Sự phát triển của dịch vụ vận chuyển hành khách ở việt nam trong giai đoạn 2005 2015

27 0 0
Sự phát triển của dịch vụ vận chuyển hành khách ở việt nam trong giai đoạn 2005   2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong đề tài này, nhóm tác giả sẽ tập trung vào tìm hiểu về những khái niệm, thuộc tính, tính chất của hàng hoá dịch vụ song song với cách con người vận dụng nó cho việc phát triển kinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 2 2111425 Dương Tông Hy Mục 2.2 Chương 2 3 2110330 Nguyễn Diệu Cao Long Mục 1.1, 1.4 Chương 1

4 2114287 Hồ Tuấn Minh Nhật

Phần Kết luận Tổng hợp, trình bày, sửa bài tiểu luận

5 2112633 Trần Phan Ngọc Uyên Phần 1.2, 1.3 Chương 1 Phần 2.3 Chương 2

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: HÀNG HÓA 3

1.1 Khái niệm hàng hóa 3

1.1.1 Khái niệm hàng hóa 3

1.1.2 Dịch vụ và các loại hàng hóa đặc biệt 3

1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ 3

1.1.2.2 Một số loại hàng hóa đặc biệt 4

1.2 Thuộc tính của hàng hóa 5

1.2.1 Hai thuộc tính của hàng hóa 5

1.2.2 Mối quan hệ giữa các thuộc tính của hàng hóa 6

1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 7

1.4 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 9 1.4.1 Lượng giá trị của hàng hóa 9

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 9

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 10

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ vận chuyển hành khách ở Việt Nam 10

2.2 Thực trạng và nguyên nhân phát triển của dịch vụ vận chuyển hành khách ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015 11

2.2.1 Thực trạng ngành vận chuyển hành khách ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015 11

2.2.1.1 Thực trạng về việc phát triển phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam 11

2.2.1.2 Chuyển đổi số trong dịch vụ vận chuyển hành khách 13

2.2.2 Cơ hội phát triển của dịch vụ vận chuyển hành khách ở Việt Nam

2.3.1 Nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 17

2.3.2 Phát triển quy mô, quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hàng khách18 2.3.3 Phát triển, đảm bảo tính vệ sinh môi trường của dịch vụ vận tải hàng khách 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dịch vụ vận tải là một trong những mắc xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng Ngoài ra, dịch vụ vận tải còn thuộc nhóm ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Trong đề tài này, nhóm tác giả sẽ tập trung vào tìm hiểu về những khái niệm, thuộc tính, tính chất của hàng hoá dịch vụ song song với cách con người vận dụng nó cho việc phát triển kinh tế ngành dịch vụ vận tải hành khách trong

giai đoạn từ 2005 - 2015

Dịch vụ vận tải hành khách có 4 ngành chính là đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông Trong đó ngành đường bộ và đường hàng không chiếm tỉ lệ cao nhất và có xu hướng phổ biến và phát triển hơn 2 ngành còn lại

Sự cản trở lớn nhất của ngành vận tải hành khách đường bộ là vấn đề về ùn tắc giao thông Nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, các thành phố lớn phải đối mặc với tình trạng kẹt xe Việc sử dụng phương tiện đi lại cá nhân thường sẽ nhanh hơn khi sử dụng những tuyến xe công cộng như xe buýt Để giảm bớt vấn đề ùn tắc giao thông mà vẫn thực hiện được nhu cầu đi lại cao của số đông, cần đa dạng hóa phương tiện di chuyển để đạt được hiệu quả tốt nhất Dịch vụ vận tải hành khách cần có những hiệu chỉnh để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phát triển rộng rãi hơn

Bên cạnh đó, còn có những cơ hội và thách thức của dịch vụ vận tải hành khách mà nhóm tác giả sẽ trình bày để làm rõ hơn, tìm ra những nguyên nhân, các giải pháp khắc phục và đề ra những kế hoạch giải quyết cụ thể

Do vậy, nhóm tác giả đã thống nhất ý kiến thực hiện việc nghiên cứu đề tài: “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015” làm bài tập lớn môn học Kinh tế chính trị Mác -

Lênin

Trang 5

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Dịch vụ vận chuyển hành khách ở Việt Nam 3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: Việt Nam Thời gian: 2005 - 2015

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Một là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về hàng hóa và các thuộc tính của

hàng hóa

Hai là, làm sáng tỏ từng khía cạnh các mặt của lao động sản xuất hàng hóa Ba là, phân tích để làm sáng tỏ lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng

giá trị của hàng hóa

Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập trong dịch

vụ phát triển hành khách

Năm là, kiến nghị thúc đẩy hoàn thiện một số chính sách có ích trong qua trình

phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được nhóm tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu trừu tượng như hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả để hoàn thành bài tiểu luận này

6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

Chương 1: HÀNG HÓA

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÀNG HÓA 1.1 Khái niệm hàng hóa

1.1.1 Khái niệm hàng hóa

Trước hết, hàng hóa là một vật thể bên ngoài hữu hình hoặc vô hình, là một vật thể thỏa mãn được một số nhu cầu cơ bản và nâng cao của con người, mà về bản chất của chúng vẫn không thay đổi Hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của con người theo hai cách phổ biến: Trực tiếp với tư cách là tư liệu sinh hoạt, gián tiếp với tư cách là tư liệu sản xuất Chúng được tạo ra bằng chính sức lao động của con người hay hàng hóa chính sản phẩm của sức lao động Và cuối cùng, hàng hóa được đưa vào thị trường để trao đổi, buôn bán làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm hoặc tồn tại ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ,

Như vậy, để một sản phẩm trở thành hàng hóa cần thỏa mãn 3 yếu tố sau:

Thứ nhất, hàng hóa phải là sản phẩm của lao động

Thứ hai, hàng hóa phải thỏa mãn được một số nhu cầu cơ bản và nâng cao của

con người

Thứ ba, hàng hóa phải được thông qua kênh trao đổi và buôn bán

Định nghĩa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn được nhu cầu

nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

1.1.2 Dịch vụ và các loại hàng hóa đặc biệt 1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ

Dịch vụ có thể có hai nghĩa:

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, sản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ 3 thuộc

vào nền kinh tế quốc dân Nó bao gồm nhiều hoạt động về kinh tế bên ngoài 2 lĩnh vực chính đó là nông nghiệp và công nghiệp

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ lại là các hoạt động có ích của con

người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu Thế nhưng vẫn có thể

Trang 7

đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội

Như vậy, dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức

Qua các khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm, bản chất của dịch vụ như sau:

Thứ nhất, dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu

tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng

Thứ hai, dịch vụ gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với

mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ

Thứ ba, nó là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều

giai đoạn, nhiều bước khác nhau Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm

1.1.2.2 Một số loại hàng hóa đặc biệt

Hàng hóa đặc biệt là loại hàng hóa vô hình; giá cả của hàng hóa được quyết định bởi quan hệ cung cầu và sự kỳ vọng chứ không phải là hao phí lao động trực tiếp như hàng háo thông thường; có thể được giao dịch ở thị trường thứ cấp mà thị trường này mới là thị trường quyết định giá cả của hàng hóa đặc biệt

Quyền sử dụng đất:

Bản chất được coi là hàng hóa, được trao đổi mua bán trên thị trường (thị trường bất động sản)

Do được mua bán trên thị trường, quyền sử dụng đất có giá cả; nhưng khác với hàng hóa thông thường (giá cả phụ thuộc vào giá trị và quan hệ cung cầu) thì giá cả của quyền sử dụng đất không trực tiếp do hao phí lao động tạo ra mà chịu sự tác động của nhiều yếu tố: giá trị của tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, tốc dộ đô thị hóa, gia tăng dân số,…

Trang 8

Thương hiệu:

Là hàng hóa, nó có giá trị sử dụng là công dụng; là tính hữu ích và bản thân nó cũng có giá trị bởi để tạo ra thương hiệu thì người ta cũng phải bỏ ra hao phí lao động để làm việc, rèn luyện, được công nhận mức uy tín nhất định

Ví dụ: Một cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Messi, Ronaldo,… là cầu thủ bóng đá có thương hiệu

Chứng khoán, chứng quyền và các loại giấy tờ có giá:

Là hàng hóa, được mua bán trên thị trường chứng khoán, có giá trị sử dụng là mang lại thu nhập cho người sở hữu chứng khoán và cổ đông lớn có thể chi phối hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp Về mặt giá trị, khi mua chứng khoán, hình thái giá trị tiền sẽ chuyển sang hình thái giá trị chứng khoán, tức là bản thân chứng khoán có hao phí lao động kết tinh (ở trạng thái gián tiếp)

Chứng khoán, chứng quyền là loại yếu tố phái sinh, được phát hành ở một lượng nhất định và các giao dịch chủ yếu trên thị trường thứ cấp (thị trường chứng khoán)

1.2 Thuộc tính của hàng hóa 1.2.1 Hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị: Giá trị sử dụng:

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

Ví dụ: Xăng, dầu là một loại nhiên liệu có giá trị sử dụng để vận hành các máy móc động cơ

Giá trị sử dụng do các thuộc tính tự nhiên của bản thân hàng hóa quy định ( lý học, hóa học) Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn và tồn tại trong tổ chức sản xuất Bản thân hoàng hóa không chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất Trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật, người ta càng tìm thấy những giá trị khác nhau của hàng hóa để sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau của con người

Ví dụ: Gạo có giá trị làm thực phẩm Ngoài ra gạo công dung làm nguyên liệu chế biên cho ngành sản xuất rượu bia

Trang 9

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của xã hội giá trị sử dụng không phải dành cho bản thân người sản xuất hang hóa mà là cho người tiêu dùng hàng hóa, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội thông qua hoạt động trao đổi và mua bán

Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi Giá trị của hàng hóa:

Muốn đi vào giá trị của hàng hoá thì phải đi từ giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau

Ví dụ: 1 con gà = 5 kg gạo Vậy 1 con gà có giá trị tao đổi bằng 5 kg gạo với tỉ lệ là 1:5

Bởi lẻ, hai hàng hóa khác nhau này có thể trao đổi được với nhau là do chúng có chung một cơ sở Cơ sở đó là cả hai hàng hóa đó đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó Người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa

Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị trao đổi là một hình thức biểu hiện ở bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở cho hoạt động của giá trị trao đổi Song song đó, giá trị còn biểu thị mối quan hệ của những người sản suất hàng hóa Do đó, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa

1.2.2 Mối quan hệ giữa các thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị mới là hàng hóa Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, về mặt giá trị sử dụng thì các hàng hó khác nhau về chất (vải, lúa gạo,

than đá, ), nhưng về mặt giá trị thì chúng lại đồng nhất với nhau về chất, đều là "những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá

Trang 10

Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sư tách rời nhau về

không gian và thời gian Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và được thực hiện trước còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng Do đó, mặc dù người sản xuất quan tâm đến giá trị nhưng họ cần phải dành sự quan tâm đến giá trị sử dụng để cải tiến, phát triển hàng hóa Ngược lại, người sử dụng cũng phải quan tâm đến giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất hàng hóa Vì thế, mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị là một trong những nguyên nhân sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất

1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Hàng hóa có hai thuộc tính sở dĩ là do lao động của người sản xuất có tính hai mặt: vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng) C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó

Lao động cụ thể:

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng

Ví dụ: Lao động cụ thể của người nông dân trồng lúa thì mục đích là sản xuất lúa, đối tượng lao động là cây lúa Phương pháp lao động chính là chọn giống, gieo mạ, bón phân, diệt sâu bệnh, cỏ dại,… Phương tiện lao động là máy xới đất, máy phun thuốc, máy gặt lúa, thuốc trừ sâu,… Kết quả lao động chính là lúa hạt

Với những lao động cụ thể khác nhau thì tạo ra sản phẩm với giá trị sử dụng khác nhau Điều đó có nghĩa là: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau, tạo nên hệ thống phân công lao động xã hội Công nghệ khoa học - kỹ thuật phát triển làm các hình thái lao động ngày càng phát triển phong phú Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu và phản ánh sự phát triển của một xã hội

Trang 11

Lao động trừu tượng:

Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức lực bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung

Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa Giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa

Ví dụ: Giá trị của 1 chiếc xe lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị của 1 kg thóc Do hao phí lao động của một chiếc xe nhiều hơn rất nhiều so với hao phí lao động làm ra một kg thóc thông qua so sánh bằng lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng còn là một phạm trù lịch sử và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa Do lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự trao đổi ngang giá cho các loại hàng hóa Nếu không có hàng hóa, không có sự trao đổi thì không cần có hai loại lao động trên

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa Lao động trừu tượng biểu hiện cho lao động xã hội thông qua việc trao đổi mua bán hàng hóa căn cứ vào lao động trừu tượng Còn lao động cụ thể đại diện cho tư nhân thông qua hàng hóa và quy trình sản xuất hàng hóa của mỗi cá nhân

Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau Mâu thuẫn đó được biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:

Một là, sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể

không ăn khớp với nhu cầu của xã hội (hoặc không đủ cung cấp cho xã hội hoặc vượt quá nhu cầu của xã hội ) Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ có một số hàng hóa không bán được, tức không thực hiện được giá trị

Hai là, mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với

mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng không bán được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng sản xuất sư thừa

Trang 12

1.4 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 1.4.1 Lượng giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa

Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động Thời gian lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần

thiết trong một đơn vị hàng hóa

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động trong sản xuất:

Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo

dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi

Tính chất phức tạp của lao động:

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được

Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Trang 13

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ vận chuyển hành khách ở Việt Nam

Trong 30 năm đầu của thế kỉ XX, để thực hiện chính sách khai thác triệt để thuộc địa, thực dân Pháp đã xây dựng một hệ thống giao thông từ Bắc vào Nam nhưng chủ yếu nhằm phục vụ công cuộc cai trị và bóc lột Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, Hồ Chủ tịch đã chính thức ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và giao cho nhân sĩ yêu nước Đào Trọng Kim làm Bộ trưởng Cũng từ đây, hệ thống giao thông đã thực sự trở thành tài sản của người Việt Nam

Trong lĩnh vực vận tải, các ngành vận tải đường bộ, đường sông, đường sắt đều có nhiều bước phát triển vượt bậc so với trước năm 1954 Vận tải đường sắt trong 10 năm (1954 – 1964) đã đảm nhận trên 20% khối lượng vận chuyển toàn ngành, thực hiện sản lượng luân chuyển hàng hoá trên 50% Vận tải đường bộ đã đảm nhiệm từ 30 – 40% khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách cả nước với đội ngũ các xí nghiệp vận tải hành khách và hàng hoá quốc doanh Công nghiệp giao thông vận tải được hình thành với một số chuyên ngành tuy còn hạn hẹp nhưng đã tự túc sản xuất được một số mặt hàng phục vụ ngành Trong công nghiệp giao thông vận tải thời kỳ này, nổi bật nhất là Nhà máy toa xe lửa Gia Lâm đã đã hình thành được nhiều phân xưởng quan trọng làm tiền đề cho công nghiệp đóng tàu đường sắt sau này như phân xưởng sửa chữa đầu máy, đóng mới toa xe, rèn, đúc v.v

Về hoạt động vận tải đường sắt: trong giai đoạn này đã khánh thành tuyến đường sắt Bắc – Nam với sự kiện ngày 13/12/1976 chuyến hàng từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội và chuyến tàu chở Apatít phục vụ nông nghiệp đã từ Hà Nội lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh Vận tải đường sắt cũng đã khai thông tuy năng lực chuyên chở vẫn còn hạn chế Trong giao thông đường bộ đã xây dựng mới hơn 2 vạn mét cầu, 520 cống, đặt mới 660 km đường ray và 1686 km dây thông tin Các cảng quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn cũng được đầu tư nâng cấp thành 2 trung tâm giao nhận hàng hoá lớn nhất của cả nước cùng với hệ thống cảng sông, đội tàu được khôi phục và đầu tư mới tạo ra diện mạo khác hẳn thời kỳ chiến tranh chống Mỹ Điều đặc biệt là hệ thống vận tải quốc doanh đã có bước phát triển mạnh với đội ngũ kỹ sư chế

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan