Các phương pháp kiểm soát và quản lý sinh vậy ngoại lai xâm lấn

37 0 0
Các phương pháp kiểm soát và quản lý sinh vậy ngoại lai xâm lấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự xâm nhập của các loài ngoại lai được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu, tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loài bản địa và ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ sinh thái liên quan (Verdasca et al. 2022). Theo Luật Đa dạng sinh học Việt Nam, sinh vật ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng, trong khi loài ngoại lai xâm hại là loài lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển (Luật Đa Dạng Sinh Học 2018). Chúng tồn tại trong mọi nhóm sinh vật, bao gồm cả vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật có hạt cao cấp, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Sự hiện diện của chúng trong đa dạng các nhóm sinh vật này chứng tỏ khả năng thích ứng và lây lan rộng của các loài xâm hại, gây tổn hại đáng kể đến hoạt động tự nhiên và sự cân bằng sinh thái của các môi trường mà chúng xâm nhập vào (Nguyễn 2015). Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã công bố danh sách 100 loài xâm hại mạnh nhất thế giới, trong đó có nhiều loài đã xuất hiện ở Việt Nam và đang xâm lấn trên diện rộng như Mai dương (Mimosa pigra), Lục bình (Eichhornia crassipes) và Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata),...(Simberloff Rejmanek 2019). Tác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học là rất đa dạng và trên phạm vi toàn cầu. Tính trung bình có khoảng 12 % sinh vật trên cạn bị đe dọa bởi sinh vật ngoại lai xâm hại và tỷ lệ này gia tăng ở các hòn đảo, nơi có tỷ lệ % số loài sinh vật bị ảnh hưởng lên tới 31 % (Bộ tài nguyên và môi trường 2014). Sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, như ở Úc, Mai dương (Mimosa pigra) đã lan rộng trên diện tích 18.000 ha và chính phủ đã phải bỏ ra 12 triệu USD mỗi năm để diệt trừ và dự kiến loài này có thể lan rộng ra diện tích 42.000 ha đất canh tác trong thời gian tới (Bộ tài nguyên và môi trường 2014). Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phải bỏ ra một số tiền lớn để bảo vệ cây lúa khỏi sự xâm lược mạnh mẽ của Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata). Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng đó, hầu hết các nước trên thế giới đã bắt đầu quan tâm tới quản lý giống, loài sinh vật ngoại lai. Nhiều nước như Úc, Nhật Bản đã đề ra các biện pháp như kiểm kê, theo dõi, đánh giá hậu quả môi trường và đa dạng sinh học đối với các loài sinh vật ngoại lai. Tại Việt Nam, quản lý, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại là cần thiết trong thực tiễn để duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng, góp phần phát triển đất nước.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SINH HỌC

NGUYỄN TRỌNG ĐỨC – 23C65007 PHẠM NGỌC AN – 23C65004

BÁO CÁO MÔN HỌC

SINH THÁI HỌC VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI XÂM LẤN

Trang 2

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 6

2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI NGOẠI LAI 7

2.1 Đánh giá mức độ ưu tiên quản lý 7

2.2 Chiến lược quản lý 8

2.2.1 Loại bỏ, diệt trừ 8

2.2.2 Ngăn chặn 8

2.2.3 Kiểm soát 8

2.2.4 Giảm thiểu 9

2.3 Phương pháp kiểm soát và loại bỏ 9

2.3.1 Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn 9

2.3.2 Biện pháp kiểm soát và tiêu diệt 9

2.5.3 Các giải pháp tăng cường năng lực cán bộ, đào tạo và nghiên cứu 32

2.5.4 Các giải pháp kinh phí và tài chính 32

2.5.5 Các giải pháp liên kết với các tỉnh lân cận 32

Trang 3

3 TỔNG KẾT 33 Tài liệu tham khảo 34

Trang 4

Danh sách bảng

Bảng 2-1 Tóm tắt hiệu quả tiêu diệt của các loại thuốc diệt cỏ theo từng vị trí phun 15 Bảng 2-2 Bảng tóm tắt kết quả và nỗ lực kiểm soát động vật ngoại lai tại hai đảo Rangitoto và Motutapu ở New Zealand 16 Bảng 2-3 Các nghiên cứu cho thấy nhiều thông số về hiệu quả của tác nhân kiểm soát sinh học và mức độ hiệu quả (%) ở các giai đoạn Ruồi từ trứng đến trưởng

Trang 5

Danh sách các từ viết tắt

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 6

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự xâm nhập của các loài ngoại lai được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu, tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loài bản địa và ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ sinh thái liên quan (Verdasca et al 2022) Theo Luật Đa dạng sinh học Việt Nam, sinh vật ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng, trong khi loài ngoại lai xâm hại là loài lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển (Luật Đa Dạng Sinh Học 2018) Chúng tồn tại trong mọi nhóm sinh vật, bao gồm cả vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật có hạt cao cấp, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú Sự hiện diện của chúng trong đa dạng các nhóm sinh vật này chứng tỏ khả năng thích ứng và lây lan rộng của các loài xâm hại, gây tổn hại đáng kể đến hoạt động tự nhiên và sự cân bằng sinh thái của các môi trường mà chúng xâm nhập vào (Nguyễn 2015) Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã công bố danh sách 100 loài xâm hại mạnh nhất thế giới, trong đó có nhiều loài đã xuất hiện ở Việt Nam và đang xâm lấn trên diện rộng như Mai dương (Mimosa pigra), Lục bình (Eichhornia crassipes) và Ốc

bươu vàng (Pomacea canaliculata), (Simberloff & Rejmanek 2019) Tác động của

các loài ngoại lai xâm hại đối với kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học là rất đa dạng và trên phạm vi toàn cầu Tính trung bình có khoảng 12 % sinh vật trên cạn bị đe dọa bởi sinh vật ngoại lai xâm hại và tỷ lệ này gia tăng ở các hòn đảo, nơi có tỷ lệ % số loài sinh vật bị ảnh hưởng lên tới 31 % (Bộ tài nguyên và môi trường 2014) Sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, như ở Úc,

Mai dương (Mimosa pigra) đã lan rộng trên diện tích 18.000 ha và chính phủ đã phải

bỏ ra 12 triệu USD mỗi năm để diệt trừ và dự kiến loài này có thể lan rộng ra diện tích 42.000 ha đất canh tác trong thời gian tới (Bộ tài nguyên và môi trường 2014)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phải bỏ ra một số tiền lớn để bảo vệ cây

lúa khỏi sự xâm lược mạnh mẽ của Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) Trước

những ảnh hưởng nghiêm trọng đó, hầu hết các nước trên thế giới đã bắt đầu quan tâm tới quản lý giống, loài sinh vật ngoại lai Nhiều nước như Úc, Nhật Bản đã đề ra các biện pháp như kiểm kê, theo dõi, đánh giá hậu quả môi trường và đa dạng sinh học đối với các loài sinh vật ngoại lai Tại Việt Nam, quản lý, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại là cần thiết trong thực tiễn để duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng, góp phần phát triển đất nước

Trang 7

2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI NGOẠI LAI

2.1 Đánh giá mức độ ưu tiên quản lý

Các ưu tiên được đặt ra với mục tiêu giảm thiểu thời gian, chi phí hoạt động, nguồn lực trong và giảm cơ hội phát triển của các loài ngoại lai xâm lấn Vì vậy, việc ngăn chặn những đợt xâm nhập mới và ưu tiên cho những đợt xâm lấn có tốc độ phát triển nhanh, gây rối loạn và ảnh hưởng đến (các) khu vực có giá trị đa dạng sinh học và sinh thái cao Ưu tiên cao hơn cho những loài ngoại lai xâm lấn mà chúng ta có nhiều khả năng kiểm soát bằng công nghệ và nguồn lực sẵn có (Wittenberg và Cock 2001)

Quá trình thiết lập mức độ ưu tiên có thể khó khăn, một phần vì cần phải xem xét rất nhiều yếu tố Bốn nhóm yếu tố được thiết lập để sàng lọc những loài xâm lấn có khả năng gây hại cao nhất:

Phạm vi hiện tại và khả năng xâm lấn của SVNLXL trên hoặc gần khu vực:

Các ưu tiên được chỉ định cho các SVNLXL nhằm ngăn chặn sự hình thành của các loài xâm hại mới, loại bỏ những loài xâm hại nhỏ, phát triển nhanh, ngăn chặn sự lây lan của những loài xâm hại lớn và giảm bớt hoặc loại bỏ những đợt xâm hại lớn

Tác động hiện tại và tiềm ẩn của loài: Các loài làm thay đổi các quá trình của

hệ sinh thái như tần suất cháy, lắng đọng, chu trình dinh dưỡng hoặc các quá trình hệ sinh thái khác Đây là những loài thường làm thay đổi các điều kiện một cách triệt để đến mức ít loài thực vật và động vật bản địa có thể tồn tại Các loài giết hại, ký sinh, lai giống hoặc cạnh tranh với các loài bản địa Loài không cạnh tranh ưu thế với loài bản địa nhưng ngăn chặn hoặc hạn chế sự sinh sản hoặc tái sinh của các loài bản địa Các loài vượt qua và loại trừ các loài bản địa sau các xáo trộn tự nhiên như hỏa hoạn, lũ lụt hoặc bão, do đó làm thay đổi diễn thế tự nhiên hoặc cản trở việc phục hồi các quần xã tự nhiên Lưu ý rằng các loài thuộc loại này nên được ưu tiên cao hơn ở những khu vực thường xuyên bị xáo trộn

Giá trị của môi trường sống/khu vực mà loài đó xâm hại hoặc có thể xâm hại: Xâm hại xảy ra ở các môi trường sống hoặc khu vực có các loài quý hiếm hoặc

có giá trị sinh thái cao và là các khu vực cung cấp nguồn tài nguyên quan trọng

Trang 8

Khả năng kiểm soát: Các loài có khả năng bị kiểm soát hoặc tiêu diệt bằng công

nghệ và tài nguyên sẵn có Các loài có khả năng bị kiểm soát nhưng sẽ không được thay thế bằng các loài bản địa mong muốn nếu không có chương trình phục hồi tích cực đòi hỏi nguồn lực đáng kể Các loài khó kiểm soát bằng công nghệ và tài nguyên sẵn có và có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể cho các loài bản địa khác Cuối cùng, các loài xâm hại có quần thể đang giảm hoặc những loài chỉ xâm lấn các khu vực bị xáo trộn và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau xáo trộn có thể được xếp ở mức ưu tiên thấp nhất

Ví dụ: Theo nghiên cứu của Lê và Hoàng 2018 tại tỉnh Quảng Ngãi: Ghi nhận 14

loài sinh vật ngoại lai xâm lấn chia làm 3 cấp độ (A”: Loài ngoại lai xâm hại; “B”: Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại; “C”: Loài ngoại lai xâm hại có mức độ xâm hại trên diện rộng hoặc số lượng lớn) để tiến hành các hoạt động kiểm soát và tiêu diệt

2.2 Chiến lược quản lý 2.2.1 Loại bỏ, diệt trừ

Tiêu diệt là việc loại bỏ toàn bộ quần thể của một loài ngoại lai trong khu vực được quản lý Khi việc phòng ngừa không thể ngăn chặn được sự du nhập của một loài ngoại lai thì chương trình diệt trừ là phương pháp được ưu tiên Việc diệt trừ như một phản ứng nhanh chóng đối với việc phát hiện sớm các loài không phải bản địa thường là chìa khóa cho một giải pháp thành công và tiết kiệm chi phí Tuy nhiên, việc tiêu diệt chỉ nên được thực hiện nếu khả thi Phải thực hiện phân tích cẩn thận về chi phí (bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp), khả năng thành công và huy động đủ nguồn lực trước khi tiến hành diệt trừ Nếu đạt được mục tiêu tiêu diệt các loài xâm lấn thì biện pháp này sẽ hiệu quả nhất về mặt chi phí so với bất kỳ biện pháp kiểm soát lâu dài nào khác

2.2.2 Ngăn chặn

Ngăn chặn các loài xâm lấn không phải bản địa là một hình thức kiểm soát đặc biệt Mục đích là để hạn chế sự lây lan của một loài ngoại lai và ngăn chặn quần thể trong một phạm vi địa lý xác định

2.2.3 Kiểm soát

Việc kiểm soát các loài xâm lấn không phải loài bản địa nhằm mục đích giảm mật độ và độ phong phú về lâu dài xuống dưới ngưỡng có thể chấp nhận được Tác hại do các loài xâm lấn gây ra dưới ngưỡng này được coi là có thể chấp nhận được xét

Trang 9

về mặt thiệt hại đối với đa dạng sinh học và nền kinh tế Có thể cần phải tiến hành nghiên cứu để xác định xem đa dạng sinh học bản địa nào đang gặp nguy hiểm và mức độ chịu đựng của các loài xâm lấn có thể chịu được

2.2.4 Giảm thiểu

Nếu việc tiêu diệt, ngăn chặn và kiểm soát không phải là lựa chọn ưu tiên hoặc đã thất bại trong việc quản lý một loài ngoại lai phổ biến thì biện pháp cuối cùng là "sống chung" với loài này theo cách tốt nhất có thể và giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và các loài có nguy cơ tuyệt chủng

2.3 Phương pháp kiểm soát và loại bỏ 2.3.1 Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn

Việc phòng ngừa các SVNLXH xâm nhập là rất cần thiết vì nếu càng phát hiện sớm các SVNLXH thì càng dễ phòng trừ và đỡ mất công sức Tốt nhất là nên lập các ô và tuyến định vị để theo rõi sự xuất hiện và sự xâm lấn của các SVNLXH Các tuyến và ô này được theo rõi định kỳ: 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng/1lần, tuỳ theo đối tượng và mức độ nguy hiểm của chúng (Ngô 2011)

Có thể dùng bản đồ với tỷ lệ thích hợp để theo dõi sự phân bố và phát tán của các SVNLXH trong khu vực Nếu vườn quốc gia thì phải theo dõi sự xuất hiện và xâm lấn của các SVNLXH ở cả vùng đệm và các phân khu Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần cần được theo rõi chặt chẽ với số lần theo rõi định kỳ nhiều hơn so với các phân khu khác

2.3.2 Biện pháp kiểm soát và tiêu diệt

2.3.2.1 Biện pháp cơ học

Hình thức kiểm soát này liên quan đến việc loại bỏ bằng vật lý hoặc cơ học đối với các SVNLXL (ví dụ: loại bỏ bằng tay, sấy khô hoặc sử dụng thiết bị/máy móc) Bao gồm các phương pháp đơn giản như loại bỏ bằng tay (áp dụng tốt đối với các SVNLXH chưa đến giai đoạn sinh sản), làm sạch bằng lông cứng hoặc bàn chải sắt, phun không khí/nước, hút ẩm cũng như sử dụng các rào cản vật lý như vải địa kỹ thuật có thể phân hủy sinh học và bọc nhựa để ngăn chặn các loài xâm lấn mục tiêu Chú ý thu thập hết các cơ thể SVNLXL không để lại bộ phận nào của chúng còn lại, đề phòng chúng có thể tái sinh lại bằng con đường vô tính hoặc hữu tính

• Đối với thực vật:

Trang 10

Những loài TVNLXL có thể được cắt, kéo bằng tay hoặc loại bỏ bằng các dụng cụ cụ thể Những cây lớn hơn có thể bị nhổ tận gốc với sự trợ giúp của các dụng cụ, máy móc chẳng hạn như máy đào, máy xúc, … nếu cần Việc cắt cỏ dại nhiều lần có thể làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng được lưu trữ trong hệ thống rễ và làm chết cây Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp cắt cây và sơn thân cây bằng thuốc diệt cỏ có hệ thống tỏ ra hiệu quả hơn

Nhổ tay và sử dụng các loại nông cụ thủ công (cuốc, xẻng, …): Đây là hình

thức thủ công để kiểm soát cỏ dại, được sử dụng phổ biến ở nghề nông trên thế giời đặc biệt là các nước đang phát triển Đây cũng là hình thức ít tác động đến môi

trường nhất (Radosevich và cs 2007)

Sử dụng máy móc cơ giới: Cỏ dại và các loại thực vật ngoại lai xâm lấn có thể

được kiểm soát cơ học bằng cách thực hiện các hoạt động như chặt đốn, ngắt, băm, và tách chúng ra khỏi đất Những biện pháp này giúp loại bỏ chúng khỏi môi trường sống, và đồng thời có thể làm cho các mầm sinh dưỡng hoặc hạt giống của chúng bị hủy hoại Khi các hoạt động này được thực hiện đều đặn và lặp lại thường xuyên, chúng có thể đạt được hiệu quả cao trong việc kiểm soát và giảm sự lây lan của cỏ dại trong đất (Hartwig 1999; Radosevich và cs 2007)

Làm đất: Là phương pháp hiệu quả để kiểm soát TVNLXL trong nông nghiệp Nó

làm yếu TVNLXL bằng cách tổn thương vùng rễ, giảm cạnh tranh và khả năng tái tạo

Che phủ và phơi đất: Ngăn chặn ánh sáng đến cỏ dại nhằm cản trở quá trình

quang hợp của chúng (Radosevich và cs 2007)

Khè lửa: Nguyên tắc của phương pháp này là lựa chọn và điều chỉnh hướng của

ngọn lửa lên loài mục tiêu để tránh làm bị thương các loài khác Theo (Radosevich và cs 2007), kỹ thuật kiểm soát này đã được nghiên cứu và sử dụng thành công trên các loài như linh lăng (alfalfa), bông (cotton), mía (sugarcane), đậu tương (soybean) và bạc hà (peppermint)

Nạo vét, trục vớt: là phương pháp phổ biến để kiểm soát TVNLXL trên cạn và

thực vật thủy sinh xâm lấn Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn thời gian và chi phí đáng kể Thường kết hợp với các biện pháp sử dụng cơ giới băm, chặt đốn, ngắt để tăng hiệu quả tiêu diệt

Trang 11

Barz và cộng sự năm 2009 đã ước tính chi phí sử dụng để kiểm soát và tiêu diệt loài cỏ ngoại lai xâm lần thuộc giống Tamarix trên diện tích là 4687ha thuộc sông Pecos, New Mexico vào khoảng 3.7 triệu USD cho ba biện pháp cơ học chính đó là chặt rễ, phủ kín bề mặt và trồng lớp phủ thực vật mới

• Đối với động vật:

Để kiểm soát hầu hết các loài côn trùng, người ta phụ thuộc vào bẫy, loại bẫy này ít nhiều đặc trưng cho các nhóm côn trùng hoặc sử dụng bẫy pheromone cho từng loài cụ thể Các loài ít vận động như côn trùng có vảy hoặc rệp sáp có thể bị tiêu diệt bằng cách phá hủy cây lương thực của chúng, ví dụ như chương trình ngăn chặn loài rệp sáp dâm bụt mới đến ở Trinidad bao gồm việc cắt và đốt những cây bị nhiễm khuẩn, cùng với việc sử dụng thuốc trừ sâu Săn thú để giải trí có thể có hiệu quả trong việc giữ quần thể ở mức chấp nhận được và có thể là nguồn tiền cho các hoạt động quản lý khác trong khu vực

Bắt và bẫy: Đối với một số loài động vật xâm hại, phương pháp bắt thủ công

cũng là một hình thức để kiểm soát chúng Tuy nhiên, hình thức này cũng không mang lại hiệu quả cao và tốn nhiều công sức Các loại bẫy có thể được thiết kế để chọn lọc đối tượng mục tiêu và đạt được hiệu quả khác nhau Đặt bẫy thường kết hợp với việc sử dụng mồi nhử để tăng cường khả năng thu hút của bẫy Nghiên cứu cụ thể về loại đối tượng và điều kiện thực tế được thực hiện để đảm bảo hiệu quả tối đa Mồi nhử có thể được lựa chọn dựa trên các giác quan như thị giác, khướu giác và thính giác của động vật, với sự sử dụng phổ biến là thức ăn để làm mồi nhử Tổng cộng, việc kết hợp các biện pháp bắt và bẫy này có thể cung cấp một phương pháp toàn diện để kiểm soát và giảm thiểu tác động của động vật xâm hại

Tại New Zealand, biện pháp cơ học sử dụng để diệt trừ sinh vật ngoại lai xân lấn tại quốc gia này là bẫy bắt và săn bắn những chỉ diệt trừ được các loài ngoại lai có

kích thước trung bình (>10kg) Ví dụ như loài Chồn ecmin (Mustela erminea) chương

trình diệt trừ bắt đầu vào năm 1981 ở đảo Adele (Nebson) đến năm 1982 lại xuất hiện sự tái xâm lấn mãi đến năm 2003 chương trình diệt trừ được tái hoạt động đến năm 2004 thì chương trình kiểm soát và quản lý loài này vẫn còn đang diễn ra vì khả năng tái xâm lấn của loài này là cao tại New Zealand (Clout & Russell 2006) Ở

Florida, năm 1966 xuất hiện loài ốc châu phi (Achatina fulica) ngoại lai xâm lấn, từ

năm 1966 – 1975, biện pháp cơ học được sử dụng trong kiểm soát và tiêu diệt là bắt bằng tay kết hợp với sử dụng biện pháp hoá học là sử dụng mồi dạng hạt Chiến

Trang 12

dịch kiểm soát và tiêu diệt loài ốc châu phi (Achatina fulica) đã tiêu tốn hơn 1 triệu USD để thu được kết quả là 04/1975 được cho là tiêu diệt hoàn toàn, sau đó hai năm các chương trình khảo sát đánh giá đều không ghi nhận loại ốc này (Simberloff 1996)

Săn bắn: Các loại súng chuyên dụng đã được sử dụng để kiểm soát sinh một số

sinh vật gây hại Tại ngoại ô Bắc Mỹ, White-tailed deer (Odocoileus virginianus) dã được kiểm soát bằng cách sử dụng súng (De Nicola và cs 1996) Việc sử phương pháp này phải đảm bảo an toàn tuyệt đối với tính mạng của con người Tương tự với hình thức bẫy, bắn cũng là một công cụ kiểm soát động vật xâm hại hữu ích, tuy nhiên, hình thức này không mang lại hiệu quả đối với các loài có sinh cảnh dày đặc, nơi ẩn náu không phù hợp với việc sử dụng súng hoặc không được phép sử dụng Quần đảo Gala’pagos, sử dụng việc săn bắn trên mặt đất và trên cao để diệt trừ loài lừa hoang (Equus asinus) được thực hiện từ năm 1974 – 2005 đã tiêu diệt hoàn toàn loài này trên quần đảo Gala’pagos (Carrion và cs 2007)

Rào cản điện: Ngoài ra, việc xây dựng các rào cản như đập, cống … trên sông,

suối là một trong những giải pháp kiểm soát và ngăn sự xâm hại của một số loài cá Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm thiết kế cấu trúc của các rào cản nhằm ngăn chặn hoặc bẫy các động vật xâm hại nhưng vẫn cho phép các loài bản địa hoạt động (Stuart và cs 2006) Ví dụ cụ thể, một hàng rào điện đã được thiết lập tại kênh ở Chicago để phục vệ việc vệ sinh tàu và đường tàu di chuyển để ngăn chặn sự di chuyển ngược dòng của cá chép châu á (asian crap) cụ thể là hai loài (H nobilis và

H molitrix) từ sông illinois xâm nhập vào Hồ Michigan (Ngũ Hồ - Mỹ), sau thời gian theo dõi tác giả đã kết luận rằng hệ thống rào cản điện này đã ngăn cản được 85% - 95% khả năng cá chép châu á (asian crap) xâm nhập vào (Parker và cs 2016)

• Ưu điểm của biện pháp cơ học

Dễ thực hiện đạt có hiệu quả nhanh chóng, tức thì với quy mô nhỏ Không tác động đến môi trường và hệ sinh thái, không gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật có lợi Có tính ổn định và bền vững nếu được thực hiện thường xuyên

• Nhược điểm của biện pháp cơ học

Về mặt hiệu suất của việc kiểm soát và tiêu diệt có giới hạn đối với những loài ngoại lai xâm hại phát triển nhanh chóng vượt quá khả năng của cơ giới Chi phí đầu tư và duy trì biện pháp cơ học là vô cùng nhiều và tốn kém

Trang 13

2.3.2.2 Biệp pháp hoá học

Hình thức kiểm soát này sử dụng các giải pháp hóa học để tích cực làm giảm sự phát triển hoặc sự phong phú của các loài xâm lấn Liên quan đến việc sử dụng các phương pháp xử lý diệt khuẩn bằng các chất hoạt tính để gây chết hoặc làm suy thoái đáng kể các loài xâm lấn mục tiêu Phương pháp xử lý bằng hóa chất có thể bao gồm thuốc tẩy, giấm, sản phẩm Virkon, vôi, nước ngọt hoặc nước muối, cùng nhiều loại khác Phương pháp áp dụng các phương pháp xử lý này (ngâm hoặc phun), nồng độ dung dịch và chế độ xử lý (tức là thời gian ngâm, tần suất áp dụng, khoảng cách giữa các lần xử lý…) là những yếu tố quan trọng khi xác định hiệu quả của chúng

Khi các loài xâm lấn hiện diện trong các ngành công nghiệp thương mại, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu diện rộng thường được sử dụng để kiểm soát cả các loài bản địa gây hại và loài ngoại lai xâm lấn Thuốc trừ sâu có thể cho phép kiểm soát nhanh chóng một loài mục tiêu trên diện rộng do đó giảm nhân lực và chi phí hơn so với các phương pháp truyền thống (bẫy và rào chắn)

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, chi phí thấp và ít tốn công Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra những hậu quả đáng kể về môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật khác trong hệ sinh thái và kể cả sức khỏe con người Do đó, cần thận trọng khi sử dụng các hóa chất độc hại để kiểm soát các loài SVNLXH, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp khác để có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất

• Đối với thực vật:

Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng hóa chất để kiểm soát cỏ dại đã được áp dụng trong hàng thế kỷ Cụ thể, thuốc diệt cỏ là các chất hóa học hữu cơ hoặc tổng hợp được sử dụng để loại bỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của cây cỏ gây hại Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm trong việc kiểm soát và tiêu diệt cỏ dại như khả năng tiêu diệt các loài cỏ dại mà không thể thực hiện bằng các phương pháp khác, giảm các hoạt động cơ học đối với đất, giảm công sức, chi phí lao động và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn hệ thống quản lý (Hartwig 1999; Radosevich và cs

2007)

Trang 14

Khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để kiểm soát các loài sinh vật xâm hại, cần xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này (ISC 2024), bao gồm:

- Những loài TVNLXL có lá sáp hoặc lông có thường khó hấp thụ lượng hóa chất cần thiết để giết cây

- Thực vật ngoại lai xâm lấn thường nhạy cảm nhất với thuốc diệt cỏ trong giai đoạn phát triển đỉnh cực của chúng, thường là ở giai đoạn cây con hoặc giai đoạn chồi hoặc giai đoạn đầu ra hoa

- Nhiệt độ khô mát hoặc quá nóng có thể làm giảm sự lưu chuyển của thuốc diệt cỏ trong toàn thân

- Đất có hàm lượng chất hữu cơ hoặc đất sét cao có thể cần tỷ lệ hóa chất cao hơn đất cát

- Độ ẩm và độ pH của đất cũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và hiệu quả của một số loại thuốc diệt cỏ

Việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ có thể tạo ra rủi ro đối với cây trồng và các loài sinh vật không mục tiêu, gây ra dư lượng hóa chất trong môi trường đất và nước, cũng như tạo ra các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe của con người Ngoài ra, việc lạm dụng các hóa chất kiểm soát cỏ dại có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của chúng Vì vậy, cần có các phương pháp phù hợp trong việc chọn lựa, bảo quản, xử lý, vận chuyển và sử dụng các loại hóa chất này (Vencill và cs 2002)

Thuốc diệt cỏ fluridone: Fluridone được sử dụng để kiểm soát cỏ Hydrilla spp.,

một loại cỏ dại gây hại môi trường Ở nồng độ thấp, fluridone có thể kiểm soát

Hydrilla spp một cách có chọn lọc trên diện tích lớn với chi phí tương đối thấp Tuy nhiên, việc lạm dụng fluridone đã dẫn đến sự kháng thuốc của quần thể Hydrilla spp

ở nồng độ thấp (Michel và cs 2004; Dayan và Netherland 2005) Hydrilla spp vẫn

có thể bị kiểm soát ở liều lượng fluridone cao hơn; tuy nhiên, tăng liều lượng này có thể gây tác động tiêu cực đối với các loài thực vật thủy sinh bản địa và đồng thời làm

tăng chi phí kiểm soát Trên toàn cầu, để kiểm soát Bèo tây (Eichhornia crassipes),

chủ yếu sử dụng các loại thuốc diệt cỏ Theo nghiên cứu của Lock năm 1988, bèo tây rất nhạy cảm với các chất diệt cỏ như diquat và glyphosate

Năm 2004 – 2005, tại Queenland, Úc năm loại thuốc trừ sâu đã được nghiên cứu

để sử dụng diệt trừ loài thực vật bớp bợp (Chromolaena odorata) Từ nghiên cứu

Trang 15

trên họ tính toán và cho ra với mật độ dày đặt của loài cỏ lào (Chromolaena odorata) (20000 cây/ha) thì phải tốn 76 USD/ha với thuốc diệt cỏ metsulfuron-methyl và 305 USD/ha với thuốc diệt cỏ fluroxypyr (theo tỷ giá tại 6/2017) Bảng 2-1 Tóm tắt hiệu quả tiêu diệt của các loại thuốc diệt cỏ theo từng vị trí phun (Vitelli et al 2018)

Bảng 2-1 Tóm tắt hiệu quả tiêu diệt của các loại thuốc diệt cỏ theo từng vị trí phun

Vị trí phun Thuốc diệt cỏ (thành phần chính)

Nồng độ(g/100L) Hiệu quả tiêu diệt theo nghiên cứu với

Ở Mexico, theo Barz và cộng sự, 2009 đã nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng phun thuốc diệt cỏ để diệt các loài cỏ thuộc giống Tamarix trên sông Pecos, New Mexico với ước tính chi phí là 2,1 triệu USD cho việc kiểm soát và diệt trừ loài cỏ thuộc giống Tamarix trên 4687 ha

• Đối với động vật:

Các hóa chất để tiêu diệt động vật xâm hại thường được kết hợp vào thức ăn, làm mồi nhử, và sử dụng kết hợp với các bẫy nhằm tăng cường hiệu quả của phương pháp này

Trong quản lý động vật nước, đặc biệt là trong môi trường nước ngọt, việc kiểm soát các loài cá bằng hóa chất đã từng là một phương pháp phổ biến và hiệu quả Tuy nhiên, phương pháp này thường có quy mô thực hiện nhỏ và chỉ hiệu quả trong các vùng nước kín Sử dụng hóa chất để kiểm soát các loài cá có thể gây ra những vấn đề môi trường, đặt ra những thách thức đáng kể cho hệ sinh thái Các chất như rotenone, antimycin, saponin, và 3-trifluoromethyl-4-nitrophenol là những loại hóa chất phổ biến được sử dụng rộng rãi để kiểm soát các loài cá gây hại Tính chọn lọc

Trang 16

cao, hiệu quả đối với loài mục tiêu và hạn chế độc tính đối với các loài khác và sinh vật khác trong hệ sinh thái là những yêu cầu quan trọng đối với các hóa chất được sử dụng trong kiểm soát động vật xâm hại

Ở khu vực đảo Rangitoto và đảo Motutapu ở New Zealand, một chương trình diệt trừ các loài ngoại lai xâm lấn tại đây từ năm 2009 - 2011 bao gồm các loài chồn

ecmin (Mustela erminea), mèo (Felis catus), Nhím (Erinaceus europaeus occidentalis), Thỏ (Oryctolagus cuniculus), Chuột nhắt (Mus musculus) và ba loài

chuột cống (Rattus norvegicus, R rattus và R exulans) sử dụng mồi gặm nhấm Pestoff 20R để diệt trừ những sinh vật ngoại lai xâm lấn, sau đó sử dụng các biện pháp cơ học kèm theo để kiểm tra lại kết quả như sử dụng mồi để bẫy, thợ săn, sử dụng chó để tìm kiếm Bảng 2-2 Bảng tóm tắt kết quả và nỗ lực kiểm soát động vật ngoại lai tại hai đảo Rangitoto và Motutapu ở New Zealand) Về chi phí để thực hiện chương trình trên từ năm 2009 – 2011 ước tính New Zealand đã phải tốn 4,5 triệu đô la New Zealand (với tỷ giá hiện tại ~70 tỷ VND) cho điện tích của hai đảo Rangitoto và Motutapu là 3,820 (ha) (Griffiths et al 2015) Tóm tắt kết quả và nỗ lực kiểm soát của nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2-2

Bảng 2-2 Bảng tóm tắt kết quả và nỗ lực kiểm soát động vật ngoại lai tại hai đảo Rangitoto và Motutapu ở New Zealand

Trang 17

• Ưu điểm của biện pháp hoá học

Hiệu quả nhanh, ít tốn kém chi phí, ít tiêu tốn sức lao động Là công cụ hữu hiệu để xử lý sự xâm nhập mới và có quy mô nhỏ, có thể giết chết các loài sinh vật mục tiêu và kiểm soát được tồn dư hạt giống đối với thực vật xâm hại

Trang 18

• Nhược điểm của biện pháp hoá học

Tác động đến môi trường và hệ sinh thái và con người Hạn chế trong việc sử dụng ở một số điều kiện nhất định hoặc ở một số điều khu vực nhạy cảm với môi trường những khu vực có độ dốc lớn và môi trường nước

Có khả năng gây ra tình trạng kháng thuốc ở động vật và cả thực vật

2.3.2.3 Biện pháp sinh học

Hình thức kiểm soát này sử dụng sự tương tác tự nhiên giữa các loài khác nhau để hạn chế sự phong phú của một loài SVNLXL thường được gọi là thiên địch hoặc các chất tổng hợp tự nhiên chống lại các loài SVNLXL để ngăn chặn quần thể sâu bệnh Tuy nhiên, không phải bất kỳ loài ngoại lai xâm lấn nào cũng có tác nhân sinh học để kiểm soát Nhiều loài thực vật ngoại lai xâm lấn có nguồn gốc từ châu Âu hoặc châu Á không có tác nhân để kiểm soát chúng Đây là một phương pháp tự nhiên, không gây hại đến môi trường và con người Tuy nhiên, phương pháp này cần rất nhiều thời gian đề nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo hiệu quả của phương pháp này và các tác nhân sẽ không trở thành một loài ngoại lai xâm lấn mới cho khu vực

Kiểm soát sinh học có thể được chia thành thành hai nhóm: những phương pháp tự duy trì và những phương pháp không tự duy trì

Các phương pháp không tự duy trì bao gồm:

- Thả hàng loạt con đực vô sinh để tràn vào quần thể, những con đực giao phối với con cái mà không sinh ra con cái ở thế hệ tiếp theo

- Tạo ra sức đề kháng của vật chủ để chống lại sâu bệnh (lựa chọn hoặc tạo ra các giống kháng bệnh và côn trùng)

- Hóa chất sinh học, tức là các hóa chất được tổng hợp bởi sinh vật sống ví dụ: áp dụng Bacillus thuringiensis (trong thuốc trừ sâu sinh học), rotenone, neem và pyrethrum, được chiết xuất từ thực vật

- Kiểm soát sinh học diện rộng bằng cách sử dụng các mầm bệnh, ký sinh trùng hoặc động vật ăn thịt Việc thả thiên địch trên quy mô lớn hoặc hàng loạt được thực hiện để phản ứng nhanh chóng nhằm kiểm soát quần thể dịch hại

Các phương pháp tự duy trì bao gồm:

Ngày đăng: 03/04/2024, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan