Phát hiện helicobacter pylori từ dịch dạ dày bằng kỹ thuật nested pcr

32 0 0
Phát hiện helicobacter pylori từ dịch dạ dày bằng kỹ thuật nested pcr

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các phương pháp chẩn đoán có tính xâm lấn thông qua nội soi gồm thử nghiệm urease, nuôi cấy vi khuẩn, xác định DNA của vi khuẩn, chẩn đoán mô bệnh học, phản ứng chuỗi PCR.. Các phương ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHÁT HIỆN Helicobacter pylori

TỪ DỊCH DẠ DÀY BẰNG KỸ THUẬT NESTED PCR

Trang 2

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

PHÁT HIỆN Helicobacter pylori

TỪ DỊCH DẠ DÀY BẰNG KỸ THUẬT NESTED PCR

VÕ THỊ MỘNG HUỲNH NGUYỄN NHÃ LINH

Trang 3

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Vi khuẩn Helicobacter pylori 3

2.1.1 Lịch sử nghiên cứu H pylori 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái học của H pylori 4

2.1.3 Cơ chế gây bệnh của H pylori 4

2.2 Gen mục tiêu Hsp60 6

2.3 Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn H pylori 6

2.3.1 Các xét nghiệm xâm hại qua nội soi dạ dày tá tràng (Invasive test) 7

2.3.1.1 Thử nghiệm urease 7

2.3.1.2 Nuôi cấy vi khuẩn 8

2.3.1.3 Chẩn đoán mô bệnh học 10

2.3.1.4 Phản ứng chuỗi PCR phát hiện H polyri từ mẫu mô dạ dày 10

2.3.2 Các thử nghiệm không xâm lấn 11

2.3.2.1 Nghiệm pháp thở 13C và 14C 11

2.3.2.2 Chẩn đoán huyết thanh 12

2.3.2.3 Tìm kháng thể kháng H pylori trong nước tiểu 13

2.3.2.4 Immunoblot 13

2.3.2.5 Phát hiện kháng nguyên trong phân HpSA 13

2.4 Nested PCR trong chẩn đoán H pylori 14

2.4.1 Khái niệm về Nested PCR 14

2.4.2 Ứng dụng của Nested PCR trong chẩn đoán H pylori 15

Trang 4

3.1 Vật liệu 17

3.2 Phương pháp nghiên cứu 17

3.2.1 Thu nhận mẫu bệnh phẩm từ dịch dạ dày 17

3.2.2 Tách chiết DNA tổng số từ mẫu chủng vi khuẩn 17

3.2.3 Tách chiết DNA tổng số từ mẫu bệnh phẩm 17

4.1.1 Kết quả tách DNA từ chủng vi khuẩn Helicobacter pylori và dịch dạ dày 20

4.1.2 Khuyếch đại DNA đặc trưng genome của H pylori 20

4.1.3 Áp dụng kỹ thuật Nested PCR để đánh giá mức độ nhiễm H pylori 22

4.2 Thảo luận 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 5

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

Hình 4.1 Kết quả điện di sản phẩm PCR vòng 1 khuếch đại DNA đặc trưng 21Hình 4.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR vòng 1 khuếch đại DNA đặc trưng 22

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Helicobacter pylori là một trong các vi trùng ở người hiện diện khắp trên thế giới

Từ khi vi trùng được phát hiện thì quan điểm của các nhà khoa học về định bệnh và điều trị bệnh dạ dày đã thay đổi hoàn toàn 75 năm qua kiến thức con người không dừng ở một điểm Đầu thế kỷ 20, bệnh loét dạ dày-tá tràng được cho là do stress và khẩu phần

ăn nên việc điều trị nhằm vào nghỉ ngơi và ăn kiêng H pylori là tác nhân gây viêm

loét dạ dày - tá tràng chiếm khoảng 50% dân số của thế giới, đặc biệt là các nước đang

phát triển Từ năm 1994, WHO đã xếp H pylori nằm trong nhóm I gây ung thư dạ dày

Theo số liệu của WHO năm 2020, Việt Nam ghi nhận gần 18.000 ca mắc mới và hơn 14.600 người tử vong do ung thư dạ dày, xếp thứ 10 thế giới vì tỉ lệ mắc Do đó, việc

loại trừ H pylori là rất quan trọng để duy trì sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt ở khu vực có tần xuất nhiễm H pylori và ung thư dạ dày cao như ở nước ta

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán nhiễm H pylori dựa theo điều kiện cụ

thể của từng cơ sở y tế Các phương pháp chẩn đoán có tính xâm lấn thông qua nội soi gồm thử nghiệm urease, nuôi cấy vi khuẩn, xác định DNA của vi khuẩn, chẩn đoán mô bệnh học, phản ứng chuỗi PCR Các phương pháp không xâm lấn đã trở nên phổ biến vào nhưng năm 1990 bao gồm: Nghiệm pháp thở C13 hoặc C14, test nhanh bằng huyết

thanh, test huyết thanh phát hiện kháng thể kháng CagA, tìm kháng thể kháng H pylori trong nước tiểu, Immunoblot, dùng PCR chẩn đoán H pylori trong phân, phát hiện

kháng nguyên trong phân Mỗi phương pháp đều cho những ưu nhược điểm riêng Hiện nay, PCR là một kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến nhưng chưa phổ biến rộng rãi ở Việt

Nam trong chẩn đoán nhiễm H pylori Ngoài việc chẩn đoán nhiễm H pylori trước điều trị, PCR còn dùng để theo dõi sau điều trị tiệt trừ H pylori Thông thường, việc chẩn

đoán bằng PCR cũng như các xét nghiệm Clotest đều trải qua việc sinh thiết một mẫu niêm mạc dạ dày, điều này ít nhiều gây tổn thương cho dạ dày và gây đau đớn cho người bệnh Trong khi đó, PCR phát hiện từ mẫu phân và mẫu nước tiểu là những xét nghiệm

không xâm lấn nhưng tỷ lệ âm tính giả cao Trong nghiên cứu này, việc chẩn đoán H pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày nhằm giảm tính xâm lấn so với các phương pháp

Trang 9

phân tích từ mô dạ dày để phát hiện gen Hsp60 với độ đặc hiệu và độ nhạy cao mà một số phương pháp xâm lấn khác không đạt được

1.2 Mục tiêu của đề tài

Thiết lập phản ứng Nested PCR để phát hiện H pylori trực tiếp từ dịch dạ

1.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Thu thập mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nội soi viêm loét dạ dày và

Trang 10

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vi khuẩn Helicobacter pylori

2.1.1 Lịch sử nghiên cứu H pylori

Loài xoắn khuẩn này đã được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày của người và động vật từ năm 1875 nhưng mối liên quan giữa vi khuẩn này và các bệnh lý ở dạ dày tá tràng chưa được xác định

Vào năm 1983, Barry Marshall (nhà lâm sàng) và Robin Warren (nhà sinh học)

ở Perth, miền Tây Úc đã tìm ra Helicobacter pylori Mới đầu vi trùng này được gọi là Campylobacter pyloridis vì giống các vi trùng thuộc họ Campylobacter khác như Campylobacter jejuni Sự khác biệt giữa Campylobacter pyloridis và các chủng Campylobacter được xác định bởi Goodwin và cộng sự vào năm 1989 từ đó Campylobacter pyloridis được đổi tên thành Helicobacter Tên Helicobacter phản ánh

hai đặc điểm hình thái của vi khuẩn dạng hình gậy trên in vitro và hình xoắn trên in vivo Năm 1983, Warren và Marshall cùng các cộng sự tuyên bố có sự liên quan với vi khuẩn này với bệnh lý dạ dày Tuy nhiên, quan niệm lúc đó khó chấp nhận sự có mặt cũng như vai trò của vi khuẩn tồn tại trong môi trường rất axid của dạ dày Thí nghiệm của

Marshall bằng cách uống một lượng lớn vi khuẩn sống H pylori vào trong cơ thể, sau

đó theo dõi các triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính và thực hiện xác định sự có mặt

Hình 2.1 Vi khuẩn H pylori

Trang 11

của H pylori bằng phương pháp mô bệnh học từ bệnh phẩm sinh thiết dạ dày Song song với nghiên cứu này còn có nghiên cứu của Morris cũng tự gây nhiễm trùng H pylori cho bản thân Cuối cùng, với những nỗ lực trong các nghiên cứu nêu trên, vi khuẩn H pylori đã được công nhận là tác nhân gây viêm loét dạ dày ở người Viện nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ đã công bố vi khuẩn H pylori có khả năng gây viêm loét

dạ dày - tá tràng và khuyến cáo dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng này và Warren và Marshal đã giành được giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học vào năm 2005

2.1.2 Đặc điểm hình thái học của H pylori

Về hình thể, H pylori có hình dạng mỏng mảnh, cong xoắn hoặc hình chữ S,

gram âm, dài từ 1,5 đến 5 pm và dày 0,3 -1 pm, với 4 đến 7 lông có vỏ bọc ra từ một đầu cực Nhờ cấu trúc hình xoắn và các lông này, vi khuẩn di chuyển dễ dàng trong lớp nhầy của dạ dày Các lông roi đều có vỏ là lớp liên tục với màng ngoài vi khuẩn, chính lớp vỏ này bảo vệ cho các sợi và chất sợi trong lông không bị môi trường axit khử cực và làm mất chất sợi, đảm bảo cho hoạt động di chuyển của vi khuẩn

Hình thái điển hình của H pylori chỉ gặp khi soi tươi hoặc nhuộm mô bệnh học các mẫu sinh thiết Trong môi trường nuôi cấy, H pylori dài hơn và có độ xoắn thấp hơn Ngoài ra, trong môi trường nuôi cấy để lâu hoặc trong môi trường ngoài, H pylori

thường chuyển thành dạng hình cầu với nhiều kích thước khác nhau Dựa vào đặc điểm

hình thái học, vi khuẩn H pylori có thể được phát hiện theo phương pháp tế bào học

bằng cách nhuộm gram hoặc soi kính hiển vi đối quang phân kỳ (phase contrast microsopy) từ các mẫu bệnh phẩm sinh thiết dạ dày và theo phương pháp mô bệnh học

2.1.3 Cơ chế gây bệnh của H pylori

Sau khi xâm nhập vào dạ dày, nhờ có hình xoắn và các lông roi ở một đầu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày Nhờ có các yếu tố bám dính, vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày, nhờ có khả năng tiết ra nhiều enzym urease có tác dụng phân hủy ure trong dạ dày thành amonia gây kiềm hóa môi trường xung quanh vi khuẩn Môi trường này có tác dụng giúp cho vi khuẩn tồn tại được trong lớp nhày của dạ dày đồng thời tránh được sự tấn công của axid HCl, pepsin luôn có trong lòng dạ dày

Trang 12

Amonia cùng với nhiều yếu tố có khả năng gây bệnh của H pylori như các độc

tố tế bào, các enzym tiêu protein, phospholipase đã phân hủy các thành phần của chất nhày bao phủ niêm mạc dạ dày giúp cho axid HCl và pepsin tấn công vào niêm mạc tổn

thương viêm Mặt khác, các yếu tố có khả năng gây bệnh của H pylori như urease, chất

bám dính, LPS, CagA, VacA, protease, lipase gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đồng thời giải phóng ra hàng loạt các chất trung gian hóa học có khả năng phát động quá trình viêm như: các Interleukin (IL1-6-8 ), yếu tố gây hoại tử khối u (TNF-α), các leucotriene Các yếu tố IL 1,6,8 có tác dụng tăng cường quá trình bám dính của bạch cầu vào thành mạch, tăng cường hoạt động xuyên mạch của bạch cầu và có tác dụng thu hút bạch cầu tới vùng viêm Ngoài ra, IL1,8 còn có tác dụng thu hút các tế bào lympho T, tăng cường chuyển dạng các tế bào T thành tế bào T giúp đỡ có khả năng sinh ra các

Interleukin, trong đó có IL 1,6,8 Các Interleukin, các yếu tố gây bệnh của H pylori còn

có tác dụng hoạt hóa hệ thống bổ thể Hệ thống này cùng với Leukotriene có tác dụng góp phần thu hút bạch cầu đặc biệt là các lympho B có chức năng sản xuất globulin miễn dịch đặc hiệu IgG, IgA Quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể sinh ra các kháng thể

chống H pylori cũng gây ra phản ứng chéo với các thành phần kháng nguyên tương tự trên các tế bào biểu mô dạ dày Viêm dạ dày do nhiễm H pylori diễn biến qua 2 giai

đoạn:

Giai đoạn cấp tính: Quá trình nhiễm H pylori có thể chia làm hai giai đoạn Giai

đoạn cấp tính, vi khuẩn xâm nhập, nhân lên và gây hiện tượng viêm niêm mạc, giảm tiết axit và một số triệu chứng dạ dày tá tràng xuất hiện Sau vài tuần, giai đoạn viêm mãn tính bắt đầu với hiện tượng giảm các đáp ứng viêm, pH dạ dày trở về bình thường và

người nhiễm trở nên không có triệu chứng Sự xâm nhập của vi khuẩn H pylori ở niêm

mạc dạ dày dẫn đến sự xâm nhập các bạch cầu trung tính và mono ở cả hang vị và thân vị, dẫn đến quá trình viêm mãn tính và loét

Giai đoạn mãn tính: trong giai đoạn viêm cấp, nếu điều trị H pylori sẽ được tiệt trừ, tình

trạng viêm có thể chấm dứt nhanh chóng Nhưng phần lớn các trường hợp chuyển sang

viêm mãn tính do H pylori tồn tại lâu dài ở niêm mạc dạ dày Giai đoạn này các triệu

chứng lâm sàng có thể giảm đi hoặc mất nhưng về mô bệnh học quá trình viêm mãn tính

Trang 13

biểu hiện rõ với những biến đổi mô, có hiện tượng bong tróc niêm mạc và xâm nhập nhiều tế bào viêm

Nhiễm H pylori dẫn đến quá trình viêm niêm mạc dạ dày, quá trình này nếu

không được điều trị sẽ diễn biến ngày càng nặng Trên cơ sở niêm mạc viêm, hàng rào bảo vệ niêm mạc bị phá hủy, kết hợp với sự tấn công của axit HCl và pepsin dẫn đến

trợt rồi loét Các tổn thương do nhiễm H pylori làm cho chức năng của tế bào D bị giảm,

dẫn tới giảm tiết somatostatin là chất ức chế bài tiết gastrin và kiểm soát HCl Giảm somatostatin sẽ làm tăng tiết gastrin dẫn tới tăng tiết HCl quá mức ở dạ dày làm cho pH ở hành tá tràng giảm mạnh gây nên tình trạng dị sản niêm mạc dạ dày ở hành tá tràng, đây là yếu tố tấn công quan trọng gây viêm, loét

2.2 Gen mục tiêu Hsp60

Gen Hsp60 mã hóa cho protein Hsp60 – phân tử chaperone được H pylori sản

xuất nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong sự xâm nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn

này Hsp60 từ H pylori đã được báo cáo là tồn tại dưới dạng hỗn hợp của dimer và

tetramer điều này trái ngược với GroEL, một tetradecamer gồm 14 tiểu đơn vị giống hệt nhau có trọng lượng 58 kDa được sắp xếp theo cấu trúc vòng xếp chồng đôi Hsp60 đã

được chọn để phát hiện vi khuẩn H pylori trong các mẫu bệnh phẩm vì nó là gen có độ

bảo thủ cao, hiện diện trong tất cả các sinh vật nhưng cũng đủ biến đổi để có các mồi đặc hiệu cho loài

Các đại thực bào được kích thích bởi Hsp60 để giải phóng IL-6 do sự hoạt động quá mức của con đường NF-κB cũng như IL-10 và TGF-β kích thích sự tăng sinh của tế bào Treg thúc đẩy quá trình viêm Hơn nữa, Hsp60 có liên quan đến sự bám dính của

H pylori và sự xâm chiếm sâu hơn trong biểu mô dạ dày Hsp60 khuếch tán từ H pylori

vào các tế bào biểu mô dạ dày, dẫn đến nhiễm khuẩn dai dẳng, viêm và gây ung thư sau đó thông qua việc tăng cường di chuyển tế bào khối u và hình thành mạch Sự hình thành mạch qua trung gian Hsp60 chủ yếu được thúc đẩy bởi các con đường truyền tín hiệu CXCR2/PLCb2/Ca2+ trong tế bào biểu mô dạ dày Hsp60 cũng có thể tạo thành một yếu

tố dự đoán tiềm năng liên quan đến việc loại trừ H pylori trên lympho MALT dạ dày

Từ đó làm giảm biểu hiện của các Hsps của vật chủ

Trang 14

Kể từ khi H pylori được tìm ra vào năm 1982, đến nay đã có nhiều phương pháp chẩn đoán nhiễm H pylori được nghiên cứu và áp dụng Trong chẩn đoán, mỗi phương

pháp có những ưu, nhược điểm khác nhau và việc chọn lựa phương pháp còn tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu hoặc ứng dụng trong thực hành, giá thành của thử nghiệm và cơ sở vật chất, trang thiết bị Điều quan trọng nhất là các thử nghiệm phải có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để giúp cho chẩn đoán trước điều trị và theo dõi sau điều trị đạt hiệu

quả tốt nhất Các phương pháp chẩn đoán H pylori có thể chia thành hai nhóm:

- Các thử nghiệm ít xâm hại được thực hiện qua nội soi dạ dày tá tràng - Các thử nghiệm không xâm hại

Nguyên tắc khi chỉ định thử nghiệm là bệnh nhân không được uống các loại thuốc kháng tiết, các loại kháng sinh và phải ngưng điều trị ít nhất 4 tuần

2.3.1 Các xét nghiệm xâm hại qua nội soi dạ dày tá tràng (Invasive test) 2.3.1.1 Thử nghiệm urease

Test này xác định hoạt độ enzym urease của H pylori bằng việc đặt mẫu mô dạ

dày vào môi trường lỏng (test maison, CU test) hoặc bán đặc (Clotest, HUT test) hoặc trên một cái màng gọi là Pyloritek có chứa urea và một chất chỉ thị màu theo pH Nguyên

tắc của thử nghiệm là nhằm phát hiện enzym urease của H pylori, H pylori gần như là

loại vi khuẩn duy nhất trong dạ dày tiết enzym urease với khối lượng lớn (ngoại trừ một

số rất ít bệnh nhân bị nhiễm Helicobacter helmanii) Enzym urase của H pylori có trong

mẫu mô dạ dày sẽ làm biến đổi urease thành amoniac (NH3), NH3 làm môi trường thuốc thử có pH kiềm

Độ nhạy thay đổi theo từng loại test và thời gian đọc kết quả, gia tăng khi được ủ ở 37 - 42 ºC, các test tốt đọc trong vòng 4 giờ cho độ nhạy cảm 85 - 90% và độ đặc hiệu từ 95 - 98% Trong điều kiện hiện nay người ta thừa nhận ngưỡng phát hiện vi khuẩn là 104 -105 vi khuẩn/ml

Trong các loại test trên ở Việt Nam thường sử dụng Clotest Clotest là viết tắt của chữ Campylobacter Like Organism test, Clotest sử dụng mẫu thử là hỗn hợp gồm: agar gel có chứa urea, chất chỉ thị đỏ phenol, chất kìm hãm vi khuẩn Mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày lấy trong nội soi được cho vào Thử nghiệm dương tính khi mẫu thử Clotest đổi màu từ vàng sang màu đỏ tía Clotest có thể đọc kết quả sau 5 phút, 20 phút,

Trang 15

1 giờ, 3 giờ, và 24 giờ Nếu chỉ đọc kết quả trong một giờ, độ nhạy của thử nghiệm sẽ giảm xuống vì phụ thuộc vào lượng enzym urease hoạt động cũng như số lượng vi khuẩn Ở một số trường hợp, kết quả dương tính chỉ sau vài phút và khi mật độ vi khuẩn thấp kết quả có thể dương tính sau nhiều giờ liền, thậm chí âm tính giả có thể xảy ra

Các trường hợp âm tính giả có thể do: mật độ vi khuẩn thấp, đang xuất huyết tiêu hóa, teo niêm mạc dạ dày, u MALT, mới vừa dùng kháng sinh hoặc PPIs Các trường hợp dương tính giả gặp trong nhiễm H heilmanii, vi khuẩn này cũng sinh ra enzym urease và thường gặp trong dạ dày của chó, mèo, lợn Khi độ toan dịch vị thấp, dương tính giả còn có thể gặp ở những trường hợp nhiễm vi khuẩn khác cũng sinh ra enzym urease như Enterobacter và Pseudomonas sp Áp dụng và giá trị của thử nghiệm Clotest

chẩn đoán nhiễm H pylori: đây là một thử nghiệm nhanh chóng, rẻ tiền, đơn giản và hữu hiệu để phát hiện H pylori Độ nhạy và độ đặc hiệu trên 90% và nếu sinh thiết ở cả

hai mẫu ở hang vị và thân vị thì độ nhạy sẽ tăng thêm 4,3% so với chỉ lấy một mẫu ở hang vị Tại Việt Nam, thử nghiệm urease dương tính trong loét tá tràng là 64,7% đến 87,3% và trong loét dạ dày là 60% đến 100%

2.3.1.2 Nuôi cấy vi khuẩn

Lấy mẫu mô niêm mạc dạ dày đem nhuộm Gram để tìm sự hiện diện của vi

khuẩn Tuy nhiên, độ nhạy không cao Để xác định chính xác nhiễm H pylori về mặt

Hình 2.2 Clotest

Trang 16

Trong chẩn đoán nhiễm H pylori, nuôi cấy là thử nghiệm đặc hiệu nhất và có thể nói đó là tiêu chuẩn vàng có độ đặc hiệu 100% Nuôi cấy còn cho biết mật độ của H pylori, cấu trúc gen của các chủng H pylori khác nhau Nuôi cấy còn cho biết dạng hình cầu của H pylori là hình thái thoái hóa của vi khuẩn

Dù vậy, về mặt thực tiễn lâm sàng ít khi dùng phương pháp này vì có nhiều phương pháp khác đơn giản hơn, dễ áp dụng rộng rãi hơn Tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thất bại, nuôi cấy làm kháng sinh đồ vẫn là thử nghiệm có ích để hướng dẫn điều trị thích hợp và là một trong các phương pháp để đánh giá tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh

Định danh vi khuẩn bằng nhuộm Gram phối hợp với sự hiện diện của enzym catalase, oxydasae và urease Độ đặc hiệu là 100% và độ nhạy thay đổi từ 70 - 100% tùy theo nghiên cứu và độ nhạy này phụ thuộc mật độ vi khuẩn, kỹ thuật cấy, bảo quản bệnh phẩm, sự vận chuyển mẫu sinh thiết, nếu sự vận chuyển dưới 4 giờ thì có thể giữ ở nhiệt độ thường, dưới 24 giờ thì nên bảo quản ở 4 ºC, nếu trên 24 giờ nên bảo quản ở -70 ⁰C

Giá trị chẩn đoán: Mặc dù độ đặc hiệu của nuôi cấy đạt gần 100% nhưng độ nhạy thì rất khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố Tại Việt Nam kết quả nuôi cấy chẩn

đoán nhiễm H pylori thấp hơn so với các thử nghiệm khác, nuôi cấy có kết quả dương

tính từ 36,8% đến 68,7%

Hình 2.3 H pylori trên môi trường Columbia

blood agar

Ngày đăng: 02/04/2024, 07:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan