Báo cáo tiểu luận học phần quản trị marketing đề tài tìm hiểu chiến lược marketing của công ty cp tập đoàn ecopark

58 0 0
Báo cáo tiểu luận học phần  quản trị marketing đề tài tìm hiểu chiến lược marketing của công ty cp tập đoàn ecopark

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Marketing trong hoạt động kinh doanh 1.1.1 Khái niệm Có nhiều định nghĩa về marketing, tùy từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà giữa các định nghĩa có sự khác

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH***

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETING

CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN ECOPARK

Nhóm thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Trang 2

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH ***

BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌCPHẦN QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC MARKETINGCỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN ECOPARK

Trang 4

HÀ NỘI - 2023

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 9

1.1 Marketing trong hoạt động kinh doanh 9

1.1.1 Khái niệm 9

1.1.2 Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh 10

1.2 Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lược marketing –mix 12

1.2.1 Khái niệm chiến lược marketing 12

1.2.2 Khái niệm về Marketing – mix 12

1.2.3 Các bước xây dựng chương trình marketing – mix 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIXBẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN ECOPARK 16

2.1 Khái quát công ty CP Tập đoàn Ecopark 16

2.1.1 Tổng quan về công ty CP Tập đoàn Ecopark 16

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Tập đoànECOPARK 18

2.1.3 Loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty CP tập đoànECOPARK 21

2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty CP Tập đoàn ECOPARK 24

2.2 Thực trạng chiến lược Marketing 4P của Công ty CP Tập đoànEcopark 26

2.2.1 Nghiên cứu thị trường 26

2.2.2 Thực trạng chiến lược Marketing mix 28

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing của Công ty CPTập đoàn Ecoaprk 39

2.3.1 Nhân tố bên trong 39

2.3.2 Nhân tố bên ngoài 40CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX BẤT

Trang 6

3.1 Đánh giá về chiến lược marketing tại Công ty CP Tập đoàn

3.3 Các chiến lược kết hợp SWOT tại Công ty CP Tập đoàn Ecopark503.3.1 Chiến lược S-O 50

3.3.2 Chiến lược W–O 50Hình 1.1: Sơ đồ thành phần chiến lược marketing 4P 13

Hình 2.1: Trụ sở chính của Công ty CP Tập đoàn Ecopark tại Văn Giang– Hưng Yên 17

Hình 2.2: Ông Lương Xuân Hà – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoànEcopark 19

Hình 2.3: Một góc khu đô thị Ecopark 21

Hình 2.4: Ecopark hỗ trợ nông dân Hưng Yên xây dựng thương hiệu“Nông sản sạch” 22

Hình 2.5: Sân golf 18 hố tiêu chuẩn quốc tế tạo khu đô thị Ecoaprk 23

Trang 7

Hình 2.6: Nhà phố shophouse khu Thung lũng mùa xuân tại EcoaprkVăn Giang 29Hình 2.7: Bảng giá dự án Swan Lake Osen Ecopark 32Hình 2.8: Các đại lý phân phối chính thức của Ecopark 34 DANH MỤC BẢNG BIỂUY

Bảng 0.1: Nguồn và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 7Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính năm 2022 của Ecopark 24Bảng 2.2: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của một số doanh nghiệp bất

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Nhu cầu về nơi ở là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người, nó bắt đầu từ khi loài người lần đầu tiên xuất hiện trên Trái đất Theo thời gian, nhu cầu về nơi ở không chỉ dừng lại ở việc tìm một chỗ trú ẩn để tránh các loại hình thời tiết khắc nghiệt mà nhu cầu đó đã ngày được nâng cấp lên, con người mong muốn tìm được cho mình những nơi ở đẹp, tiện nghi và đặc biệt là phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ, các yếu tố làm tăng thêm giá trị vốn có của sản phẩm ngày càng được mọi người quan tâm nhiều hơn Nhờ vậy mà thị trường bất động sản cũng theo đó mà ra đời và phát triển cho tới tận ngày nay

Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, thị trường bất động sản tại Việt Nam đã có thời kỳ phát triển khá nóng và rơi vào thời kỳ khó khăn Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phần lớn các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn và vấn đề khó khăn nhất là tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản Vai trò của marketing nhà ở trở nên đặc biệt “nóng” khi phần lớn các doanh nghiệp đều chạy đua về mặt thời gian, thu hút lực cầu của thị trường để bán hàng

Bất động sản (BĐS) có đặc thù là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian tạo lập lâu và cung phản ứng rất chậm so với cầu Hiện nay thị trường BĐS của Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, việc mua bán, giao dịch sản phẩm chưa thực sự vận hành tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường, theo quan hệ cung cầu một cách lành mạnh Do sự mất cân bằng liên tục giữa cung và cầu, nhiều giai đoạn thị trường nằm trong tay người bán vì vậy doanh nghiệp BĐS

Trang 9

không coi trọng và đầu tư rất ít cho hoạt động nghiên cứu, dự báo để phục vụ việc marketing sản phẩm của mình

Phần lớn các DN BĐS Việt Nam đều hiểu sai bản chất và vai trò của hoạt động marketing Họ coi marketing chỉ là bán hàng, là tiếp thị hay quảng cáo sản phẩm trong khi những hoạt động đó là một thành phần luôn luôn tham gia cùng với mọi quá trình hình thành và phát triển BĐS Mặt khác, đa phần chủ đầu tư BĐS hiện nay là các công ty xây dựng, hoặc xuất thân từ ngành xây dựng nên chỉ dành nhiều chú ý đến kiến trúc, xây dựng mà bỏ qua gần như tất cả các bước của quy trình marketing sản phẩm trong phát triển dự án hoặc nếu có thực hiện thì cũng thiếu chuyên nghiệp

Trước những tín hiệu rõ nét về sự suy giảm thị trường bất động sản Công ty CP Tập đoàn Ecopark nhận thức được ảnh hưởng của marketing đến hiệu quả đầu tư nên đã sử dụng dịch vụ của những công ty tư vấn và tiếp thị BĐS nước ngoài Không thể phủ nhận chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp của các công ty marketing BĐS nước ngoài nhưng để các đơn vị tư vấn nước ngoài tham gia dự án thì chủ đầu tư trả phí khá cao, đôi khi lại không đạt hiệu quả vì thiếu am hiểu văn hóa Việt Nam

Mặt khác, nếu như chủ đầu tư BĐS hoặc các công ty marketing Việt Nam tự đứng được trên đôi chân của mình, trưởng thành trong giai đoạn khó khăn này thì tiềm năng phát triển là rất lớn Do vậy nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu chiến lược marketing bất động sản của Công ty CP Tập đoàn Ecopark”.

2 Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trang 10

Trên cơ sở phân tích thực trạng chiến lược marketing của công ty CP Tập đoàn Ecopark Từ đó nhóm chúng tôi nhận xét và đề xuất giải pháp về chiến lược marketing.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu các khái niệm về chiến lược marketing, marketing 4P làm tiền đề để phân tích thực trạng chiến lược tại công ty CP Tập đoàn Ecopark.

Phân tích đánh giá thực trạng chiến lược marketing của công ty CP Tập đoàn Ecopark thông qua chiến lược marketing 4P Từ đó làm cơ sở để đánh giá, đề xuất giải pháp.

Tiền đề là ma trận SWOT để đánh giá và đề xuất giải pháp cho công ty thông qua các chiến lược S-O, S-T, W-T, W-O

3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong bài tiểu luận, nhóm chúng tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập tại các nguồn thông tin sách tham khảo, internet và các tài liệu có liên quan Sau đây bảng thống kê nguồn và phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp.

STT

Thông tin thu thậpNguồn thu thậpPhương pháp

1 Cơ sở lý luận & thực tiễn

Qua tài liệu chuyên môn, các bài luận

Qua các tài liệu nội bộ, các báo cáo của công ty.

Tổng hợp, phân tích thông tin.

Trang 11

3 Các số liệu thống kê

Qua các tài liệu nội bộ, báo cáo thường kỳ, báo cáo cuối năm,

Trong bài tiểu luận, nhóm chúng tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp thống kê mô tả để có cái nhìn trược quan hơn về mô hình 4P, thống kê so sánh để có thể thấy được mức tăng trưởng kinh tế qua các năm và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp đối thủ khác, và ma trận SWOT.

Trang 12

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Marketing trong hoạt động kinh doanh

1.1.1 Khái niệm

Có nhiều định nghĩa về marketing, tùy từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không thay đổi, nhưng phổ biến có 3 khái niệm như sau:

1.1.1.1 Marketing theo viện nghiên cứu Marketing Anh

Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thẻ, đến việc đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận dự kiến.

Khái niệm này liên quan đến bản chất của marketing là tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu, khái niệm nhấn mạnh đến việc đưa hàng hóa tới người tiêu dùng các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm thu hút lợi nhuận cho công ty Tức là nó mang triết lý của marketing là phát hiện, thu hút, đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất trên cơ sở thu được lợi nhuận mục tiêu.

1.1.1.2 Khái niệm hiệp hội Marketing Mỹ

Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch định đó, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu cá nhân và tổ chức.

Khái niệm này mang tính chất thực tế khi áp dụng vào thực tiễn kinh doanh Qua đây ta thấy nhiệm vụ của marketing là cung cấp cho khách hàng những hàng hóa dịch vụ mà họ cần Các hoạt động markting như việc lập kế

Trang 13

hoạch marketing, thực hiện chính sách phân phối và thực hiện các dịch vụ khách hàng,…nhằm mục đích đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh thông qua nỗ lực marketing của mình.

1.1.1.3 Khái niệm Marketing của Philip Kotler

Marketing là hoạt động của con người hưởng tới thảo mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi

Định nghĩa này bao gồm cả quá trình trao đổi không kinh doanh như là một bộ phận của marketing Hoạt động marketing diễn ra trong tất cả lĩnh vực trao đổi nhằm hướng tới thảo mãn nhu cầu với hoạt động cụ thể trong thực tiễn kinh doanh.

1.1.2 Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường Không còn thời các doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh Doanh nghiệp nhận chỉ tiêu sản xuất, định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua mức hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu Sản phẩm sản xuất ra được phân phối qua tem phiếu, do đó hoạt đọng của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thị trường và hoạt động marketing không hề tồn tại

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp wunsg nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng cao Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải, chọn lựa khắt khe của thị trường đối với doanh nghiệp Vì vậy muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải định hướng

Trang 14

quyết cuối cùng đối với sự sống còn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách hàng Lợi nhuận của doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách hàng Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài long, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành công của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách rời khỏi thị trường Họ cũng không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường, với môi trường bên ngoài của công ty Do vậy bên cạnh chức năng, tài chính, sản xuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng không thể thiếu được để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing – chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường mục tiêu đã đặt ra, lấy thị trường – nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của công ty trên thị trường Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị tường, lập danh mục hàng hóa đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hóa được bán hoạt động vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ hiệu quả thỏa mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.

Nói tóm lại, chức năng quản trị marketing đóng vai trò quan trọng và là một trong bốn chức năng không thể thiếu của doanh nghiệp (chức năng sản xuất, chức năng tài chính, quản trị nhân sự và chức năng marketing) Điều này

Trang 15

đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại và phát triển.

1.2 Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lược marketing – mix1.2.1 Khái niệm chiến lược marketing

Chiến lược marketing của công ty phải được thực hiện nhằm đáp ứng được chiến lược chung của công ty Bản thân nó là một chiến lược bộ phận và nó cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào chiến lược chung của công ty.

Một công ty định hướng theo định hướng thị trường, khách hàng thì chiến lược marketing là tối quan trọng trong định hướng kinh doanh của công ty Với việc thực hiện chiến lược marketing công ty có thể đánh giá được đặc điểm của thị trường và chiến lược của họ,… để trên cơ sở đó một chiến lược hợp lý sẽ được đề xuất.

Chiến lược marketing phải được phát triển từ chiến lược tổng thể của công ty và nó liên quan đến các nôi dung như việc định vị cho các sản phẩm, các chiến lược cho nhãn hiệu sản phẩm, lựa chọn các thị trường mục tiêu, các phương pháp thâm nhập thị trường, việc sử dụng các biến số Marketing – mix trong việc thực hiện chiến lược và nội dung khác.

1.2.2 Khái niệm về Marketing – mix

Marketing – mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường mục tiêu.

Marketing mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ

Trang 16

chức Trong marketing – mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một biến số có thể điều khiển được và được phân loại theo 4 yếu tố gọi là 4Ps:

Hình 1.1: Sơ đồ thành phần chiến lược marketing 4P

Tuy nhiên ngày nay, Marketing trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thồng nữa mà đã và đang mở rộng thêm 3P nữa thành 7P Những nỗ lực Marketing sẽ được tiếp thêm nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này Ngoài 4P thông thường là: Sản phẩm (product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến khuyếch trương (Promotion), 3P nữa đại diện cho Marketing hiện đại là: Đóng gói (Packaging), Định vị (Positioning), Con người (people).

1.2.3 Các bước xây dựng chương trình marketing – mix

Để xây dựng được một chiến lược marketing – mix, công ty cần thực hiện hiện các công việc sau:

Bước 1: Thiết lập các mục tiêu marketing

Các mục tiêu marketing thường được định hướng từ các mục tiêu của tổ chức, trong trường hợp công ty được định hướng marketing hoàn toàn, hai nhóm mục tiêu này trùng nhau Các mục tiêu marketing thường được đưa ra như là các tiêu chuẩn hoạt động hay là công việc phải đạt được ở một thời

Trang 17

gian nhất định Các mục tiêu này cung cấp khuôn khổ cho thực hiện chiến lược marketing Mục tiêu marketing được thiết lập từ những phân tích về khả năng của thị trường và đánh giá khả năng marketing của công ty Những phân tích này dựa trên cơ sở những số liệu liên quan về sản phẩm, thị trường cạnh tranh, môi trường marketing từ đó rút ra được những tiềm năng của thị trường cần khai thác và lựa chọn những ý tưởng mục tiêu phù hợp với khả năng marketing của công ty.

Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc nghiên cứu, lựa chọn chính xác thị trường mục tiêu cho công ty đòi hỏi phải được thực hiện dựa trên những phân tích kỹ lưỡng các số liệu thị trường, khách hàng Đây là công việc nhận dạng nhu cầu của khách hàng và lựa chọn các nhóm hoặc các đoạn khách hàng tiềm năng mà công ty sẽ phục vụ mỗi sản phẩm của mình Công ty có thể lựa chọn, quyết định thâm nhập một hay nhiều phân khúc thị trường cụ thể Những phân khúc thị trường này có thể được phân theo các tiêu chí khác nhau trong đó các yếu tố của môi trường vĩ mô có nhiều ảnh hưởng đến sự phân chia thành các khúc nhỏ hơn Như vậy, để lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô của công ty Những yếu tố này làm cơ sở cho việc đánh giá và phân khúc các thị trường khác nhau, công ty sẽ phải quyết định nên phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào.

Bước 3: Xây dựng các định hướng chiến lược

Trước khi thiết lập chiến lược marketing – mix cho sản phẩm ở thị trường mục tiêu, công ty phải đề ra các định hướng chiến lược cho sản phẩm

Trang 18

cần đạt tới ở thị trường mục tiêu Những định hướng này cung cấp đường lối cụ thể cho chiến lược marketing – mix.

Bước 4: Hoạch định chiến lược marketing – mix

Nội dung chiến lược marketing – mix bao gồm 4 chính sách cơ bản Công ty cẩn phải dựa vào những phân tích ban đầu về môi trường marketing, thị trường, khách hàng và các mục tiêu chiến lược của mình để thiết lập một bộ phận 4 biến số P phù hợp nhất nhằm thỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Bước 5: Xây dựng các chương trình marketing

Chiến lược marketing phải được thực hiện thành các chương trình marketing, chiến lược mới chỉ thể hiện những nét chính của marketing nhằm đạt được mục tiêu Vì vậy công ty cần phải xây dựng các chương trình hành động để thực hiện các chiến lược marketing – mix, đó là sự cụ thể hóa chiến lược marketing bằng các biến số marketing được kế hoạch hóa chi tiết ở thị trường mục tiêu

Như vậy, để thiết lập được một chiến lược marketing – mix chu đóa, hiệu quả và phù hợp với thị trường mục tiêu của công ty, công ty cần phải làm rõ các yếu tố thuộc về thị trường, các chiến lược kinh doanh, thực trạng của doanh nghiệp, cạnh tranh, khách hàng Đó là các căn cứ nhằm xây dựng mục tiêu, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng các định hướng chiến lược và hoạch định, thiết kế được một chiến lược marketing – mix hiệu quả cho các sản phẩm tại thị trường mục tiêu với các chương trình hành động cụ thể

Trang 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING –MIX BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN

ECOPARK 2.1 Khái quát công ty CP Tập đoàn Ecopark2.1.1 Tổng quan về công ty CP Tập đoàn Ecopark

Tên quốc tế: ECOPARK CORPORATION JOINT STOCK COMPANY

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần tập đoàn ECOPARK

Tổng giám đốc: Trần Quốc Việt

Trụ sở chính: Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang – Xã Xuân Quan – Huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên

Ngày thành lập: 01/01/2003

Tập đoàn Ecopark – tiền thân là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển

đô thị Việt Hưng (Vihajico) Hiện nay Ecopark đang một trong Top 3 chủ đầu

tư uy tín nhất Việt Nam Đây là một trong số ít tập đoàn theo đuổi mô hình Bất động sản xanh Các dự án nổi bật mang dấu ấn của Eco park trên thị

trường có thể kể đến như: dự án Ecopark Vinh, dự án Ecopark Grand TheIsland, dự án nhà phố Sol Forest,…

Trang 20

Hình 2.2: Trụ sở chính của Công ty CP Tập đoàn Ecopark tại Văn Giang – Hưng Yên 2.1.1.1 Sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị cốt lõi của công ty CP Tập đoàn ECOPARK

* Sứ mệnh

Tập đoàn Ecopark không chỉ đơn giản là mang đến cho các bạn một ngôi nhà mà đó còn là một không gian sống hoàn hảo Từ những ngày đầu thành lập, tập đoàn đã xác định mang trong mình hai sứ mệnh chính Đó là kiến tạo những giá trị chung vượt thời gian cho khách hàng, cổ đông và các đối tác bằng các giải pháp bất động sản mang tính đột phá sáng tạo.

Sứ mệnh tiếp theo là hiện thực hóa giấc mơ về một mái ấm lý tưởng cho nhiều thế hệ Việt với mô hình sinh thái đẳng cấp, nhân văn, luôn đi tiên phong và tiêu biểu cho xu hướng phát triển kiến trúc xanh, hài hòa với thiên nhiên vì một tương lai tốt đẹp hơn cho chính chúng ta.

* Tầm nhìn

Với tầm nhìn vượt thời gian, công ty CP tập đoàn Ecopark đã và đang phấn đấu trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tại thị trường Việt Nam và

Trang 21

trên khu vực trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và phát triển đô thị sinh thái thông minh theo xu hướng bất động sản xanh.

* Giá trị cốt lõi

Công ty luôn xác định giá trị cốt lõi của mình là sự tín nhiệm, vượt trội, cùng nhau thành công và bền vững.

Về sự tín nhiệm, tập đoàn cần phải hành xử chính trực, có trách nhiệm với lời nói và hành động, làm việc trên nguyên tắc tin tưởng và tôn trọng với nhau.

Tập đoàn cố gắng vượt trội, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động nhờ vào việc đổi mới sáng tạo và khát khao chinh phục những mục tiêu cao hơn và tăng trưởng toàn diện.

Cùng nhau thành công: Sự cộng hưởng và sự sẻ chia những giá trị và lợi ích trên nhiều phương diện góp phần tạo nên một xã hội với cộng đồng dân cư xanh, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.

Tập đoàn phát triển bền vững trong môi quan hệ tương quan mật thiết giữa môi trường, nền kinh tế xã hội và một hệ sinh thái tự nhiên, lành mạnh trong từng hơi thở và nhịp sống của đô thị trẻ, văn minh.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Tập đoànECOPARK

2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Công ty CP tập đoàn Ecopark được thành lập vào ngày 01/01/2003 Trong thời gian nay, hầu hết những dự án phát triển bất động sản lớn nhất cả nước lần lượt do người nước ngoài thực hiện Một ý nghĩ táo bạo đã xuất hiện

Trang 22

trong đầu những người sáng lập là tại sao những dự án này lại rơi vào tay người nước ngoài Từ đó, công ty này với tiền thân là công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng đã hình thành một tâm niệm: Phát triển một dự án lớn, do người Việt làm, tạo công ăn việc làm và tạo được giá trị cho người Việt Nam.

Hình 2.3: Ông Lương Xuân Hà – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Ecopark Ông Đào Ngọc Thanh là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với tập đoàn Trước đó, ông là giảng viên tại trường đại học Xây Dựng Hà Nội và là người có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho các dự án lớn Sau khi được một người bạn ngỏ lời mời, ông chính thức tham gia vào bộ máy lãnh đạo của công ty này và bắt đầu đi tìm vị trí để triển khai dự án Tuy nhiên, lúc đó ở Hà Nội không có dự án nào được giao cho công ty tư nhân.

Thời điểm những năm đầu của thế kỷ 21, cầu Thanh Trì đang xây dựng Vì thế, công ty quyết định phát triển dự án tại bên kia sông với hy vọng sau khi cầu xây xong sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Quả nhiên, khi cầu Thanh Trì và

Trang 23

cầu Vĩnh Tuy đi vào hoạt động, giao thông thuận lợi đã giúp cho dự án bất động sản tại phía Đông thành phố phát triển mạnh và được bán hết, trong đó có dự án của công ty CP tập đoàn Ecopark.

2.1.2.2 Quá trình phát triển của công ty

Thừa thắng xông lên, công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng đẩy mạnh phát triển dự án ECOPARK Đây là tâm huyết, công sức của những người sáng lập tập đoàn Công ty đã xây dựng thành công một ECOPARK với vị thế là khu đô thị kiểu mẫu của cả nước và khu vực, đi tiên phong và tiêu biểu cho xu hướng cho phát triển bất động sản theo kiến trúc xanh bền vững.

Năm 2018, Vihajico đã xuất sắc nhận giải thưởng danh giá “Nhà phát triển Bất động sản uy tín nhất” và “Dự án khu đô thị tốt nhất” cho khu đô thị Ecopark tại lễ trao giải thưởng quốc gia Bất động sản Việt Nam năm 2018 Cũng vào năm này, ban lãnh đạo công ty đã đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần tập đoàn ECOPARK nhằm hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, đầu tư đa ngành với các lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, khu vui chơi giải trí.

Ngày 9/5/2019, tập đoàn đã thành công trở thành đối tác của tập đoàn Metropoli Ecosystems.Ngày 9/8/2019, công ty CP tập đoàn Ecopark đã ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn LH - tập đoàn nhà đất của Hàn Quốc Hai tập đoàn sẽ phát triển dự án khu công nghiệp sạch phát triển nhà ở xã hội tại tỉnh Hưng Yên Ông Byeon Chang Heum - Giám đốc điều hành tập đoàn LH đã đi qua nhiều tỉnh thành và gặp gỡ nhiều đối tác nhưng ông đặc biệt đánh giá cao tập đoàn ECOPARK Đây là một dấu ấn khẳng định sự vươn mình của tập đoàn và nó mang lại cho tập đoàn nguồn đầu tư tài chính vững chắc để phát

Trang 24

2.1.3 Loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty CP tập đoàn ECOPARK

2.1.3.1 Lĩnh vực bất động sản

Lĩnh vực kinh doanh đóng vai trò quyết định sự thành bại của tập đoàn là lĩnh vực bất động sản Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đã hoàn thành rất nhiều dự án khẳng định vị trí và vai trò của mình ở trong nước và trên khu vực Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến một số dự án như Khu biệt thự Vườn Tùng, Vườn Mai, Nhà phố Park River,Grand Marina, Chung cư West Bay, Aqua Bay, Nhà phố thương mại Thảo Nguyên & Thủy Nguyên…

Hình 2.4: Một góc khu đô thị Ecopark 2.1.3.2 Lĩnh vực nông sản

Tập đoàn luôn tìm cách phát triển theo nhiều định hướng và lĩnh vực khác nhau Một trong số đó là nông sản Nhận thấy sự tiêu dùng nông sản sạch của người dân ngày một tăng cao, công ty CP tập đoàn Ecopark bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực này với việc cùng tập đoàn LH của Hàn Quốc xây dựng nhà máy nông sản tại Hưng Yên và tổ chức thành công hội chợ nông sản Ecopark Tại đây, hội chợ dã quy tụ được nhiều doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp tham gia với tinh thần giới thiệu đến người tiêu dùng những nông sản

Trang 25

sạch Đây là một hội chợ được nhiều người biết đến và thu hút được số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng đông.

Hình 2.5: Ecopark hỗ trợ nông dân Hưng Yên xây dựng thương hiệu “Nông sản sạch” 2.1.3.3 Lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf

Lấy tiền đề là tập đoàn chuyên về lĩnh vực bất động sản, công ty CP tập đoàn Ecopark tiếp tục đầu tư về mảng khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng Đồng thời chủ trương bổ sung thêm hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Trong đó không thể không nhắc đến sân golf Do đó, chúng ta không lạ gì khi Chủ đầu tư Ecopark lựa chọn mô hình Golf & Resort để đầu tư vì trong khu đô thị 500ha tại Văn Giang, Hưng Yên đã có quỹ đất riêng để phát triển sân Golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế lên tới 60ha.

Trang 26

Hình 2.6: Sân golf 18 hố tiêu chuẩn quốc tế tạo khu đô thị Ecoaprk 2.1.3.4 Lĩnh vực y dược

Do tác động không nhỏ của đại dịch Covid-19 và sự cần thiết của thuốc và vacxin phòng ngừa Tập đoàn Ecopark đã đưa 100.000 lọ thuốc Reme Sivir sản xuất bởi hãng dược Mylan về Việt Nam theo đơn hàng tài trợ của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB - cổ đông sáng lập Ecopark Theo đó, đơn hàng này sẽ được đưa đến những điểm nóng như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Long An, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu Dự đoán thuốc này sẽ kịp thời hỗ trợ điều trị cho từ 20000 đến 30000 bệnh nhân.

2.1.3.5 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh

Với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, công ty CP tập đoàn Ecopark đã và đang tìm cách đẩy mạnh đầu tư và phân tích tài chính đồng thời hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước, nhằm phát triển chuyên nghiệp trong công nghệ đầu tư, quản lý, tiếp thị các dự án làm tăng giá trị của tập đoàn lên một tầm cao mới.

Trang 27

2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty CP Tập đoàn ECOPARK

Để có tiềm lực phát triển và duy trì các chiến lược marketing, công ty cần có tiềm lực tài chính lớn mạnh Vì vậy trước hết ta nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty CP Tập đoàn ECOPARK.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính năm 2022 của Ecopark

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở (ROE)

Nguồn: HNX

Năm 2022, Ecopark ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2.394 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên nợ phải trả tăng gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.

Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu tăng 2.205 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng gần 52% so với năm 2021, lên mức 6.471 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận sua thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2022 chỉ ở mức 0,4 lần, thấp hơn 0,5 lần của năm 2021.

Mặc dù hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu của Ecopark giảm từ mức 4,1 lần (2021) xuống 3 lần so với năm 2022 Nợ phải trả năm 2022 là 19.415 tỷ đồng, tăng thêm 1.921 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 11% so với mức 17.494 tỷ đồng của năm 2021.

Trang 28

Bảng 2.3: Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của một số doanh nghiệp bất động sản

VICVHMNVLBCMVREKBCDXG Ecopark Bảng 2.4: Tổng tài sản của một số doanh nghiệp bất động sản năm 2022

Đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Ecopark so với các doanh nghiệp bất động sản tăng 9% so với cùng kì năm trước đạt 2394.5 tỷ đồng.

Trang 29

Cuối năm 2022 vốn chủ sở hữu gần 6.500 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm trước đó, tổng tài sản đạt gần 25.900 tỷ đồng, tức hơn 1 tỷ USD Tổng nợ khoảng 19.400 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.

2.2 Thực trạng chiến lược Marketing 4P của Công ty CP Tập đoànEcopark

2.2.1 Nghiên cứu thị trường

Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trong những năm vẫn vừa qua được diễn ra thường xuyên, kết quả của các cuộc nghiên cứu đó được công ty sử dụng làm nền tảng cho việc đưa ra quyết định marketing phù hợp với sản phẩm và tình hình thị trường bất động sản hiện tại Nhìn chung các cuộc nghiên cứu marketing thường được tiến hành bởi bộ phận kế hoạch đầu tư của công ty, có các hoạt động tiếp xúc một cách thường xuyên và chi tiết với khách hàng nhiều hơn do vậy họ sẽ hiểu rõ về thị trường và nắm bắt được nhu cầu một cách nhanh nhạy hơn Sau khi hoàn thành các cuộc nghiên cứu, kết quả sẽ được tổng hợp, từ đó các ban giám đốc sẽ tiến hành phân tích và tìm kiếm các giải pháp marketing mới cho sản phẩm Các hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chủ yếu đi vào phân tích thị trường xem liệu tại thời điểm đó công ty có cơ hội để triển khai các dự án của mình hay không, phân tích đối thủ cạnh tranh để phát triển sản phẩm theo hướng khác biệt so với đối thủ, phân tích thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng để thay đổi các chính sách marketing sao cho phù hợp nhất, phân tích hiệu quả hoạt động marketing cho các sản phẩm trước đó để xác định được các thiếu sót cần phải khắc phục Dưới đây là tổng hợp kết quả nghiên cứu mới nhất của công ty về những yếu tố trên:

Phân tích thị trường: Sau nhiều cuộc nghiên cứu để tìm hiểu thị trường trong nước, công ty đã nhận thấy sự suy thoái của thị trường bất động

Ngày đăng: 31/03/2024, 02:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan