CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN pptx

23 1.1K 17
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH - SINH VIÊN. NỘI DUNG CHÍNH I. Cở sở lý luận và thực tiễn 2 1.1. Cở sở lý luận 2 1.2. Cở sở thực tiễn 4 1.2.1. Bối cảnh thế giới 4 1.2.2. Bối cảnh trong nước 6 II. Phấn tích chính sách tín dụng cho HSSV ở Việt Nam 7 2.1. Phân tích nội dung chính sách 7 2.1.1. Một số văn bản quy định 7 2.1.2. Nội dung chính sách 8 2.2. Những mục tiêu của chính sách 10 2.3. Đánh giá chính sách 13 III. Một số kiến nghị. 20 Kết luận 24 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Khái niệm: Tín dụng đối với học sinh, sinh viên là việc Nhà nước thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ để trang trải một phần chi phí học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên đang theo học hệ chính qui tập trung tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên. Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Nhà nước được giao nhiệm vụ huy động vốn để thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 1.2.2. Cơ sở ra đời Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đẩy mạnh nguồn nhân lực là một trong những chỉ đạo của chính phủ. Ngày 28/12/2001, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010. Chiến lược đã chỉ rõ con người và nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để từng bước triển khai chiến lược giáo dục cần tiến hành nghiên cứu và xây dựng những chính sách phát triển giáo dục nói chung, trong đó có những chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Trên tinh thần đó, trong những năm qua Đảng và nhà nước luôn có những chính sách chăm lo và đầu tư cho giáo dục nói chung và những chính sách hướng vào học sinh, sinh viên- nguồn nhân lực trong tương lai. Cũng vì vậy trong nhiều nghị sự chính sách của nhà nước, vần đề tín dụng đối với HSSV do nhà nước hỗ trợ ngày càng được thảo luận nhiều. Chương trình cho vay là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách bởi vì nó có thể góp phần giải quyết một loạt những vấn đề chính sách căng thẳng của chính phủ. Việc cho vay và được vay giữ một vai trò trung tâm thúc đẩy đối thoại chính sách và chia sẻ tri thức. Việc hỗ trợ cải cách thông qua chương trình và dự án cho vay khuyến khích phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế. Nó góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Đồng thời đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với một bộ phận dân cư vì lẽ này hay lẽ khác mà trong cuộc sống có những khó khăn không đủ điều kiện cho con em mình được học tập. Tạo điều kiện cho các con em gia đình chính sách để các em có trình độ và kiến thức, được thụ hưởng chính sách giáo dục của Nhà nước ta, thụ hưởng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Thụ hưởng thành quả trong công cuộc xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự công bằng xã hội để mọi người nhận được sự công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo, có công ăn việc làm, từng bước thoát nghèo. Vì vậy, tín dụng đối với HSSV là chính sách hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, phù hợp với lòng dân, được nhân dân đón nhận và nhiệt tình ủng hộ, thể hiện tính ưu việt mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Thực hiện chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2002 ND-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời chính phủ ban hành quyết định số 131/2002 QD-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tạo lập một công cụ quan trọng để thực hiện hỗ trợ tín dụng cho người nghèo. Tín dụng đối với HSSV đã dược thực hiện trong chính sách này của chính phủ. Song cũng vì vậy mà phạm vi đối tượng được áp dụng cũng rất hẹp và số tiền được vay cũng thấp, chưa giải quyết triệt để mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo đồng thời không tạo được động lực để phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là việc mở rộng hệ thống giáo dục đại học. Bởi vậy cần có một chính sách tín dụng dành cho đối tượng HSSV. 1.2.1. Bối cảnh thế giới. Ngày nay, dường như bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều nhận thức rõ rằng nhân tố con người hay nguồn nhân lực con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, cùng với chính sách mở cửa về kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ. Hầu hết các nước trên thế giới đều chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao mặt bằng dân trí , đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, vấn đề tín dụng cho HSSV do nhà nước hỗ trợ ngày càng được thảo luận nhiều trong chương trình nghị sự chính sách của nhiều nước. Chương trình tín dụng đối với HSSV đã có mặt ở hơn 50 nước trên khắp thế giới và hầu hết đều dành cho giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Điển hình ở Châu Á, nơi được mệnh danh là “thiên đường của giáo dục đại học”, chương trình này đã được thiết lập ở một số quốc gia như: Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Mông Cổ, Philippin, Pakixtan, Singapo, Việt Nam, Thái Lan, Xrilanka,…  Trung Quốc. Trung Quốc từ lâu được biết đến là một trong những nước có nền văn hóa đồ sộ và lâu đời nhất thế giới. Ngày nay, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục chất lượng cao. Trong hơn 50 năm qua, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phát huy truyền thống chú trọng phát triển giáo dục từ ngàn xưa. Mỗi năm ngân sách tài chính được cấp cho ngành giáo dục chiếm gần 14% tổng chi tiêu nhà nước, tương đương gần 3% GDP. Chương trình cho sinh viên vay lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc năm 1986. Hai chương trình quốc gia chính thức được bắt đầu năm 1999 và hiện vẫn trong giai đoạn xây dựng; một chương trình do chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo hình thức thương mại. Chương trình cho sinh viên vay vốn do chính phủ trợ cấp (GSSLS) là chương trình cho vay chính ở Trung Quốc. Chương trình có đối tượng là sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường đại học công lập.  Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc ưu tiên phát triển trước nguồn nhân lực là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong suốt 30 năm của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã đầu tư 30 tỷ USD cho giáo dục, trong đó tăng tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục bậc cao lên mức 28,6% GDP. Hàn Quốc có 6 chương trình cho vay được chính phủ hỗ trợ cho giáo dục đại học và đến được với 16% số sinh viên. Trong số những chương trình này, chương trình cho vay của Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực và Tổng công ty lương hưu dành cho công chức nhà nước là lớn nhất, chiếm gần 86% tổng số vốn vay của sinh viên. Chương trình của Bộ Gíao dục và Phát triển nguồn nhân lực là lớn nhất trong số 6 chương trình cho vay được chính phủ hỗ trợ tài chính. Chương trình này giải ngân các khoản vốn vay có trợ cấp lãi suất cho toàn bộ lĩnh vực giáo dục đại học. Chương trình có đối tượng là sinh viên nghèo, ưu tiên cho sinh viên thuộc nhóm thất nghiệp và có thu nhập thấp. 1.2.2. Bối cảnh trong n ƣ ớc. Theo thống kê của tổng cục thống kê, số lượng HSSV đều tăng qua mỗi năm. Về số lượng sinh đại học, cao đẳng cụ thể tăng như sau: Năm 2000 có 899,5 nghìn sinh viên đên năm 2007 là 1,6 triệu sinh viên và năm 2009 là 1,796 triệu sinh viên Thực tế hiện nay có rất nhiều sinh viên gặp khá nhiều khó khăn trong học tập trong đó có vấn đề học phí phải nộp và các chi phí khác trang trải, phục vụ cho học tập như tiền ăn học, tiền sách, tiền thuê nhà(đối với nhưng sinh viên từ nơi khác đến theo học). HSSV là đối tượng nhạy cảm hơn ai hết với tác động của những khó khăn do giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao trong thời gian qua. Theo thống kê của ngành giáo dục thì chi phí cho một sinh viên trong một năm còn nhiều hơn cả học phí phải đóng hàng năm. Nếu nhìn một cách tổng thể, số sinh viên xuất thân từ các vùng quê chủ yếu là thu nhập của gia đình từ nông nghiệp thì khả năng chu cấp của gia đình cho sinh viên gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể các sinh viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo….Sẽ là một sự thiệt hại lớn nếu như gần 67% sinh viên có nhu cầu vay vốn nhưng không được đáp ứng sẽ phải nghỉ học. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của HSSV vẫn tiếp tục tăng cao, chương trình tín dụng này đã và đang tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho những người nghèo được đi học đại học, để HSSV không phải bỏ học vì thiếu học phí, từ đó góp phần cải thiện sự công bằng xã hội trong giáo dục. II. PHÂN TÍCH CHƢƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH, SINH VIÊN VAY VỐN CỦA VIỆT NAM. 2.1. Nội dung ch ƣ ơng trình vay vốn đối với học sinh, sinh viên. 2.1.1: Một số văn bản quy định chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Theo quyết định số 157/2007 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã quy định về đối tượng vay vốn, điều kiện cho vay và phương thức vay vốn.  Chính sách được thể hiện trong các văn bản sau: - Ngày 18/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2006/QĐ- TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. - Ngày 18/8/2006, Bộ tài chính banh hành Thông tư số 75/2006/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên - Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. - Ngày 15/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Q u y ế t đ ịnh s ố 2077/Q Đ - T T g về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. 2.1.2. Nội dung chương trình  . Đối tượng được vay vốn Theo điều 2 của quyết định số 157/2007 QĐ-TTg quyết định về đối tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: 1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. 2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. 3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.  Phương thức cho vay Theo điều 3 của quyết định số 157/2007 QĐ-TTg quyết định về phương thức cho vay: 1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. 2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.  Điều kiện vay vốn Theo điều 4 quyết định số 157/2007 QĐ-TTg quyết định về điều kiện vay vốn: 1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này. 2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. 3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. 2.2. Những mục tiêu của ch ƣ ơng trình cho sinh viên vay vốn Chương trình cho sinh viên vay vốn trên thế giới rất đa dạng. Nói về mục tiêu thì có thể phân thành 5 mục tiêu cơ bản sau đây: Thứ nhât, mục tiêu xã hội (bình đẳng/ cơ hội tiếp cận cho người nghèo) - Các khoản vay nhằm vào đối tượng sinh viên có nhu cầu. - Trợ cấp chéo: hỗ trợ sinh viên có nhu cầu bằng nguồn thu từ mức học phí cao hơn. - Tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục đại học. Thứ hai, hỗ trợ sinh viên. - Giảm bớt khó khăn về tài chính cho sinh viên trong quá trình học. - Tăng cường trách nhiệm của sinh viên. - Mang lại sự độc lập về tài chính cho sinh viên. Thứ ba, mục tiêu ngân sách ( tạo thu nhập từ học phí) - Tạo nguồn thu nhập cho các trường đại học công lập (do có thể tăng mức học phí), nhằm đảm bảo mức chi phí đào tạo cho sinh viên trong một năm tăng lên để duy trì chất lượng đào tạo. - Thay thế nguồn vốn: + Để đối phó với việc cắt giảm chi tiêu chung của chính phủ, bao gồm chi tiêu cho ngành giáo dục. + Để đối phó với việc phân bổ lại ngân sách giáo dục của nhà nước từ trường đại học sang các bậc học khác, đem lại lợi ích xã hội cao hơn. Thứ tư, mở rộng hệ thống giáo dục đại học. - Chương trình ở đây, một mặt là có thể tăng tỷ lệ đóng góp của sinh viên qua học phí, bù đắp cho phần Ngân sách Nhà nước tính trên đầu sinh viên bị giảm xuống ở đại học công lập, mặt khác là giảm bớt gánh nặng về mức học phí toàn phần mà sinh viên phải đóng ở các trường đại học tư thục. - Tạo nguồn thu bổ sung từ học phí để trang trải một phần cho việc mở rộng khối các trường đại học công lập. [...]... đồng/tháng /học sinh, sinh viên được tăng lên 860 nghìn đồng và hiện nay là 900 nghìn đồng/tháng /học sinh, sinh viên, đỡ phần nào gánh nặng cho người học Mức lãi suất cho vay học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng, thấp hơn so với mức lãi suất cho vay hộ nghèo và diện chính sách khác (0,65%/ tháng) + Từ khi triển khai chính sách đến nay, quy trình, thủ tục cho vay đối với học sinh, sinh viên được Ngân hàng Chính sách. .. viên thuộc 1,8 triệu hộ gia đình đã được vay vốn với doanh số cho vay tín dụng học sinh sinh viên đạt 27.049 tỷ đồng Chúng ta đều biết, chính sách tín dụng cho học sinh sinh viên của Chính phủ là rất cần thiết và hữu ích đối với các đối tượng học sinh sinh viên được hưởng chính sách này Qua ba năm thực hiện, có thể nhận thấy chính sách này có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những hạn... dụng đối với HS, SV đã thực sự là chính sách đầu tư có chiều sâu, dài hạn, có hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài Trong thời gian tới, cần có những giải pháp để chính sách này phát huy được nhiều tác dụng hơn và hạn chế được những nhược điểm vẫn còn tồn tại III CÁC KIẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN 1.Triển khai cho vay vốn đi du học nước ngoài Cùng với chính. .. cận giáo dục đại học cho người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục đại học (mục tiêu thứ nhất) - Đóng góp nhu cầu về nguồn nhân lực (mục tiêu thứ năm) Ở Việt Nam, chương trình hỗ trợ vốn cho học sinh, sinh viên được triển khai từ năm 2007 với mục tiêu là không để học sinh, sinh viên nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí Sau hơn 3 năm triển khai, hơn 2 triệu học sinh, sinh viên con em gia... chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã khẳng định ý nghĩa xã hội to lớn của nó, tạo điều kiện để bất cứ học sinh, sinh viên nào nếu thi đỗ đều có điều kiện theo học - Trong thời gian thực hiện chính sách, các chương trình cho vay vốn của ngân hàng nhìn chung đã giải ngân kịp thời, đưa vốn đến đúng với hầu hết các đối tượng, bảo đảm vốn được dùng đúng mục đích là trang trải cho việc học tập... rộng diện cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc Kết hợp với chính sách tín dụng học tập, Nhà nước cần mở rộng diện cấp học bổng cho sinh viên, trước tiên đó là những học sinh đoạt giải tại các cuộc thi quốc tế, hoặc cho cả những học sinh tham dự các cuộc thi quốc tế; tiếp đến là học sinh đoạt các giải chính thức tại các kỳ thi quốc gia, đỗ thủ khoa và “ á khoa” trong một số trường đại học trọng điểm... ký túc xá của sinh viên rất lớn nên cần có chính sách tín dụng của Nhà nước cho lĩnh vực này Kết l uậ n Có thể khẳng định chính sách tín dụng cho học sinhsinh viên là một kênh đầu tư vốn ngân sách nhà nước có hiệu quả kinh tế – xã hội rộng lớn Song, thông qua chính sách tín dụng này ngân sách nhà nước không bao cấp cho cả người vay lẫn Ngân hàng chính sách xã hội Bởi vì người vay vốn vẫn phải có... Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết ba năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) Theo báo cáo, đến nay đã có hơn 2 triệu học sinh, sinh viên thuộc 1,8 triệu hộ gia đình đã được vay vốn với doanh số cho vay tín. .. Anh, nhất là sinh viên các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đáp ứng yêu cầu của các nước tiếp nhận sinh viên đến học tập 4 Điều chỉnh mức vay phù hợp với tình hình thực tế và với từng đối tượng sinh viên Về mức vay, hiện nay mức vay đối với sinh viên đã được nâng lên 900.000 đồng/người/tháng, tăng hơn so với mức vay bình quân 860.000 đồng của năm học 2009 – 2010 và tăng mạnh hơn so với mức được... nước ngoài Cùng với chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập trong nước, Nhà nước cần sớm triển khai cho vay vốn đi du học ở nước ngoài Mức vay có thể bằng 40% - 100% nhu cầu đóng học phí tại nước đi du học Việc cho vay gắn với trách nhiệm gia đình tại Việt Nam và trách nhiệm của sinh viên sau khi hoàn thành khóa học đối với đất nước, không nhất thiết người đi du học sau khi tốt nghiệp phải . vốn đối với học sinh, sinh viên. 2.1.1: Một số văn bản quy định chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, . tại. III. CÁC KIẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN. 1.Triển khai cho vay vốn đi du học nước ngoài Cùng với chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập trong nước, Nhà. đồng. Chúng ta đều biết, chính sách tín dụng cho học sinh sinh viên của Chính phủ là rất cần thiết và hữu ích đối với các đối tượng học sinh sinh viên được hưởng chính sách này. Qua ba năm thực

Ngày đăng: 27/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan