Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường vị xuyên, thành phố nam định, tỉnh nam định

92 0 0
Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường vị xuyên, thành phố nam định, tỉnh nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với mục tiêu đưa ra của đề tài là: 1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; 2 Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tạ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- -

PHÙNG GIA PHONG

THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢISINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG VỊ XUYÊN,

THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTHỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢISINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG VỊ XUYÊN,

THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH

Tên sinh viên: Phùng Gia Phong

Chuyên ngành đào tạo : Quản Lý Kinh Tế Giảng viên hướng dẫn : ThS Đặng Xuân Phi

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong báo cáo là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng các quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Phùng Gia Phong

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin cảm ơn nhà trường và thầy cô giảng dạy làm việc tại khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viên Nông nghiệp Việt Nam Những người đã truyền kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong ngành Quản lý Kinh tế cho tôi

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Ths.Đặng Xuân Phi, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại UBND phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương Và đặc biệt là những người dân đã tham gia các cuộc phỏng vấn, cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu.

Một lần nữa, với tấm lòng biết ơn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ đó.

Trong bài báo cáo này, kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế cùng với quỹ thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm Kính mong, nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, cán bộ công nhân viên chức Học viện Nông nghiệp Việt Nam sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Phùng Gia Phong

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra sôi động trong những năm gần đây thì công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nóng hổi cần quan tâm Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở nông thôn do tốc độ đô thị hóa, sự phát triển cơ sở hạ tầng nên nhu cầu sinh hoạt hàng ngày càng cao dẫn đến việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của con người Mà việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt lại là vấn đề nan giải Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”

Với mục tiêu đưa ra của đề tài là: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; (2) Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Nam Định, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài đã thu được kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu gom và xử lý rác thải dựa trên các khái niệm cơ bản về rác thải qua tài liệu thu thập được, nêu rõ thực trạng thu gom và xử lý rác thải của nước ta và một số nước trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

Thứ hai, từ các vấn đề nhìn nhận thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên hầu hết nguồn phát sinh rác chủ yếu từ rác thải sinh hoạt và các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cơ quan, trường học, chợ, Thành phần chủ yếu là chất hải hữu cơ, vô cơ Về thực

Trang 6

trạng thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn hiện nay còn lỏng lẻo, chưa có tính răn đe Khối lượng rác thải bình quân của địa phương là 2 kg/hộ/ngày, tổng lượng rác thải phát sinh của địa phương trong một ngày là trên 22000 kg Qua điều tra, các hộ hầu như đều cho rằng việc phân loại rác thải là chưa bắt buộc và các vận dụng chứa đựng đều tùy điều kiện mỗi gia đình là khác nhau Công tác thu gom rác trên địa bàn chưa đảm bảo, số lượng xe thu gom rác và tần suất thu gom còn quá ít so với lượng rác thải sinh hoạt mà hộ thải rác hằng ngày, dụng cụ bảo hộ còn thô sơ và yếu kém Điều này, giúp chúng ta nhìn nhận về công tác cũng như trình độ năng lực quản lý của cán bộ còn yếu kém, thiếu sự đồng bộ.

Thứ ba, nhìn chung từ các vấn đề trên yếu tố ảnh hưởng rõ nét nhất đến vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của hộ đó là: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom rác thải còn quá yếu kém Năng lực cán bộ vệ sinh môi trường chưa đảm bảo cùng với các cơ chế chính sách còn hạn chế, quy định còn lỏng lẻo chưa chặt chẽ và bám sát thực tế Phần nào là ý thức người dân trong vấn đề thực hiện quy định liên quan đến việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Từ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng trên thì tôi cũng đã đề xuất một số các giải pháp để giảm thiểu và hoàn thiện hơn về công tác thu gom và xử lý lý rác thải sinh hoạt cũng như giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho tổ công nhân vệ sinh môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực, giải pháp tăng cường trang thiết bị, nguồn nhân lực cho công tác quản trên địa bàn phường Vị Xuyên.

Trang 7

1.1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

2.1 Cơ sở lý luận 6

2.1.1.Các khái niệm 6

2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần RTSH 7

2.1.3 Tác động của rác thải đến môi trường và đời sống 9

2.1.4 Các hoạt động trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt 10

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 17

2.2 Cơ sở thực tiễn 19

2.2.1 Kinh nghiệm thu gom, xử lý RTSH tại một số nước trên thế giới 19

2.2.2 Kinh nghiệm thu gom, xử lý RTSH tại một số nơi trong nước và một số các văn bản chính sách liên quan 22

Trang 8

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho địa phương 25

2.3 Nội dung nghiên cứu công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định 26

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32

3.2 Phương pháp nghiên cứu 45

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 45

Phỏng vấn lấy thông tin và phiếu điều tra 46

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 46

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 46

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 47

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 48

4.1.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt 48

4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt 49

4.1.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt 50

4.1.4 Thực trạng việc xả rác không đúng nơi quy định trên địa bàn phường Vị Xuyên 51

4.2 Thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 52

4.2.1 Bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt tại phường 52

xử lý thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên 54

4.2.2 Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên 55

4.2.3 Tình hình lưu trữ rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên 56

Trang 9

4.2.4 Tình hình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Vị

4.2.5 Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên 59

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 60

4.3.1 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ thu gom RTSH 60

4.3.2 Sự phát triển KT-XH tại địa phương 61

4.3.3 Bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên 61

4.3.4 Kinh phí cho công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt 62

4.3.5 Tấn suất thu gom rác thải sinh hoạt 63

4.3.6 Thái độ, ý thức của người dân 63

4.3.7 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt 65

4.4 Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 66

4.4.1 Giải pháp về hoàn thiện quy chế chính sách ở địa phương 66

4.4.2 Giải pháp về nâng cao ý thức cộng đồng 67

4.4.3 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục 68

Trang 10

Bảng 3.4: Thông tin điều tra 43

Bảng 4.1 Nguồn gốc rác thải của các hộ điều tra 45

Bảng 4.2: Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên 46

Bảng 4.3: Khối lượng rác trung bình của các hộ điều tra 48

Bảng 4.4: Nhân sự và trang thiết bị của đơn vị đảm nhận thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn phường Vị Xuyên Bảng 4.5: Tỷ lệ phân loại rác của các hộ điều tra 53

Bảng 4.6: Nhận thức về tầm quan trọng của phân loại rác của các hộ điều tra 53

Bảng 4.7: Vật dụng lưu trữ RTSH của các hộ điều tra 54

Bảng 4.8: Mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom và xử lý RTSH 55

Bảng 4.9: Tình hình xử lý RTSH của các hộ điều tra 56

Bảng 4.10: Đánh giá của công nhân VSMT về trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển RTSH 57

Bảng 4.11: Ý thức của người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 60

Bảng 4.12: Đánh giá của công nhân vệ sinh môi trường về ý thức người dân trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 61

Bảng 4.13: Đánh giá của người dân về tần suất được tuyên truyền vấn đề thu gom và xử lý RTSH 62

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Tổng quan mô hình quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH tại các quốc gia trên thế giới 20 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ thu gom và vận chuyển RTSH tại phường Vị Xuyên 54

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 13

PHẦN I: MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có những bước chuyển mình mạnh mẽ Bộ mặt xã hôi được cải thiện tích cực, quá trình CNH-HĐH đất nước không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn mà còn đang được mở rộng ra các vùng ven đô và các huyện lân cận Sự phát triển KT-XH được cải thiện kéo theo đời sống của người dân được nâng cao Mức sống của người dân tỉ lệ thuận với mức độ thu nhập của họ Thu nhập càng cao, tiêu dùng càng nhiều dẫn tới lượng rác thải gia tăng Rác thải sinh hoạt hiện hữu trong mọi hoạt động hằng ngày của con người như ăn, ở, sản xuất, … Khi lượng rác thải quá lớn vượt qua khả năng kiểm soát, tự phân hủy và làm sạch của môi trường sẽ dẫn tới hậu quả môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, bầu khí quyển bị suy thoái.

Từ số liệu thống kê có thể thấy một vài quốc gia trên Thế giới đã và đang trở thành những bãi rác khổng lồ Với Việt Nam, vấn đề rác thải sinh hoạt cũng đang là vấn đề cấp bách cần được quan tâm, đặc biệt là tại các thành phố lớn Bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% - 16% Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70% - 85%.

Hiện nay, trên toàn quốc lượng chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị phát sinh 38.000 tấn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85% Con số này ở nông thôn là 32.000 tấn mỗi ngày và chỉ thu gom được khoảng 55%.

Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm Rác có thể do người dân đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống sông, ao hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ

Trang 14

sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm.

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt, hiện nay, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày, mà các túi nilon này cần 50 - 60 năm mới phân hủy trong đất Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,… để lại những hình ảnh không đẹp, gây mất mỹ quan.

Trong rác thải sinh hoạt, thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống xung quanh… Đặc biệt, các bãi rác công cộng là nguồn mang dịch bệnh.

Phường Vị Xuyên nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định trong thời gian qua các khu phố đều đã có tổ dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến điểm tập kết Với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị trong thời kỳ đổi mới cộng thêm vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, dân số tập trung đông đúc, lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nhưng việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Trang 15

còn chưa chặt chẽ, công tác thu gom, xử lý còn hạn chế Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt không chỉ là vấn đề của các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định mà còn là vấn đề của toàn xã hội Đồng thời vấn đề xử lý rác thải vẫn còn thể hiện nhiều điều bất cập, hầu hết rác thải đều xử lý theo phương pháp chôn lấp và thiêu đốt Điều này đồng nghĩa sẽ gây nên những vấn đề như ô nhiễm không khí và môi trường ở các bãi rác tập trung, nước ngầm nhiễm độc Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định” với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Từ đó đề xuất những giải pháp cho công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, phát huy công tác thu gom và xử lý rác thải tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Trang 16

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; có một số câu hỏi đặt ra cần phải giải quyết:

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương này như thế nào? Thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải tại địa phương này như thế nào?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương này?

Cần có những định hướng, giải pháp nào để khắc phục những tồn tại hạn chế và phát huy thật tốt công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương này?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm:

+ Người dân sinh sống tại địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định từ đó đưa ra giải

Trang 17

pháp nhằm giải quyết vấn đề còn tồn đọng và phát huy tốt công tác thu gom và xử lý rác thải tại địa phương.

Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi không gian phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 22/12/2022 đến

Trang 18

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.Các khái niệm

Rác thải là những vật, những chất mà con người không sử dụng nữa và

thải ra môi trường xung quanh như: Thức ăn thừa, bao bì ni lông, phế liệu, giấy, đồ đạc, nội thất không sử dụng nữa, … (Hải Yến, 2023)

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải được thải ra từ sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Pháp luật môi trường quy định về việc phân loại và xử lý chất thải rắn chia thành 2 nhóm đó là: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn trong công nghiệp (Tô Thị Phương Dung, 2022)

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt,

sản xuất của con và động vật Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh viện, khu xử lý chất thải…Rác sinh hoạt do chính con người thải ra trong đời sống hàng ngày như bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ trái cây hay những đồ vật hư hỏng , không thể sử dụng được.

(Nguyễn Văn Dương, 2022)

Hoạt động quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám

sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Thư viện pháp luật, 2016)

Phân loại rác là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều phần khác nhau Phân loại có thể diễn ra theo phương thức thủ công tại nhà hoặc được thu gom bởi dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy Phân loại bằng tay là phương thức sử dụng đầu tiên trong lịch sử.

(Wikipedia, 2023)

Thu gom chất thải rắn bao gồm việc gom nhặt các chất thải rắn từ

nguồn gốc khác nhau và việc chuyên chở các chất thải đó đến nơi tiêu hủy (Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2016)

Trang 19

Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật

(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (Thư viện pháp luật, 2022)

2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần RTSH

2.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải

Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:

Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,… còn có một số chất thải nguy hại.

Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn,… Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton, ).

Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn.

Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.

Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,… Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí đường phố.

Trang 20

Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp Nguồn thải là bùn, làm phân compost, …

Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,… Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,… Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp (Nguyễn Trọng Minh, 2018)

2.1.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt

Rác thải rắn sinh hoạt được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí riêng Trong đó rác thải rắn sinh hoạt được phân loại thành các loại quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu:

 Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);

 Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);

 Nhóm còn lại.

Ngoài ra, rác thải rắn được chia thành 2 loại dựa vào mức độ ảnh hưởng đó là chất thải rắn thường và chất thải rắn nguy hại.

Trang 21

2.1.3 Tác động của rác thải đến môi trường và đời sống

Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính gây và làm ra tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ảnh hưởng đến môi trường nước: Những loại chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt- cùng với chất thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí Quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.

Ảnh hưởng đến môi trường đất:

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

Rác thải sinh hoạt khi được chôn xuống đất sẽ gây thoái hóa đất và giảm đa dạng sinh học Đặc biệt hiện nay, túi ni lông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất Yếu tố này tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh

Trang 22

quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

Ảnh hưởng đến cảnh quan: Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan Việc vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.

Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh: Những bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

(Nguyễn Văn Dương, 2022)

2.1.4 Các hoạt động trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rácthải sinh hoạt

Các hoạt động trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt bao gồm:

Lưu trữ rác thải ngay từ nguồn trước khi chúng được thu gom là một

yếu tố quan trong trong thu gom và xử lý rác thải Việc thu gom và xử lý rác thải bắt đầu từ việc lưu giữ tại nguồn: yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu trữ là tính tương hợp của các thiết bị với nguồn phát sinh, tính nguy hại tối thiểu đối với sức khỏe, tính sửa đổi đối với thu gom hiệu quả và chi phí Khối lượng lưu trữ rác thải dựa vào dung lượng và tần suất thu gom rác Ở các nước phát triển người ta thường áp dụng một trong hai phương án hoặc lưu trữ rác thải đã được phân loại tại nhà rồi định kỳ chuyển rác tới các thùng rác lớn của thành phố, hoặc phân loại trước khi đổ vào thùng rác dành

Trang 23

riêng cho từng loại Ở các nước đang phát triển thường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: túi nilon, bao nhựa, thùng sắt… kích cỡ và đặc điểm dụng cụ phụ thuộc vào từng mức độ phát sinh và tần suất thu gom.

(Trần Hiếu Nhuệ, 2008).

Phân loại RTSH từ hộ gia đình (tại nguồn) góp phần làm giảm khối

lượng rác thải sinh hoạt phát sinh phải vận chuyển, xử lý, đồng thời tăng cường tái sử dụng chất thải hữu cơ, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và các dịch bệnh từ rác thải gây ra Đây còn là ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường

Thu gom RTSH từ các hộ gia đình bao gồm việc gom nhặt các chất

thải rắn từ nguồn gốc khác nhau và việc chuyên chở các chất thải đó tới điểm tiêu huỷ Việc đổ bỏ các xe rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom Các phương thức thu gom:

Thu gom theo khối: trong hệ thống này, các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn theo tần suất đã được thoả thuận trước, người dân sẽ mang rác đến đổ vào xe tại vị trí quy định theo tín hiệu do xe rác phát ra

Thu gom bên lề đường: hệ thống thu gom này đòi hỏi moat dịch vụ đều đặn và một loch trình tương đối chính xác Rác thải được để trong sọt rác đặt bên lề đường Xe rác sẽ tới thu gom tại chỗ.

(Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2016)

Vận chuyển rác thải sinh hoạt là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi

phát sinh thu gom Lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.

Vận chuyển rác thải về điểm trung chuyển có thể sử dụng các hệ thống xe cơ bản sau đây:

Hệ thống xe thùng cố định: Đây là hệ thống thu gom trong đó xe chứa nay rác vẫn cố định đặt tại nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn

Trang 24

nhấc lên đổ rác vào xe thu gom Theo thiết bị, dụng cụ sử dụng như các xe cỡ lớn, cỡ nhỏ… Theo loại chất thải cần thu gom.

Xe nâng: Nó có thể tự nâng và thu gom Hạn chế: chỉ sử dụng để thu gom chất thải rắn từ các điểm rải rác về một nơi và lượng chất thải rắn là đáng kể Thu gom các đống chất thải rắn hoặc chất thải rắn công nghiệp mà không dùng các xe có bộ nén được.

Xe thùng có tờ kéo: Giống loại xe thùng sàn đỡ nghiêng, dùng rộng rãi để thu gom, chuyên chở chất thải rắn như cát, gỗ xẻ nhà cửa, mảnh vụn kim loại…

Hệ thống xe thùng cố định và trang bị: Hệ thống này dùng để thu gom tất cả các loại chất thải rắn Những hệ thống này được sử dụng tuỳ thuộc vào số lượng chất thải rắn thu dọn và số điểm nguồn tạo chất thải rắn Hệ thống này gồm 2 loại chính:

- Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ: thường sử dụng để vận chuyển chất thải rắn đến khu trại, bãi thải vệ sinh, trạm trung chuyển hoặc trạm xử lý chất thải rắn Hệ thống này không thu gom được chất thải nặng, cồng kềnh

- Hệ thống xe bốc dỡ thủ công: dùng để chuyên chở chất thải rắn ở khu nhà ở Loại bốc dỡ thủ công hiêu quả hơn ở những nơi có số lượng ít, thời gian tiếp xúc, bốc xếp ngắn.

(Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2016) Xử lý rác thải sinh hoạt là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các rác thải và không làm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy hiêu quả kinh tế Các phương pháp xử lý rác thải

Xử lý rác bằng phương pháp đốt

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng phương pháp tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường Ưu điểm của công nghệ đốt:

Trang 25

Xử lý triệt để các chỉ tiêu chất thải ô nhiễm có trong rác thải sinh hoạt Xử lý được toàn bộ chất thải sinh hoạt mà không cần tốn nhiều diện tích cho việc xây dựng bãi chôn lấp Nhược điểm của công nghệ đốt: Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực tay nghề cao Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.

Công nghệ đốt cả đống: Rác thải được đưa vào lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong khoang đốt, với việc thải khí qua ống dẫn chạy qua tuốcbin để sản xuất điện, rồi qua các bộ phận giảm bớt ô nhiễm không khí để huỷ bụi và chất gây ô nhiễm, cuối cùng qua ống khói và vào khí quyển.

Đốt tầng lỏng: bao gồm việc chất thải đô thị trước khi xử lý được đưa vào một thùng sắt chịu nhiệt hình trụ, trong đó đổ nay một lớp chất đã được lỏng hoá nhờ khí nén ở mức cao gồm các chất trơ như cát silic, đá vôi, alumin và các vật liệu gốm Khác với công nghệ đốt cả đống, chất thải rắn sinh hoạt cần phải qua xử lý sơ bộ trước đó để phân thành từng lô có cùng kích cỡ rồi mới chuyển vào trong lò đốt.

Phương pháp ủ sinh học

Xử lý chất thải rán sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học: ủ sinh học có thể coi như một quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để tạo thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.

Quá trình ủ được coi như một quá trình xử lý Sản phẩm cuối cùng không có mùi, vi sinh vật gây bệnh Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi một phần năng lượng nhỏ để tăng cao dòng không khí qua các lỗ xốp Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ gấp hàng trăm lần so với bể aerotank Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại Đầu tiên là khử nước, sau đó là xử lý cho nó tới khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt độ luôn được kiểm tra để giữ cho vật liêu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxi hoá

Trang 26

sinh hoá các chất thối rữa Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước, các hợp chất hữu cơ bền vững như ligin, xenlulo, sợi…

Lợi ích của quá trình ủ

- Ổn định chất thải Các phản ứng xảy ra trong quá trình ủ sẽ chuyển hoá các chất hữu cơ dễ thối rửa sang dạng ổn định

- Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh Nhiệt độ trong quá trình ủ lên đến 600, đủ để làm mất hoạt tính củ vi sinh vật gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này duy trì trong 1 ngày

- Thu hồi chất dinh dưỡng và cải tạo đất Chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt thường ở dạng phức tạp, cây trồng khó hấp thụ Sau quá trình ủ, chất này chuyển thành các chất vô cơ như NO-3, PO43-, thích hợp cho cây trồng

- Làm khô bùn, phân người, phân động vật (chứa khoảng 80% nước), do đó chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ giảm đi đáng kể Nhiệt sinh ra trong quá trình ủ làm bay hơi lượng hơi nước này.

Hạn chế của quá trình ủ

- Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân ủ không đạt yêu cầu - Sản phẩm của quá trình ủ phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết Do đó, tính chất của sản phẩm không ổn định Khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh không hoàn toàn

- Quá trình ủ tạo mùi hôi, mất mỹ quan…

- Phân ủ không được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp do hiệu quả tăng năng suất chậm.

(Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2016)

Phương pháp chôn lấp rác thải hợp vệ sinh

Trong các phương pháp xử lý chất thải rắn, có lẽ chôn lấp là cách làm đơn giản với chi phí ít nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới

Trang 27

Rác thải rắn sau khi được thu gom sẽ được chuyển đến các bãi chôn lấp tập trung Tại đây chúng sẽ được xử lý sơ bộ, ép lại để giảm thể tích rồi chúng được chôn nén và được phủ đất lên trên Chôn lấp hợp vệ sinh sẽ tận dụng quá trình phân hủy sinh học của các chất rắn tạo ra các sản phẩm cuối cùng là các hợp chất hữu cơ như amon, nitơ, axit hữu cơ cùng một số chất khí như metan, cacbonic

Phương pháp này được áp dụng với các loại chất thải rắn sau: - Rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ từ các lò đốt, chất thải công nghiệp

- Chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.

Tuy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều nhược điểm như gây lãng phí nguồn đất, ô nhiễm đất, bốc mùi hôi thối, rò rỉ nước thải từ bãi rác Chính vì vậy, phương pháp này không áp dụng tại các quốc gia có quỹ đất nhỏ hẹp Các bãi chôn lấp tập trung cũng đặt tại các địa điểm xa khu dân cư sinh sống để hạn chế ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt Việc xử lý rác thải rắn bằng phương pháp chôn lấp tuy dễ thực hiện nhưng việc vận hành vẫn còn gặp nhiều khó khăn Cần kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu về mùi, không khí cũng như nước rò rỉ bãi rác Đã có nhiều khu xử lý lắp đặt hệ thống thu khí từ hoạt động phân hủy rác nhưng quy mô chưa rộng và cần đòi hỏi sự quan tâm từ các cấp và đầu tư lớn về tài chính

(Công ty CP XNK Hóa chất và Thiêt bị Kim Ngưu, 2023)

Phương pháp tái chế chất thải rắn

Tái chế rác thải rắn nằm trong chiến dịch 3R (Reduce Reuse -Recycle) nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường Đồng thời việc tái chế rác thải cũng giúp tiết kiệm tài nguyên cho đất nước như cây để làm giấy, khoáng sản quặng để sản xuất kim loại, linh kiện điện tử; dầu mỏ để sản xuất

Trang 28

polymer, vải… Bên cạnh đó tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.

Các loại chất thải có thể được tái chế như quần áo cũ, kim loại, nhựa, giấy, bìa, rác thải điện tử Qua hoạt động tái chế các loại vật liệu trên được chuyển sang các sản phẩm khác và được tái sử dụng Nó được quay lại một vòng đời mới Ví dụ như giấy đã qua sử dụng sau khi thu hồi chuyển về nhà máy có thể tái chế thành giấy làm bao bì, giấy tissue, giấy in báo Rác thải điện tử là loại rác đang được tái chế nhiều ở Việt Nam Các máy tính, tivi, tủ lạnh, điện thoại sẽ được bóc tách các linh kiện điện tử, vỏ kim loại và đem bán hoặc sửa chữa Phần còn lại chủ yếu được đốt hoặc nghiền rồi pha thêm hóa chất để tạo ra sản phẩm Tái chế nhựa cũng là một ngành tiềm năng do các đồ dùng bằng nhựa mang lại nhiều tiện ích trong cuộc sống, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ

Thật ra hoạt động tái chế đã diễn ra từ lâu ở Việt Nam qua hoạt động thu mua đồng nát rồi chuyển đến các làng nghề tái chế Tuy nhiên quy mô tại các làng nghề này còn nhỏ lẻ, công nghệ thô sơ, lạc hậu nên gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Với hình thức hoạt động tự phát nên việc quản lý không chặt chẽ, khó để đưa ra các chế tài xử phạt do gây ô nhiễm môi trường Hơn nữa quy mô nhỏ nên không cho hiệu suất cao, gây lãng phí nguồn tài nguyên rác

Do đó để việc tái chế rác thải rắn đạt hiệu quả tốt nhất thì cần được đầu tư nhiều từ cơ sở sản xuất, xây dựng quy trình tái chế hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn các sản phẩm tái chế an toàn Phương pháp tái chế rác thải rắn ở các nước phát triển được thực hiện tốt nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì cần có thời gian để thử nghiệm và hoạt động.

(Công ty CP XNK Hóa chất và Thiêt bị Kim Ngưu, 2023)

Trang 29

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom và xử lý rác thải sinhhoạt

Sự phát triển KT-XH tại các địa phương tạo nhiều việc làm cho

người lao động, kéo theo đó là gia tăng dân số nhanh và mật độ dân số cao, đời sống nhân dân được nâng cao và khối lượng RTSH thải ra hàng ngày cũng tăng nhanh Vì vậy, khi kinh tế càng phát triển thì càng phải quan tâm đến công tác quản lý RTSH.

Sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương tới vấn đề

RTSH rất sát sao vì đây luôn luôn là vấn đề nóng tại hầu hết các địa phương Rất nhiều văn bản Luật, chính sách, đề án được Nhà nước đưa ra để áp dụng cho việc quản lý RTSH; đồng thời chính quyền địa phương cũng nghiêm túc trong nhiệm vụ quản lý của mình Tuy nhiên, các cơ chế chính sách hiện nay vẫn nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, dẫn đến khó khăn trong triển khai, thực thi Công tác tuyên truyền phổ biến cho người dân nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường còn lấy lệ, làm cho có Các chính quyền địa phương cũng chưa thật sự mạnh tay trong việc sử phạt các hành vi gây hại cho môi trường.

Ý thức của người dân là một trong những yếu tố quan trọng nhất bởi

vì hiện nay việc xả rác bừa bãi vẫn không ngừng tiếp diễn, nhận thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường còn chưa cao, bên cạnh đó việc phân loại rác tại nguồn được rất ít hộ gia đình thực hiện Điều đó dẫn đến sự khó khăn cho các địa phương trong việc quản lý RTSH.

Các trang thiết bị cần thiết cho thu gom có thể gồm những vật dụng

như: Găng tay, quần áo bảo hộ lao động, xe chở rác, xẻng, Ngoài ra còn có các thiết bị hiện đại hơn như: Xe tải lớn, máy múc, lò đốt, Các trang thiết bị, phương tiện thu gom rác có tác động không nhỏ đến hiệu quả thu gom Việc trang bị đồng phục và phương tiện bảo hộ lao dộng cho công nhân vệ sinh môi trường, tiên phong trong ý thức trách nhiệm của bản thân các nhà quản

Trang 30

lý, tạo khả năng giám sát của người dân, cũng vừa góp phần cải thiện mỹ quan văn minh đô thị, vừa nâng cao được hiện quả quản lý công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

Tổ công nhân vệ sinh môi trường hầu hết nhân là những người trung

tuổi, người mới học hết phổ thông chưa được đào tạo tập huấn kĩ càng thu gom và xử lý các loại rác thải Vì thế trong quá trình làm việc họ còn gặp nhiều trở ngại Các cấp chính quyền của phường cần có kế hoạch về công tác tập huấn cho đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường để việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cán bộ quản lý công tác thu gom và xử lý RTSH là người đứng đầu

lên kế hoặc cũng vẫn phải đưa ra các nhận hức cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của rác thải mang tới đời sống của chính họ, làm sao để phân loại rác tốt nhất, phân loại rác như thế nào là đúng? Đây là các câu hỏi đặt ra cho nhà quản lý Trình độ của người quản lý có thể nói lên cách thức mà họ truyền tải nội dung cần thiết về rác thải tới người dân một cách dễ hiểu nhất, làm cho người dân tham gia một cách nhiệt tình nhất Nhưng phần lớn ở các khu vực nông thôn hiện nay lực lượng cán bộ còn yếu kém về chất lượng và số lượng trong việc quản lý rác thải Khộng có cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trường mà chỉ có cán bộ kiêm thêm về vấn đề này nên việc quản lý vừa chồng chéo vừa lỏng lẻo thiếu trách nhiệm.

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm thu gom, xử lý RTSH tại một số nước trên thế giới Kinh nghiệm về quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinhhoạt của một số quốc gia trên thế giới.

Về tổng quan, quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH của các quốc gia trên thế giới chia thành hai quy trình chính, đó là: thu gom có phân loại hoặc thu gom hỗn hợp Mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một phương thức thu gom

Trang 31

riêng, phù hợp với phương pháp kỹ thuật xử lý CTRSH và nguồn lực kinh tế hiện có.

Hầu hết ở các quốc gia vẫn đang vận hành hệ thống thu gom CTRSH hỗn hợp Về cơ bản, các xe thu gom sẽ dừng dọc tuyến đường và nhân viên sẽ đưa chất thải từ các thùng rác vào xe thu gom; sau đó vận chuyển đi đến các địa điểm xử lý tiếp theo Tại mỗi phương án, mỗi quốc gia lại có phương thức linh hoạt để tối ưu hóa công nghệ xử lý chất thải của mình.

Tại Mỹ, các trạm trung chuyển đóng vai trò liên kết giữa quá trình thu gom và cơ sở xử lý rác cuối cùng, thực hiện các hoạt động phân loại và nén chặt thành các kiện, tập kết và đưa chất thải lên những toa xe vận chuyển lớn hơn để di chuyển đường dài Hoạt động phân tách các loại rác tái chế ra khỏi dòng chất thải và xác định các loại chất thải thải bỏ tại các trạm trung chuyển đã giúp gia tăng hiệu quả xử lý chất thải, giảm số lượng rác vận chuyển đến bãi chôn lấp và cải thiện tỷ lệ tái chế tại Mỹ Cũng tương tự như Mỹ, sau khi thu gom, chất thải tại Italia cũng không được đưa thẳng đến các bãi chôn lấp mà được vận chuyển đến nhà máy cơ học – sinh học Nhà máy này làm nhiệm vụ phân loại cơ học các vật liệu tái chế và xử lý sinh học nhằm làm giảm khối lượng và đưa rác thải về trạng thái ổn định.

Tại Đan Mạch, chất thải sau khi được thu gom trộn lẫn và không được phân loại sẽ được vận chuyển trực tiếp đến các nhà máy đốt thu hồi năng lượng làm nguyên liệu đưa vào lò đốt mà không qua bất cứ công đoạn xử lý sơ bộ nào.

Đối với Ấn Độ, chất thải được thu gom đơn giản tại các hộ gia đình kết hợp với việc quét dọn đường phố bằng những phương tiện còn khá thô sơ và sau đó được vận chuyển đến khu lưu trữ rác và các khu xử lý rác quy mô nhỏ trước khi đưa đến khu xử lý rác tập trung cuối cùng.

Trang 32

Tại Bangkok (Thái Lan) cũng thực hiện phân loại rác thải và trang bị các xe vận chuyển chuyên dụng tích hợp GPS hiện đại giúp quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH đạt hiệu quả hơn.

Sơ đồ 2.1: Tổng quan mô hình quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH tại các quốcgia trên thế giới

Thực tế dù có mô hình thu gom khác nhau nhưng ở mỗi phương án đều có những tác động tới môi trường xung quanh ở mức độ khác nhau Quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH làm phát sinh các vấn đề môi trường như nước rỉ rác, ô nhiễm mùi, rác thải rơi vãi Đặc biệt, ở những nơi có trạm trung chuyển CTRSH nằm trong khu đô thị nhưng lại thiếu biện pháp kỹ thuật, thiếu trang thiết bị nên vấn đề môi trường tại các trạm trung chuyển này là rất cần xem xét như giao thông, tiếng ồn, mùi hôi, khí thải, chất lượng nước, rác thải Lưu lượng xe tải nặng và hoạt động của các thiết bị công suất lớn là nguồn ồn chính từ các trạm trung chuyển CTRSH, chất thải thực phẩm và

Trang 33

chất thải sân vườn như cỏ, lá cây, có khả năng tạo mùi cao Mùi có thể tăng khi thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt

(Hàn Trần Việt và Nguyễn Thị Trang, 2021)

Kinh nghiệm về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của một số quốc gia trên thế giới

Trên Thế giới, nhiều quốc gia đã có chính sách thiết thực về xử lý CTRSH Họ đưa ra nhiều biện pháp và quy định để khuyến khích người dân chấp hành, tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại; các trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc Để giảm gánh nặng chi phí cho người dân, chính quyền nhiều nơi cũng tiến hành trợ giá cho các công ty thu gom rác.

Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tái chế rác

thải, đã áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc Rác thải hữu cơ tại các gia đình được làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy và sưởi ấm; các loại rác không cháy được, được tách ra để tái chế; các loại rác vô cơ dùng để trải đường, làm mái ngói, gạch lót sàn Có tới 96% rác được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7 kg rác, trong khi con số này ở Anh là 260 kg Vào năm 1975, chỉ có 38% rác thải ở Thụy Điển được tái chế, thì đến nay, đây là quốc gia đầu tiên chạm mốc tái chế, tái sử dụng 99% rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân Đặc biệt, dù đã tái chế 99% lượng rác thải, các nhà máy tái chế ở đây vẫn không đủ nguyên liệu và phải nhập khẩu rác từ nước ngoài Hàng năm, hơn 30 lò đốt trên lãnh thổ nước này tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác thải, trong đó 20% (tương đương khoảng 1 triệu tấn), phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy Thụy Điển hiện đang nhắm tới một nguồn rác giá rẻ khác.

Singapore từ năm 2001 đã triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm

tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh Tỷ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%, Singapore

Trang 34

chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn và đã xây đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác Singapore cũng dùng phương pháp đốt, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn đồng thời có thể tạo ra điện năng Hiện nay, 4 nhà máy đốt 38% rác thải đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của Singapore.

Nhật Bản là nơi lượng rác thải ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn/năm,

vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện tốt nhờ áp dụng thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế Công nghệ đốt thân thiện với môi trường rất hiệu quả, lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 ít hơn rất nhiều, có thể đốt cháy nhanh cả những vật liệu cứng, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác Hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều được xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác.

(Hoàng Thị Huê và cộng sự, 2022)

2.2.2 Kinh nghiệm thu gom, xử lý RTSH tại một số nơi trong nước vàmột số các văn bản chính sách liên quan.

Một số tỉnh, thành phố ở nước ta cũng xây dựng các đề án thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về rác thải tại địa phương, điển hình là:

Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địabàn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếptheo (Phòng Tài nguyên và môi trường - UBND thị xã Hồng Lĩnh, 2021)

Trong đó mục tiêu đến năm 2025 và những năm tiếp theo, cơ bản triển khai thực hiện đồng loạt việc phân loại rác tại nguồn ở tất cả các địa phương trên địa bàn; phấn đấu lượng chất thải thu hồi để tái chế, tái sử dụng hoặc chế biến chất thải hữu cơ ở đô thị 3% và ở nông thôn 5% mỗi năm

Trang 35

Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; toàn thị xã thống nhất chỉ có 1 đơn vị đầu mối thực

hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Trước mắt dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thống nhất giao cho Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hồng Lĩnh là đầu mối tổ chức thực hiện Về lâu dài, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện về năng lực, tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, khi có đủ điều kiện sẽ tổ chức đấu thầu theo đúng quy định để đảm bảo tính cạnh tranh Mục tiêu đến năm 2025 thu gom, vận chuyển, xử lý trên 99% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh Tăng cường đầu tư các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đồng bộ.

Xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị xã đảm bảo vệ sinh môi trường; công nghệ xử lý theo hướng nhà máy xử lý chế biến rác thải hiện đại thân thiện với môi trường.

Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàntỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 – 2025 (Thư viện pháp luật, 2022)

Trong đó nhiệm vụ đề ra là hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng phụ trợ Khu liên hợp xử lý chất thải Trạm Thản; kiểm tra, đôn đốc nhà đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện (giai đoạn I) đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2022.

Hoàn thành mạng lưới điểm tập kết rác thải tại các huyện, thành, thị để thu gom rác thải sinh hoạt về nơi xử lý tập trung Rà soát, đầu tư bổ sung phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động thu gom, vận chuyển của địa phương.

Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, mô hình quản lý thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại địa phương.

Thực hiện tốt việc xử lý rác thải hiện hữu, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp duy trì sản xuất, bảo vệ môi trường đối với Nhà máy Chế biến

Trang 36

phế thải đô thị Việt Trì và các lò đốt rác, bãi chôn lấp rác thải tại các huyện đã được đầu tư; vận hành ô chôn lấp chất thải trơ tại Trạm Thản cho đến khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Trạm Thản đi vào hoạt động Sau khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện đi vào hoạt động, thực hiện đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Việt Trì; xóa bỏ những lò đốt, đóng cửa các ô chôn lấp rác không đảm bảo các thông số kỹ thuật về môi trường tại địa phương; thực hiện các biện pháp xử lý rác thải hợp vệ sinh theo đúng quy định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường tại các xã miền núi, khu vực nơi có địa hình khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển.

Xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển tiến tới bù đắp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt Tổ chức thí điểm thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt dựa trên khối lượng chất thải.

Đảm bảo nguồn lực tài chính, bố trí, cân đối và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải Tăng cường nguồn lực tài chính, tranh thủ các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, nguồn hỗ trợ xử lý ô nhiễm triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Chính phủ, quỹ môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực tham gia thực hiện.

Tăng cường công tác tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở và đến từng người dân về bảo vệ môi trường nói chung, về thực hiện Đề án nói riêng; xác định đây là trách nhiệm của toàn dân và của cả hệ thống chính trị.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho địa phương

Trang 37

Tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH với phương tiện vận chuyển còn khá thô sơ; các địa điểm tập kết rác có chức năng giống như trạm trung chuyển được bố trí chưa thật sự phù hợp và chưa được đầu tư xây dựng, gây ảnh hưởng đến người dân sinh sống khu vực xung quanh và tác động xấu đến môi trường tại địa điểm đó Do đó, việc cải tiến, thay đổi quy trình thu gom, vận chuyển là điều tất yếu để tăng hiệu quả thu gom, vận chuyển CTRSH, giúp giải quyết vấn đề tại địa phương.

Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển CTRSH còn hạn chế; người dân chưa tích cực tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn Phần lớn CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; việc phân loại tại nguồn phát sinh chưa mang tính bắt buộc; việc thu phí vệ sinh (giá dịch vụ) CTRSH thu theo hộ gia đình hoặc theo nhân khẩu dẫn đến việc không khuyến khích người dân giảm lượng chất thải phát sinh và phải xử lý Do đó, yêu cầu đặt ra cần đánh giá và tăng cường nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng và xã hội trong công tác quản lý CTRSH.

Thành phố Nam Định cũng như phường Vị Xuyên cần học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác; sau đó nghiên cứu đề án hợp lý và đề xuất những chính sách để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, nâng cao chất lượng về quản lý thu gom và xử lý RTSH tại địa phương.

2.3.Nội dung nghiên cứu công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạttrên địa bàn phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định.

a) Thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa bàn

Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt

Với sự tác động của gia tăng dân số, sự phát triển về KT-XH, xu hướng tiêu dùng cũng ngày càng thay đổi làm cho khối lượng rác thải sinh hoạt ngày

Trang 38

càng gia tăng trên địa bàn Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác thải sinh hoạt bao gồm:

Nguồn rác thải từ các hộ dân trên địa bàn: Đây là nguồn phát sinh lớn nhất và thường xuyên, ít biến động về khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt Rác thải của các hộ chủ yếu từ sinh hoạt hằng ngày, sản xuất kinh doanh, dịch vụ buôn bán.

Rác thải phát sinh từ công ty, nhà máy, trường học

Rác thải từ các hoạt động công nghiệp, nông ngiệp, xây dựng, đô thị Nguồn phát sinh từ nơi sinh hoạt công cộng: công viên, chợ, cửa hàng, …

Thành phần rác thải sinh hoạt

Xác định được thành phần rác thải sinh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải rác thải sinh hoạt có thành phần đa dạng khác so với rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không đồng nhất tạo ra một số đặc tính khác biệt trong thành phần của rác thải sinh hoạt, mỗi thành phần khác nhau lại có các tính chất khác nhau Thành phần của rác thải sinh hoạt như: thực phẩm, giấy, bìa, thủy tinh, ni lông, bông băng y tế, cành lá cây,… và một số tạp chất khác

Khối lượng rác thải sinh hoạt

Rác thải tăng do kinh tế phát triển, dân số tăng, đời sống nhân dân được cải thiện đã thải ra lượng rác thải lớn Lượng phát thải của mỗi nguồn là khác nhau Tình trạng rác thải ngày một nhiều và tăng dần qua các năm.

b) Thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn

Hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Ngày nay, khi lượng rác ngày càng nhiều thì mức độ nguy hại đến môi trường ngày càng nghiêm trọng Nó không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng tính phức tạp và nguy hiểm về tính chất của từng loại chất thải Đồng thời, việc xử lý, tái chế và loại bỏ các yếu tố độc hại trong rác thải là yếu tố vô

Trang 39

cùng quan trọng để cứu lấy môi trường sống của con người Theo quan điểm này, vai trò của các nhà quản lý môi trường cùng với sự hợp tác của người dân địa phương là vô cùng rất cần thiết Thực chất, quản lý ở đây không chỉ là quản lý hàng hóa, thiết bị trong quá trình thu gom, xử lý rác mà còn là quản lý con người

Tình hình thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Công tác thu gom rác thải: Là hoạt động tập hợp, phân loại đóng gói và lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom đến địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

Phân loại rác: Rác thải rắn mang tính chất hỗn hợp nên trong quá trình thực hiện xử lý rác thải là vô cùng khó khăn Vì thế, ngay từ bước đầu tiên cần phân loại rác thải từ các nguồn phát sinh, làm hạn chế sự ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sinh hoạt tại xã Phân loại rác thải có thể mang tính chất thủ công tại nhà hoặc thu gom bởi dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy Phương pháp phân loại rác thải bằng tay vẫn đang là phương pháp phổ biến nhất Hiện nay rác thải từ các hộ gia đình vẫn chưa được xử lý đúng mức ngay từ đầu từ các hộ gia đình cần biết cách phân biệt rác thải, phù hợp với tính chất của từng loại rác thải để xử lý đúng cách

Vận chuyển rác thải: Là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng

Xử lý chất thải: Là quá trình xử dụng các biện pháp công nghệ kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải, thu hồi, tái chế, tác sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải.

Hiện nay công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ và xử lý rác thải sinh hoạt được thực hiện nề nếp, hiệu quả Thông thường, rác sinh hoạt được để trong dụng cụ đựng rác ở trước cửa nhà chờ nhân viên thu gom bằng xe đẩy, sau đó các xe đẩy rác được tập kết ở khu tập trung và sử dụng xe

Trang 40

chuyên dùng lớn hơn để chở đến bãi rác Tuy nhiên, một số gia đình vẫn có thói quen đốt rác ngoài vườn, trước cửa nhà, vứt rác không đúng nơi quy định, vứt rác xuống ao hồ, chôn rác tự phát…gây khó khăn trong cho người thu gom rác và việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt Mặt khác, cách xử lý rác hiện nay của phường là dùng xe tải chở đến nhà máy xử lý rác thải của thành phố Phường có khu tập kết rác mặt bằng rộng thoáng, xa khu dân cư nên giúp giảm chi phí xử lý rác cho địa phương Tuy nhiên, nếu xử lý không đảm bảo vệ sinh và trì trệ trong việc xử lý sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Ngày đăng: 31/03/2024, 17:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan