Thực tập giáo trình 2 đề tài tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất và thương mại tâm việt

43 0 0
Thực tập giáo trình 2 đề tài tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất và thương mại tâm việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.2.7 Kết quả đạt được từ hoạt động xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt...342.2.8 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương m

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 2ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT

Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Thị Ngọc ThúyNhóm thực hiện: Nhóm 160

Hà Nội - 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Tìm hiểu tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất vàthương mại Tâm Việt” là nội dung mà nhóm em chọn để nghiên cứu và làm thực

tập giáo trình 2 chuyên ngành Kế Toán tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Để hoàn thành và hoàn thiện đợt thực tập giáo trình này, lời đầu tiên nhóm em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Thúy – giáo viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu để kiến thức của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, nhóm em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô trong khoa Kế toán và quản trị kinh doanh Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm qua Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nên tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà nó còn là hành trang quý báu để nhóm em áp dụng vào thực tế một cách vững chắc và tự tin.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty Cổphần sản xuất và thương mại Tâm Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em

được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty Nhóm em xin cảm ơn các chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã giúp đỡ và cung cấp những số liệu thực tế để chúng em có thể hoàn thành tốt đề tài lần này Vì kiến thức bản thân chúng em còn hạn chế trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này chúng em không tránh khỏi những sai sót kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý công ty.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022 Nhóm sinh viên

Trang 3

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 7

1.2.1 Mục tiêu chung 7

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 8

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

1.4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 8

1.4.1 Cơ sở lý thuyết 8

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 11

PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 13

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 13

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và bộ máy làm việc của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt 13

2.1.2 Lao động, tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 3 năm 2020 – 2022 17

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt 26

2.2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 26

2.2.2 Danh mục hàng hóa xuất khẩu 27

2.2.3 Giá cả xuất khẩu và chất lượng sản phẩm 30

2.2.4 Phương thức xuất khẩu 32

2.2.5 Phương thức thanh toán 32

2.2.6 Quy trình sản phẩm xuất khẩu 32

Trang 4

2.2.7 Kết quả đạt được từ hoạt động xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất

và thương mại Tâm Việt 34

2.2.8 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt 36

2.3 Giải pháp hoàn thiện về về tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt 37

PHẦẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

3.1 Kết luận 38

3.2 Kiến nghị 38

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt 12Sơ đồ 2.2 : Quy trình xuất khẩu hàng hóa 30

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại công ty giai đoạn 2020-2022 16 Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn tại công ty giai đoạn 2020-2022 19 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty giai đoạn 2020-2022 22 Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu và tần suất xuất khẩu giai đoạn 2020-2022 24 Bảng 2.5: Các sản phẩm và số lượng sản phẩm xuất khẩu tại công ty giai đoạn 2020-2022 27 Bảng 2.6: bảng giá từng sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2020-2022 28 Bảng 2.7: Doanh thu hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2020-2022 33

Trang 7

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay quá trình hội nhập kinh tể quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng Kể từ khi gia nhập WTO Việt Nam càng có thêm nhiều cơ hội để giao lưu, phát triển kinh tế với các quốc gia trên thế giới Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển mình và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Một trong những hoạt động cơ bản để thúc đẩy quá trình hội nhập chính là hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu góp phấn chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.Thực tế trong những năm vừa qua, đã khẳng định vị thế của ngành dệt may Việt Nam, là một trong những ngành xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa đất nước Tuy nhiên cùng với sự phát triển đi lên của ngành dệt may thì những doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may cũng bộc lộ không ít những khuyết điểm.

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt là một doanh nghiệp có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc, và xuất khẩu qua nhiều nước ở châu Âu Trong thời gian thực tập ở công ty em nhận thấy vẫn còn những mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt

động xuất khẩu nhóm em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình xuất khẩu tại Côngty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt” làm đề tài thực tập giáo trình của

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và

thương mại Tâm Việt, đánh giá thực trạng Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu tại công ty

Trang 8

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu tại doanh nghiệp + Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi nội dung

Tình hình xuất khẩu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt

1.3.2.2 Phạm vi không gian

+ Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mai Tâm Việt

+ Địa chỉ: Số 1 Tân Thụy, Phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

1.3.2.3 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 20 tháng 2 đến hết ngày 19 tháng 3 năm 2023

Thời gian của số liệu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập qua 3 năm 2020-2022

1.4 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Cơ sở lý thuyết

1.4.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1 Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

1.4.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Trang 9

 Xuất khẩu trực tiếp

Trong loại hình xuất khẩu này trực tiếp, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phù hợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế.

Loại hình xuất khẩu trực tiếp này sẽ phù hợp với hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại Doanh nghiệp có thể tự chủ động hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình Bên cạnh đó, đây cũng là sự lựa chọn tốt của các doanh nghiệp muốn khẳng định mình trên trường quốc tế.

 Xuất khẩu gián tiếp

Có xuất khẩu trực tiếp thì chắc chắn sẽ có xuất khẩu gián tiếp Loại hình xuất khẩu gián tiếp này còn có một tên gọi khác là xuất khẩu ủy thác, hay ủy thác xuất khẩu Với loại hình xuất khẩu này, doanh nghiệp sở hữu hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị khác đứng ra tiền hành xuất khẩu hàng, Đơn vị này sẽ đứng ra làm việc trên danh nghĩa là bên nhận ủy thác.

Để thực hiện loại hình xuất khẩu này, bên chủ hàng sẽ phải ký hợp đồng nhằm ràng buộc trách nhiệm với bên nhận ủy thác Sau đó đơn vị nhận ủy thác này sẽ giao hàng và thanh toán đối với thương nhân nước ngoài Cuối cùng họ sẽ nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng.

 Gia công hàng xuất khẩu

Đây là loại hình xuất khẩu mà trong đó, các công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc) từ nước ngoài Sử dụng tư liệu sản xuất đó để gia công, sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt hàng Cuối cùng hàng hóa thành phẩm sẽ được xuất khẩu sang các nước theo chỉ định của công ty đặt hàng.

Loại hình này thường được các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào áp dụng Đây không những là điều kiện để các quốc gia đó

Trang 10

tiếp cận với những công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho nguồn lao động trong nước.

 Xuất khẩu tại chỗ

Có thể hiểu rằng đây là hình thức xuất khẩu mà chủ hàng hóa trong nước sẽ bán hàng hóa của mình cho thương nhân nước ngoài và vận chuyển cho họ ngay trên lãnh thổ nước mình.

 Tạm xuất tái nhập

Đây là loại hình xuất khẩu mà hàng hóa chỉ được xuất khẩu ra nước ngoài trong một thời gian nhất định, mang tính tạm thời Sau đó lại được nhập trở về Việt Nam.

 Buôn bán đối lưu

Trong loại hình này, người mua hàng hóa sẽ đồng thời là người bán hàng hóa Khi đó lượng hàng xuất và nhập khẩu sẽ có giá trị tương đương với nhau Hình thức xuất khẩu này còn có thể gọi với một các tên khác là xuất nhập khẩu liên kết hoặc đổi hàng lấy hàng.

1.4.1.3 Vai trò của xuất khẩu

 Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp

Việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là việc mở rộng thị trường trong nước ra ngoài thế giới Điều này góp phần nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp Cũng như mang lại một nguồn doanh thu không hề nhỏ Điều này giúp cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.

 Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia

Trên thế giới, nếu nước nào có nhiều công ty xuất khẩu một mặt hàng nào đó ra các nước khác với số lượng cực lớn, áp đảo thị trường chung Thì nước đó sẽ được khẳng định thương hiệu của chính mình bằng sản phẩm xuất khẩu thế mạnh.

Trang 11

Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu, Việt Nam của chúng ta là nước xuất khẩu cafe lớn thứ 2 thế giới năm 2020 Chúng ta chỉ xếp sau Brazil mà thôi.

 Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước

Tiền tệ là cơ sở thanh toán chính trong hoạt động xuất khẩu Thường sau khi xuất khẩu xong, chúng ta sẽ nhận được tiền từ nước ngoài về Lượng tiền này sẽ được coi là ngoại hối của nước chúng ta

Mục tiêu của các nước giàu đó chính là mang được càng nhiều ngoại hối về càng tốt Cho nên, vì lợi ích có tính vĩ mô, các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu của nước mình để đảm bảo rằng nước mình lúc nào cũng có nguồn tích lũy và dự trữ ngoại tệ.

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Là thu thập từ những nguồn có sẵn,

thường là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý Cụ thể là thu thập thông tin về bộ máy quản lý, tình hình tài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanh của công ty (3 năm gần đây) Thu thập số liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu về số các nước công ty đã cũng cấp sản phẩm, số lượt xuất khẩu, trị giá xuất khẩu…

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu về cơ cấu lao động, các chiến lược kinh doanh tại công ty, định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu trong tương lai 1.4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Là phương pháp áp dụng phương pháp khoa học và công cụ phù hợp để phân tích lập dữ liệu đã thu thập được, nhằm cho ra kết quả có ý nghĩa để đánh giá một hiện tượng, vấn đề nào đó Bài báo cáo đã sử dụng phần mềm Excel để thống kê các bảng biểu về tình hình hoạt động xuất khẩu tại đơn vị

1.4.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 12

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp sử dụng để mô tả những

đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Cụ thể là thống kê số liệu kế toán của công ty Mô tả bộ máy quản lý, quy trình xuất khẩu, mô tả số liệu thu thập qua các bảng tình hình tài sản nguồn vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô lao động

Phương pháp so sánh: Là thống kê đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng

kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu Cụ thể là thống kê số liệu tình hình lao động, tài sản nguồn vốn, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình xuất khẩu, trị giá xuất khẩu So sánh giữa các năm về tình hình tăng giảm kinh doanh cũng như việc sử dụng nguồn lực của công ty và tình hình xuất khẩu giai đoạn 2020 – 2022 Để nắm rõ được sự tăng giảm về tài sản nguồn vốn, hoạt động sản xuát kinh doanh, nguồn lực và hoạt động xuất khẩu tại công ty

Trang 13

PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và bộ máy làm việc của Công ty cổ phần sảnxuất và thương mại Tâm Việt

2.1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt có trụ sở tại số 1 Tân Thụy, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Được thành lập ngày 09 tháng 11 năm 2007 trong lúc nhu cầu về thay đổi thời trang ngày càng phát triển chị Nguyễn Thị Bích Hà đã nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề này đã quyết định thành lập công ty Công ty được cấp giấy phép số 0102467474 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp được chịu sự quản lý bởi chi cục thuế khu vực quận Long Biên.

Công ty được thành lập với tổng số vốn điều lệ là 50.000.000.000 đồng Trải qua 15 năm hình thành và phát triển công ty cung cấp ra thị trường trong nước và nước ngoài nhiều mặt hàng như: quần áo thời trang, quần áo bác sĩ, y tá, hộ lý, chăn màn, đồng phục an ninh quốc phòng, công sở, các loại áo khoác da, bò, giày da, ba lô, trang phục đồ bảo hộ lao động, bảo hộ y tế và các sản phẩm dệt kim Ngoài ra công ty còn đăng ký kinh doanh một số lĩnh vực khác như: dịch vụ nhà hàng, ăn uống, vận tải hành khách đường bộ, bán buôn vật liệu, thiết bị xây dựng

Tháng 5 năm 2009 nhận thấy sự phát triển của ngành nghề may mặc công ty đã thành lập chi nhánh tại Thành phố hồ Chí Minh và đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2010 Đến thời điểm năm 2017 công ty tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh thành lập chi nhánh thứ 2 có địa chỉ tại Bản Chát, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Tính đến thời điểm năm 2022 công ty có tổng 1 văn phòng chính tại Hà Nội, 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La Công ty luôn đặt sự chú trọng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hướng đến sự hài lòng cho khách hàng, làm nền tảng hoạt động của công ty Chính điều này đã đem lại cho công ty

Trang 14

sự hợp tác bền vững, hiệu quả cùng đối tác của mình và có nhiều cơ hội phát triển, thành công trong những năm qua Về tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua rất phát triển khi lượng kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn đạt giá trị cao Tuy nhiên đến năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid lượng kim ngạch xuất khẩu bị giảm so với các năm trước Với bề dày lịch sử hoạt động, nhờ vào tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, sáng tạo, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực cùng với sự đầu tư công nghệ mới trong thiết kế, quản lý và tổ chức sản xuất, công ty đã có được sự phát triển bền vững, hiệu quả cùng với đối tác của mình Chìa khóa thành công của công ty là văn hóa tập thể trau dồi 4 đặc trưng quan trọng: Đoàn kết, Sáng tạo, Hợp tác và Phát triển.

Với phương châm “Giả trị là ở chất lượng đích thực”, Ban Lãnh Đạo công ty cam kết Chính sách chất lượng của công ty được truyền đạt và thấu hiểu trong toàn thể cán bộ nhân viên công ty và hệ thống phân phối và dịch vụ.

2.1.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Dệt may là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên nhiều công đoạn và mỗi công đoạn có quy trình sản xuất khác nhau Việc sản xuất hàng may mặc có nhiều tiêu thức khác nhau, khác biệt về việc theo dõi bán hàng trong nước, nước ngoài, đầu vào nguyên vật liệu, cũng như cách phân tích quản trị liên quan đến điều độ sản xuất sản phẩm

Về sản xuất hàng may mặc mang tính chất mùa vụ thường công đoạn vào vụ cao điểm sản xuất nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 và từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau tương ứng với quần áo mùa đông và quần áo mùa hè

Về quy trình sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, công nghệ sản xuất lạc hậu so với thế giới, tại công ty chủ yếu còn nhiều quy trình làm thủ công như cắt chỉ, khâu cúc, đính hạt…

2.1.1.3 Bộ máy Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt

Trang 15

Bộ máy quản lý trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thống nhất các phòng ban lại với nhau tạo nên hệ thống mạng lưới có tính chiến lược và điều hòa các hệ thống cấp bậc nhân viên tốt hơn Công ty có trụ sở chính tại quận Long Biên thành phố Hà Nội và hai chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La Các chi nhánh và công ty đều hoạt động độc lập do đó bộ máy quản lý tại trụ sở chính được thể hiện dưới sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2 1: Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Việt

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban giám đốc công ty bao gồm giám đốc và phó giám đốc, cụ thể chức năng của từng người như sau:

Giám đốc – đại diện là bà Nguyễn Thị Bích Hà: là người đại diện pháp

luật của công ty, là người có trách nhiệm quản lí và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của công ty, cụ thể: Điều hành, quyết định và chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác của công ty theo quy định của pháp luật; trực tiếp kí các hợp đồng kinh tế; ngoài ra giám đốc còn có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

Phó giám đốc – đại diện là ông Cao Hoàng Phương: giúp Giám đốc quản

Trang 16

lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Giám đốc Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các phòng ban Quản lý trực tiếp và làm việc với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch tổ chức và phòng sản xuất

Phòng hành chính – đại diện là Phạm Thị Liên: Đảm nhiệm các công việc

liên quan đến thủ tục hành chính, phụ trách văn thư, hỗ trợ nhân viên về các loại giấy tờ Chuẩn bị giấy tờ, trang thiết bị cho các cuộc hội họp, tổ chức sự kiện… cho công ty Cũng như đặt hàng các vật dụng văn phòng cần thiết cho quá trình hoạt động của công ty như giấy, viết…

Phòng kế toán – đại diện là Đỗ Thị Thu Hiền: Tổ chức thực hiện công tác

kế toán, tài chính, thống kê của đơn vị quản lí vốn, tài sản cố định, vật tư, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng thời kì, đề xuất cho giám đốc các phương án tổ chức kế toán hợp lí phù hợp với công ty, lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng mẫu và thời gian quy định Cung cấp thông tin và tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của Công ty để đưa ra những quyết định đúng đắn phục vụ cho công tác quản trị Bên cạnh đó, phối hợp với các phòng ban trong Công ty đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài chính, xác định lợi nhuận, phân bổ các loại chi phí kịp thời và chính xác.

Phòng kế hoạch tổ chức – đại diện làKhúc Thị Hải Hồng: Phân tích, tổng hợp và lâ ”p bản dự thảo kế hoạch hoạt đô ”ng sao cho phù hợp với định hướng và chủ trương của doanh nghiê ”p, tổ chức theo từng thời k• Trình bày bản dự thảo kế hoạch hoạt đô ”ng với Ban lãnh đạo Kế tiếp tiến hành lâ ”p kế hoạch chính thức, trình duyê ”t kế hoạch với quản lý cấp trên Phân chia chỉ tiêu kế hoạch cho các bô ” phâ ”n có liên quan dựa trên tình hình thực tế và khả năng của từng bô ” phâ ”n sao cho hợp lý Liên kết với phòng kế toán và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để đưa ra những phương án kinh doanh thích hợp nhất cho từng thời điểm

Trang 17

Phòng kỹ thuật nội địa – đại diện là ông Nguyễn Thành Hưng: Tham

mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo quản các thiết bị, máy móc Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm Chịu sự quản lý nhà máy Sóc Sơn

Phòng kỹ thuật công nghệ thiết kế - đại diện là bà Nguyễn Thị BíchThủy: Đảm bảo thiết kế ra sản phẩm đúng, đầy đủ các thoả mãn yêu cầu khách

hàng Vẽ mẫu đối, lập thiết kế cho tất cả các size cần thiết Xác định bản thông số, cỡ, phương pháp dịch mẫu cắt Đảm bảo mẫu nhẩy đúng thông số và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu – đại diện là bà Khúc Thị Thu Hằng:

Là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, xây dựng các quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng bền chặt lâu dài Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước phó giám đốc Liên kết với bộ phận kế toán để kiểm tra chứng từ hợp lý hợp lệ và phòng kế hoạch để đưa ra phương hướng kinh doanh

Trang 18

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại công ty giai đoạn 2020-2022

Trang 20

Bảng 2.1 thể hiện tình hình biến động nhân sự trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 tại công ty Từ bảng tình hình lao động trên ta thấy tình hình lao động của công ty có sự tăng dần qua 3 năm Xét trên tổng lao động qua 3 năm có xu hướng tăng cụ thể năm 2021 tăng 40 lao động tương đương với mức chênh lệch là tăng 18,6% năm 2022 tăng 16 lao động tương ứng với 6,27% với tỉ lệ bình quân tăng 12,27% đều qua các năm.

Xét theo giới tính: qua các năm lao động nam luôn chiếm ưu thế hơn so với

lao động nữ Qua các năm lao động Nam chiếm trên 62% Trong đó tỷ lệ của lao động nữ qua các năm dưới 37% Nguyên nhân lao động nữ chiếm ưu thế hơn lao động nam chủ yếu là do công ty làm về may mặc đo đó nữ chịu khó và khéo tay Lao động nam chủ yếu ở dưới phân xưởng bốc vác, vận chuyển hàng Lao động nam qua 3 năm có xu hướng tăng nhẹ năm 2021 tăng 13 lao động so với năm 2020 tương ứng với mức chênh lệch là 16,05% đến năm 2022 lao động này tăng thêm 4 người tương ứng với tỷ lệ bình quân tăng 4,26% Tỷ lệ thuận với lao động nam lao động nữ qua 3 năm có xu hướng tăng Năm 2021 có mức chênh lệch tăng so với năm 2020 là 20,15% và năm 2022 có mức chênh lệch là 7,45% so với năm 2020 Lao động nữ và nam có tỷ lệ bình quân tăng lần lượt là 13,62% và 9,99%.

Xét theo trình độ: trình độ đại học và trên đại học có xu hướng tăng nhẹ

năm 2021 tăng thêm 2 lao động so với năm 2020 Đến năm 2022 công ty tiếp tục bổ xung thêm 3 lao động có trình độ đại học Chỉ tiêu này có tỷ lệ bình quân tăng 7,76% Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng bởi vì công ty bổ xung thêm nhân lực vào bộ phận kinh doanh để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh tại công ty Bên cạnh đó lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, THPT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động Cụ thể năm 2021 tăng 38 lao động so với năm 2020 đến thời điểm năm 2022 số lao động này tiếp tục tăng lên 13 lao động Tương ứng với tỷ lệ bình quân tăng 13,01% Lao động này luôn chiếm trên 85% tổng lao động Nguyên nhân chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn do số lượng lao động này chủ yếu ở bộ phận sản xuất.

Trang 21

Công ty đang có xu hướng mở rộng thêm quy mô sản xuất do đó cần bổ xung thêm người ở bộ phận này

Xét theo tính chất: Số lượng lao động trực tiếp tạo ra các sản phẩm có tỷ

trọng cao hơn lao động gián tiếp Lao động gián tiếp có tỷ lệ bình quân tăng 10,84% Lao động này chủ yếu là các lao động từ bộ phận kinh doanh, hành chính, kế toán, giám đốc Bên cạnh đó số lượng lao động trực tiếp qua các năm đều chiếm trên 83% có xu hướng tăng qua các năm và tỷ lệ bình quân tăng của lao động trực tiếp là 12,55% Nguyên nhân chính lao động này tăng và chiếm ưu thế trên tổng lao động là do công ty là công ty sản xuất đồ may mặc do đó cần bổ sung thêm nhân lực bộ phận này Công ty sản xuất cho nên số lượng lao động trực tiếp sẽ thuộc bộ phận sản xuất như bốc xếp nguyên vật liệu, bốc xếp hàng, dán mác, cắt khuy, may…

Nhìn chung tình hình lao động tại công ty qua 3 năm có xu hướng tăng rõ rệt Điều này cho thấy công ty có hướng phát triển mở rộng quy mô sản xuất Việc số lao động qua các năm có xu hướng tăng điều này rất có lợi cho người lao động hạn chế được thiếu việc làm.

2.1.2.2 Tình hình tài sản nguồn vốn giai đoạn 2020- 2022

Tài sản và nguồn vốn của công ty là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp Nếu như nguồn vốn cho biết được nguồn gốc phát sinh tài sản thì tài sản lại là yếu tố thể hiện giá trị tiền tệ của nguồn vốn Duy trì được cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp phản ứng được với những biến động của thị trường trong thời k• liên tục đổi mới và hội nhập bởi nó thể hiện nguồn lực hiện có và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Do vậy, việc tăng cường và củng cố tài sản, nguồn vốn của công ty luôn luôn được quan tâm Sự biến động của tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Ngày đăng: 31/03/2024, 17:01

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan