Đổi mới cách tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh truyền thống

22 0 0
Đổi mới cách tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh truyền thống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vậy, chúng ta phải phối hợp như thế nào hay tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để phụ huynh có nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụ

Trang 1

PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh Vì vậy việc liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, trong đó cha mẹ học sinh là lực lượng quan trọng nhất.

Để tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất, việc bố mẹ và cô giáo của con có một mối quan hệ tốt, thông cảm và hiểu nhau là vô cùng quan trọng Vậy, chúng ta phải phối hợp như thế nào hay tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để phụ huynh có nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Trong cuộc sống hiện đại, quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên là vấn đề khá tế nhị, mấu chốt quan trọng để mối quan hệ này trở nên tốt đẹp hơn đó là giao tiếp, tạo lập niềm tin giữa giáo viên và phụ huynh học sinh thông qua nhiều kênh như trao đổi qua điện thoại hay mạng xã hội, đặc biệt qua các buổi họp phụ huynh.

Xuất phát từ tình hình kết quả họp phụ huynh học sinh truyền thống, trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy nhiều giáo viên và phụ huynh coi nhẹ các buổi họp này Về phía giáo viên chủ nhiệm chỉ làm ở mức hoàn thành trách nhiệm, coi nhẹ việc tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh.Vì vậy nội dung buổi họp nghèo nàn, nhàm chán, chỉ quay quanh thông báo chung chung về các con số , thành tích, các khoản thu chi… khiến nhiều phụ huynh không tha thiết đi họp Về phía phụ huynh học sinh thường không coi trọng cuộc họp phụ huynh, chỉ quan tâm đóng tiền, quên việc phối hợp giáo viên chủ nhiệm để quản lý và giáo dục học sinh Từ đó mất đi sự kết nối bền chặt, sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh trong công tác giáo dục con, sau mỗi kì họp phụ huynh có rất nhiều chỉ trích về giáo viên, về học sinh, về kết quả của buổi họp PHHS khiến giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn.

Trang 2

Nâng cao hiệu quả các buổi họp phụ huynh sẽ giúp giáo viên tạo lập niềm tin với phụ huynh, tạo được sự thống nhất trong cách giáo dục từ đó giúp cho công tác chủ nhiệm thuận lợi Góp phần xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc, nâng cao chất lượng dạy và học Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi đã

nghiên cứu và đưa ra biện pháp “ Đổi mới cách tổ chức hội nghị phụ huynhhọc sinh truyền thống” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình và cho

đồng nghiệp

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường TH&THCS Đồng Tân 1 Ưu điểm

+ Trường TH&THCS Đồng Tân là trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiều nên rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường + Đa số các em là con nhà nông nên ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn

2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

- Trường TH&THCS Đồng Tân là trường sáp nhập giữa hai trường TH&THCS Đồng Tân phụ huynh học sinh chủ yếu làm nông, thời gian đi làm nhiều, hơn nữa trình độ học vấn lại không cao nên ít có thời gian để dạy dỗ và chỉ bảo con cái.

- Tập thể lớp 6B, 7B với sĩ số là 27 học sinh, là lớp đầu cấp các em bước chân từ môi trường TH lên THCS nên còn rất nhiều điều bỡ ngỡ và khác lạ Trình độ học lực của các em không đồng đều, một số em chưa có ý thức trong học tập, cần nhắc làm bài tập về nhà, có bạn còn nói dối với cán bộ lớp và thầy cô; song song với vấn đề này thì về phía phụ huynh học sinh cũng là điều mà những người làm công tác chủ nhiệm lớp gặp khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức xã hội còn thấp, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, phải đi làm ăn xa, ở với ông bà, thiếu thốn tình cảm từ bố mẹ.

- Nhiều giáo viên thường nói vui với nhau rằng không phải chỉ có học sinh “cá biệt” mà còn có những phụ huynh “cá biệt” nữa Thực tế là có nhiều

Trang 3

bậc cha mẹ “khoán trắng” việc học hành của con cho nhà trường Cũng có nhiều phụ huynh thiếu hợp tác đúng mực, thường thể hiện sự bất đồng quan điểm với giáo viên… Những biểu hiện ấy cho thấy rằng chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh hiện nay còn một số chỗ chưa đồng nhịp, vẫn còn nhiều bất trắc… Chính vì vậy vào năm học trong việc xây dựng kế hoạch của nhà trường luôn phải đặt nhiệm vụ họp hội phụ huynh, bầu hội phụ huynh, kết nối phụ huynh- HS- nhà trường lên nhiệm vụ đầu tiên

+ Bên cạnh đó, tình hình kết quả họp phụ huynh học sinh truyền thống, trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy nhiều giáo viên và phụ huynh coi nhẹ các buổi họp này

Qua biểu đồ khảo sát thực trạng các buổi họp PHHS đầu năm tôi nhận thấy số lượng PHHS tham gia họp chỉ chiếm 64,5 %, số lượng phụ huynh ở lại đến cuối buổi họp chỉ chiếm 31,2 %, PHHS bỏ về giữa chừng chiếm tới 33,3%

+ Về phía giáo viên chủ nhiệm chỉ làm ở mức hoàn thành trách nhiệm, coi nhẹ việc tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh.Vì vậy nội dung buổi họp nghèo nàn, nhàm chán, chỉ quay quanh thông báo chung chung về các con số , thành tích, các khoản thu chi… khiến nhiều phụ huynh không tha thiết đi họp

+ Về phía phụ huynh học sinh thường không coi trọng cuộc họp phụ huynh, chỉ quan tâm đóng tiền, quên việc phối hợp giáo viên chủ nhiệm để quản lý và giáo dục học sinh

Trang 4

=> Từ đó mất đi sự kết nối bền chặt, sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh trong công tác giáo dục con, sau mỗi kì họp phụ huynh có rất nhiều chỉ trích về giáo viên, về học sinh, về kết quả của buổi họp phhs đầu năm khiến giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn.

II Biện pháp

Muốn một buổi học phụ huynh thành công cần có sự chuẩn bị công phu từ khâu lên nội dung, kế hoạch đến lựa chọn người thực hiện những nội dung đó Giáo viên cần tùy thuộc đối tượng, lứa tuổi học sinh để lựa chọn nội dung và phương pháp họp phù hợp.

1 Biện pháp 1: Trang trí lớp học khoa học, chu đáo.

Việc trang trí lớp trước buổi họp phụ huynh thể hiện sự tôn trọng của giáo viên với phụ huynh học sinh Vì vậy trang trí bảng, cho học sinh làm bảng tên, chuẩn bị nước uống, chuẩn bị trước các phiếu phục vụ nội dung họp

Trang 5

Trang trí bảng giúp học sinh thể hiện năng khiếu hội họa, phụ huynh thấy hãnh diện trước sản phẩm của chính con em mình.

Không gian lớp học có thể được thay đổi tùy thuộc vào số lượng học sinh, phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học Nhưng dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần chú ý sự chỉn chu, nghiêm túc, trang trọng.

Học sinh tự thiết kế bảng tên, các lá thư yêu thương và mong muốn gửi tới ba

mẹ trong buổi họp phụ huynh

Học sinh trang trí bảng thật đẹp để chuẩn bị cho buổi họp PHHS

đầu năm

Trang 6

Trước chỗ ngồi của từng em được chuẩn bị đầy đủ nước uống, thư gửi cha

mẹ và phiếu để tham gia hoạt động cha

2 Biện pháp 2: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

Để các em không mất nhiều công chuẩn bị GV nên dùng lại một phần hoặc tất cả các tiết mục văn nghệ các bạn ấy đã biểu diễn trong các đợt thi đua hoặc hội diễn của trường.

GV có thể cho học sinh lựa chọn tiết mục và trình diễn theo khả năng trên tinh thần xung phong.

Nếu không có không gian, nhưng muốn học sinh cả lớp được tham gia giáo viên có thể cho học sinh múa, hát trong buổi sinh hoạt trước ngày họp phụ huynh quay và phát lại trong buổi họp.

Phần văn nghệ giáo viên nên hướng dẫn để học sinh dẫn chương trình Mục đích:

+ Giúp mở đầu buổi họp vui vẻ, nhẹ nhàng.

+ Cha mẹ thấy con thể hiện được khả năng sẽ thấy tự hào, hạnh phúc + Khéo léo cài thông điệp qua các tiết mục văn nghệ.

Trang 7

Tiết mục “Vì con”

Hình ảnh trích từ video cả lớp múa bài “ Mẹ yêu ơi”

Một buổi họp thành công là khi GV có kịch bản họp chi tiết, đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm và buổi họp thực sự là một buổi để chia sẻ, kết nối, để thấu hiểu và yêu thương.

3 Biện pháp 3: Xây dựng, lựa chọn tiểu phẩm để truyền thông điệptích cực.

Trang 8

Trong buổi họp để tránh nhàm chán với các phần báo cáo GV có thể xây dựng tình huống để cài những nội dung mình muốn truyền đạt vào.

Bước 1: Giáo viên họp bàn với học sinh tìm hiểu điều em muốn bố mẹ

thay đổi là gì? Lựa chọn thông tin nào đang là vấn đề nổi cộm nhất cần giải quyết ( con muốn cha mẹ không ép đi học thêm nhiều, muốn cha mẹ quan tâm, chia sẻ, không đùn đẩy trách nhiệm, muốn cha mẹ không so sánh con với người khác….)

Bước 2: Cho học sinh viết kịch bản, chỉnh sửa, chọn vai diễn và tập diễn

với nhau GV kiểm tra hoặc cho học sinh tìm chọn video có nội dung mình muốn truyền đạt.

Bước 3: Sắp xếp thời gian hợp lí trong cuộc họp để học sinh đóng vai

hoặc giáo viên chiếu tình huống giúp thông điệp phát huy tác dụng.

Bước 4: Chốt vấn đề sau hoạt động.

Kịch bản với thông điêp cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con

4 Biện pháp 4: Thiết kế các trò chơi nhỏ - ý nghĩa lớn.

Trang 9

Sau khi xác định mục đích cuộc họp, giáo viên lựa chọn, xây dựng trò chơi đơn giản mang thông điệp muốn cha mẹ thay đổi hoặc tư vấn cách giáo dục con Kết nối để cha mẹ và con hiểu nhau.

Phụ huynh tham gia trả lời câu hỏi về phương pháp giáo dục.

Trò chơi “ Ai là con” với thông điệp nếu con giống người khác cha mẹ sẽ

không nhận ra con đâu – đừng so sánh con với người khác

* Cách tiến hành trò chơi “ Ai là con”

Bước 1: Tìm hiểu nguyện vọng của học sinh – Không muốn cha mẹ so

sánh với người khác.

Bước 2: Nêu mục đích và cách tổ chức trò chơi với học sinh – mặc đồng

phục áo nắng hoặc áo mưa che kín người, mặt để bố mẹ không nhận được ra mình lấy tinh thần xung phong bạn nào sẽ tham gia trò chơi.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị mỗi bạn mượn một áo chống nắng

dài sát mắt cá chân, dùng giấy làm mặt nạ ( đổi đồ đã chuẩn bị cho nhau để bố

Trang 10

Bước 6: Mời phụ huynh nhận con mình Sau khi các phụ huynh nhận con

giáo viên mời học sinh mở mặt nạ.

Bước 7: Chốt thông điệp: Trò chơi nhỏ mang một thông điệp lớn nếu con

giống người khác cha mẹ sẽ không nhận ra con đâu Vậy mong cha mẹ hãy tôn trọng sự khác biệt, nhìn nhận thế mạnh của con, cùng con sửa những khuyết điểm để con tốt hơn chính con ngày hôm qua.

5 Biện pháp 5: Tạo bầu không khí dân chủ, tạo cơ hội để phụ huynhđược chia sẻ.

Mặc dù phụ huynh học sinh luôn muốn được chia sẻ nhưng không mấy người muốn phát biểu Vì vậy giáo viên nên lựa chọn chủ đề chia sẻ mà phụ huynh muốn nói, muốn nghe Ví dụ: phương pháp giáo dục con có cách ứng xử có đạo đức và thông minh, Giáo dục con tính tự giác, làm việc nhà, giáo dục con phương pháp tự học (Tránh chỉ xin ý kiến về tình hình thu chi và chỉ tiêu phấn đấu), hoặc GV có thể cho PHHS xem video câu chuyện “bác nông dân vui tính”, “ cuộc thi leo cây giữa khỉ và cá”…

Sau khi lựa chọn được chủ đề chia sẻ giáo viên lựa chọn phụ huynh học sinh nào có điểm mạnh nổi bật về vấn đề đã nêu để phát biểu trong cuộc họp ( nên có trao đổi trước để phụ huynh học sinh đó chuẩn bị).

PHHS xem video bác nông dân vui tính Câu hỏi yêu thương sau khi phhs xem xong video “bác nông dân vui tính”

Trang 11

Phụ huynh thảo luận nhóm Đại diện nhóm PH chia sẻ về phương pháp giáo dục con.

Giáo viên chốt lại ý chính tư vấn.

Hoạt động này mang lại kết quả tốt vì phụ huynh được bày tỏ quan điểm, giải đáp khó khăn, tự hào về thế mạnh của con.

6 Biện pháp 6: Công khai các khoản thu chi

GVCN phải công khai minh bạch các khoản thu, chi trong lớp Đối với qũy PHHS thì GVCN phối hợp với phụ huynh học sinh dự kiến thu chi năm học, tư vấn các hoạt động thu chi cho phù hợp trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và giao cho ban đại diện cha mẹ quản lý quỹ, GVCN chỉ là người giám sát, phối hợp.

Họp cuối kì 1 và cuối năm giáo viên báo cáo công khai các hoạt động thu, chi các khoản đã triển khai; PHHS công khai nội dung thu, chi quỹ CMHS Trên đây là các giải pháp tôi đã thực hiện để nâng cao hiệu quả của các buổi họp phụ huynh Tùy vào từng lớp học, đối tượng học sinh, phụ huynh, thời gian họp mà giáo viên lựa chọn, sắp xếp các hoạt động cho hợp lý.

Xây dựng kịch bản họp phụ huynh trên nguyên tắc: + Đúng vấn đề trọng tâm cần tư vấn.

+ Tránh trùng lặp nội dung trong một năm.

Trang 12

+ Tránh hình thức kéo dài.

+ Tất cả hoạt động hướng vào mục tiêu chung: Tất cả vì học sinh - cái gì có lợi cho học sinh thì dù khó đến mấy cũng quyết tâm làm Cái gì có hại cho học sinh dù nhỏ cũng kiên quyết tránh Ngoài các giải pháp chính đã nêu ở trên bản thân tôi luôn học hỏi từ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm từ các hoạt động của bản thâm để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm.

PHẦN C MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP

(Liệt kê và đính kèm các văn bản, báo cáo, số liệu…về sự tiến bộ của học sinh).

* Giải pháp đã mạng lại những lợi ích thiết thực với học sinh, phụ huynh vàgiáo viên Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực Tạo mối liên kếtgiáo dục gia đình, nhà trường thống nhất, đoàn kết Nâng cao rõ rệt kết quảhọc tập, rèn luyện của học sinh.

1 Tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía phụ huynh và học sinh đãtừng chủ nhiệm.

Trang 13

Đôi dòng cảm xúc của phụ huynh & nhắn nhủ của PHHS động viên con

Bài dự thi “ Thầy cô trong mắt em” của học sinh

2 Ngoài ra, tôi nhận thấy khi thay đổi cách thức họp PHHS truyền thốngthì cả cô trò và PHHS rất hào hứng, phấn khởi và vô cùng hạnh phúc

Trước kia, PHHS hay lấy lí do nhà bận, công việc để xin nghỉ họp, PHHS đi họp không đúng giờ, xin về giữa chừng, PHHS có con xếp loại học lực yếu hoặc rèn luyện chưa tốt thường hay né tránh không đến họp

Bên cạnh đó, nhiều PHHS ngủ gật hoặc không chú ý sử dụng điện thoại trong cuộc họp … Sau khi tôi thay đổi các cuộc họp PHHS cuối học kì I, cuối năm học 2022-2023 và đầu năm 2023-2024 thì thật hạnh phúc, PHHS đến dự rất đông đủ 100%, đúng giờ, nhiều phhs đến từ rất sớm, không có trường hợp PHHS bỏ về giữa chừng Sau cuộc họp, PHHS thấu hiểu, yêu thương và luôn đồng hành với con.

Trang 14

Qua bảng số liệu khảo sát thực trạng trước và sau khi áp dụng giải pháp tôi nhận thấy số lượng PH tham gia trước khi áp dụng giải pháp , PH ở lại đến cuối buổi họp và số lượng PH bỏ về giữa chừng có sự thay đổi đáng kể Sau khi áp dụng giải pháp số lượng PH tham gia họp và PH ở lại đến cuối buổi họp chiếm 100 %, đây là dấu hiệu rất đáng mừng, số lượng PH bỏ về giữa chừng đã giảm rất đáng kể, đầu năm 2023-2024 chiếm 0%.

PHHS đến dự đông đủ và tham dự đến cuối buổi họp

Biểu đồ thực trạng trước và sau khi áp dụng giải pháp

Trang 15

PH hào hứng phấn khởi tham gia họp PHHS

Trang 16

Cô trò và PHHS rất hào hứng, phấn khởi và vô cùng hạnh phúc

Trang 17

3 Tạo sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái, gắn kết tình thân Nâng caochất lượng các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Trang 18

Hình ảnh phụ huynh gửi về cho cuộc thi “bữa ăn yêu thương, món quà nhỏ tặng mẹ”

Trang 19

PH luôn có mặt trong các hoạt động của các con.

Trang 20

4 Học sinh tích cực, tự tin thể hiện bản thân trong các tiết mục văn nghệ,đóng tiểu phẩm, dẫn chương trình, trang trí bảng Cơ hội để các em pháthuy thế mạnh cá nhân và rèn kỹ năng làm việc nhóm.

Học sinh lớp 7B dẫn chương trình văn nghệ trong buổi họp phụ huynh

Học sinh 7B hào hứng trang trí bảng cho buổi họp phụ huynh đầu

5 Nâng cao ý thức tự quản.

Hình ảnh trích từ báo cáo tổng kết lớp năm học 2022- 2023

Trang 21

6 Nâng cao chất lượng giáo dục 2 mặt.

Trong nhiều năm học lớp tôi chủ nhiệm luôn có được kết quả giáo dục 2 mặt xếp top 3 toàn trường.

Trích báo cáo tổng kết năm học 2022- 2023

Trích báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023

7 Kết quả rèn luyện, học tập có nhiều tiến bộ

Từ đó, tôi nhận thấy các em đã có sự thay đổi rất nhiều, từ ý thức đến hành động, biểu hiện là các em hăng say học tập và rèn luyện, giành được nhiều điểm tốt Học sinh tiến bộ rõ rệt, đội ngũ cán bộ lớp tích cực năng động trong các hoạt động của lớp, của trường, nề nếp lớp tốt, học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp Bên cạnh đó những học sinh học yếu có tiến bộ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn Tình trạng không thuộc bài,

không chuẩn bị bài đã được khắc phục tốt Có ý thức trong học tập đạt 100%,

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan