Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx

42 1.4K 4
Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch sử địa phương - Nghiên cứu lịch sử địa phương để thấy được những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. - Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với quê hương đất nước, với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ đi trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương qua đó cũng thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và các thế hệ mai sau. 1.2. Khái lược lịch sử khu vực Bắc Trung Bộ - Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Bắc Trung Bộ là các thời kỳ lịch sử của Bắc Trung Bộ. Theo quan điểm lôgíc và quan điểm lịch sử, các thời kỳ này được phân chia về mặt thời gian, tương ứng với các thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam. Nội dung nghiên cứu là các vấn đề chung về lịch sử Bắc Trung Bộ: sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - Các thời kỳ lịch sử được phân chia thành các mốc quan trọng sau: Thời tiền sử và sơ sử; Thời Bắc thuộc; Thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến năm 1858); thời kỳ từ 1858 đến 1945; Thời kỳ từ năm 1945 đến nay. - Trong tiến trình của lịch sử dân tộc, khu vực Bắc Trung Bộ cùng với các khu vực khác luôn diễn ra các sự kiện lịch sử tiêu biểu, mang ý nghĩa toàn dân tộc. Bên cạnh đó, khu vực này cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc, những chiến sĩ yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Trong đó, khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh có phần đóng góp xứng đáng hơn cả. 1.3. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong tiến trình lịch sử dân tộc 1.3.1. Thanh - Nghệ - Tĩnh thời tiền sử và sơ sử * Thời tiền sử: - 1 - Ngay từ rất sớm, người nguyên thuỷ đã xuất hiện và sinh sống ở địa bàn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. 1. Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ chặt thô sơ của người vượn ở Núi Đọ, Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hoá) Trong đó, người vượn ở Núi Đọ dần dần đạt tới hình thức xã hội tiền thị tộc (có niên đại cách ngày nay khoảng 30 đến 20 vạn năm). Dấu vết người nguyên thủy cũng được tìm thấy ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu - Nghệ An). Phát hiện dấu tích người vượn ở Thẩm Ồm chứng tỏ Nghệ An đã có mặt cùng cả nước từ thuở bình minh xa xưa của lịch sử dân tộc. 2. Dấu tích của văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn cũng được tìm thấy khá dày đặc ở đất Thanh Hóa, Nghệ An. Điều này chứng tỏ quá trình định cư liên tục của người nguyên thủy ở Thanh Hóa, Nghệ An từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới. - Văn hóa Sơn Vi (có niên đại cách ngày nay 30.000 đến 11.000 năm) được tìm thấy ở hang núi Một (Cẩm Thủy - Thanh Hóa); mái đá Điều, mái đá Nước, hang Anh Rồ (Bá Thước – Thanh Hóa); hang Con Moong (Thạch Thành – Thanh Hóa); đồi Dùng, đồi Rạng (Thanh Chương – Nghệ An)… - Văn hóa Hòa Bình (có niên đại cách ngày nay 11.000 năm) được tìm thấy tại 31 di chỉ ở khắp các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa và trong các hang núi đá vôi ở các huyện Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Châu (Nghệ An). Thời kỳ này, con người đã biết nấu chín thức ăn, định cư một thời gian dài, sống trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, bắt đầu có trồng trọt và chăn nuôi. - Văn hóa Bắc Sơn (có niên đại cách ngày nay 8000 đến 7000 năm) được tìm thấy ở mái đá Thạch Sơn, hang Điền Hạ… (Cẩm Thủy – Thanh Hóa); mái đá Điều (Bá Thước – Thanh Hóa); hang Con Moong (Thạch Thành – Thanh Hóa). Cư dân nơi đây đã sử dụng rất nhiều đồ gốm, nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu xuất hiện. - Vào cuối thời kỳ đá mới, khảo cổ học đã phát hiện trên địa bàn Thanh – Nghệ – Tĩnh có nhiều di chỉ hết sức quan trọng (có niên đại cách ngày nay 6000 đến 5000 năm): Đa Bút, núi Mông Cù (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa); Quỳnh Văn (Nghệ An); Trại - 2 - Ổi (Quỳnh Hồng – Quỳnh Lưu – Nghệ An)… Tại các di chỉ này, người ta phát hiện các công cụ bằng xương, bằng sừng, có vết tích chài lưới… chứng tỏ người nguyên thủy thời kỳ này đã vươn mạnh mẽ xuống đồng bằng và ven biển. 3. Sơ kỳ thời đại đồ đồng: Sau quá trình lâu dài đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, cư dân trên lãnh thổ nước ta bước vào thời đại đồ đồng, theo đó, trên địa bàn Thanh – Nghệ – Tĩnh, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy được những bằng chứng thuyết phục về thời kỳ này ở đây. Tại lưu vực sông Mã, khảo cổ học đã phát hiện được các nơi cư trú của các bộ lạc sơ kỳ thời đại kim khí. Cư dân ở đây tụ cư ở vùng cửa suối dọc đôi bờ sông Mã kéo dài khoảng 10 km từ xã Mường Lầm đến Nà Nghìn. Tại các tụ điểm cư dân này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ đá mài, đồ gốm với những hoa văn phong phú. Đặc biệt ở Quỳ Chữ (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa) là di chỉ có nhiều chiến cụ rìu cân, rìu xéo, mũi giáo, mũi lao và mũi tên bằng đồng có trang trí bằng hoa văn đúc nổi, có cả các dụng cụ để nấu và đúc đồng… Tại lưu vực sông Lam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số di tích thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau như nhóm di tích Đồi Dền (Tương Dương – Nghệ An); Trại Ổi (Quỳnh Lưu – Nghệ An); lèn Hai Vai (Diễn Châu – Nghệ An); Rú Trăn (Nam Đàn – Nghệ An)… Các di tích văn hóa đồ đồng trên đây thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn là những bước chuẩn bị để tiến tới văn hóa Đông Sơn. Nó bắt nguồn trực tiếp của văn hóa thời đại đồ đá mới trước đó và mang những sắc thái riêng của các bộ lạc hay nhóm bộ lạc vùng sông Lam. Nó vừa phân biệt với những dòng văn hóa tiền Đông Sơn thuộc lưu vực sông Hồng (Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun), sông Mã và những vùng khác của đất nước, vừa thể hiện những mối quan hệ tiếp xúc giao lưu văn hóa và trao đổi sản phẩm giữa Nghệ Tĩnh với các địa bàn trên. Một số đồ gốm ở Trại Ổi, lèn Hai Vai có phong cách và đồ án trang trí giống đồ gốm Hoa Lộc ở Thanh Hóa. Gốm Đồi Dền có một số hình trang trí gần gũi với gốm Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng. Một số đồ gốm Rú Trăn cũng tìm thấy ở Thanh - 3 - Hóa qua trao đổi. Quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa đó cũng là quá trình xích lại gần nhau giữa các nhóm bộ lạc và các khu vực trong quá trình tiến tới một nền văn hóa thống nhất – văn hóa Đông Sơn. Có thể nói, cùng với lưu vực sông Hồng thì lưu vực sông Mã, sông Lam là một trong những dòng chảy văn hóa dẫn đến văn hóa Đông Sơn, góp phần tạo nên văn hóa Đông Sơn sau này * Thời sơ sử: Niên đại: Từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ II TCN. Thời Hùng Vương, Thanh Hoá thuộc bộ Cửu Chân, Nghệ An thuộc bộ Hoài Hoan và phần bắc bộ Cửu Đức, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức của nước Văn Lang. Di chỉ khảo cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa). Lần đầu tiên ở Việt Nam, có một nền văn hóa bao trùm trên một địa bàn rộng lớn từ Hoàng Liên Sơn đến miền Nam Việt Nam. Di tích văn hoá Đông Sơn tập trung đậm đặc ở lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Có 379 di tích, trong đó Thanh Hoá có 104 di tích, Nghệ An có 25 di tích Các di tích văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa phân bố rộng từ vùng núi đến vùng đồng bằng thuộc các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Nông Cống, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung… Trên đất Nghệ An và Hà Tĩnh cũng đã phát hiện được rất nhiều di tích văn hóa Đông Sơn mà tiêu biểu nhất là Làng Vạc (Nghĩa Đàn – Nghệ An), Đồng Mỏm (Diễn Châu – Nghệ An), Xuân An (Nghi Xuân – Hà Tĩnh)… Vào giai đoạn Đông Sơn, nghề đúc đồng đạt đến mức cực thịnh. Ở Làng Vạc tìm thấy khuôn đúc rìu và đúc dao găm bằng sa thạch. Ở Đồng Mỏm người ta tìm thấy môi đúc đồng bằng đất nung còn dính xỉ đồng. Đồ đồng Đông Sơn gồm đủ bộ từ công cụ, nhạc cụ đến chiến cụ. Trên các đồ đồng này đều có khắc chạm đúc nổi các hoa văn trang trí, đặc biệt là các hình vẽ mô tả sinh hoạt, đời sống văn hóa tĩn ngưỡng của người Việt thời bấy giờ. Người thợ đúc đồng thời kỳ này đã chế tạo - 4 - được nhiều loại công cụ sản xuất bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi cuốc, xẻng, thuổng, rìu, đục, mũi nhon…; nhiều loại đồ đựng bằng đồng như thạp, thố, âu, chậu, sành; những đồ dùng đẹp như khóa thắt lưng, môi bằng đồng; nhiều thứ vũ khí bằng đồng như dao găm, giáo, mũi lao, mũi tên… Vào thời kỳ này, người Đông Sơn trên địa bàn Thanh - Nghệ - Tĩnh không những phải đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn mà còn thường xuyên đối phó với nạn ngoại xâm. Do vậy, trong một số di chỉ có niên đại Đông Sơn, tỉ lệ vũ khí trong tổng số hiện vật khá cao: Đông Sơn có 519 vũ khí trong số 1026 hiện vật; Làng Vạc có 120 vũ khí trong số 475 hiện vật. Nhìn chung, tỉ lệ vũ khí lên tới trên 50% tổng số hiện vật. Nghề luyện sắt cũng đã xuất hiện và có những bước phát triển đáng kể trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Sự phát triển của nghề luyện kim đã thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và dẫn đến những chuyển biến sâu xa trong đời sống xã hội. Trong các nghề thủ công, nghề làm đồ đá dần dần mất đi vai trò của nó. Nghề làm đồ gốm, nghề kéo sợi dệt vải tiếp tục phát triển, cung cấp các loại đồ đựng, đồ dùng trong sinh hoạt và đồ may mặc cho con người. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước có nhiều tiến bộ quan trọng. Những lưỡi cày đồng đã thay thế dần những chiếc cuốc đá và nền nông nghiệp dùng cuốc đã chuyển dần sang nông nghiệp dùng cày. Cây lúa trồng lúc bấy giờ gồm cả lúa tẻ, lúa nếp. Cùng kết hợp với nông nghiệp trồng lúa, có các nghề hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Trâu, bò, lợn, gà đã trở thành gia súc quen thuộc của con người. Những tiến bộ về kỹ thuật, những thành tựu về kinh tế đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong phú hơn. Tượng phụ nữ trên cán dao găm, hình người chạm khắc trên trống đồng, những đồ án trang trí trên đồ đồng, đồ gốm, hình dáng của các công cụ, vũ khí chứng tỏ một bước phát triển cao của tư duy, thẩm mĩ và nghệ thuật tạo hình. Công xã thị tộc tan rã nhường chỗ cho công xã nông thôn mà trong tiếng Việt cổ gọi là kẻ, chạ, chiềng. Con người sống gắn bó trong những quan hệ cộng đồng của xóm làng, họ hàng với những hội mùa hàng năm - 5 - rộn ràng tiếng trống đồng, tiếng chiêng, tiếng lục lạc, say sưa trong điệu múa và những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước.  Kết luận: - Người Đông Sơn đã chiếm lĩnh các đồng bằng, dọc lưu vực các con sông lớn, ngã ba sông, vùng trung du, miền núi và hải đảo. Cư dân Đông Sơn sống tập trung thành từng làng trù mật, rộng lớn. - Công nghệ luyện kim đạt đến đỉnh cao, đúc nhiều đồ đồng: trống, thạp, thố, dao găm, mũi tên, cày Thành thục kỹ thuật làm khuôn, tạo vật pha chế hợp kim và bước đầu phát triển nghề luyện sắt. - Nghề nông nghiệp lúa nước phát triển rộng rãi, nghề làm vườn và chăn nuôi gia súc. Nông nghiệp dùng cày kim loại và dùng sức kéo của động vật. - Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương là Nhà nước đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam á, có tổ chức quân đội, trang bị nhiều loại vũ khí, cung nỏ. Kinh đô Cổ Loa đã có thành, hào bao bọc xung quanh. Có thể nói, lưu vực sông Mã, sông Cả là một trong những trung tâm của văn hóa Đông Sơn, đã góp phần xứng đáng và là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của đất nước Văn Lang - Âu Lạc. 1.3.2. Thanh - Nghệ - Tĩnh thời Bắc thuộc a. Chính sách đô hộ và đồng hoá của phong kiến phương Bắc - Sau khi chiếm được Âu Lạc, năm 179 TCN, Triệu Đà chia nước ta thành 2 quận: Giao Chỉ (vùng châu thổ Bắc Bộ) và Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Mục đích nhằm biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Năm 111 TCN, nhà Hán đánh bại Triệu Đà, đô hộ nước Nam. Chính sách của nhà Hán là chế độ lạc tướng, người Việt quản lý ở cấp huyện. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đưa quan lại nhà Hán sang cai trị đến cấp huyện. Năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh thắng nhà Đường, chấm dưt 1000 năm Bắc thuộc trên đất nước ta và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. - 6 - - Chính sách đồng hoá trên mọi phương diện: +/. Di dân người Hán đến ở lẫn với người Việt để đồng hoá, lai máu, thay đổi phong tục tập quán của người Việt. Các quan lại nhà Hán (Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp, Tích Quang ) đã tổ chức đám cưới cho người Việt và người Hán, con cái của họ sau lấy họ của những người này. Tên họ của người Việt cũng ảnh hưởng của Trung Hoa bắt đầu từ đây. +/. Nho giáo được truyền vào nước ta, là hệ tư tưởng của bộ máy cai trị phong kiến Trung Hoa. Về sau, các triều đại phong kiến nước ta vẫn lấy hệ tư tưởng Nho giáo để điều hành đất nước. +/. Chữ Hán và văn học Trung Quốc cũng được truyền vào nước ta. Về sau nhân dân ta trên cơ sở 214 bộ thủ chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm, là thứ chữ riêng của người Việt. b. Tên gọi: Xứ Thanh là một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hoá, là một thực thể địa lý tự nhiên và văn hoá, khiến Pierre Pasquier - viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hoá không chỉ là một tỉnh mà là một xứ (pays). Cái nhìn địa – văn hoá này đã được ông cha ta từ xa xưa thấu tỏ, do vậy, dù trải qua bao nhiêu triều đại, qua bao cuộc sát nhập và phân chia thì xứ Thanh vẫn là xứ Thanh, Thanh Hoá vẫn là Thanh Hoá. Trước thời Hán, Thanh Hoá thuộc quận Cửu Chân, thời Hán quận Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Lương đổi Cửu Chân thành Ái Châu. Xứ Nghệ là một cách gọi dân gian giống như xứ Huế, xứ Thanh để chỉ vùng đất thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Xứ Nghệ còn có tên gọi khác là Nghệ Tĩnh (đây là cách gọi rút ngắn từ hai tên riêng của hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Khác với tên xứ Nghệ, tên Nghệ Tĩnh không chỉ là cách gọi thông thường, mà có thời kỳ được làm tên gọi chính thức của một tỉnh – tỉnh Nghệ Tĩnh, do sự sát nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tình làm một, tồn tại từ năm 1975 đến 1991. - 7 - Thời nhà Hán cai trị nước ta, vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh được coi là Hàm Hoan, coi đó như là một huyện của quận Cửu Chân (bao gồm cả Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Đến thế kỷ III, người Hán đổi tên Hàm Hoan thành Cửu Đức, đến thời đường đổi thành Hoan Châu. Đến cuối thế kỷ VIII, đô hộ nhà Đường lại tách Hoan Châu thành hai phần, phần Bắc gọi là Diễn Châu, phần Nam vẫn giữ tên cũ là Hoan Châu. Suốt thời kỳ Bắc thuộc, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng chịu sự bóc lột, vơ vét tàn bạo và chính sách đông hoá dân tộc, khủng bố, đàn áp tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm biến nước ta thành quận, huyện của chúng, biến dân tộc Việt thành dân tộc Hán, người Việt thành người Hán. c. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân: *. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248. Năm 248, một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Cửu Chân đã bùng nổ. Lãnh tụ của nghĩa quân là Bà Triệu tức Triệu Thị Trinh. Bà Triệu quê ở huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa), là người phụ nữ có chí khí hơn người, có hoài bão đánh giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước. Đêm đêm, bà thường cùng anh là Triệu Quốc Đạt vào rừng tập luyện quân sĩ, chuẩn bị khởi nghĩa. Năm vừa tròn 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh hô hào nhân dân trong vùng nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa được dân chúng Cửu Chân hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, quân số có tới hàng vạn người. Nhà Ngô lo sợ, phải điều động hơn 8000 quân do An Nam hiệu úy, thứ giả Giao Châu là Lục Dận chỉ huy sang đàn áp. Triệu Quốc Đạt bị hi sinh trong trận chiến đấu với quân Ngô, Triệu Thị Trinh thay anh chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng trong nhiều trận, nhưng lực lượng bị tiêu diệt dần, liệu thế không chiến đấu nổi, bà đã chạy lên núi Tùng Sơn tự vẫn. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng đã khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất sáng ngời của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và nhân dân ta nói chung từ thời Trung - 8 - nữ vương. Nó đánh dấu bước trưởng thành của phong trào đấu tranh vũ trang giành độc lập của nhân dân ta lúc bấy giờ. Tùng Sơn nắng quyện mây trời Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh Sử sách đã ghi lại rằng: Bà mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trận, nói lời khí phách: “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình biển đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp ”. *. Mai Thúc Loan với khởi nghĩa Hoan Châu năm 722. - Nguyên nhân: Từ nửa cuối thế kỷ VII, dưới sự cai trị hà khắc và tham lam của viên An Nam đô hộ Lưu Diên Hựu, nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ VIII, bọn quan lại nhà Đường lại càng ra sức hoành hành, cướp ruộng đất, hạch sách nhân dân. Ách lao dịch nặng nề, cống nạp phiền nhiễu. Nhân dân hàng năm còn phải vận chuyển nhiều thức ngon, vật lạ cống nạp cho nhà Đường. Điều này làm cho nhân dân ta rất căm phẫn, đó là lí do dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan người Thiên Lộc (Hà Tĩnh), sau theo mẹ đến trú ngụ ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) làm nghề đốn củi kiếm sống, rồi ở đợ cho nhà giàu. Ông là một thanh niên có sức khỏe, nhanh nhẹn, da đen nên sau này nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen). Năm 713, Mai Thúc Loan hiệu triệu dân phu nổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều nghĩa sĩ, nhân tài khắp vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh đã kéo về tụ nghĩa dưới cờ của Mai Thúc Loan. Nhiều quân lính thuộc các quốc gia Chămpa, Chân Lạp, Kim Lân cùng với 32 châu quanh vùng đã liên kết với nghĩa quân. Mai Thúc Loan tự xưng là hoàng đế, xây thành trên núi và lấy vùng Sa Nam hiểm yếu làm căn cứ chống giặc. Nhà Đường được tin đã cử Dương Tư Húc cùng An Nam đô hộ phủ là Quang Sở Khách đem 10 vạn quân tiến sang đàn áp. Nghĩa quân sau nhiều trận chiến đấu đã - 9 - thất bại, tan rã, chạy vào rừng, Mai Thúc Loan chết ở đó, kết thúc một cuộc khởi nghĩa khá tiêu biểu của nhân dân ta chống lại nhà Đường ở nửa đầu thế kỷ VIII. 1.3.3. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong thời kỳ độc lập tự chủ (từ 905 đến 1858) - Tên gọi: Bắt đầu từ thời phong kiến độc lập tự chủ, Thanh Hoá vẫn thuộc Ái Châu. Đến thời Lý, đổi thành phủ Thanh Hoá, danh xưng Thanh Hoá bắt đầu có từ đó (Thanh: trong sáng; Hoá: biến hoá). Sau này, trải qua các triều đại, có lúc Thanh Hoá được gọi là phủ, trấn, lộ, trại, thừa tuyên, thậm chí, cái tên Thanh Hoá có từ thời Lý cũng có lúc đổi thành Thanh Đô, Tây Đô, Thanh Hoa. Năm 1802, gọi là trấn Thanh Hoá, năm 1831, đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoá (Hoa: tinh hoa). Năm 1841, lại đổi thành tỉnh Thanh Hoá. Thời kỳ đầu của phong kiến tự chủ Đại Việt vẫn dùng địa danh Hoan Châu và Diễn Châu để chỉ vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đến thời Lý Thái Tông (1033), nhà nước gộp Hoan Châu và Diễn Châu thành một đơn vị hành chính, đặt tên mới là châu Nghệ An, cái tên Nghệ An chính thức ra đời từ thời nhà Lý, thế kỷ XI. Đến năm 1469, Lê Thánh Tông gọi vùng đất này là thừa tuyên Nghệ An, đến thời Gia Long, đổi thừa tuyên Nghệ An thành trấn Nghệ An. Thời Minh Mạng tách trấn Nghệ An thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tên gọi hai tỉnh này tồn tại cho đến năm 1975. - Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh: a. Thanh - Nghệ - Tĩnh trong khởi nghĩa Lam Sơn: Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hóa) lúc bấy giờ theo tên Nôm là làng Cham thuộc huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa. Lam Sơn là quê hương của người anh hùng Lê Lợi và là căn cứ buổi đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Năm 1416, Lê Lợi và 18 người đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai (làng Mé, cách Lam Sơn 10km), nêu cao quyết tâm đoàn kết đánh giặc Minh. Đầu năm 1418, Lê Lợi - 10 - [...]... để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hoá đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng - Trong lịch sử, tiểu vùng văn hoá xứ Thanh đã từng có dấu ấn của các kinh đô một thời của nước Việt Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị và là chứng tích một thời vàng son của lịch sử dân tộc Các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của - 27 - Thanh Hoá bao... rằng: - 24 -  Vùng Bắc Trung Bộ là một vùng văn hoá quan trọng, nối liền hai miền Nam - Bắc của đất nước  Xét về phương diện lịch sử, đây là vùng văn hoá có từ cội nguồn của lịch sử dân tộc, là cái nôi của người Việt cổ  Vùng Bắc Trung Bộ sớm có sự giao lưu tiếp xúc văn hoá trong lịch sử, giữa Đại Việt và Chăm Pa, giữa văn hoá Việt với văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá... 10, 45, 47, 217 , cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc - Nam, phục vụ cho phát triển kinh tế, du lịch và giao lưu văn hoá với các vùng trong nước và quốc tế 1.2 Nguồn gốc lịch sử: Xứ Thanh là địa phương gắn rất chặt với lịch sử dân tộc, như: văn hoá Đông Sơn, các triều đại vua chúa xuất hiện ở Thanh Hoá (vua Lê, chúa Nguyễn, vua Nguyễn ) Văn hoá Đông Sơn là nền... tích lịch sử văn hoá: Thanh Hoá có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hoá có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng đã khẳng định xứ Thanh là một vùng đất địa. .. quốc CHƯƠNG 4: VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG BÀI 1: KHÁI LƯỢC VĂN HOÁ VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1 Cơ sở hình thành văn hoá khu vực Bắc Trung Bộ: Vùng văn hoá Bắc Trung Bộ được hình thành bởi rất nhiều nhân tố Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố quy định sắc thái văn hoá của các địa phương trong cả nước để xác định không gian văn hoá của các vùng văn hoá và các tiểu vùng - Vị trí địa lý và môi trường sinh thái - Phương. .. - Truyền thống lịch sử: C dân sinh sống trong một vùng vì có cùng nguồn gốc lịch sử nên giữa họ vẫn giữ lại những tơng đồng văn hoá bền vững - Nguồn gốc tộc ngời: Trong một vùng văn hoá chỉ có một tộc ngời sinh sống thì tính thống nhất văn hoá của nó đã có ngay từ cội nguồn Và trong một vùng có nhiều dân tộc, để tạo thành những đặc trng văn hoá chung của vùng thì trong quá trình lịch sử giữa các tộc... tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới b Kháng chiến chống Mỹ cứu nước: - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế... xét trên phương diện lịch sử văn hoá, xứ Thanh có thể được xem là “vùng đệm”, vùng “trung gian chuyển tiếp” giữa miền Bắc (Bắc Bộ) và miền Trung (Trung Bộ) Trên mảnh đất này, những đặc trưng văn hoá vừa mang đậm dấu ấn của văn hoá Việt - Bắc Bộ, vừa có sự chuyển tiếp - tiếp biến văn hoá Việt Trung Bộ Điều đó được thể hiện rõ trong đặc điểm vị trí địa lý, môi trường sinh thái, nguồn gốc lịch sử và trong... Đây là vùng văn hoá giữ một vị trí đặc biệt trong nền văn hoá truyền thống Việt Nam Xét về địa giới, vùng văn hoá Bắc Trung Bộ thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay, tương đương với quận Cửu Chân và Nhật Nam xưa (thời kỳ Đông Sơn) Xét về phương diện lịch sử, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc vào các Bộ của nước Văn Lang của các Vua Hùng Đến giữa thời Bắc... các đặc điểm: Địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về đông thì trước mặt là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn; Địa hình miền Trung chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển GS Trần Quốc Vượng trong “Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá” đã nhìn nhận không gian văn hoá xứ Thanh, xứ Nghệ là cái nhìn địa văn hoá trong . Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch sử địa phương - Nghiên cứu lịch sử địa phương để thấy được những đóng góp cụ thể của nhân dân các địa phương trong. là các vấn đề chung về lịch sử Bắc Trung Bộ: sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - Các thời kỳ lịch sử được phân chia thành các mốc quan trọng sau: Thời tiền sử và sơ sử; Thời Bắc thuộc; Thời. của lịch sử Bắc Trung Bộ là các thời kỳ lịch sử của Bắc Trung Bộ. Theo quan điểm lôgíc và quan điểm lịch sử, các thời kỳ này được phân chia về mặt thời gian, tương ứng với các thời kỳ lịch sử

Ngày đăng: 27/06/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan