Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc tại trường Tiểu học.

13 2 0
Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc tại trường Tiểu học.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề: Trong bối cảnh hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống ngày càng cao, không chỉ quan trọng ở những lĩnh vực khác, mà vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với ngành giáo dục nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên rất phổ biến và dường như không thể thiếu đối với giáo viên trong việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong giảng dạy các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng, việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy áp công nghệ thông tin đã trở nên thường nhật. Vì Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để truyền đưa, trao đổi thông tin, thu thập, xử lý, lưu trữ một cách thuận tiện và nhanh nhất. Trong mỗi tiết học âm nhạc giờ dạy giáo viên đã đưa những phương tiện hiện đại, các nguồn tài liệu phổ biến rộng rãi hơn vào phương pháp dạy. Người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác trên mang internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính…. Để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải sử dụng những dụng cụ cũ hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng, đơn điệu, những bản nhạc mp3,…Vì thế, tôi luôn tìm phương pháp mới sao cho gây được sự hứng thú, sự ham mê tiết học âm nhạc của học sinh. Chính vấn đề như thế quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã sáng kiến áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy âm nhạc nhằm phát huy tính tích cực học sinh. Do đó tôi xin đưa ra “Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc tại trường Tiểu học” nhằm giúp học sinh học môn âm nhạc hiệu quả nhất. 5.2. Nội dung và biện pháp: 5.2.1.Thực trạng của vấn đề: 5.2.1.1.Thuận lợi: Bản thân được học, được biết về tin học, có tinh thần học hỏi, yêu nghề, mến trẻ.Tôi rất thích tìm tòi, khám phá về tin học, nhất là những gì liên quan đến học sinh. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, BGH nhà trường, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang bị như máy tính, mạng internet, máy chiếu và Tivi. Học sinh trường tôi rất ham học hỏi, rất chăm ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá những điều mới lạ; một số học sinh ở nhà cũng có máy nên cách sử dụng máy tính đã trở nên quen thuộc. Bên cạnh đó nhà trường còn luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, ban ngành, hội cha mẹ học sinh... về động viên tinh thần, về hỗ trợ cơ sở vật chất để giảng dạy và học tập. Từ đó tạo động lực thúc đẩy tôi học hỏi tìm tòi hơn nữa. Cũng như sự hứng thú trong học tập của các em học sinh khi tôi thực hiện giải pháp, từ đó tạo thêm động lực cho tôi tiếp tục nghiên cứu và thực hiện chủ đề này trong những năm kế tiếp. 5.2.1.2. Khó khăn: Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác… Một số học sinh còn có thái độ xem thường môn âm nhạc vì cho nó là phụ. Các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học nhạc của con em. 5.2.2. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc. 5.2.2.1. Các phần mềm mới vào việc soạn giảng: Phần mềm PowerPoint (Trình chiếu). Đây là phần mềm phổ biến và hữu dụng cho quá trình chuyển tiếp thông tin đến với đối tượng cần truyền đạt cho học sinh. Phần mềm MuseScore (Chép và soạn nhạc): Là phần mềm cần thiết cho chuyên ngành âm nhạc, giúp giáo viên chủ động tạo bài hát, cao độ, trường độ, tiết tấu, âm thanh cho bài dạy của mình. Phần mềm Camtasia Studio (Cắt ghép nhạc, đoạn video, làm video nhạc hình…): Đây là phần mền giúp giáo viên chỉnh sửa đoạn video và có những tính năng phù hợp chuyên môn, giao diện dễ sử dụng. Phần mềm Fomat factory phần mền chuyển đổi Nhạc, phim tư liệu tải về phải chuyển đổi đuôi mà chương trình trình chiếu chấp nhận thì mới đưa vào bài dạy được. Internet, youtobe: Mạng xã hội khai thác toàn cầu…

Trang 1

5.1 Đặt vấn đề:

Trong bối cảnh hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống ngày càng cao, không chỉ quan trọng ở những lĩnh vực khác, mà vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với ngành giáo dục nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên rất phổ biến và dường như không thể thiếu đối với giáo viên trong việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh.

Trong giảng dạy các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng, việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy áp công nghệ thông tin đã trở nên thường nhật Vì Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để truyền đưa, trao đổi thông tin, thu thập, xử lý, lưu trữ một cách thuận tiện và nhanh nhất Trong mỗi tiết học âm nhạc giờ dạy giáo viên đã đưa những phương tiện hiện đại, các nguồn tài liệu phổ biến rộng rãi hơn vào phương pháp dạy Người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn Mọi thông tin tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác trên mang internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính… Để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải sử dụng những dụng cụ cũ hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng, đơn điệu, những bản nhạc mp3,… Vì thế, tôi luôn tìm phương pháp mới sao cho gây được sự hứng thú, sự ham mê tiết học âm nhạc của học sinh Chính vấn đề như thế quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã sáng kiến áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy âm nhạc nhằm phát huy tính tích cực học sinh Do đó tôi xin đưa ra “Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc tại trường Tiểu học” nhằm giúp học sinh học môn âm nhạc hiệu quả nhất.

5.2 Nội dung và biện pháp:5.2.1.Thực trạng của vấn đề:

Trang 2

5.2.1.1.Thuận lợi:

Bản thân được học, được biết về tin học, có tinh thần học hỏi, yêu nghề, mến trẻ.Tôi rất thích tìm tòi, khám phá về tin học, nhất là những gì liên quan đến học sinh.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, BGH nhà trường, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang bị như máy tính, mạng internet, máy chiếu và Tivi Học sinh trường tôi rất ham học hỏi, rất chăm ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá những điều mới lạ; một số học sinh ở nhà cũng có máy nên cách sử dụng máy tính đã trở nên quen thuộc Bên cạnh đó nhà trường còn luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, ban ngành, hội cha mẹ học sinh về động viên tinh thần, về hỗ trợ cơ sở vật chất để giảng dạy và học tập Từ đó tạo động lực thúc đẩy tôi học hỏi tìm tòi hơn nữa.

Cũng như sự hứng thú trong học tập của các em học sinh khi tôi thực hiện giải pháp, từ đó tạo thêm động lực cho tôi tiếp tục nghiên cứu và thực hiện chủ đề này trong những năm kế tiếp

5.2.1.2 Khó khăn:

- Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác…

- Một số học sinh còn có thái độ xem thường môn âm nhạc vì cho nó là phụ - Các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học nhạc của con em.

5.2.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn

âm nhạc.

5.2.2.1 Các phần mềm mới vào việc soạn giảng:

- Phần mềm PowerPoint (Trình chiếu) Đây là phần mềm phổ biến và

hữu dụng cho quá trình chuyển tiếp thông tin đến với đối tượng cần truyền đạt cho học sinh.

Trang 3

- Phần mềm MuseScore (Chép và soạn nhạc): Là phần mềm cần thiết cho chuyên ngành âm nhạc, giúp giáo viên chủ động tạo bài hát, cao độ, trường độ, tiết tấu, âm thanh cho bài dạy của mình.

- Phần mềm Camtasia Studio (Cắt ghép nhạc, đoạn video, làm video nhạc

hình…): Đây là phần mền giúp giáo viên chỉnh sửa đoạn video và có những tính năng phù hợp chuyên môn, giao diện dễ sử dụng.

- Phần mềm Fomat factory phần mền chuyển đổi Nhạc, phim tư liệu tải về phải chuyển đổi đuôi mà chương trình trình chiếu chấp nhận thì mới đưa vào bài dạy được.

- Internet, youtobe: Mạng xã hội khai thác toàn cầu…

5.2.2.2 Khai thác các phần mềm và ứng dụng vào thiết kế bài dạyphù hợp của học sinh.

* Đối với phân môn học hát:

Từ phần mềm PowerPoint kết hơp khai thác các clip trên youtobe để thiết kế dạng bài dạy hát bao gồm cả nhạc và lời Phần mềm Camtasia Studio cắt ghép đoạn phim Video, và phần mền Fomat factory tách nhạc nền và nhạc lời nhạc đã tải trên mạng về, có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội dung bài hát như là một dụng cụ trực quan sinh động với tính thẩm mĩ rất cao.

Trang 4

Ngoài ra việc xây dựng các kĩ năng hát nâng cao cũng rất dễ xây dựng trên một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải:

Ví dụ: Bài hát: Lý cây bông

Dân ca nam bộ; Ký âm: Trần Kiết Tường

Qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.

Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu.

Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo.

Trang 5

- Đối với phân môn TĐN:

Ở phân môn dạy tập đọc nhạc tôi sử dụng phần mềm MuseScore để chép lại các tiến trình như: Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca… rồi trình chiếu trên phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.

Theo chương trình dạy tập đọc nhạc đối với lớp 1,2,3 theo sách chân trời sáng tạo và khối 4,5 theo sách hiện hành đòi hỏi giáo viên phải lần lượt rèn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như: Biết được nốt nhạc qua bàn tay , luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu, tập đọc nhạc, ghép lời ca Nếu chỉ đơn thuần các em nhìn vào sách giáo khoa với một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách không được sinh động cuốn hút học sinh học tập, thậm chí dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (Nghe bạn đọc rồi bắt chước đọc theo) Vậy thế với phần thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài một cách chủ động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết kế tốt đã gây sự tò mò của học sinh ngay từ đầu tiết học.

Ví dụ:

Trang 6

Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ có thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ chuẩn của nốt ấy khiến học sinh dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác ở phần luyện tập cũng vậy, giáo viên

Trang 7

có thể tạo trường độ của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử minh họa cho hình tiết tấu cần thực hiện.

Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể xuất hiện theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hiệu ứng về âm thanh cũng như hình ảnh, tạo hiệu quả rất đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc truyền đạt kiến thức cho học sinh:

- Đối với Âm nhạc thường thức:

(Giới thiệu nhạc cụ, nhạc sĩ, kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc)

Sử dụng mạng internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng…cắt, ghép đoạn nhạc, phim video clip chèn kết hợp với các hiệu ứng xuất hiện hay mất đi phù hợp với lời dẫn giảng của giáo viên để các nhạc cụ dân

Trang 8

tộc việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài giúp học sinh cảm thụ được các tính năng với âm thanh, hình ành thực minh họa sinh động

Sử dụng mạng internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski… và các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này.

* Dạy bài giới thiệu nhạc cụ

Giới thiệu nhạc cụ tôi tận dụng sẵn có mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng… của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh thực minh họa.

Ví dụ: Bài giới thiệu các nhạc cụ

Trang 9

Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này, tuy nhiên tất cả những vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ mang tính giới thiệu vì với học sinh tiểu học chưa thể ghi nhớ một cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh qua các trò chơi:

Trang 10

- Dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc…

Tôi sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski và các tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này.

Phần kể chuyện âm nhạc, các câu chuyện âm nhạc, các nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích, đặc biệt là hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có tiết âm nhạc tăng cường Người giáo viên có thể thay vì cách đọc, kể chúng ta cho các học sinh xem về câu chuyện âm nhạc để học sinh biết chi tiết hơn về nội dung của câu truyện (Kể chuyện Âm nhạc: Lạc long quân thu phục mọc tinh - Âm nhạc lớp 3- CTST)

Trang 11

Đối với giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc

giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Thông qua các trang Web vềâm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng có ý nghĩa Trong bất kỳ thời

gian nào về sau này, hễ cứ nghe thấy nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác một cách rất chính xác, hay khi nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào thì các em cũng nói ngay được tên nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có một ấn tượng sâu sắc, nhờ những kiến thức đã được thay đổi cách thức truyền đạt mà công nghệ thông tin là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.

5.2.2.3 Kết quả thực hiện.

Trang 12

Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc.Tôi nhận thấy đại đa số học sinh đều rất hứng thú học môn âm nhạc,thông qua kết quả kiểm tra đánh giá đều đạt kết quả cao qua từng năm học Kết quả của toàn trường như sau :

Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy tôi thấy có kết quả rõ rệt, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, học sinh được kiểm tra bài cũ thuộc bài hát nhiều hơn Điều đặc biệt là học sinh không yêu thích giảm đáng kể Tôi hi vọng rằng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê môn học,có niềm tin ở chính mình và việc dạy và học sẽ đạt kết quả cao hơn.

5.2.3 Kết luận:

- Khi áp dụng các biện pháp vào dạy học môn âm nhạc đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh hoạt động tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em Tạo cho các em cơ hội được tìm hiểu vận động cơ thể biết được vỗ tay với những câu chuyện âm nhạc, các nhạc sĩ nổi tiếng từ đó giúp cho các em thu được nhiều kết quả như khả năng làm việc độc lập, khả năng giao tiếp, khả năng quan sát thu thập thông tin.

6 Tính hiệu quả:

- Hiệu quả kinh tế: Khi đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy môn,

đa số các em học sinh ham thích học hát Hầu hết các em biết trình bày bài hát, các em thuộc nhiều bài hát trong chương trình được các em dùng trong hoạt động ngoại khóa và văn nghệ đầu giờ, chỉ còn một số ít học sinh do không có

Trang 13

khả năng trình bày bài hát nên chưa mạnh dạn trong học tập và tham gia phong trào nhưng luôn có sự quan tâm và rèn luyện đối với bộ môn Trong các hoạt động ngoại khóa, vui chơi của các em, đã giúp các em giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập, rèn luyện tai nghe tạo cho các em sự nhanh nhẹn hoạt bát tự tin trước đám đông hơn Vì vậy, đã làm cho các em dần yêu thích và gắn bó với môn học hơn Đồng thời người giáo viên năng nổ nhiệt tình hơn trong tiết dạy, gần gũi với học sinh hơn.

- Lợi ích xã hội: Việc học tập tốt trong giờ học chính khoá cũng giúp góp

phần nào giúp các em mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động ngoại khoá do trường, địa phương và ngành tổ chức Một số em lúc đầu chưa mạnh dạn, chưa tự tin nhưng đến nay các em đã không còn ngại ngùng khi đứng trước các bạn, các em tự tin hơn Chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt

7 Phạm vi ảnh hưởng:

- Biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi cho các em học sinh ở các trường tiểu học trong

Đây là những biện pháp pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc tại trường Tiểu học đạt hiệu quả tốt nhất.

Tôi (Chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày đăng: 03/04/2024, 10:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan