Xây dựng môi trường học tập hạnh phúc

25 1 0
Xây dựng môi trường học tập hạnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học sinh cần được chăm sóc và yêu thương của bố mẹ và người thânvà được học tập, rèn luyện, trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc - nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ

Trang 1

TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 1

BÁO CÁO BIỆN PHÁP THAM GIA HỘI THIGIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CẤP TỈNH

CHU KỲ 2020 – 2024

Tên biện pháp:

“XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP HẠNH PHÚC CHO LỚP 12D3TẠI TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 1.”

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Loan

Đơn vị công tác: Trường THPT Hiệp Hòa số 1

Hiệp Hòa, ngày 28 tháng 2 năm 2024

Trang 2

III BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC 8

1 Biện pháp 1: Giáo viên thay đổi bản thân, kiến tạo hạnh phúc 8

2 Biện pháp 2: Tiết học hạnh phúc 9

3 Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệmsáng tạo cho học sinh 11

4 Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp kỉ luật tích cực 14

5 Biện pháp 5: Sử dụng biện pháp khen thưởng đúng, đủ đảm bảo công bằng

Trang 3

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do chọn biện pháp

Trong xã hội hiện nay, con người cần phát triển toàn diện với đầy đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ Giáo dục trở thành mục tiêu, trách nhiệm chung của toàn xã hội Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và đời sống ngày càng trở nên một yêu cầu đặt ra cấp bách mà chính phủ, các cấp, các ngành đều hết sức quan tâm.

Trong đời sống xã hội nói chung, cuộc sống của mỗi con người nói riêng, hạnh phúc là mục tiêu phấn đấu cao nhất bởi lẽ đó, phong trào Xây dựng trường học hạnh phúc đang là một xu hướng tất yếu của các nhà trường Với mong muốn trong môi trường giáo dục nhà trường cả giáo viên và học sinh đều có đượng niềm vui, niềm hạnh phúc Trường học không có bạo lực học đường, không có những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử thiếu văn minh Trong ngôi trường hạnh phúc ấy, thầy cô và học sinh được dạy và học trong không khí vui vẻ, tràn đầy sự cảm thông, yêu thương và sống trong sẻ chia Trường học trở thành ngôi nhà chung để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Để có trường học hạnh phúc phải bắt đầu từ việc xây dựng lớp học hạnh phúc Học sinh cần được chăm sóc và yêu thương của bố mẹ và người thânvà được học tập, rèn luyện, trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc - nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn băn khoăn với câu hỏi “Làm thế nào để mỗi ngày đến trường mỗi thày cô và học sinh đều cảm là một ngày vui? Thiết nghĩ xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các

nhà giáo dục quan tâm lúc này Chính vì điều đó tôi chọn đề tài “Xây dựng môi

trường học tập hạnh phúc cho lớp 12D3 tại Trường THPT Hiệp Hòa số 1.”

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng:

Tự đánh giá và cải thiện phương pháp giáo dục của mình, khắc phục nhược điểm và tăng cường điểm mạnh, từ đó nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm trong các năm học sắp tới.

Thông qua đề tài, tôi mong muốn có cơ hội trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp chủ nhiệm, và từ đó mở rộng và áp dụng phù hợp với từng tình huống cụ thể của lớp chủ nhiệm, nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong việc giáo dục học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục cũng như uy tín của trường.

Tôi muốn giáo dục học sinh trong lớp chủ nhiệm bằng tình yêu thương và sự tôn trọng, và đề xuất các biện pháp để xây dựng một lớp học hạnh phúc, giúp học sinh phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và đạo đức.

Đề tài của tôi cũng hướng đến mục tiêu xây dựng một trường học hạnh phúc thành công, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12D3 trường THPT Hiệp Hòa số 1

Trang 5

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Các văn bản chỉ đạo

1.1 Kế hoạch số 132-CĐGDVN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn vàtổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao nănglực ứng xử phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Khái niệm về hạnh phúc có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, và điều này phản ánh sự đa dạng trong cách mỗi người cảm nhận và đánh giá cuộc sống Tuy nhiên, hạnh phúc, dưới mọi góc độ, là trạng thái cảm xúc được thể hiện qua cảm giác vui vẻ, thỏa mãn và hài lòng khi các nhu cầu về cả vật chất và tinh thần trong cuộc sống được đáp ứng đủ đầy ở mức độ nhất định.

2.2 Lớp học hạnh phúc

Lớp học hạnh phúc đầu tiên phải là một môi trường tương tác tích cực và chủ động, nơi mà cả thầy và trò đều mang lại những cảm xúc tích cực Đó là nơi mà mỗi cá nhân mong muốn đến, nơi có niềm vui và sự hứng thú, nơi mà cảm xúc của họ được chia sẻ và mong đợi Trong lớp học này, ngoài việc truyền đạt kiến thức và phát triển kỹ năng cho học sinh, giáo viên cũng phải tập trung vào việc giáo dục cảm xúc cho học sinh Một lớp học hạnh phúc được tạo nên từ những trái tim đầy yêu thương.

Học sinh khi đến với lớp học hạnh phúc sẽ trải qua quá trình học tập và rèn luyện trong một môi trường thân thiện và ấm áp, nơi mà tình người được chia sẻ và lan tỏa Ở đó, giáo viên và học sinh cùng nhau tạo ra và phát triển những trạng thái cảm xúc tích cực Mối quan hệ lành mạnh này góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp, khuyến khích lòng yêu thương, sẻ chia, trách nhiệm và đạo đức trong tương tác với đồng môn Từ đó, học sinh

Trang 6

sẽ cảm thấy hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập và rèn luyện Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi học sinh, đặc biệt là đối với những học sinh có tiến độ học tập chậm hơn.

2.3 Trường học hạnh phúc

Từ những lớp học hạnh phúc, ta có thể thành công trong việc xây dựng một trường học hạnh phúc Trường học hạnh phúc là nơi mà mọi người đều được trải nghiệm niềm vui và hạnh phúc, với sự phát triển của người học là ưu tiên hàng đầu Nó có thể được hiểu như một nơi mà giáo viên luôn tận hưởng công việc của mình, cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cùng với sự phát triển toàn diện của học sinh trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và đầy tình thương.

3 Cơ sở để xây dựng lớp học hạnh phúc

Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn và tổchức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lựcứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới.

Thực hiện theo kế hoạch của trường THPT Hiệp Hòa số 1 trong hội nghị kế hoạch các năm học với các định hướng cho hoạt động của học sinh nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng lớp học hạnh phúc, từ đó tạo nên trường học hạnh phúc.

4 Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc

4.1 Xây dựng lớp học thân thiện và yêu thương

Mọi phụ huynh, học sinh và giáo viên đều mong muốn xây dựng một lớp học ấm áp và đầy yêu thương Trong môi trường đó, giáo viên, phụ huynh và học sinh luôn cảm nhận được sự gần gũi và ấm áp của tình thân, tạo điều kiện cho việc chia sẻ và hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong lớp học, liên quan đến học sinh và con em của họ Giáo viên mong muốn được truyền đạt kiến thức với đầy đam mê và nhiệt huyết, áp dụng những phương pháp dạy học tích cực và phù hợp nhất cho từng nhóm học sinh Họ sẵn lòng hỗ trợ và đồng hành cùng học sinh không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống,

Trang 7

tạo ra một môi trường gắn bó và thân thiết, hiểu biết sâu sắc về tâm trạng và mong muốn của học sinh để hướng dẫn chính xác và phù hợp.

Lớp học thân thiện và yêu thương là nơi mà học sinh mong muốn gắn bó hàng ngày, cảm thấy hứng thú với mỗi bài học và trân trọng từng khoảnh khắc tại trường Các em, đặc biệt là những em chậm tiến bộ, không cảm thấy bị lạc hậu, áp lực hoặc căng thẳng, mà thay vào đó, họ được khích lệ và hỗ trợ, có không gian thoải mái để học tập và vui chơi Họ có cơ hội thể hiện bản thân, kết nối với bạn bè và giáo viên Khi phải rời xa, họ luôn mong muốn quay trở lại một cách nhanh chóng.

4.2 Xây dựng lớp học an toàn

Một lớp học hạnh phúc cần phải đảm bảo an toàn cho cả giáo viên và học sinh, bao gồm sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của họ Sự an toàn này phải được tạo ra từ một môi trường thân thiện và đoàn kết giữa các thành viên Trong lớp học hạnh phúc, không có chỗ cho bất kỳ hành vi bạo lực nào Các mâu thuẫn cần được phát hiện và giải quyết kịp thời dựa trên sự phân biệt rõ ràng về đúng sai và công bằng Không được chấp nhận bất kỳ hành vi xô xát, đánh đập, chèn ép hoặc bắt nạt giữa các học sinh.

4.3 Xây dựng lớp học có sự tin tưởng và tôn trọng

Một lớp học hạnh phúc sẽ là nơi mà mỗi học sinh đều mong muốn được gắn bó Trong môi trường này, giáo viên chủ nhiệm cần duy trì sự tin tưởng với học trò không chỉ về mặt kiến thức mà còn về mặt nhân cách Khi học sinh tin tưởng vào giáo viên, họ sẽ cảm thấy thoải mái chia sẻ về cuộc sống và những thách thức mà họ đang gặp phải, cả với bản thân và với bạn bè Từ sự tin tưởng đó, học sinh sẽ học được cách lắng nghe và sửa chữa khi gặp sai lầm Trong lớp học hạnh phúc, không chấp nhận bất kỳ hành vi hoặc lời nói nào vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của học sinh và giáo viên Đặc biệt, môi trường này cần tôn trọng sự đa dạng cá nhân, không có sự ép buộc trong suy nghĩ và hành động.

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP1 Về giáo viên

Trang 8

Đầu năm, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát toàn bộ giáo viên dạy khối 12 với câu hỏi “Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” Kết quả đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía:

+ Khối lượng kiến thức, nội dung chương trình + Kết quả thi, thành tích trong giáo dục.

+ Áp lực từ phía phụ huynh, từ phía xã hội.

+ Áp lực từ chính bản thân mỗi giáo viên: Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt những điều mà mình đã lập trình sẵn và khi học sinh không đạt được những kì vọng ấy, chúng ta trở nên chán nản, mệt mỏi, nhiệt huyết với nghề giảm sút

Năm học 2023-2024, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12D3 với 40 học sinh (39 nữ 1, nam) Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện, có mục tiêu phấn đấu cao, động cơ học tập rất rõ ràng, các em nhận được sự quan tâm, đầu tư nhiều cho việc học từ bố mẹ Bên cạnh đó, các em cũng chịu nhiều áp lực về học tập từ bố mẹ, từ thầy cô, từ chính bản thân các em… Ngoài ra còn có áp lực năm cuối về chọn ngành học, nghề học, thi tốt nghiệp đại học và các mối quan hệ bạn bè, tình cảm… Đây là những khó khăn không nhỏ để tôi hoàn thành nhiệm vụ chủ nhiệm lớp

2 Về học sinh

Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát tâm lý học sinh lớp tôi với câu hỏi

“Em có hạnh phúc khi đến trường, lớp không?” Tôi nhận được kết quả như sau:

Từ kết quả trên, ta nhận thấy vẫn có học sinh chưa bao giờ và hiếm khi hạnh phúc khi đến trường, tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc vẫn chiếm tỉ lệ

Trang 9

cao Tỉ lệ học sinh hạnh phúc khi được đến trường mới đạt hơn một nửa.

+ Nguyên nhân học sinh lớp ít hạnh phúc:

Nguyên nhân chủ quan: Học sinh phải đối mặt với áp lực học tập quá lớn Một số trong số họ luôn cảm thấy thiếu tự tin, không tự tin trong giao tiếp, thiếu khả năng thể hiện bản thân

Nguyên nhân khách quan: Điều này có thể bắt nguồn từ áp lực trong giờ học và các kỳ thi, cũng như sự kỳ vọng từ giáo viên và phụ huynh Sự thiếu hứng thú trong quá trình dạy và học cũng góp phần làm tăng thêm áp lực cho học sinh Ngoài ra, việc thiếu sự chia sẻ và quan tâm từ bạn bè, giáo viên và gia đình cũng gây ra tình trạng này.

III BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC

Dựa trên thực tế được đề cập ở trên, tôi quyết định đề xuất một số biện pháp để nâng cao sự hạnh phúc của cả giáo viên và học sinh trong mỗi lớp học, và tôi đã thực hiện những biện pháp này trực tiếp trong lớp học của mình.

1 Biện pháp 1: Giáo viên thay đổi bản thân, kiến tạo hạnh phúc

Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học Cụ thể:

+ Vào các giờ ra chơi, tôi tham gia trò chuyện, tâm sự với các con, tạo sự gần gũi, thoải mái, xoá bỏ đi bức tường ngăn cách giữa cô và trò

+ Lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên

Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; Khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn Cụ thể:

+ Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các con làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai

+ Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen.

Tự điều chỉnh cảm xúc bản thân trước khi đến trường, cần nhanh chóng làm dịu bản thân lại để lên lớp tưới tẩm những điều tốt lành đến học sinh.

Trang 10

Mỗi giáo viên cần có nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của nghề giáo, và trọng trách mà mình đảm nhiệm trong xã hội Chúng ta cần tích cực tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, và cách ứng xử nhân văn, để mỗi giáo viên có thể là một tấm gương sáng về nhân cách và đạo đức, là một nguồn động viên cho học sinh Bằng tình yêu thương và lòng nhân ái, hãy truyền đạt niềm tin và tình yêu vào cuộc sống và tương lai của học sinh, qua những hành động đầy nhân văn của chúng ta

Hình ảnh cô trò nói chuyện trong giờ ra chơi

2 Biện pháp 2: Tiết học hạnh phúc.

Giáo viên cần thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng sử dụng ứng dụng CNTT vào bài dạy, có phương pháp dạy học hiệu quả, tạo hứng thú, lôi cuốn người đọc

+ Tiêu chí về dạy và học, trong đó tập trung vào việc tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.

Trang 11

Với tôi, mỗi giờ lên lớp là một sự đổi mới Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được chú trọng, trong mỗi tiết học, học sinh được phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo trong việc hình thành và tiếp nhận kiến thức mới cũng như vận dụng vào thực tiễn Mọi đối tượng học sinh đều được quan tâm và được ghi nhận kết quả làm việc trong mỗi giờ học.

+ Trò chơi là một phần không thể thiếu trong mỗi tiết học, trò chơi khởi động, trò chơi củng cố hay trò chơi giữa giờ đều giúp các em cảm thấy thoải mái, từ đó phấn khích, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tiếp theo.

+ Linh động các vị trí học tập, không chỉ học tập trong lớp mà các em có thể có những không gian và bài học thực tế Khiến các em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn trong quá trình tham gia học tập

Trò chơi Nhanh tay, nhanh mắt: Tuỳ vào lúc thích hợp của tiết học,

giáo viên đưa các bài toán có lời giải sai ở một vài bước học sinh thường mắc phải, các nhóm thảo luận tìm ra chỗ sai và sửa sai Nhóm nào tìm nhanh nhất và sửa lại cho đúng là đội dành chiến thắng.

Thông qua trò chơi, tôi nhận ra rằng học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc tìm hiểu kiến thức, các em được thảo luận, hợp tác, dần dần tìm được tiếng nói chung, từ đó các em sẽ cảm thấy vui vẻ và mong muốn được đến trường Giáo viên lúc này sẽ là người quan sát, tư vấn, kiểm định kết quả và hoàn thiện câu trả lời.

Trang 12

Tiếp cận bài học qua video vui nhộn

Học sinh thực hiện trò chơi trong tiết học

3 Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trảinghiệm sáng tạo cho học sinh.

Mục đích và ý nghĩa: Tạo liên kết và tinh thần đoàn kết.

Tổ chức lớp không chỉ là việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của nhà trường và đoàn thanh niên, mà còn là việc xây dựng tinh thần đoàn kết và hòa đồng trong lớp học Để đạt được điều này, giáo viên cần tổ chức các hoạt động tập thể nhằm phát triển tinh thần đồng đội và sức mạnh của tập thể Sự quan tâm và chia sẻ giữa các thành viên sẽ được thể hiện và phát triển qua các hoạt động này, giúp phát huy sở trường cá nhân và sức mạnh của tập thể.

Cách thức tổ chức:

- Tích cực tham gia vào kế hoạch của nhà trường và đoàn thanh niên - Lập kế hoạch hoạt động cho toàn bộ lớp.

- Khuyến khích học sinh thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ học chính - Tham gia chung với học sinh để tạo sự gần gũi và thấu hiểu.

Không chỉ khích lệ học sinh tham gia các hoạt động của trường, mà tôi còn định hướng cho các em tham gia một cách tích cực và chất lượng Qua trải

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan