Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

26 1 0
Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4   5 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trò chơi vận động thể hiện bốn chức năng chính: Là thế giới trẻ thơ giúp trẻ sớm hình thành “ Xã hội của trẻ em” và hình thành các kĩ năng giao tiếp, là một hình thức đặc biệt của nhận t

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật Là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản Trò chơi vận động là trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non thường là những trò chơi có chủ đề Những chủ đề của trò chơi thường được phản ánh về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội, các hành động của con vật Do đó, trò chơi vận động mang tính hiện thực

Trò chơi vận động thể hiện bốn chức năng chính: Là thế giới trẻ thơ giúp trẻ sớm hình thành “ Xã hội của trẻ em” và hình thành các kĩ năng giao tiếp, là một hình thức đặc biệt của nhận thức, giúp trẻ nhận biết cuộc sống bằng con đường “Chơi mà học, học mà chơi”, là phương tiện hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, là phương tiện giúp trẻ phát triển thể chất, giúp trẻ khôn lớn, mạnh khỏe, nhanh nhẹn, khéo léo.

Tuy nhiên, một số giáo viên mầm non còn chưa thực sự quan tâm nhiều đến trò chơi vận động chưa thực sự thấy được vai trò của trò chơi vận động trong quá trình giáo dục trẻ Bên cạnh đó việc sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ của giáo viên còn rập khuôn thiếu sáng tạo, chưa tập trung phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ nên hiệu quả chưa cao

Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi biết rằng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là trẻ 4- 5 tuổi, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi, bao gồm nhiều loại trò chơi như: trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi lắp ghép, trò chơi dân gian Trong đó, trò chơi vận động là loại trò chơi phát triển thể chất tốt nhất Xuất phát từ

những lí do trên, tôi quyết định chọn và thực hiện biện pháp: “Biện pháp tổchức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổitrường Mầm non Ngọc Sơn”

- Mục đích của biện pháp:

+ Giúp trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi, trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và có kĩ năng chơi.

Trang 2

+ Tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân trong giảng dạy Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

+ Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đặc biệt là các trò chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng của biện pháp “Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằmphát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trường Mầm non Ngọc Sơn”.

Trong năm học 2022-2023, tôi được nhà tường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi A4 với tổng số 30 trẻ Tôi nhận thấy có những ưu và hạn chế sau:

1.1 Ưu điểm:

* Về Phía nhà trường:

- Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm, bồi dưỡng, chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non

- Trường, lớp khang trang rộng rãi, diện tích đảm bảo, trang thiết bị dạy học đầy đủ.

- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, đồ chơi ngoài trời phong phú - Trong lớp có các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.

* Về Phía giáo viên:

- Bản thân tôi có trình độ chuyên môn, có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn gần gũi quan tâm đến trẻ Bản thân tôi luôn tích cực sưu tầm tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục hay trên mạng Internet, học hỏi đồng nghiệp.

* Về Phía học sinh:

- Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong học tập, đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỷ lệ chuyên cần cao

- Trên 90% trẻ phát triển bình thường.

* Về Phía phụ huynh:

Trang 3

- Đa số phụ huynh học sinh đã quan tâm, tin tưởng gửi con, thường xuyên phối kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục con trẻ mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện.

1.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: 1.2.1 Về phía giáo viên:

- Khả năng tổ chức trò chơi vận động ở các hoạt động của giáo viên còn

nhiều hạn chế (Đơn điệu, nhàm chán)

- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động giáo dục phát triển vận động chưa được phong phú

- Động viên khuyến khích trẻ chưa kịp thời.

1.2.1 Về phía học sinh:

- Trẻ ở lớp còn nhút nhát, thiếu tự tin, một số trẻ thể lực sức khỏe yếu Kỹ năng chơi trò chơi vận động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết tạo nhóm chơi Trẻ còn bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại phát triển như tivi, internet, các trò chơi điện tử.

1.2.1 Về phía phụ huynh:

- Nhận thức của phụ huynh về vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển thể chất của trẻ còn thấp

- Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

STTNội dung khảo sátsố trẻTổng

Trẻ có kỹ năng khi tham gia trò chơi phát triển thể

Trang 4

Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra biện pháp để giúp trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động một cách có hiệu quả nhằm phát triển thể chất tốt nhất

2 Biện pháp “Biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thểchất cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trường Mầm non Ngọc Sơn”.

2.1 Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn trò chơi vận động phù hợp, đadạng, phong phú.

2.1.1 Nội dung biện pháp:

- Sưu tầm, lựa chọn xây dựng kế hoạch cụ thể vào các chủ đề

2.1.2 Cách thức quá trình áp dụng biện pháp:

- Trò chơi dân vận động rất phong phú và đa dạng, vì thế không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ Nên khi lựa chọn trò chơi vận động vào chương trình để dạy trẻ tôi luôn có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản dễ hiểu và dễ nhớ nhưng có tác dụng giáo dục cao đối với trẻ Bên cạnh đó, khả năng nhận thức của trẻ ở giai đoạn này vẫn còn hạn chế Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với độ tuổi 4-5 tuổi mà tôi đang trực tiếp phụ trách, cụ thể như sau:

- Rèn luyện và phát triển khả năng định hướng trong không gian.

- Rèn luyện kĩ năng di chuyển phát triển cơ chân.

- Giúp trẻ có phản ứng nhanh, khéo.

- Giúp trẻ khéo léo, giữ thăng bằng - Giúp phát triển cơ tay

- Giúp phát triển cơ chân, tay - Giúp trẻ rèn luyện cơ chân

Trang 5

- Giúp phát triển cơ chân - Giúp phát triển cơ chân, tay - Giúp phát triển cơ tay.

- Mèo đuổi chuột.

- Giúp phát triển cơ chân - Luyện phản xạ nhanh cho trẻ - Giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo,

- Giúp phát triển cơ chân - Giúp phát triển cơ tay - Giúp phát triển các nhóm cơ - Giúp phát triển tư duy.

- Giúp phát triển cơ chân.

- Giúp trẻ rèn luyện phát triển cơ ứng kịp thời theo tín hiệu…

10đất nước - BácQuê hương

- Đã lựa chọn được những trò chơi vận động không những đảm bảo tính

giáo dục mà còn hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ dễ dàng nhập vai chơi và chơi được nhiều hình thức Phù hợp với nội dung, khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường.

Trang 6

2.2 Biện pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức chơi cho trẻ

2.2.1 Nội dung biện pháp:

- Nếu chúng ta chuẩn bị được các điều kiện để tổ chức cho trẻ chơi khi

tham gia vào các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ hứng thú và tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất Vì vậy

+ Giáo viên cần biết rõ cách chơi, luật chơi + Cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.

+ Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (Đối với những trò chơi có lời ca) + Địa điểm để tổ chức trò chơi.

2.2.2 Cách thức quá trình áp dụng biện pháp:

a Cô và trẻ cần nắm rõ về luật chơi, cách chơi của trò chơi vận động.

Khi tổ chức cho trẻ chơi, cô đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi Vì vậy giáo viên phải nắm rõ được luật chơi, cách chơi của trò chơi.

Cụ thể ở trò chơi “Tàu hỏa” Tôi hướng trẻ cách chơi và luật chơi như sau

Chuẩn bị:

Để tạo đoàn tàu hỏa cần 5 - 10 bạn nhỏ đặt tay lên vai nhau Không gian rộng rãi để đoàn tàu di chuyển

Cách chơi:

Trẻ sẽ đặt tay lên vai nhau và chầm chậm di chuyển, miệng hô xình xịch Một trẻ đứng riêng làm trọng tài sẽ hô tín hiệu giao thông.

Khi trọng tài hô đèn xanh thì đoàn tàu được đi Khi trọng tài hô đèn đỏ thì đoàn tàu phải dừng lại.

Khi trọng tài hô ”xe lửa lên dốc” nhóm trẻ phải di chuyển bằng gót chân, còn khi có hiệu lệnh “xe lửa xuống dốc” nhóm trẻ phải di chuyển bằng mũi chân.

Luật chơi:

Trẻ nào làm sai phải ra ngoài làm trọng tài cho hết một vòng chơi mới được đổi vai hoặc cho đến khi phát hiện bạn khác làm sai.

b Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi vận động.

- Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4- 5 tuổi nói riêng, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu giúp trẻ có nhiều cơ hội lựa chọn, thỏa mãn được nhu cầu

Trang 7

vui chơi, học tập của trẻ Chính vì vậy, ngoài các đồ dùng, đồ chơi mua được, tôi còn tích cực chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi lạ, đẹp mắt, đủ màu sắc để thu hút trẻ Với tư duy trực quan hành động trẻ rất dễ bị thu hút bởi các đồ dùng, đồ chơi đẹp, lạ mắt Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi phải đa dạng và phong phú mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi

VD: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Mèo đuổi chuột” dụng cụ cần có là mũ mèo và mũ chuột…

Trang 8

Hay đơn giản như trò chơi “ Chuyền trứng” cũng không thể tổ chức được nếu không có trứng và thêm những ngôi nhà làm từ lon sữa

Trang 9

Trò chơi “Cáo và thỏ”

Trang 10

Trò chơi “Mèo và chim sẻ”

Trang 11

Ví dụ như trò chơi “Đi chợ mua rau củ quả”

- Chuẩn bị nguyên vật liệu như vải nhiều màu, bông Sẽ may thành hình các loại rau, củ quả sau đó nhồi bông vào ta sẽ được rất nhiều rau củ quả đẹp mắt với nhiều màu sắc đặc trưng của từng loại

(Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi tự làm đẹp mắt phù hợp trò chơi)

- Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, tôi luôn tìm hiểu kỹ về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.

c Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (Đối với những bài đồng dao có lời ca).

Một số trò chơi vận động mang tính đặc trưng đó là vừa chơi vừa kết hợp với lời thơ, ca, bài đồng dao…Sẽ duy trì được sự hứng thú của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực.

Trò chơi chỉ có thể tổ chức được khi trẻ đã thuộc lời vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày như trước khi chuẩn bị giờ ăn, hoạt động chiều…

Trang 12

Vi deo: Trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”

c Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi.

Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trang 13

Hình ảnh: Trẻ chơi trồng nụ, trồng hoa.

2.2.3 Kết quả áp dụng biện pháp:

Qua việc chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động Trẻ đã biết được cách chơi, luật chơi, trẻ thuộc lời ca và với địa điểm, đồ dùng, đồ chơi phù hợp Tôi thấy trẻ lớp tôi tỏ ra hứng thú, tích cực, biết liên kết với bạn cùng chơi.

(Hình ảnh: Trẻ chưa có kỹ năng chơi, chưa biết liên kết)

Trang 14

(Hình ảnh: Trẻ có kỹ năng chơi, biết liên kết)

2.3 Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi vận động trong các hoạt động

2.3.1 Nội dung biện pháp:

- Lựa chọn trò chơi vận động phù hợp.

- Lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp.

2.3.2 Cách thức quá trình áp dụng biện pháp:

a Lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với từng hoạt động:

Mỗi hoạt động khi tổ chức cho trẻ tham gia, đều nhằm đạt được một mục đích nhất định Hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó Chính vì vậy, tôi đã chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động sao cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động, lựa chọn những trò chơi có vận động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm thể chất của trẻ

* Với hoạt động đón, trả trẻ: Tận dụng mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn

những trò chơi mang tính nhẹ nhàng, để hướng dẫn trẻ như trò chơi: “Chi chi chành chành”, “Ném vòng”

Trang 15

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”, “Ném vòng cổ chai”

*Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi

lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện vận động ném,

chuyền, bắt bóng cho trẻ như trò chơi: “Ném bóng”

(Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi trò chơi ném bóng )

Trang 16

*Với hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi trong không gian nhỏ

như trò chơi: “Lá và gió”, “Tàu hỏa”.

(Hình ảnh: Cô cho trẻ chơi trò tàu hỏa )

b Lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với từng lĩnh vực:

Với lĩnh vực phát triển thể chất: Ngoài vận động cơ bản, tôi kết hợp tổ

chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp xen kẽ động, tĩnh như trò chơi: “ Nu na nu nống”, “Rồng rắng lên mây”

Trang 17

Với lĩnh vực phát triển nhận thức (LQVT): “Đếm đến 3”: Đến phần trò

chơi củng cố tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”.

Trang 18

Cách chơi: Cô tặng cho mỗi đội một bức tranh, nhiệm vụ của các đội là phải bật qua con suối nhỏ lên đếm nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng bằng 3, nối vào số 3

(Vi deo: Thi xem đội nào nhanh)

c Lựa chọn và tổ chức trò chơi phù hợp với từng chủ đề:

Tôi lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với chủ đề và đề tài của bài dạy - Đối với chủ đề “Thế giới động vật” Có thể tổ chức các trò chơi “Mèo đuổi chuột”

(Vi deo: Mèo đuổi chuột)

Trang 19

- Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” tôi tổ chức cho trẻ chơi “Trồng nụ,

trồng hoa”

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”

- Đối với chủ đề “Tết và mùa xuân” Là thời điểm thích hợp cho trẻ chơi trò chơi vận động thông qua những buổi trải nghiệm “Bé với lễ hội mùa xuân” như trò chơi “Nhảy bao bố”, “Chuyền trứng”, “Đẩy bóng”…

Trang 21

2.4 Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ.2.4.1: Nội dung của biện pháp.

- Lên kế hoạch cân đo cho trẻ.

- Tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức, kinh nghiệm để giúp trẻ phát triển thể lực.

2.4.2: Cách thức quá trình áp dụng biện pháp.

Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ

Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của lớp Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, kinh nghiệm

Trang 22

để giúp trẻ phát triển thể lực tốt, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào

( Hình ảnh: Họp phụ huynh đầu năm)

Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ…của trẻ là rất cần thiết Cùng với phụ huynh, tôi luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần, đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập thể dục, thể thao để cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt Nhà trường còn tham mưu với y tế khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm nhằm phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe của trẻ để có biện pháp khắc phục Hàng quý tôi đều cân, đo theo dõi sức khỏe trẻ, nếu có trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và có có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Ở lớp, tôi xây dựng bảng tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh có thể theo dõi được tình hình và các hoạt động hàng ngày của các con.

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan