạn tăng khối lượng khô

Đây là giai đoạn mà khối lượng hạt, đặc biệt là khối lượng khô tăng lên đáng kể, trong khi đó kích thước vỏ trấu gần như không thay đổi Kéo dài từ 14 đến 16 tuần, đây là khoảng thời gian quyết định đến năng suất và phẩm chất của hạt cà phê sau này Ngoài ra, ở giai đoạn 3 này các dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt là kali, phốt pho được phát huy tác dụng Và điều này sẽ tăng tỉ lệ rụng quả.

 Giai đoạn quả chính

Đây là giai đoạn kéo dài từ 4 đến 5 tuần Khoảng thời gian này, vỏ cà phê sẽ tăng mạnh về kích thước nhưng kích thước nhân gần như không đổi, khối lượng hạt cũng có tăng Giai đoạn chín này sẽ có sự chuyển hóa các chất có trong hạt của cây cà phê cũng như là hương vị và chất lượng bên trong Đây là giai đoạn mà bạn có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, độ cứng vỏ của trái cà phê.

III NĂM LOẠI CÀ PHÊ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

Trang 9

1 Arabica

Arabica thuộc họ Rubiaceae, chi Coffea, tiếng Việt được gọi là cà phê Chè do đặc điểm của nó là lá nhỏ Thân cây thấp giống như cây chè ở Việt Nam Arabica có nguồn gốc từ Tây Nam Ethiopia Sau đó theo chân người Pháp đến Việt Nam Đây chính là loại cafe được trồng đầu tiên ở nước ta

Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê, chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, México, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.

Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê, sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.

2 Robusto

Cà phê vối là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê, khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam, các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Brasil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda, Côte d’Ivoire

Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (tức cà phê arabica) Hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê chè chỉ khoảng 1-2%.

Trang 10

Đặc tính hương vị của Robusta khá đậm và chát, không chua Cà phê Robusta được chế biến khô, dẫn đến có mùi đất, khét khi rang, cây được trồng ở độ cao thấp, từ 600m trở lên là có thể trồng được rồi, chủ yếu làm cà phê nhân- cà nền - và cà phê hòa tan Các thương hiệu cà phê lớn dùng cực nhiều để làm cà nền -> giá thấp nhất trong các loại cà phê Gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng là cà phê Robusta, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Lâm Đồng Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.

Cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch, cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1.000 mm Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (Coffea excelsa).

3 Cherry

Cà phê cherry hay cà phê mít gồm 2 giống chính là Liberica và Exelsa Loại này không được phổ biến lắm, nhưng có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất cao Nó được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp Cherry rất phù hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái.

Cà phê Cherry khi ở thị trường Việt Nam không được trồng nhiều tại các vùng đại ngàn như Buôn Ma Thuột hay Đắk Lắk mà lại được trồng chủ yếu tại Kon Tum, Gia Lai và Nghệ An Việc trồng như vậy nhằm tối ưu hóa diện tích do những tỉnh này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp nhưng lại bất ngờ không thích hợp trồng cà phê Người Việt Nam thường chuộng các loại cà phê có vị đắng nên hầu như rất hiếm người uống được cà phê mít nguyên chất Tuy nhiên, nếu bạn không quá thích sự đắng gắt của các loại cà phê thường gặp thì bạn có thể thử trộn chúng với cà phê mít để làm dịu đi vị đắng và nâng cao hương vị của tách cà phê.

Trang 11

4 Moka

Là giống cây khó trồng, dễ bị sâu bệnh và mất nhiều công chăm sóc Vì vậy nó có những đặc điểm riêng về hình dạng, cây, quả và hương vị đặc trưng Loại cà phê này thường được trồng ở Đà Lạt

Đặc điểm: Thường có thân màu xám nhạt, rễ mọc đâm sâu vào đất, lá cây có tán nhỏ và đối xứng hai bên Thông thường loại cây này sẽ có phần èo uộc, ít trái hơn vì rất khó chăm sóc và dễ bị bệnh Khi bắt đầu chin thường có màu xanh lá nhạt, căng bóng dàn chuyển sang màu đỏ cà chua và đỏ đậm, hạt thường nhỏ và tròn.

Cà phê Moka thường được gọi là nữ hoàng trong tất cả các loại cà phê vì nó có chút vị đắng nhẹ, xen lẫn là một chút chua, thanh và có cả vị béo của phần đầu bên trong hạt.

5 Culi

Cà phê Culi còn được gọi là cà phê Bi, cà phê Peaberry với hình dạng tròn trại như hạt đậu, có chứa hàm lượng caffein rất cao, vì vậy loại cà phê này sở hữu hương vị đắng mạnh mẽ cùng hương thơm nồng quyến rũ.

Cà phê Culi sở hữu đặc điểm sinh học khác với phần lớn cà phê bởi một trái cà phê chỉ chứa duy nhất một hạt trong khi đó đối với cà phê thong thường, con số này là hai hạt Đây là sự đột biến tạo ra sự khác biệt từ hình dạng đến mùi vị của cà phê Culi so với các loại cà phê khác như Arabica, Robusta, Moka,… ngoài ra cũng chính vì sự đột biến này mà hàm lượng caffeine trong hạt của cà phê Culi cũng cao hơn so với các loại cà phê thông thường Chỉ chiếm sản lượng nhỏ trong tỉ trọng cà phê Việt Nam Cà phê Culi sau khi thu hoạch về sẽ được tách riêng với các loại cà phê còn lại và chế biến riêng nhằm đảm bảo giữ được mùi vị, chất lượng của cà phê Culi.

Với vị đắng hơn cả cà phê Robusta cùng mùi thơm nhẹ, thoang thoảng Khi pha chế vào nước sẽ ra màu cà phê là nâu đậm Hiện nay, người ta thường kết hợp cà phê

Trang 12

Culi với cà phê Robusta hoặc Arabica cho ra những sản phẩm với hương thơm và mùi vị đặc sắc, đa dạng và được nhiều người ưa chuộng.

IV CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRỒNG VÀ GIÁ TRỊ CÂY CÀ PHÊ

1 Đất

Địa hình đất đỏ bazan được xem là nơi lý tưởng để trồng cà phê Với độ tơi xốp cao cùng với tầng mặt đất dày Khả năng thoát nước vô cùng tốt và độ dốc phù hợp để có thể trồng các loại cà phê Để cà phê có thể phát triển tốt nhất ở đây, bạn cần phải cày bừa đất kỹ càng trước khi bắt đầu trồng Ngoài ra bạn còn phải dọn sạch sẽ cỏ dại và các loại cây thực vật trước đó xung quanh.

2 Thời điểm trồng

Thời điểm lý tưởng để trồng cà phê là vào đầu mùa mưa Việc trồng cần kết thúc trước 1 đén 2 tháng khi vào mua khô Cà phê khá ưa nước, tuy vậy khi vào mùa mưa bạn cần theo dõi để đảm bảo đất không ngập úng Đối với những cây con thể sống sót, bị còi cọc không có khả năng phát triển thì bạn phải trồng dặm tại những vị trí đó.

3 Khí hậu môi trường

Trang 13

Cà phê là cây nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khá cao và tùy từng chủng: Cà phê chè ( Arabica) ưa mát, nhiệt độ tối ưu 20 – 22 độ C, ánh sáng tán xạ nên thường được trồng ở miền núi cao 600 – 2.500 m, lượng mưa cần 1300 – 1.900 mm Cà phê vối( Rôbusta) ưa nóng ẩm , nhiệt độ 24 – 26 độ C, thích ánh sáng trực xạ yếu, thường được trồng ở các Cao Nguyên thấp và Bình Nguyên Lượng mưu cần từ 1.300 – 2.500 mm.

4 Kỹ thuật trồng cây

Bón phân cho cây: Trong quá trình phát triển của cây cà phê, bạn phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng thì khi đó cây mới khoẻ Khuyến khích bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ Bón cho cây 2 tuần một lần từ tháng thứ 3 đến tháng 9 Phân hữu cơ vừa an toàn cho sức khoẻ, đảm bảo được năng suất cùng như chất lượng Vừa thân thiện với môi trường vừa có thể góp phần cải tạo đất Cà phê cũng cần bổ sung loại phân NPK hằng năm Việc bón phân NPK phải sử dụng liều lượng phù hợp để tránh việc gây mặn cho cây.

Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp: Cung cấp nước cho cà phê trong giai đoạn phát triển là yếu tố cực kỳ quan trọng Việc tưới nước nên diễn ra vào mỗi sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới nước giữa trời nắng Khi thời tiết vào mùa hè nắng gắt cần tưới nhiều hơn vào cả sáng lẫn tối với lượng nước phù hợp Lưu ý trước mỗi lần tưới cây nên quan sát kỹ bề mặt đất của cà phê được khô ráo để tránh trường hợp tưới quá nhiều nước gây ngập úng.

Cắt tỉa cây hợp lý: Với việc cắt tỉa cành thường xuyên giúp cây cà phê tránh đi sự già cỗi Việc tỉa cây nên diễn ra vào đầu mùa xuân Việc loại bỏ những cảnh cây già cỗi tạo điều kiện để những cảnh khoẻ có thể phát triển hơn Cho ra sản lượng cà phê cao và năng suất tốt hơn Ngoài ra nhờ việc tỉa cành giúp cây luôn nhận đầy đủ ảnh sáng từ nhiều phía Giúp giảm và tránh tình trạng sâu bệnh trên cây.

5 Giống cây

Đối với hầu hết các thực phẩm đều cần phải chú trọng trong việc chọn giống Giống cà phê phải phù hợp với điều kiện trồng tại nơi sản suất Hiện nay có 2 giống cà phê

Trang 14

chính đáng kể đến là Arabica và Robusta Hạt cà phê Arabica trên thế giới được ưa chuộng và mang đến giá trị lợi nhuận vô cùng lớn Tuy nhiên với điều khiện vô cùng khắt khe của Arabica nên tại Việt Nam hạt Robusta vẫn được trồng phổ biến hơn Hạt Arabica được trồng lý tưởng tại nơi có độ dốc dưới 200 Độ xốp phải trên 60% với tầng đất dày trên 70 cm Hàm lượng mùn lớp đất phải trên 2,5% Nơi phù hợp với độ cao từ 1000 – 1500m so với mực nước biển Lượng mưa yêu cầu trung bình 1200 – 1900 mm với nhiệt độ mức 15 – 24 độ C Đặc biệt yêu cầu mua khôn hạn tối thiểu 2 tháng Với hạt Robusta thì ít phức tạp hơn, nó phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam Nhiệt độ yêu cầu từ 24 – 26 độc C với độ ẩm cao và lượng mưa trên 2000 mm/ năm.

6 Sâu bệnh

Ở cây cà phê các bệnh thường gặp như việc sâu đục thân, mọt đục quả, đục cành Xuất hiện các loại rệp ở quả, rệp hại rễ Niều bệnh bện gỉ sắt, thán thư hay bệnh thối cổ rễ, vàng lá, khô cành, … Bất ký bộ phận nào của cây gặp nguy hại đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường Việc chăm sóc hay tuân thủ các kỹ thuật trồng trọt giúp bạn hạn chế và điều trị bệnh cho cây hiệu quả Đối với các trường hợp sâu bệnh bạn nên dùng các loại phân hữu cơ Tránh các loại phân hoá học và nên hạn chế phân vô cơ.

7 Bảo quản, vận chuyển

Trong quá trình bảo quản, độ ẩm và nhiệt độ trong kho, đặc biệt là độ ẩm của hạt cà phê đưa vào bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê Độ ẩm của cà phê bảo quản phải dưới 13% độ ẩm của môi trường trong kho bảo quản quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho chất lượng cà phê trong kho bảo quản bị giảm rõ rệt chủ yếu đươc biểu hiện ở sự biến đổi màu của cà phê, chất lượng nước uống Với khâu vận chuyển ta quan tâm đến tình trạng vệ sinh của phương tiện vận chuyển, ví dụ: không dùng xe chở gia súc để vận chuyển cà phê, không dùng xe tải chở phân hóa học để vận chuyển cà phê.

Trang 15

V PHÂN BỐ DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cà phê của Việt Nam tính đến hết năm 2022 đạt 710,66 nghìn ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh đạt 653,1 nghìn ha Cà phê Việt Nam được trồng trên 19 tỉnh khắp cả nước nhưng chủ yếu tập trung tại 5 tỉnh Tây Nguyên, chiếm 91,2% tổng diện tích cả nước.

So với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, diện tích cà phê của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau các nước: Brazil tổng diện tích gần 1,9 triệu ha, Indonesia tổng diện tích trên 1,2 triệu ha, Colombia và Ethiopia hơn 800 nghìn ha, Bờ Biển Ngà gần 800 nghìn ha Tuy là nước có diện tích cà phê đứng thứ 6 thế giới nhưng năng suất cà phê của nước ta đạt cao nhất thế giới Năng suất trung bình cà phê của Việt Nam cao gấp 1,4 lần của Brazil, gấp 2,8 lần của Colombia và gấp 4,5 lần của Indonesia Về sản lượng, niên vụ cà phê 2021-2022, sản lượng cà phê Việt Nam đạt trên 1,8 triệu tấn Sản lượng cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, sau Brazil và là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới.

Khu vực trồng cà phê chủ yếu: Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Đắk Lắk, Lâm Đồng Trong đó vựa cà phê Buôn Ma Thuột ở Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn nhất thế giới Tây Nguyên được trời ban cho đất đỏ bazan trù phú Nói đến đất bazan ai cũng biết rằng đó là loại đất tốt, rất tơi xốp,

Trang 16

có khả năng giữ nước tốt, và đặc biệt loại đất này rất dễ hấp thu dinh dưỡng Mặt khác Tây Nguyên lại là khu vực đồi núi cao (500-600 mét so với mực nước biển) Nơi đây có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta.

“Thủ phủ cà phê” chính là Buôn Ma Thuột Buôn Ma Thuột là một trong những vùng đất đầu tiên được người Pháp chọn để trồng và nhân giống cây cà phê Trước khi lựa chọn Buôn Ma Thuột, người Pháp đã khảo sát rất kỹ vùng đất này, và thấy rằng đây là “thiên đường” để trồng cà phê Từ thổ nhưỡng cho tới khí hậu, tầng phù sa cổ, và đặc biệt là địa hình đồi núi cao,…đều rất thích hợp với cây cà phê Họ đã chọn Buôn Ma Thuột làm trung tâm và thực hiện chuyên canh giống cà phê Robusta trong bán kính 10km quanh Buôn Ma Thuột Từ đó xây dựng nên những địa danh nổi tiếng về cà phê như Ea Kao, Cư Ebut, Tân Lập,…

VI LỢI ÍCH MÀ CÀ PHÊ MANG LẠI

 Lợi ích về sức khỏe

Dụng nạp nguồn chất chống oxy hóa: Lợi ích cực lớn mà cà phê mang lại đó chính là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào Mỗi tách cà phê nguyên chất đều chứa loại chất này, đặc biệt là lượng polyphenol trong cà phê là cực cao, kèm với đó là nhiều khoáng chất hỗ trợ các tế bào nâng cao hiệu suất hoạt động, duy trì sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.

Trang 17

Kích hoạt trí não: Cà phê là sản phẩm chứa lượng lớn caffeine, chất này có khả năng kích thích khả năng hoạt động của cả thể chất và tinh thần Từ đó, chúng giúp cải thiện chức năng nhận thức cũng như trí nhớ của con người Caffeine có tác dụng tăng cường sự tập trung, bổ sung năng lượng, kích thích sự tỉnh táo hiệu quả Cải thiện tình trạng đau đầu: Nhiều người cho rằng cà phê gây nên tình trạng kích ứng, gây đau đầu, mệt mỏi Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi bạn dùng cà phê không đúng cách Caffeine có trong cà phê có công dụng làm giãn mạch tự nhiên, làm các cơ tĩnh mạch hạn chế tình trạng căng lên hoặc thu lại, từ đó làm giảm huyết áp hiệu quả Với chức năng đó, uống cà phê sẽ giúp người dùng cải thiện chứng đau đầu Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng, bởi khi sử dụng với liều lượng quá nhiều trong thời gian dài thì cà phê lại là nguyên nhân gây đau đầu, đau nửa đầu.

Bổ sung năng lượng, tỉnh táo và tập trung: Đây là tác dụng của cà phê mà người dùng dễ dàng nhận biết nhất Khi sử dụng ở mức hợp lý, cà phê giúp cơ thể nâng cao hiệu suất hoạt động thể chất, cải thiện sự mệt mỏi, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung cực kỳ hiệu quả.

Hỗ trợ làm đẹp, giảm cân an toàn: Tác dụng của cà phê là tăng cường hiệu suất hoạt động của cơ thể, từ đó có thể hỗ trợ tập luyện và giảm cân hiệu quả Ngoài ra, caffeine đẩy nhanh quá trình sinh nhiệt trong cơ thể, giúp đốt cháy mỡ thừa một cách hoàn toàn tự nhiên Từ lâu thì caffeine đã được xem là một trong những chất mang công dụng làm đẹp hiệu quả và hiện nay thường được thêm vào các sản phẩm giảm cân, dưỡng da cũng như các sản phẩm làm đẹp khác.

Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm: Đây chính là tác dụng của cà phê khiến cho nhiều người bất ngờ nhất Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng cà phê có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do ung thư, đột quỵ, tim mạch thấp hơn nhiều so với người không sử dụng Thói quen sử dụng cà phê cũng được xem là phương pháp làm giảm khả năng mắc các bệnh như Alzheimer và Parkinson trong tương lai Đồng thời, cà phê là thức uống làm giảm đến 25% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2

Trang 18

Chức năng này được giải thích bởi cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và đốt cháy tốt lượng chất béo trong cơ thể

 Lợi ích với nền kinh tế, xã hội và môi trường

Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500 triệu USD, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.

Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.

Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh củađơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.

Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín.

 Lợi ích đối với người sản xuất

Ngày đăng: 04/04/2024, 17:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan